ĐỀ CƯƠNG KT GK 2 SINH 12 HS

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 12

KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC: 2021 – 2022


-----------------------------------

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (Trắc nghiệm mang tính chất tham khảo)
Câu 1: Theo quan niệm hiện đại, các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống trên Quả Đất lần lượt là:
A. T/hoá hoá học – T/hoá tiền sinh học – T/hoá sinh học. B. T/hoá hoá học – T/hoá sinh học – T/hoá tiền sinh
học.
C. T/hoá tiền sinh học – T/hoá hoá học – T/ hoá sinh học. D. T/hoá sinh học – T/hoá hoá học – T/hoá tiền sinh học.
Câu 2: Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:
(1) Tiến hóa tiền sinh học. (2) Tiến hóa hóa học. (3) Tiến hóa sinh học.
Các giai đoạn trên diễn ra theo trình tự đúng là:
A. (1)  (2)  (3). B. (3)  (2)  (1). C. (2)  (1)  (3). D. (2)  (3)  (1).
Câu 3: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học?
A. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.
B. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy).
C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.
D. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.
Câu 4: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu
mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so
với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut : 91,1%; tinh tinh : 97,6%; khỉ Capuchin : 84,2%; vượn Gibbon : 94,7%; khỉ
Vervet : 90,5%. Căn cứ vào kết quả này có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ
Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là :
A. Người - khỉ Rhesut -vượn Gibbon-tinh tinh - khỉ Vervet - khỉ Capuchin
B. Người - vượn Gibbon-tinh tinh - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin
C. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin.
D. Người - khỉ Vervet -vượn Gibbon-tinh tinh - khỉ Vervet - khỉ Capuchin
Câu 5: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, mầm mống những cơ thể sống đầu tiên
được hình thành ở : A. Trong nước đại dương. B. Trong không khí. C. Trong lòng đất. D. Trên mặt đất.
Câu 6: Trong khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất chưa có khí nào sau đây ?
A. Ôxi (O2) B. Hơi nước (H2O). C. Mêtan (CH4) và Nitơ (N2). D. Xianôgen (C2 N2).
Câu 7: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở
A. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh. B. kỉ Triat (Tam điệp) của đại Trung sinh.
C. kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh. D. kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại Tân sinh.
Câu 8: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở
A. đại Trung sinh. B. đại Tân sinh. C. đại Cổ sinh. D. đại Thái cổ.
Câu 9: Khi nói về hoá thạch, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.
B. Căn cứ vào tuổi của hoá thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.
C. Tuổi của hoá thạch có thể được xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch.
D. Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
Câu 10: Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn tiến hóa hình thành
A. các cơ thể đơn bào đơn giản, các loài sinh vật như ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
B. các tế bào sơ khai và sau đó là hình thành những tế bào sống đầu tiên.
C. các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ, các cơ thể đơn bào đơn giản, các loài sinh vật như ngày nay dưới tác động
của các nhân tố tiến hóa
D. các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
Câu 11: Bằng chứng qtrọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi
nhất với người là A. Sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người. B. Thời gian mang thai 270 - 275 ngày, đẻ con
và nuôi con bằng sữa. C. Khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên. D. Khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay
giận dữ
Câu 12: Sự giống nhau giữa người và vượn người ngày nay chứng tỏ
A. Người và vượn người ngày nay có quan hệ thân thuộc gần gũi. B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
C. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người.
D. Vượn người ngày nay tiến hoá theo cùng một hướng với loài người, nhưng chậm hơn loài người.
Câu 13: Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hóa thành nhiều loài khác nhau, trong số đó
có một nhánh tiến hóa hình thành chi Homo. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là ?
A. Homo habilis. B. Homo neanderthalensis. C. Homo erectus. D. Homo sapiens.

