Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đền bà Kiệu và tín ngưỡng thờ mẫu

Đền bà Kiệu
Có thể thấy Việt Nam với 54 dân tộc, vừa đa dạng về tôn giáo lẫn đa
dạng về tin ngưỡng thờ cúng được thể hiện qua các di tích lịch sử còn
sót lại. Qua đó thấy được niềm tin mạnh mẽ vào tôn giáo tín ngưỡng của
cộng đồng người Việt. Và trong số đó không thể không kể đến tín
ngưỡng thờ Mẫu – Hạng mục mà em muốn chia sẻ dưới đây cũng liên
quan chặt chẽ đến tín ngưỡng này. Đó là Đền Bà Kiệu – Một trong
những công trình kiến trúc thờ Mẫu đầu tiền xuất hiện tại Việt Nam
Đền bà Kiệu được xây dựng từ năm 1619 - 1628, do cụ Lê Trịnh –
một vị quan lễ nghi trong triều đình, cụ sử dụng chính đất của nhà mình
để cho xây dựng lên ngôi đền này. Và từ đó thì ngôi đền cứ được cha
truyền con nối trông coi đến tận bây giờ(đời thứ 13).
Bà” Kiệu” là cái tên dân gian quen gọi cho ngôi đền này, trên bức
hoành phi trước cửa đền còn được viết ba chữ hán “Thiên Tiên Điện”
Về kiến trúc, tổng thể của ngôi đền bao gồm 2 phần đó là cổng tam
quan và khu đền thờ (cổng tam quan đang thấy đây bị chia cách bời một
con phố được xây dựng thời Pháp thuộc). Phần chính của ngồi đền này
là Đền thờ với kết cấu hình chữ Công, có tổng diện tích là 272m2. Đi từ
ngoài vào trong lần lượt là ba khu Đại bái, Phương đình và Hậu cung.
Nhà đại bái được xây ba gian giống với kiến trúc nhà Việt xưa,
(tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, nhưng cao to hơn tam quan nhiều.
Bộ mái gần gũi với phong cách kiến trúc thời Nguyễn). Bờ nóc bên trên
gắn hình cá hoá rồng bằng gốm hoặc men xanh đang nhìn vào bình nước
thiêng ở giữa. Bộ khung được làm khá vững chắc với 8 cột trụ cái bằng
gỗ lim.
Liền sau nhà Đại Bái là một kiến trúc nhỏ dựng trên bốn chân cột
kiểu phương đình: 2 tầng 4 mái chạm trổ các mảng hoa văn truyền thống
kiểu kiến trúc thời Nguyễn. (Trong đền Bà Kiệu hiện nay còn giữ được
bộ sưu tập văn hoá lịch sử gồm nhiều chủng loại và chất liệu khác nhau
trải dài qua ba triều đại Lê, Tây Sơn, Nguyễn).
Hậu cung gồm một nếp nhà ngang ba gian, xây theo lối kiến trúc
khu Đại Bái mà anh chị vừa đi qua. Từ bên ngoài, khám thờ này có hai
khám thờ nhỏ, bên trái đặt tượng chầu Thủ đền, bên phải là tượng Bà
Chúa Thượng Ngàn. Đi lên hai gian bên của hậu cung, là nơi thờ những
vị nam thần phổ biến trong các đền Mẫu như Ngọc Hoàng Thượng Đế
và Ngũ vị Tôn ông (Các pho tượng này có kích thước nhỏ, được tạo tác
vào thời Nguyễn). Tượng các nữ thần đặt trong một khám thờ lớn ở giữa
hậu cung (có tên tên là Tam tòa thánh Mẫu). Lớp trên cùng gồm 3 pho
trong toà Thánh Mẫu (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng
Ngàn). Lớp dưới có tượng công chúa Liễu Hạnh và hai tiên nữ Quỳnh
Hoa, Quế Hoa được tạo tác cầu kì tỷ mỉ. (Thực chất thì em đã tìm kiếm
tuy nhiên không có thông tin ghi chép lại về năm mà những pho tượng ở
đây được đúc tạc, các hiện vật khác thì có thể được nhắc đến như chiếc
chuông đồng được đúc năm Cảnh Thịnh thứ 18 kia, hay là các bức minh
văn gồm 27 đạo sắc phong(sắc phong thần là nghi lễ có sự có mặt của
nhà vua, xếp hạng cho các vị thần được thờ cúng trong đền, đình) cùng
các khám thờ từ các thời Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn kia, đều là những
hiện vật vô cùng có giá trị trong ngôi đền).
