Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA NGỮ VĂN

DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

GV : THẦY BÙI VŨ THANH NHẬT


LỚP HỌC PHẦN : LITR190801_ĐỊA LÝ DU LỊCH
NHÓM : 4

1
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_2023
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC


Phạm Kim Như 48.01.607.043 Giới thiệu khái quát vùng du lịch
Đặng Thị Như Phúc 48.01.607.050 Điều kiện phát triển du lịch
Đặng Thị Tuyết Nhung 48.01.607.045 Hiện trạng phát triển
Hồ Nguyễn Hoàng Nhi 48.01.607.040 Khó khăn, hạn chế

2
I. Sơ lược về Duyên hải Nam Trung Bộ:

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là một vùng địa lý nằm ở miền Trung Việt Nam,
kéo dài từ đồng bằng ven biển tới các vùng núi và bán đảo. Vùng này bao gồm 8
tỉnh và thành phố, bao gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận. Với diện tích tự nhiên là
44,377 km2, dân số 9.385.214 người (năm 2022), chiếm 13,4% diện tích và
10,1% lãnh thổ.
Đây là vùng được đón bình minh sớm nhất trong cả nước vì có điểm cực Đông
của nước ta. Phía Bắc ngăn cách với Bắc Trung Bộ bởi dãy núi Bạch Mã; phía
Tây, một phần giáp Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (ở phía Tây tỉnh Quảng
Nam), còn đại bộ phận tiếp giáp với Tây Nguyên; phía Nam giáp với Đông Nam
Bộ, vùng kinh tế phát triển năng động nhất nước ta; toàn bộ phía Đông tiếp giáp
Biển Đông rộng lớn với chiều dài 1.290km và có bốn huyện đảo là Hoàng Sa
(Đà Nẵng), Trường Sơn (Khánh Hòa) mang giá trị chiến lược, văn hóa và lịch sử
đối với Việt Nam, Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Phú Quý (Bình Thuận) tạo cho vùng
những sản phẩm du lịch độc đáo, không vùng nào có được. Bốn huyện đảo này
đã được quy hoạch để trở thành 4 trong 7 điểm du lịch quốc gia của vùng. Một
số đảo của tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa là nơi trú ngụ của loài chim yến, một
đặc sản có giá trị cao, nổi tiếng trong và ngoài nước. Đây là một lợi thế rất lớn
của vùng để phát triển du lịch biển đảo, hội nhập với du lịch khu vực và quốc tế.
Với những điều kiện tự nhiên đặc biệt, vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đã phát
triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của quốc gia cả
về đường bộ, đường sắt (quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất) và đường hàng
không, gần hải phận quốc tế (14km) và tuyến hàng hải quốc tế, là điều kiện hết

3
sức thuận lợi để có thể đón khách quốc tế và nội địa đến bằng mọi phương tiện
giao thông.
Vùng này còn là cầu nối quan trọng, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Hạ Lào,
những vùng đất không có biển. Trong tương lai, cùng với sự tăng trưởng hợp tác
giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông và việc hoàn thành các tuyến hành lang
Đông – Tây (EWEC với điểm đầu là cửa khẩu Malawin, Mianmar, điểm cuối là
cảng Tiên Sa, Đà Nẵng dài 1.400km) thì việc khai thác, hợp tác phát triển du lịch
của vùng càng trở nên thuận lợi và phát triển mạnh.
Với điều kiện phân bố dân cư đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đẹp và những di
sản văn hóa phong phú, Duyên Hải Nam Trung Bộ là điểm đến hấp dẫn cho
ngành du lịch.

II. Điều kiện phát triển ngành du lịch ở Duyên hải Nam Trung Bộ:

a) Về giao thông:
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên
trục giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không và biển; gần TP. Hồ Chí Minh
và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ, là cửa ngõ của Tây
Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế.
b) Về tự nhiên:
Địa hình của vùng có hướng thấp dần từ Tây sang Đông với sự đa dạng của các
kiểu địa hình núi, đồi, đồng bằng ven biển và biển, đảo.
Địa hình núi cao và trung bình (độ cao từ 700m trở lên) chiếm ưu thế và bị chia
cắt phức tạp, kết hợp với dải ven biển hẹp dẫn đến sự phân hoá về tự nhiên theo
hướng Đông – Tây gắn liền với sự phân hoá theo độ cao, tạo nên sự đa dạng của

