Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

ỨNG DỤNG MS EXCEL

1
TRONG TÀI CHÍNH
Khoa Tài chính
2 Nội dung chính

 Giới thiệu chung về ứng dụng CNTT trong TC


 Tổng quan về MS Excel
 Một số ứng dụng của MS Excel trong TC
3 Ứng dụng CNTT trong TCDN

Các phần mềm QTTC,


Ứng dụng phần mềm kế toán. VD:
CNTT vào quản CFO ...
trị TCDN hiện
nay thông qua Hệ thống ERP. VD:
2 hướng Oracle, SAP …
4 ERP là gì?

 Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp - Enterprise Resource


Planning (ERP) là một thuật ngữ được dùng liên quan đến một loạt
hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ, để
giúp cho công ty quản lý các hoạt động chủ chốt của nó, bao
gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn
kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý hậu cần, quản lý quan
hệ với khách hàng, v.v…
 Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực
thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tài
chính có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công
cụ hoạch định và lên kế hoạch.
5
ERP là gì? (tiếp)
 ERP là một hệ thống ứng dụng phần mềm đa phân hệ, tích hợp theo một
kiến trúc tổng thể, giúp doanh nghiệp: hoạch định, thực hiện, kiểm soát,
ra quyết định.
6
ERP là gì? (tiếp)
 ERP loại bỏ các hệ thống máy tính riêng lẻ ở các bộ phận trong một DN: Tài
chính, Nhân sự, Kinh Doanh, Sản xuất, Kho… và sẽ thay thế chúng bằng một
chương trình phần mềm hợp nhất phân chia theo các phân hệ phần mềm khác
nhau.
 Phần mềm ERP rất linh động trong việc cài đặt các phân hệ theo yêu cầu DN.
Các DN có thể yêu cầu cài đặt một vài phân hệ mà DN cần, các phân hệ còn lại
còn lại có thể cài đặt sau mà không ảnh hưởng đến hệ thống.
 Các phân hệ cơ bản của một phần mềm ERP điển hình có thể như sau:
1. Kế toán tài chính (Finance)
2. Quản lý bán hàng và phân phối (Sales and Distribution)
3. Quản lý mua hàng (Purchase Control)
4. Quản lý hàng tồn kho (Stock Control)
5. Lập kế hoạch và quản lý sản xuất (Production Planning and Control)
6. Quản lý dự án (Project Management)
7. Quản lý dịch vụ (Service Management)
8. Quản lý nhân sự (Human Resouce Management)
9. Báo cáo quản trị (Management Reporting)
10. Báo cáo thuế (Tax Reports).
7

 Việc ứng dụng hệ thống ERP sẽ giúp nhà quản lý DN nhanh chóng nắm bắt được
các thông tin tổng hợp về tài chính theo thời gian thực (các báo cáo tổng hợp)
 Tuy nhiên, ERP không phải là hệ thống linh hoạt, có thể ngay lập tức cung cấp
cho nhà quản trị những thông tin phân tích theo ý muốn. Để làm được điều đó,
các nhà quản trị cần có một công cụ tính toán đủ mạnh, là các phần mềm bảng
tính (spreadsheeting).
 Phần mềm bảng tính phổ biến nhất hiện nay trên thế giới là MS Excel
8 Tổng quan về MS Excel
 Excel là chương trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng
phần mềm Microsoft.
 Bảng tính của Excel bao gồm nhiều ô được tạo bởi các dòng và cột, với nhiều
tính năng ưu việt và có giao diện rất thân thiện với người dùng.
 Hiện nay có nhiều phiên bản của Excel như Excel 5.0, Excel 95, Excel 97, Excel
2000, Excel 2003, Excel 2007, Excel 2010, Excel 2013 và Excel 2016.
 Ngoài hệ điều hành Windows, Excel đã có thể cài đặt trên nhiều HĐH khác như Mac
OS, iOS, Android và chạy trên nhiều loại thiết bị như máy tính để bàn, laptop, máy tính
bảng, điện thọai thông minh.
 Excel thậm chí có thể được sử dụng online (không cần cài đặt) qua bộ công cụ
Office365 của Microsoft
9 Một số ứng dụng của MS Excel trong tài chính

