Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

BÀI TẬP SV CẦN CHUẨN BỊ CHO TUẦN HỌC TẬP SỐ 04

NỘI DUNG 1: ĐỘNG LỰC CỦA QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC


Hướng dẫn: SV hãy đánh trực tiếp câu trả lời của các em cho mỗi câu hỏi dưới đây và
lưu lại thành file có tên: GDH - Nhiệm vụ tuần 4- Họ tên SV
Đọc tài liệu TUẦN 4 trên CST hoặc tài liệu trong Giáo trình Giáo dục học tập 2 trang
8-19, và trả lời những câu hỏi sau
1. Hãy phân tích khái niệm động lực quá trình giáo dục, cho ví dụ minh hoạ.
Hiểu về động lực quá trình giáo dục giúp ích cho bạn như thế nào trong
cuộc sống, trong công việc và trong vai trò là một nhà giáo dục?
- Quá trình giáo dục luôn vận động và phát triển không ngừng. Sự vận
động, phát triển của quá trình giáo dục thể hiện rõ ở từng thành tố của quá trình
giáo dục
- Động lực của quá trình giáo dục là những yếu tố thúc đẩy quá trình
giáo dục vận động, phát triển không ngừng. Do đó, động lực của quá trình giáo
dục chính là việc giải quyết đúng đắn và có hiệu quả các mâu thuẫn của quá
trình giáo dục.
VD: Nhà giáo dục trải qua quá trình công tác giáo dục cũng trưởng thành hơn
trong chuyên môn, kinh nghiệm giáo dục
- Hiểu về động lực quá trình giáo dục giúp:
+ Giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống, học tập
+ Giúp ích cho công việc sau này, biết cách vượt qua những khó khăn trong sự
nghiệp giáo dục
2. Phân tích mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài của quá trình giáo
dục, cho ví dụ minh hoạ. Hiểu về mâu thuẫn của quá trình giáo dục giúp ích
cho bạn như thế nào trong cuộc sống, trong công việc và trong vai trò là
một nhà giáo dục?
* Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các thành tố của quá trình giáo dục
với các điều kiện khách quan bên ngoài.
Quá trình giáo dục thực hiện những tác động có định hướng tích cực,
tiến bộ tới người được giáo dục nhưng trong khi đó môi trường luôn có những
tác động gây nhiễu một cách tự phát bằng những hiện tượng tiêu cực…Điều đó
gây khó khăn, ảnh hưởng tới quá trình giáo dục…
Việc giải quyết các mâu thuẫn bên ngoài của quá trình giáo dục có hiệu
quả sẽ tạo điều kiện cho quá trình giáo dục phát triển.Tuy nhiên, trong những
hoàn cảnh cụ thể, vào thời điểm nào đó thì việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài
có ý nghĩa quyết định.
VD: Môi trường kinh tế xã hội phát triển đặt ra những yêu cầu cao đối với
người công dân, người lao động, trong khi đó mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, các
thành tố khác của quá trình giáo dục còn xa mới đáp ứng được. Điều đó ảnh
hưởng tới hiệu quả của quá trình giáo dục.
* Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các thành tố của quá trình giáo dục
với nhau hoặc mâu thuẫn giữa các yếu tố trong từng thành tố của quá trình giáo
dục.
- Mâu thuẫn giữa các thành tố trong quá trình giáo dục:
+ Trong quá trình giáo dục: mục đích nhiệm vụ giáo dục đã được được
đổi mới, nâng cao trong khi đó chương trình nội dung giáo dục chưa được đổi
mới, phương pháp giáo dục còn lạc hậu…
+ Nhà giáo dục đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ giáo dục cao đối với
người được giáo dục, trong khi đó khả năng trình độ giáo dục hiện có ở người
được giáo dục còn bị hạn chế.
- Mâu thuẫn giữa các yếu tố trong từng thành tố của quá trình giáo dục:
+ Trong nhân tố người được giáo dục thường nảy sinh những mâu
thuẫn: giữa lời nói và việc làm, giữa tình cảm và lý trí.
+ Trong nhân tố nhà giáo dục thường có mâu thuẫn giữa trình độ chuyên
môn thì tốt song lại non kém về trình độ sư phạm trong giao tiếp ứng xử với
người được giáo dục.
- Mâu thuẫn phải được người được giáo dục ý thức một cách đầy đủ
- Mâu thuẫn đặt ra phải “vừa sức” với người được giáo dục, có nghĩa là không
quá khó và cũng không quá dễ đối với họ. Bằng sự nỗ lực người được giáo dục
có thể giải quyết được.
- Mâu thuẫn phải do tiến trình của quá trình giáo dục mang lại.
* Hiểu được mâu thuẫn của quá trình giáo dục giúp:
Biết cách giải quyết các mâu thuẫn của quá trình dạy học, biết đặt ra yêu cầu, nhiệm
vụ đúng lúc, đúng thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng, việc quá sớm hay quá muộn
đều không kích thích người được giáo dục nỗ lực giải quyết. Phải có những lời khen
ngợi, khích lệ học sinh đúng lúc cũng như có những lời động viên phù hợp đối với
những em chưa hoàn thành nhiệm vụ.