4
tự nhiên, tiền đề quan trọng để đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tiêu biểu là núi Bà
Nà (thành phố Đà Nẵng) cao 1.487m.
Địa hình núi thấp (độ cao từ 300 – 700m) phân bố thành những dải hẹp, chuyển
tiếp giữa vùng núi trung bình và vùng gò đồi, chạy dọc theo hướng Bắc – Nam,
lượn theo hướng vòng cung của dãy Trường Sơn, tạo nên những cảnh quan kì
thú.
Địa hình gò đồi (độ cao dưới 300m) có độ dốc thoải là vùng chuyển tiếp giữa
vùng đồng bằng ven biển và đồi núi. Địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng
và hơi nghiêng về phía đông ra tới biển. Tất cả các địa hình này kết hợp tạo
thành nhiều cảnh quanh kỳ thú, thơ mộng, trở thành những thắng cảnh nức tiếng.
Trong cấu trúc chung của địa hình, thỉnh thoảng có dãy núi đâm ngang ra biển,
tạo cho bờ biển của vùng có nhiều bán đảo, vũng vịnh kín gió, nhiều bãi tắm đẹp
như bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), bán đảo Phương Mai (Bình Định), bán đảo Hòn
Gốm (Khánh Hoà); bãi biển Non Nước, Mĩ Khê, Cà Ná, Mũi Né, trong đó bãi
biển Đà Nẵng trải dài khoảng 30km từ bán đảo Sơn Trà đến Non Nước đã được
tạp chí Forbes của Hoa Kì bình chọn là 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh.
c) Về khí hậu:
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình và biển nên Duyên hải Nam Trung Bộ có
khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng: nóng ẩm, ánh sáng nhiều, có 2
mùa mưa và mùa khô khá rõ rệt. Khí hậu có sự phân hoá theo 2 mùa:
Tiểu vùng phía Bắc (bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam,
Quãng Ngãi), đặc trưng khí hậu ở đây là có lượng mưa khá lớn (trung bình
2.000 – 2.500mm ở đồng bằng và trên 2.500mm ở vùng núi).

5
Tiểu vùng phía Nam (bao gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh
Thuận và Bình Thuận), có lượng mưa ít hơn hẳn so với tiểu vùng phía Bắc, trung
bình năm khoảng 1.500 – 2.000mm ở đồng bằng và trên 2.000m ở vùng núi cao.
Nhìn chung, khí hậu của vùng thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh năm, song
cần chú ý đến thời gian hay xảy ra bão, lũ,…
d) Về sông ngòi:
Sông ngòi ở vùng thì ngắn, dốc, không điều hòa, mạng lưới dày đặc, thường gây
lũ lụt khi đến mùa mưa, ít thuận lợi cho giao thông song lại mang về tiềm lực
phát triển thủy điện, du lịch to lớn. Mặt khác, nguồn nước ngầm của vùng cũng
rất phong phú, chất lượng và trữ lượng nước khoáng, nước nóng của vùng cũng
đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, làm nguyên liệu sản xuất phục vụ du lịch cũng như
có thể làm nguyên liệu chữa bệnh. Có thể phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa
bệnh ở khu vực, ví dụ như nước khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Hội Vân (Bình
Định), …
e) Về tài nguyên rừng:
Diện tích rừng của Duyên hải Nam Trung Bộ là một trong những vùng có diện
tích rừng lớn nhất nước ta, với nhiều kiểu như: rừng nhiệt đới xanh quanh năm,
rừng non tái sinh, rừng hỗn giao tre, gỗ, … Là môi trường sinh sống của nhiều
loài sinh vật quý hiếm, đa dạng sinh học cao. Thuận lợi cho việc khai thác du
lịch sinh thái ở các khu vực bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh
quyển. Có thể kể đến một số địa điểm như khu dự trữ sinh quyển thế giới Việt
Nam (Cù Lao Chàm), khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Sơn Trà,…
f) Về văn hoá – con người:
Lễ hội ở vùng du lịch này rất phong phú, vừa có các lễ hội dân gian của người
Việt như lễ hội Tây Sơn (Bình Định), lễ hội Quan Thế Âm (thành phố Đà Nẵng),