1
Câu 14: Người ta đã xác định được giới hạn chịu đựng của loài sinh vật (M) về nhân tố nhiệt từ 20°C đến 38°C, về
nhân tố độ ẩm từ 70% đến 80%. Loài M sẽ sống được ở môi trường nào trong 4 môi trường sau đây:
A. Môi trường C có nhiệt độ dao động từ 15°C đến 38°C và độ ẩm từ 70% đến 80%.
B. Môi trường A có nhiệt độ dao động từ 20°C đến 38°C và độ ẩm từ 70% đến 85%.
C. Môi trường B có nhiệt độ dao động từ 22°C đến 35°C và độ ẩm từ 72% đến 80%.
D. Môi trường D có nhiệt độ dao động từ 20°C đến 42°C và độ ẩm từ 65% đến 85%.
Câu 15: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.
II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.
III. Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 16: Trong các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật, môi trường sống nào là nơi sống của phần lớn các sinh
vật trên Trái Đất?
A. Môi trường sinh vật. B. Môi trường trên cạn. C. Môi trường nước. D. Môi trường đất.
Câu 17: Trong một môi trường, nhân tố sinh thái hữu sinh là
A. thế giới hữu cơ của môi trường và những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
B. vi sinh vật, thực vật, động vật của môi trường và con người.
C. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật của môi trường và con người.
D. thực vật, động vật của môi trường và con người.
Câu 18: Nhân tố sinh thái hữu sinh là
A. thực vật, động vật của môi trường và con người.
B. thế giới hữu cơ của môi trường và những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
C. vi sinh vật, thực vật, động vật của môi trường và con người.
D. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật của môi trường và con người.
Câu 19: Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành
các.......... khác nhau. Nội dung còn thiếu là A. quần xã. B. quần thể. C. ổ sinh thái. D. sinh cảnh.
Câu 20: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế.
B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết.
C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
D. Giới hạn sinh thái về 1 nhân tố sinh thái của loài được xác định bằng tổng các khoãng thuận lợi trong giới hạn đó
Câu 21: Giới hạn sinh thái là:
A. Khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
B. Khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu.
C. Khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi.
D. Khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất
Câu 22: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh
tranh giữa các loài sẽ
A. Làm cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. Làm cho các loài này đều bị tiêu diệt.
C. Làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. Làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.
Câu 23: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.
(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.
(3) Trồng các loại cây đúng thời vụ.
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 24: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,......vì
A. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
B. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
C. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.
D. Tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
Câu 25: Nơi ở là: A. Nơi cư trú của loài. B. Khu vực sinh sống của sinh vật.
C. Khoảng không gian sinh thái. D. Nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
Câu 26: Cho các đặc điểm sau: (1). Lá dày, xanh nhạt; (2) Lá mỏng, xanh đậm; (3). Cành tỏa đều;
(4) Cành tập trung ở ngọn; (5) Lớp cutin mỏng; (6) Lớp cutin dày.
Có bao nhiêu đặc điểm có ở cây ưa sáng ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 27: Quần thể là một tập hợp các cá thể
A. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định.
B. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.

2
C. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo
thế hệ mới.
Câu 28: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. C. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên.
B. Những con cá sống trong Hồ Tây. D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.
Câu 29: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa. B. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.
C. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng. D. Tập hợp cá trong Hồ Tây.
Câu 30: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho
A. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tối đa.
B. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường.
C. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu.
D. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong.
Câu 31: Có các hiện tượng sau :
(1) Một số loài cá sống ở mực nước sâu có hiện tượng kí sinh cùng loài giữa cá thể đực kích thước nhỏ với cá thể cái
có kích thước lớn.
(2) Cá mập con khi mới nở sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
(3) Các cây thông nhựa liền rễ nên nước và muối khoáng do cây này hút vào có khả năng dẫn truyền sang cây khác.
(4) Lúa và cỏ tranh giành ánh sáng, nước, muối khoáng.
(5) Nấm và vi khuẩn lam sống cộng sinh cùng nhau thành địa y.
Những hiện tượng thể hiện mối quan hệ cạnh tranh cùng loài là
A. (2),(3),(5) B. (1),(3),(5). C. (3),(4). D. (1),(2).
Câu 32: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh khác loài?
A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá trong cùng một môi trường. C. Bò ăn cỏ.
B. Cây lúa và cỏ dại sống trong một ruộng lúa. D. Giun đũa sống trong ruột lợn.
Câu 33: Hiện tượng nào sau đây thể hiện mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Cá mẹ ăn thịt cá con. B. Cá mập con khi mới nở sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
C. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. D. Các cây thông mọc gần nhau có hiện tượng liền rễ.
Câu 34: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa sinh thái
A. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường
B. sự phân bố các cá thể hợp lí hơn. C. số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp
D. đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn
Câu 35: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật
A. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp.
B. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.
C. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong Qthể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa môi trường.
D. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.
Câu 36: Cho các ví dụ sau:
(1) Sán lá gan sống trong gan bò. (2) Ong hút mật hoa.
(3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm. (4) Trùng roi sống trong ruột mối.
Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là:
A. (1), (3). B. (1), (4). C. (2), (3). D. (2), (4).
Câu 37: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật
A. Thường làm cho Qthể suy thoái dẫn đến diệt vong. B. Xuất hiện khi mật độ cá thể của Qthể xuống quá thấp.
C. Chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.
D. Đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong Qthể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường.
Câu 38: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong Qthể
SV?
(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ
cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của quần thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 39: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn
định theo thời gian được gọi là A. Môi trường. B. Giới hạn sinh thái. C. Ổ sinh thái. D. Sinh cảnh.
Câu 40: Nhân tố nào sau đây khi tác động đến quần thể muỗi làm cho muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với số
lượng nhiều hơn muỗi cái, là do