NỘI DUNG 2: LOGIC CỦA QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC


1. Hãy phân tích khái niệm logic quá trình giáo dục, cho ví dụ minh hoạ. Hiểu
về logic quá trình giáo dục giúp ích cho bạn như thế nào trong cuộc sống,
trong công việc và trong vai trò là một nhà giáo dục?
- Khái niệm logic quá trình giáo dục:
Lôgic của quá trình giáo dục là trình tự vận động hợp quy luật của quá trình giáo dục,
nhằm đảm bảo cho người được giáo dục đi từ trình độ tri thức, xúc cảm, tình cảm và
hành vi, thói quen hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội tương ứng từ lúc bắt đầu
tham gia một hoạt động giáo dục nào đó, đến trình độ trình độ tri thức, xúc cảm, tình
cảm và hành vi, thói quen hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội, tương ứng với
lúc kết thúc hoạt động giáo dục. Lôgic của quá trình giáo dục phải được xây dựng sao
cho phù hợp với logic của từng nội dung giáo dục cụ thể và đặc điểm của người được
giáo dục. Chính vì vậy nhà giáo dục khi tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục cho
những nhóm đối tượng giáo dục khác nhau thì tiến thực hiện cũng khác nhau. Vì vậy
logic của quá trình giáo dục có tính động cao.
-Ví dụ: Khi giảng dạy một công thức toán mới cần đi từ lý thuyết đến bài tập
thực hành.
- Hiểu về logic quá trình giáo dục giúp:
+ Trong công việc, cuộc sống: biét tổ chức công việc theo logic rõ ràng, theo từng
bước hợp khoa học để nhằm đatuj được hiệu quả cao.
+ Trong vai trò là một nhà giáo: biết dạy học theo phương pháp logic, đảm bảo cho
người được giáo dục đi từ trình độ tri thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi, thói quen
hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội tương ứng từ lúc bắt đầu tham gia một hoạt
động giáo dục nào đó, đến trình độ trình độ tri thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi,
thói quen hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội, tương ứng với lúc kết thúc hoạt
động giáo dục, khi tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục cho những nhóm đối tượng
giáo dục khác nhau thì tiến thực hiện cũng khác nhau.
2. Mô tả các khâu của quá trình giáo dục. Hiểu về các khâu của quá trình giáo
dục giúp ích cho bạn như thế nào trong cuộc sống, trong công việc và trong
vai trò là một nhà giáo dục?
- Các khâu của quá trình giáo dục:
+ Tổ chức điều khiển người được GD nắm vững những tri thức về các chuẩn
mực xã hội đã quy định
Các chuẩn mực xã hội là thước đo giá trị hành vi của con người được xã
hội thừa nhận, có tác dụng định hướng, điều tiết hành vi của cá nhân, của nhóm
xã hội trong những điều kiện nhất định.
Trong xã hội tồn tại rất nhiều hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội: giá
trị chuẩn mực về pháp luật, chuẩn mực về đạo đức, chuẩn mực về truyền thống,
chuẩn mực về phong tục tập quán, chuẩn mực về thẩm mỹ…Trong đó, nhiều
loại chuẩn mực về đạo đức, pháp luật đã được lựa chọn và đưa vào nội dung
quá trình giáo dục.
Nhận thức là cơ sở, là kim chỉ nam cho sự hình thành và điều chỉnh tình
cảm, thái độ, hành vi của mỗi cá nhân. Muốn người được giáo dục tự giác tích
cực thực hiện theo các chuẩn mực xã hội đã quy định. Đòi hỏi nhà giáo dục cần
phải tác động tới nhận thức của người được giáo dục, giúp cho người được giáo
dục nắm vững được những tri thức về các chuẩn mực xã hội bao gồm:
- Ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của các chuẩn mực xã hội quy định.
- Nội dung của các chuẩn mực (bao gồm các khái niệm tương ứng)
- Cách thức thực hiện theo các yêu cầu chuẩn mực đó.
+ Tổ chức điều kiển người được giáo dục hình thành niềm tin và tình cảm tích
cực với các chuẩn mực xã hội quy định
Chính trong quá trình hình thành, phát triển tri thức về các chuẩn mực xã hội
cho người được giáo dục thì thái độ, niềm tin, tình cảm tích cực đối với các
chuẩn mực xã hội ở họ dần được hình thành.
Trong quá trình giáo dục, niềm tin đối với các chuẩn mực xã hội được thể hiện
ở người được giáo dục theo các mức độ tăng dần như sau:
- Người được giáo dục nắm được những tri thức về các chuẩn mực xã hội
- Tin về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn đối với tính chân lý đúng đắn
của các chuẩn mực xã hội
- Mong muốn tuân theo những yêu cầu được phản ánh trong các chuẩn mực xã
hội.
