Bai Ging SN Xut SCH HN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 77

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI GIẢNG

SẢN XUẤT SẠCH HƠN

(Lưu hành nội bộ)

ThS. Nguyễn Minh Kỳ

Tp. HCM, 6/2017


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Mục lục
Mở đầu .............................................................................................................................................................. iii
Mục tiêu ............................................................................................................................................................ iv
Thuật ngữ viết tắt ................................................................................................................................................v
Danh mục các hình, biểu bảng .......................................................................................................................... vi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN ...........................................................................1
1.1. Hoạt động BVMT ở Việt Nam và thế giới...................................................................................................1
1.2. Khái niệm SXSH..........................................................................................................................................1
1.3. Mục tiêu và ý nghĩa của SXSH ....................................................................................................................5
1.4. Nguyên tắc thực hiện SXSH ........................................................................................................................5
1.5. Chu trình/tổ hợp SXSH (Cleaner Production Circle: CPC) .........................................................................7
1.6. Thực trạng áp dụng SXSH ...........................................................................................................................8
1.7. Kế hoạch hành động Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015 .........9
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN SXSH .....................................................12
2.1. Khái quát ....................................................................................................................................................12
2.2. Phương pháp luận thực hiện SXSH ...........................................................................................................12
2.3. Quy trình thực hiện sản xuất sạch hơn .......................................................................................................14
2.3.1. Tổng quan ...........................................................................................................................................14
2.3.2. Nội dung chi tiết 18 nhiệm vụ .............................................................................................................15
2.4. Kỹ thuật/giải pháp thực hiện SXSH...........................................................................................................30
2.4.1. Giải pháp giảm thải tại nguồn .............................................................................................................30
2.4.2. Giải pháp tuần hoàn – tái sử dụng.......................................................................................................32
2.4.3. Giải pháp cải tiến/đổi mới sản phẩm...................................................................................................32
CHƯƠNG 3. SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG TRONG SXSH ...................................................34
3.1. Mục đích, ý nghĩa ......................................................................................................................................34
3.2. Khái niệm kiểm toán năng lượng ...............................................................................................................35
3.3. Các dạng kiểm toán năng lượng.................................................................................................................36
3.4. Phương pháp luận ......................................................................................................................................38
3.5. Chi phí và lợi ích........................................................................................................................................39
3.6. Giới thiệu Dự án sử dụng năng lượng hiệu quả và SXSH phổ biến ..........................................................40
3.7. Tuyên ngôn Davos về Thúc đẩy Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn (RECP) tại các nước đang
phát triển ...........................................................................................................................................................40
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM LCA .........................................................................44
4.1. Thuật ngữ và định nghĩa ............................................................................................................................44

ThS. Nguyễn Minh Kỳ i


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

4.2. Khái quát ....................................................................................................................................................44


4.3. Phương pháp luận đánh giá vòng đời sản phẩm ........................................................................................46
4.4. Ưu nhược điểm của LCA ...........................................................................................................................50
4.5. Mối liên hệ giữa LCA và sản xuất sạch hơn ..............................................................................................50
4.6. Gợi ý hướng dẫn thực hiện LCA đơn giản.................................................................................................51
CHƯƠNG 5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG SXSH ......................................54
5.1. Các điển hình áp dụng SXSH ....................................................................................................................54
5.2. Một số lưu ý thực hiện SXSH ....................................................................................................................54
5.3. Cấu trúc báo cáo đánh giá SXSH ...............................................................................................................55
5.4. Các vấn đề trọng tâm cần lưu ý..................................................................................................................55
PHỤ LỤC.........................................................................................................................................................61

ThS. Nguyễn Minh Kỳ ii


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Mở đầu
Trong bối cảnh khan hiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và chịu sự tác động tiêu
cực của biến đổi khí hậu đòi hỏi sự chung tay của toàn thể cộng đồng
từ nhà sản xuất- kinh doanh, cơ quan quản lý, giới khoa học cho tới
ý thức của người dân. Nhu cầu phát triển kinh tế gắn liền bảo vệ môi
trường là xu thế của thời đại và là động thực thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Trong khi, các hoạt động sản xuất thường xuyên không tận dụng tối
đa nguồn lực và sự lãng phí nguyên vật liệu trong suốt qúa trình hoạt
động. Do đó, hơn bao giờ hết việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp
có tính hệ thống, tiếp cận phòng ngừa như công nghệ sản xuất sạch
hơn là rất cần thiết. Sản xuất sạch hơn là một quá trình liên tục có
tính chiến lược phòng ngừa nhằm thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường thông qua thực
hiện tổng hợp các biện pháp can thiệp và tác động vào hoạt động sản xuất – kinh doanh với
mục đích làm giảm tác động xấu đến môi trường và sức khỏe.
Tập tài liệu nhỏ này ra đời với mong muốn cung cấp cho sinh viên ngành Quản lý Tài
nguyên và Môi trường một góc nhìn mới về các giải pháp cắt giảm sử dụng tài nguyên, tiết
kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả trong các hoạt động sản xuất
nhằm bảo vệ môi trường.
Cuốn tài liệu này được ra đời trên cơ sở tham khảo, sử dụng các tài liệu của quý đồng
nghiệp trong và ngoài trường. Do lần đầu ra mắt nên không thể tránh khỏi sai sót, rất mong
nhận được sự quan tâm góp ý để tập tài liệu được hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Tác giả

ThS. Nguyễn Minh Kỳ iii


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
• Thực hiện giảm chất thải tại nguồn và sử dụng năng lượng hiệu quả trong:
• Sản xuất
• Dịch vụ
• Sản phẩm
Mục tiêu cụ thể
• Phương pháp và cách tiếp cận mới có tính phòng ngừa ô nhiễm môi trường và tăng
hiệu quả kinh tế trong hoạt động phát triển kinh tế
• Khả năng tổ chức thực hiện SXSH trong các đơn vị sản xuất và dịch vụ
• Tiếp cận doanh nghiệp và thực hiện sản xuất sạch hơn

ThS. Nguyễn Minh Kỳ iv


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Thuật ngữ viết tắt


BAT: Best Available Technology
BCN: Bộ Công thương
BVMT: Bảo vệ môi trường
CEO: Tổng giám đốc
CECP: Centre of Excellence in Cleaner Production
CGKTNL: Chuyên gia kiểm toán năng lượng
CP: Cleaner production
CPC: Cleaner Production Circle
DESIRE: Demonstrations In Small Industries for Reducing waste
DPP: Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu (Discounted Payback Period)
EMS: Hệ thống quản lý môi trường
EPA: Cục Bảo vệ môi trường Mỹ
IRR: Tiêu chuẩn tỷ suất thu nhập nội bộ (Interal Rate of Return)
KTNLSB: Kiểm toán năng lượng sơ bộ
LCA: Đánh giá vòng đời của sản phẩm (life cycle assessment)
LCI: Phân tích kiểm kê vòng đời của sản phẩm (life cycle inventory analysis)
LCIA: Đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm (life cycle impacts assessment)
NPV: Tiêu chuẩn hiện giá thuần (Net Present Value)
O&M: Duy trì và vận hành
PI: Tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi (Profitable Index)
PBP: Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn (Payback Period)
PDCD: Plan – Do – Check – Act
QLNV: Quản lý nội vi
QLMT : Quản lý môi trường
SDNLHQ: Sử dụng năng lượng hiệu quả
SXSH: Sản xuất sạch hơn
TW: Trung ương
UNIDO: Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc
UNEP: Tổ chức môi trường thế giới

ThS. Nguyễn Minh Kỳ v


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Danh mục các hình, biểu bảng


Hình 1.1. Tiến trình nhận thức bảo vệ môi trường
Hình 1.2. Cleaner Production vs. End-of-Pipe
Hình 2.1. Overview of the Cleaner Production assessment methodology
Hình 2.2. Quy trình kiểm toán giảm thiểu chất thải DESIRE
Hình 2.3. Material and energy balances
Hình 2.4. Phân tích hệ thống sản xuất
Hình 2.5. Trường hợp điển hình cân bằng vật chất (nhà máy thuộc da)
Hình 3.1. Inputs and Outputs of Energy audit
Hình 4.1. Ví dụ mô tác đánh giá vòng đời sản phẩm
Hình 4.1a. Phases of an LCA
Hình 4.1b. Ví dụ xác định phạm vi đánh giá LCA – hoạt động xây dựng
Hình 4.1c. Inventory analysis (ISO 14041)
Hình 5.1. Sơ đồ cân bằng vật chất
Hình 5.2. Ví dụ tổn thất nhiệt tại lò hơi
Hình 5.3. Chi phí dòng thải
Hình 5.4. Ví dụ cách thức xác định nguyên nhân dòng thải
Hình 5.5. Các giải pháp thực hiện SXSH
Bảng 2.1. Methodologies for undertaking a Cleaner Production assessment
Bảng 2.2. Hướng dẫn đánh giá khả thi về mặt kỹ thuật các giải pháp
Bảng 2.3. Hướng dẫn đánh giá khả thi bằng ma trận
Bảng 2.4. Ví dụ đánh giá khả thi giải pháp sản xuất sạch hơn
Bảng 4.1. Environmental Impacts - Wood Products
Bảng 4.2. The MECO matrix used for the Life Cycle Check
Bảng 5.1. Phân tích nguyên nhân và giải pháp

ThS. Nguyễn Minh Kỳ vi


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN

1.1. Hoạt động BVMT ở Việt Nam và thế giới


 Thụ động
o Pha loãng
 Dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi thải bỏ
o Phát tán
 Nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải
 Đối phó – Tuân thủ
o Tiếp cận cuối đường ống
o Tái chế tại chỗ (một phần)

Hình 1.1. Tiến trình nhận thức bảo vệ môi trường
 Chủ động
o Cleaner Production
1.2. Khái niệm SXSH
• Tiếp cận
– Xử lý cuối đường ống

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 1


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

– Sản xuất sạch hơn


• Chiến lược phòng ngừa
• Biện pháp
– Tuần hoàn/Tái sử dụng
– Giảm thiểu
– Ngăn ngừa ô nhiễm
– Sinh thái công nghiệp
• Cleaner Production is the continuous application of an
integrated, preventive environmental strategy towards
processes, products and services in order to increase overall
efficiency and reduce damage and risks for humans and the
environment.
• Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng
ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các
sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi trường
(UNEP, 1994).

• Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước và
năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của các
chất thải vào nước và khí quyển.
• Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhắm vào mục đích làm giảm tất cả các tác
động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên
liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
• Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào trong
việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
• In other words, CP is a tool to answer 3 questions:
– CP is a method and tool to identify where and why a company are losing
resources in the form of waste and pollution, and how these losses can be
minimized.
• CP assessment  CP options
• CP options  Less waste
• Less waste  Improved productivity

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 2


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

• Giải pháp xử lý cuối đường ống cũng đồng thời là giải pháp SXSH chỉ đúng trong
trường hợp giải pháp đó giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng, ví
dụ như:
– Xử lý nước thải sản xuất giấy bằng phương pháp tuyển nổi để thu hồi bột giấy
trong nước thải và sử dụng lại cho quá trình sản xuất
– Hệ thống lọc bụi trong nhà máy sản xuất xi măng kết hợp thu hồi bột xi măng
• Các giải pháp quản lý cũng sẽ mang tính chất “sản xuất sạch hơn” nếu góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng tài nguyên/năng lượng và giảm tác động tiêu cực tới môi trường.

