Thư tư vấn

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

CÔNG TY LUẬT TNHH DEF

THƯ TƯ VẤN PHÁP LÝ

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2023


CÔNG TY LUẬT DEF
LAW FIRM

Kính gửi công ty A,

Tôi tên là D, luật sư tư vấn của Quý công ty trong vụ việc


tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công
nghiệp giữa Quý công ty và Công ty B.

Ngày 23 tháng 04 năm 2023 vừa qua, chúng tôi nhận được
thông tin Quý công ty gửi thông qua email về vụ việc tranh
chấp mà Quý công ty đang gặp phải.

Sau một khoảng thời gian dài nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề,
chúng tôi đã đi đến kết luận và đưa ra phương hướng giải
quyết khả thi cho vấn đề này. Nội dung chi tiết về kết luận
của chúng tôi cũng như phương hướng giải quyết của vấn đề
sẽ được trình bày chi tiết ở thư tư vấn pháp lý dưới đây.

Chúng tôi rất mong Quý công ty sẽ nhận được thư và phản
hồi cho chúng tôi về ý kiến của Quý công ty sớm nhất có
thể.

Trân trọng!

Luật sư D

Cố vấn pháp lý

P: 02431234567
A: Số 1 đường X, phường Y quận Z, thành phố Hà Nội
F: 1234567890
W: deflawfirm.com.vn
E: deflawfirm@gmail.com
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ............................................................................................................ 1
THƯ TƯ VẤN PHÁP LÝ ................................................................................... 2
I. Ý KIẾN TƯ VẤN NGẮN GỌN.................................................................... 2
II. BỐI CẢNH TƯ VẤN ................................................................................... 3
1. Tài liệu vụ việc .......................................................................................... 3
2. Bối cảnh vụ việc ........................................................................................ 3
III. YÊU CẦU TƯ VẤN ................................................................................... 3
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ .................................................................................... 3
V. GIẢ ĐỊNH, BẢO LƯU ................................................................................ 4
VI. Ý KIẾN TƯ VẤN CHI TIẾT ..................................................................... 4
1. Áp dụng các điều luật để giải quyết tranh chấp ........................................ 4
2. Đề xuất phương pháp giải quyết tranh chấp ........................................... 10

1
CÔNG TY LUẬT TNHH DEF
Địa chỉ: Số 1 đường X, phường Y quận Z, thành phố Hà Nội
SĐT: 02431234567 Fax: 1234567890
Email: deflawfirm@gmail.com Website: deflawfirm.com.vn
Số: 012023/TVPL-KH Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2023

THƯ TƯ VẤN PHÁP LÝ


V/v: Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa công ty A và công ty B

Kính gửi: Công ty A


Địa chỉ: số 2, đường G, phường H, quận I, TP Hà Nội.

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH ABC xin gửi tới Quý công ty lời chúc sức khỏe
và lời chào trân trọng! Cảm ơn Quý công ty đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của
chúng tôi.
Căn cứ vào Hợp đồng dịch vụ số 01 ký ngày 23 tháng 06 năm 2023 giữa Quý
công ty và Công ty Luật TNHH DEF, chúng tôi xin gửi đến Quý công ty thư tư
vấn pháp lý với nội dung như sau:

I. Ý KIẾN TƯ VẤN NGẮN GỌN:

Sau thời gian tích cực làm việc và nghiên cứu, chúng tôi đi đến kết luận sau: Công
ty B đã có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là quyền liên quan đến
kiểu dáng công nghiệp đối với mẫu giày được nêu trong hợp đồng đã được ký kết
giữa công ty A và công ty B. Đối với hành vi vi phạm của mình, công ty B sẽ phải
bồi thường cho công ty A số tiền bằng với số tiền mà công ty B đã thu được khi
bán những mẫu giày được quảng cáo là “hàng xuất dư xịn” cùng với những khoản
lợi nhuận bị giảm sút mà công ty A phải chịu.Hơn nữa, về mặt tinh thần, mức bồi
thường thiệt hại về mặt tinh thần công ty B phải chịu là từ 5 đến 10 triệu. Về định
hướng giải quyết, chúng tôi đề xuất công ty A nên giải quyết tranh chấp bằng biện
pháp hòa giải.

