Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 29

1. Kế hoạch kinh doanh là gì?

- Kế hoạch kinh doanh là văn bản mô tả các hoạt động, quá trình kinh doanh của công ty, doanh
nghiệp ứng với một khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Nó là một công cụ quản lý của
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, các chiến lược, xác định thị trường, khách
hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp, đưa ra các phương hướng kinh doanh và
phương thức để thực hiện các mục tiêu, chiến lược.
- Các vấn đề thường có trong bản kế hoạch kinh doanh bao gồm: Nguồn lực, tài chính cần thiết, các
chiến lược bán hàng, chiến lược marketing và các phương hướng giải quyết rủi ro nếu xảy ra.
- Tại sao phải lập kế hoạch kinh doanh?
o Kinh doanh mà không lập kế hoạch đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang lập kế hoạch
cho sự thất bại. Việc lập kế hoạch kinh doanh là điều cần thiết với bất cứ doanh nghiệp
đang ở quy mô và loại hình kinh doanh hoặc giai đoạn phát triển nào;
o Giúp các công ty, doanh nghiệp có thể xem xét và khảo sát thị trường một cách đầy đủ và
chính xác;
o Giúp chủ doanh nghiệp có thể giám sát các hoạt động kinh doanh cụ thể, chi tiết và hiệu
quả hơn;
o Định hướng được mức độ khả thi của các chiến lược;
o Thu hút, lôi cuốn được nhiều đối tác tiềm năng cùng hợp tác vào dự án của bạn;
o Thu hút các nhà đầu tư quan tâm và hợp tác với các dự án của bạn.
- Một số nguyên nhân dẫn đến việc lập kế hoạch kinh doanh thất bại như:
o Chủ doanh nghiệp và đội nhóm không đồng nhất mục tiêu giữa cá nhân và doanh nghiệp;
o Nhân sự thiếu sự thấu hiểu về mô hình kinh doanh và thị trường;
o Kế hoạch thiếu tính thực thi do mục tiêu xác định không đúng;
o Doanh nghiệp thiếu công cụ để triển khai và đo lường hiệu quả hoạt động.
2. Các nguyên tắc khi xây dựng kế hoạch kinh doanh
2.1. Xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART
- Xác định mục tiêu là vấn đề vô cùng quan trọng trong việc lập kế hoạch kinh doanh. Mục tiêu
giống như kim chỉ nam, định hướng đường đi cho doanh nghiệp, đặt đúng mục tiêu sẽ giúp doanh
nghiệp tìm đến đích đến nhanh hơn. Việc đặt mục tiêu cần tuân thủ Nguyên tắc SMART.
- Nguyên tắc SMART thực chất là từ ghép, được ghép từ 5 chữ cái đầu của 5 từ khác nhau, mỗi từ/
chữ cái đại diện cho một tiêu chí khi đặt ra mục tiêu, bao gồm:
o Specific (cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu)
o Measurable (đo đếm được)
o Achievable/ Attainable (có thể đạt được bằng chính khả năng của mình)
o Realistic/ Relevant (thực tế, không viển vông)

1
o Time bound/ Time based (thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra).
2.2. Áp dụng các công cụ để lập kế hoạch (5W2H, 5M2C)
- Để lập được một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể, bạn cần phải:
o Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc 1W (why)
o Xác định nội dung công việc 1W (what)
o Xác định 3W (where, when, who)
o Xác định cách thức thực hiện 1H (how)
o Xác định cần bao nhiêu tiền (chi phí) để làm công việc này (how much; how many)
=> Nguyên tắc 5W2H
o Xác định phương pháp kiểm soát (control)
o Xác định phương pháp kiểm tra (check)
o Xác định nguồn lực 5M:
▪ Man = nguồn nhân lực
▪ Money = tiền bạc
▪ Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng
▪ Machine = máy móc/công nghệ
▪ Method = phương pháp làm việc.
=> Nguyên tắc 5M2C
3. Những sai lầm cần tránh khi thực hiện kế hoạch kinh doanh là gì?
- Bạn cần tránh những điều sau để có được một bản kế hoạch hoàn chỉnh:
- Dự tính lợi nhuận kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh quá cao;
- Bản kế hoạch tài chính, chiến lược kinh doanh không hoàn chỉnh;
- Mục tiêu kinh doanh, thị trường, đối thủ không cụ thể;
- Đánh giá sai các tiềm năng thị trường, khách hàng tiềm năng;
- Vẽ ra viễn cảnh thị trường, kế hoạch kinh doanh quá lớn;
- Không hiểu rõ hoạt động kinh doanh, thị trường phân phối;
- Không trình bày rõ năng lực của chủ doanh nghiệp, của kinh doanh.
4. Cách xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh
4.1. Xác định mô hình kinh doanh
- Một ý tưởng kinh doanh tốt sẽ giúp xây dựng kế hoạch kinh doanh đúng đắn. Việc xác định mô
hình kinh doanh có thể ứng dụng mô hình Business model canvas nổi tiếng trên thế giới thông qua
việc xác định 9 thành tố tương ứng với 9 trụ cột tạo nên tổ chức của một công ty, bao gồm:
o Phân khúc khách hàng – Customer Segment (CS): Xác định nhóm đối tượng khách
hàng mà công ty bạn muốn hướng đến. Nhóm khách hàng này có thể là thị trường đại
chúng, thị trường ngách, thị trường hỗn hợp.

