Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

3.1.

4 Khách hàng
a) Thống kê lượng khách du lịch đến Việt Nam và Đà Nẵng năm 2022 - đầu năm 2023

● Năm 2022

Việt Nam kết thúc năm 2022 với con số đón và phục vụ 101,3 triệu lượt khách du lịch
nội địa; 3,66 triệu lượt khách du lịch quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt 495 nghìn
tỷ.

Số liệu Thống kê số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, năm 2022.

Trong quý II/2022, Hàn Quốc đã dẫn đầu về số lượng khách du lịch đến Việt Nam với
hơn 93 nghìn người, tăng gấp 1,3 lần so với quý I. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Hàn
Quốc có hơn 108 nghìn lượt khách du lịch tới Việt Nam, tăng gấp 6 lần so với cùng
kỳ năm 2021. Đặc biệt, số lượng đặt phòng cho các gói du lịch nước ngoài trong
tháng 6/2022 tăng gấp 3 lần so với tháng trước, và Đà Nẵng là điểm đến được ưa
chuộng nhất với tăng gần 3.000% so với tháng 5/2022.

Mỹ đứng thứ hai với hơn 68 nghìn lượt khách du lịch đến Việt Nam trong 6 tháng đầu
năm. Các quốc gia khác như Trung Quốc, Campuchia, Singapore, Australia, Nhật
Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Thái Lan cũng có nhiều du khách đến Việt
Nam trong khoảng thời gian này.

Theo Sở Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết, năm 2022, khách do cơ sở lưu trú phục vụ
ước đạt 3,7 triệu lượt khách, tăng 3,1 lần so với năm 2021. Trong đó, khách quốc tế
ước đạt 483.000 lượt, tăng 4,6 lần so với năm 2021; khách nội địa ước đạt 3,2 triệu
lượt, tăng 3 lần so với năm 2021.

Năm qua, nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn, quy mô và các sản phẩm dịch vụ du lịch
mới được liên tục tổ chức đã góp phần tạo không khí sôi động, tươi mới thu hút đông
đảo du khách trong nước và quốc tế đến với Đà Nẵng. Lượng khách tham quan, du
lịch đến Đà Nẵng đã tăng lên nhanh chóng, kể từ cuối quý I/2022, nhiều khu, điểm đã
đón được lượng khách lớn; công suất buồng phòng bình quân vào cuối tuần đạt 70-
75%.

Tổng doanh thu từ hoạt động ăn uống, lưu trú, lữ hành ước đạt 21.300 tỷ đồng, tăng
gấp 2 lần năm 2021 và phục hồi bằng tương đương năm 2019 (21.390 tỷ đồng).

● Đầu năm 2023

Đầu năm 2023, Tổng cục Thống kê đã công bố con số ấn tượng về lượng khách quốc
tế đến Việt Nam, ước đạt gần 5,6 triệu lượt người, tăng gấp 9,3 lần so với cùng kỳ
năm 2021. Đây là một dấu hiệu tích cực, đặc biệt khi chỉ trong nửa năm, ngành du lịch
Việt Nam đã đạt được 70% của mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế năm 2023.

Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cũng đã cung cấp thông tin chi tiết về lượt người xuất
cảnh của người Việt Nam trong 6 tháng đầu năm. Số lượt người Việt Nam xuất cảnh
đạt 2,4 triệu lượt người, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước và tương đương
71,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Số liệu khách quốc tế đến Việt Nam, đầu năm 2023.


Trong tổng số gần 5,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm
2023, khách đến bằng đường hàng không chiếm 87,6%, đạt gần 4,9 triệu lượt người
và tăng gấp 9,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Khách đến bằng đường bộ đạt 633,5
nghìn lượt người, chiếm 11,4%, và tăng gấp 8,1 lần. Còn khách đến bằng đường biển
đạt 55 nghìn lượt người, chiếm 1%, và tăng gấp 443,9 lần.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Hàn Quốc đã đóng góp hơn 1,6 triệu người du lịch đến
Việt Nam, tăng đáng kể lên đến 1485,4% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong
tháng 6, Việt Nam đã đón 284.350 lượt khách từ Hàn Quốc. Trung Quốc là thị trường
gửi khách lớn thứ hai tới Việt Nam trong 6 tháng qua, với 557.151 lượt khách. Ngoài
ra, Việt Nam còn đón nhiều du khách từ Mỹ, Australia, Anh và các quốc gia khác.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Đà Nẵng đã chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong
ngành du lịch. Tổng số lượt khách đến Đà Nẵng, bao gồm cả du khách quốc tế và
nội địa, đã tăng đáng kể. Cụ thể, tổng số lượt khách lưu trú đạt 3 triệu 508 nghìn
lượt, tăng 116,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, du khách quốc tế đã tăng
đến 11,3 lần so với cùng kỳ, đạt 930 nghìn lượt, trong khi du khách nội địa đạt 2
triệu 578 nghìn lượt, tăng 67,7%.
Ngoài ra, tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đã tăng gấp 4,3 lần so với
cùng kỳ năm 2022, đạt 632,9 nghìn lượt. Trong đó, du khách quốc tế đã tăng đến
11,1 lần, đạt 186 nghìn lượt, và du khách trong nước đạt 422,4 nghìn lượt, tăng
188,4%.
Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy ngành du lịch Đà Nẵng đang phục hồi mạnh mẽ
sau thời gian khó khăn. Sự tổ chức liên tục của các sự kiện và lễ hội đã tạo ra một
không khí sôi động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan
và trải nghiệm.
b) Đặc điểm tiêu dùng của các đối tượng khách