2
II. BỐI CẢNH TƯ VẤN:

1. Tài liệu vụ việc

- Hợp đồng mua bán hàng hóa số 03 ký ngày 30 tháng 11 năm 2021 giữa
công ty A với công ty B;
- Công văn yêu cầu thành toán số 01 của công ty B gửi công ty A yêu cầu
thanh toán;
- Bản sao công chứng Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của công ty A
đối với kiểu dáng công nghiệp của mẫu giày nêu trong hợp đồng;
- Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

2. Bối cảnh vụ việc

Công ty A (Singapore) ký hợp đồng đặt may 50.000 đôi giày với công ty B (Việt
Nam). Theo hợp đồng, công ty B sẽ chịu trách nhiệm sản xuất, gắn logo theo mẫu
và sản xuất sản phẩm theo điều kiện tiêu chuẩn mà công ty A đã đưa ra trong hợp
đồng. Theo dự kiến, các sản phẩm này công ty A sẽ kinh doanh tại Việt Nam,
Thái Lan và Singapore. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành hợp đồng, công ty B sử
dụng chính những mẫu giày đã nêu trong hợp đồng để tiếp tục sản xuất và bán tại
thị trường Việt Nam với lời quảng cáo là “hàng xuất dư xịn”.

III. YÊU CẦU TƯ VẤN:

Trong hợp đồng dịch vụ pháp lý số 01, Quý công ty đã yêu cầu chúng tôi đưa ra
ý kiến tư vấn đối với các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ; phạt vi phạm hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo
công văn số 02 của Công ty cổ phần ABC gửi ngày 01 tháng 01 năm 2022.

IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

- Bộ Luật Dân sự năm 2015.


- Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH/Luật sở hữu trí tuệ năm 2019.
- Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi năm 2017, 2019.

3
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 (sửa đổi, bổ sung
tại nghị định 119/2010).
- Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 về Hòa giải
thương mại.
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
- Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

V. GIẢ ĐỊNH, BẢO LƯU:

- Các tài liệu mà chúng tôi được cung cấp là các bản sao đầy đủ, hoàn toàn
giống như bản chính, các chữ ký và những phần viết tay thêm vào không
hề có yếu tố gian lận;
- Các văn bản uỷ quyền có trong hồ sơ đều hợp lệ;
- Các bên tham gia giao kết hợp đồng đều có đủ năng lực và thẩm quyền để
ký kết [các] hợp đồng và thoả thuận có liên quan;
- Thư tư vấn này được soạn thảo theo yêu cầu của Quý Công ty và chỉ dành
riêng cho Quý Công ty. Các giải thích, nhận định được nêu trong Thư tư
vấn này chỉ được hiểu là để đánh giá tính pháp lý liên quan đến các yêu cầu
tư vấn của Quý Công ty. Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với các nội
dung của Thư tư vấn khi được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài
các mục đích của Thư tư vấn này.

