Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

HỌC PHẦN ĐỊA LÝ KINH TẾ

CHỦ ĐỀ:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

NHÓM : 8
NHÓM TRƯỞNG : Nguyễn Thị Tâm
LỚP : K68KTSA
HỌC KỲ : 1
NĂM HỌC : 2023-2024

HÀ NỘI – 11/2023

1
DANH SÁCH NHÓM VÀ TỶ LỆ THAM GIA

TT MSV HỌ VÀ TÊN LỚP SĐT TỶ LỆ


THAM
GIA
68866 100%
78 1 Lê Thị Hoa Phượng K68KTSA 0397077645
68158 100%
79 7 Phạm Ngọc Quang K68KTSA 0961969368
68696 100%
80 7 Lê Minh Quân K68KTSA 0947881205
68696 100%
81 9 Hà Thiêm Quý K68KTSA 0911001708
68698 80%
82 3 Nguyễn Trung Sỹ K68KTSA 0354913570
68450 100%
83 2 Lê Văn Tài K68KTNNA 0396829705
68698 100%
84 9 Nguyễn Thị Tâm K68KTSA 0983610231
68699 Trần Thị Thanh 100%
85 2 Tâm K68KTSA 0358926787
68699 100%
86 3 Đỗ Minh Tân K68KTSA 0388228507
68104 80%
87 2 Nguyễn Ngọc Tân K68KTSA 0868688248
68450 80%
88 6 Phạm Đức Thái K68KTNNA 0334160695

2
MỤC LỤC
PHẦN I......................................................................................................................................................................4
1.1. TÍNH CẤP THIẾT.............................................................................................................................................4
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...............................................................................................................................5
PHẦN II....................................................................................................................................................................5
2.1. KẾT QUẢ...........................................................................................................................................................5
2.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.........................................................................................................................6
2.2.1 Thuận lợi..........................................................................................................................................................6
1. Về địa hình.............................................................................................................................................................6
2. Về khí hậu..............................................................................................................................................................6
3. Về con người..........................................................................................................................................................6
2.2.2Khó khăn............................................................................................................................................................6
1. Về địa hình.............................................................................................................................................................6
2. Về khí hậu..............................................................................................................................................................7
3. Về con người..........................................................................................................................................................7
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP …...................................................................................................................................8
PHẦN III. KẾT LUẬN...........................................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................................12

3
PHẦN I

1.1. TÍNH CẤP THIẾT


Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước nông
nghiệp nước ta cũng có sự chuyển biến về số lượng cũng như chất lượng. Kể từ
khi có nghị quyết 10 của bộ chính trị 5/4/1988 Nông nghiệp Việt Nam có những
bước tăng trưởng khá, người dân có quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh.
Từ một nước thiếu lương thực đến nay không những Việt Nam có đủ lương thực
mà còn có số lượng gạo xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan.
Ở Việt Nam, dân số gần 100 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa
gạo làm lương thực chính. Ngoài ra ngành trồng trọt lúa còn mang lại công việc
cho người nông dân ở Việt Nam.Bên cạnh lợi ích kinh tế, xuất khẩu gạo còn là
câu chuyện thương hiệu và uy tín quốc gia trong ứng xử với quốc tế.
Hiện nay, lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và
xã hội của Việt Nam. Theo thống kê của Viên Nghiên cứu Lúa Quốc Tế (IRRI),
diện tích lúa chiếm 82% diên tích đất canh tác ở Việt Nam. Có khoảng 52% sản
lượng lúa Việt Nam được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đồng
bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, một trong hai phần của
Nam Bộ. Khu vực này có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ và 12
tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc
Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. ĐBSCL là nơi
có diện tích lúa lớn nhất Việt Nam khoảng 1,4 triệu - 1,5 triệu ha. Những năm
gần đây năng xuất lúa đạt, năm 2015 đạt 59,5 tạ/ha, cao hơn 1,9 tạ/ha so với
năng suất chung của cả nước, năm 2020 đạt 60,1 tạ/ha, cao hơn 1,4 tạ/ha. Đặc
biệt vụ đông xuân năm 2021, Đồng bằng sông Cửu Long đạt 72 tạ/ha, cao hơn
3,7 tạ/ha năng suất vụ đông xuân cả nước.
Tuy nhiên, sản xuất lúa ở ĐBSCL vẫn còn nhiều bất cập như quy mô sản
xuất còn nhỏ lẻ, năng suất lao động ngành lúa gạo thấp, phương thức canh tác
dùng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng gạo thấp,
kém sức cạnh tranh trên thị trường. Những năm gần đây, nhất là từ năm 2016,
sản xuất lúa gạo vùng ĐBSCL phải đương đầu với tác động của biến đổi khí
hậu,... Vì vậy, nông dân trồng lúa vẫn còn nghèo (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, 2012). Qua bài viết dưới đây nhằm đánh giá tình hình sản xuất lúa
gạo của vùng ĐBSCL trong vài năm trở lại đây.