3
A. đặc điểm sinh sản. B. tập tính đa thê.
C. thay đổi nhiệt độ môi trường. D. đặc điểm sinh lý và tập tính hút máu.
Câu 41: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất
nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
B. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng
tới số lượng cá thể trong quần thể.
D. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động
số lượng cá thể của quần thể.
Câu 42: Ở đồng rêu phương Bắc, chuột Lemmut là con mồi chủ yếu của cáo, đúng theo chu kì biến động 3 – 4 năm/
lần, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó giảm đúng theo chu kì biến động của chuột lemmut, là kiểu biến
động
A. biến động theo chu kì năm. B. biến động không theo chu kì.
C. biến động theo mùa. D. biến động tuần trăng.
Câu 43: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng cùa quần thề giao phối?
A. Tỉ lệ giới tính. B. Độ đa dạng về loài. C. Mật độ cá thể. D. Tỉ lệ các nhóm tuổi.
Câu 44: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
A. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.
B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.
C. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.
D. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8 oC.
Câu 45: Thời gian sống thực tế của một cá thể trong quần thể gọi là
A. tuổi sinh lí. B. tuổi quần thể. C. tuổi sinh thái. D. tuổi cá thể.
Câu 46: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là
A. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
B. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
C. giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của
môi trường.
D. tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
Câu 47: Giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được trong khả năng cung cấp nguồn sống của môi
trường được gọi là
A. kích thước của quần thể. B. mật độ tối đa của quần thể. C. kích thước tối đa. D. kích thước tối thiểu.
Câu 48: Quần thể cây đỗ quyên sống trên vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có khoảng 150 cây. Đây là ví dụ về đặc trưng
nào của quần thể?
A. Mật độ cá thể. B. Tăng trưởng của quần thể. C. Kích thước quần thể. D. Phân bố cá thể.
Câu 49: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?
A. Độ đa dạng về loài. B. Tỉ lệ giới tính. C. Mật độ cá thể. D. Tỉ lệ các nhóm tuổi.
Câu 50: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
B. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.
C. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường
D. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
Câu 51: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
B. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.
D. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
Câu 52: Đường cong tăng trưởng của một quần thể sinh vật được biểu diễn ở hình bên. Phân tích hình, hãy cho biết
phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự tăng trưởng của quần thể này không bị giới hạn bởi các điều kiện môi
trường.
B. Đây là đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể.
C. Tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm E cao hơn tốc độ tăng trưởng của
quần thể tại điểm
D. Trong các điểm trên đồ thị, tại điểm C quần thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Câu 53: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?
A. Nhóm tuổi. B. Sự phân bố của các loài trong không gian.
C. Tỉ lệ giới tính. D. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

4
Câu 54: Hình 4 mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ (quần thể con mồi) và quần thể mèo rừng Canađa
(quần thể sinh vật ăn thịt). Phân tích hình 4, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ là biến động không
theo chu kì còn của quần thể mèo rừng Canađa là biến động theo chu kì.
(2) Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa
phụ thuộc vào sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ.
(3) Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ luôn tỉ lệ thuận
với sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa.
(4) Kích thước quần thể thỏ luôn lớn hơn kích thước quần thể mèo
rừng Canađa
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 55: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
B. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.
D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
Câu 56: Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là
A. phân bố ngẫu nhiên B. phân bố theo chiều thẳng đứng C. phân bố theo nhóm D. phân bố đồng
đều.
Câu 57: Kiểu phân bố nào sau đây không phải là kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A. Phân bố theo chiều thẳng đứng. B. Phân bố ngẫu nhiên.
C. Phân bố theo nhóm. D. Phân bố đồng đều (Phân bố đều).
Câu 58: Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì
A. số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản,
làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
B. mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn.
C. sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
D. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong qthể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm.
Câu 59: Cho biết N0 là số lượng cá thể của quần thể sinh vật ở thời điểm khảo sát ban đầu (t 0), Nt là số lượng cá thể của
quần thể sinh vật ở thời điểm khảo sát tiếp theo (t); B là mức sinh sản; D là mức tử vong; I là mức nhập cư và E là mức
xuất cư. Kích thước của quần thể sinh vật ở thời điểm t có thể được mô tả bằng công thức tổng quát nào sau đây?
A. Nt = N0 + B – D – I + E. B. Nt = N0 – B + D + I – E. C. Nt = N0 + B – D + I – E. D. Nt = N0 + B – D – I –
E.
Câu 60: Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng
thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng
cá thể là: A. số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.
C. kích thước của quần thể còn nhỏ. D. nguồn sống của môi trường cạn kiệt.
Câu 61: Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?
A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa.
B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của cá thể.
C. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.
D. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.
Câu 62: Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thước quần thể giảm
xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây?
(1) Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm.
(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
(3) Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng.
(4) Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 63: Ở ruồi giấm, thời gian của chu kì sống từ trứng đến ruồi trưởng thành ở 25 0C là 10 ngày/đêm, ngưỡng nhiệt
phát triển là 80C. Tổng nhiệt hữu hiệu cho chu kì sống của ruồi giấm:
A. 1700C B. 2700C C. 1800C D. 1900C.
Câu 64: Thời gian để hoàn thành một chu kì sống của một loài động vật biến nhiệt ở 18 C là 17 ngày đêm còn ở 25oC là
o