2
o Giải pháp giá trị – Value Propositions (VP): Mô tả lại những mục tiêu giá trị mà sản
phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đã và đang tạo cho nhóm khách hàng mục tiêu. Nói
cách khác, đây là lý do mà khách hàng chọn sản phẩm của công ty bạn thay vì công ty
của đối thủ.
o Các kênh truyền thông – Channels (CH): Mô tả các kênh truyền thông và phân phối
mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp xúc với phân khúc khách hàng.
o Quan hệ khách hàng – Customer Relationships (CR): Mô tả các loại quan hệ mà
doanh nghiệp muốn thiết lập với các phân khúc khách hàng của mình. Làm thế nào
doanh nghiệp giữ chân khách hàng cũ hoặc thu hút khách hàng mới ?
o Dòng doanh thu – Revenue Streams (RS): Thể hiện luồng lợi nhuận doanh nghiệp
thu được từ các phân khúc khách hàng của mình.
o Nguồn lực chính – Key Resources (KR): Mô tả các nguồn lực quan trọng nhất của
doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh có thể tồn tại. Đây có thể là các nguồn lực vật
lý (tài nguyên môi trường,…), nguồn lực tri thức (bằng sáng chế), nhân lực và tài
chính.
o Hoạt động chính – Key Activities (KA): Mô tả các hành động quan trọng nhất mà
doanh nghiệp cần duy trì để giữ được công việc kinh doanh của mình.
o Đối tác chính – Key Partnerships (KP): Mô tả các nhà cung cấp nguồn lực và các
đối tác giúp cho công việc kinh doanh được thực hiện tốt và có thể phát triển.
o Cơ cấu chi phí – Cost Structure (C$): mô tả tất cả các chi phí cần thiết để duy trì và
điều hành một công việc kinh doanh.
4.2. Phân tích thị trường
Phân tích môi trường vĩ mô (PEST): Môi trường kinh doanh thay đổi có thể tạo ra những cơ
hội tuyệt vời cũng như những mối đe dọa đáng kể tới công ty của bạn. Mô hình PEST là một công cụ
đơn giản và được sử dụng rộng rãi để phân tích các thay đổi về Chính trị (Politics), Kinh tế
(Economics), Xã hội-Văn hoá (Socio-culture) và Công nghệ (Technology) trong môi trường kinh
doanh.
=> Điều này giúp bạn hiểu được bạn đang phải đối mặt với những thay đổi cốt lõi nào, và từ đó tận
dụng được các cơ hội khi chúng xuất hiện.
Phân tích môi trường vi mô:
- Bên ngoài:
+ Phân tích đối thủ cạnh tranh: Nắm được điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ sẽ giúp chúng ta chủ
động hơn trong mọi tình huống.
+ Phân tích tệp khách hàng
+ Phân tích các sản phẩm thay thế và đơn vị cung cấp

3
=> Xác định USP của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp
- Bên trong:
+ Nguồn nhân lực
+ Chất lượng sản phẩm/dịch vụ
+ Thương hiệu…
=> Xây dựng kế hoạch sản xuất dự toán phù hợp với thị trường và thực tế nguồn lực của doanh
nghiệp
4.3. Xác định chiến lược kinh doanh (công cụ phân tích SWOT)
Trong khi PEST cung cấp một cái nhìn vĩ mô về tình hình cạnh tranh, thì SWOT thường được sử
dụng nhiều hơn ở mức độ vi mô để phân tích một doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn
bản nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn
những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp bạn. Dưới đây là
các giá trị của mô hình SWOT:
Điểm mạnh (Strengths): Là những lợi thế về kỹ năng, nguồn lực, vốn, mạng lưới hay giá
trị giúp phân biệt thương hiệu của bạn với những thương hiệu khác. Chúng là lý do tại sao người
tiêu dùng muốn mua hoặc sử dụng dịch vụ của công ty bạn..
Điểm yếu (Weaknesses): Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính
tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn.
Cơ hội (Opportunities): Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị trường
kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu.
Các mối đe dọa (Threats): Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị
trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt
được mục tiêu của bạn.
4.4. Xây dựng kế hoạch sản xuất
- Lập kế hoạch sản xuất là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh
nghiệp. Ý tưởng kinh doanh có hay đến đâu, nếu không có kế hoạch sản xuất, hiệu quả kinh doanh
thực tế sẽ không bao giờ đạt như kỳ vọng, và các nguồn lực từ tài chính đến nhân sự cũng sẽ
không được tối ưu hóa.
4.5. Xây dựng kế hoạch tổ chức marketing - bán hàng
- Chiến lược Marketing sẽ giúp bạn mang về một lượng khách hàng và giữ chân họ sử dụng mặt
hàng của bạn. Sản phẩm của bạn dù tốt hay không nhưng nếu không ai biết tới thì đều là vô nghĩa.
Chiến lược Marketing tốt sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

