Nhận định về Tòa tra

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI TẬP MÔN: LỊCH SỬ GIÁO HỘI: THƯỢNG CỔ - TRUNG CỔ

Cha giáo: Px. Đào Trung Hiệu OP.

Chủng sinh: Vinc. Hoàng Hữu Quân


Lớp: Thần II – Đại Chủng Viện Thánh Tâm Thái Bình

Đề bài: Nhận định về Tòa Tra.


BÀI LÀM
Khi nói tới Tòa Tra (hay Tòa Thẩm Tra, tòa Truy tà, tòa Thẩm giáo…-
Inquisition) của Giáo Hội Công Giáo, nhiều người ngoài Công Giáo và thậm chí là cả
người Công Giáo thường nghĩ ngay tới một thời kỳ đen tối của Giáo Hội Trung Cổ, thời
kỳ mà Giáo hội vẫn thường bị đem ra châm biếm với quyền lực độc tài, dùng tra tấn và
bạo lực để ép các thành phần đối nghịch phải nhận tội. 1 Đó quả là một lối suy nghĩ và
nhận định có phần phiến diện và tiêu cực. Để có được nhận định đúng về Tòa Tra, cần có
một cái nhìn đa chiều hơn, đặc biệt về mặt bối cảnh lịch sử của vấn đề.
Trong khoảng thế kỷ XII-XIII, thời điểm thành công nhất của thần quyền chính trị,
nhưng Giáo hội vẫn chịu những sự chia rẽ ngay trong nội bộ. Nổi bật lên là sự xuất hiện
của nhiều nhóm lạc giáo. Các nhóm này, ban đầu xuất phát từ những thiện ý, những
phong trào trở về nguồn Tin Mừng, đả phá lối sống của giáo sĩ giàu có và phong kiến…
Tuy nhiên, từ những dị biệt nhỏ, họ càng ngày càng xa dần giáo lý chính thống và phê
phán cơ chế của Giáo hội. Nổi bật trong thời kỳ này có phong trào Vaudois (1170), chờ
đợi thế giới tốt hơn với Joachim de Flore (1130-1202), và đặc biệt là nhóm Cathares. 2
Các lạc giáo này có khả năng đe dọa đến nền móng của Giáo hội. Trong khi đó, các thứ
vạ tuyệt thông dường như không đem lại hiệu quả.3
Vì thế vào năm 1184, dưới thời Đức giáo hoàng Luciô III và hoàng đế Frederic II,
Tòa Tra đầu tiên đã được thiết lập do các giám mục và khâm sai Tòa thánh nắm giữ, có
mục đích điều tra và tố cáo những người theo lạc giáo và trừng phạt những kẻ cố chấp
gây nhiễu loạn.4 Tiếp đến là Tòa Tra trần thế do Federic lập năm 1224, Tòa Tra của Giám
mục Toulouse lập năm 1229. Đến năm 1233, Tòa Tra Giáo hoàng do Đức Grêgôriô IX
thiết lập đặt dưới quyền điều khiển của giáo triều.5 Các thành viên của Tòa Tra Giáo
hoàng bao gồm các tu sĩ Dòng Phanxicô hoặc Dòng Đaminh. Họ đi từ làng này sang làng
khác và thiết lập các tòa án để mời gọi người dân tố cáo lạc giáo. Thông thường, người bị
tố cáo sẽ có một tháng để từ bỏ giáo thuyết sai lạc của mình. Nếu họ không từ bỏ, một
cuộc xét xử công khai sẽ được tổ chức, và nếu bị phán xét có tội mà vẫn không từ bỏ
những giảng dạy sai lạc, họ sẽ bị giao nộp cho cơ quan dân sự, thường có nghĩa là chịu án
tử.6 Để tránh sai lầm trong việc kết án, mỗi chánh án thường có một cố vấn khôn ngoan

1
x. WIKIPEDIA, Tòa thẩm giáo: https://vi.wikipedia.org/
2
x. ĐÀO TRUNG HIỆU OP., Cuộc lữ hành đức tin I – Thượng cổ-Trung cổ, Chân lý 2017, tr. 94-95
3
x. ĐÀO TRUNG HIỆU OP., Sđd, tr. 96-97
4
x. BÙI ĐỨC SINH OP., Lịch sử Giáo hội Công Giáo – Quyển Một, Westminster-California USA 2009, tr. 352
5
x. ĐÀO TRUNG HIỆU OP., Sđd, tr. 97
6
x. REV. JOHN TRIGILIO JR., PH.D., AND REV. KENNETH D. BRIGHENTI, PH.D.,

