Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ và tên: Nguyễn Hải Ngọc

Mã sinh viên: 22000463


Lớp: K67 Sinh học

BÁO CÁO BÀI THỰC HÀNH


Bài 1: Kỹ thuật cơ bản sử dụng kính hiển vi quang học, soi nổi.
Chuẩn bị tiêu bản tươi mẫu tự do.

1. Giới thiệu về kính hiển vi


Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo cơ bản của kính hiển vi phân tích và kính hiển vi soi nổi
- Hiểu được nguyên lý hoạt động của kính hiển vi
- Nắm được kỹ thuật cơ bản trong sử dụng kính hiển vi phân tích và kính hiển vi soi nổi

2. Làm quen với kính hiển vi


Nguyên liệu:
- 01 lam kính
Tiến hành:
- Bật công tắc đèn của kính. Tùy loại kính, công tắc có thể trên thân kính hoặc đế kính
- Nâng tụ quang lên vị trí cao nhất
- Xoay vật kính nhỏ nhất (4X) vào vị trí làm việc. Khi xoay, nếu vật kính vào đúng vị trí sẽ có
tiếng kêu nhẹ
- Xoay nút chỉnh thô để hạ giá đỡ mẫu xuống vị trí thấp nhất
- Đặt lam kính lên giá đỡ mẫu với mặt để mẫu hướng lên trên, kẹp lam kính vào thanh kẹp
slide trên giá đỡ
- Dùng núm dịch chuyển giá đỡ mẫu để di chuyển lam kính sao cho một cạnh (theo chiều dài)
của lam kính nằm giữa vùng trung tâm của tụ quang, để có thể tập trung quan sát.
- Vừa nhìn vào vật kính và lam kính, nâng giá để mẫu lên đến vị trí cao nhất. Chú ý quan sát
để lam kính không chạm vào vật kính.
- Xoay tụ quang vào vị trí đóng. Vừa nhìn vào lam kính vừa di chuyển lam kính về phía trước
sau sao cho cạnh của lam kính di chuyển qua tụ quang.
- Bây giờ hãy nhìn vào vật kính và tiếp tục di chyển lam kính.
- Đề điều chỉnh tiêu cự, từ từ hạ thấp giá để mẫu (mắt vẫn nhìn vào vật kính) cho đến khi nhìn
rõ cạnh của lam kính. Từ từ mở tụ quang cho đến khi ánh sáng phân bố đều khắp hiển vi
trường
- Để quan sát ở vật kính cao hơn, nhìn vào giá để mẫu và lam kính, từ từ chuyển vật kính cao
hơn vào vị trí làm việc. Vừa nhìn vào vật kính vừa điều chỉnh tiêu cự sao cho mẫu nhìn rõ
nét nhất.
3. Tập soi kính
Nguyên liệu:
- Kéo
- Báo/Tạp chí có chữ “e”
- 01 lam kính mới
- 01 lamen
- 01 chai nước nhỏ giọt
Tiến hành:
B1: Dùng kéo cắt chữ e trong tờ báo, đặt chữ e lên lam kính theo đúng chiều đọc như sau:
e
B2: Nhỏ một giọt dung dịch lên chữ e và đậy lamen phủ lên trên chữ e
B3: Sử dụng cả kính hiển vi quang học và kính soi nổi để quan sát chữ e
B4: Vẽ lại hình ảnh quan sát được ở cả kính hiển vi phân tích và soi nổi
Thu hoạch:

Chữ e trên báo

4X 10X

4. Quan sát tế bào lá rong để nhận biết bào quan lục lạp
Mục tiêu:

- Nắm được kỹ thuật là tiêu bản giọt ép


- Quan sát và nhận diện được tế bào lá rong
- Nhận biết được bào quan lục lạp, màng sinh chất và vách tế bào trên tiêu bản

Nguyên liệu:

- Lá rong
- Lam kính
- Lamen
- Kim mũi mác
- Kéo
- Giấy thấm

Tiến hành:
B1: Cắt một mẩu một lá rong tươi (5mm x 5 mm), đặt lên giọt nước đã nhỏ sẵn trên lam kính
sao cho toàn bộ mẫu lá ngập trong dung dịch
B2: Đậy lamen theo hướng dẫn với vỏ hành
B3: Dùng giấy thấm để thấm bớt dung dịch thừa xung quanh lamen
B4: Quan sát dưới kính.
Thu hoạch:
Tế bào lá rong

4X 10X
40X

 Chloroplast: lục lạp, Cytoplasm: tế bào chất, Cell wall: vách tế bào

You might also like