4
- Có 3 nguyên tắc bạn cần tuân thủ trước khi lên kế hoạch marketing bao gồm: Segment (phân loại
khách hàng), Target (lựa chọn khách hàng mục tiêu) và Position (Định vị thương hiệu).
4.6. Xây dựng kế hoạch tài chính
- Kế hoạch tài chính cần cụ thể và rõ ràng. Nguồn tài chính sẽ được sử dụng như thế nào cho kế
hoạch kinh doanh là câu hỏi cần giải quyết. Cần phải lập phương án tài chính, các giả định tài
chính, dự toán chi phí, dự toán doanh thu, kết quả kinh doanh dự kiến, dòng tiền dự kiến, cân
đối kế toán dự kiến.
4.7. Xây dựng kế hoạch nhân sự
- Một cơ chế quản lý nhân sự bao gồm: định biên nhân sự, chính sách nhân sự, số lượng nhân sự,
mức lương, chi phí nhân sự.
5. Cách xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh độc đáo
5.1. Thế nào là ý tưởng kinh doanh độc đáo?
- Một số bạn nhầm tưởng rằng đó chỉ là những ý tưởng kinh doanh khác lạ mà mình tự nghĩ ra rồi
sau đó bỏ 1 số vốn ra để đầu tư nó rồi cố gắng phát triển. Nhưng có thể các bạn đã lầm tưởng rằng
khi ta bắt đầu kinh doanh thì việc có lại được sự lợi tức từ các vốn đầu tư thu nhập chính là điều
mà ta quan tâm rất nhiều. Một ý tưởng đặc biệt, khác lạ nhưng không mang lại tính hiệu quả từ các
khoản lãi thu nhập về cho mình thì đấy không được coi là ý tưởng kinh doanh tốt.
- Ý tưởng kinh doanh độc đáo ở đây chính là việc bạn có thể tạo ra được một mô hình kinh doanh
“đột biến” mà trong đấy mặt hàng sản phẩm của bạn được thị trường chấp nhận và nó trở nên vô
cùng khả thi. Bạn thực sự có được sự nhận biết, hiểu biết rõ rệt từ các vốn đầu tư của mình bỏ ra
và rồi thu lại được những nguồn lợi nhuận lớn.
5.2. Đặc điểm của những ý tưởng kinh doanh độc đáo
- Cũng đã có khá nhiều các công ty, doanh nghiệp lớn thất bại trong việc chi ra một khoản vốn đầu
tư khá lớn cho những ý tưởng được cho là độc đáo nhưng rồi lại không có được sự hiệu quả vì bị
coi là những ý tưởng điên rồ, sao chép.
- Xã hội hiện đại đang phát triển nhanh tới một cách chóng mặt. Chúng ta đang được sống trong 1
cuộc sống mà có quá nhiều các loại hình dịch vụ, sản phẩm được tạo ra theo nhiều kiểu khác nhau.
Nhưng ở đây, ý tưởng độc đáo của mình buộc phải cho họ thấy rằng được nó là ý tưởng mang tính
chất độc đáo khác lạ, có được sự đột biến và đi kèm với nó là sự hiệu quả, lãi lời.
- Việc làm nổi bật thương hiệu của mình trên thị trường và có được sự cạnh tranh từ các doanh
nghiệp khác là điều tối quan trọng mà ta cần thực hiện được. Sản phẩm dịch vụ của mình phải có
được “tiếng nói”, sức ảnh hưởng trên thị trường thì mới được mọi người công nhận, ủng hộ.
5.3. Tính khả thi và đột biến của ý tưởng kinh doanh
- Sẽ có các tiêu chí sau đây để bạn có thể xác định rằng ý tưởng kinh doanh của mình có được coi là
khả thi hay không:

5
● Sự bền vững của mặt hàng, sản phẩm
● Sự bền vững của mặt hàng, sản phẩm của bạn dựa vào 2 yếu tố chính là nguồn cung cấp sản
phẩm và nhu cầu sử dụng của khách hàng. Ta buộc phải kiểm kiểm chứng nguồn cung cấp
của sản phẩm trước khi đưa nó ra thị trường để tránh sự rủi ro, thất bại trong tương lai.
- Có được một loại hình kinh doanh phù hợp, hiệu quả nhất:
● Bạn nên chắc chắn cho mình rằng mình sẽ có được một mô hình kinh doanh mang lại hiệu
quả, lợi tức. Trên thị trường hiện nay quả thực có 1 sự cạnh tranh nhất định trong từng loại
sản phẩm, dịch vụ. Sản phẩm của bạn nên có được sự “đột biến” mang tính hiệu quả cao, tách
ra khỏi được sự cạnh tranh của thị trường thì sẽ thu hút được các lợi nhuận vô biên.
● Tìm hiểu trước thị trường kinh doanh và tham khảo cùng với các nhân sự của mình
● Đây là điều tối ưu bạn nên cần quan tâm khi muốn ý tưởng kinh doanh của mình trở nên khả
thi. Sẽ tốt hơn rằng khi bạn tìm hiểu trước các loại hình sản phẩm dịch vụ trên thị trường kinh
doanh về các điểm mạnh yếu của nó từ đó cùng ngồi tham khảo thêm các thông tin từ các
nguồn nhân sự tin cậy trong công ty, doanh nghiệp của mình để tránh đi những rủi ro không
đáng có hay những chi phí thừa thãi.
● Trên thị trường kinh doanh ngày nay, hiện đang có 1 cuộc chiến tranh lớn về mặt cạnh tranh
từ các mặt hàng, sản phẩm giống và khác nhau. Nhưng để có được cho mình những ý tưởng
kinh doanh độc đáo thì bạn nên cần phải có được cho mình những vốn kiến thức, sự hiểu biết
đủ dùng để có thể đưa ra những sản phẩm mang tính chất “đột biến” nhất định cùng với đó là
một sự hiệu quả to lớn từ nó mang lại.

6
BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH
Thuyết phục nhà đầu tư cá nhân không chuyên
* Chú ý: Khi thuyết phục nhà đầu tư không chuyên, chỉ nên trình bày bằng lời nói, không
nên đưa ra bản kế hoạch trình bày trên văn bản.
1. Sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì?

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

2. Bạn sẽ thu lại bao nhiêu lợi nhuận từ việc kinh doanh này?

- Bạn dự tính bán được bao nhiêu sản phẩm/dịch vụ với mức giá là bao nhiêu?

Mức giá: .................................................................................................................................

Số lượng ước tính bán ra: .......................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

- Chi phí dự tính cho dự án kinh doanh:

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

- Bạn dự tính sẽ hòa vốn trong thời gian bao nhiêu:

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

- Từ hai số liệu trên, hãy dự tính số vốn cần gọi:

1
......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

7. Phương án chia lợi nhuận/quyền hạn cho nhà đầu tư của bạn là gì?

- Tỉ lệ lãi suất hứa hẹn:

......................................................................................................................................................................

- Quyền hạn của nhà đầu tư:

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

2
MẪU VÍ DỤ
1. Sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết được vấn đề nào cho thị trường?

Mở quán nhậu để bán bia, đồ nhậu (thịt bò, trâu, gà, …) tại đường Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội.

