Download as odt, pdf, or txt
Download as odt, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn, nhà báo có nhiều đóng góp trong nền văn học

Việt
Nam. Các tác phẩm của ông thường xoay quanh chủ đề lịch sử, văn hóa, xã hội và con người
Việt Nam. Trong đó, tác phẩm Lời hứa của thời gian được tác giả dùng những hình ảnh về
cuộc chiến của dân tộc và người lính để thể hiện. Nhân vật ông Miêng hiện lên là một người
có đầy chiều sâu và được người đọc ghi nhớ mãi.

Trong truyện Lời hứa của thời gian, ông Miêng là một cựu chiến binh từng tham gia cuộc
kháng chiến ác liệt. Ở dưới những tán thông ấy, anh tưởng như đã chết khi chứng kiến toàn
bộ đồng đội của mình ngã xuống. Chỉ còn mình ông sống sót, sau này trong truyện còn có
những chi tiết hé mở về người anh hùng trên thân hứng chịu những tàn tích của chiến tranh.
Trở lại dòng truyện, sau khi về ông cùng vợ lên ngọn đồi năm xưa, quyết phủ phục nơi những
người anh em nằm bằng bóng trời thông thoáng. Người vợ không chịu, bỏ anh mà đi.

Có thể thấy, thân là một người quân nhân, ông Miêng có sự dũng cảm và kiên nghị của
một người lính cụ Hồ. Ông từng hứa phù thông rợp ngọn đồi, cuối cùng trải qua thời gian và
bao khó khăn, ông cuối cùng cũng có thể thực hiện được lời hứa. Những ngày tháng ấy chẳng
thấy ông kêu ca mệt mỏi, chỉ thấy một người vai lưng thẳng tắp, đêm đêm còn tới bầu bạn
cùng anh em đồng đội. Đối mặt với những sợ hãi của vợ với sự nghi ngờ của mọi người, ông
vẫn luôn kiên trì đi theo công việc của bản thân mình.
Xuyên suốt của truyện ngắn, ông Miêng còn cho người đọc thấy được tình cảm của mình.
Đầu tiên, dù có chuyện gì ông vẫn nhớ về những người đồng đội, gắn bó với họ trên mảnh
trường cô quạnh. Vợ của ông thường được ông đánh xe chở xuống phiên chợ để mua đồ, ông
an ủi và luôn dành những lời nói nhẹ nhàng, bên cạnh khi bà lo sợ vào những đêm khuya. Khi
gặp lại cô Hoa, ông luôn muốn quan tâm và giới thiệu cho cô, nơi ông đã xây dựng nên
những người đồng đội. Bởi cô Hoa là người từng cứu rất nhiều người như ông, là người trước
đây ông đã từng gặp mưa bom bão đạn. Và chi tiết sáng giá nhất trong truyện, khi ông nhận
lại đứa con của vợ nhưng lại không cùng máu mủ với mình. Ông đã không nói ra sự thật, ông
cưu mang đứa bé dù biết những lời vợ ông nói ra chẳng thật lòng. Tuy nhiên, ông vẫn yêu
thương và tiếc nuối cho cuộc đời của người phụ nữ đau khổ ấy.

Cuối cùng, có lẽ hình ảnh nhận cậu bé cũng là để ông không còn cô độc một mình nơi đồi
núi cô hoang, khi mà hơi người chẳng còn. Bởi dần dần, mọi người đều rời bỏ ông, từ những
người chiến hữu, từ vợ ông, cô Hoa,... Mỗi người ra đi ông Miêng lại thấy đau khổ thêm một
phần, càng đau khổ càng sợ cô đơn….

You might also like