Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

BÀI TẬP SV CẦN CHUẨN BỊ CHO TUẦN HỌC TẬP SỐ 06

NỘI DUNG 1: NỘI DUNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP


1. Hãy liệt kê những nội dung tìm hiểu học sinh của GVCN
Nội dung tìm hiểu học sinh của GVCN
+ Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục
+ Lập kế hoạch chủ nhiệm
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp
+ Liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
+ Đánh giá kết quả giáo dục của học sinh lớp chủ nhiệm
2. Hãy trình bày khái niệm và liệt kê các nguyên tắc xây dựng kế hoạch
chủ nhiệm lớp
Khái niệm: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp là quá trình xác định
các mục tiêu, nhiệm vụ trong một thời gian nhất định của lớp chủ
nhiệm và lựa chọn các phương thức để thực hiện các nhiệm vụ nhằm
đạt các mục tiêu đó.
Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp:
Tính mục đích: Khi xây dựng kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm lớp cần
phải xác định lớp chủ nhiệm cần đạt các mục tiêu, những nhiệm vụ
cần phải giải quyết, các hoạt động hay công việc cần phải được thực
hiện, các nguồn lực cần thiết đảm bảo cho sự hiện thực hoá kế hoạch.
Tính khoa học: Xây dựng kế hoạch phải thông qua việc phân tích tình
hình một cách đầy đủ, chính xác để chỉ rõ được các nguyên nhân
thành công và thất bại ở kì kế hoạch trước, đánh giá được tác động của
các yếu tố đến việc thực hiện kế hoạch ở giai đoạn mới. Các số liệu để
phân tích phải thu thập từ tổng kết ở kì kế hoạch trước.
Đo được khi triển khai thực hiện: Xây dựng kế hoạch cần đưa ra được
các chỉ tiêu chính xác, các chuẩn mực rõ ràng.
Kế hoạch chủ nhiệm lớp phải nhằm thực hiện kế hoạch của nhà
trường, có tác động tương hỗ với kế hoạch các tổ chuyên môn và bộ
phận khác trong nhà trường.
Tính khả thi: Kế hoạch xây dựng phải phù hợp với tình hình thực tế,
năng lực thực hiện và khả năng có thể có từ nguồn lực của nhà trường.
3. Hãy liệt kê những bước xây dựng đội ngũ CBL và tập thể HS lớp chủ
nhiệm
Giai đoạn tổ chức cơ cấu đội ngũ cán bộ: giáo viên cần thực hiện thăm
dò ý kiến của học sinh về việc xây dựng đội ngũ cán sự lớp. giáo viên
chủ nhiệm cần cho học sinh hiểu được rằng, đội ngũ cán bộ lớp có thể
được xây dựng theo hai con đường: sự chỉ định của giáo viên chủ
nhiệm, học sinh trong lớp chủ nhiệm tự bầu.
Giáo viên chủ nhiệm có thể huấn luyện cho các vị trí trong đội ngũ
cán bộ thực hiện một số nội dung:
+ Lớp trưởng có sổ công tác và ghi rõ một số nội dung: Nhiệm vụ:
Lớp trưởng thực hiện việc tổ chức, theo dõi chung mọi hoạt động tự
quản của lớp; chủ động tổ chức họp cán bộ lớp, tổ để bàn bạc các công
việc; tổng hợp, đánh giá kết quả thi đua các mặt của lớp hằng tháng, kì
học, năm học; báo cáo định kì và đột xuất với giáo viên chủ nhiệm về
tình hình lớp học.
Kế hoạch phấn đấu của lớp: chỉ tiêu, biện pháp của cả năm, hằng
tháng,..
+ Bí thư, phó bí thư Đoàn, chi đội trưởng, chi đội phó có sổ công tác
và ghi rõ một số nội dung: + Bí thư, phó bí thư Đoàn, chi đội trưởng,
chi đội phó có sổ công tác và ghi rõ một số nội dung sau:
Nhiệm vụ: nắm và tiếp thu những những thông báo, chỉ thị của Đội để
kịp thời triển khai cho đội viên trong chi đội thực hiện đầy đủ, thực
hiện các phong trào do đoàn trường, đội phát động.
Kế hoạch: tóm tắt dự kiến từng tháng, tuần.
+ Các lớp phó có sổ công tác và ghi rõ một số nội dung: Lớp phó học
tập:
Nhiệm vụ: điều khiển các hoạt động tự quản về học tập của lớp; phụ
trách, điều hành nhóm cán sự các môn học, có kế hoạch và tổ chức
việc giúp đỡ các bạn học yếu; theo dõi, đánh giá kết quả học tập của
lớp và báo cáo định kì cho lớp trưởng.