 Các hàm khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)


 Các hàm tính toán giá trị thời gian của tiền
 Các hàm đánh giá hiệu quả vốn đầu tư
 Các hàm về chứng khoán
10 1. Các hàm khấu hao TSCĐ

Hàm SLN (Straight Line)


- Tính khấu hao TSCĐ với tỷ lệ khấu hao trải đều trong một khoảng thời
gian xác định
- Cú pháp: =SLN(cost, salvage, life)
Trong đó: cost là giá trị ban đầu của TSCĐ, salvage là giá trị còn lại ước
tính của tài sản sau khi đã khấu hao, life là đời hữu dụng của TSCĐ.
- Hàm SLN tính khấu hao theo công thức:
SLN = (cost – salvage)/ life
11 1. Các hàm khấu hao TSCĐ (tiếp)

Hàm SLN (Straight Line)

- Ví dụ 1: Một TSCĐ đầu tư mới có nguyên giá (tính cả chi phí lắp đặt
chạy thử) là 120.000.000 đồng đưa vào sử dụng năm 2015 với thời
gian sử dụng dự tính là 5 năm, giá trị thanh lý ước tính là 35.000.000
đồng. Hãy tính lượng trích khấu hao cho từng năm trong suốt vòng đời
của TSCĐ đó.
12 1. Các hàm khấu hao TSCĐ (tiếp)

Hàm DB (Declining Balance)

- Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần
theo một mức cố định trong một khoảng thời gian xác định.

- Cú pháp: =DB(cost, salvage, life, period, month)

- Trong đó: các tham số cost, salvage, life như ở hàm SLN, period là kỳ
khấu hao, month số tháng tính khấu hao trong năm. Nếu bỏ qua Excel
sẽ tính với month = 12 tháng.
13 1. Các hàm khấu hao TSCĐ (tiếp)

Hàm DB (Declining Balance)


- Phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định sẽ tính khấu hao theo
tỷ lệ cố định. Hàm DB dùng các công thức sau đây để tính toán khấu hao
trong một kỳ:
(cost - tổng khấu hao từ các kỳ trước) * rate
trong đó: rate = 1 - ((salvage / cost) ^ (1 / life))
- Đối với kỳ đầu tiên, hàm DB dùng công thức sau:
cost * rate * month / 12
- Đối với kỳ cuối cùng, hàm DB dùng công thức sau:
((cost - tổng khấu hao từ các kỳ trước) * rate * (12 - month)) / 12
14 1. Các hàm khấu hao TSCĐ (tiếp)

Hàm DB (Declining Balance)

- Ví dụ 2: Vẫn với dữ kiện như ở ví dụ 1 nhưng khi áp dụng công thức


tính lượng trích khấu hao cho TSCĐ đó theo phương pháp số dư giảm
dần khi đưa TSCĐ vào sử dụng từ tháng 06/2015 (m = 7 tháng).
15 1. Các hàm khấu hao TSCĐ (tiếp)
Hàm DDB (Double Declining Balance)

- Tính khấu hao cho một TSCĐ theo phương pháp tỷ lệ giảm dần (số dư giảm
gấp đôi hay một tỷ lệ giảm khác do yêu cầu quản lý có thể được lựa chọn).

- Cú pháp: =DDB(cost, salvage, life, period, factor)

- Trong đó: các tham số cost, salvage, life, periond như ở hàm DB factor là tỷ
lệ trích khấu hao. Nếu bỏ qua Excel gán là 2.

