Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KỸ THUẬT HOÁ HỌC


BỘ MÔN CN CÁC CHẤT VÔ CƠ
------------------

CÁC BÀI THÍ NGHIỆM


CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT VÔ CƠ

HÀ NỘI 2015
1
Bài 1
ĐỐT QUẶNG PYRIT

1. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và kích thước hạt quặng đến hiệu suất cháy
của quặng

2. Sơ đồ thí nghiệm

Sơ đồ thí nghiệm

1. Sấy khô không khí 5. Bình đựng H2O2


2. Ống thạch anh 6. Buret NaOH
3. Thuyền sứ đựng quặng 7. Đồng hồ đo nhiệt độ
4. Lò điện 8. Cặp nhiệt điện
3. Trình tự thí nghiệm
• Đốt quặng:
Đóng điện để đốt lò (4)
Quặng pyrit đã được nghiền, sàng đến kích thước yêu cầu, đem sấy khô ở 1050C
trong 4 giờ. Cân chính xác khoảng 2g (mq) cho vào thuyền sứ (3).
Khi lò đạt nhiệt độ cần thiết, nhanh chóng đưa thuyền sứ vào trong ống thạch anh,
lắp kín hệ thống rồi cho bơm chân không chạy. Giữ các thông số ổn định trong 20 phút.
Sau đó ngừng bơm chân không. Lấy thuyền sứ ra, đặt vào bình hút ẩm để sau này cân
lượng xỉ và xác định hàm lượng lưu huỳnh có trong xỉ.
Quặng cháy trong không khí tạo thành hỗn hợp khí SO2 , được dẫn vào bình (5)
đựng dung dịch H2O2 (thêm vài giọt phenolphthalein)
Các phản ứng xảy ra như sau:
FeS2 + 11O2 = 2Fe2O3 + 8SO2

2
SO2 + H2O2 = H2SO4
Nhỏ dung dịch NaOH nồng độ CM1 từ buret (6) vào bình (5) cho tới khi xuất
hiện màu hồng:
2NaOH + H2SO4 = Na2SO4 + 2H2O
Từ thể tích dung dịch NaOH tiêu hao (V1 ml), tính lượng H2SO4 tạo thành từ
SO2 và do đó tính lượng lưu huỳnh trong quặng đã chuyển thành SO2 :
mS = 16.CM1.V1.10-3
Hàm lượng S có trong quặng :
Cq = ms/mq.100%
Làm các thí nghiệm đốt quặng ở các nhiệt độ và kích thước hạt quặng khác
nhau :
- Nhiệt độ: 7000C và 8000C
- Kích thước hạt quặng : d < 2mm và d = 6÷8 mm
• Phân tích hàm lượng lưu huỳnh có trong quặng:
Tiến hành tương tự như đốt quặng nhưng :
- Nghiền mịn quặng trước khi đốt
- Nhiệt độ cao hơn (9000C)
- Thời gian đốt dài hơn (1 giờ)
• Phân tích hàm lượng lưu huỳnh trong xỉ
Cân chính xác lượng xỉ thu được (khi thuyền sứ để trong bình hút ẩm đã đạt tới
nhiệt độ trong phòng). Nghiền mịn xỉ rồi tiến hành xác định hàm lượng lưu huỳnh
trong xỉ tương tự như xác định hàm lượng lượng lưu huỳnh trong quặng (CM2,V2)
• Tính hiệu suất cháy của quặng
Cq .mq − Cx mx
H= .100
Cq .mq

4. Số liệu thí nghiệm:

Nhiệt độ 7000C 8000C


D hạt quặng <2mm <4-6mm <2mm <4-6mm
mq
mx
V1
V2

3
Bài 2
ÔXY HÓA SO2 TRÊN XÚC TÁC VANADI

1. Mục đích:
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất chuyển hóa SO2 thành SO3
trên chất xúc tác Vanadi.
2. Nguyên tắc:
Phản ứng ôxy hóa SO2 là phản ứng thuận nghịch, tỏa nhiệt, giảm thể tích với
sự có mặt của chất xúc tác:
SO2 + ½ O2 = SO3 + Q
Cho một dòng khí có thành phần xác định đi qua lớp xúc tác và tiến hành đo
nồng độ SO2 trước và sau phản ứng, từ đó xác định mức độ chuyển hóa SO2 thành
SO3 ở các nhiệt độ khác nhau.
Sơ đồ thí nghiệm: (xem trang sau)

3. Trình tự thí nghiệm:


1. Đóng điện lò 11 để đốt nóng ống phản ứng. Điều chỉnh điện áp vào lò (nhờ
biến áp 12) để giữ ống phản ứng ổn định ở nhiệt độ 475ºC.
2. Điều chế khí SO2:
Ước tính thể tích bình 3, lấy khoảng 4/5 thể tích bình.
Tính lượng Na2SO3 cần dùng để thu được hỗn hợp khí có nồng độ SO2 khoảng
10% thể tích. Cân lượng Na2SO3 cần thiết cho vào bình cầu 2. Đậy nút.
Mở vòi c để chứa đầy nước vào bình 3.
Rót axit sunfuric đậm đặc vào phễu 1.
Mở van a nhỏ từng giọt H2SO4 vào bình 2 để thực hiện phản ứng:
Na2SO3 + H2SO4 = Na2SO4 + H2O + SO2 ↑
Đồng thời mở van d xả nước ở bình 3 để thu khí SO2 vào bình chứa.
Chú ý điều chỉnh van d sao cho áp suất trong bình 2 hơi âm một chút để thu
hết khí SO2 vào bình 3, tránh khí SO2 xì ra ngoài.
Khi trong bình 2 hết khí SO2, tiếp tục xả nước trong bình 3 qua van để không
khí lọt qua bình 2 vào bình 3 cho đủ thể tích ước tính ban đầu, do đó đạt nồng độ SO 2
cần thiết. Để yên một thời gian cho hỗn hợp khí đồng đều.

13

4
10
e f
Sơ đồ thí nghiệm

1 - Phễu đựng H2SO4 đặc 10 - Ống phản ứng


2 - Bình đựng Na2SO3 11 - Lò điện
3 - Bình chứa SO2 12 - Lớp xúc tác
4 - Bình sấy khô khí SO2 bằng H2SO4 (đ) 13 - Biến áp
5 - Lưu lượng kế 14 - Cặp nhiệt điện
6 - Bình đựng dung dịch I2 15 - Milivolmet
7 - Baromet 16 - Ống tách gọt axit
8 - Bình chứa nước 17 - Hấp thụ SO3
9 - Ống đong a, b, ...j: các van

5
3. Phân tích nồng độ SO2 ban đầu
Tiến hành phân tích nồng độ khí SO2 trong hỗn hợp khí ban đầu bằng phương
pháp iot:
Lấy 10 ml dung dịch I2 nồng độ 0,1N cho vào bình 6. Thêm 20-30 ml nước cất
và vài giọt hồ tinh bột, dung dịch sẽ có màu xanh lam. Đậy nút.
Mở van e rồi van c. Đồng thời mở van f và van k sao cho baromet 7 cân bằng
và hỗn hợp khí từ bình 3 qua bình 6, tại đây SO2 tác dụng với dung dich I2 theo phản
ứng:
SO2 + I2 +2H2O = H2SO4 + 2HI
Chú ý lắc bình 6 cho phản ứng hoàn toàn.
Hỗn hợp khí không phản ứng sang bình 8 đẩy nước vào ống đong 9.
Khi lượng I2 phản ứng hết (vừa mất màu xanh lam), nhanh chóng đóng đồng
thời các van k, f. Đóng van c. Đọc lượng nước trong ống đong 9 (V H2O ml) tính nồng
độ SO2. Lặp lại thí nghiệm 3 lần, lấy kết quả trung bình.
4. Khi nhiệt độ lò ổn định, mở và điều chỉnh van f (theo lưu lượng kế 5) sao cho
lượng khí qua lớp xúc tác ổn định và đạt khoảng 500 ml/phút.
Sau 15 phút tiến hành đo nồng độ SO2 sau phản ứng:
Lấy 10 ml dung dịch I2 nồng độ 0,01 N cho vào bình 6. Thêm 20-30 ml nước
cất và vài giọt hồ tinh bột, dung dịch sẽ có màu xanh lam.
Mở van j xả khí từ ống dẫn khí của bình 6 vào một cốc nước cất vài ba phút.
Tiến hành các bước như khi xác định nồng độ SO2 ban đầu.
5. Nâng nhiệt độ lò lên 525ºC. Lặp lại bước 4. Ghi các kết quả đo được vào bảng
và tính hiệu suất phản ứng.