Kế hoạch: tóm tắt dự kiến từng tháng, tuần.
• Lớp phó phụ trách lao động và cơ sở vật chất:
Nhiệm vụ: nhận nhiệm vụ, phân công các công việc liên quan đến
hoạt động lao động, vệ sinh của lớp, phụ trách các cán sự liên quan
đến cơ sở vật chất như thư viện, quỹ lớp, phòng học, bàn, ghế,... của
lớp học; báo cáo định kì và đột xuất tình hình phụ trách cho lớp
trưởng.
Kế hoạch: tóm tắt dự kiến từng tháng, tuần.
• Lớp phó phụ trách văn thể:
Nhiệm vụ: nhận nhiệm vụ và phân công các công việc liên quan đến
các công việc về văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao của lớp học; báo
cáo định kì và đột xuất tình hình phụ trách cho lớp trưởng.
Kế hoạch: tóm tắt dự kiến từng tháng, tuần.
+ Tổ trưởng có sổ công tác và ghi rõ một số nội dung sau:
Nhiệm vụ: theo dõi, điều khiển các hoạt động của tổ. Tổ trưởng cần
nắm bắt mọi mặt tình hình các thành viên trong tổ và báo cáo định kì
hoặc đột xuất các mảng học tập, lao động, văn thể mĩ,... cho các lớp
phó phụ trách các mảng tương ứng.
Kế hoạch: tóm tắt dự kiến từng tháng, tuần.
+ Tổ phó: Có sổ công tác và ghi rõ một số nội dung sau:
Nhiệm vụ: nhận nhiệm vụ từ tổ trưởng theo dõi, kiểm tra mọi mặt hoạt
động của tổ, thực hiện báo cáo định kì và đột xuất cho tổ trưởng tình
hình của tổ.
Kế hoạch: tóm tắt dự kiến từng tháng, tuần.
+ Thủ quỹ: Có sổ công tác và ghi rõ một số nội dung sau:
Nhiệm vụ: thực hiện việc thu, chi, giữ quỹ lớp; có thể giúp giáo viên
chủ nhiệm thu học phí theo quy định.
Kế hoạch: tóm tắt dự kiến từng tháng, tuần.
4. Hãy liệt kê các lực lượng giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà
trường
Các lực lượng giáo dục trong nhà trường
+ Đối với ban giám hiệu: Giáo viên chủ nhiệm là người thừa lệnh hiệu
trưởng – ban giám hiệu, thay mặt nhà trường để tổ chức quản lí, giáo
dục toàn diện học sinh lớp mình chủ nhiệm.
+ Đối với hội đồng trường: giáo viên chủ nhiệm là nhân tố trung tâm
phản ánh những nhu cầu, nguyện vọng của tập thể học sinh lớp mình
phụ trách cho hội đồng trường. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm cũng
cần phản ánh những vấn đề còn tồn tại trong chế độ, chính sách, quy
định của nhà trường đối với công tác chủ nhiệm, qua đó góp phần duy
trì, đảm bảo và nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm trong nhà
trường.
+ Đối với giáo viên giảng dạy các môn học: Giáo viên chủ nhiệm là
nhân tố trung tâm phối kết hợp các giáo viên khác để những tác động
tới học sinh được đồng bộ, thống nhất. Giáo viên chủ nhiệm cần phối
hợp với các giáo viên khác để thu được thông tin về ý thức và kết quả
học tập của từng học sinh nói riêng và lớp nói chung, trao đổi với giáo
viên bộ môn về cá nhân học sinh đặc biệt (về học tập, hoàn cảnh gia
đình, sức khoẻ, ý thức đạo đức,...), đồng thời cũng phản ánh nguyện
vọng của học sinh với giáo viên bộ môn để có hỗ trợ kịp thời phong
trào học tập rèn luyện, của cá nhân và tập thể học sinh
+ Đối với giáo viên chủ nhiệm khác trong nhà trường: giáo viên chủ
nhiệm thực hiện việc trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm khác để
thống nhất mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp công tác chủ
nhiệm trong toàn trường, tổ chức hội thảo kinh nghiệm công tác chủ
nhiệm theo chuyên đề để nâng cao chất lượng hoạt động này trong nhà
trường.
