Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Bài tập Ôn tập chương III và IV

Giải quyết các tình huống sau:


1. Doanh nghiệp A nhập khẩu vào Việt Nam bột nêm X, sau khi trừ tất cả khoản thuế
biên giới chịu khoản thuế nội địa VAT là 15% cập nhật ngày 1/1/2018 như các
hãng bột nêm ngoại nhập khác, trong khi bột nêm nội địa chịu mức thuế là 17%.
Tuy nhiên cũng ngày 1/1/2018 mức thuế đánh lên bột ngọt Y của Việt Nam được
ưu đãi thuế còn 0%. Doanh nghiệp A sau khoản thời gian buôn bán ế ẩm kiện lên
Bộ Công thương về danh mục thuế 1/1/2018.
Phân tích tình huống vụ kiện của Doanh nghiệp A và cho biết A có thể kiện hay
không? Tại sao? Nêu ý kiến và cơ sở pháp lý. Cho biết bột nêm X và bột ngọt Y là
hai sản phẩm khác nhau.
2. Quốc gia A là Thành viên của WTO và là quốc gia đang phát triển. Ngành công
nghiệp ô tô trong A trước nay chỉ có thể nhập khẩu chứ chưa thể sản xuất. Hiện
tại, chính phủ nước A mong muốn thúc đẩy chính sách với mong muốn sản xuất
được ô tô của quốc gia mình thay vì cứ nhập khẩu về sử dụng, cùng với việc
doanh nghiêp Vfet (doanh nghiệp đứng đầu quốc gia A) cũng đã bắt tay vào sản
xuất ô tô với chủ lực là xe điện, chính phủ nước A đã ban hành chính sách mới với
nội dung như sau:

Nội dung 1: Đặt ra một hạn ngạch đối với xe nhập khẩu là mỗi năm chỉ được nhập
không quá 10000 chiếc chia đều cho tất cả các hãng của các quốc gia Thành viên
của WTO, và đặc biệt là cấm nhập khẩu xe điện.

Nội dung 2: Chỉ cho phân phối xe nhập khẩu bởi các nhà bán lẻ trong danh sách
do quốc gia A đề cử, là các nhà bán lẻ lớn và có uy tín, tuy nhiên không áp dụng
với xe nội địa của Vfet.
Nội dung 3: Miễn thuế trước bạ cho ô tô của Vfet, đặc biệt ô tô điện của Vfet được
hỗ trợ của các ngân hàng nội địa đến 90% giá trị xe, các xe nhập khẩu chỉ được chi
trả một lần khi mua.

Trả lời câu hỏi:

1. Theo em thì chính sách của quốc gia A có vi phạm nguyên tắc Đối xử quốc gia
(NT) không? Nếu có thì nội dung nào? Giải thích.
2. Các nội dung còn lại của chính sách có phù hợp các quy định của WTO hay
không? Phân tích và giải thích.
3. Theo em, có những trường hợp nào có thể để các chính sách của A trở nên phù
hợp hay không?

Bài làm

Câu 1:

Xét theo điều 3.2 GATT 1994:


- Đây là chính sách về thuế do Việt Nam ban hành.
- Sự giống nhau giữa bột nêm X và bột ngọt Y:
+ Mục đích sử dụng: đều là gia vị và dùng để nêm
+ Mã HS: 21039011
+ Thị hiếu người tiêu dùng: Ở thị trường Việt Nam, khách hàng không quan trọng là
sử dụng hạt nêm hay bột ngọt vì mục đích sử dụng đều là dùng để điều chỉnh độ vừa
vị của món ăn.
+ Về đặc tính: Bột ngọt là sản phẩm được được làm ra trong quá trình lên men từ các
nguyên liệu tự nhiên như mật mía đường, tinh bột ngũ cốc (khoai mì). Hạt nêm
thường có thành phần gồm chiết xuất từ cá thịt, xương, rau củ đồng thời có một số
thành phần tương tự bột ngọt.
=> Bột ngọt Y và bột nêm X là hai sản phẩm không tương đồng mà là sản phẩm cạnh
tranh trực tiếp vì có đặc tính khác nhau. Giả sử, nếu giá của của bột ngọt tăng cao hơn
bột nêm nhiều, người tiêu dùng sẽ chuyển qua dùng bột nêm.
- Việc đánh thuế VAT 15% lên bột nêm đã làm cho giá thành sản phẩm tăng, khó
thu hút người tiêu dùng. Bột ngọt Y được ưu đãi thuế 0% đã làm cho giá thành
giảm xuống ở mức cạnh tranh hơn, có khả năng bán được nhiều mặt hàng hơn.
 Từ những yếu tố trên, doanh nghiệp A có thể kiện lên Bộ Công thương về danh
mục thuế 1/1/2018