Tính toán kết quả:


10 K .1,095.100
% SO2 =
V0 + 10 K .1,095
Trong đó:
V0: Thể tích đo được ở điều kiện tiêu chuẩn , ml.
10: Thể tích dung dịch I2 0,1N dùng để phân tích, ml.
K: Hệ số chuyển đổi về nồng độ tiêu chuẩn 0,1N.
1,095: Lượng SO2 tương ứng với 1 ml dung dịch I2 0,1N ,ml.
V .273( P − P1 − P2 )
V0 =
760(273 + t )
Trong đó:
V: Thể tích nước đo được ,ml.
P: Áp suất khí quyển, MMPm.cm.
P1: Áp suất chân không trong thiết bị đo.
P2: Áp suất hơi nước bão hòa ở nhiệt độ thí nghiệm, MMPm.cm.

6
t: Nhiệt độ khí trong thiết bị thí nghiệm, ºC.
VSO2
C SO22 = x100
VSO2 + VH 2O
Hiệu suất chuyển hóa:
C SO2 d − C SO2c
x= x100
C SO2 d
Số liệu thí nghiệm:
Nhiệt độ Lần Ban đầu Sau phản ứng Hiệu suất
TN chuyển hóa
VH20(d) CSO2(d) VH20(c) CSO2(c)
1
2
475ºC
3
TB
1
2
525ºC
3
TB

7
8
9
10
11
Bài 4
ĐIỀU CHẾ Na2SO4 từ (NH4)2SO4 và NaCl
1. Cơ sở lý thuyết:

Bảng 1. % của các ion trong chất khô của hệ 4 cấu tử


Thành phần (% ion) trong chất
Chất khô
Điểm C2 Điểm 3 Điểm 1
Na2++ 28,7 38,5 25,5
(NH4)2++ 71,3 61,5 74,5
Cl2-- 78,4 71,2 74,5
SO4-- 21,6 28,8 25,5
H2O (mol H2O/1 mol muối 7,22 7,22 7,1
tổng)

Ở nhiệt độ 80oC: khi kết thúc phản ứng, hệ O (thuộc trường kết tinh của
Na2SO4 ở 80 0C) có 2 pha nằm cân bằng: Pha rắn biểu diễn ở điểm C (muối rắn là
Na2SO4) và pha lỏng biểu diễn ở điểm 1 (dung dịch bão hòa cả 2 muối NH4Cl và
12
Na2SO4). Sau khi tách Na2SO4 tinh thể ra khỏi hệ O, thành phần của hệ chuyển về
trùng với thành phần dung dịch.
Hệ đồng nhất 1 ở 80oC thuộc trường kết tinh của muối NH4Cl ở 40oC, NH4Cl
sẽ kết tinh nếu làm lạnh hệ tới 40oC. Khi đó tồn tại 2 pha nằm cân bằng với nhau: pha
rắn biểu diễn ở điểm A (muối rắn là NH4Cl) còn pha lỏng biểu diễn ở điểm 2.
Phương trình cân bằng vật chất có được 1 đơn vị muối CE dung dịch 1 (CE là
lượng dung dịch có chứa 1 đương lượng gam muối tổng):
x Na2Cl2 + y (NH4)2SO4 + m H2O = n Na2SO4 ↓ + 1 CE dd
++
Na2 : 0,255
Cl2--: 0,745
H2O: 7,1
(NH4)2++: 0,745
SO4--: 0,255
Lập phương trình ion, cân bằng nước ở 2 vế của phương trình chung ta có:
- Tính x theo cân bằng ion Cl2--: x = 0,745;
- Tính y theo cân bằng ion (NH4)2++: y = 0,745;
- Tính m theo cân bằng nước: m = 7,1;
- Tính n theo cân bằng ion Na2++: x = n + 0,255 → n = 0,745 - 0,255 =
0,49;
(Sau đó đổi ra đơn vị khối lượng gam)
Tính toán ở điểm O:
- Nguyên liệu:
Na2Cl2 = 0,745 x (46 + 71) = 87,165 g;
(NH4)2SO4 = 0,745 x 132 = 98,34 g;
H2 O = 7,1 x 18 = 127,8 g
Tổng số gam hệ O1 = 313,305 g;
Trong đó: 117g là phân tử gam kép của Na2Cl2;
132 là phân tử gam của (NH4)2SO4;
18 là phân tử gam của nước;
- Sản phẩm:
Na2SO4 = 0,49 x 142 = 69,58 g
1 CE ddC2 = 313,305 - 69,58 = 243,725 g
Tính toán với 100g hệ O ban đầu, ta có:

13
Sinh viên chọn điểm xuất phát hệ ban đầu là O1, phân tích, tính toán lí thuyết (dựa
vào điểm O) và làm thí nghiệm để rút ra kết luận: trên thực tế nên chọn điểm xuất
phát là điểm thực tế hơn?
Lưu ý: Phải tính toán trước số liệu với điểm O1 (tương tự như tính với điểm
O) khi đi làm thí nghiệm.
2. Hóa chất và dụng cụ:
- (NH4)2SO4
- NaCl
- Na2SO4
- NH4Cl
- dung dịch Mg.EDTA 0,025M
- dung dịch EDTA 0,025M
- dung dịch BaCl2
- Chỉ thị ETOO
- Cốc thủy tinh 100ml, 250ml
- Mặt kính đồng hồ
- Viên khuấy từ, đũa thủy tính, nhiệt kế
- Máy khuấy từ
3. Thực nghiệm:
3.1. Điều chế Na2SO4 từ (NH4)2SO4 và NaCl
Cân lượng NaCl, (NH4)2SO4, H2O theo kết quả tính toán bằng cân kỹ thuật (sai
số 0,001g) cho vào cốc 250ml. Đậy mặt kính đồng hồ, đánh dấu mức nước và đặt lên
máy khuấy từ để khuấy đều và gia nhiệt. Giữ nhiệt độ phản ứng ở 80oC. Sau 1h15’,
dừng khuấy, lấy viên khuấy từ ra và tiến hành lọc nóng bằng máy lọc hút chân không
để tách dung dịch C2 ra khỏi phần rắn (muối Na2SO4).
Muối Na2SO4 thu được được rửa nhanh bằng dung dịch bão hòa nóng (80oC)
sau đó được sấy khô bằng tủ sấy. Phần dung dịch C2 được làm lạnh tự nhiên đến
nhiệt độ thường (ghi nhiệt độ phòng vào báo cáo), tiến hành lọc NH4Cl ra khỏi dung
dịch nước ót và được rửa bằng dung dịch bão hòa NH4Cl ở nhiệt độ thường.
3. Phân tích sản phẩm:
a. Phương pháp chuẩn độ tạo phức xác định SO42-
Cân chính xác ≈ 1.42g Na2SO4 thu được cho vào cốc thủy tinh 250ml, cho
khoảng 50ml nước vào và tiến hành khuấy đều cho tan. Chuyển toàn bộ dung dịch
vào bình định mức 250 ml sau đó thêm nước đến vạch (để nồng độ dung dịch ≈ 0,025
÷ 0.3 M).
Dùng pipet hút 5 ml dung dịch trên vào bình tam giác, thêm 10 ml BaCl2 0,025
M, 10 ml Mg.EDTA 0,025 M, từ 1 ÷ 2 ml đệm pH = 10, một chút chỉ thị ETOO
(bằng hạt vừng) và lắc đều. Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch EDTA 0,025 M cho