+ Đối với các tổ chức đoàn thể: Đối với cấp lớp, giáo viên chủ nhiệm
là người định hướng, cố vấn cho các hoạt động của tập thể học sinh,
giúp học sinh xây dựng chi đội, chi đoàn vững mạnh. Giáo viên chủ
nhiệm giúp lớp xây dựng đội ngũ cán sự đoàn đội, tổ chức các buổi
sinh hoạt đoàn đội, phát động các phong trào sinh hoạt đoàn thể trong
tập thể lớp chủ nhiệm
Còn với cấp trường, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là người điều
phối hoạt động giữa cấp lớp và cấp trường. Trước hết, giáo viên chủ
nhiệm lớp phải nắm vững chủ trương, kế hoạch và nội dung công tác
cấp trường. Sau đó giáo viên cần thống nhất với tổ chức đội, đoàn cấp
trường về nội dung, phương pháp hoạt động đối với lớp chủ nhiệm
Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường
+ Đối với chính quyền, đoàn thể, các cơ quan quân đội, an ninh, tổ
chức kinh tế - xã hội nơi địa bàn trường: giáo viên chủ nhiệm là cầu
nối liên kết giáo dục nhà trường với xã hội nhằm phát huy vai trò
trung tâm của nhà trường trong việc tích luỹ và truyền bá kiến thức
khoa học giáo dục trong cộng đồng và huy động các nguồn lực xã hội
nhằm phát triển nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải nắm vững
chủ trương, kế hoạch và nội dung công tác cấp trường. iáo viên cần
thống nhất với tổ chức đội, đoàn cấp trường về nội dung, phương pháp
hoạt động đối với lớp chủ nhiệm.
+ Đối với gia đình và hội cha mẹ học sinh: Gia đình được đánh giá là
môi trường giáo dục đầu tiên, ảnh hưởng rất sâu sắc tới sự hình thành
và phát triển nhân cách của trẻ em. Vì vậy, việc phối hợp giữa giáo
viên chủ nhiệm và gia đình trong công tác giáo dục toàn diện với học
sinh là cực kì quan trọng và cần thiết. Các nội dung mà giáo viên chủ
nhiệm cần làm việc với gia đình học sinh bao gồm: định kì thông báo
cho gia đình học sinh kết quả hoạt động giáo dục toàn diện của con em
họ, cung cấp kiến thức giáo dục học sinh cho gia đình, kêu gọi sự
tham gia của gia đình học sinh vào công tác giáo dục học sinh trong
nhà trường, vào việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường theo tinh
thần xã hội hoá giáo dục.
5. Đọc thông tư 27/2020 của Bộ GD & ĐT và liệt kê các nội dung đánh
giá kết quả giáo dục và học tập của HS
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học
sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần
năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo
dục phổ thông cấp tiểu học.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học
sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi
như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,
trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ,
tin học, thẩm mĩ, thể chất.
(1). Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học:
a) Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên
và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo
dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của từng học sinh
vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
b) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và
các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu,
năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá
giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục
của lớp.
(2). Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về
học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu,
năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện:
a) Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:
- Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn
học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng
lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học
đạt 9 điểm trở lên;
- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc,
nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức
Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra
định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;
- Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và
Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động
giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất,
năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các
môn học đạt 5 điểm trở lên;
- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.

NỘI DUNG 2: LẬP KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP (Nội dung này làm
theo nhóm)
1. Đọc kĩ nội dung ở mục 14.3.2 Xây dựng kế hoạch chủ nghiệm, từ
trang 142-157
2. Lập 1 bản kế hoạch chủ nhiệm lớp (SV tuỳ chọn lập kế hoạch cho 1
tháng/1 học kì/1 năm học) theo mẫu ở mục C. Cấu trúc bản kế
hoạch công tác chủ nhiệm, trang 155-157
Bản kế hoạch của một giáo dục của một giáo viên
1) Truyền thống đạo đức
a) Mục tiêu:
- Giáo dục cho học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, 5 nhiệm vụ
của học sinh, nội quy nhà trường.
- Chú trọng bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn nét đẹp văn
hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam
- HS đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, trong cuộc sống.
- HS có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản
dị.
b) Nội dung: Giáo dục HS
- Ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
- Giữ vệ sinh chung, cá nhân, yêu thiên nhiên, vệ sinh môi trường
- Hiếu thảo với ông bà cha mẹ, biết thương yêu anh chị em, đoàn kết
bạn bè.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
- Tìm hiểu truyền thống địa phương, phát huy và gìn giữ truyền thống
nhà trường.
c) Những giải pháp:
Thường xuyên nhắc nhở HS rèn luyện 5 điều Bác dạy, 5 nhiệm vụ của
học sinh.
- Phát huy vai trò ban cán sự lớp.
- Phối hợp tốt công tác đoàn đội.
- Quan tâm đến giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.
- Giáo dục học sinh có ý thức cao trong phong trào xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực.