- Ví dụ 3: Vẫn với dữ kiện như ví dụ 1 tính khấu hao cho TSCĐ đó với tỉ lệ
trích khấu hao r = 2
16 1. Các hàm khấu hao TSCĐ (tiếp)
Hàm DDB (Double Declining Balance)

- Phương pháp số dư giảm dần theo một tỷ lệ định sẵn sẽ tính khấu hao theo
tỷ suất tăng dần, tức là khấu hao cao nhất ở kỳ đầu, và giảm dần ở các kỳ kế
tiếp theo tỷ lệ đã được định sẵn (giảm dần kép là sử dụng tỷ lệ giảm dần = 2).

- Hàm DDB dùng công thức sau đây để tính khấu hao trong một kỳ:

DDB = MIN((cost – tổng khấu hao các kỳ trước) * (factor / life), (cost – salvage – tổng
khấu hao các kỳ trước))

- Thay đổi factor nếu không muốn sử dụng phương pháp số dư giảm dần kép.
17 1. Các hàm khấu hao TSCĐ (tiếp)
Hàm SYD (Sum of Year’Digits)

- Tính tổng khấu hao hàng năm của một TSCĐ theo số năm sử dụng trong
một khoảng thời gian xác định.

- Cú pháp: = SYD(cost, salvage, life, per)

- Trong đó: các tham số cost, salvage, life như ở hàm SLN, per là số thứ tự
năm khấu hao

- Ví dụ 4: Áp dụng hàm để tính khấu hao cho tài sản trong Ví dụ 1.


18 2. Các hàm tính toán giá trị thời gian của tiền
Hàm FV (Future Value)
- Tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư có lãi suất cố định trả theo
định kỳ hoặc gửi thêm vào.
- Cú pháp: =FV(rate, nper, pmt, pv, type)
Trong đó:
• rate là lãi suất mỗi kỳ
• nper là tổng số kỳ tính lãi
• pmt là số tiền phải trả đều trong mỗi kỳ, nếu bỏ trống thì coi là 0
• pv là giá trị hiện tại của khoản đầu tư, nếu bỏ trống thì coi là 0
• type là hình thức thanh toán. Nếu type = 1 thì thanh toán đầu kỳ,
nếu type = 0 thì thanh toán vào cuối mỗi kỳ (mặc định)
19 2. Các hàm tính toán giá trị thời gian
của tiền (tiếp)
Ví dụ 5: Tính số tiền một người gửi 10.000$ vào ngân hàng và
mỗi năm gửi thêm 200$ với lãi suất 5%/năm (bỏ qua lạm phát)
sau 10 năm

Lưu ý: các khoản khi gửi vào NH được coi là đầu tư do vậy dòng
tiền này có số âm. Tiền thu về (sau 1 số năm) là dòng tiền dương
Ngược lại, nếu vay tiền từ NH thì khoản vay là khoản tiền dương,
tiền trả NH là dòng tiền âm
20 2. Các hàm tính toán giá trị thời gian
của tiền (tiếp)
Hàm PV (Present Value)
- Trả về giá trị hiện tại của một khoản đầu tư theo từng kỳ.
- Cú pháp: =PV(rate, nper, pmt, fv, type)
Trong đó: fv là giá trị tương lai của khoản đầu tư và các tham số khác tương
tự như hàm FV .
Ví dụ 6: Một người muốn có số tiền tiết kiệm 300 ngàn USD sau năm 10
năm. Hỏi bây giờ người đó phải gửi vào ngân hàng bao nhiêu? biết lãi suất
ngân hàng là 6%/năm (bỏ qua lạm phát)
21
2. Các hàm tính toán giá trị thời gian
của tiền (tiếp)
Hàm PMT (Payment)
- Trả về khoản tương đương từng kỳ cho một khoản đầu tư có lãi suất cố
định trả theo định kỳ.
- Cú pháp: =PMT(rate, nper, pv, fv, type)
Các tham số tương tự như các hàm trên.
Ví dụ 7: Một người muốn có khoản tiền tiết kiệm 50 triệu đồng sau 5 năm thì
người đó phải gửi vào ngân hàng mỗi tháng bao nhiêu tiền? Biết lãi suất
ngân hàng là 8%/năm (bỏ qua lạm phát).
2. Các hàm tính toán giá trị thời gian
22
của tiền (tiếp)
Hàm IPMT(Interest Payment)
Tính khoản lãi phải trả trong một khoảng thời gian cho một khoản đầu tư có lãi
suất cố định trả theo định kỳ cố định.
- Cú pháp: =IPMT(rate, per, nper, pv, fv, type)
Trong đó:
rate là lãi suất cố định
per là khoảng thời gian cần tính lãi
nper tổng số lần thanh toán
pv là khoản tiền vay hiện tại
fv là khoản tiền còn lại khi đến kỳ thanh toán.
type là kiểu thanh toán. Nếu type = 1 thì thanh toán đầu kỳ, nếu type = 0 thì
thanh toán vào cuối kỳ (mặc định)
2. Các hàm tính toán giá trị thời gian
23
của tiền (tiếp)
Hàm IPMT(Interest Payment)