14
tới khi dung dịch chuyển từ màu đỏ nho sang màu xanh da trời. Ghi lại số ml EDTA
0,025M tiêu hao khi chuẩn độ.
Tiến hành thí nghiệm 3 lần và lấy giá trị trung bình.
Tính lượng Na2SO4 thu đuọc theo SO42- và tính hiệu suất tách theo SO42-.
b. Xác định hàm lượng ion Cl- bằng phương pháp More chuẩn độ bằng AgNO3
Cân chính xác 0,535g NH4Cl thu được cho vào cốc thủy tinh 250ml, ch
khoảng 50ml nước vào và khuấy đều cho tan. Chuyển vào bình định mức 250ml,
thêm nước đến vạch định mức.
Dùng pipet hút 10 ml dung dịch phân tích vào bình tam giác, thêm vài giọt
dung dịch chỉ thị K2CrO4 và lắc đều. Chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn AgNO3 0,1 N
cho đến khi dung dịch xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch thì kết thúc, ghi lại thể tích dung
dịch AgNO3 đã dùng.
Tiến hành thí nghiệm 3 lần và lấy giá trị trung bình.
Tính lượng NH4Cl thu được theo Cl- và tính hiệu suất tách theo Cl-.

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


1. Bản vẽ đồ thị hệ 4 tương tác Na+, NH4+// SO42-, Cl-. H2O ở 40 0C và 80 0C chính xác trên
giấy kẻ li để lấy số liệu tính toán.
2. Tính toán lượng phối liệu theo 100 g muối tổng NaCl và (NH4)2SO4 (Lượng NaCl và
(NH4)2SO4) theo điểm O1.
3. Tính toán lượng sản phẩm thu được, lượng dung dịch còn lại v.v... Hiệu suất tính theo
SO4-; theo NH4+ và Cl-.
4. Tính kết quả thu được sau khi làm thí nghiệm và điền vào bảng kết quả sau:

Bảng kết quả thí nghiệm:


(ứng với 2 điểm O và O1)
Nguyên liệu đầu Sản phẩm Hiệu suất
Theo Theo
Lý NaCl (NH4)2SO4 H2 O Na2SO4 NH4Cl
Số SO4 --
Cl-
thuyết
gam
Thực tế

15
Bài 5
PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG P2O5 TRONG QUẶNG APATIT

1. Nguyên lý: Đối với quặng phốt phát hoặc apatit cần phân tích tổng P sau đó tính
chuyển đổi thành P2O5.
Dùng phương pháp trọng lượng (Phương pháp xitrat) chuyển phốt phát sang
dạng kết tủa ở dạng phốt phát magiê. Gồm các bước:
- Dùng hỗn hợp axit HCl và HNO3 để phân huỷ quặng apatit:
Ca5F(PO4)3 + 10HCl = 5CaCl2 + 3H3PO4 + HF
Ca5F(PO4)3 + 10HNO3 = 5Ca(NO3)2 + 3H3PO4 + HF
- Kết tủa ion PO43- trong dung dịch bằng hỗn hợp magiê kiềm theo phản ứng:
H3PO4 + MgCl2 + 3NH4OH + 3H2O = MgNH4PO4.6H2O
- Nung kết tủa ở nhiệt độ 1000 – 1050oC
2MgNH4PO4 = Mg2P2O7 + 2NH3 + H2O
Từ lượng Mg2P2O7 thu được ta tính ra hàm lượng P2O5 có trong mẫu.
2. Hoá chất và dụng cụ:
- Apatit
- Hỗn hợp axit: 3V HCl + 2V HNO3
- NH4OH: 25%, 10%, 2,5%
- Hỗn hợp Magiê kiềm (hỗn hợp NH4Cl + MgCl2 + NH4OH)
- Dung dịch xitrat amon
- Phênolphtalein
- Giấy lọc băng xanh
- Cốc thủy tinh chịu nhiệt 250ml
- Bình định mức 250ml, 1000ml.
- Phễu lọc tam giác
- Chén nung.
3. Tiến hành xác định:
Cân 2,5g apatit (đã sấy ở nhiệt độ 105oC trong vòng 1h) với độ chính xác
0,0001g (cân điện tử) cho vào cốc thủy tinh 250ml, thêm từ 5  10ml nước cất, 15ml
hỗn hợp axit HCl và HNO3, đậy cốc bằng mặt kính đồng hồ, đun sôi nhẹ khoảng 30
phút. Trong thời gian này dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ. Sau đó để nguội, chuyển vào
bình định mức 250ml. Pha loãng bằng nước đến vạch mức, lắc đều và lọc qua giấy
lọc khô.
Dùng pipet lấy 25ml dung dịch cho vào cốc dung tích 250ml, cho tiếp 15ml
xitrat amon rồi trung hoà bằng NH4OH 10% với chỉ thị phenolphtalein, khuấy nhẹ
liên tục. Thêm tiếp 30ml hỗn hợp magiê-kiềm và 15ml NH4OH 25%. Khuấy nhẹ liên
tục 30 phút, sau đó để yên trong 1 giờ.
Lọc qua giấy băng xanh và rửa kết tủa từ 3 đến 4 lần bằng dung dịch NH4OH
2,5%. Chuyển giấy lọc và kết tủa chuyển vào chén sứ, đốt cháy giấy lọc trên bếp điện

16
rồi đem nung ở nhiệt độ 1000  1050oC trong thời gian 30 phút đến 1 giờ. Để nguội,
đem cân. Lại nung và cân cho đến khi trọng lượng không thay đổi.
Hàm lượng P2O5 trông mẫu được tính theo công thức:
b1 .0,638.250.100
% P2 O5 =
b.25
Trong đó:
b1: trọng lượng kết tủa Mg2P2O7 (g)
b: Trọng lượng mẫu (g)
0,638: Hệ số chuyển đổi từ Mg2P2O7 thành P2O5