4
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu thực trạng sản xuất lúa gạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa gạo của vùng đồng
bằng sông Cửu Long
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của cây lúa ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long.

PHẦN II

2.1. KẾT QUẢ

2.1.1 Thực trạng sản xuất

Hằng năm, ĐBSCL sản xuất hơn 50% sản lượng lương thực, cung cấp hơn 90%
lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Lúa gạo đã thực sự trở thành ngành hàng có ưu thế
lớn của vùng này, do thiên nhiên ưu đãi, năng suất lúa đạt khá cao.
Theo đó diện tích gieo cấy lúa năm 2020 đạt 7,278 triệu ha, giảm khoảng
215.000ha so với năm 2001. Năng suất lúa năm 2020 đạt 58,7 tạ/ha, tăng 1,1
tạ/ha/năm; sản lượng lúa tăng bình quân tăng 0,5 triệu tấn/năm. Gạo xuất khẩu của
Việt Nam tăng bình quân 130.000 tấn/năm; giá gạo xuất khẩu tăng khoảng 17
USD/tấn/năm
Sang năm 2021, diện tích lúa cả năm tuy đạt 7,24 triệu ha, giảm 38,3 nghìn ha
so với năm trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất nhưng năng
suất lúa ở mức cao đạt 60,6 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha.
Theo báo cáo của GSO, diện tích lúa cả năm 2022 ước đạt 7,1 triệu ha, giảm
127,7 nghìn ha so với năm trước. Năng suất ước đạt 60,2 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha, sản
lượng lúa đạt 42,66 triệu tấn, giảm 1,19 triệu tấn. Trong đó, kết quả sản xuất vụ Đông
xuân của cả nước năm nay giảm so với năm trước.
Dự kiến cả năm 2023, sản lượng lúa đạt được từ 43-43,4 triệu tấn, tăng khoảng
650 -700 nghìn tấn so 2022, vượt 170 nghìn tấn so với kế hoạch của ngành nông
nghiệp nông thôn đề ra từ đầu năm 2023. Trong 3 tháng cuối năm, dự kiến sẽ thu
hoạch gần 10 triệu tấn lúa mùa và vụ thu đông, tương đương với hơn 5 triệu tấn gạo