VI. Ý KIẾN TƯ VẤN CHI TIẾT:

1. Áp dụng các điều luật để giải quyết tranh chấp

a. Hợp đồng giữa công ty A và công ty B có hiệu lực trên thực tế không?
- Căn cứ pháp lý:
+ Bộ Luật Dân sự 2015
• Điều 401: Hiệu lực của hợp đồng.
• Điều 123: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái
với đạo đức xã hội.
• Điều 117: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
4
- Giải thích:
Căn cứ vào Điều 117 BLDS 2015, thì công ty A và công ty B đều là hai chủ thể
có năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập và mục đích của
hợp đồng là công ty B sản xuất giày, gắn logo theo mẫu và điều kiện tiêu chuẩn
mà công ty A đưa ra trong hợp đồng vì vậy có thể thấy nó không vi phạm điều
cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội. Vì vậy, hợp đồng này không vi phạm
Điều 123 BLDS. Hơn nữa, việc hai bên ký kết hợp đồng là nhằm mục đích trao
đổi hàng hóa qua lại với mục đích kinh doanh thương mại, đôi bên cùng có lợi và
đó đến tự sự tự nguyện của cả hai công ty, như vậy hợp đồng này cũng không vi
phạm Điều 124 BLDS. Từ phân tích trên và những căn cứ pháp lý được đưa ra,
khẳng định rằng hợp đồng được ký kết giữa công ty A và công ty B có phát sinh
hiệu lực trên thực tế.
b. Công ty A có là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đối với mẫu giày trong hợp
đồng đặt may với công ty B hay không?
- Căn cứ pháp lý:
+ Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH/Luật sở hữu trí tuệ:
• Khoản 3 - Điều 6: Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ.
• Điều 203: Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự.
+ Nghị định số 105/2006/NĐ-CP:
• Khoản 1 Điều 24: Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền.
- Giải thích:
Công ty A chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng việc đưa ra bản
sao văn bằng bảo hộ đồng thời đưa ra được bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về
sở hữu công nghiệp nên căn cứ vào Khoản 3 Điều 6 văn bản hợp nhất số
11/VBHN-VPQH/Luật sở hữu trí tuệ công ty A có là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
đối với mẫu giày trong hợp đồng đặt may với công ty B.
c. Công ty B có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty A không?
- Căn cứ pháp lý:
+ Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH/Luật sở hữu trí tuệ:
• Khoản 1 và Khoản 4 - Điều 4: Giải thích từ ngữ.
5
• Điều 121: Chủ sở hữu đối với sở hữu công nghiệp.
• Điều 123: Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.
• Điều 124: Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp.
• Điều 126: Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí.
+ Nghị định số 105/2006/NĐ-CP:
• Điều 5: Xác định hành vi xâm phạm.
• Điều 10: Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.
• Điều 23: Tài liệu, chứng cứ, hiện vật, kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm
phạm.
• Điều 25: Chứng cứ chứng minh xâm phạm.
- Giải thích:
Chúng ta có thể khẳng định: Công ty B đã có hành vi xâm phạm đến quyền sở
hữu công nghiệp của công ty A, cụ thể là công ty B đã xâm phạm đến quyền đối
với kiểu dáng công nghiệp của công ty A:
+ Theo Khoản 4 Điều 4 - Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH/Luật sở hữu
trí tuệ, Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,
nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
+ Công ty B đã sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hay kiểu dáng
công nghiệp không khác biệt với kiểu dáng đó của công ty A trong thời hạn
hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu là công
ty A nên có thể kết luận rằng công ty B đã có hành vi vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ của công ty A và cụ thể là quyền liên quan đến kiểu dáng công
nghiệp.
d. Xác định những thiệt hại công ty B gây ra cho công ty A
- Căn cứ pháp lý:
+ Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH/Luật sở hữu trí tuệ:
6
● Điều 204: Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ.
+ Nghị định 105/2006/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Nghị định 119/2010/NĐ-
CP.
- Giải thích:
Thông qua Điều 204, cta có thể thấy được rằng hành vi của công ty B đã gây ra
cho công ty A thiệt hại bao gồm:
+ Thiệt hại về vật chất bao gồm: mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn
thất về cơ hội kinh doanh. Theo Điều 18 (Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận)
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung năm 2010, mức giảm sút
được xác định khi so sánh trực tiếp mức thu nhập, lợi nhuận thực tế trước
và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm, thì nếu trước khi xảy ra hành vi của
công ty B thì chỉ có duy nhất mình công ty A kinh doanh mẫu giày đó nhưng
sau khi công ty B tiếp tục sản xuất và bán tại thị trường VN thì có hai công
ty A và B cùng bán một mẫu giày, vì vậy thu nhập và lợi nhuận của công
ty A chắc chắn sẽ không được như trước.
+ Thiệt hại về tinh thần bao gồm: Uy tín và danh tiếng. Với hành vi của công
ty B sẽ khiến nhiều người mua nhầm tưởng đó là mẫu giày của công ty A
họ đã tin tưởng dùng lâu năm, khi đó nếu mọi người không biết về hành vi
của công ty B và tiếp tục mua giày của công ty B thì thu nhập và lợi nhuận
của công ty A chắc chắn sẽ bị giảm sút và sẽ mất đi những cơ hội kinh
doanh. Hơn nữa, việc công ty B sử dụng mẫu giày có logo công ty A để bán
thì đó chỉ là hàng fake nên khi khách hàng sử dụng nhưng nghĩ nó là của
cty A từ đó làm mất danh dự và uy tín của công ty A.
e. Các biện pháp xử phạt đối với công ty B và công ty B có trách nhiệm phải
bồi thường thiệt hại đã gây ra cho công ty A
- Căn cứ pháp lý:
+ Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH/Luật sở hữu trí tuệ:
• Điều 205: Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ.
- Giải thích:
7
Hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ của công ty B không phải chịu xử lý xâm phạm
bằng các biện pháp hành chính và hình sự vì nó không rơi vào các trường hợp
được nêu trong Điều 211 và Điều 212 - Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-
VPQH/Luật sở hữu trí tuệ. Các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ của công ty B
chỉ bị xử lý xâm phạm bằng các biện pháp dân sự.
Xác định các khoản bồi thường công ty B phải gánh chịu:
+ Bồi thường về vật chất: Căn cứ vào Khoản 1 Điều 205 - Văn bản hợp nhất
số 11/VBHN-VPQH/Luật sở hữu trí tuệ, công ty B phải bồi thường cho
công ty A số tiền bằng với số tiền mà công ty B đã thu được khi bán những
mẫu giày được quảng cáo là “hàng xuất dư xịn” cùng với những khoản lợi
nhuận bị giảm sút mà công ty A phải chịu.
+ Bồi thường về tinh thần: Căn cứ vào Khoản 2 Điều 205 - Văn bản hợp nhất
số 11/VBHN-VPQH/Luật sở hữu trí tuệ, mức bồi thường thiệt hại về mặt
tinh thần công ty B phải chịu là từ 5 đến 10 triệu.
+ Các khoản bồi thường khác: Căn cứ vào Khoản 3 Điều 205 - Văn bản hợp
nhất số 11/VBHN-VPQH/Luật sở hữu trí tuệ, Công ty B cũng phải có trách
nhiệm thanh toán chi phí thuê luật sư cho công ty A.
f. Xác định xem liệu công ty B có rơi vào những trường hợp đặc biệt được
miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Căn cứ pháp lý:
+ Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi năm 2017, 2019.
• Điều 294: Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.
• Điều 295: Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm.
- Giải thích:
Căn cứ vào Điều 294 và Điều 295 - Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi năm
2017, 2019, chúng tôi cho rằng công ty B sẽ không được miễn trừ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho công ty A vì hành vi vi phạm của công ty B không xảy ra do
lỗi của công ty A, không do công ty B thực hiện quyết định của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền mà hai công ty không thể biết được vào thời điểm giao
kết hợp đồng. trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