17
Bài 6
CHẾ TẠO SUPE PHỐT PHÁT

1. Nguyên lý chế tạo:


Supe phốt phát chế tạo bằng cách gia công phốt phát thiên nhiên không hoà tan
trong nước. Photphorit và apatit với axit sunfuric để tạo thành mono canxi phôt phat
Ca(H2PO4)2, hoà tan trong nước. Nguyên liệu cơ bản để sản xuất supe phốt phát ngày
nay là apatit.
Thành phần cơ bản trong apatit thiên nhiên là Ca5F(PO4) có hàm lượng P2O5 lý
thuyết bằng 42,26%, nhưng do vì apatit thiên nhiên có nhiều tạp chất (Na,
K)2O.Al2O.2SiO2, Na2O.Fe2O3, 4SiO2 và các khoáng khác nên hàm lượng P2O5 trong
apatit thấp hơn thành phần lý thuyết, chỉ khoảng 40%.
Quá trình tác dụng của apatit với H2SO4 có thể biểu diễn bằng phương trình
tổng như sau:
2Ca5F(PO4)3 + 7H2SO4 + 3H2O = 3Ca(HPO4)2.H2O + 7CaSO4 + 2HF
Trong thực tế phản ứng trên tiến hành theo 2 giai đoạn. Đầu tiên do có dư axit
sunfuric nên trên bề mặt của hạt apatit tạp thành axit photphoric, sau đó axit
phốtphoric tác dụng với apatit còn lại tạo thành mono canxi photphat Ca(H2PO4)2.
Tạp chất trong apatit đồng thời cũng bị H2SO4 phân huỷ. Khi ấy một phần sắt
và nhôm chuyển thành muối sunfat còn một lượng nhỏ sắt liên kết với axit photphoric
ở dạng không hoà tan trong nước hoặc còn ở dạng hoà tan trong xitrat amon
FeH3(PO4)2 (đối với nhôm cũng cho những muối như vậy).
Để phân huỷ apatit người ta dùng axit sunfuric nồng độ 62-65%.
Hàm lượng P2O5 chung trong supe phốt phát (thông thường 19-20%) được
phân ra thành:
- P2O5 hoà tan trong nước (Ca(H2PO4)2.H2O và H3PO4).
- P2O5 hoà tan trong xitrat amon (CaHPO4 và photphat sắt, photphat nhôm)
- P2O5 không hoà tan – Dạng photphat nguyên liệu chưa bị phân huỷ.
Quá trình sản xuất supe photphat đặc trưng bằng các chỉ tiêu kỹ thuật sau đây:
1. Hàm lượng P2O5 hữu hiệu (P2O5 hoà tan trong nước và trong xitrat amon).
2. Hệ số phân huỷ của nguyên liệu (là tỷ số của phần P2O5 hữu hiệu với P2O5
chung).
3. Hiệu suất supe photphat: Số chỉ bao nhiêu phần trọng lượng của supe phot
phat thu được từ một phần trọng lượng photphat tự nhiên (Thông thường nó
được biểu diễn bằng tỷ số của hàm lượng P2O5 chung trong supe và trong
nguyên liệu ban đầu).
Sản xuất supe photphat được chia ra những giai đoạn riêng biệt sau đây:
1. Hỗn hợp apatit (photphorit) với axit sunfiric
2. Ủ supe photphat trong phòng hoà thành
3. Ủ supe trong kho

18
Phản ứng giữa axit sunfuric với photphoric được bắt đầu khi hỗn hợp và được
kết thúc ở kho.
2. Hóa chất và dụng cụ:
- Apatit
- H2SO4 98%
- HCl đặc
- HNO3 đặc
- NaOH 0,1N
- Hỗn hợp magiê-kiềm
- Xitrat amon 5%, 50%
- NH4OH 2,5%, 10%, 25%
- Metyl da cam
- Metyl đỏ
- Phenolphtalein
- Cốc thủy tinh 100ml, 250ml
- Cốc sứ chịu nhiệt 250ml
- Bình định mức 250ml, 500ml
- Buret 25ml
- Pipet 10ml, 25ml
- Bình tam giác 250ml
- Chén nung
- Giấy lọc thường
- Giấy lọc băng xanh
- Bình cân
- Mặt kính đồng hồ
- Đũa thủy tinh
3. Tiến hành xác định:
3.1. Chế tạo supe
- Tính lượng axit sunfuric cần thiết:
Từ phương trình tổng suy ra cứ 3mol P2O5 cần 7mol H2SO4 hoặc 426g P2O5
cần 686g H2SO4.
Nếu gọi a là trọng lượng của P2O5 có trong apatit đã cân, c là nồng độ của axit
(%) và d là trọng lượng riêng của axit. Thì thể tích lý thuyết của axit không tính đến
tạp chất là:

Thực tế người ta lấy dư axit sunfuric từ 5-10%. Axit sunfuric yêu cầu có nồng
độ 62,65%, dựa vào bảng quan hệ phụ thuộc giữa trọng lượng riêng của axit với nồng
độ của nó ta xác định được trọng lượng riêng của axit ở nồng độ 62,65%.
- Chế tạo supe:

19
Cân 50g apatit có hàm lượng P2O5 đã biết bằng cân kỹ thuật với độ chính xác
0,01g.
Rót lượng axit đã tính toán vào cốc sứ chịu nhiệt 250ml (đã xác định khối
lượng bằng cân kỹ thuật), đun axit lên đến 50-55oC (hoặc tận dụng nhiệt pha loãng
axit). Đổ vào từ từ 50g apatit vào cốc, khuấy đều trong 15 phút bằng đũa thủy tinh
(tiến hành trong tủ hút). Sau đó đưa vào tủ sấy và giữ ở đó từ 1,5 – 2h ở 100105oC.
Để nguội cốc và cân. Xác định hiệu suất supe phốt phát.
3.2. Phân tích sản phẩm:
a. Xác định độ ẩm:
Cân 10g supe (độ chính xác 0,01g) cho vào bình cân (đã biết trọng lượng), sấy
ở 105oC trong 3 giờ, để nguội trong bình hút ẩm, đem cân, hàm ẩm được xác định
theo % khối lượng.
b. Xác định H3PO4 tự do:
Nguyên lý: Dùng một lượng nước thật lớn để hoà tan supe, H3PO4 tự do trong
supe sẽ chuyển sang dung dịch, dùng NaOH, chỉ thị metyl da cam để chuẩn H3PO4 tự
do này theo phương trình phản ứng:
H3PO4 + NaOH = NaH2PO4 + H2O
Cách làm: Cân 10g supe với độ chính xác 0,01g cho vào bình 500ml đã có sẵn
450ml nước cất, đậy nút lại rồi lắc trên máy lắc 30 phút, sau đó thêm nước cất đến
vạch mức, lọc qua giấy khô, phễu khô vào bình khô (bỏ lượng nước đầu tiên). Lấy
chính xác 50ml nước lọc cho vào bình tam giác 250ml, thêm khoảng 70 đến 80ml
nước cất, lắc đều rồi chuẩn độ. Màu của dung dịch sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu
vàng rõ.
Hàm lượng H3PO4 tự do (tính theo P2O5) là:
V .K .0,0071. 500.100.100
% P2 O5 =
b(100 − x). 50
Trong đó:
x: Độ ẩm (%)
V: Thể tích NaOH 0,1N
K: Hệ số hiệu chỉnh nồng độ NaOH
b: Trọng lượng mẫu
0,0071: Lượng P2O5 tương ứng với 1ml NaOH 0,1N
c. Xác định hàm lượng P2O5 chung (Phương pháp xitrat)
Nguyên lý: Phân huỷ supe bằng hỗn hợp axit (3V HCl + 1V HNO3). Ion PO43-
trong dung dịch đem kết tủa bằng hỗn hợp magiê-kiềm theo phương trình:
H3PO4 + MgCl2 + 3NH4OH = MgNH4PO4 + 4NH4Cl + 3H2O
Nung ở nhiệt độ 1000  1050oC trong thời gian từ 30 phút đến 1h
MgNH4PO4 Mg2P2O7 + 2NH3 + H2O
Cách làm: Cân 2,5g supe phốt phát với độ chính xác 0,0001g cho vào cốc thủy
tinh dung tích 100ml, thêm 15ml hỗn hợp axit rồi đậy cốc bằng mặt kính đồng hồ.
20
Đun sôi nhẹ 30 phút, thỉnh thoảng khuấy đều sau đó làm nguội và chuyển vào bình
định mức 250ml, pha loãng đến vạch mức, lắc đều, lọc qua giấy lọc khô.
Dùng pipet lấy 25ml dung dịch cho vào cốc 250ml, thêm vào 15ml dung dịch
xitrat amon. Trung hoà bằng NH4OH với chỉ thị phenolphtalein, khuấy chậm và liên
tục. Thêm vào 30ml hỗn hợp magiê-kiềm và 15ml NH4OH 25% để yên tĩnh từ 418h
hoặc khuấy nhẹ liên tục 30 phút. Lọc qua giấy lọc không tàn băng xanh và rửa 34
lần bằng dung dịch NH4OH 2,5%. Chuyển giấy lọc và kết tủa vào chén nung, đốt
cháy giấy lọc trên bếp điện và đem nung ở nhiệt độ 10001050oC đến trọng lượng
không đổi.
Hàm lượng P2O5 chung được tính theo công thức:
b1 .0,638.250.100.100
% P2 O5 =
b.(100 − x).25
Trong đó:
x: Độ ẩm (%)
b1: trọng lượng kết tủa Mg2P2O7 (g)
b: Trọng lượng mẫu (g)
0,638: Hệ số chuyển đổi từ Mg2P2O7 thành P2O5
d. Xác định P2O5 hữu hiệu (Phương pháp xitrat)
Nguyên lý: Cơ sở của phương pháp như phần xác định P2O5 chung
Cách làm:
Cân 2,5g supe bằng cân phân tích (độ chính xác 0,0001g) rồi cho vào cốc thủy
tinh 250ml nghiền nhỏ, thêm vào khoảng 20ml nước cất, tiếp tục nghiền, lắng, gạn
vào bình định mức 250ml. Bã còn lại tiếp tục thêm nước, nghiền, lắng, gạn 23 lần
nữa rồi chuyển toàn bộ vào phễu lọc. Rửa sạch cốc bằng nước cất từ 23 lần cho đến
khi lượng nước trong bình định mức khoảng 200ml. Thêm nước đến vạch mức và lắc
đều.
Nước và bã ở bình định mức trên được đem lọc trên giấy lọc khô, ta được bình
1. Giấy lọc và bã sau lọc được đưa vào bình định mức thứ 2 (có thể thay thế bằng cốc
500ml đã được đong chuẩn 250ml trước). Thêm vào 100ml xitrat amon 5%. Đậy nút
và lắc cho tan hết giấy lọc rồi đặt vào máy điều nhiệt ở nhiệt độ 60oC trong khoảng
15-30 phút, thỉnh thoảng khuấy đều. Làm lạnh và thêm nước đến vạch mức. Lắc đều
và lọc qua giấy lọc khô. Dung dịch sau lọc đựng vào bình khô để phân tích (bình 2).
Lấy 50ml dung dịch ở bình 1 và 50ml dung dịch ở bình 2 cho vào cốc thủy
tinh 250ml. Thêm vào 15ml dung dịch xitrat amon 50%, trung hoà bằng NH4OH 10%
với chỉ thị phenophtalein. Khuấy đều và từ từ cho vào 30ml hỗn hợp magiê kiềm và
15m dung dịch NH4OH 25%. Khuấy nhẹ liên tục 30 phút hoặc để yên từ 418h.
Lọc qua giấy lọc băng xanh và rửa nhiều lần bằng 100ml dung dịch NH4OH
2,5%. Giấy lọc và kết tủa chuyển vào chén sứ. Đốt trên bếp điện cho cháy giấy lọc
rồi cho vào lò nung ở nhiệt độ 10001050oC đến khi trọng lượng không đổi.
Hàm lượng P2O5 hữu hiệu được tính theo công thức:
21
b1 .0,638.500.100.100
% P2 O5 =
b.(100 − x).25
Trong đó:
x: Độ ẩm (%)
b1: trọng lượng kết tủa Mg2P2O7 (g)
b: Trọng lượng mẫu (g)
0,638: Hệ số chuyển đổi từ Mg2P2O7 thành P2O5
Xác định mức độ phân huỷ K:
g − g2 B.( P2 O5chung − P2 O5 hh )
K= 1 100 = 1 −
g1 P2 O5trong quang
Trong đó:
g1 : Lượng P2O5 trong quặng phốt phát (g)
g2 : Lượng P2O5 còn lại không phân huỷ (g)
P2O5chung: Hàm lượng P2O5 chung trong supe (g)
P2O5 hh: Hàm lượng P2O5 hữu hiệu (%)
P2O5 trong quang: Hàm lượng P2O5 trong quặng