5
Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo tại ĐBSCL vẫn còn một số hạn chế. Đầu tiên là sử
dụng lượng giống sạ còn cao, thời gian xuống giống kéo dài, chưa an toàn với né rầy,
hạn, mặn và mưa lũ; Vật tư đầu vào chưa đảm bảo chất lượng, sử dụng cũng chưa tiết
kiệm; Liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chưa chặt chẽ; Kho bãi thiếu
thốn. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, ngành lúa gạo Việt Nam trong những năm gần
đây đã có nhiều bước chuyển mình thay đổi để hướng tới sản xuất cánh đồng mẫu lớn,
chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm cần cải thiện để hoạt động canh tác, sản
xuất lúa gạo hiệu quả hơn.
Thực trạng sản xuất lúa ở ĐBSCL hiện nay là vẫn sử dụng lượng giống rất lớn
khiến chi phí đầu vào bị đội lên nhiều lần, phụ thuộc nhiều vào phân bón hóa học...
Đặc biệt, Việt Nam vẫn chưa có nhiều thương hiệu mạnh để tạo nên thương hiệu gạo
quốc gia. Điều đặt ra hiện nay là các doanh nghiệp tiên phong trong xây dựng cánh
đồng lớn gắn với nông dân và xây dựng thương hiệu gạo nổi tiếng cần dân dắt, trở
thành hình mẫu cho ngành sản xuất lúa nước nhà. Qua đó, tạo dựng thương hiệu gạo
Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, trong những năm qua, vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long vân
còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và
phát triển nông thôn do cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông, thủy
lợi, điện, thông tin liên lạc. Trình độ sản xuất của nông dân còn thấp, năng suất lao
động thấp. Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư còn chưa đồng bộ, chưa hấp dân
nhà đầu tư.
Để giải quyết những khó khăn, thách thức này, Chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tại Đồng bằng sông Cửu Long, như cho thuê đất với thời hạn dài, hỗ trợ chuyển
đổi mục đích sử dụng đất, miễn giảm tiền sử dụng đất; Nhà nước hô trợ lãi suất, phí, lệ
phí cho các dự án đầu tư vào nông nghiệp; Nhà nước hô trợ nghiên cứu, ứng dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp...
Triển khai chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và
phát triển nông thôn tại Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được một số kết quả tích
cực, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; đẩy
mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả sản xuất. Qua đó, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho
người dân.

6
2.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

2.2.1 Thuận lợi


1. Về địa hình
Là một trong những đồng bằng rộng lớn phì nhiêu nhất Đông Nam Á
Phần lớn diện tích đồng bằng được bồi đắp phù sa hằng năm, rất màu mỡ, nhất
là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu cùng với mạng lưới sông ngòi,
kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước cho sản xuất lúa
Địa hình bằng phẳng diện tích khoảng 4 triệu ha, đất phù sa châu thổ màu mỡ
2. Về khí hậu
Nóng quanh năm, ít chịu tai biến do khí hậu
Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm lượng mưa dồi dào
Lượng mưa cao: vùng đồng bằng sông Cửu Long có lượng mưa trung bình
khoảng 1600-1800 mm, ven biển Tây từ 2.000-2400 mm và ven biển đông từ
1.400-1600 mm, được phân thành hai mùa mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ( trích từ Ủy ban sông Mê Kông Việt
Nam)
3. Về con người
Dân số đông khoảng gần 18 triệu người ( năm 2022) nguồn lao động dồi dào
Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản suất
Có nhiều chính sách của chính phủ
2.2.2Khó khăn
1. Về địa hình
Đất phèn và mặn chiếm quá nửa diện tích đất gây ra hạn chế trong việc trồng
cây lương thực ngắn ngày
Đồng bằng sông Cửu Long là phần hạ lưu giáp biển của sông Mê Công, có địa
hình thấp và khá bằng phẳng với 2 vùng trũng lớn là Đồng Tháp Mười và Tứ
giác Long Xuyên. Cùng với dòng chính - sông Tiền và sông Hậu, ngoài ra còn
có hệ thống kênh rạch chằng chịt với mật độ trung bình 4 km trong 1 km2, tạo
điều kiện thuận lợi cho xâm nhập mặn do thủy triều đưa nước mặn vào sâu trong
sông và nội đồng, đặc biệt trong mùa cạn, khi mà lưu lượng dòng chảy từ
7
thượng nguồn sông Mê Công giảm thấp. ( Trích từ Hệ thống quản lý nghiên cứu
khoa học Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
2. Về khí hậu
Tình trạng lũ lụt hàng năm, hạn hán và xâm nhập mặn gây ảnh hưởng lớn cho
việc sản xuất cây lương thực
Diễn biến mặn trong khu vực khá phức tạp. Độ mặn lớn nhất thường xuất hiện
chủ yếu vào tháng 4 hoặc tháng 5 do ảnh hưởng của thủy triều ở biển Đông, biển
Tây hoặc cả hai. Ngoài ra, do lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê
Công đổ về ít cũng là nhân tố chính ảnh hưởng đến tình hình xâm nhập mặn ở
vùng cửa sông ven biển của ĐBSCL, trong đó thủy triều là nhân tố động lực,
mang nước biển kèm theo độ mặn đi sâu vào nội đồng, trong khi lượng nước từ
thượng lưu đổ về còn hạn chế. Bên cạnh đó, lượng mưa giảm, lượng nước bị bốc
hơi cao cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn. (Trích từ
Hệ thống quản lý nghiên cứu khoa học Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
Đặc biệt, cuối năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, diễn biến xâm nhập
mặn tại ĐBSCL được đánh giá nặng nề nhất trong 100 năm qua. Ngay từ tháng
2, độ mặn đã duy trì ở mức cao và nghiêm trọng. Trên sông Tiền và sông Hậu,
độ mặn là trên 45% xâm nhập sâu tới 70km tính từ cửa sông, thậm chí có nơi lên
đến 85km (trong khi theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai thì độ
mặn bằng 4% đã được coi là bị xâm nhập mặn). ( Trích từ Hệ thống quản lý
nghiên cứu khoa học Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
Xâm nhập mặn vẫn gia tăng theo thời gian nhưng xâm nhập mặn năm 2022 đã
thấp hơn so với năm 2020 là 15-25km và so với năm 2016 là 5-10km( Trích từ
thiên nhiên.net)
3. Về con người
Kỹ năng và kỹ thuật chưa cao
Việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ còn hạn chế

