ĐCCT Xác suất và Thống kê (KTCN) - K63

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


KHOA TOÁN HỌC

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN CHI TIẾT:


XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ

1. Thông tin tổng quát:


1.1. Thông tin về giảng viên
Giảng viên 1: Dương Xuân Giáp
Học hàm, học vị: Tiến sĩ.
Địa chỉ liên hệ: 182 Lê Duẩn, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.
Điện thoại: 0912742589. Email: giapdx@vinhuni.edu.vn.
Các hướng nghiên cứu chính: Các định lý giới hạn trong lý thuyết xác suất, Lý
thuyết ergodic.
Giảng viên 2: Trần Anh Nghĩa
Học hàm, học vị: Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: 182 Lê Duẩn, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.
Điện thoại: 0947697678. Email: nghiata@vinhuni.edu.vn.
Các hướng nghiên cứu chính: Lý thuyết độ tin cậy, Quá trình ngẫu nhiên.
Giảng viên 3: Nguyễn Văn Quảng
Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: 182 Lê Duẩn, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.
Điện thoại: 0912435734. Email: quangnv@vinhuni.edu.vn.
Các hướng nghiên cứu chính: Các định lý giới hạn trong lý thuyết xác suất.
Giảng viên 4: Lê Văn Thành
Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: 182 Lê Duẩn, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.
Điện thoại: 0919997628. Email: thanhlv@vinhuni.edu.vn.
Các hướng nghiên cứu chính: Các định lý giới hạn trong lý thuyết xác suất.
Giảng viên 5: Nguyễn Thị Thế
Học hàm, học vị: Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: 182 Lê Duẩn, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.
Điện thoại: 0916545944. Email: thent@vinhuni.edu.vn.
Các hướng nghiên cứu chính: Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán, Phương trình vi
phân ngẫu nhiên, Phương trình vi phân đại số ngẫu nhiên.
Giảng viên 6: Nguyễn Trần Thuận
Học hàm, học vị: Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: 182 Lê Duẩn, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.
Điện thoại: ……………. Email: thuannt@vinhuni.edu.vn.
Các hướng nghiên cứu chính: Phương trình vi phân ngẫu nhiên ngược, Tính toán
Malliavin và ứng dụng.

1
Giảng viên 7: Võ Thị Hồng Vân
Học hàm, học vị: Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: 182 Lê Duẩn, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.
Điện thoại: 0916955958. Email: vanvth@vinhuni.edu.vn.
Các hướng nghiên cứu chính: Quá trình ngẫu nhiên, Các định lý giới hạn trong lý
thuyết xác suất.
1.2. Thông tin về học phần:
- Tên học phần (tiếng Việt): Xác suất và Thống kê
(tiếng Anh): Probability and Statistics
- Mã số học phần: MAT21009.
- Thuộc CTĐT ngành: (1) Công nghệ thông tin; (2) Công nghệ thông tin CLC; (3) Kỹ
thuật phần mềm; (4) Kỹ thuật điện tử-viễn thông; (5) Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử;
(6) Kỹ thuật điện tử - Tin học; (7) Công nghệ kỹ thuật điện (chuyên ngành nhiệt điện
lạnh); (8) Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá; (9) Công nghệ kỹ thuật ô tô, (10) Khoa
học dữ liệu và Thống kê.
- Thuộc khối kiến thức/kỹ năng:
 Kiến thức cơ bản Học phần chuyên về kỹ năng chung
Kiến thức cơ sở ngành Kiến thức khác
Kiến thức ngành
- Thuộc loại học phần:  Bắt buộc Tự chọn
- Số tín chỉ: 3
+ Số tiết lý thuyết: 30
+ Số tiết thảo luận/bài tập: 15
+ Số tiết thực hành: 0
+ Số tiết tự học: 90
- Điều kiện đăng ký học:
+ Học phần tiên quyết: Mã số HP:
+ Học phần học trước: Mã số HP:
- Yêu cầu của học phần: Thực hiện theo Quy chế đào tạo của Trường Đại học Vinh. Cụ
thể:
+ Thời gian tối thiểu sinh viên phải có mặt trên lớp: 80% tổng thời gian của học phần.
+ Sinh viên phải nộp đầy đủ bài tập, báo cáo qua hệ thống LMS.
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Toán.
Điện thoại: Email: faculmath@vinhuni.edu.vn.

