Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

GROUP VẬT LÝ PHYSICS KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023

ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN


(Đề thi có 04 trang) Môn thi thành phần: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Mã đề thi 37


Số báo danh: ..........................................................................
Câu 1: Số nuclôn có trong hạt nhân 80 34 Se là
A. 80. B. 46. C. 34. D. 114.
Câu 2: Nuclôn là tên gọi chung của prôtôn và
A. notron. B. êlectron. C. notrinô. D. pôzitron.
Câu 3: Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng
A. huỳnh quang. B. tán sắc ánh sáng. C. quang - phát quang. D. quang điện trong.
Câu 4: Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng
A. lam. B. chàm. C. tím. D. đỏ.
Câu 5: Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được
A. hiện tượng quang - phát quang. B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện. D. hiện tượng quang điện ngoài.
Câu 6: Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có tác dụng
A. tăng cường chùm sáng. B. tán sắc ánh sáng.
C. nhiễu xạ ánh sáng. D. giao thoa ánh sáng.
Câu 7: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
A. biên độ và gia tốc. B. li độ và tốc độ.
C. biên độ và năng lượng. D. biên độ và tốc độ.
Câu 8: Một chất điểm có khối lượng m đang dao động điều hòa. Khi chất điểm có vận tốc v thì động
năng của nó là
A. mv. B. mv 2 /2. C. vm2 . D. vm2 /2.
Câu 9: Trong chân không, một ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Gọi h là hằng số Plăng, c là tốc độ ánh
sáng trong chân không. Năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc này là
A. λ/(hc). B. λc/h. C. λh/c. D. hc/λ
Câu 10: Một con lắc lò xo đang thực hiện dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực cưỡng bức
với phương trình: F = 0,25cos4πt (N)(t tính bằng s). Con lắc dao động với tần số góc là
A. 4π rad/s. B. 0,5rad/s. C. 2πrad/s. D. 0,25rad/s.
Câu 11: Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho năng lượng cần thiết tối thiểu để phá vỡ hạt nhân thành các
nuclon riêng rẽ?
A. Năng lượng liên kết. B. Năng lượng nghỉ.
C. Độ hụt khối. D. Năng lượng liên kết riêng.
Câu 12: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Lực kéo về tác dụng vào vật nhỏ của con lắc có độ
lớn tỉ lệ thuận với
A. độ lớn vận tốc của vật. B. độ lớn li độ của vật.
C. biên độ dao động của con lắc. D. chiều dài lò xo của con lắc.
Câu 13: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ, đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang.
Động năng của con lắc đạt giá trị cực tiểu khi
A. lò xo có chiều dài cực đại. B. vật có vận tốc cực đại.
C. lò xo không biến dạng. D. vật đi qua vị trí cân bằng.
Câu 14: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ và pha ban đầu lần lượt là A1 , φ1 và
A2 , φ2 . Dao động tổng hợp của hai dao động này có pha ban đầu φ được tính theo công thức
A sinφ +A sinφ A sinφ +A sinφ
A. tanφ = A 1cosφ1+A2cosφ2 . B. tanφ = A 1cosφ1−A2cosφ2 .
1 1 2 2 1 1 2 2
A1 sinφ1 −A2 sinφ2 A1 cosφ1 +A2 cosφ2
C. tanφ = A . D. tanφ = .
1 cosφ1 +A2 cosφ2 A1 sinφ1 +A2 sinφ2
Câu 15: Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp là u = U√2cosωt và cường độ dòng điện
qua đoạn mạch là i = I√2cos(ωt + φ), với φ ≠ 0. Biểu thức tính công suất tiêu thụ điện của
đoạn mạch là
A. P = U 2 I2 cos2 φ. B. P = UI. C. P = R2 I. D. P = UIcosφ.
Câu 16: Để xem các chương trình truyền hình phát sóng qua vệ tinh, người ta dùng anten thu sóng trực
tiếp từ vệ tinh, qua bộ xử lý tín hiệu rồi đưa đến màn hình. Sóng điện từ mà anten thu trực tiếp
từ vệ tinh thuộc loại.
A. sóng ngắn. B. sóng cực ngắn. C. sóng trung. D. sóng dài.
Câu 17: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k dao động điều hòa dọc theo trục Ox
quanh vị trí cân bằng O. Biểu thức xác định lực kéo về tác dụng lên vật ở li độ x là F = −kx. Nếu
F tính bằng Niutơn (N), x tính bằng mét (m) thì k tính bằng
A. N/m2 . B. N/m. C. N.m. D. N.m².
Câu 18: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong chân không, mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
B. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với cùng tốc độ.
C. Trong chân không, bước sóng của ánh sáng đỏ nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
D. Trong ánh sáng trắng có vô số ánh sáng đơn sắc.
Câu 19: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng.
B. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
C. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
D. Sóng cơ là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong một môi trường.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai? Máy biến áp là thiết bị
A. cho phép biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
B. không làm thay đổi tần số dòng điện xoay chiều.
C. cho phép tăng công suất của dòng điện xoay chiều.
D. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học?
A. Sóng âm truyền được trong chân không.
B. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.
C. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
D. Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
Câu 22: Vật dao động điều hòa có đồ thị vận tốc phụ thuộc thời gian như hình
bên. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Li độ của vật tại các thời điểm t1 và t 2 bằng nhau.
B. Tại thời điểm t 3 vận tốc của vật cùng hướng với hướng lực kéo về.
C. Tại thời điểm t 4 vật ở biên âm.
D. Tại thời điểm t 4 vật có li độ bằng 0.
Câu 23: Một sóng có chu kì 0,125 s thì tần số của sóng này là
A. 8 Hz. B. 4 Hz. C. 16 Hz. D. 10 Hz.
Câu 24: Phôtôn của một bức xạ có năng lượng 6,625.10 J. Bức xạ này thuộc miền
-19