22
Bài 7
CHẾ TẠO DUNG DỊCH NƯỚC MUỐI CHỨA AMONIAC

Mục đích yêu cầu:


Chế tạo được dung dịch nước muối sạch đạt nồng độ bão hoà và ít tạp chất từ
muối công nghiệp và khí amoniac
Phương pháp tiến hành:
Cân 160g muối cho vào cốc 1000ml, đổ nước vào từ từ, khuấy đều tới khi vẫn
còn một ít muối không tan hết (ở nhiệt độ phòng) ta thu được dung dịch nước muối
bão hoà (Thể tích nước < 500ml). Lọc lấy phần nước trong cho vào bình chứa để tiến
hành làm sạch và amon hoá.
1. Làm sạch nước muối theo phương pháp sút-sôđa
Phân tích nước muối:
a. Phân tích Cl-: Dùng phương pháp chuẩn độ
Lấy 5ml dung dịch nước muối bão hoà cho vào bình định mức 250ml rồi bổ
sung nước cất tới vạch mức. Lấy 10ml dung dịch từ bình định mức 250ml cho vào
bình tam giác, thêm khoảng 50ml nước cất, 2-3ml dung dịch axit axetic rồi chuẩn độ
bằng dung dịch AgNO3 0,1N, chỉ thị K2CrO4 cho tới khi xuất hiện màu đỏ gạch, ghi
số ml AgNO3 tiêu hao khi chuẩn độ.

Cl  = a.N .5250


.10
.36,5
(g/l)

Trong đó:
a: số ml dung dịch AgNO3 tiêu hao khi chuẩn.
N: Nồng độ dung dịch AgNO3 đem chuẩn
b. Xác định tổng Ca2+ và Mg2+:
Lấy 10ml dung dịch nước muối đã pha loãng ở bình định mức 250ml cho vào
bình tam giác đã chứa khoảng 50ml nước cất, thêm 5ml dung dịch đệm amoniac rồi
chuẩn độ bằng dung dịch Trilon B với chỉ thị là ericrom đen cho tới khi xuất hiện
màu xanh da trời, ghi số ml Trilon B tiêu hao.
Ca +

+ Mg + =
a.N .250
5.10
(đlg/l)

Trong đó:
a: Số ml Trilon B tiêu hao khi chuẩn mẫu
N: Nồng độ Trilon B
c. Xác định Ca2+:
Lấy 10ml dung dịch nước muối ở bình định mức 250ml cho vào bình tam giác
đã chứa khoảng 50ml nước cất, cho thêm 5ml dung dịch KOH 10% rồi chuẩn độ
bằng Trilon B với chỉ thị là murexit cho tới khi đổi màu từ hồng sang tím hoa cà. Ghi
số ml Trilon B tiêu hao.

23
Ca  = a.N5.10
+ .250
(đlg/l)

Nồng độ Mg2+ sẽ là hiệu của nồng độ tổng với nồng độ Ca2+ có trong dung
dịch.
Trên cơ sở nồng độ Ca và Mg tính lượng sút và sôđa dùng để kết tủa về dạng
Mg(OH)2 và CaCO3.
2. Amon hoá nước muối sau làm sạch:
a. Phân tích nước muối sau làm sạch:
Nước muối sau làm sạch cần xác định các ion sau: Cl-, Ca2+, Mg2+, CO32- và
OH. Các ion Cl-, Ca2+, Mg2+ xác định tương tự như trên. Đối với hàm lượng CO32- và
OH- là do dung dịch làm sạch còn dư. Để xác định CO32- và OH- trong dung dịch ta
dùng phương pháp định phân trực tiếp bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1N với 2 chỉ thị
là phenolphtalein và metyl da cam.
Cách tiến hành: Lấy 5ml dung dịch nước muối sau làm sạch cho vào bình
định mức 250ml rồi lấy từ đó ra cho vào 2 bình tam giác, mỗi bình 10ml. Bình thứ
nhất chuẩn bằng HCl với chỉ thị metyl da cam sẽ xác định được tổng kiềm, ghi a ml
HCl tiêu hao khi chuyển màu chỉ thị từ vàng sang hồng. Bình thứ hai chuẩn trực tiếp
cũng bằng HCl với chỉ thị phenolphtalein khi chỉ thị chuyển từ màu hồng sang không
màu, ghi b ml HCl tiêu hao.
Như vậy nồng độ của các chất được tính theo công thức sau:
CO 2−
3 + OH − =  a.N .250
5.10
(đlg/l)