2. Bạn sẽ thu lại bao nhiêu lợi nhuận từ việc kinh doanh này?

- Bạn dự tính bán được bao nhiêu sản phẩm/dịch vụ với mức giá là bao nhiêu?

Mức giá: Giá cả bình dân, phù hợp với nhiều mức thu nhập của nhiều người.

Số lượng khách hàng ước tính: 500 khách/ngày thường và 800 khách/ngày cuối tuần.

- Chi phí dự tính cho dự án kinh doanh: 200 triệu vốn ban đầu

- Bạn dự tính sẽ hòa vốn trong thời gian bao nhiêu:

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

- Từ hai số liệu trên, hãy dự tính số vốn cần gọi:

......................................................................................................................................................................

7. Phương án chia lợi nhuận/quyền hạn cho nhà đầu tư của bạn là gì?

- Tỉ lệ lãi suất hứa hẹn:

......................................................................................................................................................................

- Quyền hạn của nhà đầu tư:

......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

3
BẢN KẾ HOẠCH VAY VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ MỞ RỘNG MÔ HÌNH KINH DOANH
1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp/mô hình kinh doanh
- Thông tin công ty: (Tên công ty, địa chỉ, đại diện pháp luật, ngành nghề kinh doanh)
- Lịch sử hình thành:
- Tình hình kinh doanh:
- Mục tiêu dài hạn:
1.2. Giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh
- Nguồn gốc/xuất xứ:
- Quy trình sản xuất/nhập khẩu:
- Tiêu chuẩn/chất lượng:
- Sự khác biệt:
2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHUNG
2.1. Môi trường vĩ mô

- Phân tích thị trường dưới góc độ kinh tế


- Phân tích thị trường dưới góc độ văn hóa – xã hội
 Tầm quan trọng của sản phẩm/dịch vụ đối với cuộc sống
 Tình hình nhân khẩu
 Thu nhập/mức sống/thói quen tiêu dùng của người dân khu vực (Dựa trên kết quả khảo
sát/bảng hỏi)
 Nhận diện thương hiệu của bạn đối với người dân toàn thành phố/nước/trên thế giới
(Khảo sát)
 Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ

1
 Ước tính nhu cầu tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của bạn (Khảo sát)
 Thu nhập/mức sống/thói quen tiêu dùng của người dân khu vực (Dựa trên kết quả khảo
sát/bảng hỏi)
- Phân tích thị trường dưới góc độ chính trị
- Phân tích thị trường dưới góc độ công nghệ
2.2. Môi trường vi mô
Bên ngoài
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
 Liệt kê danh sách đối thủ cạnh tranh kèm theo đặc điểm chung và đặc điểm nổi bật của
từng đối thủ.
 Khảo sát tại sao khách hàng lại sử dụng sản phẩm/dịch vụ của từng đối thủ
- Phân tích tập khách hàng
 Xác định phân khúc khách hàng tập trung của bạn.
 Đặc điểm của họ là gì? (Thu nhập/chi tiêu, yêu cầu, độ tuổi, sở thích, tần suất sử dụng sản
phẩm/dịch vụ, mức độ trung thành với nhãn hiệu, mối quan tâm khi lựa chọn sản
phẩm/dịch vụ, …) Phân tích cụ thể tại sao bạn lại chọn tập khách hàng này.
- Phân tích về những sản phẩm thay thế và các đơn vị cung cấp những sản phẩm đó trên thị
trường.
 Liệt kê những sản phẩm thay thế trên thị trường cùng với đơn vị cung cấp những sản
phẩm đó.
 Đánh giá sơ bộ về thương hiệu của đơn vị cung cấp những sản phẩm thay thế trên thị
trường.
Bên trong
- Nguồn nhân lực
Cơ cấu và trình độ lao động.
- Chất lượng sản phẩm/dịch vụ
- Giá trị thương hiệu
3. KẾ HOẠCH MỞ RỘNG KINH DOANH
3.1. Xác định chiến lược của công ty
Dựa vào phân tích SWOT so với đối thủ đã nêu

2
BẢNG SWOT TÍCH CỰC TIÊU CỰC
ĐIỂM MẠNH (S) ĐIỂM YẾU (W)
S1: W1:
BÊN TRONG S2: W2:
S3: W3:
S4: W4:

CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T)


O1: T1:
BÊN NGOÀI O2: T2:
O3: T3:
O4: T4:

SWOT chéo để đưa ra chiến lược

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU


Chiến lược S - O Chiến lược W - O
CƠ HỘI Theo đuổi những cơ hội phù hợp Vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt
với điểm mạnh của công ty. cơ hội.
Chiến lược W - T
Chiến lược S - T
Thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để
Xác định cách sử dụng lợi thế,
THÁCH THỨC tránh cho những điểm yếu bị tác
điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do
động nặng nề hơn từ môi trường bên
môi trường bên ngoài gây ra.
ngoài.

 Chiến lược tấn công thị trường với mô hình kinh doanh chuỗi/mở rộng mô hình kinh
doanh so với hiện tại.
3.2. Định hướng
- Trở thành chuỗi bán lẻ/bán buôn
- Trở thành doanh nghiệp quy mô lớn phủ sắp khắp Hà Nội/Hồ Chí Minh/toàn quốc/….
3.3. Lựa chọn địa điểm mở rộng mô hình kinh doanh
- Phân tích đặc điểm dân cư (mật độ, chi tiêu, tầng lớp, xu hướng tiêu dùng, …)
- Phân tích vị trí chiến lược (có ảnh hưởng đến các quận khác như thế nào)
- Nhận diện thương hiệu của bạn tại những địa điểm đề ra.