8
g. Công ty A cần phải làm những gì để có thể nhận được mức bồi thường
tốt nhất
- Căn cứ pháp lý:
+ Bộ luật Dân sự năm 2015:
• Điều 360: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
• Điều 419: Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng.
+ Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi năm 2017, 2019:
• Điều 40: Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp hợp đồng.
• Điều 302: Bồi thường thiệt hại.
• Điều 303: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
• Điều 304: Nghĩa vụ chứng minh tổn thất.
- Giải thích:
Căn cứ vào những Điều trên, chúng ta có thể thấy rằng công ty B có hành vi vi
phạm hợp đồng và có thiệt hại trên thực tế xảy ra cho công ty A và hành vi vi
phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Vì vậy, để có thể được
bồi thường thiệt hại tốt nhất, căn cứ vào Điều 304 - Luật Thương mại năm 2005,
sửa đổi năm 2017, 2019, Điều 203 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH/Luật
sở hữu trí tuệ, công ty A cần:
+ Chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng Giấy chứng nhận
đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về
sở hữu công nghiệp.
+ Cung cấp các chứng minh về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của
công ty B.
+ Chứng minh mức thiệt hại trên thực tế mà công ty A đã phải gánh chịu:

• Chứng minh những tổn thất về lợi nhuận, giảm sút về thu nhập, tổn thất
về cơ hội kinh doanh, các chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại;
• Chứng minh những tổn thất về danh tiếng mà công ty A phải gánh chịu;
• Chứng minh những mức lợi nhuận mà công ty B đã thu được do thực
hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