Câu 2:

Nội dung 1:

- Đây là chính sách do Việt Nam ban hành


- Sự giống nhau giữa 2 sản phẩm:
+ Tính chất vật lý/hóa học: đều làm từ thép, có 4 bánh,đều có động cơ, tay lái,ghế
ngồi,
+ Mục đích sử dụng: đều dùng để làm phương tiện di chuyển
+ Thị hiếu: Người tiêu dùng quốc gia A đều sử dụng xe vì mục đích di chuyển,
không cảm nhận được sự khác biệt của xe nội địa và xe nhập khẩu.
+ Mã HS xe ô tô : 8703
 Đây là 2 sản phẩm tương tự.
- Việc đặt hạn ngạch đối với xe nhập khẩu: mỗi năm chỉ được nhập không quá
10000 chiếc chia đều cho tất cả các hãng của các quốc gia thành viên của WTO,
và đặc biệt là cấm nhập khẩu xe điện là một chính sách áp dụng lên toàn bộ các
hãng xe nước ngoài, không hề tạo ra lợi thế nào đối với 1 hãng xe nhất định. Tất
cả các nước của WTO đều không được quyền nhập khẩu xe điện vào quốc gia A
và 10000 chiếc xe nhập khẩu đều được chia đều cho tất cả các hãng của các quốc
gia thành viên => Không có lợi thế nào.
 Chính sách của quốc gia A không có vi phạm nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT)
(Không có lợi thế riêng biệt nào được tạo ra do chính sách)
 Chính sách phù hợp các quy định của WTO theo điều 1.1 GATT 1994

Nội dung 2:

- Luật nội địa: Chỉ phân phối xe nhập khẩu bởi các nhà bán lẻ trong danh sách do quốc
gia A đề cử, còn xe nội địa của Vfet thì không áp dụng chính sách này.

- Sản phẩm tương tự:

+ Đặc tính: Xe ô tô nhập khẩu và xuất khẩu đều được làm từ chất liệu sắt hoặc thép, có
động cơ, chạy bằng nhiên liệu, có tay lái, thắng, phanh, ghế ngồi, cửa, bánh xe và các phụ
tùng khác.

+Mục đích sử dụng: dùng để chạy, chở người, đồ vật.

+Thị hiếu người tiêu dùng: Người tiêu dùng Việt Nam đều cho xe ô tô nhập khẩu hay
xuất khẩu đều có chất lượng tương đương, đều sử dụng cho mục đích chuyên chở.

+ Mã HS: 8703 (xe nội địa và xe nhập khẩu có dung tích xilanh trên 1.500 cc nhưng
không quá 3.000 cc)

 Đây là 2 sản phẩm tương tự

- Doanh nghiệp A đối xử kém thuận lợi về cách phân phối khiến cho dòng xe Vfet nội địa
có lợi thế hơn. Chính sách nói rằng chỉ phân phối xe nhập khẩu của các nhà bán lẻ có
trong danh sách do quốc gia A đề cử khiến cho phạm vi nhập khẩu nhỏ đi, có sự không
công bằng với các nước không có trong danh sách. Trong khi đó, xe nội địa Vfet thoải
mái buôn bán mà không bị áp dụng chính sách làm cho nhiều sản phẩm được bán hơn, ở
phạm vi lớn thu lại nhiều doanh thu hơn. Từ đó sinh ra sự kém thuận lợi cho các quốc gia
khác không được nằm trong danh sách nhập khẩu của quốc gia A.
 Chính sách của quốc gia A có vi phạm nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT), vào
khoản 3.4 GATT 1994.
 Chính sách không phù hợp các quy định của WTO theo điều 1.1 GATT 1994 ( vì
đã có hành vi phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và hàng trong nước ).