- Bước đầu có hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội
- Hài lòng về hành vi của mình khi đã hoàn thành phù hợp với các chuẩn mực
xã hội
- Tỏ thái độ không khoan nhượng đối với những hành vi của người khác có
mâu thuẫn với những chuẩn mực xã hội.
Kinh nghiệm thực tiễn giáo dục cho thấy:
- Nếu ý thức về các chuẩn mực xã hội của người được giáo dục bị hạn chế thì
tình cảm tương ứng cũng bị hạn chế, điều đó dẫn tới hành vi tương ứng mang
tính chất hình thức, thậm chí không hình thành hoặc rơi vào tình trạng sai lệch.
- Nếu người được giáo dục có nhận thức đúng về các chuẩn mực xã hội mà
không có tình cảm tương ứng thì hành vi tương ứng sẽ khô khan cứng nhắc và
thậm chí không hình thành hay sai lệch: “Yêu nên tốt, ghét nên xấu” 5
- Nếu người được giáo dục nắm các chuẩn mực xã hội một cách không tự giác
sẽ dẫn đến tình trạng nói và làm không đi đôi với nhau và kết quả giáo dục là
hình thành bộ mặt nhân cách giả tạo.
+ Tổ chức điều khiển người được giáo dục hình thành hành vi và thói quen
hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã quy định
Nhân cách của mỗi ngưòi được thể hiện bằng hành vi và thói quen hành
vi của họ chứ không chỉ dừng ở sự hiểu biết của họ. Hành vi là biểu hiện cụ thể
nhất của bộ mặt tâm lí, đạo đức của con người.
Mục đích của quá trình giáo dục là hình thành ở người được giáo dục
phẩm chất nhân cách của người công dân, người lao động đáp ứng yêu cầu xã
hội. Do đó, quá trình giáo dục quan trọng nhất là phải tổ chức, điều khiển ngưòi
được giáo dục tham gia vào những mối quan hệ hoạt động và giao lưu để họ tự
rèn luyện nhằm hình thành những hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội
và lặp đi lặp lại những hành vi đó thành thói quen tương ứng. Bởi hành vi văn
hóa khi đã trở thành thói quen sẽ mang tính bền vững và tự động hóa trong
cách ứng xử của mọi tình huống cuộc sống hàng ngày của người được giáo
dục.
Hành vi và thói quen hành vi của mỗi người được hình thành trong quá
trình hoạt động và được rèn luyện trong các tình huống cụ thể, đa dạng của
cuộc sống. Giáo dục hành vi, thói quen hành vi có văn hóa là kết quả của cả
một quá trình học tập tu dưỡng và rèn luyện lâu dài của người được giáo dục.
Chính vì vậy, quá trình giáo dục phải tổ chức các hoạt động đa dạng
phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau và ngày càng phức tạp đồng thời
chú ý bồi dưỡng cho người được giáo dục ý thức tự rèn luyện, năng lực tự kiểm
tra, tự đánh giá thường xuyên trên cơ sở đó các thói quen hành vi đạo đức của
người được giáo dục mới được hình thành
NỘI DUNG 3: NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC
1. Hãy trình bày khái niệm nguyên tắc giáo dục, cho ví dụ minh hoạ. Hiểu về
khái niệm nguyên tắc giáo dục giúp ích cho bạn như thế nào trong cuộc
sống, trong công việc và trong vai trò là một nhà giáo dục?
- Quá trình giáo dục là quá trình vận động và phát triển có quy luật, là hoạt
động có tính khoa học và tính nghệ thuật cao. Hoạt động giáo dục muốn đạt
kết quả mong muốn đòi hỏi nhà giáo dục không chỉ nắm được các quy luật
mà còn phải biết vận dụng những quy luật đó một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Ví dụ: Trong dạy học môn Vật lý cần đảm bảo nguyên tắc đảm bảo tính lý
luận và thực tiễn bằng cách giảng giải lý thuyết và áp dụng vào thực hành thông qua
các thí nghiệm thực tế.
2. Hãy trình bày các nguyên tắc giáo dục, cho ví dụ minh hoạ. Hiểu về nguyên
tắc giáo dục giúp ích cho bạn như thế nào trong cuộc sống, trong công việc
và trong vai trò là một nhà giáo dục?
* Các nguyên tắc giáo dục:
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong các hoạt động giáo dục
Giáo dục là hoạt động có mục đích, do đó nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức quá trình giáo dục đều phải căn cứ vào mục đích và phải đạt
được mục đích giáo dục.
Bất kỳ một hoạt động GD nào trong và ngoài nhà trường đều có mục
đích là giáo dục thế hệ trẻ trở thành người công dân, những người lao động
giàu lòng nhân ái, năng động, sáng tạo, biết sống và làm việc theo hiến pháp
và pháp luật, có tiềm năng, thích ứng được với cuộc sống đang đổi mới toàn
diện, sâu sắc hiện nay.