9
2. Đề xuất phương pháp giải quyết tranh chấp

a. Thương lượng
- Ưu điểm:
Với tính chất nhanh chóng, thuận tiện, linh hoạt, ít thời gian lẫn tiền bạc thì
phương thức thương lượng chính là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Bởi phương
thức này được thực hiện bằng cơ chế giải quyết nội bộ thông qua việc các bên
tranh chấp bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng này. Thêm vào
đó, cách giải quyết này không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý phức tạp.
- Nhược điểm:
Cuộc thương lượng có thành công hay không đều phụ thuộc vào thiện chí, thái độ
của các bên tham gia. Và kết quả của cuộc thương lượng phụ thuộc vào sự tự
nguyện của các bên có nghĩa vụ thi hành bởi lẽ phương thức này vẫn chỉ mang
tính tùy nghi, không chính thức.
b. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
- Ưu điểm:
Đơn giản; thuận tiện; nhanh chóng; sự linh hoạt; ít tốn kém; ít chịu sự chi phối
của các nguyên tắc hay hoạt động của các cơ quan công quyền. Đặc biệt với sự
tham gia của người thứ ba vừa đảm bảo sự hiểu biết chuyên môn ở lĩnh vực tranh
chấp và đáp ứng niềm tin của các bên góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công
của phiên tòa hòa giải trong tranh chấp thương mại.
- Nhược điểm:
Phụ thuộc vào sự tự giác của các bên tham gia tranh chấp, khi nếu một trong các
bên không trung thực; không hợp tác thì hòa giải cũng khó có được kết quả mong
đợi. Thủ tục hòa giải cũng dễ bị biến tướng; lợi dụng trở thành công cụ trì hoãn
nghĩa vụ của và khiến bên có quyền lợi bị vi phạm có khả năng mất quyền khởi
kiện. Chi phí sẽ tốn hơn so với phương thức thương lượng và nếu hòa giải bất
thành thì chi phí này sẽ trở thành gánh nặng bổ sung cho các bên tranh chấp.
c. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân
- Ưu điểm:

10
Phán quyết của tòa án đưa ra có tính cưỡng chế cao. Góp phần cho các chủ thể
kinh doanh nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật. Các thủ tục trong phương thức
tòa án rất phức tạp. Nhờ nguyên tắc 2 cấp xét xử, tất cả các sai sót trong quá trình
giải quyết tranh chấp đều có thể được phát hiện và khắc phục.
- Nhược điểm:
Thủ tục giải quyết tranh chấp rất dài. Công khai xét xử không phù hợp tính chất
hoạt động kinh doanh cũng như tâm lý của doanh nghiệp. Thời gian kéo dài khá
lâu.
d. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại
- Khái niệm:
+ “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ việc
tranh chấp cho một hoặc một số người khách quan xem xét giải quyết và
họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp
phải thi hành”. ( Theo hội đồng trọng tài Mỹ AAA)

+ Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng Tài Thương mại năm 2010: “Trọng tài
thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận”

- Ưu điểm:
Thủ tục trọng tài tiện lợi, nhanh chóng, thể hiện tính chất mềm đơn giản, linh hoạt
và mềm dẻo về mặt tố tụng. Các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải
quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, cho nên hạn chế
tốn kém về thời gian và tiền bạc cho các chủ thể tranh chấp.nguyên tắc trọng tài
xét xử không công khai, phần nào giúp các bên giữ được uy tín trên thương trường.
Đây được coi là ưu điểm được các bên tranh chấp ưa chuộng nhất.
- Nhược điểm:
Do trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất nên đôi khi các quyết định
của trọng tài là không chính xác, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp.trọng tài
không phải là cơ quan quyền lực nhà nước nên khi xét xử, trong trường hợp cần
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo chứng cứ, trọng tài không
thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc về điều đó mà phải yêu cầu Tòa án thi
hành các phán quyết của mình.
11
 Với các ưu và nhược điểm trên, chúng tôi gợi ý cho công ty A phương
hướng giải quyết đó là giải quyết tranh chấp bằng hòa giải bởi đây là một vấn
đề đã gây ra thiệt hại tương đối lớn đối với công ty A. Tuy nhiên, phương pháp
thương lượng lại phụ thuộc nhiều vào thái độ và thiện chí của công ty B nên
phương pháp này có thể không đảm bảo được những lợi ích mà công ty A cần
phải nhận được. Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp bằng Tòa án lại tốn kém quá
nhiều cả về mặt thời gian, tiền bạc, công sức, có thể ảnh hưởng đến công việc
kinh doanh của quý công ty nên chúng tôi đề xuất giải quyết tranh chấp bằng
biện pháp hòa giải.

Trên đây là toàn bộ thư tư vấn pháp lý về việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ
giữa Quý công ty và công ty B. Chúng tôi rất mong sớm nhận được lời hồi đáp từ
phía công ty.

Trân trọng cảm ơn!

THAY MẶT CÔNG TY LUẬT TNHH DEF

Luật sư

(đã ký và đóng dấu)

12

You might also like