Hình 1.2. Cleaner Production vs. End-of-Pipe

Một số thuật ngữ liên quan cần chú ý


• Công nghệ sạch (Clean technology)
Clean technology (clean tech) is a general term used to describe products, processes or
services that reduce waste and require as few non-renewable resources as possible.
Công nghệ sạch được hiểu là bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào được áp dụng để giảm thiểu
hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô nhiễm tại nguồn và tiết kiệm nguyên liệu
và năng lượng.
• Công nghệ tốt nhất hiện có (Best Available Technology - BAT)
The best available technology (BAT) is the technology approved for limiting pollutant
discharges with regard to an abatement strategy.
Công nghệ tốt nhất hiện có là công nghệ hiệu quả nhất hiện tại đang được áp dụng
trong việc bảo vệ môi trường.
• Kiểm soát ô nhiễm (Pollution control)

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 3


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Pollution control is the process of reducing or eliminating the release of pollutants


(contaminants, usually human-made) into the environment.
Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm.
• Năng suất xanh (Green productivity)
Green Productivity (GP) is a strategy for enhancing productivity and environmental
performance for overall socio-economic development.
Năng suất xanh là một chiến lược nhằm nâng cao năng suất và chất lượng môi trường
cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tổng thể.
• Sinh thái công nghiệp (Industrial ecology)
Industrial Ecology – a multidisciplinary systems approach to the flow of materials and
energy between industrial processes and the environment.
Sinh thái công nghiệp là hệ thống sản xuất công nghiệp có tính tuần hoàn và dựa trên
cơ sở đầu ra của quá trình này trở thành đầu vào của quá trình khác để qua đó giảm
thiểu lượng chất thải phát sinh.
International Declaration On Cleaner Production (Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch
hơn)
We recognize that achieving sustainable development is a collective responsibility.
Action to protect the global environment must include the adoption of improved sustainable
production and consumption practices.
We believe that Cleaner Production and other preventive strategies such as Eco-
efficiency, Green Productivity and Pollution Prevention are preferred options. They require
the development, support and implementation of appropriate measures.
We understand Cleaner Production to be the continuous application of an integrated,
preventive strategy applied to processes, products and services in pursuit of economic, social,
health, safety and environmental benefits.
To this end we are committed to:
LEADERSHIP: using our influence
- to encourage the adoption of sustainable production and consumption practices
through our relationships with stakeholders.
AWARENESS, EDUCATION AND TRAINING: building capacity
- by developing and conducting awareness, education and training programmes within
our organization;
- by encouraging the inclusion of the concepts and principles into educational curricula
at all levels.

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 4


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

INTEGRATION: encouraging the integration of preventive strategies


- into all levels of our organization;
- within environmental management systems;
- by using tools such as environmental performance evaluation, environmental
accounting, and environmental impact, life cycle, and cleaner production assessments.
RESEARCH AND DEVELOPMENT: creating innovative solutions
- by promoting a shift of priority from end-of-pipe to preventive strategies in our
research and development policies and activities;
- by supporting the development of products and services which are environmentally
efficient and meet consumer needs.
COMMUNICATION: sharing our experience
- by fostering dialogue on the implementation of preventive strategies and informing
external stakeholders about their benefits.
IMPLEMENTATION: taking action to adopt Cleaner Production
- by setting challenging goals and regularly reporting progress through established
management systems;
- by encouraging new and additional finance and investment in preventive technology
options, and promoting environmentally-sound technology cooperation and transfer between
countries;
- through cooperation with UNEP and other partners and stakeholders in supporting
this declaration and reviewing the success of its implementation.
1.3. Mục tiêu và ý nghĩa của SXSH
• Mục tiêu hướng tới của SXSH là nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên/năng lượng và
giảm các tác động tiêu cực tới môi trường.
• Cleaner production should be the No.1. option in solving pollution related problems!
Các đặc trưng cơ bản của SXSH
- Tính phòng ngừa
- Tính hệ thống và liên tục
- Tính đổi mới/cải tiến
- Tính phổ biến (có thể áp dụng với mọi quy mô, lĩnh vực)
1.4. Nguyên tắc thực hiện SXSH
(1) Tiếp cận hệ thống
(2) Tập trung vào các biện pháp phòng ngừa

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 5


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

(3) Thực hiện thường xuyên và cải tiến liên tục
(4) Huy động sự tham gia của mọi người
(1) Tiếp cận hệ thống
• Nguyên tắc định hướng
• Nhằm mục đích  trả lời các câu hỏi:
– Chất thải sinh ra ở giai đoạn/công đoạn nào?
– Lượng chất thải như thế nào, bao nhiêu?
– Nguyên nhân/tại sao lại phát sinh chất thải?
• Thực hiện SXSH với chu trình PDCD (Plan – Do – Check – Act): Lập kế hoạch – Thực
hiện – Kiểm tra/đánh giá – Cải tiến
(2) Tập trung vào các biện pháp phòng ngừa
• Đảm bảo các giải pháp cải tiến luôn theo đúng tiếp cận SXSH
• Hiệu quả kinh tế - môi trường cho doanh nghiệp
(3) Thực hiện thường xuyên và cải tiến liên tục
• Đảm bảo sự bền vững trong việc áp dụng SXSH
• Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất
(4) Huy động sự tham gia của mọi người
• Đưa ra điều kiện cho việc thực hiện thành công SXSH
• Sự tham gia của mọi người, mọi cấp được phản ánh thông qua:
– Cam kết của lãnh đạo cao nhất
– Nhận thức và hành động của người lao động
Lợi ích áp dụng CP
- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng
- Các quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ
- Tăng năng suất
- Ổn định chất lượng sản phẩm
- Tăng cường năng lực quản lý
- Từng bước cải tiến thiết bị, công nghệ
- Cải thiện môi trường làm việc
- Giảm chi phí xử lý môi trường và tăng cường khả năng tuân thủ các yêu cầu pháp lý
về môi trường
- Nâng cao hình ảnh/giá trị doanh nghiệp

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 6


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Rào cản thực hiện CP


Bên trong
> Traditional philosophy of CEOs (low awareness)
> Internal organisation and communication (initial constraints)
> Limited information, data and expertise on waste and emissions
> Focus on end of pipe solutions and short term profits
> Inadequate cost/profit calculations CP options
> Missing, outdated or unreliable process instrumentation
> No or limited support of middle management
> No EMS to achieve continual improvement
Bên ngoài
> Availability of investment capital
> Availability of CP technologies
SXSH và các quy định pháp lý liên quan
• Các quy định pháp lý về tài nguyên & năng lượng: các luật và văn bản hướng dẫn thi
hành luật liên quan đến hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên, năng lượng
• Các quy định pháp lý liên quan đến môi trường lao động
• Các quy định pháp lý và tiêu chuẩn phát thải khí, nước thải và chất thải rắn
• Các quy định liên quan đến sản phẩm (ví dụ: Thông tư số 08/2006/TT-BCN ngày
16/11/2006 hướng dẫn trình tự, thủ tục dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với các sản
phẩm sử dụng năng lượng..)
Sản xuất sạch hơn và quản lý môi trường
SXSH cũng được xây dựng trên nền tảng chu trình PDCA với 4 nguyên tắc quản lý môi
trường:
 Quản lý hệ thống
 Tiếp cận theo quá trình
 Chiến lược phòng ngừa
 Cải tiến liên tục
1.5. Chu trình/tổ hợp SXSH (Cleaner Production Circle: CPC)
• Là sự phối hợp triển khai đồng thời các chương trình SXSH tại một nhóm gồm các
doanh nghiệp sản xuất có địa bàn tương đối gần nhau, có quy mô gần giống nhau, có
quy trình sản xuất và tạo ra những sản phẩm và các chất thải gần tương tự như nhau

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 7


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

• Xét về mặt tổng thể, bằng cách phối hợp như vậy thì hiệu quả của SXSH sẽ tăng cao
hơn nhiều
Phương pháp luận thực hiện CPC
• Nhận diện nhóm công nghiệp
• Thiết lập CPC
• Vận hành CPC
Nhận diện nhóm công nghiệp
• Nhóm công nghiệp được lựa chọn phải có những đặc điểm
– Các doanh nghiệp này nên có quy mô gần giống nhau
– Sản phẩm, quá trình sản xuất của các doanh nghiệp phải tương tự nhau
Thiết lập CPC
• Mở rộng tư tưởng và tiếp thu để đảm bảo
– Công bằng
– Tự do
– Hiệu quả
Vận Hành CPC
• Chấp nhận thực hiện chương trình CP giữa các thành viên trong nhóm CPC
• Bao gồm các hoạt động:
- Thông tin về từng nhóm CP
- Tiến hành cuộc gặp gỡ giữa các thành viên trong nhóm
- Nhận diện và đưa ra những giải pháp CP khả thi
- Thực hiện các giải pháp CP
- Hỗ trợ nhau về kỹ thuật giữa các thành viên trong nhóm
1.6. Thực trạng áp dụng SXSH
• Khá hạn chế
Việt Nam
• TW
– CP phê duyệt Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020
• Các tỉnh:
– Chương trình hành động áp dụng sản xuất sạch hơn
– Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 8


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

• Liên hệ ở Gia Lai


– Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia
Lai đến năm 2015
1.7. Kế hoạch hành động Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
đến năm 2015 (Phần đọc thêm)
a. Cơ sở pháp lý xây dựng kế hoạch hành động SXSH trong công nghiệp
- Căn cứ Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt “Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”.
- Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-BCN ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công Nghiệp (nay
là Bộ Công Thương) về việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BCT-BTNMT ngày 04 tháng 11 năm
2009 về việc hướng dẫn phối hợp giữa Sở Công Thương với Sở Tài nguyên và Môi trường
thực hiện nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công thương.
b. Mục tiêu
* Mục tiêu tổng quát
- Áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải, bảo vệ và cải thiện môi
trường, đảm bảo sức khỏe con người.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong công nghiệp
trên địa bàn, đẩy mạnh công nghiệp hoá theo hướng bền vững.
- Lồng ghép việc thực hiện áp dụng sản xuất sạch hơn vào chương trình phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh và lồng ghép trong các cơ sở sản xuất công nghiệp với áp dụng xây dựng
hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất,
đồng thời góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ, công nhân tại các
cở sở, doanh nghiệp về nội dung sản xuất sạch hơn và từng bước thực hiện việc áp dụng sản
xuất sạch hơn vào trong các hoạt động sản xuất và cải tiến công nghệ thiết bị của đơn vị.
* Mục tiêu cụ thể
- 80% các cấp quản lý trên địa bàn tỉnh được phổ biến và nhận thức được lợi ích về
SXSH trong công nghiệp, 90% cơ sở sản xuất công nghiệp trong Khu công nghiệp, cụm công
nghiệp; 50% cơ sở sản xuất nằm ngoài khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được phổ biến
và nhận thức được lợi ích của áp dụng SXSH trong công nghiệp; Có 30% doanh nghiệp có
cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm về SXSH.