A. sóng vô tuyến. B. hồng ngoại. C. tử ngoại. D. ánh sáng nhìn thấy


27
Câu 25: Khi bắn phá hạt nhân 13 Al bằng hạt α, người ta thu được một hạt notron và một hạt nhân X. Hạt
nhân X là
31 30 30 31
A. 16 S. B. 16 S. C. 15 P. D. 15 P.

Câu 26: Một nguyên tử trung hòa có hạt nhân giống với một hạt trong chùm tia α. Tổng số hạt nuclôn và
êlectron của nguyên tử này là
A. 4. B. 6. C. 2. D. 8.
Câu 27: Tại một điểm A nằm cách nguồn âm điểm một khoảng 1 m, có mức cường độ âm là 80 dB. Lấy
cường độ âm chuẩn là I0 = 10−12 W/m2 . Cường độ của âm đó tại A là:
A. IA = 0,1nW/m2 . B. IA = 0,1 mW/m2 . C. IA = 0,01 W/m2 . D. IA = 0,1GW/m2 .
Câu 28: Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0 . Khi
êlectron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt
A. 12r0 . B. 4r0 . C. 9r0 . D. 16r0 .
Câu 29: Một sóng cơ truyền trên trục Ox dọc theo sợi dây đàn hồi rất dài
với tốc độ 300 m/s. Hình vẽ là hình ảnh sợi dây ở thời điểm t.
Tần số của sóng đó là
A. 440 Hz. B. 660 Hz.
C. 500 Hz. D. 250 Hz.
Câu 30: Đầu trên của lò xo gắn vào điểm cố định, đầu
dưới gắn vật nhỏ m. Kích thích để m dao động
điều hòa theo phương thẳng đứng Ox trùng với
trục của lò xO, gốc O trùng với vị trí cân bằng
của m. Hình 1 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc
của lực F do lò xo tác dụng lên m theo thời
gian t. Hình 2 đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của F theo li độ x của vật là đường nào của hình 2?
A. Đường (1). B. Đường (2). C. Đường (3). D. Đường (4).
Câu 31: Trong ống Cu-lit-giơ eletron được tăng tốc bởi một điện trường rất mạnh nên ngay trước khi đập
vào anot nó có tốc độ bằng 0,86c (với c = 3.108 m/s). Biết khối lượng nghỉ của eletron là
0,511MeV/c 2 . Lấy h = 6,625. 10−34 Js. Bước sóng ngắn nhất của chùm tia X có thể phát ra gần
giá trị nào nhất sau đây?
A. 6, 57.10−12 m. B. 6, 73.10−12 m. C. 2,71. 10−12 m. D. 2,53. 10−12 m.
Câu 32: Giả sử các nguyên tử trong đám khí Hydro loãng được kích thích lên đến mức năng lượng nào
đó, sau đó tự phát chuyển sang các mức năng lượng thấp hơn và bức xạ năng lượng. Kết quả,
tổng số vạch quang phổ của quá trình dịch chuyển về quỹ đạo K, quỹ đạo L và quỹ đạo M là 39
vạch. Tổng số các vạch còn lại của toàn bộ quang phổ Hydro gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 83. B. 90. C. 65. D. 53.
Câu 33: Trong hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn A, B cách nhau 10 cm dao động điều hòa
theo phương thẳng đứng, cùng pha tạo ra sóng kết hợp lan truyền với bước sóng 1,5 cm. Trên
đường tròn tâm A, bán kính AB, thuộc mặt nước, có điểm M dao động với biên độ cực đại và
cách đường trung trực của AB một đoạn là b. Giá trị lớn nhất của b gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 2,5 cm. B. 14,2 cm. C. 13,1 cm. D. 12,5 cm.
Câu 34: Đặt điện áp xoay chiều u = U0 cosωt (U0 không đổi và ω thay đổi được) R (Ω)
vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp gồm đoạn AM chứa biến trở R, đoạn
MN chứa tụ điện có điện dung C và đoạn NB chứa cuộn dây có điện trở
r có độ tự cảm L = 0,05H. Ứng với mỗi giá trị R, điều chỉnh ω = ωR
sao cho điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AN và điện áp hai đầu đoạn mạch O 400 ωR (rad/s)