2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

2.3.1 Giải pháp về vốn


Chính sách huy động vốn và hỗ trợ tài chính thích hợp. Đa dạng hóa các
nguồn vốn và đơn giản hóa, tối ưu hóa thủ tục tiếp cận vốn; Đầu tư phát triển
mạnh hơn kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn; Tiếp tục đầu tư phát triển
giao thông nông thôn; Đầu tư để bảo đảm cung cấp đủ điện sinh hoạt và nước
sạch cho cư dân nông thôn; Có chính sách cho doanh nghiệp tham gia mô hình

8
liên kết doanh nghiệp - nông dân được vay vốn trung, dài hạn với lãi suất ưu đãi
để triển khai thực hiện mô hình liên kết.
2.3.2 Giải pháp từ chính quyền
Nhà nước cần có chiến lược công nghiệp hoá sản xuất nông nghiệp, từ
trang bị cơ khí hoá đến nghiên cứu giống cây trồng một cách khoa học, đầu tư
sinh học để tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp. Đầu tư cả hệ thống giao
thông nông thôn, cả đường bộ và đường thuỷ thuận lợi cho việc vận chuyển
hàng hoá, nối kết địa bàn nông nghiệp với các trung tâm đầu mối tiêu thụ nông
sản phẩm và với thị trường tiêu thụ, trao đổi trong và ngoài nước.
Tạo điều kiện cho người nông dân có thể tích tụ ruộng đất dưới các mô
hình sản xuất lớn như: trang trại, hợp tác xã nông nghiệp theo kiểu mới, các
công ty cổ phần sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp (kể cả lúa gạo, rau
quả, hải sản v.v...) để tạo thuận lợi cho việc thu hút vốn, tích tụ tư bản để phục
vụ mở rộng sản xuất.
Lập các cơ sở đào tạo tại chỗ về kỹ thuật sản xuất, phương pháp quản lý
cả quy trình sản xuất từ gieo trồng, sử dụng phân bón, các đầu tư sinh học đến
chế biến sản phẩm để đảm bảo đầu ra chắc chắn, có thị trường ổn định, hầu
phòng ngừa, hạn chế tình trạng tự phát hiện nay là thường xuyên thay đổi cây
trồng theo biến động nhất thời của thị trường, dẫn đến hậu quả sản xuất không
ổn định, thu nhập của người nông dân bấp bênh.
Mở kênh thông tin về thị trường, về hàng hoá nông nghiệp và đảm bảo
điều kiện tiếp nhận thông tin cho người nông dân, để người lao động nông thôn
có cơ sở thực tế thị trường hầu định hướng đúng cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp của mình.
Hạn chế thấp nhất việc sử dụng đất tốt, phì nhiêu, có điều kiện thuỷ lợi tốt
cho trồng trọt, cho phát triển nông nghiệp cho các yêu cầu xây dựng khu công
nghiệp, khu giải trí, khu dân cư biệt thự vườn, kể cả việc hạn chế đô thị hoá
những đồng bằng có lợi thế cho sản xuất nông nghiệp và sản xuất sản phẩm
nông nghiệp (đặc biệt như lúa gạo) xuất khẩu.
Ưu đãi tín dụng trung và dài hạn cho yêu cầu vốn đầu tư dài ngày, ổn định
cho nông dân và nông thôn. Minh định về mặt pháp luật quyền sử dụng đất ổn
định lâu dài cho nông dân và hộ nông thôn, với thời gian ổn định sản xuất tối
thiểu từ 50 năm trở lên và tất cả quyền dân sự khác về đất đai nông nghiệp.
2.3.3 Một số giải pháp khác với biến đổi khí hậu hiện nay
Huy động cả hệ thống chính trị tập trung phòng, chống thiên tai do hạn hán, xâm
nhập mặn gây ra.