Để thực hiện nguyên tắc này trong quá trình giáo dục cần:
- Giáo dục cho thế hệ trẻ thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, niềm
tin, lý tưởng xây dựng nước ta trở thành nước giầu mạnh, công bằng, dân
chủ, văn minh, hạnh phúc theo định hướng XHCN có lối sống và nếp sống
văn hoá.
- Giáo dục cho người được giáo dục ý thức và năng lực giải quyết được
những mối quan hệ giữa những giá trị truyền thống (sống trung thực, tình
nghĩa, đoàn kết, tương trợ, cần cù, tiết kiệm, anh dũng, kiên cường, hiếu
học…) và những giá trị hiện đại (bảo vệ môi trường, vấn đề dân số, nhân
quyền, tôn trọng sự đa dạng sinh học, đa dạng văn hoá, hữu nghị, hợp tác,
tính hiệu quả trong công việc…), những giá trị dân tộc và những giá trị
nhân loại (chân, thiện, mỹ, hoà bình, tự do, công lí, niềm tin…).
- Tổ chức cho họ thực sự tham gia vào các hoạt động xã hội một cách
thích hợp.
- Giúp cho họ có khả năng “miễn dịch” với những tác động tiêu cực đi
ngược lại với những chuẩn mực xã hội đã qui định.
- Nguyên tắc giáo dục gắn với đời sống xã hội với lao động
Quá trình giáo dục góp phần đào tạo người công dân, người lao động
hoà nhập vào cuộc sống xã hội với hoạt động lao động. Chính bản thân
cuộc sống và hoạt động lao động lại là môi trường, phương tiện góp phần
tích cực vào sự hình thành phát triển nhân cách con người.
Thông qua các hoạt động hàng ngày của cuộc sống thực, hoạt động lao
động vừa sức làm cho con người khỏe mạnh về thể chất, thoải mái về tinh
thần, thông minh, sáng tạo hơn. Đặc biệt, lao động giúp cho con người nhận
ra những giá trị cuộc sống, biết yêu thương, quý trọng lẫn nhau và quý
trọng thành quả lao động. Lao động hình thành cho thế hệ trẻ thái độ đúng
đắn đối với người lao động, đối với những sản phẩm lao động, có ý thức
hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để đạt được kết quả cao nhất. Lao động
sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần, giúp cải tạo thói hư tật xấu….
Vì vậy, giáo dục gắn với đời sống xã hội và lao động chính là làm cho
thực tiễn cuộc sống trở nên là môi trường, phương tiện thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ của quá trình giáo dục.
Để thực hiện nguyên tắc này, quá trình giáo dục cần phải:
- Tổ chức cho người được giáo dục có những hiểu biết về cuộc sống nói
chung, hoạt động lao động sáng tạo nói riêng của đất nước đang trong quá
trình đổi mới, từ đó giáo dục cho họ ý thức được vai trò làm chủ đất nước
của mình, những nghĩa vụ, trách nhiệm mà họ phải hoàn thành đối với bản
thân, gia đình và cộng đồng.
- Tổ chức thường xuyên những hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động
lao động hữu ích cho người được giáo dục tham gia một cách vừa sức vào
sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng trật tự, kỷ cương xã hội trong cộng
đồng dân cư …qua đó hình thành ở họ ý thức và phẩm chất cần thiết của
người công dân, người lao động trong tương lai.
- Tránh tách dời quá trình giáo dục khỏi cuộc sống thực tiễn, khỏi sự
nghiệp lao động. Vì như vậy dẫn đến hậu quả những người được GD sẽ trở
nên không hoà nhập vào cuộc sống lao động, xây dựng đất nước giầu mạnh,
công bằng, văn minh.
- Khuyến khích người được giáo dục tự giác, tích cực, chủ động, sáng
tạo tự rèn luyện tính trong các hoạt động lao động, hoạt động sinh hoạt tập
thể ở gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. Tổ chức tốt các hoạt động
sinh hoạt của đời sống cá nhân người được giáo dục.
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục ý thức và tạo lập thói
quen hành vi của người được giáo dục
Mục đích của quá trình giáo dục là hình thành phẩm chất nhân cách, những thói
quen hành vi, nếp sống, tình cảm tích cực cho người được giáo dục. Trong quá trình
giáo dục: tác động tới nhận thức của người được giáo dục là quá trình giúp người
được giáo dục nắm vững các quy tắc, chuẩn mực xã hội, hiểu rõ các giá trị, ý nghĩa
của các hành vi văn hóa.
Khi thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình giáo dục cần lưu ý:
- Chống tình trạng lời nói không đi đôi với việc làm trong cuộc sống, lao động và học
tập hàng ngày.
- Nhà giáo dục luôn phải là những tấm gương sáng về mọi mặt cho đối tượng giáo dục
noi theo.