MB vuông pha với nhau. Hình vẽ bên biểu diễn sự phụ thuộc của R theo ωR . Giá trị của C là
1 1 1 2
A. 14 mF. B. 8 mF. C. 14 mF. D. 7 mF.
Câu 35: Từ một trạm điện, điện năng được truyền tải đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha.
Biết công suất truyền đến nơi tiêu thụ luôn không đổi, điện áp và cường độ dòng điện luôn luôn
cùng pha. Ban đầu, nếu ở trạm điện chưa sử dụng máy biến áp thì điện áp hiệu dụng ở trạm điện
bằng n lần điện áp hiệu dụng nơi tiêu thụ. Để công suất hao phí trên đường dây truyền tải giảm
100 lần so với lúc đầu thì ở trạm điện cần sử dụng máy biến áp có tỉ lệ số vòng dây của cuộn thứ
cấp so với cuộn sơ cấp bằng 167n/24. Giá trị n gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 1,199. B. 1,129. C. 1,217. D. 1,231.
Câu 36: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,1 kg và lò xo có độ cứng k = 10 N/m. Vật nhỏ
được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và
vật nhỏ là 0,2. Khi t = 0, giữ vật để lò xo dãn 20 cm rồi thả nhẹ thì con lắc dao động tắt dần
trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Lấy g = 10 m/s 2 . Tính thời điểm lần thứ 3 lò xo dãn 7 cm.
A. π/6 s. B. π/5 s. C. 9π/30 s. D. 7π/30 s.
Câu 37: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra vô số ánh sáng đơn sắc có
bước sóng λ biến thiên liên tục trong khoảng từ 469 nm đến 731 nm(469 nm < λ < 731 nm).
Trên màn quan sát, tại M chỉ có ba bức xạ cho vân sáng và bốn bức xạ có bước sóng
λ1 , λ2 , λ3 , λ4 (λ1 < λ2 < λ3 < λ4 ) cho vân tối. Giá trị bé nhất của λ3 gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 602 nm. B. 585 nm. C. 613 nm. D. 594 nm.
Câu 38: Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm A và B có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng
phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng AB. Ở mặt chất
lỏng, gọi (C) là hình tròn nhận AB làm đường kính, M là một điểm ở ngoài (C) gần I nhất mà
phần tử chất lỏng ở đó dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn. Biết AB = 26,6λ.
Độ dài đoạn thẳng MI có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 13,31λ. B. 13,33λ. C. 13,38λ. D. 13,35λ.
Câu 39: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với với nguồn S phát ra 2 ánh sáng đơn sắc có
bước sóng λ1 và λ2 > λ1 . Trên màn quan sát, có 4 điểm nằm trên đường thẳng vuông góc với các
vân giao thoa theo thứ tự là M, N, P, Q có 4 vạch sáng đi qua. Biết PQ = MN = 2NP/9. Nếu thay
bằng hai ánh sáng đơn sắc khác có bước sóng λ′ 1 và λ′2 (λ1 < λ1′ < λ′2 < λ2 ) thì trong khoảng
giữa hai vân sáng trùng nhau liên tiếp có N vân sáng đơn sắc. Giá trị N không thể nhận là
A. 18. B. 17. C. 16. D. 19.
Câu 40: Vật nặng có khối lượng m1 = 10 kg được mắc vào một đầu
của lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng của lò xo là
k = 100 N/m. Đầu còn lại của lò xo được gắn vào tường. Hệ
được đặt trên mặt phẳng nằm ngang như hình vẽ. Hệ số ma sát
giữa mặt phẳng và vật có giá trị 0,2. Ban đầu hệ ở trạng thái cân bằng, lò xo không biến dạng.
Một viên đạn có khối lượng m = 1 kg bay với vận tốc có độ lớn v0 = 10 m/s hợp với phương
nằm ngang góc α = 300 đến cắm vào vật m1 . Giả sử lực tương tác giữa m và m1 rất lớn so với
trọng lực của chúng. Coi thời gian va chạm đủ nhỏ để lò xo chưa kịp biến dạng trong quá trình
xảy ra va chạm. Lấy g = 10 m/s 2 . Độ nén cực đại của lò xo gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 16 cm. B. 14 cm. C. 12 cm. D. 10 cm.
GROUP VẬT LÝ PHYSICS KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(Đề thi có 04 trang) Môn thi thành phần: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Mã đề thi 37