Như vậy, thường IPMT (tiền trả lãi) sẽ được dùng sau khi tính PMT (tổng tiền
trả). Phần chênh lệch giữa 2 đại lượng này chính là tiền trả gốc (Principal
Payment).

Ví dụ 8: Nếu vay ngân hàng một khoản tiền 1000$ với lãi suất 2%/năm
(lãi kép) trong 5 năm thì lượng tiền phải trả mỗi năm là bao nhiêu? Lượng tiền
lãi trả mỗi năm là bao nhiêu?
2. Các hàm tính toán giá trị thời gian
24
của tiền (tiếp)
Hàm NPER (Number of PERiod)
- Trả về số kỳ của một khoản đầu tư trên cơ sở các khoản thanh toán bằng
nhau định kỳ và lãi suất không đổi.
- Cú pháp: =NPER(rate,pmt,pv,[fv],[type])
- Các tham số tương tự như các hàm trên.
Ví dụ 9: Có một căn hộ bán trả góp theo hình thức sau: Giá trị của căn hộ là
$500,000,000, trả trước 30%, số còn lại được trả góp $3,000,000 mỗi tháng
(bao gồm cả tiền nợ gốc và lãi), biết lãi suất là 8% một năm, vậy bạn phải
trả trong bao nhiêu THÁNG thì mới xong?
2. Các hàm tính toán giá trị thời gian
25
của tiền (tiếp)
Hàm RATE (Interest Rate)
- Trả về lãi suất theo kỳ hạn của một dòng tiền cố định.
- Cú pháp: =RATE(nper, pmt, pv, [fv], [type], [guess])
- Các tham số tương tự như các hàm trên.
Ví dụ 10: Ông A quyết định từ 2017 đến 2026, cuối mỗi năm ông sẽ gửi vào
ngân hàng một số tiền không đổi là 100 triệu đồng để tiết kiệm. Biết dự kiến
số tiền ông có được vào cuối năm 2026 là 1,5 tỷ đồng. Lãi suất tiền gửi của
ngân hàng là bao nhiêu? (giả sử lãi suất không đổi qua các năm)
2. Các hàm tính toán giá trị thời gian
26
của tiền (tiếp)
Hàm EFFECT
- Tính lãi suất thực tế hàng năm cho một khoản đầu tư
- Cú pháp: =EFFECT(Nominal_rate, npery)
Trong đó:
• Nominal_rate là lãi suất danh nghĩa

• npery là số kỳ tính lãi kép trong năm

EFFECT() sẽ tính toán theo công thức sau đây:


2. Các hàm tính toán giá trị thời gian
27
của tiền (tiếp)

Hàm EFFECT

Ví dụ 11: Tính lãi suất thực tế của một khoản đầu tư có lãi suất danh nghĩa là
5.25% /năm và trả lãi 3 tháng một lần?
2. Các hàm tính toán giá trị thời gian
28
của tiền (tiếp)
Hàm NOMINAL
- Đây là hàm tính ngược của hàm EFFECT .Tính lãi suất danh nghĩa hàng
năm cho một khoản đầu tư.
- Cú pháp: =NOMINAL(Effect_rate, npery)
• Trong đó: Effect_rate là lãi suất thực tế
• npery là số kỳ tính lãi trong năm

