Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐÔ THỊ

HUẾ
GVHD: THS. KTS. PHẠM VŨ THƯƠNG NHUNG
NHÓM 10: ĐINH MẠNH DŨNG
NGUYỄN PHI HÙNG
ĐỖ THÀNH SƠN
ĐÀO THỦY LINH
PHẠM LÊ TÙNG CHI
NỘI DUNG
01 02
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ MỐI LIÊN HỆ CỦA HUẾ
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VỚI CÁC ĐÔ THỊ XUNG QUANH

03 04
ĐÔ THỊ HUẾ HIỆN NAY ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA ĐÔ THỊ
01
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
a) Quá trình hình thành vùng đất Thuận Hóa-Phú Xuân
-Từ thời Hùng Vương, vùng đất này thuộc bộ Việt thường, một trong mười lăm
bộ của nước Văn Lang. Dưới thời Bắc thuộc nhà Hán thuộc đất của Nhật Nam,
một trong ba quận của nước Âu Lạc.
-Từ thế kỷ X, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, biên giới Đại Việt mở
rộng dần về phía Nam.
-Năm 192 sau CN vùng đất này thuộc địa bàn nước Lâm Ấp và sau đó là vương
quốc Champa kéo dài gần 12 năm.
-Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân Công chúa cho Chế Mân để đổi
lấy hai châu Ô - Rí. Năm sau vua Trần cho đổi thành châu Thuận, châu Hóa và đặt
chức quan cai trị.
a) Quá trình hình thành vùng đất Thuận Hóa-Phú Xuân
-Thành Hóa châu (nằm cách Huế 9km về phía hạ lưu sông Hương) là trị sở và trung tâm chính trị kinh tế hành chính và
quân sự của châu Hóa. Sau hơn hai thế kỷ mở mang khai khẩn, đến giữa thế kỷ thứ XVI, lộ Thuận Hóa đã thành nơi "đô
hội lớn của một phương".

-Năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim
Long là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch
sử hình thành và phát triển của thành phố Huế sau này.

-Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Thái
lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là Phú Xuân, ở vị
trí tây nam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xây
dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị
phát đạt của xứ Đàng Trong.
a) Quá trình hình thành vùng đất Thuận Hóa-Phú Xuân
-Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712-
1738) phủ chúa dời ra Bác Vọng,
song khi Võ Vương lên ngôi lại cho
dời phủ chính vào Phú Xuân nhưng
dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc đông
nam Kinh thành Huế hiện nay.
-Sự nguy nga bề thế của Đô thành
Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn
Phúc Khoát đã được Lê Quý Đôn mô
tả trong sách Phủ biên tạp lục năm
1776. Đó là một đô thị phát triển
thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ
Sông Hương, từ Kim Long - Dương
Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà.

-Tiếp đó, Phú Xuân là kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều Tây Sơn (1788-1801) và
là kinh đô của nước Việt Nam gần 1,5 thế kỷ dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945).
B) Địa danh HUẾ chính thức được thay tên gọi Phú Xuân từ khi nào?
Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, tuy nhiên có thể theo thông tin:

-Ngày 20-10-1898, dụ của Vua Thành Thái lập thị xã Huế, ngày 30-8-1899 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuẩn y đạo
dụ và ngày 12-12-1929 được nâng thành thành phố Huế (địa giới hành chính chỉ gồm 9 phường nằm ngoài Kinh thành, từ
phường đệ nhất đến phường đệ cửu, đến năm 1934 được sắp xếp thành 11 phường).
-Sau Cách mạng Tháng Tám, thị xã Huế bao gồm cả khu vực nội ngoại thành, là tỉnh lỵ của Thừa Thiên.
-Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm cải cách hành chính, Huế là thành phố (về sau là thị xã) ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên,
nhưng tỉnh lỵ Thừa Thiên vẫn đặt tại Huế.
-Sau năm 1975, Huế là thành phố, tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) gồm 18 phường và 22 xã, đến năm 1989, Thừa Thiên tách
khỏi tỉnh Bình Trị Thiên, Huế là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên Huế.
C) Huế trở thành đô thị loại I
-Ngày 24-8-2005, TP Huế được nâng từ đô thị loại 2 lên đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế.

-Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đề ra mục tiêu: "Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố
trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế với đặc trưng văn hoá,
di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh".

-Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê


duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị
Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn
đến năm 2065 tại Quyết định số
1261/QĐ-TTg ngày 19/10/2022, làm cơ
sở để UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiến
hành lập, trình thẩm định, phê duyệt đồ
án Quy hoạch, phục vụ mục tiêu thành
lập thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc
Trung ương.
02
MỐI LIÊN HỆ CỦA HUẾ VỚI
CÁC ĐÔ THỊ XUNG QUANH
-TP Huế nằm ở dải đất ven biển miền trung
Việt Nam, thuộc Bắc Trung Bộ, bao gồm phần
đất liền và phần lãnh hải thuộc lục địa biển
Đông.
o Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị
o Phía đông giáp biển Đông
o Phía tây giáp tỉnh Saravane của Lào
o Phía nam giáp tỉnh Quảng Nam, thành
phố Đà Nẵng
-Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của
đất nước, trên trục Bắc-Nam của các tuyến
đường bộ, đường sắt, đường hàng không và
đường biển, gần tuyến hành lang Đông-Tây
của tuyến đường Xuyên Á (Thái Lan-Lào-Việt
Nam) theo đường 9
-Huế cách thủ đô Hà Nội 675 km về phía
Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 94 km về phía
Nam với ranh giới tự nhiên là dãy núi Bạch
Mã.
03
ĐÔ THỊ HUẾ HIỆN NAY
-Hiện nay, Huế là một trung tâm chính trị, trung tâm văn hóa du lịch, giáo dục và đào tạo, khoa học kỹ thuật
quan trọng của đất nước Việt Nam. Với độ dày về văn hóa, lịch sử của quá trình hình thành và phát triển,
thành phố Huế đã xác lập cho mình một bản sắc riêng, đó là “bản sắc Huế” cùng với những giá trị văn hóa vật
chất và tinh thần của Huế đã tạo ra sức hấp dẫn, thu hút và thuyết phục sâu rộng đối với trong nước và cả
quốc tế.
A) VĂN HÓA
-Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm
1306), trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía
Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnh tạo nên nền văn hóa
Việt-Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu
vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây...

-Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh
thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về
nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh
vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong
tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn-mặc-ở, phong
cách giao tiếp, phong cách sống,..

-Huế còn được gọi là Đất Thần Kinh hay Xứ thơ, là


một trong những thành phố được nhắc tới nhiều
trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam vì nét lãng mạn và
thơ mộng..
A) VĂN HÓA
-Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa
dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được
thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm
nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối
ứng xử, ăn-mặc-ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống,..

Trang phục truyền thống Huế

Nghệ thuật tuồng Nhã nhạc cung đình Huế Ẩm thực cung đình Huế
B) KIẾN TRÚC
-Kiến trúc ở Huế phong phú
và đa dạng: kiến trúc cung
đình và kiến trúc dân gian, kiến
trúc tôn giáo và kiến trúc đền
miếu, kiến trúc truyền thống
và kiến trúc hiện đại...

-Những công trình kiến trúc


công phu, đồ sộ nhất chính là
Quần thể di tích Cố đô Huế
hay Quần thể di tích Huế. Đó
là những di tích lịch sử - văn
hóa do triều Nguyễn xây dựng
trong khoảng thời gian từ đầu
thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ
20 trên địa bàn kinh đô Huế
xưa; nay thuộc phạm vi thành
phố Huế và một vài vùng phụ
cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế,
Việt Nam.
B) KIẾN TRÚC
-Một loại hình kiến trúc
dân gian độc đáo ở Huế là
nhà rường xứ Huế, với
những cột, kèo chống hoàn
toàn làm từ gỗ, với những
nét chạm trổ, vào mộng cực
kỳ tinh xảo và khéo léo. Hiện
còn khoảng trên dưới 100
nhà rường như thế (chỉ tính
riêng nhà ở gia đình, không
bào gồm đình làng, nhà thờ
họ...) ở thành phố Huế và
các huyện, thị xã có tuổi đời
trên dưới 100 năm, cá biệt
có nhà gần 200 năm.

Nhà rường-Huế
04 ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT
CỦA ĐÔ THỊ
A) CỐ ĐÔ HUẾ
-Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO vinh danh với những tiêu chí gắn với tính chất kinh đô và hoàng gia
thời phong kiến Việt Nam. Những tính chất đó có thể là một trong những tiền đề quan trọng tạo nên các giá trị
văn hóa nổi trội của khu di sản văn hóa thế giới này. Với tính chất đặc trưng như vậy, Huế được coi là một “di sản
kiến trúc đô thị” tiêu biểu của nhân loại, là nơi tích hợp, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa mang tầm cỡ quốc gia.

-Thời Nguyễn, các cụm công trình kiến trúc quan


trọng của Huế đều được thiết kế gắn liền với yếu
tố cảnh quan phong thủy, như những ngọn núi,
quả đồi hay dòng sông, con suối, đặc biệt là hồ
nước, đều có thể mang tư cách “tiền án”, “hậu
chẩm”, “tả thanh long”, “hữu bạch hổ”,... Đó chính
là “những thuộc tính văn hóa tâm linh tạo nên giá
trị nổi bật của Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế”.

Cố đô Huế nhìn từ trên cao


A) CỐ ĐÔ HUẾ
-Quần thể di tích Cố đô Huế hiện nay bao gồm hệ thống di tích kiến trúc thành quách, cung điện và lăng
tẩm của các vua quan nhà Nguyễn ở nội và ngoại vi thành phố. Mỗi đền đài, lăng tẩm là một tổ hợp những
công trình kiến trúc nằm trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.

Lăng Gia Long Lăng Khải Định Điện Thái Hòa


B) KỲ ĐÀI
-Kỳ đài toạ lạc tại mặt trước kinh thành Huế, được xây dựng vào năm 1807.
-Công trình xây bằng gạch, ba tầng như ba hình tháp cụt xếp chồng lên nhau.
-Trên mặt đài, trước đây có hai điểm canh và bốn pháo xưởng để bố trí bốn khẩu đại bác.
-Trên đỉnh cột cờ còn đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu.
-Trong những trường hợp cần thiết, lính canh sẽ trèo lên Vọng Đẩu dùng kính Thiên lý quan sát các hoạt động
ngoài bờ biển.

Kỳ Đài
THE END!
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

You might also like