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 9


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

- 25% cơ sở sản xuất công nghiệp trong Khu công nghiệp, cụm công nghiệp; có 10%
cơ sở sản xuất nằm ngoài khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng sản xuất sạch hơn.
Các cơ sở công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm được từ 5% – 8% tiêu thụ năng
lượng, nguyên liệu trên một đơn vị sản phẩm.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, bổ sung nhiệm vụ tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền,
chuyển giao công nghệ cho Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại - Sở Công
Thương; Bổ sung nhiệm vụ kiểm soát cho thanh tra Sở Công Thương; Xây dựng đầu mối hỗ
trợ, thực hiện và giám sát áp dụng SXSH tại cấp huyện.
c. Nhiệm vụ của kế hoạch hành động SXSH trong công nghiệp
* Nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trên các phương tiện thông tin
đại chúng: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai.
- In các tài liệu tuyên truyền về sản xuất sạch hơn: Tờ rơi, tranh cổ động...
- Thực hiện chương trình hội thảo truyền thông về sản xuất sạch hơn:
+ Xây dựng chương trình hội thảo truyền thông về giới thiệu, phổ biến về sản xuất sạch
hơn, giới thiệu các mô hình trình diễn theo các ngành công nghiệp của tỉnh (hỏi đáp trên truyền
hình, báo...).
+ Thực hiện các chương trình hội thảo truyền thông về giới thiệu, phổ biến về sản xuất
sạch hơn, giới thiệu các mô hình trình diễn theo các ngành công nghiệp của tỉnh (hỏi đáp trên
truyền hình, báo...).
- Xây dựng giáo trình, tài liệu tập huấn về sản xuất sạch hơn: giáo trình cho đối tượng
có vai trò hỗ trợ, phổ biến, hướng dẫn tư vấn thực hiện sản xuất sạch hơn.
- Tổ chức tập huấn về sản xuất sạch hơn: Nâng cao năng lực cho các đối tượng có vai
trò hỗ trợ, phổ biến, hướng dẫn tư vấn thực hiện sản xuất sạch hơn.
* Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp
- Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn: đánh giá sản xuất sạch
hơn; hỗ trợ các cơ sở điển hình xây dựng mô hình thí điểm sản xuất sạch hơn; hỗ trợ về nghiên
cứu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật về SXSH; hỗ trợ thuê chuyên gia SXSH.
- Hỗ trợ nhân rộng mô hình về áp dụng SXSH: xây dựng và phổ biến hướng dẫn kỹ
thuật về SXSH; tham quan, học tập các mô hình thí điểm về áp dụng SXSH.
* Hoàn thiện mạng lưới tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
- Bổ sung nhiệm vụ tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền, chuyển giao công nghệ cho
Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại - Sở Công Thương; Bổ sung nhiệm vụ kiểm
soát cho thanh tra Sở Công Thương; Triển khai các hoạt động.

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 10


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

* Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về SXSH trong công
nghiệp.
- Xây dựng trang thông tin sản xuất sạch hơn trong trang thông tin của Sở.
- Vận hành trang thông tin.
* Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
- Xây dựng các văn bản pháp luật về sản xuất sạch hơn: xây dựng các cơ chế, chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng SXSH.
Hướng dẫn ôn tập
1. Tiến trình nhận thức hoạt động bảo vệ môi trường?
2. Phân tích khái niệm sản suất sạch hơn? Ví dụ minh họa?
3. Phân biệt sản xuất sạch hơn và xử lý cuối đường ống?
4. Các đặc trưng cơ bản của sản xuất sạch hơn?
5. Nguyên tắc thực hiện sản xuất sạch hơn?
6. Phân tích những lợi ích và rào cản thực hiện sản xuất sạch hơn? Ví dụ?
7. Tổ hợp sản xuất sạch hơn là gì? Ví dụ minh họa?
-Hết-

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 11


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN SXSH
2.1. Khái quát
• Hiểu về quá trình sản xuất
• Khía cạnh môi trường
• Giải pháp kiểm soát và bảo vệ môi trường
2.2. Phương pháp luận thực hiện SXSH
• 1989: UNEP khởi xướng “Chương trình sản xuất sạch hơn”
– SXSH trong công nghiệp
• 1998: UNEP "Tuyên ngôn Quốc tế về sản xuất sạch hơn“
– Thuật ngữ SXSH được chính thức sử dụng
Bảng 2.1. Methodologies for undertaking a Cleaner Production assessment
(Source: CECP, 2001)

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 12


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Hình 2.1. Overview of the Cleaner Production assessment methodology (UNEP, 1996)

Lược sử phương pháp luận đánh giá SXSH


• EPA, 1988: Đánh giá cơ hội giảm thiểu chất thải
• Bộ Kinh tế Hà Lan, 1991: Cẩm nang PREPARE cho phòng ngừa chất thải và phát thải
• UNEP/UNIDO, 1991: Cẩm nang kiểm toán và giảm thiểu các chất thải và phát thải
công nghiệp
• EPA, 1992: Hướng dẫn phòng ngừa ô nhiễm
• UB Năng suất quốc gia Ấn Độ, 1994: Quy trình kiểm toán chất thải DESIRE
• Bộ Kinh tế Đức, 1996: Sổ tay chuẩn bị phòng ngừa chất thải và dòng thải
• UNEP, 1996: Sổ tay thẩm định làm giảm dòng thải và chất thải công nghiệp
• UNEP, 1996: Các tài liệu hướng dẫn cho các Trung tâm SXSH

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 13


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Hình 2.2. Quy trình kiểm toán giảm thiểu chất thải DESIRE
2.3. Quy trình thực hiện sản xuất sạch hơn
2.3.1. Tổng quan
 6 bước - 18 nhiệm vụ
Giai đoạn 1. Khởi động
- Nhiệm vụ 1: Thành lập đội sản xuất sạch hơn
- Nhiệm vụ 2: Xác định trọng tâm đánh giá

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 14


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

- Nhiệm vụ 3: Lập sơ đồ quá trình sản xuất


Giai đoạn 2. Phân tích các công đoạn
- Nhiệm vụ 4: Lập cân bằng vật chất và năng lượng
- Nhiệm vụ 5: Xác định các tính chất dòng thải
- Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí dòng thải và tổn thất
- Nhiệm vụ 7: Xác định nguyên nhân dòng thải và tổn thất
Giai đoạn 3. Đề xuất các cơ hội SXSH
- Nhiệm vụ 8: Hình thành/Đề xuất các cơ hội SXSH
- Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các cơ hội SXSH
Giai đoạn 4. Lựa chọn các giải pháp SXSH
- Nhiệm vụ 10: Đánh giá khả thi về kỹ thuật
- Nhiệm vụ 11: Đánh giá khả thi về kinh tế
- Nhiệm vụ 12: Đánh giá các khía cạnh về môi trường
- Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các giải pháp để thực hiện
Giai đoạn 5. Thực thi giải pháp SXSH
- Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
- Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải pháp SXSH
- Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả
Giai đoạn 6. Duy trì giải pháp SXSH
- Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH
- Nhiệm vụ 18: Xác định các dòng thải và tổn thất mới
2.3.2. Nội dung chi tiết 18 nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Thành lập đội sản xuất sạch hơn
Thành phần điển hình của nhóm SXSH:
• Cấp lãnh đạo doanh nghiệp (Ban Giám đốc)
• Phụ trách các bộ phận sản xuất (xí nghiệp, phân xưởng)
• Đại diện các bộ phận liên quan (tài chính, vật tư, kỹ thuật,…)
• Các chuyên gia SXSH
Các công việc của nhóm SXSH:
• Xây dựng kế hoạch đánh giá SXSH với các mục tiêu, lộ trình rõ ràng
• Công bố chính sách và phổ biến kế hoạch đến toàn thể doanh nghiệp

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 15


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

• Thu thập các thông tin sản xuất cơ bản như: sản phẩm chính, công suất thiết kế,..
• Lượng hiện tại, lượng tiêu thụ nguyên liệu chính và nước, năng lượng mỗi năm,…
Nhiệm vụ 2: Xác định trọng tâm đánh giá
• Đánh giá diện rộng để nhận diện các công đoạn, các khâu có phát sinh chất thải, lãng
phí và tổn thất nguyên liệu và năng lượng điển hình, từ đó đặt trọng tâm đánh giá vào
một hay một số công đoạn sản xuất
• Công việc thực hiện:
– Liệt kê các công đoạn sản xuất (chú ý đặc biệt đến các hoạt động theo chu kỳ)
– Thu thập số liệu để xác định các định mức và tổn thất, lãng phí (công suất sản
phầm, lượng tiêu thụ nguyên liệu, nước, năng lượng,...); cần thiết phải đi khảo
sát thực tế để bổ sung, kiểm tra số liệu và phát hiện tổn thất
– Tính toán các định mức (benchmark) cho mỗi công đoạn hay cả quy trình sản
xuất, ví dụ: mức tiêu thụ nguyên vật liệu/đơn vị sản phẩm
– So sánh các định mức tính được với định mức của BAT (Best Available
Technology) hoặc của các doanh nghiệp khác để ước tính tiềm năng SXSH.
• Các tiêu chí xác định trọng tâm đánh giá:
– Có các định mức phát thải cao
– Có các định mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng cao
– Có tổn thất nguyên liệu, năng lượng đáng kể
– Có sử dụng các hóa chất độc hại
– Được lựa chọn bởi đa số các thành viên trong nhóm SXSH
Nhiệm vụ 3: Lập sơ đồ quá trình sản xuất
• Bước quan trọng trong phân tích đánh giá SXSH
• Sơ đồ bao gồm các khối hình hộp là các công đoạn hay bước sản xuất được nối với
nhau theo trình tự sản xuất, ở mỗi khối có các dòng vào (in put) - dòng ra (out put)
Nhiệm vụ 4: Cân bằng vật chất và năng lượng
• Mục đích
– Định lượng sơ đồ dòng và nhận ra các tổn thất cũng như chất thải trong quá
trình sản xuất
– Giám sát việc thực hiện các giải pháp SXSH sau này
• Nội dung phương pháp
– Cân bằng cho toàn bộ hệ thống hay cân bằng cho từng công đoạn, từng thiết bị

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 16


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

– Cân bằng cho tất cả nguyên liệu hay cân bằng cho từng thành phần nguyên liệu
• Lưu ý: Thực hiện cân bằng cho từng công đoạn, từng khu vực trước sau đó cho toàn
bộ quá trình sản xuất

Hình 2.3. Material and energy balances


Nguyên tắc cân bằng ở mỗi công đoạn, thiết bị hay cả quá trình:
• Vật chất:
Nguyên vật liệu đầu vào = Đầu ra (sản phẩm, chất thải) + Rò rỉ
• Năng lượng:
Cung cấp = Tiêu thụ hữu ích (nhiệt hơi, nhiệt lạnh) + Tổn thất

Hình 2.4. Phân tích hệ thống sản xuất


Case Study: Material Balance for Tanning in Leather Treatment

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 17


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Hình 2.5. Trường hợp điển hình cân bằng vật chất (nhà máy thuộc da)
Nguồn thông tin quan trọng lập cân bằng vật chất
• Số liệu phân tích, đo đạc lưu lượng các dòng vào, sản phẩm và các dòng thải
• Số liệu ghi chép mua nguyên liệu