2. Mô tả học phần
Xác suất và thống kê (MAT21009) là học phần bắt buộc cho sinh viên nhóm
ngành Kỹ thuật và Công nghệ, thuộc khối kiến thức cơ bản, được giảng dạy ở học kì 1
cho ngành Công nghệ thông tin CLC và ở học kì 3 cho các ngành còn lại của Viện Kỹ
thuật và Công nghệ.
Học phần gồm 3 chương: Biến cố và xác suất, Biến ngẫu nhiên và phân phối xác
suất, Thống kê và các suy luận thống kê. Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến

2
thức cơ bản của lý thuyết xác suất cổ điển và thống kê toán học, đồng thời giới thiệu cho
sinh viên về ứng dụng của phần mềm R trong xác suất và thống kê.
Qua học phần này, sinh viên được trải nghiệm tính toán xác suất, thống kê và sử
dụng phần mềm thống kê để giải quyết các bài toán nảy sinh trong lĩnh vực kỹ thuật và
công nghệ, cũng như trong cuộc sống.
3. Mục tiêu học phần
Sinh viên hiểu được các kiến thức cơ bản của lý thuyết xác suất và thống kê, bao
gồm: biến cố, xác suất của biến cố, biến ngẫu nhiên và phân phối xác suất, các số đặc
trưng của biến ngẫu nhiên, vectơ ngẫu nhiên, lý thuyết mẫu, ước lượng tham số, kiểm
định giả thuyết, tương quan và hồi quy.
Sinh viên có kỹ năng tính toán, phản biện, sáng tạo và giải quyết được các bài toán
cơ bản về xác suất và thống kê. Đồng thời, sinh viên có kỹ năng vận dụng được phần
mềm R vào giải quyết một số bài toán xác suất và thống kê cụ thể.
4. Chuẩn đầu ra học phần, phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá
4.1. Ánh xạ chuẩn đầu ra học phần với chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

CĐR Ánh xạ với chuẩn đầu ra chương trình đào tạo


học PLO1.1 PLO2.1
phần 1.1.1 2.1.1
CLO1.1 
CLO2.1 
4.2. Nội dung chuẩn đầu ra, phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá học phần
CĐR học TĐNL Mô tả CĐR học phần Phương pháp Phương pháp
phần CĐR dạy học đánh giá
(CLO) học phần
Hiểu được khái niệm và các tính chất
của biến cố và xác suất của biến cố.
Hiểu được khái niệm và các tính chất
của biến ngẫu nhiên, phân phối xác
suất của biến ngẫu nhiên, các số đặc Trắc nghiệm
CLO1.1 K3 trưng của biến ngẫu nhiên, vectơ ngẫu Thuyết trình, và
nhiên. Thảo luận
Tự luận
Hiểu được khái niệm và các công thức
của thống kê về: tổng thể và mẫu, các
đặc trưng mẫu, ước lượng tham số,
kiểm định giả thuyết, tương quan và
hồi quy.
Thực hiện thành thục việc giải quyết
các bài toán cơ bản của xác suất như:
tính xác suất của các biến cố; lập bảng
Thuyết trình, Trắc nghiệm
CLO2.1 S3 phân phối của biến ngẫu nhiên rời rạc
Thảo luận, và
và tìm hàm mật độ của biến ngẫu
Bài tập Tự luận
nhiên liên tục; tìm hàm phân phối,
tính kỳ vọng và phương sai của biến
ngẫu nhiên; tính toán về vectơ ngẫu
3
nhiên rời rạc 2 chiều.
Thực hiện thành thục việc giải quyết
các bài toán cơ bản của thống kê như:
tính các đặc trưng mẫu; tìm khoảng
tin cậy trung bình và tỷ lệ của tổng
thể; kiểm định giả thuyết về trung
bình và tỷ lệ của tổng thể; tính hệ số
tương quan mẫu; lập phương trình
đường hồi quy tuyến tính thực
nghiệm; và từ đó đưa ra các phân tích
thống kê.
Thực hiện thành thục phần mềm R
vào giải quyết một số bài toán cơ bản
của xác suất và thống kê.
5. Đánh giá học tập và các bộ tiêu chí đánh giá
5.1. Đánh giá học tập
Bài Hình thức đánh giá, Công cụ CĐR Tỷ Tỷ lệ
đánh minh chứng, lưu hồ sơ đánh giá học phần trọng (%)
giá CĐR
A1. Đánh giá thường xuyên 50%
Bài kiểm tra lần 1:
Hình thức: trắc nghiệm CLO1.1 60%
Nội dung: Chương 1 và Mục 2.1.
A1.1 Cách thức: TT ĐBCL tổ chức Đáp án 20%
kiểm tra, lưu hồ sơ và gửi giảng CLO2.1 40%
viên tổng hợp điểm.
Bài kiểm tra lần 2:
Hình thức: tự luận CLO1.1 30%
A1.2 Nội dung: Mục 2.2 trở về sau. Đáp án 30%
Cách thức: Giảng viên tổ chức
kiểm tra, lưu hồ sơ. CLO2.1 70%