Đền bà Kiệu là di tích lịch sử thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng hai
Ngọc Nữ là Quỳnh Hoa và Quế Hoa. Với những công lao to lớn của bà
trong việc góp công vào xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân,
Thánh Mẫu Liễu Hạnh không những được coi là mẫu nghi thiên hạ mà
bà còn được xếp vào hàng ngũ Tứ Bất Tử trong tâm thức của người
Việt.
Cùng với các thắng cảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn, Đền Bà Kiệu
gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa của người dân đất Thăng Long.
Ngôi đền đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào ngày 2- 5 1994.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam
Và tiếp đến điểm qua một chút về tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam.
Thờ mẫu tức là thờ mẹ, dưới danh nghĩa đó chính là sự thờ cúng nữ tính.
Tín ngưỡng này xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử xã hội
sâu xa (thời tiền sử từ việc thờ nữ thần, đến đầu TK XV các vị nữ thần
được cung đình hoá đưa vào trở thành thờ Mẫu).
Nếu như thờ cúng tổ tiên thực hành bởi việc cúng vái, thắp hương
thì Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt với nghi lễ “hầu
đồng” là hình thức diễn xướng tâm linh nhập hồn nhiều lần của các vị
thánh vào thân xác thanh đồng, để bày tỏ những nhu cầu của cuộc sống
hiện thực như: sức khỏe, tiền tài và hạnh phúc (quốc thái dân an ,thường
diễn ra ở các điện, đền, phủ.)
Tuy đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, đối với thờ mẫu ở Việt
Nam, ta đặc biệt quan tâm đến thờ Mẫu tam phủ. Tam phủ bao gồm có
ba vị: Mẫu Thượng Thiên (cai quản miền Trời), mẫu Thượng Ngàn (cai
quản vùng rừng núi), mẫu Thoải (thuộc về miền sông nước) sau còn có
thêm mẫu Địa (Đất) thì đưa vào là hàng thờ Tứ phủ. Đây cũng là những
vị thánh mẫu quan trọng và dễ thấy nhất trong hệ thống tín ngưỡng thờ
mẫu tại nước ta.
Đặc trưng cơ bản của dạng thức thờ Mẫu ở miền Trung, Nam là tín ngưỡng
thờ Mẫu hầu như không có sự hiện diện của mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình
thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Ví dụ như hình thức thờ Nữ thần như thờ Tứ vị
Thánh nương, Bà Ngũ Hành hay hình thức thờ Thánh Mẫu như thờ Thiên Y A Na,
Po Nagar. Nhìn chung, ý nghĩa của tín ngưỡng này chính là lấy hình ảnh
người mẹ làm trung tâm thể hiện khát vọng của cuộc sống. Nó không
những thể hiện cho mong ước vạn vật xung quanh luôn sinh sôi nảy nở.
Mà còn là thể hiện cho mong ước muốn nhận được sự bảo trợ và che chở
từ người “mẹ” của con người. Mở rộng ra, nó còn mang một ý nghĩa đặc
biệt đó là: Sử dụng khuôn hình của người mẹ, biểu tượng cho hình ảnh
người phụ nữ Việt Nam, họ luôn muốn giải thoát bản thân khỏi chế độ
phong kiến của xã hội Nho giáo trong lịch sử.
Vào ngày 1/12/2016, di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam
phủ của người Việt” tại 21 tỉnh đã chính thức được UNESCO ghi danh
tại Danh sách: Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tín ngưỡng thờ mẫu đã tạo ra sự gắn kết gần gũi giữa cộng đồng, có
thể hướng người ta đến niềm tin chung trong một không gian tín
ngưỡng. Và không gian tín ngưỡng Đền Bà Kiệu là một công trình kiến
trúc thể hiện giá trị văn hóa đặc sắc đó. Có thể thấy sự gắn kết ấy chính
là minh chứng cho sự bền vững của một di sản phi vật thể đại diện của
nhân loại cho đến tận ngày nay.

You might also like