Ví dụ 12: tính ngược lại Ví dụ 10


2. Các hàm tính toán giá trị thời gian
29
của tiền (tiếp)
Hàm FVSCHEDULE
- Tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư khi lãi suất thay đổi.
- Cú pháp: =FVSCHEDULE(principal, schedule)
Trong đó:
• principal là giá trị hiện tại của một khoản đầu tư
• schedule là một dãy lãi suất được áp dụng
- Công thức tính:
FVSCHEDULE = principal * (1+rate1) * (1+rate2)*…* (1+raten)
với rate là lãi suất kỳ thứ i
Ví dụ 13: Tính số tiền lãi phải trả cho một khoản vay 1000$ có lãi suất
thay đổi theo các kỳ lần lượt là 7%, 5.4%, 6% .
30 3. Các hàm đánh giá hiệu quả vốn đầu tư
Hàm NPV (Net Present Value)
- Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là giá trị của các khoản đầu tư,
chi phí và thu nhập trong vòng đời của dự án được quy về hiện tại
Cú pháp: =NPV(rate,value1,value2,…,value(n))
Trong đó:
• rate là tỷ suất chiết khấu
• Value1, value2 … là giá trị dòng tiền năm thứ 1,2,…

• Lưu ý: NPV trong Excel thực chất chỉ tính PV (giá trị hiện tại), do không
có tham số biểu thị khoản đầu tư ban đầu (Io ) trong cú pháp
Muốn tính NPV, người dung phải tự trừ Io khỏi công thức NPV:
=NPV(rate,value1,value2,…,value(n)) - Io
31 3. Các hàm đánh giá hiệu quả vốn đầu tư (tiếp)
Hàm NPV (Net Present Value)
Ví dụ 14: Tính NPV cho dự án có dòng tiền như sau:

Năm Dòng tiền Tỷ suất chiết khấu


0 -1000
1 300
2 300 8%
3 300
4 300
32 3. Các hàm đánh giá hiệu quả vốn đầu tư (tiếp)
Hàm IRR (Internal Rate of Return)
- Tỉ suất thu hồi nội bộ IRR (hay tỉ suất hoàn vốn nội bộ) là mức lãi suất nếu
dùng nó làm suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu chi của dự án về
cùng mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, tức là
NPV = 0
Cú pháp: =IRR(value, guess)
Trong đó:
• Value: Bắt buộc. Một mảng hoặc tham chiếu tới các ô có chứa những
số mà bạn muốn tính toán tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Các giá trị phải
chứa ít nhất một giá trị dương và một giá trị âm thì mới tính toán
được tỷ suất hoàn vốn nội bộ.
• guess là giá trị suy đoán, nếu bỏ trống thì được gán là 10%
33 3. Các hàm đánh giá hiệu quả vốn đầu tư (tiếp)
Hàm IRR (Internal Rate of Return)
Ví dụ 15: Một dự án đầu tư tính đến thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt
động sản xuất là 100 triệu USD.
Doanh thu hàng năm của dự án là 50 triệu USD.
Chi phí hàng năm là 20 triệu USD, vòng đời của dự án là 5 năm.
Hãy xác định tỷ suất hoàn vốn nội bộ biết lãi suất vay dài hạn là 12%/năm.
34 4. Các hàm về chứng khoán
Hàm ACCRINTM (Accrued Interest at Maturity)
- Tính lãi gộp cho một trái phiếu coupon trả vào ngày tới hạn
- Cú pháp: = ACCRINTM(issue, settlement, rate, par, basis)
- Trong đó:
• issue là ngày phát hành
• settlement là ngày tới hạn
• rate là lãi suất coupon
• par là mệnh giá. Nếu bỏ qua Excel sẽ gán là $1000
• basis là số ngày cơ sở. Nếu basis = 0 thì năm có 360 ngày, basis = 1 thì
năm có 365 ngày.
35 4. Các hàm về chứng khoán (tiếp)
Hàm ACCRINTM (Accrued Interest at Maturity)
- Công thức tính:
ACCRINTM =par*rate*(A/D)
với D là năm cơ sở, A là số ngày tính từ ngày phát hành đến ngày tới hạn