6
lễ hội Thu Bồn, lễ vía Bà Thiên Hậu (Quảng Nam), lễ hội cầu ngư (Nghinh ông)
từ Đà Nẵng đến Bình Thuận tuy thời gian diễn ra có khác nhau; vừa có các lễ hội
đặc trưng của dân tộc Chăm như lễ hội Katê (Ninh Thuận, Bình Thuận), lễ hội
Tháp bà Pônagar (Khánh Hoà). Bên cạnh đó các tỉnh, thành phố ở Duyên hải
Nam Trung Bộ còn có các festival văn hoá du lịch, tiêu biểu là lễ hội pháo hoa
(thành phố Đà Nẵng), festival di sản Quảng Nam, festival biển Khánh Hoà.
Trong vùng có nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như đá mĩ
nghệ Non Nước (thành phố Đà Nẵng); làng dệt chiếu Cẩm Nê, dệt lụa Duy
Trinh, gốm Thanh Hà, đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam); các làng gốm của
người Chăm: Làng dệt thổ cẩm Chăm Mĩ Nghiệp (Ninh Thuận), Bầu trúc (Ninh
Thuận),…Đây là những nét văn hoá rất đặc trưng có sức thu hút cao đối với du
khách.
Về các tài nguyên nhân văn khác: loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, nổi
tiếng của vùng là hát chòi, hát bội và tuồng cổ…Những loại hình nghệ thuật này
được giữ gìn và phát huy nhằm làm tăng thêm sắc màu cho sản phẩm du lịch của
vùng.
Ẩm thực của vùng là những món ăn đơn giản, nhưng khiến bao người phải suýt
xoa bởi hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được với các món hải sản được
chế biến và thưởng thức theo cách riêng như: Gỏi cá Nam Ô, bánh tráng thịt heo
(Đà Nẵng); mì Quảng, bê thui Cầu Mống, cao lầu Hội An (Quảng Nam); mít non
trộn sứa, gỏi trứng cá chuồn, gỏi cá cơm (Quảng Ngãi); bánh tráng Bình Định;
nem Ninh Hoà, bún sứa, gỏi sứa, cháo hàu, yến sào (Khánh Hoà); cá ngừ, cua
đinh, ốc nhảy (Phú Yên); nước mắm Phan Thiết, thanh long ruột đỏ (Bình
Thuận); tỏi Phan Rang, nho Ninh Thuận,…

7
Nhà nước đang có những sự quan tâm và thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch
vùng. Du khách cũng đã có nhiều sự chú ý đến hoạt động du lịch của khu vực
nhờ vào các bài báo nổi tiếng của thế giới giới thiệu hoặc thông qua những bài
quảng bá du lịch trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đây cũng là một
điều đáng mừng cho ngành du lịch của vùng nói riêng và của Việt Nam nói
chung.

III. Hiện trạng phát triển:

Mở cửa hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, các địa phương Nam
Trung Bộ tập trung các giải pháp khôi phục và phát triển du lịch gắn với "sống
thích ứng an toàn với Covid-19". Nhờ đó, cùng với sự nhộn nhịp của du lịch
trong nước, du lịch quốc tế cũng dần khởi sắc.
Theo thống kê của ngành du lịch các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, từ
đầu năm đến nay, số lượt khách đến, trong đó có khách du lịch quốc tế, tăng
mạnh. Tổng lượt khách đến Bình Định trong chín tháng qua đạt 3,5 triệu lượt,
tăng 200,3% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế gần 400 nghìn lượt, tăng
gần 500%.
Ở Phú Yên, trong 10 tháng, tổng lượt khách đến hơn 1,8 triệu, tăng 444,7%;
trong đó, khách quốc tế 5.900 lượt, tăng 263%. Còn ở Khánh Hòa, tổng lượt
khách lưu trú đạt 2.116.093 lượt, tăng 342,4%; trong đó, khách quốc tế 155.548
lượt, tăng 673,52%.
Đạt được kết quả nêu trên là nhờ các tỉnh đã thực hiện những chương trình hợp
tác phát triển du lịch; liên kết phát triển sản phẩm du lịch; mở rộng và phát triển
thị trường; cải thiện năng lực cạnh tranh; nâng cao sức hấp dẫn điểm đến thu hút
khách quốc tế; khôi phục, thúc đẩy phát triển các đường bay quốc tế trực tiếp;