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 18


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

• Kiểm kê nguyên liệu


• Kiểm kê nguồn thải
• Làm sạch thiết bị
• Các đặc tính của sản phẩm
• Bảng cân bằng vật chất khi thiết kế
• Các số liệu ghi chép về sản xuất
• Nhật ký vận hành
• Quy trình vận hành chuẩn và các tài liệu hướng dẫn vận hành
Nhiệm vụ 5: Xác định các tính chất dòng thải
• Đánh giá được tải lượng ô nhiễm đi vào môi trường và hệ số phát thải, từ đó giúp xác
định được chi phí dòng thải (xử lý và thải bỏ).
• Yêu cầu: Tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích các thông số đặc trưng
Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí dòng thải và tổn thất
• Chi phí dòng thải bao gồm chi phí chi cho việc xử lý hay thải bỏ chất thải (chi phí hữu
hình) và các chi phí cho nguyên liệu, năng lượng, nhân công,… nằm trong phần sản
phẩm mất theo dòng thải (chi phí ẩn)
Nhiệm vụ 7: Xác định nguyên nhân dòng thải và tổn thất
• Tìm ra các nguyên nhân trực tiếp hay sâu xa gây ra các dòng thải hay tổn thất, từ đó
có thể đề xuất các cơ hội SXSH phù hợp
• Mỗi dòng thải hay tổn thất có thể có nhiều hơn 1 nguyên nhân
• Gợi ý hướng dẫn
– Tại sao tồn tại dòng chất thải này?
– Tại sao tiêu thụ nguyên liệu, hóa chất và năng lượng cao như vậy?
– Tại sao tổn thất nhiệt cao như vậy? ....
Nhiệm vụ 8: Đề xuất các cơ hội SXSH
• Các cơ hội SXSH là tất cả các giải pháp có thể có để khắc phục nguyên nhân dòng thải
hay tổn thất.
• Mỗi nguyên nhân có thể có một hay vài cơ hội SXSH.
Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các cơ hội SXSH
• Loại bỏ trường hợp không thực tế (không có tính khả thi)
• Sàng lọc  lựa chọn giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 19


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

• Đánh giá tác động của cơ hội SXSH dự kiến đến quá trình sản xuất, sản phẩm, tốc độ
sản xuất, độ an toàn
• Danh mục các yếu tố kỹ thuật để đánh giá:
§ Mức tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng
§ Năng suất và chất lượng sản phẩm
§ Yêu cầu về diện tích
§ Thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt
§ Tính tương thích với các thiết bị đang dùng
§ Các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng
§ Nhu cầu huấn luyện kỹ thuật
§ Khía cạnh an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Ví dụ:
Bảng 2.2. Hướng dẫn đánh giá khả thi về mặt kỹ thuật các giải pháp

Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế


• Dòng tiền (cash flow)
• Chiết khấu

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 20


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

• Thời gian hoàn vốn (Payback Period)


• …
Dòng tiền (cash flow)
• Dòng tiền (Lưu chuyển tiền tệ): Là sự chuyển động của tiền vào hoặc ra khỏi một doanh
nghiệp, dự án, hoặc sản phẩm tài chính.
• Nó thường được đo trong một khoảng thời gian quy định hữu hạn, thời gian.
• Dòng tiền của dự án là các khoản chi và thu kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian
khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án.
Dòng tiền ròng = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra
• Dòng tiền vào  Khoản thu (lợi nhuận ròng, khấu hao, thanh lý…)
• Dòng tiền ra  Khoản chi (vốn đầu tư, vốn huy động bổ sung, chi phí sửa chữa…)
Chiết khấu
• Chiết khấu là quy trình xác định giá trị hiện tại của một lượng tiền tệ tại một thời điểm
trong tương lai và việc thanh toán tiền dựa trên cơ sở các tính toán giá trị thời gian của
tiền tệ.
• Tỷ lệ chiết khấu hay còn gọi là chiết suất, sử dụng trong các tính toán tài chính thông
thường được chọn tương đương với chi phí vốn.
Tiêu chuẩn thẩm định dự án đầu tư
• Tiêu chuẩn hiện giá thuần – Net Present Value (NPV)
• Tiêu chuẩn tỷ suất thu nhập nội bộ – Interal Rate of Return (IRR)
• Tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi – Profitable Index (PI)
• Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn – Payback Period (PBP)
• Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu – (Discounted Payback Period (DPP)
Tiêu chuẩn NPV
• Hiện giá thuần hay giá trị hiện tại ròng (NPV) của một dự án là giá trị của dòng tiền dự
kiến trong tương lai được quy về hiện giá trừ đi vốn đầu tư dự kiến ban đầu của dự án.
NPV = Giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiến trong tương lai  Đầu tư ban đầu

I: Vốn đầu tư ban đầu

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 21


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

NCFt : Dòng tiền ròng tích lũy của dự án đến thời điểm n
r: Tỷ lệ chiết khấu
n: Tuổi thọ kinh tế
Đối với các dự án đầu tư độc lập
• NPV > 0: Chấp nhận dự án
• NPV < 0: Loại bỏ dự án
• NPV = 0: Tùy quan điểm của nhà đầu tư
Case Study: Calculation of the Net Present Value (NPV) for a CP Investment in a Tannery

Tiêu chuẩn IRR: Tỷ suất chiết khấu


• IRR của một dự án là lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV của dự án bằng 0.
• Đây chính là điểm hòa vốn về lãi suất của dự án, là ranh giới để nhà đầu tư quyết định
chọn lựa dự án.
• Tỷ suất thu nhập nội bộ đo lường tỷ suất sinh lợi mà bản thân dự án tạo ra.
Cách tính IRR của dự án:
• Để xác định IRR của một dự án, chúng ta sử dụng phương pháp nội suy và phương
pháp sai số, nghĩa là chúng ta sẽ thử các giá trị lãi suất khác nhau để tìm mức lãi suất
làm cho NPV =0.
-Chọn r1 làm cho NPV1 > 0
-Chọn r2 làm cho NPV2 < 0
Tuy nhiên, khi tính toán chúng ta có thể kết hợp với công thức nội suy để tìm IRR.

NPV1
IRR = r1 + ( r2 - r1 ) x
NPV1 + - NPV2
r1 > 0; r2 < 0 ; r2 > r1
r1, r2: tỷ suất chiết khấu

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 22


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Tiêu chuẩn PI Profitability Index


• Chỉ số sinh lợi (PI) được định nghĩa như là giá trị hiện tại của dòng tiền so với chi phí
đầu tư ban đầu.

PV
PI =
I
NPV + I
PI =
I
NPV
PI = +1
I
• PV: Giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai do dự án đầu tư mang lại
• I: Số vốn đầu tư ban đầu
Tiêu chuẩn PBP Payback Period Criteria
• Thời gian thu hồi vốn của dự án là khoảng thời gian thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu.
• Xét theo tiêu chuẩn đánh giá thu hồi vốn, thời gian thu hồi vốn càng ngắn dự án đầu tư
càng tốt.
• Khoảng thời gian cần thiết để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu của dự án.
• Thời gian để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu.
Phân loại
• Thời gian thu hồi vốn không chiết khấu
– không tính đến yếu tố thời gian tiền tệ
• Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu
– tính theo dòng tiền đã được chiết khấu về hiện tại
Thời gian thu hồi vốn không chiết khấu
• 2 trường hợp
– Thu nhập các năm bằng nhau
– Thu nhập các năm không bằng nhau
Trường hợp 1: Thu nhập các năm bằng nhau
• Thời gian hoàn vốn = vốn đầu tư ban đầu/thu nhập ròng 1 năm
– Thu nhập ròng 1 năm = lợi nhuận sau thuế + khấu hao

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 23


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

• Ví dụ:
– Để đáp ứng nhu cầu SXSH, một công ty quyết định mua một dây chuyền sản
xuất trị giá $700. Mỗi năm công ty này thu về $200 (thông qua tiết kiệm nguyên
liệu đầu vào).
– Khi đó thời gian hoàn vốn: 700/200 = 3,5 năm.
Trường hợp 2: Thu nhập các năm không bằng nhau

|Σnt=0 NCFt|
PBP = n +
NCFn+1
Trong đó:
• n: Năm mà dòng tiền tích lũy của dự án <0, nhưng sang năm n+1 thì dòng tiền tích lũy
là ≥0
• Σnt=0 NCFt : Dòng tiền ròng tích lũy của dự án đến thời điểm n
• NCFn+1 : Tiền ròng của dự án tại thời điểm n+1
Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu (Discounted Payback Period (DPP)
• DPP
– Là khoảng thời gian cần thiết để thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu
– Căn cứ vào dòng tiền đã được chiết khấu về hiện tại
• Cách tính:
– Sau khi chiết khấu từng lượng tiền tương ứng về hiện tại, ta áp dụng các bước
tính giống như tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn
Nhiệm vụ 12: Đánh giá khía cạnh môi trường
Các khía cạnh môi trường của cơ hội SXSH:
§ Ảnh hưởng lượng (khối lượng, lưu lượng, nồng độ) và độc tính của các dòng thải
§ Ảnh hưởng môi trường trong toàn bộ vòng đời
§ Nguy cơ chuyển ô nhiễm sang môi trường khác
§ Tác động môi trường của các nguyên liệu thay thế
§ Tiêu thụ năng lượng
Những tiêu chí cải thiện môi trường:

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 24


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

§ Giảm lượng phát thải, chất ô nhiễm


§ Giảm độc tính của dòng thải
§ Giảm sử dụng nguyên liệu không tái tạo hay độc hại
§ Giảm tiêu thụ năng lượng
Phương pháp ma trận
Bảng 2.3. Hướng dẫn đánh giá khả thi bằng ma trận

Ví dụ:
Bảng 2.4. Ví dụ đánh giá khả thi giải pháp sản xuất sạch hơn

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 25


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Đánh giá tính khả thi của các giải pháp


Đánh giá trên các khía cạnh:
• Kỹ thuật
• Kinh tế
• Môi trường
Lựa chọn các phương án khả thi
• Đánh giá xem giải pháp ưu tiên thực hiện
• Phương pháp trọng số
Phương pháp trọng số
• Khái quát
– PP định lượng dùng để sàng lọc và sắp xếp các giải pháp giảm thiểu chất thải
– Công cụ lượng hoá các tiêu chí quan trọng
• Các bước thực hiện:
– Bước 1: Xác định các tiêu chí quan trọng
– Bước 2: Xác định điểm số mỗi tiêu chí
– Bước 3: Xác định trọng số
– Bước 4: Tính điểm tổng cộng
Bước 1: Xác định các tiêu chí quan trọng
• Liên quan đến các mục tiêu và trách nhiệm của chương trình giảm thiếu chất thải
• Ví dụ:

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 26


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

– Giảm lượng chất thải


– Giảm mức độ nguy hại của chất thải
– Giảm chi phí xử lý và thải bỏ chất thải
– Giảm chi phí nguyên vật liệu
– Giảm trách nhiệm pháp lý và phí bảo hiểm
– Không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm
– Chi phí đầu tư thấp
– Thời gian hoàn vốn ngắn
– …
Bước 2: Xác định điểm số mỗi tiêu chí
• Mỗi giải pháp sau đó được cho điểm theo mỗi tiêu chí
• Sử dụng thang điểm từ 0 đến 10
Bước 3: Xác định trọng số
• Mỗi tiêu chí được cho trọng số từ 0 đến 10
Bước 4: Tính điểm tổng cộng
• Nhân các điểm cho của mỗi giải pháp theo các tiêu chí với trọng số của tiêu chí để
được điểm tổng cộng
• Ghi chú:
– Sau đánh giá tiêu chí môi trường, các giải pháp có điểm tổng cộng cao nhất
được lựa chọn để tiếp tục xem xét tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật
Một số lưu ý
• Tính khả thi giải pháp:
– Điểm số càng lớn thể hiện tính khả thi càng cao
– Thang điểm tính khả thi:
• Thấp: 5 – 6 điểm
• Trung bình: 7 – 8 điểm
• Cao: 9 – 10 điểm
• Hệ số tầm quan trọng của các khía cạnh
– Căn cứ tình hình sản xuất và khả năng của cơ sở
– Hệ số như sau:
- Kinh tế: 50%
- Kỹ thuật: 25%

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 27


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

- Môi trường: 25%


Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện
• Kết hợp các kết quả đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế, môi trường để lựa chọn giải
pháp SXSH
• Lựa chọn các cơ hội SXSH dựa trên 3 khía cạnh là phương pháp “tổng có trọng số”.
Theo đó:
§ Xác định trọng số của mỗi khía cạnh tùy theo tầm quan trọng (ví dụ, khả thi kỹ
thuật: 30%, khả thi kinh tế: 50%, hiệu quả môi trường: 20%)
§ Đánh giá mức độ khả thi trong từng khía cạnh bằng điểm (ví dụ theo thang điểm 5,
với 5 là khả thi nhất, 1 là ít khả thi nhất)
§ Tính tổng điểm mỗi cơ hội từ điểm khả thi và trọng số tương ứng, xếp ưu tiên các
cơ hội theo tổng điểm
Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
• Cần phải xây dựng kế hoạch hành động (Action Plan)
• Nội dung
§ Các hoạt động gì sẽ được tiến hành?
§ Các hoạt động phải tiến hành như thế nào?
§ Các nguồn tài chính và các nhu cầu về nhân lực để tiến hành các hoạt động?
§ Ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động?
§ Giám sát các cải tiến bằng cách nào?
§ Thời gian biểu?
Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp SXSH
• Gắn liền đào tạo nguồn nhân lực
• Phương pháp được thiết kế phù hợp với cơ sở, ngành đó
Thực hiện các giải pháp SXSH
• Xây dựng các kế hoạch cụ thể
– Cách thức tổ chức thực hiện các giải pháp cũng như các nguồn lực thực hiện
– Thời gian, nhiệm vụ và trách nhiệm thực hiện và giám sát
• Giám sát quá trình thực hiện
Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả
• Nhằm tìm ra các nguyên nhân làm sai lệch (nếu có) của kết quả đạt được so với kết
quả dự kiến và thông tin đến cấp quản lý để duy trì sự cam kết của họ với SXSH

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 28


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

• Cách thức: Bằng cách so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp SXSH về
tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, sự phát sinh chất thải
Đo lường và đánh giá kết quả
• Nguyên tắc: “Cái gì đo lường được thì đánh giá được, cái gì đánh giá được thì sẽ quản
lý được”
• Hệ thống đo lường – giám sát – đánh giá sẽ cung cấp cho các cấp quản lý của doanh
nghiệp:
– Thông tin/dữ liệu phục vụ cho việc phân tích hiện trạng, đánh giá SXSH, kiểm
toán năng lượng & đề xuất cơ hội, lựa chọn giải pháp SXSH…
– Thông tin về diễn biến môi trường
– Thông tin về các biến động, sự cố, các khâu lãng phí giúp kịp thời phát hiện và
khắc phục
– Thông tin đánh giá hiệu quả thực hiện SXSH
Đánh giá giải pháp SXSH
– Mức độ tiết kiệm nguyên liệu
– Mức độ tiết kiệm năng lượng
– Mức độ giảm ô nhiễm
– Hiệu quả kinh tế
Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH
• Thường xuyên tạo ra động cơ duy trì các hoạt động đã cải tiến
Nhiệm vụ 18: Xác định các dòng thải và tổn thất lãng phí mới
• Tiếp tục tìm kiếm và lựa chọn các dòng thải, tổn thất mới để làm trọng tâm cho quá
trình đánh
• Lý do tìm kiếm trọng tâm đánh giá mới:
§ Các công nghệ/máy móc thiết bị sẽ lạc hậu theo thời gian
§ Hệ thống số liệu nền không còn phù hợp do các thay đổi đã thực hiện
§ Các thất thoát lãng phí lại xuất hiện
§ Các vấn đề môi trường mới nảy sinh….
Duy trì và cải tiến hoạt động SXSH
• Đảm bảo phát huy hiệu quả lâu dài và bền vững của SXSH đối với doanh nghiệp
• Để duy trì và cải tiến hoạt động SXSH, doanh nghiệp cần phải:
1. Xây dựng văn hóa cải tiến

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 29


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

2. Duy trì động lực cải tiến


3. Duy trì các mục tiêu cải tiến
4. Duy trì hoạt động SXSH
5. Kết hợp SXSH với các hoạt động quản lý tác nghiệp
2.4. Kỹ thuật/giải pháp thực hiện SXSH
- Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập nhóm CPC
- Làm thế nào để lập được CPC ở các loại hình công nghiệp ở Việt Nam
Các kỹ thuật thực hiện SXSH
 Các nhóm giải pháp
o Giải pháp giảm thải tại nguồn
o Giải pháp tuần hoàn – tái sử dụng
o Giải pháp cải tiến/đổi mới sản phẩm
2.4.1. Giải pháp giảm thải tại nguồn
• Quản lý nội vi tốt
• Kiểm soát/tối ưu hóa quá trình sản xuất
• Thay thế nguyên vật liệu
• Cải tiến thiết bị/máy móc
• Áp dụng công nghệ mới
Quản lý nội vi tốt (Good housekeeping)
• Chủ yếu liên quan đến cải tiến thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp,
cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm.
• Thường không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định
được các giải pháp SXSH.
• Ví dụ về giải pháp QLNV:
- Kiểm tra thường xuyên phát hiện rò rỉ, thất thoát
- Bảo ôn tốt đường ống để tránh rò rỉ, thất thoát
- Đóng các van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng
• Quản lý nội vi
– Duy trì môi trường làm việc hiệu quả và các điều kiện vận hành tốt nhất
– Quản lý nội vi chỉ có thể đạt hiệu quả nếu doanh nghiệp đảm bảo SXSH được
thực hiện thường xuyên – liên tục
– Quản lý nội vi là kỹ thuật đơn giản nhất trong các kỹ thuật sản xuất sạch hơn

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 30


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Các lợi ích của quản lý nội vi


• Nâng cao ý thức nhân viên
• Góp phần tạo dựng văn hóa cải tiến trong công ty
• Tăng năng suất, chất lượng
• Đảm bảo môi trường làm việc: “An toàn - Vệ sinh - Gọn gàng”
• Giảm tai nạn lao động
• Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên & năng lượng
Kiểm soát/tối ưu hóa quá trình sản xuất (Process optimization)
– Đảm bảo các thông số vận hành được tối ưu và chuẩn hóa
• Ví dụ:
- Tối ưu hóa tốc độ băng chuyền;
- Tối ưu hóa nhiệt độ và pH dịch nhuộm;
- Tối ưu hóa quá trình đốt nồi hơi ...
• Biện pháp kiểm soát tốt quá trình sản xuất
Thay thế nguyên liệu (Raw material substitution)
• Sử dụng bằng các nguyên vật liệu có chất lượng tốt hơn, cho hiệu suất sử dụng cao
hơn, thân thiện với môi trường hơn
• Một số ví dụ:
- Thay thế mực in dung môi hữu cơ bằng mực in dung môi nước
- Thay thế acid bằng peroxit (VD: H2O2, Na2O2) trong tẩy rỉ ...
Cải tiến, bổ sung thiết bị (Equipment modification)
• Điều chỉnh hay lắp đặt thêm các thiết bị để đạt được hiệu quả cao hơn về sản xuất và
giảm tổn thất, phát thải
• Ví dụ
- Lắp đặt máy ly tâm để tận dụng bia cặn
- Lắp đặt các thiết bị cảm biến (sensor) để tiết kiệm điện, nước
Thay đổi công nghệ (Technology change)
• Chuyển đổi sang một công nghệ mới hiệu quả hơn có thể làm giảm tiêu thụ tài nguyên
và giảm thiểu lượng chất thải
• Ví dụ
- Chuyển từ công nghệ rửa ngâm một lần sang rửa dòng ngược nhiều bậc trong mạ
điện

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 31


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

- Thay công nghệ sơn ướt bằng sơn khô (sơn bột) ...
2.4.2. Giải pháp tuần hoàn – tái sử dụng
2 cách thực hiện
• Tuần hoàn và tái sử dụng tại chỗ
• Sản xuất các sản phẩm phụ
Tuần hoàn/thu hồi và tái sử dụng tại chỗ (On-site recovery and reuse)
• Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để thu hồi các vật liệu hoặc năng lượng trong dòng
thải và tái sử dụng chúng ngay tại chỗ trong các quá trình sản xuất.
• Kỹ thuật này thường được áp dụng với các dòng năng lượng, nước, vật liệu chính thất
thoát theo dòng thải nhưng chưa hoặc ít thay đổi tính chất.
• Ví dụ:
- Tận dụng nhiệt, chất thải để đưa vào sử dụng lại trong chính quá trình sản xuất
- Thu hồi nước ngưng để dùng lại cho nồi hơi
- Thu hồi phẩm nhuộm trong nước thải bằng siêu lọc để pha chế dịch nhuộm…
Sản xuất các sản phẩm phụ
• Đối với các dòng thải chứa các vật chất có giá trị nhưng đã bị biến đổi tính chất (suy
giảm chất lượng, phế phẩm…) không thể phục hồi để sản xuất sản phẩm chính thì:
– có thể tái sử dụng bằng cách bán dưới dạng nguyên liệu, hoặc
– sản xuất các sản phẩm phụ nhằm thu lại một phần giá trị của chúng.
2.4.3. Giải pháp cải tiến/đổi mới sản phẩm
• Liên quan đến việc thiết kế lại hay thiết kế mới sản phẩm hoặc bao bì nhằm tiết kiệm
nguyên vật liệu và năng lượng, giảm nhu cầu nguyên liệu độc hại, tạo ra ít chất thải.
• Được đánh giá là giải pháp SXSH toàn diện nhất
• Tác động tích cực cả về mặt kinh tế và môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản
phẩm (sản xuất - sử dụng - thải bỏ)
– Sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng
– Nâng cao tính thân thiện môi trường của sản phẩm
– Vật liệu chế tạo sản phẩm có thể tái chế sau thải bỏ
Nguyên tắc ưu tiên của SXSH
• Phòng ngừa: Đổi mới sản phẩm, thay đổi nguyên vật liệu, công nghệ mới
• Giảm thiểu tại nguồn: Quản lý nội vi, kiểm soát quá trình, cải tiến thiết bị…
• Tuần hoàn/tái sử dụng