Số báo danh: ..........................................................................
Câu 1: Số nuclôn có trong hạt nhân 80 34 Se là
A. 80. B. 46. C. 34. D. 114.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
A
Hạt nhân Z X có A nuclon trong đó: có Z proton và có (A − Z) notron.
Đối chiếu hạt nhân 80 34 Se có 80 nuclon.⇒ Chọn A
Câu 2: Nuclôn là tên gọi chung của prôtôn và
A. notron. B. êlectron. C. notrinô. D. pôzitron.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Hạt nhân được cấu tạo từ các nuclôn bao gồm hai loại hạt là prôtôn và nơtron ⇒ Chọn A
Câu 3: Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng
A. huỳnh quang. B. tán sắc ánh sáng. C. quang - phát quang. D. quang điện trong.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong. ⇒ Chọn D
Câu 4: Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng
A. lam. B. chàm. C. tím. D. đỏ.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Từ fd < fdc < fv < fluc < flam < fcham < ftim ⇒ Chọn C
Câu 5: Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được
A. hiện tượng quang - phát quang. B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện. D. hiện tượng quang điện ngoài.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Dùng thuyết lượng tử ánh sáng giải thích được hiện tượng: quang-phát quang, hiện tượng
quang điện ngoài, nguyên tắc hoạt động của pin quang điện, nhưng không giải thích được hiện
tượng giao thoa. Hiện tượng giao thoa chỉ giải thích được bằng thuyết sóng ánh sáng
⇒ Chọn B
Câu 6: Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có tác dụng
A. tăng cường chùm sáng. B. tán sắc ánh sáng.
C. nhiễu xạ ánh sáng. D. giao thoa ánh sáng.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Lăng kính có tác dụng phân tích một chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc khác
nhau. ⇒ Chọn B
Câu 7: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
A. biên độ và gia tốc. B. li độ và tốc độ.
C. biên độ và năng lượng. D. biên độ và tốc độ.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là biên độ và năng lượng
⇒ Chọn C
Câu 8: Một chất điểm có khối lượng m đang dao động điều hòa. Khi chất điểm có vận tốc v thì động
năng của nó là
A. mv. B. mv 2 /2. C. vm2 . D. vm2 /2.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Động năng tính theo công thức W𝕕 = mv 2 /2 ⇒ Chọn B
Câu 9: Trong chân không, một ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Gọi h là hằng số Plăng, c là tốc độ ánh
sáng trong chân không. Năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc này là
A. λ/(hc). B. λc/h. C. λh/c. D. hc/λ
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
hc
Từ ε = hf = ⇒ Chọn D
λ
Câu 10: Một con lắc lò xo đang thực hiện dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực cưỡng bức
với phương trình: F = 0,25cos4πt (N)(t tính bằng s). Con lắc dao động với tần số góc là
A. 4π rad/s. B. 0,5rad/s. C. 2πrad/s. D. 0,25rad/s.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số ngoại lực: ω = ωNL = 4π ⇒ Chọn A
Câu 11: Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho năng lượng cần thiết tối thiểu để phá vỡ hạt nhân thành các
nuclon riêng rẽ?
A. Năng lượng liên kết. B. Năng lượng nghỉ.
C. Độ hụt khối. D. Năng lượng liên kết riêng.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Năng lượng liên kết Wlk = Δmc 2 , cho biết năng lượng tỏa ra khi các nuclon liên kết với nhau
để tạo thành hạt nhân; là năng lượng cần thiết tối thiểu để phá vỡ hạt nhân đó thành các nuclon
riêng rẽ ⇒ Chọn A
Câu 12: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Lực kéo về tác dụng vào vật nhỏ của con lắc có độ
lớn tỉ lệ thuận với
A. độ lớn vận tốc của vật. B. độ lớn li độ của vật.
C. biên độ dao động của con lắc. D. chiều dài lò xo của con lắc.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Vì F =-kx nên |F| tỉ lậ thuận với |x| ⇒ Chọn B
Câu 13: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ, đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang.
Động năng của con lắc đạt giá trị cực tiểu khi
A. lò xo có chiều dài cực đại. B. vật có vận tốc cực đại.
C. lò xo không biến dạng. D. vật đi qua vị trí cân bằng.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Khi chiều dài lò xo cực đại hoặc cực tiểu thì vật ở vị trí biên nên v = 0 và động năng bằng 0 ⇒
Chọn A
Câu 14: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ và pha ban đầu lần lượt là A1 , φ1 và
A2 , φ2 . Dao động tổng hợp của hai dao động này có pha ban đầu φ được tính theo công thức
A sinφ +A sinφ A sinφ +A sinφ
A. tanφ = A 1cosφ1+A2cosφ2 . B. tanφ = A 1cosφ1−A2cosφ2 .
1 1 2 2 1 1 2 2
A1 sinφ1 −A2 sinφ2 A1 cosφ1 +A2 cosφ2
C. tanφ = A . D. tanφ = .
1 cosφ1 +A2 cosφ2 A1 sinφ1 +A2 sinφ2
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Từ x = A1 cos (ωt + φ1 ) + A2 cos (ωt + φ1 ) = Acos (ωt + φ) với
A2 = A21 + A22 + 2A1 A2 cos (φ1 − φ2 )
{ A sin φ +A sin φ . Chọn A
tan φ = A 1cos φ1+A2cos φ2
1 1 2 2