A2. Đánh giá cuối kỳ 50%


Thi viết; TT Đảm bảo chất lượng CLO1.1 20%
A2.1 tổ chức thi và lưu hồ sơ. Đáp án 50%
CLO2.1 80%
Công thức tính điểm tổng kết:
5.2. Các bộ tiêu chí đánh giá
Bản đặc tả ma trận câu hỏi thi.
6. Tài liệu học tập
6.1. Giáo trình:
[1] Nguyễn Văn Quảng, Giáo trình xác suất, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2008.
[2] Đặng Hùng Thắng, Thống kê và ứng dụng, NXB Giáo dục, Tái bản lần thứ 3, 2015.

6.2. Tài liệu tham khảo:

4
[3] Nguyen Van Tuan, Analyze data and charts with R (in Vietnamese), https://cran.r-
project.org/doc/contrib/Intro_to_R_Vietnamese.pdf
[4] Sheldon Ross, A first course in probability, Prentice Hall, 2009.
7. Kế hoạch dạy học
Lý thuyết:
Tuần, Nội dung Hình thức tổ Yêu cầu SV CĐR Bài
số tiết chức dạy học chuẩn bị học phần đánh giá
1 Giới thiệu môn học: - Địa điểm: - Đọc tài CLO1.1 A1.1
- Mục tiêu, chuẩn đầu ra lớp học. liệu [1].
- Nội dung, học liệu
- Nhiệm vụ của sinh viên - Thuyết
- Hoạt động dạy và học trình.
- Cách đánh giá và trọng số.
Chương 1. Biến cố và xác - Hướng dẫn
suất làm bài tập.
1.1 Giới thiệu phần mềm R
1.2 Bổ túc về giải tích tổ hợp
1.2.1 Quy tắc đếm
1.2.2 Hoán vị, tổ hợp, chỉnh hợp
2 1.3 Phép thử và biến cố - Địa điểm: - Đọc tài CLO1.1 A1.1
1.3.1 Phép thử và không gian lớp học. liệu [1]. CLO2.1 A2.1
mẫu
1.3.2 Biến cố - Thuyết - Thực hiện
1.3.3 Quan hệ và phép toán giữa trình. yêu cầu đã
các biến cố giao trên
1.4 Xác suất của biến cố - Hướng dẫn LMS.
1.4.1 Các định nghĩa về xác suất làm bài tập.
1.4.2 Tính chất của xác suất
3 1.5 Xác suất có điều kiện - Địa điểm: - Đọc tài CLO1.1 A1.1
1.5.1 Định nghĩa và ví dụ lớp học. liệu [1]. CLO2.1 A2.1
1.5.2 Tính chất
1.5.3 Công thức nhân xác suất - Thuyết - Thực hiện
trình. yêu cầu đã
giao trên
- Hướng dẫn LMS.
làm bài tập.

- Hướng dẫn
thảo luận.
4 1.5.4 Sự độc lập của các biến cố - Địa điểm: - Đọc tài CLO1.1 A1.1
1.5.5 Công thức xác suất toàn lớp học. liệu [1]. CLO2.1 A2.1
phần và công thức Bayes - Thuyết
- Thực hiện
trình.
yêu cầu đã
- Hướng dẫn giao trên
làm bài tập. LMS.

5
- Hướng dẫn
thảo luận.
5 Chương 2. Biến ngẫu nhiên - Địa điểm: - Đọc tài CLO1.1 A1.1
và phân phối xác suất lớp học. liệu [1]. CLO2.1 A2.1
2.1 Biến ngẫu nhiên
2.1.1 Biến ngẫu nhiên rời rạc và - Thuyết - Thực hiện
bảng phân phối xác suất trình. yêu cầu đã
2.1.2 Hàm phân phối giao trên
2.1.3 Biến ngẫu nhiên liên tục - Hướng dẫn LMS.
và hàm mật độ xác suất làm bài tập.
6 2.2. Các số đặc trưng của biến - Địa điểm: - Đọc tài CLO1.1 A1.2
ngẫu nhiên lớp học. liệu [1]. CLO2.1 A2.1
2.2.1 Kỳ vọng
2.2.2 Phương sai và độ lệch - Thuyết - Thực hiện
chuẩn trình. yêu cầu đã
2.2.3 Phân vị và mode giao trên
- Hướng dẫn LMS.
làm bài tập.
7 2.3 Một số phân phối xác suất - Địa điểm: - Đọc tài CLO1.1 A1.2
quan trọng lớp học. liệu [1]. CLO2.1 A2.1
2.3.1 Phân phối nhị thức
2.3.2 Phân phối mũ - Thuyết - Thực hiện
trình. yêu cầu đã
giao trên
- Hướng dẫn LMS.
làm bài tập.