8
mở rộng, đa dạng thị trường khách quốc tế; phối hợp xúc tiến, quảng bá; thực
hiện hỗ trợ doanh nghiệp đón khách quốc tế…
Vùng đất Duyên hải Nam Trung Bộ được đánh giá là sẽ có bước tăng trưởng
mới, khi Bình Định ký hợp tác với bốn hãng hàng không Viettravel Airlines,
Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways. Cùng với đó, Quy Nhơn mở
thêm các tuyến bay trong nước, đồng thời triển khai các đường bay tới Cheongju
(Hàn Quốc) và thời gian tới là Nhật Bản. Cảng hàng không Phù Cát cũng đã
được định hướng phát triển thành sân bay quốc tế.

a) Hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch

Nhằm nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch, Phú Yên tập trung
xây dựng các khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại kết hợp du lịch như Grand
Sala Tuy Hòa, Stelia beach resort, Trung tâm hội nghị Pytopia, Apec Mandala
Wyndham Phú Yên, The Light Phú Yên…; dịch vụ vui chơi, giải trí được đầu tư
nâng cấp, xây dựng mới khang trang tại các huyện, thị xã; xây dựng Công viên
địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu… Du lịch
Phú Yên đã có diện mạo mới, từng bước khẳng định thương hiệu "Phú Yên -
Điểm đến hấp dẫn và thân thiện".
Thêm vào đó, tỉnh Khánh Hoà cũng đã năng động, tích cực trong việc chuyển
đổi số, phát triển du lịch thông minh. Có thể thấy, nỗ lực của các địa phương
trong phục hồi phát triển du lịch, trong đó có du lịch quốc tế, bước đầu mang lại
hiệu quả. Trên thực tế, các tỉnh đã có nhiều mô hình phối hợp hiệu quả trong xây
dựng, khai thác các tour du lịch phục vụ khách quốc tế, các hãng lữ hành quốc
tế.

9
Hiện nay, ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa đang phối hợp triển khai
thực hiện chương trình "Tour du lịch một hành trình ba điểm đến Bình Định-Phú
Yên-Khánh Hòa, phục vụ thị trường khách du lịch Đông Bắc Á", theo hướng bền
vững, đa dạng sản phẩm và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Để đạt hiệu quả, lãnh đạo các tỉnh xác định cần tập trung thực hiện đồng bộ một
số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm
du lịch, phát huy các yếu tố truyền thống; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về du
lịch; tăng cường xúc tiến, quảng bá phát triển du lịch, với quy mô lớn trong nước
và nước ngoài, thông qua tổ chức các chương trình famtrip, presstrip giới thiệu
các gói sản phẩm đặc thù; tổ chức các chương trình roadshow giới thiệu du lịch
đến các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Nam Á…

b) Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Thực trạng về nhân lực để đáp ứng cho du lịch của vùng duyên hải Nam Trung
Bộ thì trên thực tế không phải ai cũng có hiểu biết về vùng này một cách rõ ràng,
tường tận để giới thiệu cho du khách. Phần lớn cư dân ở đây có truyền thống
sinh sống bằng nghề đánh bắt, nên phần nào sẽ không có đủ kỹ năng nghiệp vụ
để đáp ứng đúng yêu cầu của ngành du lịch nhất là trong tỉnh hình hội nhập hiện
nay, một số doanh nghiệp chỉ chú trọng đến hoạt động kinh doanh mà bỏ qua
công tác đảo tạo, hoặc ít tổ chức bồi dưỡng người lao động, trong khi ngành du
lịch là một ngành đòi hỏi sự năng động, cần cập nhật thưởng xuyên theo diện
rộng những kiến thức và kỹ năng.

c) Giải pháp cho việc nâng cao chất lượng nhân lực du lịch

Về nhận thức:

10
• Trong công tác giáo dục thì nhà trường và doanh nghiệp cần kết hợp trong
công tác đào tạo để người học có thể tận dụng được hết các kiến thức lý thuyết
và thực tiễn.