Câu 15: Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp là u = U√2cosωt và cường độ dòng điện
qua đoạn mạch là i = I√2cos(ωt + φ), với φ ≠ 0. Biểu thức tính công suất tiêu thụ điện của
đoạn mạch là
A. P = U 2 I2 cos2 φ. B. P = UI. C. P = R2 I. D. P = UIcosφ.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Công suất tiêu thụ: P = Uicosφ ⇒ Chọn D
Câu 16: Để xem các chương trình truyền hình phát sóng qua vệ tinh, người ta dùng anten thu sóng trực
tiếp từ vệ tinh, qua bộ xử lý tín hiệu rồi đưa đến màn hình. Sóng điện từ mà anten thu trực tiếp
từ vệ tinh thuộc loại.
A. sóng ngắn. B. sóng cực ngắn. C. sóng trung. D. sóng dài.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Để thu được sóng từ vệ tinh thì sóng đó phải xuyên qua được tầng điện li. Chỉ sóng cực ngắn
mới xuyên qua được tầng điện li.⇒ Chọn B
Câu 17: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k dao động điều hòa dọc theo trục Ox
quanh vị trí cân bằng O. Biểu thức xác định lực kéo về tác dụng lên vật ở li độ x là F = −kx. Nếu
F tính bằng Niutơn (N), x tính bằng mét (m) thì k tính bằng
A. N/m2 . B. N/m. C. N.m. D. N.m².
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
−F(N)
Từ F = −kx ⇒ k = ⇒ [k] = (N/m) ⇒ Chọn B
x(m)
Câu 18: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong chân không, mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
B. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với cùng tốc độ.
C. Trong chân không, bước sóng của ánh sáng đỏ nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
D. Trong ánh sáng trắng có vô số ánh sáng đơn sắc.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Mỗi ánh sáng đơn sắc có một tần số hoàn toàn xác định nên trong chân không, mỗi ánh sáng
đơn sắc có một bước sóng xác định.
Trong chân không, bước sóng của ánh sáng đỏ lớn nhất.⇒ Chọn C
Câu 19: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng.
B. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
C. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
D. Sóng cơ là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong một môi trường.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động trong một môi trường (nói: sóng cơ là quá trình lan
truyền các phần tử vật chất trong một môi trường là sai) ⇒ Chọn D
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai? Máy biến áp là thiết bị
A. cho phép biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
B. không làm thay đổi tần số dòng điện xoay chiều.
C. cho phép tăng công suất của dòng điện xoay chiều.
D. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, nó dùng đến biến dòng điện xoay
chiều này thành dòng điện xoay chiều khác mà không làm thay đổi tần số và không làm tăng
công suất. ⇒ Chọn C
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học?
A. Sóng âm truyền được trong chân không.
B. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.
C. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
D. Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng ⇒ Chọn C
Câu 22: Vật dao động điều hòa có đồ thị vận tốc phụ thuộc thời gian như hình
bên. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Li độ của vật tại các thời điểm t1 và t 2 bằng nhau.
B. Tại thời điểm t 3 vận tốc của vật cùng hướng với hướng lực kéo về.
C. Tại thời điểm t 4 vật ở biên âm.
D. Tại thời điểm t 4 vật có li độ bằng 0.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Biểu diễn véc tơ trạng thái ở các thời điểm trên vòng tròn lượng giác đa trục.
∗ Vì x1 = −x2 ⇒ A sai.
*Hình chiếu trên Ox của vecto bán kính tại t3 đang đi ra biên nên véc tơ vận
tốc ngược hướng với lực kéo về ⇒ B sai.
Đầu mút của véc tơ bán kính tại t 4 nằm tại x = −A nên ⇒ C đúng và D
sai.⇒ Chọn C
Câu 23: Một sóng có chu kì 0,125 s thì tần số của sóng này là
A. 8 Hz. B. 4 Hz. C. 16 Hz. D. 10 Hz.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
1 1
Tính f = T = 0,125 = 8(Hz) ⇒ Chọn A
Câu 24: Phôtôn của một bức xạ có năng lượng 6,625.10-19 J. Bức xạ này thuộc miền
A. sóng vô tuyến. B. hồng ngoại. C. tử ngoại. D. ánh sáng nhìn thấy
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
hc 6,625⋅10−34 .3.108
Từ: λ = = = 0,3. 10−6 (m) ⇒ Chọn C
ε 6,625.10−19
27
Câu 25: Khi bắn phá hạt nhân 13 Al bằng hạt α, người ta thu được một hạt notron và một hạt nhân X. Hạt
nhân X là
31 30 30 31
A. 16 S. S.B. 16 C. 15 P. D. 15 P.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
4 27 1 30
Từ 2 α + 13 Al → 0 n + 15 X ⇒ Chọn C
Câu 26: Một nguyên tử trung hòa có hạt nhân giống với một hạt trong chùm tia α. Tổng số hạt nuclôn và
êlectron của nguyên tử này là
A. 4. B. 6. C. 2. D. 8.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
4
Hạt nhân 2 He có 4 nuclon, trong đó có 2 proton. Do đó, nguyên tử Heli gồm hạt nhân có 4
nuclon và vỏ có 2 electron. Tổng số hạt nuclôn và êlectron của nguyên tử này là 6 ⇒ Chọn B

