Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

1.

Đôi nét về Ga Hàng Cỏ Hà Nội

1.1 Nguồn gốc của tên gọi Ga Hàng Cỏ

Vào năm 1897 - 1902, khi Paul Doumer nhậm chức toàn quyền Đông Dương, muốn đẩy nhanh tiến độ xây
dựng các công trình dự án giao thông. Đến ngày 16/6/1898, Paul Doumer đồng ý vị trí xây dựng ga ở cuối
đường Mandarine (đường Lê Duẩn ngày nay và phố Gambetta (hiện nay là Phố Trần Hưng Đạo), trong đó có
một phần là trường đua ngựa (hiện nay là Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Xô) và thôn Tứ Mỹ. Nhà ga được
khởi công xây dựng vào năm 1899, khánh thành năm 1902, có tên gọi là ga Trung tâm Hà Nội. Tuy nhiên, vì
tên gọi này quá dài và theo thói quen gọi tên theo địa danh, người dân thường gọi là Ga Hàng Cỏ (nay là Ga
Hà Nội).

1.2 Lịch sử Ga Hàng Cỏ

Thuở ban đầu, ga Hàng Cỏ chỉ gồm dãy nhà chính nhìn ra phố Gambetta. Sau đó, chính quyền trưng mua đất
của dân rồi mở rộng diện tích ga như hiện nay. Cả khu vực ga hiện nay là đất của nhiều thôn, còn dãy nhà
chính là nơi cuối thời Hậu Lê, những người làm nghề cắt cỏ quanh vùng mang đất ra đây bán cho người nuôi
bò và các chủ ngựa trong thành (đây cũng là khởi nguồn cho tên gọi ga Hàng Cỏ).

Tiền xây ga không phải do chính phủ Pháp bỏ ra hoàn toàn mà họ kêu gọi các nhà tư bản góp vốn. Tổng diện
tích bao gồm cả sân ga là hơn 200.000m2. Sảnh chính ga cao 3 tầng, bên trên có gắn đồng hồ cho khách biết
giờ tàu đi và đến. Kiến trúc nhà ga được thiết kế theo các công trình công sở ở Paris với mái dốc đứng. Chính
phủ Pháp cũng cho xây dựng ga Gia Lâm với quy mô tương tự, đóng vai trò là nhà ga đầu mối phía Bắc cùng
với ga Hàng Cỏ. Một thời gian sau, khi ga Trung tâm Hà Nội khánh thành các tuyến đường sắt phía bắc, phía
nam cũng hoàn thành tạo ra hệ thống đường sắt mà mọi người thường gọi là đường sắt Đông Dương.

You might also like