• Vấn đề quan trọng hơn là nhận thức của mỗi người, cần nâng cao nhận thức
cho người dân về phát triển du lịch, thực hiện liên kết các địa phương lại việc
này sẽ giúp phát huy được thế mạnh riêng của mỗi địa phương, học hỏi và vận
dụng được những nét độc đáo của từng vùng, loại bỏ những mặt yếu kém của
sản phẩm hay dịch vụ,...

Về kiến thức, kỹ năng: Việc đào tạo theo trực quan luôn mang lại hiệu quả cao
hơn. Cần áp dụng hình thức tham quan thực tế (field visit), cầm tay chỉ việc (on-
the-job- training) sẽ giúp cho người học hiểu nhanh, nhớ lâu, và nhờ đó sẽ làm
cho chất lượng phục vụ hoàn hảo hơn bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho cán bộ,
chính quyền địa phương, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch đạt tiêu chuẩn kỹ
năng nghề du lịch Việt Nam,…

Về công cụ lao động: Đối với ngành du lịch, một trong những công cụ lao động
chính là ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng. Những hạn chế về ngôn
ngữ sẽ dẫn đến những trường hợp hiểu lầm tai hại, hoặc những thiếu sót trong
cung cấp dịch vụ cho khách.

 Đối với vùng duyên hải Nam Trung Bộ cần xác định đúng thị trường du
khách cùng loại hình hoạt động du lịch của thị trường này để chọn ngôn
ngữ cho phù hợp. Ví dụ như trong thời gian qua tại Nha trang hay Mũi Né
có thị trường du khách Nga khá phát triển, chất lượng nhân lực được thể
hiện một phần ở khả năng ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Nga bởi lực lượng

11
lao động. Cần tổ chức dạy và khuyến khích học ngoại ngữ thường xuyên
cho nguồn nhân lực sẽ giúp cải thiện đáng kể những hạn chế trong hiểu
biết lẫn nhau giữa du khách và nhân viên phục vụ,...

Kết luận: Thực trạng phát triển du lịch của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đã
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và làm thay đổi diện mạo của nhiều
tỉnh trong vùng, tạo nên nhiều công ăn việc làm, đóng góp tích cực vào công
cuộc xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào vùng sâu vùng xa, củng cố vững chắc
quốc phòng - an ninh vùng biển và hải đảo. Những kết quả thu được của sự phát
triển du lịch ở các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong thời gian vừa qua
thực sự đáng ghi nhận.
Trong sự phát triển du lịch vùng có sự đóng góp của việc khai thác có hiệu quả
tài nguyên du lịch biển đảo gắn với đặc trưng của các di sản văn hóa, tạo nên sự
thu hút nhất định đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự phát triển du lịch vùng vẫn
còn nhiều vấn đề cần quan tâm, thiếu tầm nhìn tổng thể và sự liên kết phát triển
du lịch toàn vùng, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững.
Đối với công cuộc phát triển du lịch của vùng, nhà nước ta rất quan tâm cụ thể
như: Quyết định số 2350/QĐ-TTg phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" của
thủ tướng chính phủ ban hành năm 2013, cụ thể hóa chiến lược và quy hoạch
tổng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội vùng nhằm:
Thực hiện công tác quản lý phát triển du lịch đảm bảo có hiệu quả và thống nhất
trong mối liên hệ toàn vùng và với các vùng phụ cận.

12
Tạo cơ sở lập quy hoạch phát triển du lịch các địa phương, các khu du lịch trọng
điểm, các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn vùng.