Câu 27: Tại một điểm A nằm cách nguồn âm điểm một khoảng 1 m, có mức cường độ âm là 80 dB. Lấy
cường độ âm chuẩn là I0 = 10−12 W/m2 . Cường độ của âm đó tại A là:
A. IA = 0,1nW/m2 . B. IA = 0,1 mW/m2 . C. IA = 0,01 W/m2 . D. IA = 0,1GW/m2 .
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
I = I0 . 10 = 10 . 10 = 10−4 W/m2 = 0,1 mW/m2 . ⇒ Chọn B
L −12 8

Câu 28: Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0 . Khi
êlectron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt
A. 12r0 . B. 4r0 . C. 9r0 . D. 16r0 .
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
r = 42 r0
Bán kính quỹ đạo N và L lần lượt: { N ⇒ rN − rL = 12r0 ⇒ Chọn A
rL = 22 r0
Câu 29: Một sóng cơ truyền trên trục Ox dọc theo sợi dây đàn hồi rất dài
với tốc độ 300 m/s. Hình vẽ là hình ảnh sợi dây ở thời điểm t.
Tần số của sóng đó là
A. 440 Hz. B. 660 Hz.
C. 500 Hz. D. 250 Hz.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
 = 6ô = 6.10 = 60cm = 0, 6m
v 300
f = = = 500 (Hz). Chọn C
 0, 6
Câu 30: Đầu trên của lò xo gắn vào điểm cố định, đầu
dưới gắn vật nhỏ m. Kích thích để m dao động
điều hòa theo phương thẳng đứng Ox trùng với
trục của lò xO, gốc O trùng với vị trí cân bằng
của m. Hình 1 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc
của lực F do lò xo tác dụng lên m theo thời
gian t. Hình 2 đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của F theo li độ x của vật là đường nào của hình 2?
A. Đường (1). B. Đường (2). C. Đường (3). D. Đường (4).
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Khi vật ở vị trí thấp nhất, độ biến dạng của lò xo nhiều nhất nên độ lớn
lực đàn hồi lớn nhất.
Từ hình 1, Fdh = max = |Fdh |max ⇒ chiều dương trục x hướng lên trên.
Khi vật có li độ x, biểu thức lực đàn hồi tác dụng lên vật là: F = kΔl =
k(Δl0 − x) = −kx + kΔl0 ⇒ Đồ thị F theo x là đoạn thẳng có hệ số góc
âm và phần ở trên trục hoành dài hơn phần ở dưới trục hoành ⇒ Chọn D
Câu 31: Trong ống Cu-lit-giơ eletron được tăng tốc bởi một điện trường rất mạnh nên ngay trước khi đập
vào anot nó có tốc độ bằng 0,86c (với c = 3.108 m/s). Biết khối lượng nghỉ của eletron là
0,511MeV/c 2 . Lấy h = 6,625. 10−34 Js. Bước sóng ngắn nhất của chùm tia X có thể phát ra gần
giá trị nào nhất sau đây?
A. 6, 57.10−12 m. B. 6, 73.10−12 m. C. 2,71. 10−12 m. D. 2,53. 10−12 m.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)

1 hc 1 6,625.10−34 .3.108
Wd = E − E0 = m0 c 2 ( 2
− 1) = ⇔ 0,511.1,6. 10−13 ( 2
− 1) = .
λ √1−0,86 λ
√1−v2
c
−12
⇒ λ ≈ 2,53. 10 (m) ⇒ Chọn D
Câu 32: Giả sử các nguyên tử trong đám khí Hydro loãng được kích thích lên đến mức năng lượng nào
đó, sau đó tự phát chuyển sang các mức năng lượng thấp hơn và bức xạ năng lượng. Kết quả,
tổng số vạch quang phổ của quá trình dịch chuyển về quỹ đạo K, quỹ đạo L và quỹ đạo M là 39
vạch. Tổng số các vạch còn lại của toàn bộ quang phổ Hydro gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 83. B. 90. C. 65. D. 53.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Giả sử, đám nguyên tử chuyển lên mức năng lượng tối đa là En .
Tổng số vạch chuyển về quỹ đạo K, quỹ đạo L và quỹ đạo M là:
T123 = (n − 1) + (n − 2) + (n − 3) = 39 ⇒ n = 15.
n(n−1) 15(15−1)
Tổng số vạch tối đa là: T = = = 105
2 2
Tổng số các vạch còn lại: T − T123 = 105 − 39 = 66 ⇒ Chọn C
Câu 33: Trong hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn A, B cách nhau 10 cm dao động điều hòa
theo phương thẳng đứng, cùng pha tạo ra sóng kết hợp lan truyền với bước sóng 1,5 cm. Trên
đường tròn tâm A, bán kính AB, thuộc mặt nước, có điểm M dao động với biên độ cực đại và
cách đường trung trực của AB một đoạn là b. Giá trị lớn nhất của b gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 2,5 cm. B. 14,2 cm. C. 13,1 cm. D. 12,5 cm.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
AB 10
=  6, 7 → MB − MA = 6  MB − 10 = 6.1,5  MB = 19cm M
 1,5
MB 2 − MA2 192 − 102
b= = = 13, 05cm . Chọn C A B
2 AB 2.10