3
 Đánh giá cụ thể và chi tiết tiềm năng phát triển của bạn tại những khu vực trên.
3.4. Kế hoạch kinh doanh sản xuất
- Kế hoạch sản xuất (nếu có):
- Kế hoạch marketing:
Cho từng địa điểm (Do tập khách hàng từng vùng có đặc tính khác nhau).
- Kế hoạch quản lí chuỗi
Lãi/lỗ
Quản trị tài chính Tài sản
Dòng tiền
Sử dụng phần mềm quản lý bán
Quản lý nhân viên bán hàng
hàng Quy trình tiếp xúc với khách hàng
Quy trình dọn dẹp, giữ vệ sinh
Kiểm soát chất lượng
Kiểm soát hàng hóa
Luân chuyển hàng hóa
Quản lý khách hàng Quản lý dữ liệu khách hàng

- Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo


3.5. Khái quát kế hoạch đầu tư
- Doanh thu dự tính (một phần dựa trên kết quả khảo sát và ước tính kết quả của chiến lược
marketing)
- Chi phí dự tính cho dự án kinh doanh:
Hạng mục Tổng đầu tư
A. Chi phí đầu tư cố định
- ….
- ….
- ….
B. Chi phí đầu tư lưu động
- ….
- ….
- ….

- Bạn dự tính sẽ hòa vốn trong thời gian bao lâu:


- Từ hai số liệu trên, hãy dự tính số vốn cần gọi:

4
- Một số chỉ số về tài chính của dự án kinh doanh:
NPV, IRR, ROI, ROIC, ...
3.6. Phương án chia lợi nhuận/quyền hạn cho nhà đầu tư của bạn là gì?
- Tỉ lệ lãi suất hứa hẹn:
- Quyền hạn của nhà đầu tư:

5
KẾ HOẠCH KINH DOANH THỰC PHẨM ORGANIC
- Công ty TNHH Green & Fresh ABC -
I – Giới thiệu chung

1. Nỗi đau của thị trường

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm - trường ĐH Bách khoa Hà Nội)
cho hay, tất cả các loại hóa chất bảo vệ thực vật đều độc hại, tuy nhiên, trên thực tế, khi sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật phun lên rau, hoa quả, nhiều hộ gia đình vẫn không tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật,
chưa hết thời gian cách ly đã vội thu hoạch về bán. Theo đó, rau cỏ thường bị tồn dư một lượng thuốc
bảo vệ thực vật.

Kết quả, người tiêu dùng mua các loại rau quả có tồn dư các loại thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng về
ăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.

4 tháng gần đây (từ tháng 7-10/2016), kết quả kiểm nghiệm mới nhất của Cục Quản lý Chất lượng nông
lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho thấy, tỷ lệ mẫu rau, quả có dư lượng thuốc BVTV vượt mức
giới hạn cho phép là 3,15%. Trước đó, kết quả giám sát trên diện rộng trong 6 tháng đầu năm 2016 cũng
do cơ quan này công bố, tỷ lệ mẫu rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng chiếm gần 4%.
Vào tháng 11/2015, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong một cuộc điều vào khoảng thời
gian 2010-2011 phát hiện tỷ lệ nông dân sử dụng thuốc BVTV sai cách lên đến 20%, chủ yếu là do sử
dụng quá liều, sử dụng thuốc ngoài danh mục cho phép hoặc không tuân thủ đúng thời gian cách ly.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho biết, sau khi làm việc với Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung
về tình trạng trồng rau xanh hiện nay quá nguy hiểm và nguy cơ mất an toàn cao, đã đưa ra thống kê
rằng, chúng ta đang nhập về 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật mỗi năm gồm 4.100 thương phẩm và
khoảng 1.630 hoạt chất (ở Trung Quốc chỉ cho dùng khoảng 900 hoạt chất). Đáng chú ý là có đến 90%
lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập từ Trung Quốc.

2. Sứ mệnh của chúng tôi

Green & Fresh ABC được tạo ra để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của một cộng đồng có cùng quan
điểm và quan tâm đến những gì họ và gia đình họ ăn. Nhận thấy 832/1000 người dân Hà Nội mà công ty
chúng tôi thực hiện khảo sát đã mệt mỏi với những thức quả không rõ nguồn gốc, hay giữ độ tươi ngon
đến mức lưu trữ cả tháng trời cũng không sao. Chúng tôi luôn cam kết mang lại cho khách hàng những
sản phẩm tươi ngon, tự nhiên, không thuốc bảo quản, không thuốc trừ sâu, được trồng và chăm sóc ở
những điều kiện tốt nhất, sạch nhất, an toàn nhất. Toàn bộ khu đất canh tác đều nằm dưới sự kiểm soát
chặt chẽ về chất lượng, quy trình trồng trọt, chăm sóc, và thu hoạch bởi đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh
nghiệm và kiến thức của Học viện Nông nghiệp Hà Nội.

1
3. Giới thiệu chung về công ty

Được thành lập từ năm 2013, đi từ mô hình trồng trọt và kinh doanh thực phẩm organic với diện tích 5
ha đất để trồng thực phẩm organic (các loại rau và hoa quả sạch) với ước muốn cung cấp rau quả sạch
cho toàn tỉnh ABC, qua quãng thời gian 4 năm phát triển, chúng tôi hiện có 10 ha vườn rau quả sạch với
đầy đủ trang thiết bị tưới tiêu, ánh sáng, … hiện đại và an toàn, phân bổ tại 3 tỉnh thành lớn (tỉnh ..., tỉnh
…, tỉnh …).

Không chỉ phát triển về quy mô mà doanh thu và lợi nhuận của chúng tôi luôn tăng trưởng không ngừng,
đạt 183% tăng trưởng về doanh thu và 263% tăng trưởng về lợi nhuận chỉ trong vòng 4 năm đầu tiên
hoạt động.