2.(a − b ).N .250


CO  2−
3 =
5.10
(đlg/l)

Từ đó tính nồng độ OH- (nếu trong dung dịch chỉ có CO32- và OH-)
OH  = (2b −5a.).10N .250

(đlg/l)

b. Amon hoá nước muối:


Lấy 100ml dung dịch nước muối sạch đã phân tích nồng độ cho vào bình hấp
thụ dung tích 200ml, lấy amoniac khí sục vào bình hấp thụ với tốc độ chậm, nếu dung
dich nóng lên thì đặt bình hấp thụ vào cốc nước lạnh để làm nguội và tiếp tục sục
amoniac. Dùng pipet hút 5ml dung dịch từ bình hấp thụ cho vào bình định mức
250ml pha loãng bằng nước cất cho tới vạch định mức, lấy 10ml dung dịch từ bình
định mức cho vào bình tam giác đã có chứa nước cất, cho vào bình chuẩn vài giọt chỉ
thị phenol và chuẩn bằng HCl 0,1N cho tới khi mất màu sẽ ghi số axit tiêu hao.
NH 3 td =
a.N .250
(đlg/l)
5.10
Quá trình amon hoá cho tới khi nồng độ amoniac tự do đạt khoảng 5,2N thì
dừng và tiến hành phân tích thành phần dung dịch sau amon hoá: nồng độ Cl- tổng,
amoniac tự do, hàm lượng CO32- nếu có theo các phương pháp đã trình bày ở trên.

24
Dung dịch nước muối sạch đã đạt nồng độ amoniac cho vào bình đậy kín để
tiến hành thí nghiệm cácbonat hoá tiếp theo.

Hướng dẫn pha chế dung dịch phân tích:


Dung dịch đệm amoniac: Lấy 67g NH4Cl và 570ml NH3 25% rồi pha nước cất
cho đủ 1 lít sẽ được dung dịch đệm amoniac có pH = 10.
Dung dịch Trilon B: Cân 18,63g Trilon B cho vào bình định mức 1 lít đã chứa
nước và vài giọt NH3 rồi đổ nước cất cho đủ 1 lít sẽ được dung dịch Trilon B 0,1N
(phải kiểm tra lại nồng độ Trilon B bằng nồng độ kẽm chính xác).
Chỉ thị ericrom đen 0,1% khối lượng trong NaCl rắn: Cân 5g muối NaCl sạch
đã nghiền mịn cho vào chén cặn rồi trộn với 0,005g ericrom đen, trộn đều hai thứ
dùng làm chỉ thị:

Sơ đồ amon hoá

1. Bình hấp thụ 2. Cốc làm lạnh 3. Bình chứa NH3

25
Bài 8
CHẾ TẠO NaHCO3

1. Mục đích: Khảo sát quá trình chế tạo NaHCO3 và phân tích chất lượng của nó.
2. Lý thuyết:
Chế tạo sođa theo phương pháp Solvay qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Dùng dung dịch NaCl bão hoà chứa NH3 hấp thụ CO2 để chế tạo
NaHCO3:
NaCl + H2O + NH3 + CO2 = NaHCO3 + NH4Cl
Giai đoạn 2: Nung phân giải NaHCO3 để thu sôđa:
2NaHCO3 = Na2CO3 + H2O + CO2
Giai đoạn 1 là quan trọng và phức tạp. Có thể coi các quá trình của giai đoạn
này là quá trình thực hiện phản ứng trao đổi:
NaCl + NH4HCO3 = NaHCO3 + NH4Cl (1)
Hai muối NaCl và NH4HCO3 tan nhiều trong nước trao đổi các ion cho nhau
tạo thành muối ít tan trong nước là NaHCO3 và NH4Cl. Người ta đem dung dịch
NaCl nồng độ 4.5  5N hấp thụ NH3 đến khi nồng độ NH3 trong dung dịch đạt
5.05.25N, sau đó đem dung dịch này hấp thụ CO2 đến khi mức độ cacbonat hoá đạt
180  195% thì dừng. Theo phương trình phản ứng (1) thì tỷ lệ NH3:Cl- chỉ cần bằng
1:1, nhưng trong quá trình cacbonat hoá phần NH3 bay theo pha khí nên phải hấp thụ
NH3 nhiều hơn so với tỷ lệ của phản ứng (1) khoảng 10-15%.
Mức độ cacbonat hoá là tỷ lệ của lượng CO2 đã hấp thụ trên tổng lượng NH3
có trong dung dịch:
CO 2 t
K= 100%
NH 3 t
CO 2 t + CO 2 r CO 2 t + 2 NH 3 lk
K= 100% = 100% (2)
NH 3 t NH 3 t
Trong công thức (2) nồng độ các chất tính theo độ chuẩn. Lượng CO2 trong
pha rắn tương đương với lượng NH3 liên kết trong NH4Cl tạo thành trong pha lỏng.
Theo phương trình phản ứng (1): Cứ tạo thành 1g đương lượng NH3 liên kết ở dạng
NH4Cl thì có 2g đương lượng CO2 liên kết ở dạng NaHCO3 tách ra ở pha rắn, do đó
số g đương lượng của CO2 trong pha rắn có thể thay bằng 2 lần số g đương lượng
NH3 liên kết còn nằm lại trong pha lỏng. Khi mức độ cacbonat hoá K = 200% nghĩa
là tất cả CO2 đã hấp thụ nằm ở dạng muối bicacbonat (NaHCO3, NH4HCO3), lúc đó
quá trình hấp thụ NH3 và CO2 bằng dung dịch NaCl có thể coi là quá trình thực hiện
phản ứng trao đổi (1).
Gọi hệ số sử dụng natri (SNa+) là tỉ lệ của lượng Na+ đã chuyển hoá thành
NaHCO3 trên tổng lượng Na+, ta có thể tính hệ số này bằng công thức:

26
NH 3 lk
S Na + =
Cl 

.100%

Lượng Na+ tổng bằng lượng Cl- tổng, lượng Na+ có trong NaHCO3 có thể thay
bằng NH3 liên kết. Theo lý thuyết thì ở 32oC hệ số sử dụng natri là lớn nhất và cũng
chỉ đạt khoảng 84%. Trong thực tế mức độ cacbonat hoá không đạt 200%, nồng độ
NaCl không đạt bão hoà, nên hệ số sử dụng natri còn thấp hơn nữa và chỉ đạt khoảng
70-74%.
Khi quá trình cacbonat hoá kết thúc người ta đem lọc huyền phù gồm:
NaHCO3 rắn, NH4Cl hoà tan và NaCl chưa chuyển hoá hết thì thu được NaHCO3 rắn.
Đem nung phân giải NaHCO3 thì thu được sođa. Dung dịch sau khi lọc đem phân giải
bằng sữa vôi để thu hồi NH3:
2NH4Cl + Ca(OH)2 = CaCl2 + 2NH3 + 2H2O
NH3 khi giải phóng ra ở đây và CO2 giải phóng ra ở giai đoạn nung phân giải
NaHCO3 lại được quay về giai đoạn (1) để chế tạo NaHCO3.