Câu 34: Đặt điện áp xoay chiều u = U0 cosωt (U0 không đổi và ω thay đổi được) R (Ω)
vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp gồm đoạn AM chứa biến trở R, đoạn
MN chứa tụ điện có điện dung C và đoạn NB chứa cuộn dây có điện trở
r có độ tự cảm L = 0,05H. Ứng với mỗi giá trị R, điều chỉnh ω = ωR
sao cho điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AN và điện áp hai đầu đoạn mạch O 400 ωR (rad/s)

MB vuông pha với nhau. Hình vẽ bên biểu diễn sự phụ thuộc của R theo ωR . Giá trị của C là
1 1 1 2
A. 14 mF. B. 8 mF. C. 14 mF. D. 7 mF.
ZC Z L − ZC 1  1  1
tan  AN tan  MB = −1  . = 1  Rr = . L −   RrC = L − 2
R r C  C  C
 = 400 1
Với   0 = 0, 05 −  C = 0,125.10−3 F = 0,125mF . Chọn B
 R = 0 400 2
C
Câu 35: Từ một trạm điện, điện năng được truyền tải đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha.
Biết công suất truyền đến nơi tiêu thụ luôn không đổi, điện áp và cường độ dòng điện luôn luôn
cùng pha. Ban đầu, nếu ở trạm điện chưa sử dụng máy biến áp thì điện áp hiệu dụng ở trạm điện
bằng n lần điện áp hiệu dụng nơi tiêu thụ. Để công suất hao phí trên đường dây truyền tải giảm
100 lần so với lúc đầu thì ở trạm điện cần sử dụng máy biến áp có tỉ lệ số vòng dây của cuộn thứ
cấp so với cuộn sơ cấp bằng 167n/24. Giá trị n gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 1,199. B. 1,129. C. 1,217. D. 1,231.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
P P Ptt
n (2) n − 1 (3) 1 (1)
n −1 n −1 1 (1)
1+ (5) (4)
100 100
n −1
1+
P U 2 P2 P1 167n 100 100  n = 1, 2 . Chọn A
U=  =  =
P U1 P1 P2 24 n
cos 
R
Câu 36: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,1 kg và lò xo có độ cứng k = 10 N/m. Vật nhỏ
được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và
vật nhỏ là 0,2. Khi t = 0, giữ vật để lò xo dãn 20 cm rồi thả nhẹ thì con lắc dao động tắt dần
trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Lấy g = 10 m/s 2 . Tính thời điểm lần thứ 3 lò xo dãn 7 cm.
A. π/6 s. B. π/5 s. C. 9π/30 s. D. 7π/30 s.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
k 10
Fms =  mg = 0, 2.0,1.10 = 0, 2 (N) và  = = = 10rad / s
m 0,1
Khi vật đi theo chiều âm, lực ma sát hướng
ngược lại theo chiều dương nên tâm dao động
dịch chuyển từ O đến I, còn khi vật đi theo
chiều dương, lực ma sát hướng theo chiều âm
nên tâm dao động dịch đến I' sao cho:
Fms 0,2
OI = OI′ = = = 0,02(m) = 2(cm).
k 10
Độ giảm biên độ (so với O ) sau mỗi lần qua O là:
Fms A1 = A − ΔA1/2 = 16(cm)
ΔA1/2 = 2 = 4(cm) ⇒ {
k A2 = A − 2ΔA1/2 = 12(cm)
Gọi P là vị trí của vật trên quỹ đạo mà lò xo dãn 7 cm thì OP = 7 cm và IP = OP - OI = 5 cm.
Lần thứ 3 vật qua P thì vật đi từ A đến A1 (mất thời gian T/2 ), rồi đi từ A1 đến A2 (cũng mất
thời gian T/2) và rồi đi từ A2 đến P (mất thời gian t1 ). Khi đi từ A2 đến P thì I là tâm dao động
nên và biên độ so với I là A2 I = A2 − OI = 10 cm.
2π 1 PI 2π 1 5 7π
Do đó, t = T + t1 = + ω arccos = + 10 arccos 10 = (s) ⇒ Chọn D
ω A2 I 10 30
Câu 37: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra vô số ánh sáng đơn sắc có
bước sóng λ biến thiên liên tục trong khoảng từ 469 nm đến 731 nm(469 nm < λ < 731 nm).
Trên màn quan sát, tại M chỉ có ba bức xạ cho vân sáng và bốn bức xạ có bước sóng
λ1 , λ2 , λ3 , λ4 (λ1 < λ2 < λ3 < λ4 ) cho vân tối. Giá trị bé nhất của λ3 gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 602 nm. B. 585 nm. C. 613 nm. D. 594 nm.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
x = k 1 = ( k − 1) 2 = ( k − 2 ) 3 = ( k − 3) 4 với k bán nguyên

k min  x  ( k − 3) max
 k .469  ( k − 2 ) 3  ( k − 3) .731

  (*)
( k − 3,5) max  x  ( k + 0,5) min
 ( k − 3,5) .731  ( k − 2 ) 3  ( k + 0,5 ) .469