Được sự ủng hộ nhiệt tình từ người tiêu dùng, với sức mệnh nâng cao sức khỏe của khách hàng; Công ty
TNHH Green & Fresh ABC sẽ tiếp tục mở rộng quy mô với mục tiêu trở thành nhà cung cấp rau quả
sạch hàng đầu Việt Nam.

4. Cơ sở vật chất

Tại nhà máy rau và


nhà kính đều được đặt
nhiều máy cảm ứng
để đo các dữ liệu môi
trường, như nhiệt độ,
độ ẩm, khí CO2 theo
giời gian thực.

2
Nhà sạch được sử dụng để
trồng cây cà chua ngọt và
hàm lượng dinh dưỡng rất
cao, với lượng đường và
lycopene (thành phần
chống oxy hóa) cao hơn
khoảng ba lần so với sản
phẩm thông thường.

Mỗi giai đoạn được chăm sóc kỹ lưỡng và sau 1-1,5 tháng là có thể thu hoạch. Cây xà lách giòn, ngọt,
hàm lượng kali chỉ bằng 1/5 xà lách thông thường, rất phù hợp với người bị bệnh thận và người ăn kiêng
– hai đối tượng cần chú ý đến hàm lượng kali đưa vào cơ thể. Đặc biệt, vì không sử dụng chất hóa học
nông nghiệp nên rau xà lách có thể ăn ngay mà không cần rửa.

Cà chua được áp dụng kĩ thuật IMEC (phương pháp trồng trên tấm phim Hydrogel) cho phép chất dinh
dưỡng và nước thấm qua, giúp ngăn chặn toàn bộ vi khuẩn. Với kĩ thuật này, cà chua được trồng với mật
độ cao: trung bình 4.000 - 6.000 cây/1.000m2, thu hoạch được quanh năm, thay vì trồng luân canh như
kĩ thuật thông thường tại Việt Nam.

3
5. Các kênh phân phối

- Bán trực tiếp tại vườn rau sạch

- Các siêu thị uy tín trên toàn miền Bắc

- 08 cửa hàng rau sạch đầy đủ trang thiết bị hiện đại và sạch sẽ để bảo quản sản phẩm

Địa chỉ: 23A đường EDF, Hà Nội


71 đường ABC, Hà Nội
……
4
II – Phân tích thị trường
1. Môi trường vĩ mô
Chính trị Kinh tế
Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ các doanh nghiệp trồng rau sạch bằng Về nguồn lao động,
công nghệ cao. - Việt Nam có thị trường, có lực lượng lao động đông, chi phí nhân
công rẻ, có nền tảng về nông nghiệp.

Chính sách hỗ trợ của chính phủ,


- Chính phủ sẽ ưu tiên hỗ trợ, tạo điều kiện về đất đai, vốn cho bất cứ
hộ nông dân, địa phương, doanh nghiệp nào làm nông nghiệp công
nghệ cao để xây dựng nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam phát
triển trong tương lai. Quyết tâm này được thể hiện qua hàng loạt các cơ
chế, chính sách rất cụ thể để khuyết khích phát triển doanh nghiệp
trong lĩnh vực này nhưng là các chính sách về vốn, về thuế, về đất đai.

- Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao đến năm 2020 với mục tiêu “Thúc đẩy phát triển và ứng dụng
có hiệu quả công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây
dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất
hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao;
đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước
mắt và lâu dài”.

- Hơn nữa, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ban hành nhiều chương
trình, chính sách thể hiện quyết tâm trong phát triển doanh nghiệp ứng

5
dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.
Xã hội Công nghệ
Bắt nguồn từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước từ bao đời nay vẫn đang Công nghệ cao đang trong thời kì phát triển bùng nổ nhờ mang lại hiệu
tiếp tục được duy trì bởi phần lớn người Việt cũng như do đặc điểm khí quả cao trong thời gian ngắn với chi phí hợp lý. Đặc biệt khi nhu cầu
hậu, nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm rau củ quả của người dân khá cao. tiêu thụ thực phẩm sạch ngày một cao, máy móc cũng như trang thiết
Dân trí ngày càng cao, người dân càng ý thức hơn về nguồn gốc cũng bị hiện đại để phục vụ mục đích nuôi trồng sạch ngày một phát triển và
như độ an toàn của thực phẩm họ tiêu thụ hàng ngày. Theo khảo sát của đa dạng trên Thế giới.
công ty, 18.700 trên 20.000 người dân được lựa chọn từ 3 tỉnh A, B, C Hệ thống tưới tiêu tự động, kháng khuẩn (vô trùng), thu hoạch hiện đại
đều chấp nhận trả số tiền cao hơn để mua được rau quả sạch, an toàn, rõ giúp việc làm nông trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn bao giờ hết.
ràng về nguồn gốc.

6
2. Môi trường vi mô
a. Nghiên cứu quy mô thị trường (Phân tích khách hàng)
Dựa vào khảo sát nghiên cứu thị trường với mẫu xxx người, công ty chúng tôi đưa ra những nhận định
như sau về tập khách hàng.

Người tiêu dùng tìm hiểu thông tin qua nhiều nguồn, đáng chú ý nhất và có tác động đáng kể nhất là
phương tiện tivi, báo đài và kinh nghiệm mua sắm bản thân. Đặc biệt, đối với những khách hàng thường
xuyên đi siêu thị, họ còn chú ý cập nhật về rau sạch qua internet.

Đa số người tiêu dùng đều có nhận thức cụ thể thế nào là rau sạch, nhưng không phải tất cả trong số đó
đều có thể phân biệt rau sạch bằng mắt thường.

