V CH NG A PH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

VỢ CHỒNG A PHỦ

Với “VCAP” nhà văn Tô Hoài đã đưa người đọc đến và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên vùng Hồng Ngài,
được đắm say trong những tiếng sáo gọi bạn tình trong đêm mùa xuân mà còn mang đến cho người
đọc bao cung bậc cảm xúc khi theo dõi hành trình giải thoát khỏi những khổ đau, đọa đày của Mị.
Dưới chế độ phong kiến miền núi, người nông dân nghèo như Mị hay A Phủ ko chỉ chà đạp, bóc lột
bởi cường quyền mà còn bị ràng buộc bởi một thứ thần quyền vô hình. Thế nhưng dù bị vây hãm
trong bóng tối của đau khổ, Mị hay A Phủ đều mang trong mình 1 sức sống mạnh mẽ, để rồi chính
sức sống, niềm ham sống ấy đã giúp Mị vùng lên, giải thoát A Phủ khỏi cái chết đồng thời giải thoát
cho chính bản thân mình.

Tô Hoài là nhà văn xuất sắc trong văn học Việt Nam hiện đại, ông là nhà văn của phong tục, của thiên
nhiên và của cuộc sống nhiều mặt. Với bút pháp miêu tả, kể chuyện hóm hỉnh, sinh động, nên họa,
nên thơ. Ông đã chắp bút nên rất nhiều tác phẩm đặc sắc và giàu giá trị để lại cho nền văn học VN 1
kho tàng văn học vĩ đại.

VCAP là 1 trong truyện ngắn trong tập truyện “Tây Bắc” ra đời vào năm 1953. Tác phẩm là kết quả
của 1 chuyến đi dài 8 tháng của TH cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc năm 1952. VCAP phản ánh
cuộc sống khổ nhục và sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do của người dân lao động nghèo miền núi
dưới sự áp bức của bọn phong kiến-thực dân. Qua đó thể hiện tấm lòng cảm thông và yêu thương
sâu sắc của nhà văn đối với mảnh đất và con người TB.

Trước khi về làm dâu nhà thống lý Pá Tra Mị là một cô gái xinh đẹp, cần cù,có tài thổi sáo. Đặc biệt,
Mị còn là cô gái rất giàu lòng tự trọng yêu đời và tràn đầy sự sống, luôn muốn làm chủ và muốn tự
định đoạt cuộc đời của mình. Mị trở thành nỗi niềm ao ước của nhiều trai bản trong làng. Thế nhưng
cuộc đời lại xô đẩy Mị vào những khổ đau,đọa đày về cả thể xác lẫn tinh thần. Vì muốn giúp cha mẹ
trả món nợ truyền kiếp mà Mị đã phải trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra. Không chỉ bị
ràng buộc về món nợ mà còn bị ràng buộc cả về những tập tục hôn nhân cổ hủ. Đau khổ nay lại càng
chồng chất cho cô gái trước đây từng ao ước có một cuộc sống do mình định đoạt. Chỉ đến đây thôi
người ta đã nhìn thấy cái xã hội mà bọn phong kiến thực dân đã bóc lột sức lực, tước đi quyền tự do
của biết bao nhiêu số phận người lao động nghèo. Ba tiếng “dâu gạt nợ” như hé mở cho người đọc
một cuộc sống chồng chất những đau thương, những bi kịch mà Mị đang phải gánh chịu.

You might also like