- Cần tổ chức các hình thức hoạt động đa dạng, hấp dẫn, tạo điều kiện cho các đối
tượng giáo dục luyện tập, trải nghiệm nhằm phát triển năng lực trí tuệ, tạo lập thói
quen hành vi văn hóa, phẩm chất đạo đức của người công dân, người lao động hiện
đại.
- Bên cạnh đó, quá trình giáo dục cần uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những nhận thức,
thái độ, hành vi thói quen không phù hợp với các chuẩn mực xã hội và khuyến khích
người được giáo dục tự rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày để khẳng định bản thân.
- Nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể
Tập thể là một nhóm người, một cộng đồng người được liên kết với nhau bằng
những hoạt động chung có tính tổ chức để thực hiện mục đích chung chân chính. Nhờ
vậy mà lợi ích chung của tập thể và lợi ích riêng của từng cá nhân trong tập thể thống
nhất với nhau và thống nhất với mục đích của xã hội. Tập thể học sinh trong nhà
trường là nơi học sinh học tập, giao lưu với thầy cô, bạn bè với những hoạt động
chung có tổ chức, có chương trình, kế hoạch chặt chẽ theo chương trình giáo dục quy
định, có bộ máy tự quản, có nội quy, kỷ luật chặt chẽ và được mọi người tôn trọng tự
giác chấp hành; có dư luận, truyền thống tập thể…
Để thực hiện nguyên tắc này trong quá trình giáo dục cần:
- Nhà giáo dục luôn chú ý xây dựng tập thể học sinh trở thành một tập thể vững mạnh.
Một tập thể học sinh vững mạnh là tập thể phải đảm bảo các yếu tố sau đây:
+ Mục đích của cá nhân, tập thể thống nhất với mục đích của xã hội. Cụ thể: cần coi
trọng đúng mức lợi ích cá nhân trong sự thống nhất với lợi ích chung của tập thể, lợi
ích cá nhân chân chính là động lực phát triển trực tiếp đối với sự phát triển cá nhân.
Tuyệt đối tránh các tình trạng cực đoan hoá lợi ích cá nhân hoặc lợi ích chung của tập
thể, tạo ra sự đối lập giữa chúng.
+ Có chương trình các hoạt động chung được tổ chức khoa học, đa dạng, phong phú
thu hút được mọi người tham gia với sự tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của
những người được giáo dục.
+ Có hệ thống nguyên tắc hoạt động chung được mọi thành viên ý thức đầy đủ và tự
giác thực hiện (xây dựng nội quy, kỷ luật cụ thể, chặt chẽ, bao hàm các mặt hoạt
động)
+ Có bộ máy cán bộ tự quản (cán bộ lớp, đoàn) có năng lực, uy tín, nhiệt tình và bản
lĩnh được mọi người yêu quý.
+ Tạo được dư luận tập thể lành mạnh: hoan nghênh và ủng hộ những nhận thức, thái
độ, hành vi tích cực và lên án phê phán những biểu hiện nhận thức, thái độ, hành vi sai
trái làm hại tới lợi ích chung đi ngược với những chuẩn mực xã hội đã qui định.
+ Phát huy được tinh thần tự quản của học sinh trên cơ sở sự định hướng của nhà giáo
dục, tạo cơ hội và điều kiện cho các thành viên tự rèn luyện, tự kiểm tra, đánh giá kết
quả hoạt động rèn luyện của cá nhân, nhóm, tập thể.
- Lôi cuốn mọi người được giáo dục vào tập thể, tổ chức, kích thích họ liên kết với
nhau, cùng tham gia vào công việc chung một cách cách tự giác với ý thức làm chủ.
- Nhà giáo dục luôn ý thức vai trò chủ đạo của mình trong mọi khâu, mọi hoạt động,
một mặt của công tác giáo dục học sinh.
- Nhà giáo dục lưu ý bên cạnh những tác động chung cần có những tác động riêng phù
hợp với từng đối tượng giáo dục trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
- Nguyên tắc tôn trọng và yêu cầu hợp lý đối với người được giáo dục
Mỗi con người là một chủ thể hoạt động có ý thức. Mọi tác động từ bên ngoài
đều thông qua chủ thể hoạt động. Mặt khác, mọi sự nỗ lực của con người là để khẳng
định bản thân. Do vậy, con người luôn có niềm tin vào bản thân, có lòng tự trọng, và
có nhu cầu được người khác tôn trọng. Vì vậy, muốn giáo dục con người thì trước hết
phải tôn trọng nhân cách con người.
VD: Tôn trọng nhân cách là tôn trọng nhân phẩm, tự do tư tưởng, tự do thể hiện nhu
cầu, nguyện vọng và thói quen sống của mỗi cá nhân, không ai có quyền xúc phạm
đến thân thể, phẩm giá, danh dự của con người. Quá trình giáo dục thực hiện nguyên
tắc này cần lưu ý:
- Nhà giáo dục phải có lòng thương yêu học sinh.