IV. Khó khăn, hạn chế của vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ:

Hạn chế lớn nhất có thể thấy rõ hiệu quả kinh tế du lịch còn khiêm tốn, thể hiện
ở thu nhập du lịch còn thấp, độ dài lưu trú ngắn, sản phẩm du lịch chưa phong
phú, đa dạng.
Tiếp đến là việc quản lý quy hoạch, khai thác tài nguyên du lịch biển (bãi biển,
đảo, …) chưa thực sự hiệu quả và bền vững. Một số nơi do quy hoạch chậm,
quản lý yếu kém cùng với nhận thức chưa đầy đủ dẫn tới phá vỡ không gian du
lịch, lãng phí tài nguyên và nảy sinh cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà
cung ứng du lịch và giữa các địa phương.
Điểm yếu bao trùm là điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém và nhận thức du lịch ở
hầu hết các địa phương chưa sâu sắc. Khả năng tiếp cận điểm đến còn hạn chế,
mới chỉ có cảng biển Đà Nẵng có thể đón tàu du hành và vẫn chưa có cảng, bến
tàu du lịch thực thụ.
Trình độ chuyên nghiệp trong quản lý và kỹ năng nghề nghiệp của nhân lực du
lịch hạn chế và thiếu đồng bộ dẫn tới chất lượng dịch vụ chưa đạt chuẩn.
Nghiên cứu thị trường chưa quan tâm đúng mức; Xúc tiến quảng bá chưa theo
đuổi thị trường mục tiêu dẫn tới việc đáp ứng nhu cầu các thị trường thiếu trúng
đích và không tối đa hoá được thu nhập du lịch.
Sự phối hợp giữa các ngành các cấp, các đối tượng tham gia chưa chặt chẽ; sự
gắn kết du lịch biển với không gian văn hoá miền biển, các di tích, lễ hội, làng
nghề… chưa nhuần nhuyễn.

13
Nguồn lực đầu tư về tài chính, công nghệ từ trong nước còn hạn chế và phụ
thuộc nhiều vào đầu tư từ bên ngoài. Việc bảo vệ môi trường và xây dựng nếp
sống văn minh du lịch còn nhiều bất cập dẫn tới nguy cơ sản phẩm du lịch bị suy
thoái nhanh.
Thách thức lớn nhất đối với du lịch biển đảo Việt Nam là sự lồng ghép phong vị
địa phương trong từng chi tiết sản phẩm du lịch với yêu cầu tính hiện đại, tiện
nghi và chuyên nghiệp cao trong khi chất lượng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực
ở những vùng biển chưa đáp ứng được.
Cạnh tranh ngày càng mạnh về giá và chất lượng dịch vụ (đúng lúc, đúng chỗ,
nhanh, chính xác, “sạch”…) đang thách thức đối với quản lý và ứng dụng công
nghệ đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Cạnh tranh trong khu vực và quốc tế
ngày càng gia tăng.
Mực nước biển dâng và những tác động bất lợi, khó lường của biến đổi khí hậu
sẽ thách thức lớn đối với các vùng du lịch biển còn kém thích ứng.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là việc khai thác tối ưu tiềm năng, lợi thế về tài
nguyên biển phục vụ phát triển du lịch biển theo hướng bền vững và tạo sức bức
phá mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho vùng.
Hoạt động du lịch biển tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ cũng đem lại
không ít những tác động tiêu cực đến an ninh, an toàn xã hội của các địa phương
trong vùng. Cụ thể, du lịch biển phát triển làm tăng lượng du khách quốc tế đến
thăm quan dẫn đến việc thu đổi ngoại tệ trái phép; buôn bán, vận chuyển và lưu
thông tiền giả; tẩy rửa tiền; du khách cư trú “lì” trên địa bàn, lao động nước
ngoài làm “chui” trong các công ty du lịch, hướng dẫn viên nước ngoài làm
“chui” cho các đoàn khách quốc tế; đầu tư “chui” gây thất thu thuế, thiệt hại về
kinh tế cho doanh nghiệp và nhà nước…Ngoài ra, khách du lịch quốc tế còn vi