Trong quá trình ra quyết định mua rau thì người tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là yếu tố chất
lượng, sau đó giá cả. Khoảng cách từ địa điểm mua rau đến khu vực sinh sống cũng là một yếu tố tầm
ảnh hưởng lớn. Đó là một trong lí do mà nhiều người ngại việc đi siêu thị mua rau.

Với những khách hàng thường xuyên đi siêu thị, họ là người có thu nhập khá, nữ giới, đóng vai trò nội
trợ trong gia đình. Thường một ngày họ chi tiêu từ 20 đến 30 nghìn đồng cho việc mua rau.

Rau trong siêu thị được đánh giá là có giá bình ổn, không tăng giảm bất thường như tại các khu vực chợ.
Tuy nhiên, giá rau trong siêu thị cao gấp 2 đến 3 lần giá rau ở ngoài. Giá rau siêu thị chịu ảnh hưởng
nhiều từ yếu tố dư luận.

Con số người tiêu dùng thường mua rau tại các siêu thị hài lòng với địa điểm mua rau thì thấp hơn con
số người tiêu dùng hài lòng với chính sản phẩm rau tại các siêu thị đó. Vậy nên, tại siêu thị kinh doanh
rau còn tồn tại nhiều điểm mà người tiêu dùng chưa hài lòng.

Đa số người tiêu dùng nhận thức được thế nào là rau sạch thì họ cũng nhận thức được hậu quả nghiêm
trọng khi sử dụng rau không sạch. Đặc biệt, những khách hàng thường xuyên đi siêu thị, có nhận thức
này đầy đủ nhất.

Người tiêu dùng có nhiều mong muốn về thị trường rau sạch, sản phẩm rau sạch được bày bán trong các
siêu thị. Một trong những mong muốn được nhắc đến nhiều nhất là nguồn gốc, xuất xứ của rau, giấy
chứng nhận chất lượng, cơ sở sản xuất của rau. Điều này thường chỉ thấy với những loại rau nhập khẩu
mà ít thấy với những loại rau trong nước.

7
b. Đối thủ cạnh tranh
Bác Tôm Đặc điểm sản phẩm
- Rau hữu cơ, rau an toàn, hải sản, trái cây.
- Giá cả khá cao so với thị trường.
Mô hình kinh doanh
- Nhập thực phẩm sạch nguồn gốc rõ ràng.
- Hệ thống cửa hàng phủ khắp các quận lớn tại Hà Nội
Hệ thống Siêu Phân phối rau sạch có chứng nhận xuất xứ, sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Khách hàng có
thị Orfarm thể tra cứu mã ruộng để biết xuất xứ từng loại rau.
Mô hình kinh doanh
- Cung cấp sản phẩm sạch được nuôi trồng trực tiếp bởi công ty:
+ Trang trại Đà Lạt Global Gap
+ Trang trại hữu cơ Orfarm (chăn nuôi)
- Hệ thống cửa hàng: 5 showroom Orfarm phân bổ tại các quận khác nhau tại Hà Nội.
Clever Food Phân phối chủ yếu thủy-hải sản, thịt sạch, đồ khô đóng hộp, và rau sạch
Mô hình kinh doanh
- Cung cấp sản phẩm sạch từ các nguồn đảm bảo về chất lượng và an toàn thực
phẩm.
- Phân bổ tại các quận lớn tại Hà Nội.

c. Sản phẩm thay thế


Các loại thực phẩm chức năng cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể.
- Thực phẩm bổ sung chất xơ từ rau quả Nutrilite
- Bio-acimin Fiber cung cấp chất xơ tự nhiên Synergy 1 và men vi sinh
Tuy nhiên, tâm lý người tiêu dùng luôn ưa chuộng nguồn gốc thiên nhiên hơn là thực phẩm chức năng
qua chế biến.

8
d. Phân tích SWOT của Công ty TNHH Green & Fresh ABC so với đối thủ

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU


- Hệ thống nuôi trồng công nghệ cao nhập khẩu từ Nhật Bản. (1.1)
- Có mô hình trồng trọt khép kín được quản lý bởi chính công ty, cho
phép khách hàng trực tiếp xuống tham quan và trải nghiệm. (1.2) - Một số loại giống quả (trái khí hậu) vẫn trong quá trình thử nghiệm,
- Bên cạnh các cửa hàng của công ty, Green & Fresh còn có lợi thế hơn chưa thể tung ra thị trường gây tốn nguồn nhân lực và chi phí. (2.1)
các đối thủ bởi mạng lưới liên kết với hầu hết các siêu thị lớn có uy tín. - Vốn điều lệ của công ty là 50 tỷ (yếu so với các đối thủ cạnh tranh),
(1.3) nguồn vốn để đầu tư không cao vì quản trị dòng tiền không tốt. (2.2)
- Lãnh đạo giỏi, có kinh nghiệm hơn 20 năm trong ngành. (1.4) - Mẫu mã, bao bì chưa được đánh giá cao,cần cải thiện. (2.3)
- Quy mô trồng rau sạch lớn (10 ha) với đầy đủ trang thiết bị, lớn nhì khu - Chưa có quy trình chăm sóc, nhân feedback của khách hàng. (2.4)
vực miền bắc. (Orfarm có diện tích trồng 15 ha). (1.5) - Quy mô của các cửa hàng phân phối còn bé, ở vị trí không đắc địa. (2.5)