- Nhà giáo dục phải tôn trọng phẩm giá, danh dự, thân thể của học sinh,
- Khuyến khích lòng tự trọng ở các em.
- Đề ra các yêu cầu ngày càng cao đối với người được giáo dục.
- Luôn luôn tỏ ra nghiêm khắc nhưng chân thành, tin tưởng, thiện trí.
- Kịp thời phát huy ưu điểm của người được giáo dục, trên cơ sở đó kích thích và giúp
đỡ họ khác phục những sai sót trong rèn luyện.
- Tránh tình trạng thô bạo, thiếu tin tưởng, định kiến…đối với người được giáo dục,
đồng thời cũng tránh tình trạng nuông chiều dễ dãi đối với họ. VD: Một số hiện tượng
có biểu hiện thiếu tôn trọng học sinh như: nói năng thô bạo, coi thường nhân phẩm,
dọa nạt, sỉ nhục, đánh đập,…Cần được khắc phục trong công tác giáo dục.

- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tổ chức sư phạm của nhà
giáo dục và vai trò tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo tự giáo dục của người được
giáo dục
Trong quá trình giáo dục, dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục sẽ giúp cho
tính chủ động, độc lập sáng tạo của người được giáo dục được hình thành và phát
triển. Và ngược lại: khi tính chủ động, độc lập sáng tạo của người được giáo dục được
hình thành và phát triển thì sẽ tạo điều kiện cho nhà giáo dục phát huy tác dụng chủ
đạo của mình ngày càng cao. Trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục giữ vai trò chủ
đạo, tổ chức lãnh đạo quá trình hình thành, phát triển những phẩm chất, hành vi, thói
quen ở học sinh, thể hiện:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, vai trò lãnh đạo sư phạm của giáo viên trong việc theo
dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của tập thể học sinh và của từng
học sinh.
- Thuyết phục học sinh biết định hướng và quyết tâm phấn đấu đạt những mục đích đã
đề ra.
- Lựa chọn các phương pháp, phương tiện để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục cho phù
hợp. Khi thực hiện nguyên tắc này cần chú ý một số yêu cầu sau:
- Nhà GD phải có năng lực chung (Thiết kế, tổ chức, giao tiếp, nghiên cứu đối tượng)
và năng lực giáo dục chuyên biệt (Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương
tiện, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục)
- Tuyệt đối không buông lỏng vai trò chủ đạo của nhà giáo dục.
- Phải biết ứng xử sư phạm khéo léo.
- Người được giáo dục phải tự giác, tự vận động đi lên dưới tác dụng chủ đạo của nhà
giáo dục, tránh rơi vào tình trạng cực đoan coi thường tác dụng chủ đạo của nhà giáo
dục hoặc thụ động làm theo ý kiến của nhà giáo dục.
- Tôn trọng sáng kiến và sự độc lập của học sinh.
- Thu hút sự tham gia tích cực của học sinh vào các hoạt động chung, thường xuyên
theo dõi, động viên uốn nắn những sai lệch một cách kịp thời.
- Phát huy vai trò tự quản của tập thể học sinh, biến những yêu cầu giáo dục thành
những yêu cầu tự giáo dục của tập thể và của từng cá nhân.
- Lựa chọn các biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục, giúp học sinh tự đánh giá kết
quả rèn luyện của bản thân, của tập thể, từ đó đề ra các mục tiêu phấn đấu mới.
- Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống, kế tiếp, liên tục trong công tác giáo
dục
Nguyên tắc này đòi hỏi: quá trình giáo dục phải được thực hiện các tác động
giáo dục theo một hệ thống đồng bộ thống nhất (từ mục đích, nhiệm vụ, nội dung,
phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá, nhà giáo dục…), kế
tiếp nhau và liên tục tác động đến nhân cách người được giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc
trên cơ sở đó mục tiêu giáo dục mới đạt được hiệu quả. Bởi, trong quá trình giáo dục:
- Một phẩm chất nhân cách được hình thành là kết quả tổng hợp của nhiều tác động,
của nhiều nhân tố trong một thời gian dài liên tục.
- Quá trình giáo dục là một quá trình hình thành một hệ thống những phẩm chất nhân
cách của người được giáo dục chứ không phải những phẩm chất riêng lẻ.
- Quá trình giáo dục diễn ra theo hướng giai đoạn trước đặt nền móng cho giai đoạn
sau, những giai đoạn sau phải kế tiếp và phát triển những kết quả của giai đoạn trước
- Quá trình giáo dục phải được tổ chức sao cho những phẩm chất nhân cách người
được giáo dục hình thành và phát triển không bị giãn đoạn vì mỗi lần giãn đoạn là một
lần chững lại, hoặc thụt lùi sự phát triển nhân cách của họ. Khi thực hiện nguyên tắc
này, quá trình giáo dục cần lưu ý:
- Nội dung giáo dục, những tác động giáo dục, hoạt động giáo dục phải có tính hệ
thống, không tản mạn, rời rạc.