Đối với bất kì doanh nghiệp nào cũng vậy, khách hàng là người rất quan trọng, là
người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Họ và doanh nghiệp có
mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời nhau được. Khách hàng của Village cuisine
bao gồm những người có khả năng chi trả cao, khách có mối quan tâm đến sức khỏe
và khách địa phương là những khách hàng chính. Những khách hàng này sử dụng
dịch vụ lưu trú và những dịch vụ kèm theo của nhà hàng. Khách hàng đến với Village
cuisine đều là những người có khả năng chi trả trung bình đến cao vì vậy thường ít
nhạy cảm với giá nhưng ngược lại họ đòi hỏi cao về phong cách phục vụ cũng như
chất lượng các dịch vụ và sản phẩm tại nhà hàng.

Village cuisine luôn là điểm đến thú vị cho mọi nhóm đối tượng khách hàng khác
nhau như: những gia đình đi nghỉ hè muốn tận hưởng những giây phút ấm áp, thân
mật gần gũi với nhau giữa khung cảnh thiên nhiên, các đôi tình nhân tìm chốn hữu
tình lãng mạn ,có sở thích trồng trọt, muốn trải nghiệm, muốn hòa mình vào với thiên
nhiên sau những ngày làm việc mệt mỏi, hay một nhóm bạn muốn có một kỳ nghỉ sôi
động, vui vẻ và hòa nhập với thiên nhiên giao lưu văn hoá và kết giao bè với nhau tìm
hiểu về cây trồng, vật nuôi và học hỏi kinh nghiệm.

Đối với khách quốc tế

Khách Hàn Quốc: Là dân tộc coi trọng những giá


trị truyền thống, khi đến Việt Nam người Hàn
Quốc còn có xu hướng thăm viếng các di tích lịch
sử văn hóa như đình chùa hay tham gia các lễ hội
truyền thống, trò chơi dân gian của người Việt và
các dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt
Nam, thưởng thức các loại hình đặc sắc của địa phương, tộc người.Tâm lý du khách
thường thích mua đồ lưu niệm. Khách Hàn Quốc và du khách các nước rất thích hàng
thủ công mỹ nghệ Việt Nam, phong phú, đa dạng, nhiều loại với nhiều màu sắc, kích
cỡ, trong đó áo dài cũng là sản phẩm mà được người Hàn Quốc thích.

Khách Mỹ: Có lối sống duy lý, thích chinh phục, chế ngự, và cải tạo thiên nhiên môi
trường xung quanh. Đồng thời, họ có lối sống sôi động, thích hoạt động và di chuyển,
không thích cuộc sống tĩnh tại.Nhận thức, tình cảm và hành vi của họ với môi trường
và hoạt động du lịch rất tiến bộ. Họ đến từ những đất nước có nền kinh tế, văn hóa, xã
hội phát triển và mức sống người dân tương đối cao. Mỹ là trung tâm kinh tế, văn hóa,
KH-KT, giao lưu của các dân tộc trên thế giới.
Khách Trung: Người tiêu dùng Trung từ lâu đã có xu hướng thích tiêu dùng hàng hóa
có chất lượng hơn là các sản phẩm đại trà. Người tiêu dùng Trung rất cởi mở trong
việc mua hàng hóa có thương hiệu quốc tế, thậm chí là cho các nhu cầu hàng ngày và
thường bị thu hút bởi các sản phẩm nhập khẩu có thương hiệu

Đối với khách nội địa

Khách miền Bắc: Người Miền


Bắc thường ưa chuộng các sản
phẩm và dịch vụ có chất lượng
cao. Họ quan tâm đến giá trị và
uy tín của sản phẩm hoặc
thương hiệu. Tiêu dùng thường
phản ánh sự kín đáo và tiểu thụ
tinh tế của họ. Họ có thể tốn thời gian và công sức để tìm hiểu về sản phẩm trước khi
quyết định mua. Khách Miền Bắc thường có phong cách sống truyền thống, giữ gìn
các giá trị văn hóa và gia đình. Họ cũng quan tâm đến việc ăn mặc chỉnh tề và sở
thích các món ăn phải nấu cầu kỳ.

Khách miền Trung: Khách Miền


Trung thường là những người thân
thiện và hòa đồng. Họ có xu hướng
tiêu dùng dựa trên mối quan hệ và
tương tác xã hội. Họ có lối sống vui
vẻ và thích tham gia vào các hoạt động giải trí và giải trí ngoài trời. Tiêu dùng của họ
có thể phản ánh sự hào phóng và sẵn sàng chia sẻ với người thân và bạn bè. Họ
thường thích thưởng thức các món ăn ngon và đặc sản địa phương.

Khách miền Nam: Khách Miền


Nam thường có lối sống năng
động và thích cuộc sống sôi
động. Họ ưa chuộng các hoạt
động ngoài trời, mua sắm và giải
trí đa dạng. Họ có thể tiêu dùng
linh hoạt và không ngại thử
nghiệm các sản phẩm và dịch vụ
mới. Tiêu dùng của họ có thể thể hiện sự hiện đại và thách thức đối với các xu hướng
mới. Họ có thể là những người tiêu dùng trẻ trung và đa dạng trong lựa chọn sản
phẩm.

You might also like