Nội dung 3:

Xét theo điều 3.4 GATT 1994:

- Đây là chính sách do Việt Nam ban hành


- Sự giống nhau giữa 2 sản phẩm:
+ Tính chất vật lý/hóa học: đều làm từ thép, có 4 bánh,đều có động cơ, tay lái,ghế
ngồi,
+ Mục đích sử dụng: đều dùng để làm phương tiện di chuyển
+ Thị hiếu: Người tiêu dùng quốc gia A đều sử dụng xe vì mục đích di chuyển,
không cảm nhận được sự khác biệt của xe nội địa và xe nhập khẩu
+ Mã HS xe ô tô: 8703
 Đây là 2 sản phẩm tương tự
- Chính sách ô tô điện của Vfet được hỗ trợ của các ngân hàng nội địa đến 90% giá
trị xe, các xe nhập khẩu chỉ được chi trả một lần khi mua có thể làm cho xe ô tô
điện của Vfet (xe nội địa) trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng bởi vì họ có
thể được hỗ trợ tài chính đến mức 90% giá trị xe. Trong khi đó, xe nhập khẩu thì
phải chi trả 1 lần khi mua và không có được sự hỗ trợ của ngân hàng. Người tiêu
dùng có thể chọn mua xe nội địa vì sự hỗ trợ tài chính lớn, trong khi xe nhập khẩu
có giá cao hơn vì phải trả một lần khi mua. Việc miễn thuế trước bạ cho ô tô của
Vfet cũng khiến cho chi phí đăng ký xe rẻ hơn, vì vậy sẽ có ưu điểm lớn hơn.
- Các hãng xe nhập khẩu khác không được hưởng ưu đãi từ chính sách này ngay lập
tức và vô điều kiện.
 Chính sách của quốc gia A có vi phạm nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT), vào
khoản 3.4 GATT 1994.
 Chính sách không phù hợp các quy định của WTO theo điều 1.1 GATT 1994 ( vì
đã có hành vi phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và hàng trong nước ).
3) Theo em, có những trường hợp để các chính sách của A trở nên phù hợp:

TH 1: Ở đầu đề bài quốc gia A là quốc gia đang phát triển, các nguyên tắc đối xử tối huệ
quốc là ưu đãi đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Biện pháp đối xử đặc biệt mà ngay từ
khi thành lập từ khi thành lập GATT 1947 đã cho phép các nước đang phát triển áp dụng là hỗ
trợ Chính Phủ với phát triển kinh tế. Biện pháp này được quy định tại Điều 18, theo đó các nước
thành viên đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế sẽ được phép tiến hành
những hạn chế nhập khẩu cần thiết phục vụ cho phát triển kinh tế với một số điều kiện nhất định.
TH 2: Đối với các nước không nằm trong WTO, hay khối liên minh sẽ không được hưởng chế độ
ưu đãi thuế quan, dẫn đến khi người dân mua xe nhập khẩu sẽ phải trả thuế cao và không được
hỗ trợ ưu đãi
TH 3: Đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia được áp dụng trong hệ thống thương mại đa phương:
Nhà nước áp dụng biện pháp dành cho các nhà đầu tư trong nước những ưu đãi hơn hẳn so với
các nhà đầu tư nước ngoài nhằm bảo hộ một phần sản phẩm và các nhà sản xuất trong nước. Nhà
nước áp dụng các biện pháp tại biên giới đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc các hạn chế định
lượng riêng đối với hàng hóa nhập khẩu.

You might also like