- Những kết quả giáo dục, kinh nghiệm giáo dục đã thu được cần được kế thừa có
chọn lọc, không coi thường hay phủ định.
- Giáo dục phải được tiếp tục trong mọi không gian, thời gian, không ngắt quãng, giãn
đoạn.
- Nguyên tắc đảm bảo thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa
sức riêng của đối tượng giáo dục
Ở mỗi giai đoạn lứa tuổi, nhân cách con người đạt tới một trình độ phát triển
nhất định, thậm chí trong cùng một lứa tuổi sự phát triển nhân cách của mỗi người
cũng khác nhau. Mỗi người được giáo dục có những đặc điểm tâm sinh lý, kinh
nghiệm, hoàn cảnh, điều kiện sống, học tập, lao động khác nhau.
VD: Sự khác nhau ở những người được giáo dục về : Đặc điểm tâm sinh lí cá nhân
(sức khỏe, trình độ nhận thức, vốn kinh nghiệm, xúc cảm, tình cảm, lí trí, xu hướng,
tính cách, nhu cầu, động cơ…); những đặc điểm riêng của đời sống cá nhân (điều kiện
kinh tế, văn hóa, giáo dục, các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, người thân…); đặc
điểm điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán,…vùng miền nơi họ sinh
sống… Khi thực hiện nguyên tắc này nhà giáo dục cần lưu ý:
- Tìm hiểu, nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm giới tính; đặc điểm về
sức khỏe, trình độ được giáo dục, tính cách, nhu cầu, động cơ, điều kiện hoàn cảnh
riêng của từng đối tượng giáo dục.
- Trên cơ sở nắm vững đặc điểm đối tượng giáo dục nhà giáo dục xác định mục tiêu,
nhiệm vụ, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp,
có hiệu quả với nhóm đối tượng và từng đối tượng giáo dục cụ thể.
- Quá trình giáo dục cần đa dạng các hình thức tổ chức giáo dục nhằm thu hút được sự
tham gia tích cực của nhiều người được giáo dục và phát triển được tiềm năng đa dạng
của các em.
- Cần có thái độ tôn trọng, khuyến khích người được giáo dục tham gia vào quá trình
giáo dục; Tôn trọng sự đa dạng về tiềm năng, nhân cách của đối tượng giáo dục; Đảm
bảo quyền bình đẳng của những người được giáo dục tham gia vào các mối quan hệ
ứng xử, các hoạt động giáo dục…
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giáo dục giữa nhà trường, gia đình
và xã hội
Nhà trường, gia đình, xã hội là môi trường giáo dục không thể thiếu trong sự
phát triển nhân cách. Sự thống nhất ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội tạo
nên môi trường hoàn chỉnh với những tác động đồng bộ tới sự hình thành, phát triển
nhân cách. Trong đó cần nhấn mạnh vai trò của giáo dục nhà trường là môi trường
giáo dục rất quan trọng giữ vai trò chủ đạo. Giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và
giáo dục xã hội đều có vai trò chung là góp phần đào tạo thế hệ trẻ, song mỗi lực
lượng lại có những sức mạnh giáo dục đặc thù, ở lực lượng giáo dục này có mà ở lực
lượng giáo dục khác lại không có. Quá trình giáo dục của nhà trường giữ vai trò chủ
đạo: vai trò chủ động thiết kế, tổ chức các hoạt động phối hợp với giáo dục gia đình và
xã hội: Để thực hiện nguyên tắc này, giáo dục nhà trường cần chú ý:
- Nhà giáo dục cần hiểu rõ đặc điểm giáo dục của từng lực lượng giáo dục ảnh hưởng
tới sự phát triển nhân cách người được giáo dục.
- Thống nhất giữa nhà trường với gia đình và xã hội về mục đích, mục tiêu, nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và cách thức liên kết giáo dục.
- Liên kết, phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo
dục học sinh ở mọi lúc, mọi nơi theo những mục tiêu đã từng đặt ra.
- Tạo nên mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và gia đình, giữa cha mẹ học sinh
và thầy cô giáo.
- Khai thác có chọn lọc những tác động tích cực đồng thời góp phần điều chỉnh, ngăn
chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và cộng đồng, xã hội.
 Các nguyên tắc giáo dục là một hệ thống toàn diện, chúng không tồn tại tách
biệt mà có quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, bổ sung, hỗ trợ nhau.
* Ý nghĩa:
+ Trong công việc, cuộc sống: biết cách áp dụng các nguyên tắc vào trong cuộc sống
để đạt hiệu quả cao.
+ Trong vai trò là một nhà giáo: biết được các nguyên tắc dạy học cơ bản trong quá
trình giáo dục từ đó biết vận dụng các nguyên tắc một cách hợp lý.