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 32


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Hướng dẫn ôn tập


1. Vẽ sơ đồ và giải thích quy trình DESIRE tổng quát (6 giai đoạn) trong việc thực hiện
sản xuất sạch hơn?
2. Thành phần, vai trò và nhiệm vụ của nhóm/đội sản xuất sạch hơn?
3. Tại sao phải xác định trọng tâm đánh giá sản xuất sạch hơn? Nêu các tiêu chí xác định
trọng tâm đánh giá liên quan?
4. Phương pháp lập sơ đồ cân bằng vật chất và năng lượng? Ví dụ minh họa?
5. Trong quá trình tiến hành áp dụng sản xuất sạch hơn, tại sao phải xác định nguyên nhân
dòng thải và tổn thất? Cho ví dụ minh họa?
6. Giải thích lý do tại sao cần phải tiến hành công đoạn sàng lọc cơ hội sản xuất sạch hơn?
7. Nội dung chính hoạt động đánh giá tính khả thi giải pháp/cơ hội sản xuất sạch hơn (kỹ
thuật, kinh tế, môi trường)?
8. Tại sao cần thực hiện các hoạt động giám sát và đánh giá kết quả thực hiện sản xuất
sạch hơn?
9. Nêu các nhóm giải pháp (biện pháp kỹ thuật) thực hiện sản xuất sạch hơn. Ví dụ minh
họa cho từng giải pháp?
10. Phân tích thuận lợi và khó khăn của giải pháp quản lý nội vi tốt?
11. Giải thích tại sao quản lý nội vi tốt được xem là kỹ thuật đơn giản nhất trong các kỹ
thuật sản xuất sạch hơn? Ví dụ?
12. Phân biệt giải pháp tối ưu hóa quá trình sản xuất và thay thế nguyên vật liệu trong sản
xuất sạch hơn? Ví dụ minh họa?
13. Giải pháp cải tiến/đổi mới sản phẩm trong sản xuất sạch hơn là gì? Phân tích bằng ví
dụ minh họa?
Gợi ý bài tập
1. Cân bằng vật chất và năng lượng
2. Tính toán thời gian hoàn vốn và tiêu chí quyết định đầu tư

-Hết-

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 33


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

CHƯƠNG 3
SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG TRONG SXSH

3.1. Mục đích, ý nghĩa


Chi phí năng lượng tăng cao dẫn tới tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, dịch
vụ cho các doanh nghiệp.
The Energy Audit provides the vital information base for overall energy conservation
program covering essentially energy utilization analysis and evaluation of energy
conservation measures.
It aims at:
• Identifying the quality and cost of various energy inputs.
• Assessing present pattern of energy consumption in different cost centers of operations.
• Relating energy inputs and production output.
• Identifying potential areas of thermal and electrical energy economy.
• Highlighting wastage’s in major areas.
• Fixing of energy saving potential targets for individual cost centers.
• Implementation of measures for energy conservation & realization of savings.
Mục đích
• Xác định chất lượng và chi phí nguồn năng lượng đầu vào
• Đánh giá mức tiêu thụ năng lượng
• Xem xét mối liên hệ giữa sản phẩm đầu ra và năng lượng đầu vào
• Xác định khu vực tiềm năng (tiêu thụ điện, nhiệt)
• Xác định khu vực/phân xưởng lãng phí
• Thiết lập mục tiêu tiết kiệm năng lượng
• Thực hiện các biện pháp bảo tồn, tiết kiệm năng lượng
Các vấn đề cần quan tâm
• Giảm sự mất mát năng lượng
• Tăng cường hiệu quả chuyển hóa năng lượng
• Cơ hội khai thác, kinh doanh các nguồn năng lượng
• Sử dụng nguồn nhiên liệu phát thải carbon thấp
Zero Emissions instead means

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 34


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

 No disposal costs
 Less costs for Material, Auxiliary materials, Operating materials
 Less investment costs for environmental protection plants
 Easier Public Authority Proceedings
3.2. Khái niệm kiểm toán năng lượng
Nhận thức chung
• Energy audit is the first step toward systematic efforts for conservation of energy. It
involves collection and analysis of energy related data on regular basis and in a
methodological manner.
• Kiểm toán năng lượng hướng đến nỗ lực cho việc bảo tồn năng lượng.
• Nó bao gồm việc thu thập và phân tích dữ liệu liên quan đến năng lượng một cách hệ
thống và có phương pháp.
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010
• Kiểm toán năng lượng là hoạt động đo lường, phân tích, tính toán, đánh giá để xác
định mức tiêu thụ năng lượng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng và đề xuất giải pháp sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với cơ sở sử dụng năng lượng.
Nội dung kiểm toán năng lượng
• An energy audit assesses the effectiveness of management structure for controlling
energy use and implementing changes. The energy audit report establishes the needs
for plant metering and monitoring, enabling the plant manager to institutionalize the
practice and hence, save money for the years to come. The energy audit action plan
lists the steps and sets the preliminary budget for the energy management program.
Đối tượng kiểm toán năng lượng
• Buildings – traditional targets
– small and large, existing and new
– all sectors: residential, service, industrial,
public and private
• Industry
– core processes, process service systems,
building systems
• Energy production
– heating plants, power plants, distribution
networks

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 35


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

– energy production efficiency, plant´s own energy use


– distributed generation, co-operation between industry and municipalities
• Transportation
– transport fleets, transportation chains
• Other consumption
– street lighting, water treatment plants…
Lưu ý: Kiểm toán năng lượng sẽ tập trung vào xác định các cơ hội tiết kiệm năng
lượng và đánh giá tiềm năng cải thiện hiệu quả năng lượng.

3.3. Các dạng kiểm toán năng lượng


Energy audit can be categorized into two types, namely walk-through or preliminary
and detail audit.
3.3.1. Kiểm toán năng lượng sơ bộ
Kiểm toán năng lượng sơ bộ thực hiện hoạt động khảo sát ngắn (một hoặc một vài
ngày) và báo cáo sơ bộ những quan sát, dữ liệu thu thập được trong quá trình đó.
Walk-through or preliminary audit comprises one day or few days visit to a plant and
the output is a simple report based on observation and historical data provided during the visit.
The findings will be a general comment based on rule-of-thumbs, energy best practices or the
manufacturer's data.
• Establish energy consumption in the organization
• Estimate the scope for saving
• Identify the most likely (and the easiest areas for attention
• Identify immediate (especially no-/low-cost) improvements/ savings
• Set a 'reference point‘
• Identify areas for more detailed study/measurement
• Preliminary energy audit uses existing, or easily obtained data.
Kiểm toán năng lượng sơ bộ
• Kiểm toán năng lượng sơ bộ là thu thập và phân tích sơ bộ những số liệu ban đầu.
• Nó chỉ sử dụng những số liệu sẵn có và không sử dụng những thiết bị phức tạp.
• Kiểm toán năng lượng sơ bộ thực hiện trong khoảng thời gian rất ngắn (một vài ngày),
trong thời gian đó, chuyên gia kiểm toán năng lượng dựa vào kinh nghiệm của mình
thu thập số liệu viết, phỏng vấn, quan sát để dự đoán nhanh về tình hình sử dụng năng
lượng của nhà máy.

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 36


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

• Kiểm toán năng lượng sơ bộ tập trung phát hiện những nguồn thông tin về lãng phí
năng lượng.
Các vấn đề trọng tâm của kiểm toán năng lượng sơ bộ cần quan tâm
• Thiết lập tiêu thụ năng lượng của đơn vị, tổ chức
• Ước tính phạm vi tiết kiệm
• Xác định khu vực “nhạy cảm” (đáng chú ý)
• Xác định những biện pháp cải thiện/tiết kiệm tức thì (ngay lập tức)
• Xác định những khu vực cần nghiên cứu/xem xét chi tiết thêm
Lưu ý: Kiểm toán sơ bộ sử dụng dữ liệu sẵn có/dễ dàng
Một số phát hiện nhận được từ kiểm toán năng lượng sơ bộ
• Thiếu hoặc hỏng bảo ôn
• Rò rỉ hơi, nhiệt, khí nén
• Vận hành động cơ khi không cần
• Sử dụng không đúng về điều hòa
• Sử dụng không chuẩn hệ thống điều khiển nhiệt
• Kiểm soát kém về nhu cầu năng lượng
• Không sử dụng chiếu sáng hiệu suất cao
• Chiếu sáng những khu vực không hoạt động
• Chiếu sáng ban ngày ở ngoài trời
Quy trình kiểm toán năng lượng sơ bộ
• Tổ chức kiểm toán năng lượng sơ bộ
• Lập kế hoạch hành động
• Thăm cơ sở
• Thu thập và phân tích số liệu
• Chuẩn bị báo cáo
3.3.2. Kiểm toán năng lượng chi tiết
The detailed audit goes beyond quantitative estimates of costs and savings. It includes
engineering recommendations and well-defined project, giving due priorities. Approximately
95% of all energy is accounted for during the detailed audit. The detailed energy audit is
conducted after the preliminary energy audit. Sophisticated instrumentation including flow
meter, flue gas analyzer, scanners and other advanced instruments are used to compute energy
efficiency.

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 37


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Kiểm toán năng lượng chi tiết


• Kiểm toán năng lượng chi tiết là hoạt động ước tính định lượng các khoản chi phí và
tiết kiệm
• Các hoạt động mang tính kỹ thuật, các “dự án” có mục tiêu rõ ràng, cụ thể (có tính ưu
tiên)
• Khoảng 95% nguồn năng lượng được kiểm toán trong giai đoạn này
• Được thực hiện sau kiểm toán năng lượng sơ bộ
• Sử dụng các thiết bị tinh vi (VD: máy đo lưu lượng, thiết bị phân tích khí, máy móc
ước tính hiệu quả năng lượng..)

3.4. Phương pháp luận


• Phân tích nguyên nhân và đề̀ xuất các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả
• Các bước kiểm toán và quản lý năng lượng
Cơ sở văn bản pháp luật quan trọng
 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả 2010
 Nghị định số 21/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật sử dụng năng lượng TKHQ

Hình 3.1. Inputs and Outputs of Energy audit


Các bước kiểm toán và quản lý năng lượng
• Analysis of energy use
• Identification of energy projects
• Cost benefit analysis
• Action plan to set implementation priority

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 38


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Bước 1. Analysis of energy use (Phân tích việc sử dụng năng lượng)
• Operating hours – Giờ hoạt động
• Duty cycle – Chu kỳ làm việc
• Actual power consumed – Mức tiêu thụ năng lượng thực
Bước 2. Identification of energy projects (Xác định các dự án năng lượng)
• Tìm kiếm, phát hiện các cơ hội tiết kiệm năng lượng
• Cơ hội: đơn giản  phức tạp
• Áp dụng nguyên tắc 80/20 (Always apply the 80/20 rule, focus on opportunities that
provide 80% of the saving but require 20% input.)
Bước 3. Cost benefit analysis (Phân tích chi phí – lợi ích)
• Phân tích, đánh giá lợi ích và chi phí
Bước 4. Action plan to set implementation priority (Kế hoạch hành động thiết lập các
ưu tiên)
• Đảm bảo kế hoạch hành động được thực hiện
Bốn bước quản lý hiệu quả năng lượng
• Xác định tất cả các cơ hội (tiết kiệm)
• Kế hoạch hành động ưu tiên
• Hoàn thành tốt các hoạt động trên
• Duy trì
ISO 50001 - Energy management
ISO 50001:2011 provides a framework of requirements for organizations to:
– Develop a policy for more efficient use of energy
– Fix targets and objectives to meet the policy
– Use data to better understand and make decisions about energy use
– Measure the results
– Review how well the policy works, and
– Continually improve energy management.