10 ngày đêm. Theo lí thuyết, nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển của loài động vật trên là
A. 6oC. B. 4oC. C. 8oC. D. 10oC.
Câu 65: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt, phát biểu nào
sau đây sai?
A. Sự biến động số lượng con mồi và số lượng vật ăn thịt có liên quan chặt chẽ với nhau.

5
B. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn vật chủ.
C. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn số lượng con mồi.
D. Sinh vật ăn thịt thường có kích thước cơ thể lớn hơn kích thước con mồi.
Câu 66: Quần xã sinh vật là
A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít
quan hệ với nhau.
B. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định,
có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất.
C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có
quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ
mật thiết, gắn bó với nhau.
Câu 67: Nước biển bỗng đỏ rực, sau chuyển sang xanh thẫm, rồi đen ngòm như nước cống. Cua, cá chết la liệt, san hô
chết bạc trắng, rong biển, cỏ biển cũng chết. Hầu hết sinh vật biển bị tiêu diệt. Những ngày sau đó mùi hôi thối bốc
lên,... Đó là cảnh tượng "thuỷ triều đỏ" có bản chất là hiện tượng
A. cạnh tranh khác loài. B. ức chế – cảm nhiễm. C. kí sinh. D. sinh vật này ăn sinh vật khác.
Câu 68: Nói đến rừng U Minh người ta nghĩ đến cây Tràm, là loại cây có số lượng nhiều hơn hẳn các loài cây khác và
có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa hiện tượng ngập mặn. Đối với rừng U Minh, cây tràm là
A. loài đặc trưng. B. loài ưu thế. C. loài chủ chốt. D. loài ngẫu nhiên.
Câu 69: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào không là đặc trưng của quần xã sinh vật?
A. Loài ưu thế và loài đặc trưng. D. Sự phân bố cá thể theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất.
B. Sự phân bố của các loài trong không gian. C. Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài.
Câu 70: Khi nói về diễn thế sinh thái (DTST), phát biểu nào sau đây sai?
A. Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
B. Trong DTST, song song với quá trình biến đổi của qxã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi
trường.
C. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái.
D. DTST là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Câu 71: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh?
A. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y. B. Tầm gửi và cây thân gỗ. C. Cỏ dại và lúa. D. Giun đũa và lợn.
Câu 72: Diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả hình thành quần xã tương đối ổn định được gọi là
kiểu diễn thế A. nguyên sinh. B. thứ sinh. C. phân huỷ. D. sinh thái.
Câu 73: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là sự biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Có bao nhiêu thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh ?
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 74: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây ?
A. Làm cho quần xã không phát triển được B. Làm mất cân bằng sinh thái trong quần xã.
C. Đảm bảo khả năng tồn tại của quần xã D. Đảm bảo cân bằng sinh thái
Câu 75: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim
sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quan hệ giữa bò và VSV là quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn SV khác.
C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh. D. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.
Câu 76: Một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì
A. số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn. B. lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp.
C. ổ sinh thái của mỗi loài càng rộng. D. số lượng loài trong quần xã càng giảm.
Câu 77: Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng
phát triển của quần xã là A. loài chủ chốt. B. loài ưu thế. C. loài đặc trưng. D. loài ngẫu nhiên.
Câu 78: Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm
thực vật trải qua các giai đoạn:
(1) Quần xã đỉnh cực. (2) Quần xã cây gỗ lá rộng. (3) Quần xã cây thân thảo.
(4) Quần xã cây bụi. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là
A. (5) → (3) → (2) → (4) → (1). B. (5) → (3) → (4) → (2) → (1).
C. (5) → (2) → (3) → (4) → (1). D. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).
Câu 79: Quần thể sinh vật không có đặc trưng nào sau đây?
A. Mật độ cá thể. B. Tỉ lệ giới tinh. C. Cấu trúc tuổi. D. Độ đa dạng.