 k .469 ( k − 3,5 ) .731 
 8, 4  k  10, 7  k = 8,5; 9,5; 10,5 . Từ (*)  2  Max  ; 
 k −2 k −2 
k k .469 ( k − 3,5) .731
k −2 k −2
8,5 613,3 562.3
9,5 594,06 584,8
10,5 579,35 602
Vậy 2min  594,1nm . Chọn D
Câu 38: Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm A và B có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng
phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng AB. Ở mặt chất
lỏng, gọi (C) là hình tròn nhận AB làm đường kính, M là một điểm ở ngoài (C) gần I nhất mà
phần tử chất lỏng ở đó dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn. Biết AB = 26,6λ.
Độ dài đoạn thẳng MI có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 13,31λ. B. 13,33λ. C. 13,38λ. D. 13,35λ.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
 MA = k1
ĐK cực đại ngược pha nguồn  với k1 , k2 nguyên dương. Chuẩn hóa  = 1
 MB = k2 
Vì tính đối xứng nên ta chỉ xét trên nửa phần tư thứ nhất  k1  13,3 2  18,8
MA2 + MB 2 AB 2 k12 + k2 2 26, 62
MI 2 = − = −  13,32  k12 + k2 2  707,56
2 4 2 4
Xét lần lượt k12 + k22 = 708;709;710;... để tìm ( k12 + k2 2 ) có 𝑘1 , 𝑘2 nguyên dương
min

Khi k12 + k2 2 = 709  k2 = 709 − k12 → TABLE START 21 STEP 1

(thỏa mãn)
709 26, 62
Vậy MI min = −  13,33 . Chọn B
2 4
Câu 39: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với với nguồn S phát ra 2 ánh sáng đơn sắc có
bước sóng λ1 và λ2 > λ1 . Trên màn quan sát, có 4 điểm nằm trên đường thẳng vuông góc với các
vân giao thoa theo thứ tự là M, N, P, Q có 4 vạch sáng đi qua. Biết PQ = MN = 2NP/9. Nếu thay
bằng hai ánh sáng đơn sắc khác có bước sóng λ′ 1 và λ′2 (λ1 < λ1′ < λ′2 < λ2 ) thì trong khoảng
giữa hai vân sáng trùng nhau liên tiếp có N vân sáng đơn sắc. Giá trị N không thể nhận là
A. 18. B. 17. C. 16. D. 19.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
1 k2 k2
=  1 tối giản và càng tiến đến 1 thì khả năng nhận càng cao
2 k1 k1
N k1 + k2 = N + 2 k2 / k1
16 18 7/11
17 19 9/10
18 20 9/11
19 21 10/11
Giá trị 7/11 xa 1 nhất. Chọn C
Câu 40: Vật nặng có khối lượng m1 = 10 kg được mắc vào một đầu
của lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng của lò xo là
k = 100 N/m. Đầu còn lại của lò xo được gắn vào tường. Hệ
được đặt trên mặt phẳng nằm ngang như hình vẽ. Hệ số ma sát
giữa mặt phẳng và vật có giá trị 0,2. Ban đầu hệ ở trạng thái cân bằng, lò xo không biến dạng.
Một viên đạn có khối lượng m = 1 kg bay với vận tốc có độ lớn v0 = 10 m/s hợp với phương
nằm ngang góc α = 300 đến cắm vào vật m1 . Giả sử lực tương tác giữa m và m1 rất lớn so với
trọng lực của chúng. Coi thời gian va chạm đủ nhỏ để lò xo chưa kịp biến dạng trong quá trình
xảy ra va chạm. Lấy g = 10 m/s 2 . Độ nén cực đại của lò xo gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 16 cm. B. 14 cm. C. 12 cm. D. 10 cm.
Hướng dẫn (Group Vật lý Physics)
Lực tương tác giữa 𝑚 và 𝑚1 rất lớn so với trọng lực của chúng nên bỏ qua trọng lực
(
Biến thiên động lượng bằng xung lượng của lực: ( m + m1 ) v − mv0 = Fms + N t )
( m + m1 ) v − mv0 cos  = − Fms t ( m + m1 ) v − mv0 cos  = Fms = 
⎯⎯Ox
→ 
Oy
−mv0 sin  = − N t −mv0 sin  N


(1 + 10 ) v − 1.10.cos 30o = 0, 2  v = 5 3 − 1 m / s
−1.10.sin 30o 11
1 1
Bảo toàn năng lượng ( m + m1 ) v 2 − k lmax
2
=  g ( m + m1 ) lmax
2 2
2
1  5 3 −1  1
 . (1 + 10 ) .   − .100lmax = 0, 2.10. (1 + 10 ) lmax  lmax  0, 099m = 9,9cm .
2

2  11  2
Chọn D
BẢNG ĐÁP ÁN
1.A 2.A 3.D 4.C 5.B 6.B 7.C 8.B 9.D 10.A
11.A 12.B 13.A 14.A 15.D 16.B 17.B 18.C 19.D 20.C
21.C 22.C 23.A 24.C 25.C 26.B 27.B 28.A 29.C 30.D
31.D 32.C 33.C 34.B 35.A 36.D 37.D 38.B 39.C 40.D

You might also like