- Hướng dẫn
thảo luận.
8 2.3.3 Phân phối chuẩn - Địa điểm: - Đọc tài CLO1.1 A1.2
2.3.4 Phân phối Student lớp học. liệu [1]. CLO2.1 A2.1

- Thuyết - Thực hiện


trình. yêu cầu đã
giao trên
- Hướng dẫn LMS.
làm bài tập.

- Hướng dẫn
thảo luận.
9 2.4 Vectơ ngẫu nhiên - Địa điểm: - Đọc tài CLO1.1 A1.2
2.4.1 Định nghĩa và ví dụ lớp học. liệu [1]. CLO2.1 A2.1
2.4.2 Vectơ ngẫu nhiên rời rạc
hai chiều - Thuyết - Thực hiện
trình. yêu cầu đã
giao trên
- Hướng dẫn LMS.
làm bài tập.

6
10 Chương 3. Thống kê và các - Địa điểm: - Đọc tài CLO1.1 A1.2
suy luận thống kê lớp học. liệu [2]. CLO2.1 A2.1
3.1 Lý thuyết mẫu
3.1.1 Tổng thể và mẫu - Thuyết
3.1.2 Các đặc trưng mẫu trình.

- Hướng dẫn
làm bài tập.
11 3.2 Ước lượng tham số - Địa điểm: - Đọc tài CLO1.1 A1.2
3.2.1 Khái niệm lớp học. liệu [2]. CLO2.1 A2.1
3.2.2 Ước lượng điểm
- Thuyết - Thực hiện
3.2.3 Ước lượng khoảng
trình. yêu cầu đã
giao trên
- Hướng dẫn LMS.
làm bài tập.

- Hướng dẫn
thảo luận.
12 3.2.4 Khoảng tin cậy của giá trị - Địa điểm: - Đọc tài CLO1.1 A1.2
trung bình lớp học. liệu [2]. CLO2.1 A2.1
3.2.5 Khoảng tin cậy của tỉ lệ
- Thuyết - Thực hiện
trình. yêu cầu đã
giao trên
- Hướng dẫn LMS.
làm bài tập.

- Hướng dẫn
thảo luận.
13 3.3. Kiểm định giả thuyết - Địa điểm: - Đọc tài CLO1.1 A1.2
3.3.1 Khái niệm lớp học. liệu [2]. CLO2.1 A2.1
3.3.2 Kiểm định giả thuyết đối
với giá trị trung bình - Thuyết - Thực hiện
3.3.3 Kiểm định giả thuyết đối trình. yêu cầu đã
với tỉ lệ giao trên
- Hướng dẫn LMS.
làm bài tập.

- Hướng dẫn
thảo luận.
14 3.4 Tương quan và hồi quy - Địa điểm: - Đọc tài CLO1.1 A1.2
3.4.1 Hệ số tương quan mẫu lớp học. liệu [2]. CLO2.1 A2.1
3.4.2 Đường hồi quy tuyến tính
thực nghiệm - Thuyết - Thực hiện
trình. yêu cầu đã
giao trên
- Hướng dẫn LMS.
làm bài tập.

7
- Hướng dẫn
thảo luận.
15 Ôn tập - Địa điểm: - Đọc tài CLO2.1 A2.1
lớp học. liệu [1], [2].

- Hướng dẫn
làm bài tập.

8. Nhiệm vụ của người học


- Sinh viên cần thực hiện theo yêu cầu chuẩn bị bài học trước mỗi tuần/buổi học.
- Sinh viên phải có mặt học tập trực tiếp tại lớp ít nhất 80% thời lượng của cả học phần.
9. Ngày phê duyệt:
10. Cấp phê duyệt:
KT. HIỆU TRƯỞNG Hiệu trưởng Trường Sư phạm Trưởng khoa
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Hồng Loan

You might also like