9
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tùy theo điều kiện cụ thể và sự ảnh hưởng
của nước mặn, lựa chọn một số cây trồng chủ lực, các loại cây trồng có khả
năng chịu mặn cụ thể như: Cần mở rộng việc thực hiện trồng lúa ST25 tại Đồng
bằng sông Cửu Long.
Áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ nghiên cứu, tạo các giống cây con có khả
năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt và môi trường nước bị
nhiễm mặn nhẹ. (Trích : https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-giai-phap-nham-phat-trien-dong-bang-song-cuu-
long-truoc-tinh-trang-bien-doi-khi-hau-nhu-hien-nay-76824.htm
)
Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế; tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm,
đối thoại chính sách với các nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài
nguyên, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh hợp tác với các nước có liên quan, các tổ
chức và các diễn đàn quốc tế để bảo vệ các nguồn nước xuyên biên giới, tiếp cận
công nghệ mới và huy động nguồn lực cho giảm phát thải khí nhà kính, thích
ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. (Trích :
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/thong-tin-ly-luan/-/2018/38598/bien-doi-khi-hau-va-giai-phap-ung-pho-cho-dong-bang-song-

cuu-long.aspx
)
Dự trữ nước ngọt trong mương để tưới hoặc dự trữ nước ngọt trong túi nilon dày
đặt dưới gốc cây; giữ ẩm cho cây trồng bằng rơm rạ, lục bình, cỏ khô. (Trích :
https://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/nhieu-giai-phap-ung-pho-voi-bien-oi-khi-hau-cho-cay-an-qua/18341334
)

PHẦN III. KẾT LUẬN

Đồng bằng sông Cửu Long đã phát huy lợi thế vựa lúa số một cả nước khi
đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, góp phần khẳng định vai
trò, vị thế xuất khẩu gạo tốp đầu thế giới của Việt Nam. (Trích : https://www.gso.gov.vn/du-
lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/08/dong-bang-song-cuu-long-phat-huy-loi-the-vua-lua-so-mot-ca-nuoc/ )

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đồng bằng sông Cửu
Long là vùng kinh tế nông nghiệp quan trọng, đóng góp trên 33% GDP nông
nghiệp cả nước và 30% GDP của vùng. Đồng bằng sông Cửu Long đứng đầu cả
nước về sản lượng lúa gạo, thủy sản và trái cây.
Với những kết quả trên xu hướng phát triển lúa gạo là hiệu quả và bền vững
Với mục tiêu: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, bảo đảm an
ninh lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng, giá trị dinh dưỡng, bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm; hình thành và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo;
nâng cao thu nhập của nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng; xuất khẩu gạo

