Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Nhóm 4-11

Thuyết trình về “Chính sách đúng đắn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của Đảng, nhà nước Việt Nam làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn
giáo trong chiến lược hòa bình” và đưa ra những luận cứ ủng hộ
những quan điểm ấy

Trước khi bước vào vấn đề chính thì ta có thể biết:

- Theo ước tính, hiện nay trên thế giới có khoảng 20.000 tôn giáo

- Việt Nam cũng có rất nhiều các loại hình tôn giáo, có những tôn
giáo du nhập từ bên ngoài như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành,
Hồi giáo..., có những tôn giáo bản địa của người Việt: đạo Cao
Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam.

- Có 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận, nổi bật nhất là Phật
Giáo gần 10 triệu tín đồ

- Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống
tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của
một số tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25%
dân số.

Sau đây ta sẽ bước vào vấn đề chính

3 phần lớn:
Chủ trương của Đảng, nhà nước
Luận điểm ủng hộ các quan điểm đúng đắn
Trách nhiệm của sinh viên

1. Chủ trương của Đảng, nhà nước

1.1 Chủ trương của Đảng

- Tổ chức tôn giáo là một tổ chức mang tính xã hội, mà đã là một tổ chức
thì ở bất cứ quốc gia nào khi thành lập, hoạt động đều phải chịu sự quản
lý của Nhà nước.

- Coi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền nhân
thân cơ bản của người dân
- ( dựa theo nghị quyết số 25) Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

1.2 Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới

Sau khi đất nước thống nhất, ngày 11/11/1977, Hội đồng Chính phủ đã
ban hành Nghị quyết số 297/CP trên năm nguyên tắc:
1) Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công
dân;
2) Đảm bảo bình đẳng trước pháp luật giữa người có tín ngưỡng và
người không có tín ngưỡng;
3) Bảo hộ quyền lợi và nghĩa vụ công dân, của người theo đạo và
không theo đạo;
4) Định chế các hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật;
5) Chế tài những hành động lợi dụng tôn giáo gây hại đến lợi ích của
đất nước, của dân tộc.

2. Luận điểm ủng hộ các quan điểm đúng đắn


2.1 Các quan điểm đúng đắn
+ Đảng và nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn
giáo của mỗi cá nhân,
+ Đảng và nhà nước Việt Nam khuyến khích sự hợp tác và đối thoại với
các tổ chức tôn giáo
2.2 Luận cứ ủng hộ quan điểm đúng đắn
+ Mọi công dân đều có quyền tự do tìm kiếm, thực hành và theo đuổi tín
ngưỡng của mình theo quy định của pháp luật.
+ Nhiều hoạt động của các tổ chức tôn giáo đã được tổ chức với sự tham
dự của đông đảo chức sắc, tín đồ và khách nước ngoài.

3. Trách nhiệm của sinh viên


3.1 Nhận thức:
- Hiểu rõ “chiến lược diễn biến hòa bình” lợi dụng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo để hoạt động chống phá Việt Nam.
- Tin tưởng vào đường lối, chính sách đúng đắn về tự do tôn giáo, tín
ngưỡng của Đảng, nhà nước.
- Lên án, phản bác lại trước những thông tin sai lệch, xuyên tạc về quyền
tự do tôn giáo ở Việt Nam.

3.2 Tuyên truyền:


- Làm rõ vai trò, tầm quan trọng, vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc, tôn
giáo
- Đấu tranh, phê phán những biểu hiện vi phạm chủ trương, chính sách,
pháp luật về dân tộc, tôn giáo

- Tố cáo với chính quyền khi phát hiện các hành động sai lệch về tôn giáo
ở Việt Nam

3.3 Vận động :

+ Cần phải tích cực học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi đắp tư
tưởng cách mạng trong sáng.

+ Phải có lập trường tư tưởng vững vàng, có lòng yêu nước, có niềm tin
vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp mới.

+ Tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng,Nhà nước, đấu
tranh chống tham nhũng, tệ nạn xã hội...

Để kết lại phần thuyết trình ta cần phân biệt được sự khác nhau về tôn
giáo và tính ngưỡng

Sự khác nhau

Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo
lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4
yếu tố đó. Trong đó: Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo đó như: Thích
ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công
giáo,

Giáo lý là những lời dạy của đức Giáo chủ đối với tín đồ. Giáo luật là
những điều luật do Giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống
đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó.

Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ
thể, chỉ có thể có một tôn giáo còn đối với tín ngưỡng thì một người có
thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, một
người vừa có tín ngưỡng thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ nhưng ngày mùng
Một và Rằm âm lịch hàng tháng họ còn ra đình, đền, miếu để lễ thần, lễ
thánh, lễ mẫu, hay ra chùa lễ Phật…

Và đó là kết thúc phần thuyết trình của nhóm chúng em ngày hôm nay

Xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe

You might also like