Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

TOÀ ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ

CUNG ĐIỆN HOÀ BÌNH


LA-HAY, HÀ LAN

VỤ VIỆC LIÊN QUAN TỚI ĐẠI DỊCH J-VID-18

CỘNG HOÀ THỐNG NHẤT APREPLUYA


(NGUYÊN ĐƠN)
V.
NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ RANOVSTAYO
(BỊ ĐƠN)

BẢN TÓM TẮT CHI TIẾT ĐỆ TRÌNH CỦA NGUYÊN ĐƠN

NHÓM 3
Số từ: 654

2023
BẢN TÓM TẮT CHI TIẾT ĐỆ TRÌNH CỦA NGUYÊN ĐƠN

RANOVSTAYO VI PHẠM LUẬT QUỐC TẾ KHI TỪ CHỐI TRAO TRẢ


BÀ KEINBLAT VORMUND CHO CHÍNH QUYỀN APREPLUYA:

A. Việc Ranoystayo không giao nộp bà Vormund là hành vi can thiệp vào công việc
nội bộ của Apreluya.
1. Ranoystayo đã cản trở việc thực hiện quyền truy tố tội phạm của Aprepluya
i. Việc các cơ quan có thầm quyền của Aprepluya truy tố và bắt giữ bà Vormund theo luật
định là công việc nội bộ của nước này.
ii. Ranovstayo cho phép bà Vormund tị nạn tại lãnh sự quán sau khi có quyết định truy tố
hình sự từ cơ quan có thẩm quyền của Aprepluya đã vi phạm nghĩa vụ không can thiệp
vào công việc nội nước khác. (Điều 2(7) Hiến chương Liên Hợp quốc; Điều 55(1),
VCCR1; Phán quyết vụ Nicaragua v. Mỹ, Nghị quyết 2625 năm 1970 của Đại hội đồng
Liên hợp quốc)

2. Ranoystayo vi phạm nghĩa vụ tôn trọng luật và quy định của Aprepluya
i. Lãnh sự quán Ranoystayo có nghĩa vụ tôn trọng luật và quy định của Aprepluya (Điều
55(1) VCCR).
ii. Ranoystayo đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng luật và quy định của Aprepluya khi cố tính
không giao cô Vormund, tiếp tục cho cô Vormund cư trú tại lãnh sự quán tại tỉnh Segura.

B. Việc Ranoystayo cấp quyền tị nạn ngoại giao trái với quy định của các điều ước
quốc tế về ngoại giao và lãnh sự mà hai nước là thành viên
1. VCDR và VCCR đều không cho phép tị nạn ngoại giao
i. Cả hai Công ước đều không đề cập đến khái niệm “tị nạn ngoại giao”.
ii. Đề xuất bổ sung quyền tị nạn ngoại giao đều bị từ chối trong quá trình đàm phán hai
Công ước (Bản bình luận VCDR2 của Eileen Denza)

2. Tị nạn ngoại giao trái với đối tượng và mục đích của VCDR và VCCR
i. Tị nạn ngoại giao trái với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
tiếp nhận (Điều 41(1) VCDR).

1
Công ước Vienna về quan hệ lãnh sự năm 1963.
2
Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao năm 1961.
2
ii. Cấp quyền tị nạn ngoại giao không phải là một một chức năng ngoại giao hoặc lãnh sự
được công nhận (Điều 3, Điều 41(3) của VCDR và Điều 5, Điều 55(2) của VCCR).
iii. Cấp tị nạn ngoại giao trong khi quốc gia sở tại phản đối gây khó khăn cho việc thúc đẩy
quan hệ giữa hai quốc gia (Điều 3(1)(e) VCDR và Điều 5(b) VCCR).

C. Kể cả khi bị đơn có thể trao quyền tị nạn ngoại giao, bà Vormund cũng không đủ
Điều kiện hưởng quyền do vi phạm luật pháp quốc gia
1. Tội phạm thông thường không được hưởng quyền tị nạn ngoại giao (Asylum Case
(Columbia v. Peru).
2. Ranovstayo không có quyền đơn phương xác định hành vi của bà Vormund là tội
phạm chính trị hay tội phạm thông thường (Asylum Case (Columbia v. Peru).
3. Hành vi của bà Vormund là hành vi phạm tội thông thường, không mang tính chính
trị nên không được phép hưởng quyền tị nạn ngoại giao.

D. Kể cả khi quyền tị nạn ngoại giao được công nhận, bị đơn vẫn có nghĩa vụ trao trả
bà Vormund vì tính bất khả xâm phạm của lãnh sự quán không bao gồm quyền tị
nạn ngoại giao
1. Tính bất khả xâm phạm của trụ sở lãnh sự quán không mang tính tuyệt đối.
Theo Điều 31(2) VCCR, tính bất khả xâm phạm chỉ được sử dụng dành riêng cho mục
đích công việc của lãnh sự quán.
2. Việc lãnh sự quán Ranovstayo cấp quyền tị nạn ngoại giao cho bà Vormund không phải
là chức năng và công việc của cơ quan này.

You might also like