10
đạt chất lượng và giá trị cao. Từ thế độc canh cây lúa chuyển sang đa dạng hóa
các loại cây trồng, phát triển nông nghiệp hàng hóa.
Cải tiến giống lúa: Ngành lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long đã không
ngừng áp dụng cải tiến giống cây trồng, thay đổi từ giống lúa năng suất thấp chỉ
đạt 2-3 tấn/ha sang các giống lúa chất lượng cao đạt 6-8 tấn/ha.
Sự thay đổi mùa vụ từ 1-2 vụ/năm sang 3 vụ lúa chính/năm cùng với đổi
mới cơ cấu giống lúa và quy trình sản xuất theo hướng thâm canh tăng năng
suất.
Không những tăng nhanh về sản lượng mà chất lượng lúa gạo ngày càng
cao, với các loại lúa đặc sản như IR64, OM1490, OM2031, VND95-20,
MTC250, IR62032, lúa nàng thơm Chợ Ðào, Jasmine, đặc biệt là ST phục vụ
xuất khẩu ngày càng mở rộng, chiếm tỷ trọng lớn về cả diện tích và sản lượng,
tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Bên cạnh cải tiến giống lúa, công tác cải tạo thủy lợi xả phèn, rửa mặn,
cải tạo đất hoang hóa, chủ động trong tưới tiêu, tạo tiền đề cho các giống lúa
thích nghi phát triển và đẩy mạnh công tác khuyến nông. (Trích :
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/08/dong-bang-song-cuu-long-phat-huy-loi-the-vua-lua-so-mot-ca-nuoc/
)

Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất lúa gạo:
Nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng chủ đạo, là chìa khóa thành công của
các nước có nền nông nghiệp phát triển và cũng là con đường tất yếu cho phát
triển nông nghiệp bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những năm qua,
ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học
công nghệ vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cho nông sản
phẩm. (Trích : https://sdmd2045.ctu.edu.vn/van-de-noi-bat/moi-truong-tai-nguyen/175-nong-nghiep-cong-nghe-cao-mot-giai-
phap-phat-trien-ben-vung-nganh-nong-nghiep-dong-bang-song-cuu-long
)
+ Công nghệ in vitro trong nhân giống cây trồng quy mô công nghiệp đã
cho ra số lượng lớn, đồng đều, giảm giá thành cây giống.
+ Tăng cường cơ giới hóa:
+ Áp dụng khoa học - công nghệ vào trong việc ươm và lai tạo giống
Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp
Phát triển thương hiệu như đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Tăng cường
liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Lấy năng suất, chất
lượng là tiêu chí hàng đầu.

11
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tổng cục thống kê (2021) Đồng bằng sông Cửu Long - Phát huy lợi thế vựa lúa số một cả
nước. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/08/dong-bang-song-cuu-long-phat-huy-loi-the-vua-lua-so-mot-ca-nuoc/
[2] Tổng cục thống kê (2020) Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV năm 2020
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/12/baocao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2020/#:~:text=a)%20N%C3%B4ng%20nghi
%E1%BB%87p,gi%E1%BA%A3m%20806%2C6%20ngh%C3%ACn%20t%E1%BA%A5n

Thành tựu của


[3] Tổng cục thống kê (2022) Thành tựu của ngành trồng trọt - một năm nhìn lại.
ngành trồng trọt – một năm nhìn lại – General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn)

Sản xuất lúa năm


[4] Tạp chí con số sự kiện (2023) Sản xuất lúa năm 2022 - kết quả từ sự thay đổi.
2022 - Kết quả từ sự thay đổi (consosukien.vn)

[5] Tổng cục thống kê (2023) Tổng kết sản xuất lúa vụ Đông Xuân năm 2023.
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/06/tong-ket-san-xuat-lua-vu-dong-xuan-nam-2023/

[6] Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh - Những giải pháp cần có cho yêu cầu tiếp tục đẩy
mạnh phát triển nông nghiệp và giữ vững chủ lực về xuất khẩu lương thực hiện nay của Việt
Nam. Những giải pháp cần có cho yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và giữ vững vị trí chủ lực về xuất khẩu lương
thực hiện nay của Việt Nam :: Đoàn luật sư Tp. Hồ Chí Minh (hcmcbar.org)

13

You might also like