6
Câu 80: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không
đúng? A. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng. B. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.
C. Tính đa dạng về loài tăng. D. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.
Câu 81: Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
(2). Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(3). Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
(4). Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật.
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 82: Bên cạnh những tác động của ngoại cảnh, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh
thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật gây ra diễn thế sinh thái. Nhóm loài sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất
trong diễn thế là
A. nhóm loài ngẫu nhiên. B. nhóm loài đặc trưng. C. nhóm loài thứ yếu. D. nhóm loài ưu thế.
Câu 83: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: (1) Môi trường chưa có sinh vật.
(2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).
(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.
(4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là:
A. (1), (4), (3), (2). B. (1), (3), (4), (2). C. (1), (2), (4), (3). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 84: Cho các phát biểu sau: (1) Khống chế sinh học thường dẫn đến sự cân bằng sinh học.
(2) Ứng dụng khống chế sinh học trong bảo vệ thực vật bằng cách sử dụng thiên địch để trừ sâu.
(3) Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài. (4) Nơi quần xã sống gọi là sinh cảnh
Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 85: Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
B. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống.
C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống.
D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống.
Câu 86: Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng
phát triển của quần xã là
A. loài chủ chốt. B. loài ưu thế. C. loài đặc trưng. D. loài ngẫu nhiên.
PHẦN II: TỰ LUẬN:
Câu 1.
a. Thế nào là ổ sinh thái? Hãy lấy ví dụ về các ổ sinh thái? Nêu ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái trong ví dụ đó?
b. Khi nói về ổ sinh thái, có một nhận định được phát biểu như sau: Cùng một nơi ở, luôn chỉ chứa 1 ổ sinh thái của
một quần thể loài nào đó. Nhận định này đúng hay sai ? Hãy giải thích
c. Con người đã vận dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp rất hiệu quả. Hãy
liệt kê ít nhất 3 ví dụ về những ứng dụng trên.
Câu 2. Trong những năm gần đây, để đem lại hiệu quả cao hơn cho nghề nuôi tôm, người dân triển khai một số mô hình
nuôi tôm xen ghép với các đối tượng thủy sản khác như hàu, cua xanh, rong câu, cá măng…em hãy giải thích cơ sở
khoa học của mô hình nuôi ghép này.
Câu 3. Hãy vẽ sơ đồ (có chú thích) để mô tả giới hạn sinh thái về nhân tố nhiệt độ của loài vi khuẩn suối nước nóng có
giới hạn sinh thái từ 00C đến 900C, trong đó khoãng thuận lợi là 500C đến 650C, điểm cực thuận là 550C.
Câu 4. Một quần thể có 1000 cá thể và có tỉ lệ sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư trong năm lần lượt là 5%, 2%, 3%,
1%. Theo lý thuyết, sau 1 năm, quần thể trên có kích thước là bao nhiêu ?
Câu 5. Giải thích, vì sao mật độ là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể?
Câu 6. Để phục hồi quần thể Sóc ở một vườn Quốc gia, người ta thả vào vườn 50 con ( 25 con đực và 25 con cái). Cho
biết tuổi đẻ của sóc là một và một con cái đẻ một năm được 2 con ( 1 con đực và 1 con cái), quần thể Sóc không bị tử
vong. Số lượng cá thể của quần thể Sóc sau 1 năm thả là bao nhiêu?
Câu 7. Trong sản xuất nông nghiệp, người ta hay dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa, kiến vàng tiêu diệt sâu
hại cam, mèo diệt chuột phá hoại lúa….
a. Hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp trên ?
b. Ý nghĩa sinh học và ý nghĩa thực tiễn của cơ sở khoa học trên là gì ?
Câu 8. Giải thích tại sao trong sản xuất nông nghiệp, người ta hạn chế dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật và tăng
cường sử dụng các loài: chuồn chuồn, bọ ngựa, bọ rùa, cóc, chim sâu, cú, rắn, mèo, nhện,...để phòng trừ các sinh vật
gây hại cho cây trồng
Câu 9. Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần phải được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần
tập trung vào những giải pháp nào?
Câu 10. Phân biệt được sự khác nhau giữa quần thể và quần xã.

7
--------------------------------------

CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA ĐẠT KẾT QUẢ TỐT!

You might also like