14
phạm những quy định về xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, hoạt động ở các khu vực
cấm trên địa bàn du lịch biển.
Sự gia tăng nhanh chóng lượng khách đến thăm quan vượt quá “sức chứa” của
các điểm, khu du lịch biển cũng gây ra những bức xúc đối với dân cư trên địa
bàn du lịch biển và những biểu hiện tiêu cực khác như: Gây quá tải hệ thống dịch
vụ, cơ sở hạ tầng du lịch, gia tăng rác thải vào môi trường ở các bãi biển và trên
các đảo vào mùa cao điểm du lịch; Gia tăng chi phí cho các ngành dịch vụ công
như y tế, giao thông, môi trường, điện lực, ngành nước,… và tăng chi phí hoạt
động cho các lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trên các địa bàn du
lịch biển.
Trong thực tế, du lịch biển phát triển đã tạo ra sinh kế mới góp phần làm thay đổi
cuộc sống của người dân bản địa nhưng cũng gây nên xáo trộn và tác động mạnh
mẽ vào lối sống và bản sắc văn hoá cộng đồng. Khảo sát tại Hội An (Quảng
Nam) cho thấy, trước đây người dân phố cổ có thói quen dậy sớm, bây giờ họ
mở cửa muộn hơn theo thời gian khách tham quan, còn những hàng quán phục
vụ dân sinh dần mất đi để nhường không gian cho các hoạt động kinh doanh
phục vụ khách du lịch. Đặc biệt, quá trình phát triển du lịch cũng đã sản sinh ra
các đặc thù văn hoá khác trong hành vi ứng xử của những con người tham quan
du lịch, thể hiện qua thái độ hành xử, giao tiếp với khách cũng như doanh nghiệp
và hướng dẫn viên.
Bên cạnh đó, các lễ hội tại địa phương còn thiếu liên kết với nhau, nhiều sự kiện
chồng chéo cả về thời gian lẫn nội dung dẫn đến sự cạnh tranh ngầm giữa các địa
phương trong vùng. Hiện tượng thương mại hóa các giá trị văn hóa bản địa, tính
thực dụng xuất hiện đã làm biến dạng bản sắc văn hóa truyền thống thể hiện

15
trong ngôn ngữ, trang phục, tập quán, kiến trúc, phương thức canh tác, cách thức
tổ chức sinh hoạt cộng đồng.
Việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường gắn với hoạt động du lịch của vùng
nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu phát triển kinh tế và
nâng cao đời sống người dân trong khu vực gia tăng khiến việc xây dựng các cơ
sở hạ tầng như mở đường, san lấp mặt bằng lấn biển, xây dựng bến bãi cầu cảng,
xây dựng các công trình phục vụ dân sinh… tại khu vực lân cận di tích, hoặc
thậm chí trong phạm vi bảo vệ của các di tích đã và đang diễn ra với mức độ
ngày càng lớn, gây ảnh hưởng đến môi trường di tích ở các cấp độ khác nhau.
Mặt khác, phát triển du lịch thiếu quy hoạch dẫn đến sự phát triển ồ ạt của các cơ
sở lưu trú làm dư thừa nguồn cung, lãng phí nguồn lực của xã hội; đồng thời, tạo
ra nhóm lợi ích, chỉ một phần nhỏ người dân được hưởng lợi trực tiếp, lợi tức
phần lớn là của doanh nghiệp. Ví dụ như tại Cù Lao Chàm, theo khảo sát của
Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An trong năm 2014, số tiền mà
du khách phải chi trả trong một ngày cao điểm khoảng 1,575 tỷ đồng, tuy nhiên
địa phương chỉ hưởng khoảng 12% số tiền này, hơn 88% còn lại thuộc về doanh
nghiệp. Sự phối hợp, liên kết giữa các địa phương trong vùng về việc phát triển
du lịch vẫn còn nhiều hạn chế; các sản phẩm du lịch chủ lực của các địa phương
còn trùng lắp, đơn điệu, chưa phong phú, thiếu dịch vụ đi kèm, vì vậy chưa thật
sự thu hút du khách, dẫn đến thời gian lưu trú ngắn, mức chi tiêu bình quân của
du khách thấp, hiện tượng “một đi không trở lại” xảy ra phổ biến.

V. Các giải pháp:

Du lịch xanh – hướng đi mới cho ngành du lịch Quảng Nam: Ngày 10/8/2021,
UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch số 5177/KH-UBND về phát triển