3.5. Chi phí và lợi ích


• Benefits
– direct energy savings
– indirect energy savings

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 39


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

– comfort/productivity increases
– operating and maintenance cost reductions
– environmental impact reduction
• Costs
– direct implementation costs
– direct energy costs
– indirect energy costs
– O&M cost increase
3.6. Giới thiệu Dự án sử dụng năng lượng hiệu quả và SXSH phổ biến
• Dự án nâng cấp, thay mới thiết bị năng lượng chung (hệ thống chiếu sáng, điều hòa,
máy bơm, động cơ điện, nồi hơi, máy nén khí ..v.v..)
• Dự án nâng cấp, thay mới các thiết bị và công nghệ chế biến công nghiệp
• Dự án lắp đặt các hệ thống đồng phát (cogeneration) hoặc ba thiết bị đồng phát (tri-
generation)
• Dự án giảm thiểu chất thải công nghiệp, và ứng dụng năng lượng tái tạo
3.7. Tuyên ngôn Davos về Thúc đẩy Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn (RECP)
tại các nước đang phát triển (Phần đọc thêm)
Chúng tôi, thành viên của Mạng lưới Toàn cầu về Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất
sạch hơn (RECPnet) và các đại diện của các cơ quan bảo trợ, chính phủ của nhà tài trợ và các
chuyên gia liên quan, đã cùng nhau họp từ ngày 12 đến 16 tháng 10 năm 2015 tại Davos, Thụy
Sĩ, để kỷ niệm 20 năm hợp tác và thành tựu trong việc thiết lập một mạng lưới của những đơn
vị cung cấp dịch vụ về sản xuất sạch hơn và hiệu quả tài nguyên ở phạm vi toàn cầu. Nỗ lực
này đánh dấu một bước quan trọng và đại diện cho đóng góp vào thúc đẩy phát triển bền vững,
đặc biệt ở các nước đang phát triển, thông qua phát triển công nghiệp bền vững và toàn diện
và sản xuất và tiêu dùng bền vững:
- Tự hào về nỗ lực thành lập các đơn vị cung cấp dịch vụ RECP tại 58 quốc gia đang
phát triển, đặc biệt là các Trung tâm Sản xuất Sạch hơn quốc gia (NCPCs) và Mạng lưới quốc
gia về Sản xuất Sạch hơn (NCPNs) trong suốt 20 năm qua nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa Tổ
chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp Quốc (UNIDO) và Chương trình Môi trường Liên hợp
Quốc (UNEP), cùng với mạng lưới RECPnet với 71 thành viên đại diện cho 56 quốc gia đang
phát triển;
- Bày tỏ sự trân trọng tới các nhà tài trợ đã hỗ trợ tài chính để thành lập các NCPCs và
NCPNs, chương trình RECP và các sáng kiến liên quan. Chính phủ Thụy Sĩ đặc biệt ghi nhận
hỗ trợ này trong việc thành lập các NCPCs, NCPNs và RECPnet. Các nhà tài trợ khác đã hỗ

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 40


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

trợ các hoạt động ở cấp độ quốc gia, khu vực và/hoặc ở các chủ đề cụ thể, đặc biệt là chính
phủ Áo, Canada, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Làn, Na-Uy, Slovenia, Thụy
Điển, Mỹ cùng Liên minh châu Âu, Mạng lưới Môi trường Toàn cầu, Quỹ Mục tiêu Thiên
Niên Kỷ, Quỹ One UN và Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc;
- Nhấn mạnh sự quan tâm sâu sắc về xu hướng báo động trong tiêu thụ và khai thác tài
nguyên và phát sinh rác thải, những vấn đề này đã vượt quá khả năng của trái đất và gây ra
suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, biến mất đa dạng sinh học và đe dọa tới sức khỏe của
con người;
- Kêu gọi hành động khẩn cấp và hợp tác từ các chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ
chức dân sự xã hội tham gia vào việc tách rời phát triển kinh tế ra khỏi việc tăng sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và vấn đề suy thoái môi trường;
- Khuyến khích, từ các dấu hiệu thay đổi tích cực ở các cấp độ khác nhau, và đặc biệt
chúng tôi hoan nghênh các cam kết đối với Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), liên quan
tới việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện và lâu dài, năng suất lao động và
toàn diện và tất cả mọi người đều có việc làm (SDG 8), xây dựng các công trình hạ tầng kiên
cố, thúc đẩy công nghiệp hóa toàn diện và bền vững và khuyến khích đổi mới (SDG9), và
đảm bảo duy trì sản xuất và tiêu dùng bền vững (SDG 12). Chúng tôi cũng hoan nghênh những
cam kết thể hiện trong Chương trình nghị sự Hành động Addis Ababa và vai trò của các
NCPCs và NCPNs tại mục 122 của nghị sự;
- Nêu bật vai trò của tri thức và công nghệ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả tài
nguyên và năng lược và giảm phát thải rác thải và lồng ghép các cơ hội kinh tế, xã hội và môi
trường dưới các hình thức đổi mới bền vững – xã hội, tổ chức, tài chính và công nghệ - và
trong tất cả các lĩnh vực; và
- Tái khẳng định các nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt tại các nước
đang phát triển, để đảm bảo việc tiếp cận với các tri thức phù hợp, các công nghệ sạch hơn và
an toàn cho môi trường, và các dịch vụ tài chính, và đẩy mạnh tích hợp các yếu tố này vào
các chuỗi giá trị và thị trường toàn cầu.
Theo đó, chúng tôi:
1. Quyết tâm cải tiến và tăng cường nỗ lực để thúc đẩy, duy trì và nhân rộng hoạt động
hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn ở tất cả các cấp độ như một sự đóng góp vào mục
tiêu Phát triển Bền vững và thông qua các cam kết cao hơn với các khuyến nghị toàn cầu như
chương trình 10 năm về Sản xuất và Tiêu dùng Bền vững (10YFP), Trung tâm và Mạng lưới
Công nghệ Khí hậu (CTCN), Tiếp cận chiến lược về Quản lý hóa chất quốc tế (SAICM) và
các thỏa thuận môi trường đa phương, các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế liên quan.

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 41


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

2. Quyết tâm cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt nhất phù hợp và hiệu quả cho khu
vực chính phủ để sáng tạo và thực hiện các chính sách và chiến lược thúc đẩy RECP; cho khu
vực doanh nghiệp để thực hiện RECP nhằm mang lại lợi ích trong vận hành, sản phẩm và hiến
lược; cho các tổ chức dân sự xã hội để ủng hộ và là tác nhân thay đổi về RECP.
3. Cam kết hợp tác để thúc đẩy hoạt động và vai trò của RECPnet, phù hợp với các
khuyến nghị từ Ban chấp hành đại diện cho Hội đồng thành viên, cũng như từ UNIDO và các
quy trình đánh giá độc lập do UNEP khởi xướng, và vận hành như một thành viên trong mạng
lưới và các sáng kiến theo hướng thành viên đang hỗ trợ các dịch vụ RECP và chia sẻ thông
tin thuộc sở hữu quốc và định hướng quốc gia tại các nước thành viên.
4. Kêu gọi chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, học viên và các tổ chức dân
sự xã hội quan tâm và cam kết tham gia mạng lưới RECPnet và nỗ lực của mạng lưới nhằm
thúc đẩy phát triển bền vững thông qua việc ứng dụng nhanh và toàn diện các chính sách,
phương pháp, công nghệ và ứng dụng về hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trong các
lĩnh vực công nghiệp trên toàn thế giới.
5. Yêu cầu chương trình hợp tác UNIDO-UNEP về RECP tiếp tục hoạt động như Ban
thư ký RECPnet và bất cứ khi nào có thể, sẽ mở rộng các hỗ trợ cho mạng lưới, theo nhu cầu
của các thành viên và khu vực, bằng cách nâng cao năng lực để đóng góp cho chương trình
nghị sự 2030 vì mục tiêu Phát triển Bền vững.
Tài liệu đọc thêm
1. Trung tâm tiết kiệm năng lượng Hà Nội (2012). Báo cáo đánh giá hiệu quả sử dụng
năng lượng sau khi áp dụng giải pháp tại Khách sạn Blue Sky Hạ Long (27 trang).
Hà Nội.
2. Lê Kim Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Minh (2008). Kiểm toán năng lượng trong các cơ
sở sản xuất công nghiệp, đề xuất giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả. Tạp chí KHCN Đà Nẵng, 24:14-20.
3. Trung tâm NC & PT về tiết kiệm năng lượng (2012). Báo cáo kiểm toán năng lượng
Khách sạn Rex. Tp. Hồ Chí Minh.
4. Albert Thumann & William J. Younger (2003). Handbook of Energy Audits (6th
Ed). Fairmont Press.
5. Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (2004). Quản lý và tiết kiệm năng lượng. NXB
Đại Học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Thế Bảo (2006). Bảo toàn năng lượng sử dụng hợp lý,
tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệp. NXB Khoa học Kỹ thuật.
7. Bộ Xây Dựng (2013). QCVN 09:2013/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các
công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả, Hà Nội.

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 42


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Hướng dẫn ôn tập


1. Kiểm toán năng lượng? Phân loại?
2. Giải thích tầm quan trọng của kiểm toán năng lượng?
3. Các bước kiểm toán và quản lý năng lượng?
4. Quy trình kiểm toán năng lượng sơ bộ?

-Hết-

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 43


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM LCA
4.1. Thuật ngữ và định nghĩa
• Vòng đời của sản phẩm (life cycle)
– Các giai đoạn liên tiếp và liên quan với nhau của một hệ thống sản phẩm, từ thu
thập hoặc tạo ra các nguyên liệu thô từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến
thải bỏ cuối cùng.
• Đánh giá vòng đời của sản phẩm (life cycle assessment) LCA
– Thu thập và ước lượng đầu vào, đầu ra và các tác động môi trường tiềm ẩn của
một hệ thống sản phẩm trong suốt chu trình sống của nó.
• Phân tích kiểm kê vòng đời của sản phẩm (life cycle inventory analysis) LCI
– Giai đoạn của đánh giá vòng đời của sản phẩm, bao gồm việc thu thập và lượng
hóa các đầu vào và đầu ra cho một sản phẩm trong suốt vòng đời của nó.
• Đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm (life cycle impacts assessment) LCIA
– Giai đoạn đánh giá vòng đời của sản phẩm, nhằm để hiểu và ước lượng quy mô,
ý nghĩa của các tác động môi trường tiềm ẩn đến một hệ thống sản phẩm trong
suốt vòng đời của sản phẩm đó.
• Diễn giải chu trình sống (life cycle interpretation)
– Giai đoạn đánh giá vòng đời của sản phẩm, trong đó các phát hiện của phân tích
kiểm kê hoặc của đánh giá tác động, hoặc của cả hai, được đánh giá tương quan
với mục tiêu và phạm vi đã xác định để đưa ra các kết luận và kiến nghị.
• Khía cạnh môi trường (environmental aspects)
– Yếu tố của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức có thể tác
động qua lại với môi trường.
4.2. Khái quát
• LCA đề cập đến các khía cạnh môi trường và các tác động tiềm ẩn trong suốt vòng đời
của sản phẩm từ khi thu thập nguyên liệu thô qua các quá trình sản xuất, sử dụng, xử
lý cuối vòng đời sản phẩm, tái chế và thải bỏ cuối cùng (nghĩa là: từ lúc mới sinh cho
đến hết đời).
• LCA là một trong số vài kỹ thuật quản lý môi trường.
• LCA điển hình không đề cập đến khía cạnh kinh tế và xã hội của một sản phẩm, nhưng
phương pháp luận và cách tiếp cận theo vòng đời sản phẩm trong tiêu chuẩn này có thể
áp dụng cho các khía cạnh khác của sản phẩm.