1
để giám sát và can gián kịp thời. Các bản án thường là án tù ở, tuy nhiên cũng có nhiều
cách đền tội khác như hành hương, bố thí. Các bản án tử hình hoặc tù chung thân dành
cho những đầu đảng cố chấp cần phải có sự đồng ý của Đức giám mục sở tại. Nhiều
chánh án lạm quyền đã bị Đức giáo hoàng khiển trách hoặc truất chức. Tuy nhiên, về sau
cũng có những yếu tố con người chi phối đến các Tòa Tra nên cũng không tránh khỏi
những vết nhơ tai tiếng, đặc biệt là những Tòa Tra có tính cách chính trị.7
Tòa Tra cũng thường khiến chúng ta liên tưởng đến một nơi để tra tấn, điều này cũng
không hoàn toàn sai. Tòa Tra đã tồn tại trong một thời kỳ mà người dân có tính bạo lực
cao. Và việc xã hội trừng phạt theo kiểu mắt đền mắt và răng đền răng là chuyện không
khó chấp nhận cho lắm. Xã hội trung cổ chỉ mới thoát khỏi thời kỳ man di một vài thế hệ.
Thế nên, không có gì lạ khi xã hội dân sự sử dụng sự tra tấn như phương tiện để thanh tẩy
tội phạm. Trong một sắc lệnh, Đức Giáo Hoàng Innocent IV đã cho phép sử dụng việc tra
tấn như một giải pháp cuối cùng trong những trường hợp rất nghiêm trọng để đạp tan sự
ngang bướng của những kẻ lạc giáo và buộc họ phải thú nhận tội lỗi. Ngày nay, chúng ta
xem điều này là tàn ác và vô nhân tính. Thế nhưng, thời Trung cổ quan niệm rằng phần
rỗi các linh hồn đang trong tình cảnh nguy hiểm. Nếu những kẻ lạc giáo chết mà không
hoán cải, họ sẽ bị chúc dữ đời đời. Nếu thú nhận và hoán cải, họ sẽ được tha tội và cứu
vớt được linh hồn mình khỏi sa hỏa ngục. Vì thế, nên cứu vớt linh hồn để họ được sống
đời đời hơn là đánh mất linh hồn bất tử chỉ để cứu lấy sự sống mau qua này – đó là quan
niệm của thời Trung cổ. 8 Hay nói cách khác, khổ hình lợi ích được dùng như liều thuốc
đắng để trị bệnh, cứu lấy linh hồn.9
Như vậy, ta có thể nhận định rằng, Tòa Tra là một biện pháp cứng rắn mà Giáo hội
và xã hội thời Trung cổ dùng để bảo vệ và giữ gìn đức tin Công Giáo cũng như trật tự xã
hội, khỏi những nguy hiểm của các lạc giáo. Trong thời kỳ mà Giáo hội ở một vị thế có
uy quyền, ở một xã hội có tính cách bạo lực cao, thì một biện pháp trấn áp cứng rắn như
Tòa Tra là một điều dễ hiểu. Nó cũng đã đem lại những hiệu quả nhất định và được công
luận đại chúng thời đó ủng hộ. Tuy nhiên, với những ảnh hưởng của yếu tố con người,
cùng với tính cách bạo lực của Tòa Tra thì thực khó lòng đem lại đức tin chân chính
được. Chính vì thế mà việc trấn áp lạc giáo bằng Tòa Tra hiện không còn tồn tại nữa. Sau
Công đồng Trentô, Tòa Tra đã được thay đổi . Tòa đã được các Hồng y đảm trách và trở
thành tòa án phúc thẩm sau cùng. Sự tra tấn đã bị loại bỏ, hình phạt là các vạ và rút phép
thông công. Năm 1908, tên của Tòa Tra đã được đổi thành Bộ Thánh Vụ, có mục đích
chính yếu là kiểm tra sự tinh tuyền của giáo thuyết. Sau Công đồng Vaticanô II vào năm
1965, tên gọi cuối cùng được đổi thành Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin với mục đích chính là
bảo toàn giáo huấn đúng đắn của đức tin và luân lý.10

The Catholicism Answer Book- The 300 Most Frequently Asked Question, Sourcebooks, Inc. 2007 Ebook, Question
222. What was the Inquisition and why did it happen?
7
x. ĐÀO TRUNG HIỆU OP., Sđd, tr. 97
8
x. REV. JOHN TRIGILIO JR., PH.D., AND REV. KENNETH D. BRIGHENTI, PH.D.,
Sđd, Question 222. What was the Inquisition and why did it happen?
9
x. ĐÀO TRUNG HIỆU OP., Sđd, tr. 97
10
REV. JOHN TRIGILIO JR., PH.D., AND REV. KENNETH D. BRIGHENTI, PH.D.,
Sđd, Question 222. What was the Inquisition and why did it happen?

2
3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ĐÀO TRUNG HIỆU OP., Cuộc lữ hành đức tin I – Thượng cổ-Trung cổ, Chân lý
2017.
2. BÙI ĐỨC SINH OP., Lịch sử Giáo hội Công Giáo – Quyển Một, Westminster-
California USA 2009.
3. REV. JOHN TRIGILIO JR., PH.D., AND REV. KENNETH D. BRIGHENTI, PH.D., The
Catholicism Answer Book- The 300 Most Frequently Asked Question,
Sourcebooks, Inc. 2007 Ebook.
4. WIKIPEDIA, Tòa thẩm giáo: https://vi.wikipedia.org/

You might also like