Ví dụ 16: Tính lãi gộp cho một trái phiếu kho bạc phát hành ngày 15/02/2005 và
ngày tới hạn là 18/03/2006 có lãi suất là 4%/năm và mệnh giá là 1000$ (tính một
năm có 365 ngày).
36 4. Các hàm về chứng khoán (tiếp)
Hàm INTRATE (Interest Rate)
- Tính lãi suất của một chứng khoán đã đầu tư.
- Cú pháp: =INTRATE(settlement, maturity, investment, redemption, basis)

Trong đó:
settlement là ngày thanh toán
maturity là ngày tới hạn
investment khoản tiền đã đầu tư
redemption là khoản tiền thu được vào ngày tới hạn
basis là số ngày cơ sở
37 4. Các hàm về chứng khoán (tiếp)
Hàm INTRATE (Interest Rate)
- Chú ý: Cần phân biệt giữa ngày thanh toán và ngày tới hạn. Nếu có một trái
phiếu chính phủ có thời hạn là 5 năm được phát hành ngày 01/04/2000 và 1 tháng
sau có người mua chứng khoán này thì ngày thanh toán là 01/05/2000 và ngày tới
hạn là 01/04/2005.
- Công thức tính:
INTRATE=((redemption-investment)/investment )*(B/DIM)
với B là số ngày trong năm cơ sở, DIM là số ngày tính từ ngày thanh toán
tới ngày tới hạn.
Ví dụ 17: Tính lãi suất cho một chứng khoán có ngày thanh toán là 01/02/2005,
ngày tới hạn là 18/06/2006, tiền đầu tư là 10 000$, tiền thu được là 12 000$, cơ sở
là 0.
38 4. Các hàm về chứng khoán (tiếp)
Hàm RECEIVED
- Tính số tiền thu được vào ngày tới hạn của một chứng khoán được đầu tư.
- Cú pháp: =RECEIVED(settlement, maturity, investment, discount, basis)
Trong đó: discount là tỷ suất chiết khấu, các tham số khác tương tự hàm
INTRATE
- Công thức tính:
RECEIVED= investment/(1-(discount*DIM/B))

Ví dụ 18: Tính số tiền thu được vào ngày tới hạn của một tín phiếu kho bạc được
đầu tư hết có ngày thanh toán là 18/05/2004, ngày tới hạn là 18/07/2006, tiền đầu
tư là 20 000$, tỷ suất chiết khấu là 5.85%, cơ sở là 1.
39 4. Các hàm về chứng khoán (tiếp)
Hàm DISC (Discount)
- Tính tỷ suất chiết khấu của một chứng khoán.
- Cú pháp: =DISC(settlement, maturity, pr, redemption, basis)
Trong đó:
+ pr là giá trị mỗi 100$ mệnh giá của chứng khoán
+ redemption là giá trị phải trả cho mỗi chứng khoán 100$
+ các tham số khác tương tự như ở trên
- Công thức tính:
DISC=((redemption-pr)/pr)*(B/DSM)
với DSM là số ngày giữa ngày thanh toán và ngày tới hạn của chứng khoán.
40 4. Các hàm về chứng khoán (tiếp)
Hàm DISC (Discount)

Ví dụ 19: Tính tỷ suất chiết khấu cho một trái phiếu được mua lại ngày
12/05/2005 có ngày tới hạn là 19/05/2006, mua 96.18$ cho mệnh giá 100$, giá trị
phải trả là 100$.
THE END!
41

You might also like