- Thực hiện tốt kỉ cương, nề nếp của giáo viên và học sinh.
- Thực hiện giáo dục cho học sinh mọi lúc, mọi nơi .
- Tổ chức các hoạt động giáo dục dưới nhiều hình thức: hái hoa dân
chủ, sân chơi học trò, đố vui để học…
- Xây dựng nội quy lớp học qua ý kiến của giáo viên chủ nhiệm và
mỗi học sinh có quyền đề đạt bổ sung. Lấy ý kiến của học sinh để bầu
ban cán sự lớp có đủ uy tín năng lực.
- Thống nhất nội quy chung của lớp, như: nền nếp ra vào lớp, chuyên
cần, kỷ luật học tập như học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp …
- Giáo viên phối hợp với ban cán sự lớp điều hành mọi hoạt động
trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ hoặc sinh hoạt cuối tuần.
- Xây dựng nhóm học tập, tổ học tập, "Đôi bạn cùng tiến" để học sinh
có đủ điều kiện giúp đỡ lẫn nhau.
- Tập trung xây dựng cho các em nhận thức về tinh thần đoàn kết
tương trợ lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ gìn và có ý thức kỉ luật.
- Cuối tuần, cuối tháng, cuối kì đánh giá lại mọi hoạt động của học
sinh nhằm biểu dương kịp thời những học sinh có những việc làm tốt
để học sinh học tập đồng thời ngăn chặn kịp thời những tác động xấu
đến các em.
Có kế hoạch chủ nhiệm cụ thể theo tuần, tháng, năm. Sau mỗi giai
đoạn giáo viên tự đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương
pháp cho phù hợp.
d) Kết quả mong đợi của cô giáo
-100% HS đạt yêu cầu về mức độ hình thành và phát triển năng lực,
phẩm chất
- HS thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của người HS.
- Lớp đạt cờ thi đua nề nếp
2) Học tập
a) Mục tiêu:
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng học tập của
lớp, đánh giá chất lượng học sinh chính xác, khách quan và công bằng.
- HS viết chữ đúng mẫu, biết giữ gìn tập vở cẩn thận, sạch đẹp.
- HS mạnh dạn, tự tin, chủ động trong học tập, làm việc nhóm có hiệu
quả
b) Nội dung:
- Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, học sinh trong lớp, kết
quả bàn giao và qua CMHS.
- Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ
nhiệm, cụ thể:
+ Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, nhà xa,….
+ Học sinh cá biệt
+ Học sinh chưa đạt về phẩm chất, năng lực.
+ Học sinh có những năng lực đặc biệt.
- Tăng cường việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiếp tục thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh.
- Đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng ứng dụng CNTT.
c) Những giải pháp:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh việc đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng giáo dục lấy học sinh làm trung tâm,
phát huy năng lực, phẩm chất HS, nâng cao hiệu quả công tác đánh giá
xếp loại học sinh theo định hướng của chương trình GDPT 2018.
- Tích hợp lồng ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ môi
trường và giáo dục tiết kiệm năng lượng, biển đảo…. đối với tiết học
có liên quan trong tất cả các môn học.
- Thường xuyên trao đổi, phối hợp với CMHS thông qua điện thoại
hoặc vào giờ tan học, tổ chức họp phụ huynh học sinh theo đúng quy
định.
- Duy trì, thực hiện tốt nề nếp học tập. Chú trọng công tác rèn chữ giữ
vở.
- Tích cực phụ đạo học sinh tiếp thu chậm. Tổ chức cho học sinh học
theo nhóm để học sinh hoàn thành tốt giúp đỡ học sinh chưa hoàn
thành, chậm tiến bộ.
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua học tập, khen thưởng kịp thời
những em có tiến bộ để khuyến khích các em tích cực hơn nữa.
- Phát động thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong
năm theo chủ điểm.
- Kiểm tra việc học tập của học sinh có đánh giá, phân loại và định
hướng giúp đỡ. Thực hiện nghiêm túc việc soạn đề và chấm chữa bài
kiểm tra theo các mức độ nhận thức của thông tư 22/BGD-ĐT quy
định.
- Giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch, kết hợp với CMHS để có
biện pháp hữu hiệu bồi
dưỡng và phụ đạo học sinh.
- Khuyến khích HS tự chuẩn bị bài, tự tìm hiểu thông tin qua các
phương tiện như sách giáo khoa, internet…; tổ chức cho HS tự làm đồ
dùng học tập phục vụ cho bài học.
d) Kết quả mong đợi của cô giáo
- 100% HS hoàn thành chương trình lớp học.