Thực nghiệm:
Lấy 140 – 160ml dung dịch NaCl đã hấp thụ NH3 (nồng độ Cl- = 4,55N, NH3 =
55,25N) cho vào bình hấp thụ. Cho khí CO2 nồng độ 7598% vào bình hấp thụ với
lưu lượng 100-200ml trong 1 phút. Hấp thụ CO2 từ 3-5h. Cứ qua 1h hoặc 30 phút lại
lấy từ 2-3ml dung dịch trong suốt từ bình hấp thụ ra phân tích. Kết quả phân tích và
tính toán ghi vào bảng 1. Sau khi hấp thụ CO2 đem lọc huyền phù trong bình hấp phụ
trên phễu lọc chân không, rửa kết tủa NaHCO3 trên phễu lọc bằng dung dịch
NaHCO3 bão hoà hoặc bằng cồn. Cân lượng NaHCO3 thu được và đem phân tích chất
lượng của nó.

Bảng 1
Thời [Cl]t [NH3]t [NH3]td [NH3]lk [CO2]l K SNa+
gian
0h
1h
2h
3h
4h

Tiến hành phân tích:


A. Phân tích dung dịch NaCl đã hấp thụ NH3 (dung dịch amon hoá): trong dung
dịch amon hoá có NaCl và NH3 tự do nằm ở dạng NH4OH. Cần phân tích nồng độ Cl-
và NH3 tự do.
1. Xác định Cl-:
27
Dùng AgNO3 để xác định Cl- tác dụng với Ag+ trong dung dịch chuẩn là
AgNO3 để tạo thành muối AgCl kết tủa có màu trắng:
NaCl + AgNO3 = AgCl + NaNO3
Ở thời điểm tất cả Cl- đã kết tủa, AgNO3 bắt đầu tác dụng với chất chỉ thị là
K2CrO4 tạo thành Ag2CrO4 màu đỏ gạch:
2AgNO3 + K2CrO4 = Ag2CrO4 + 2KNO3
Cách tiến hành:
Lấy 5ml dung dịch amon hoá pha trong bình định mức 100ml bằng nước cất
đến vạch mức. Lấy 5ml dung dịch từ bình định mức vào bình tam giác 100ml, thêm 5
giọt phenolphtalein, trung hoà bằng HNO3 1:10 đến khi dung dịch mất màu tím, cho
thêm 5 giọt K2CrO4 và chuẩn với dung dịch AgNO3 0,1N đến khi xuất hiện màu đỏ
gạch.
Cl = V .N5..5100

(đlg/l)

Trong đó:
V: Số ml dung dịch AgNO3 đã dùng để chuẩn
N: Nồng độ đương lượng của dung dịch AgNO3
100: Thể tích bình tam giác
5: Thể tích dung dịch amon hoá đã lấy vào bình định mức
5: Thể tích dung dịch lấy từ bình định mức
2. Xác định NH3 tự do: NH3 tự do trong dung dịch được xác định bằng cách chuẩn nó
với dung dịch HCl:
NH4OH + HCl = NH4Cl + H2O
Cách tiến hành:
Lấy 5ml dung dịch từ bình định mức đã pha như ở phần 1 cho vào bình tam
giác 100ml, thêm 5 giọt metyl da cam rồi chuẩn với HCl 0,1N. Nồng độ NH3 tự do
trong dung dịch amon hoá được tính theo công thức:
NH 3 td = V .N .100 (đlg/l)
5.5
Trong đó:
V: Số ml dung dịch HCl đã dùng để chuẩn
N: Nồng độ đương lượng của dung dịch HCl
100, 5, 5: Các số đã nêu như ở phần 1.
B. Phân tích dung dịch NaCl đã hấp thụ NH3 đang hấp thụ CO2 (dung dịch
cacbonat hoá):
- Trong quá trình cacbonat hoá xảy ra phản ứng:
NH4OH + NaCl + CO2 = NaHCO3 + NH4Cl
Trong dung dịch cacbonat hoá sẽ có NaCl; amoniac tự do và liên kết ở dạng
NH4OH, NH4HCO3, (NH4)2CO3 gọi chung là amoniac tự do [NH3]td; amoniac liên kết

28
ở dạng NH4Cl và NaHCO3 kết tủa. Trong dung dịch cacbonat hoá cần xác định
[NH3]td, [NH3]lk, [NH3]t, [CO2]l.
1. Xác định [NH3]td:
Amoniac tự do được xác định bằng cách chuẩn nó với HCl có chỉ thị metyl da
cam. Tất cả amoniac chuyển thành NH4Cl:
NH4OH + HCl = NH4Cl + H2O
NH4HCO3 + HCl = NH4Cl + H2O + CO2
(NH4)2CO3 + 2HCl = 2NH4Cl + H2O + CO2
Cách tiến hành: Lấy 5ml dung dịch trong suốt từ bình hấp thụ CO2 cho vào
bình định mức 100ml, pha bằng nước cất đến vạch mức. Lấy 5ml dung dịch từ bình
định mức cho vào bình tam giác 100ml, thêm 5 giọt metyl da cam rồi chuẩn với HCl
0,1N. Dung dịch trong bình tam giác vừa chuẩn này giữ lại để xác định amoniac tổng.
Nồng độ [NH3]td trong dung dịch cacbonat hoá được xác định theo công thức sau:
NH 3 td = V .N .100 (đlg/l)
5.5
Trong đó:
V: Số ml dung dịch HCl đã dùng để chuẩn
N: Nồng độ đương lượng của dung dịch HCl
100: thể tích bình định mức
5: số ml dung dịch cacbonat hoá đã lấy từ bình hấp thụ vào bình định
mức.
5: số ml dung dịch lấy từ bình định mức ra để chuẩn.
2. Xác định [NH3]t:
Trong dung dịch sau khi đã xác định [NH3]td tất cả amoniac chuyển hết về
dạng NH4Cl. Dùng foocmalin (CH2O) để xác định [NH3]t. Khi cho foocmalin vào
dung dịch trung tính có chứa NH4Cl, xảy ra phản ứng:
4NH4Cl + 6CH2O = (CH2)6N4 + 4HCl + 6H2O
Lượng HCl sinh ra tương đương với lượng NH4Cl có trong dung dịch. Dùng
NaOH chuẩn lượng HCl sinh ra thì có thể tính được lượng NH4Cl có trong dung dịch.
Cách tiến hành: Lấy dung dịch trong bình tam giác sau khi đã xác định [NH3]td
đem đun sôi để giải phóng hết CO2, làm nguội dung dịch đến nhiệt độ thường. Thêm
vào 5ml dung dịch CH2O 40%, 5 giọt phenolphtalein rồi chuẩn với dung dịch NaOH
0,1N đến khi xuất hiện màu tím.
Tổng lượng NH3 có trong dung dịch cacbonat hoá được tính theo công thức:
NH 3 td = V .N .100 (đlg/l)
5.5
Trong đó:
V: Số ml dung dịch HCl đã dùng để chuẩn
N: Nồng độ đương lượng của dung dịch HCl
100, 5, 5: Các số đã nêu như ở phần 1.