CƠ HỘI THÁCH THỨC


- Thị trường rau sạch còn mới, rộng với tiềm năng lớn. (3.1) - Thị trường vẫn còn có nhiều người mất niềm tin vào rau sạch. (4.1)
- Chính phủ sẽ ưu tiên hỗ trợ, tạo điều kiện về đất đai, vốn cho hộ nông
dân, địa phương, doanh nghiệp nào làm nông nghiệp công nghệ cao theo - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt. (4.2)
Quyết định số 575/QĐ-TTg (quy định, định hướng đến năm 2030). (3.2)
- Công nghệ thay đổi liên tục, phải thay đổi để bắt kịp không sẽ bị lỗi
- Thực phẩm bẩn có diễn biến phức tạp, tình trạng trồng rau xanh hiện nay
thời. (4.3)
quá nguy hiểm và nguy cơ mất an toàn cao. Chúng ta đang nhập về
100.000 tấn TBVTV/năm, gồm 4.100 thương phẩm và 1.630 hoạt chất (ở - Đối thủ cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu mẫu mã đẹp, giá rẻ, hấp
Trung Quốc chỉ cho dùng khoảng 900 hoạt chất). Đáng chú ý là có đến dẫn. (4.4)
90% lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập từ Trung Quốc. Ngoài ra, trên 20%
nông dân sử dụng thuốc BVTV không đúng quy cách, sai liều, một con số - Sản phẩm thay thế có tiềm năng phát triển như thực phẩm hữu cơ …
9
đáng báo động. (3.3) (4.5)

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU


Chiến lược S – O (tấn công)
Chiến lược W – O (điều chỉnh)
- (1.1; 1.2; 1.3; 1.5) + (3.1) => tấn công mở rộng thị trường
- (2.1; 2.2) + (3.2) => Điều chỉnh tỉ lệ vốn đầu tư, tăng vốn
trong nước.
đầu tư bên ngoài (vốn đầu tư nhà nước)
CƠ HỘI - (1.1; 1.2; 1.5) + (3.3) => marketing mạnh vào sản phẩm rau
- (2.3; 2.4; 2.5) + (3.1) => điểu chỉnh về mẫu mã, bao bì, quy
sạch, quy trình trồng , chứng minh chất lượng sản phẩm của
trình chăm sóc khách hàng, kênh phân phối … để đáp ứng thị
công ty
trường.

10
Chiến lược S – T (Phòng thủ) Chiến lược W – T (cầm cự)
- (1.1; 1.2; 1.4) + (4.1) => quản lí, quản trị nghiêm ngặt trong - (2.1) + (4.1; 4.2) => nghiên cứu, thử nghiệm cẩn thận sản
quy trình trồng trọt, sản xuất. phẩm mới. Không tung ra thị trường trong thời điểm này.
- (2.2) + (4.3) => Chỉ tập trung vào điểm quan trọng nhất
- (1.1; 1.5) + (4.2; 4.3) => liên tục nghiên cứu, đổi mới sản
trong dây chuyền công nghệ, tránh cuộc đua công nghệ toàn
THÁCH THỨC phẩm, quy trình để dự trù chuẩn bị cho những thay đổi của
phần với đối thủ cạnh tranh.
thời tiết, thị trường, công nghệ …

- (1.3; 1.4) + (4.4; 4.5) => mở rộng mạng lưới, kí kết độc
quyền loại sản phẩm tại các chuỗi siêu thị lớn để phòng trừ
đối thủ cạnh tranh.

11
III – Kế hoạch mở rộng kinh doanh
Nhận thấy lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi luôn ở mức vượt khả năng cung cấp,
đồng thời, các nghiên cứu tại các tỉnh thành xung quanh đều cho thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cũng
như mong đợi sản phẩm từ công ty khá cao (cung cấp số liệu cụ thể), ban lãnh đạo Công ty TNHH
Green & Fresh ABC quyết định mở rộng mô hình kinh doanh sang các tỉnh E,D,F sau khi thực hiện
khảo sát kĩ lưỡng (cung cấp số liệu khảo sát và đánh giá vùng) nhằm hiện thực hóa mục tiêu dài hạn
“Trở thành đơn vị cung cấp rau-củ-quả sạch, an toàn hàng đầu Việt Nam”.

1. Lựa chọn địa điểm mở rộng mô hình kinh doanh


Sau khi phân tích kĩ càng trên mọi khía cạnh, chúng tôi đã đi đến quyết định lựa chọn 2 địa điểm đầu tư
mô hình trồng trọt mới là tỉnh X và tỉnh Y, do:

- Đặc điểm nguồn nhân lực: Người dân ở đây có kinh nghiệm trồng trọt truyền thống lâu đời.

- Đặc điểm đất đai, vị trí địa lý phù hợp với điều kiện trồng trọt.

2. Kế hoạch đầu tư trang thiết bị và đi vào sản xuất


- Doanh thu dự tính (một phần dựa trên kết quả khảo sát và ước tính kết quả của chiến lược marketing)

- Chi phí dự tính cho dự án kinh doanh:


Hạng mục Tổng đầu tư
A. Chi phí đầu tư cố định
- Chi phí lắp đặt hệ thống công nghệ cao
- Chi phí đầu tư mua đất, đai
- Chi phí đầu tư vào nghiên cứu
B. Chi phí đầu tư lưu động
- Chi phí nhân công, lao động
12
- Chi phí điện, nước
- Chi phí giống

* Chú thích về đầu tư máy móc

- Bạn dự tính sẽ hòa vốn trong thời gian bao lâu:

- Từ hai số liệu trên, hãy dự tính số vốn cần gọi:

- Một số chỉ số về tài chính của dự án kinh doanh:


NPV
IRR
ROI
ROIC

3. Phương án chia lợi nhuận/quyền hạn cho nhà đầu tư của bạn là gì?
- Tỉ lệ lãi suất hứa hẹn:

- Quyền hạn của nhà đầu tư:

13
LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

CÔNG TY TNHH VERCO CONSULTANT

Hotline: 0848 766 166


Website: vercon.vn
Email: support@vercon.vn

Trụ sở: 562 Nguyễn Văn Cừ, P. Gia Thụy, Quận Long Biên, Hà Nội

VP đại diện: 167 - 169 Điện Biên Phủ, P. Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

You might also like