- 70% HS hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện.
- HS ham thích học tập, có tiến bộ qua các giai đoạn, biết tự nhận xét
lẫn nhau trong học tập theo tinh thần của thông tư 22, 27/BGD-ĐT.
3) Giáo dục ngoại khóa
a) Mục tiêu:
- Giáo dục các em cải thiện và có thói quen rèn luyện thân thể, rèn
luyện sức khỏe, giữ vệ sinh môi trường nhà ở, trường lớp sạch đẹp.
- HS có những kĩ năng sống cơ bản về giao tiếp, ứng xử,…
- HS hiểu những nội dung cơ bản về Luật An toàn giao thông và có ý
thức tuân thủ an toàn giao thông khi đi học.
b) Nội dung:
- Giáo dục học sinh có ý thức viết chữ đẹp và giữ gìn vở sạch, thường
xuyên rèn viết chữ trong vở và trên bảng cho học sinh.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động ca múa hát tập thể, thể dục, thể thao,
giữ gìn vệ sinh thân
thể, trường lớp.
- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt của Đội, các hoạt động, phong
trào do Đội phát động.
- HS hoàn thành tốt công tác phổ cập bơi lội.
c) Những giải pháp:
- Giáo dục cho học sinh nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan
trọng trong các hoạt động về thể chất, thẩm mỹ trong nhà trường.
- Nhắc nhở học sinh tích cực tham gia tập thể dục giữa giờ, múa sân
trường, vệ sinh trường lớp, bỏ rác đúng quy định.
- Phát động phong trào: “vở sạch chữ đẹp” rèn chữ viết trong các tiết
học. Kiểm tra đánh giá thường xuyên tạo hứng thú cho học sinh học.
- Hướng dẫn học sinh cách ghi vở, trình bày bài viết, gìn giữ vở, bọc
bìa có nhãn vở ngay từ đầu năm học.
- Đôn đốc học sinh tham gia nhiệt tình các hoạt động của Đội.
- Giới thiệu văn hóa, văn nghệ dân gian cho HS vào các tiết sinh hoạt
lớp.
- Thường xuyên thông tin để phụ huynh biết tình hình học tập của con
em mình từ đó có định hướng tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để
giáo dục tốt con em.
- Bám sát kế hoạch của Hội đồng Đội, phối hợp với Tổng phụ trách và
các lớp trong khối, trong trường tạo ra các sân chơi bổ ích thiết thực
cho học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh
môi trường sạch sẽ, đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch
COVID-19
- Tham gia tốt phong trào văn nghệ, TDTT, tạo điều kiện cho HS tham
gia các phong trào, hội thi như văn nghệ, khéo tay, Tài năng Tin học,
trống kèn….
- Thực hiện tốt các tiết dạy An toàn giao thông Vì nụ cười trẻ thơ, chú
ý nhắc nhở HS ý thức
tự giác thực hiện khi tham gia giao thông.
- Thực hiện tốt các tiết Sinh hoạt lớp hằng tuần với các hoạt động trải
nghiệm cho HS tham gia.
d) Kết quả mong đợi của cô giáo
- 100% HS tham gia các phong trào của Đội TNTP
- 90% HS được kết nạp Đội
- 100% HS đạt yêu cầu về hình thành năng lực và phẩm chất
- HS đạt được một số kĩ năng sống cơ bản, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường sống.
NỘI DUNG 4: CẢM NHẬN CỦA BẠN SAU KHI ĐỌC SÁCH
1. Cảm nhận của bạn sau khi đọc cuốn: Tôi đi tìm tôi của tác giả Nguyễn
Phi Vân. Khi đọc xem mục lục và đọc như sau:
Sau khi đọc cuốn tôi đi tìm tôi em cảm nhận được cái nhìn rất dài hạn và
lắng động về sự thành công, Thành công theo một tiêu chuẩn xã hội và
thành công ở bên trong. Thành công theo một thước đo xã hội sẽ khiến
bạn hạnh phúc. Cho đến khi bạn nhận ra nó không đủ , tháo lớp trang
điểm đi, những gì còn lại là ở bên trong. Chỉ có bạn mới là hiểu được
chính mình
Từ đó cho thấy cuộc đời là những vỡ diễn không ngừng. Ngộ nhận, đeo
mặ nạ. Chạy hoài cho đến khi bạn nhận ra bạn chưa thực sự diễn vai quan
trọng nhất. Vai trò chính ở đâu?. Bạn hãy nhắm mắt lại và trở lại điểm
cân bằng thì chân lí sẽ hiện ra

Đọc tuần 6: từ mục 1 đến mục 7

You might also like