29
3. Xác định [NH3]lk:
Lượng [NH3]lk trong dung dịch cacbonat hoá bằng tổng lượng NH3 trừ đi
lượng NH3 tự do:
[NH3]lk = [NH3]t - [NH3]td
4. Xác định CO2 trong dung dịch cacbonat hoá:
CO2 trong dung dịch cacbonat hoá có thể nằm ở dạng: H2CO3, NH4HCO3,
(NH4)2CO3 có thể dùng HCl để phân huỷ các chất này, rồi đo thể tích CO2 thoát ra.
Dùng dụng cụ đo CO2 để đo. Dụng cụ đo CO2 gồm: phễu triết (1), bình phản ứng (2),
van ba ngả (3), ống đo khí (4) với không khí bên ngoài, vị trí (II). Thông giữa ống đo
khí (4) với bình phản ứng (2).
Cách đo: Cho từ 2 đến 3ml dung dịch cacbonat hoá vào bình phản ứng (2),
thêm mấy giọt metyl da cam vào, cho từ 10 đến 15ml HCl tỷ lệ 1:2 vào phễu triết (1)
rồi đóng phễu triết vào bình phản ứng (2). Cho van ba ngả (3) về vị trí (I), thông ống
đo khí (4) với không khí bên ngoài. Dùng bình cân bằng (6) cho nước tới mức trên
(vạch mức 0) của ống đo khí (4). Đóng van ba ngả (3) lại, hạ bình cân bằng (6)
xuống, thông van ba ngả (3) tới bình phản ứng (2) (vị trí II), lúc này mức nước trong
ống đo khí (4) chỉ hạ xuống mấy vạch rồi dừng lại. Nếu mức nước trong ống đo khí
(4) cứ tụt mãi xuống thì chứng tỏ hệ thống chưa kín, phải nút lại các chỗ nối và làm
lại như trên cho tới khi hệ thống kín. Khi hệ thống đã kín mở phễu triết (1) cho HCl
vào bình phản ứng (2) từng giọt một, CO2 thoát ra đẩy mức nước trong ống đo khí
xuống. Khi CO2 đã thoát ra hết dùng bình cân bằng (6) cân bằng mức nước trong ba
ống: ống đo khí (4), ống cân bằng (5) và bình cân bằng (6), đo thể tích CO2 đã thoát
ra theo số vạch ghi trên ống đo khí (4). Gọi thể tích này là V1ml, thể tích này chuyển
về điều kiện tiêu chuẩn là V0:
273.( P − p)
V0 = V1 . (ml)
(273 + t ).760
Trong đó:
P: áp suất khí quyển (mmHg)
p: áp suất hơi nước trong khí quyển ở nhiệt độ toC (mmHg)
t: nhiệt độ môi trường thí nghiệm
Lượng CO2 hoà tan trong dung dịch đựng trong ống đo khí (4) thường là từ
11-15% lượng CO2 đã thoát ra, nên lượng CO2 thực tế đã thoát ra điều kiện chuẩn là:
V'0 = (1,11 – 1,15).V0
Nồng độ CO2 trong dung dịch cacbonat hoá được tính theo công thức:
44.1,11.V0
CO 2  = (đlg)
22,4.V .22
Trong đó V là số ml dung dịch cacbonat hoá đã lấy vào bình phản ứng.

C. Phân tích chất lượng NaHCO3 ẩm:


1. Xác định NaCl trong NaHCO3 ẩm:

30
Lấy 2-3g NaHCO3 ẩm hoà tan trong 20ml nước cất trong bình tam giác 100ml,
trung hoà bằng HNO3 1:10 thêm mấy giọt K2CrO4 rồi chuẩn với dung dịch AgNO3
0,1N đến khi có màu đỏ gạch. Lượng NaCl có trong NaHCO3 ẩm được tính theo công
thức:
V .N .58,44
% NaCl = .100%
g .1000
Trong đó:
V: Số ml dugn dịch AgNO3 đã dùng để chuẩn
N: Nồng độ đương lượng của dung dịch AgNO3
g: S gam NaHCO3 đã lấy để phân tích
58,44: Gam đương lượng của NaCl
2. Xác định NaHCO3 trong NaHCO3 ẩm:
Cho dư NaOH vào dung dịch NaHCO3 ẩm để chuyển các muối bicacbonat
thành cacbonat:
NaHCO3 + NaOH = Na2CO3 + H2O
NH4HCO3 + 2NaOH = Na2CO3 + NH4OH + H2O
Dùng dung dịch BaCl2 kết tủa hết lượng Na2CO3 mới sinh ra và lượng Na2CO3
có sẵn trong NaHCO3 ẩm. Dùng HCl để chuẩn lượng NaOH dư và lượng NH4OH
mới sinh ra. Tính lượng NaOH đã phản ứng, ta xác định được tổng lượng ion HCO3-.
Cách làm: Lấy 1-2g NaHCO3 ẩm hoà tan trong bình định mức 100ml bằng
nước cất. Lấy vào hai bình tam giác mỗi bình 20ml dung dịch từ bình định mức. Lấy
bình tam giác một cho mấy giọt metyl da cam rồi chuẩn với HCl để xác định độ kiềm
tổng. Lấy chính xác 10ml dung dịch NaOH nồng độ N2 vào bình tam giác hai, thêm
10ml dung dịch BaCl2 10%, thêm mấy giọt phenolphtalein rồi chuẩn NaOH dư với
HCl:
Độ kiềm tổng được tính bằng công thức:
V1 .N 1 .100
Độ kiềm tổng = (gđl/g)
g.20.1000
(V2 .N 2 − V3 .N 3 ).100
HCO3− = (gđl/g)
g.20.1000
Na2CO3 = (Độ kiềm tổng – HCO3-) (gđl/g)
%Na2CO3 = (Độ kiềm tổng – HCO3-).53.100%
(V2 .N 2 − V3 .N 3 ).100
% NaHCO 3 = .84.100% − % NH 4 HCO3 .1,06
g.20.1000
Trong đó:
V1, N1: thể tích và nồng độ HCl đã dùng để xác định độ kiềm tổng.
V2, N2: thể tích và nồng độ dung dịch NaOH đã cho vào bình tam giác hai.
V3, N3: Thể tích và nồng độ HCl đã dùng để chuẩn NaOH dư và NH4OH mới
tạo thành.
g: Số gam NaHCO3 đã lấy để phân tích.

31
20: Số ml dung dịch đã lấy từ bình định mức.
54,84: gam đương lượng của Na2CO3 và NaHCO3
1,06: hệ số chuyển đổi NH4HCO3 thành NaHCO3.

Hàm lượng nước trong NaHCO3 ẩm được tính theo công thức:
%H2O = 100% - %NaHCO3 - %Na2CO3 - %NH4HCO3 - %NaCl
Hiệu suất tạo thành sođa:
 53 
Na 2 CO 3 =  % Na 2 CO 3 + % NaHCO 3 %
 84 
Các số liệu phân tích và tính toán được ghi vào báo cáo thí nghiệm.
Dụng cụ và hoá chất:
1. Chai CO2, chai không khí nén, bầu lọc chân không, bình chưng NH3.
2. Dung dịch NaCl đã hấp thụ amoniac
3. Dung dịch chuẩn: HCl 0,1N, NaOH 0,1N, AgNO3 0,1N
4. Dung dịch: CH2O 40%, BaCl2 10%, HCl 1:2, HNO3 1:10, NaHCO3 bão hoà,
cồn  96%, NaOH 30%
5. Thuốc thử: metyl da cam, phenolphtalein, K2CrO4.

Bài 4
LÀM MỀM NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRAO ĐỔI ION

1. Vật liệu: nhựa trao đổi ion


2. Dụng cụ và hoá chất:
- KOH 10%
- TrilonB 0,1N
- Murexit
- Bình tam giác 250ml
- Buret
- Pipet 10ml, 5ml
- Cốc 100ml
3. Thực nghiệm
3.1. Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến khả năng tách Ca2+ bằng
phương pháp trao đổi ion
a. Xác định Ca2+ ban đầu
Hút 100ml mẫu cho vào bình tam giác 250ml. Cân 5g nhựa cho vào mỗi bình..

b. Xác định Ca2 sau khi xủ lý


Xác định Ca2+:

32
Lấy 10ml dung dịch nước muối ở bình định mức 250ml cho vào bình tam giác
đã chứa khoảng 50ml nước cất, cho thêm 5ml dung dịch KOH 10% rồi chuẩn độ
bằng Trilon B với chỉ thị là murexit cho tới khi đổi màu từ nâu sang tím hoa cà. Ghi
số ml Trilon B tiêu hao.
Ca  = a.N5.10
+ .250
(đlg/l)

33

You might also like