NỘI DUNG 4: CẢM NHẬN CỦA BẠN SAU KHI ĐỌC SÁCH
1. Cảm nhận của bạn sau khi đọc cuốn: Ai lấy miếng phomat của tôi?
Qua đọc cuốn sách Ai lấy Miếng phomat của tôi của Spencer Johnson cho em thấy
được rằng là bản thân chúng ta phải học cách thức ứng với những thay đổi vượt
qua nghịch cảnh .Chúng ta buộc phải thay đổi vì không có gì là mãi mãi cái gì
cũng thay đổi theo thời gian .Khi bắt đầu thay đổi một thứ gì đó chúng ta luôn sợ
hãi rằng là không biết thay đổi có xấu hơn không ,luôn sợ thứ thay đổi sẽ làm ảnh
hưởng đến bản thân không chấp nhận hiện thực luôn bảo thủ là cái này phù hợp
với mình hơn sau đó oán trách ông trời bất công .Trong câu truyện hai chú chuột
nhanh nhẹn và đánh hơi tuy là hai chú chuột nhưng hiểu được rằng là không có gì
mãi mãi mình phải thay đổi để tim kiếm những miến phomat ngon hơn ,nhiều hơn
chúng khám phá được nhiều mới mẻ. Về phía Ù Lì chú không chấp nhận hiện thực
rằng là những miến Phomat đã bị lấy đi và hàng ngày chú ngồi đợi ở ở kho để
mong được trả lại những miếng phomat đó còn về Chậm chập rất là sợ là mình đi
kiếm phomat sẽ gặp phải nguy hiểm sợ không tìm được những miếng phomat ngon
và cậu nghĩ đến lúc phải thay đổi phải đi tìm kho phomat mới cậu đã luôn nghĩ khi
đi tìm phomat sẽ tìm được những kho phomat ngon và cậu ngồi thưởng thức ngon
lành nhưng khởi đầu của cậu không có được gặt hái cậu chỉ nhặt được vài miếng
phomat nhỏ để ăn lại lấy sức cậu cũng không quên mang lại về cho người bạn của
mình là Ù Lì để cậu ấy ăn nhưng Ù Lì rất bảo thủ cho rằng phomat sẽ được trở về
và cậu từ chối miếng phomat của Chậm Chạp vì cậu bảo rằng không hợp khẩu vị
của cậu .Nhưng điều đó vẫn không là nản chí Chậm Chạp cậu vẫn đi tìm và mỗi
lần đi đến đâu cậu lại dừng chân viết những câu nói cổ động bản thân và còn để kí
hiệu cho Ù Lì và cuối cùng cậu đã tìm ra được kho phomat thơm ngon cậu rất hạn
phúc .Tuy là một câu chuyện nhỏ nhưng nó cho em rất nhiều bài học rằng phải học
cách chấp nhận những thay đổi tuy thời gian đầu thay đổi sẽ có khó khăn nhưng
bằng ý chí nghị lực ta có thể vượt qua và gặt hái nhiều thành công ,
2. Cảm nhận của bạn sau khi đọc cuốn: Bài học diệu kì từ chiếc xe rác

Trong cuộc sống, bất kỳ ai cũng sẽ gặp những áp lực bủa vây, những căng
thẳng khiến chúng ta cảm thấy tức giận, bực bội và chán nản.

Những cảm xúc tiêu cực này sẽ càng tệ hơn nếu được cất giấu trong một thời
gian và thậm chí bị ảnh hưởng của những cơn nóng giận lên những người
thân yêu và cuối cùng khiến chính mình trở thành một người xấu xí.

Cuốn sách Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác của tác giả David J.Pollay sẽ
giúp bạn kiềm chế sự nóng giận trong bản thân mình để hướng đến những
mục tiêu tốt đẹp hơn, đừng vì những sự tức giận nhất thời gây nên rào cản
trên con đường vinh quang của chính mình.

Bạn không nên trút những gánh nặng lên gia đình và những người xung
quanh bạn. Mọi cảm xúc tiêu cực sẽ không đưa bạn đến hướng đi của việc
giải quyết vấn đề, chúng đưa bạn đến một bãi rác. Nếu đã là “rác” thì đừng
xả ra bên ngoài và ngược lại cũng đừng đem về cho bản thân.

Thông điệp mà cuốn sách gửi đến độc giả: hãy loại bỏ cảm xúc tiêu cực
trong bạn, biến những tiêu cực thành ngọn lửa hy vọng và niềm tin yêu.

COACH ĐỆ NHỊ THÂN VÀO TRONG FORM SAU:


- https://forms.gle/sdDe47bCvGzxT1FZ9
- HẠN NỘP BÀI TẬP: TRƯỚC 21h ngày 24/5/2022
- CÁC EM NỘP BÀI TẬP CỦA MÌNH CHO NHÓM TRƯỞNG,
NHÓM TRƯỞNG NỘP TRÊN PADLET CỦA GIẢNG VIÊN THEO
ĐƯỜNG LINK SAU: https://padlet.com/truonghoa/gdhk71

You might also like