16
du lịch xanh Quảng Nam đến năm 2025. Qua đó, tỉnh Quảng Nam sẽ hợp tác với
các địa phương trong nước để đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm du lịch
xanh; tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch; hình thành chuỗi sản phẩm
du lịch liên kết đặc trưng, mới mẻ, khai tác tối đa những lợi thế của du lịch mỗi
địa phương, phù hợp với bối cảnh thị trường. Đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ nguồn
lực của các tổ chức quốc tế tạo nguồn lực phát triển du lịch xanh,
Theo kế hoạch phát triển du lịch xanh đến năm 2025, Quảng Nam đặt mục tiêu
thu hút 12 triệu lượt khách tham quan lưu trú, thu nhập xã hội từ du lịch đạt
26.000 tỷ đồng, lao động du lịch đạt 23.000 người. Mỗi năm, xây dựng ít nhất 1
mô hình kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí du lịch xanh; đến năm 2025 xây dựng khoảng
10 – 20 mô hình du lịch xanh.
Còn tại Bình Định: Với lợi thế nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc,
Bình Định lấy du lịch biển, đảo làm mũi nhọn, du lịch văn hoá – lịch sử làm nền
tảng. Tuy nhiên giống như các địa phương khác, tỉnh Bình Định cũng gặp phải
những thách thức trong công tác đảm bảo môi trường trong hoạt động du lịch
như: Vấn đề rác thải tại các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, các bãi
biển; hoạt động của du khách tác động đến rặng san hô, nguồn lợi thuỷ sản; ý
thức ứng xử văn minh du lịch còn hạn chế; chịu nhiều tác động của biến đổi khí
hậu.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi
trường thích ứng với biến đổi khí hậu để từng bước xây dựng nền Kinh tế xanh,
kinh tế tuần hoàn; Phú Yên đã xác định Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu
hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh các nguồn tài nguyên ngày càng khan
hiếm trong tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng biến đổi khí hậu khó
lường hiện nay.

17
Ninh Thuận cũng phát động phong trào, chương trình khuyến khích các đối
tượng tham gia đề xuất sáng kiến đảm bảo môi trường trong du lịch; vận động
nhân dân nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của cộng đồng trong đảm bảo môi
trường du lịch nhất là tại nơi công cộng, bãi biển, thu gom rác thải tại nơi sinh
sống để giữ gìn vệ sinh chung. Địa phương tiếp tục đẩy mạng triển khai phong
trào “Mỗi người dân là một đại sứ du lịch”, duy trì và phát huy đặc tính tốt đẹp
của con người Ninh Thuận trong ứng xử văn minh, thân thiện, tận tình hỗ trợ
khách du lịch.
Đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch, Ninh Thuận khuyến khích, ưu tiên dự
án có giải pháp khả thi, cụ thể nhằm giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch
đến môi trường, đặc biệt là môi trường du lịch biển nhằm mang lại hiệu quả trực
tiếp cho cộng đồng và lâu dài cho toàn xã hội ở vùng ven biển. Ninh Thuận
khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh du lịch tiếp nhận và ứng dụng khoa học
công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường du lịch phù hợp với tình hình thực tế
tại địa phương; khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển
du lịch một cách bền vững.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ - TS. Vũ Đình Hoà “Địa lí du lịch cơ sở lí luận và
thực tiễn phát triển ở Việt Nam”, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, năm 2017
2. Phạm Phương. Duyên hải Nam Trung Bộ - Điểm đến – Cục Du lịch Quốc gia.
Truy cập ngày 6/9/2023 tại: Duyên hải Nam Trung Bộ - Điểm đến - Cục Du lịch
Quốc gia Việt Nam (vietnam-tourism.com)
3. Lê Minh Trường (2023). Điều kiện tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
chi tiết nhất. Truy cập ngày 7/9/2023 tại: https://luatminhkhue.vn/dieu-kien-tu-
nhien-vung-duyen-hai-nam-trung-bo.aspx
4. Vũ Thành – Gia Hân (2023). Phát triển du lịch biển ở Duyên hải Nam Trung
bộ. Truy cập ngày 6/9/2023 tại: https://moitruong.net.vn/phat-trien-du-lich-bien-
o-duyen-hai-nam-trung-bo-hai-hoa-voi-cong-tac-bao-ve-moi-truong-65261.html
5. Nhandan (2022). Nam Trung Bộ nỗ lực thu hút khách du lịch quốc tế. Truy
cập ngày 11/9/2023 tại: https://bvhttdl.gov.vn/nam-trung-bo-no-luc-thu-hut-
khach-du-lich-quoc-te-20221027162105878.htm
6. Võ Sáng Xuân Lan (2021). Phát triển nguồn nhân lực du lịch cho vùng duyên
hải Nam Trung Bộ. Truy cập ngày 3/11/2023 tại: https://doan.edu.vn/do-an/phat-
trien-nguon-nhan-luc-du-lich-cho-vung-duyen-hai-nam-trung-bo-48614/

19

You might also like