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 44


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Hình 4.1. Ví dụ mô tác đánh giá vòng đời sản phẩm
Các nguyên lý chung của LCA (Phần đọc thêm)
– Mục đích: Những nguyên lý này là nền tảng và cần được sử dụng như là hướng
dẫn cho các quyết định liên quan tới cả lập kế hoạch và tiến hành một LCA.
• Nhận thức về đánh giá vòng đời của sản phẩm
• Tập trung vào môi trường
• Phương pháp tiếp cận tương đối và đơn vị chức năng
• Cách tiếp cận lặp lại
• Tính minh bạch
• Tính hoàn thiện
• Cách tiếp cận khoa học được ưu tiên
Các giai đoạn của một cuộc Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)
• Nghiên cứu LCA
• Phân tích kiểm kê vòng đời sản phẩm (LCI)
• Kết quả của LCA
Nghiên cứu LCA gồm có bốn giai đoạn
a) Giai đoạn xác định ra mục tiêu và phạm vi
b) Giai đoạn phân tích kiểm kê
c) Giai đoạn đánh giá các tác động môi trường

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 45


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

d) Giai đoạn diễn giải


Phân tích kiểm kê vòng đời sản phẩm (LCI) gồm có ba giai đoạn:
- Giai đoạn xác định mục tiêu và phạm vi
- Giai đoạn phân tích kiểm kê
- Giai đoạn diễn giải
Khuôn khổ của phương pháp luận
• Những yêu cầu chung
– Khi thực hiện một LCA thì cần phải áp dụng các yêu cầu của ISO 14044
• Xác định mục tiêu và phạm vi
• Phân tích kiểm kê vòng đời sản phẩm (LCI)
• Đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm (LCIA)
• Diễn giải vòng đời của sản phẩm
4.3. Phương pháp luận đánh giá vòng đời sản phẩm
Bốn giai đoạn trong một nghiên cứu LCA:
a) Giai đoạn xác định ra mục tiêu và phạm vi
b) Giai đoạn phân tích kiểm kê
c) Giai đoạn đánh giá các tác động môi trường
d) Giai đoạn diễn giải

Hình 4.1a. Phases of an LCA


4.3.1. Mục tiêu và phạm vi
Mục tiêu
The goal states the intended application, the reason for carrying out the study and the
target audience.

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 46


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART


 S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu
 M – Measurable: Đo lường được
 A – Attainable: Có thể đạt được
 R – Relevant: Thực tế
 T– Time-Bound: Thời gian hoàn thành
Phạm vi
Phạm vi của một cuộc LCA, kể cả ranh giới của hệ thống và mức độ chi tiết, là tùy
theo vào đối tượng và dự định áp dụng của nghiên cứu. Chiều sâu và bề rộng của một LCA
có thể khác nhau đáng kể tùy theo mục đích của LCA cụ thể.

Hình 4.1b. Ví dụ xác định phạm vi đánh giá LCA – hoạt động xây dựng
Khu trú phạm vi
• Chủ đích thu hẹp trọng tâm
• Không liên quan đến mục tiêu nghiên cứu
• Thiếu dữ liệu
• Yếu tố khác
4.3.2. Giai đoạn phân tích kiểm kê
Giai đoạn Phân tích kiểm kê vòng đời sản phẩm (LCI) là giai đoạn thứ hai của LCA.
Đó là kiểm kê dữ liệu đầu vào/đầu ra của hệ thống đang nghiên cứu. Giai đoạn này liên quan
đến thu thập các dữ liệu cần thiết nhằm thỏa mãn các mục tiêu của nghiên cứu đã định.

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 47


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Inventory analysis aims at determining flows of material and energy between the
technical product system and the environment.
• Đầu vào:
– Nguyên vật liệu
– Năng lượng
• Đầu ra:
– Nước thải
– Khí thải
– Nhiệt
– Chất thải rắn
– Các chất thải khác

Hình 4.1c. Inventory analysis (ISO 14041)


4.3.3. Giai đoạn đánh giá các tác động môi trường
Giai đoạn Đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm (LCIA) là giai đoạn thứ ba của
LCA. Mục đích của LCIA nhằm đưa ra các thông tin môi trường bổ sung để trợ giúp cho đánh

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 48


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

giá kết quả LCI của một hệ thống sản phẩm sao cho hiểu được rõ hơn ý nghĩa môi trường của
sản phẩm.
Impact assessment (ISO 14042) aims at evaluating the significance of potential
environmental impact based on the result of the life cycle inventory analysis.
Bảng 4.1. Environmental Impacts - Wood Products

• Sử dụng thông tin thu được từ phân tích kiểm kê để xác định tác động lên môi trường
– Phân tích tác động
• Xác định các tác động/ảnh hưởng (thực tế, tiềm ẩn) đến môi trường và sức khoẻ con
người
– Liên quan đến việc sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng và chất thải sinh ra
4.3.4. Giai đoạn diễn giải
The interpretation (ISO 14043) step means that conclusions are drawn and that
recommendations can be given.
Diễn giải vòng đời của sản phẩm là giai đoạn cuối của quy trình LCA, trong đó kết quả
của một LCA hoặc LCIA, hoặc cả hai là được tổng hòa và xem xét như là cơ sở để kết luận,
kiến nghị và ra quyết định cho phù hợp với mục tiêu và phạm vi xác định.
 Đánh giá tương quan với mục tiêu và phạm vi đã xác định để đưa ra các kết luận và
kiến nghị.
 Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động dựa trên kết quả đánh giá.

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 49


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

 Sử dụng các thông tin của việc đánh giá tác động để đánh giá và thực hiện một cách
hệ thống các cơ hội cải thiện môi trường dựa trên kiến thức thu được từ phân tích
các tác động môi trường.
 Giai đoạn này gọi là đánh giá việc cải thiện vòng đời.
Ghi chú: Về lý thuyết đây là quy trình lý tưởng nhưng thường không được sử dụng đầy đủ
trong thực tế. Có thể thực hiện phân tích một hệ thống mà không cần tất cả các giai đoạn của
vòng đời (ví dụ: chỉ tập trung vào việc sử dụng một số nguyên vật liệu nào đó).

4.4. Ưu nhược điểm của LCA


4.4.1. Ưu điểm – Lợi ích
• Hiểu biết hơn về sản phẩm và quá trình sản xuất
• Xây dựng một cơ sở dữ liệu tổng quan về hiện trạng của hệ thống
• So sánh các tác động môi trường và các chi phí kinh tế cho các giải pháp thay thế
• Sản phẩm, công nghệ hay thực hành (áp dụng)
• Giảm phát thải khí nhà kính
• Xác định các điểm trong vòng đời hệ thống có thể đạt mức giảm phát thải và yêu cầu
sử dụng tài nguyên lớn nhất
• Ðánh giá các giải pháp quản lý chất thải để giảm ô nhiễm và chi phí quản lý chất thải,
và hướng dẫn việc phát triển các sản phẩm mới có tác động môi trường thấp hơn và có
lợi ích chi phí
• Thiết kế lại sản phẩm để giảm nguyên liệu sử dụng
4.4.2. Hạn chế của LCA
• Đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực
• Phương pháp luận chưa thực sự chuẩn hoá (chưa được phát triển nhiều hoặc chưa được
chứng thực bằng thực nghiệm)
• Quá trình thực hiện LCA rất phức tạp
• Khó xác định mối quan hệ nhân quả trong quy trình đánh giá tác động
• Các yêu sách dựa trên nghiên cứu LCA (các khẳng định mang tính so sánh hoặc những
xác nhận so sánh thường gây ra lầm lẫn hoặc không có cơ sở chắc chắn)

4.5. Mối liên hệ giữa LCA và sản xuất sạch hơn
• LCA là một công cụ hỗ trợ cho quá trình áp dụng sản xuất sạch hơn

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 50


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

• LCA và sản xuất sạch hơn có cùng mục tiêu là giảm thiểu sự tiêu hao nguyên vật liệu,
năng lượng
• Thực hiện LCA giúp cho doanh nghiệp nhận ra các giai đoạn gây tác động mạnh nhất
đối với môi trường trong quá trình tiến hành sản xuất
– trên cơ sở đó cải tiến công nghệ để đạt mục tiêu sản xuất sạch hơn
• LCA là một công cụ hữu ích trong chiến lược sản xuất sạch hơn

4.6. Gợi ý hướng dẫn thực hiện LCA đơn giản


• Mục tiêu, phạm vi
• Phân tích kiểm kê
– Quy trình sản xuất
– Thu thập thông tin phân tích kiểm kê (input-output)
• Đánh giá tác động
– Phân loại tác động
– Đặc trưng tác động
– Trọng số tác động
• Diễn giải
– Trình bày kết quả
– Kiến nghị
4.6.1. Xác định phạm vi đánh giá
• Toàn bộ chu trình sống của sản phẩm
• Chỉ giới hạn một phần chu trình trong giai đoạn sản xuất
4.6.2. Phân tích kiểm kê vòng đời
• Sử dụng sơ đồ khối, phân tích đầu vào và đầu ra
• Thuyết minh chi tiết về đầu vào (nguyên liệu, năng lượng, phụ gia...) và đầu ra
• Lập bảng kiểm kê định lượng hay bán định lượng về đầu vào, đầu ra
Bảng 4.2. The MECO matrix used for the Life Cycle Check

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 51


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

4.6.3. Đánh giá tác động môi trường


• Sử dụng phương pháp ma trận (xem phần trước đã học)
– Giai đoạn
– Tác động
• Định lượng và xếp hạng bằng phương pháp cho điểm/trọng số
4.6.4. Diễn giải vòng đời sản phẩm
• Lập báo cáo LCA
• Mục tiêu: Xác định các tác động môi trường chủ yếu của một sản phẩm thông qua vòng
đời sống và nhận biết các việc ưu tiên về mặt môi trường sẽ cần tập trung trong quá
trình thiết kế sản phẩm.
Nội dung cần quan tâm
• Bối cảnh (địa điểm, cơ sở/nhà máy)
• Mục tiêu và phạm vi LCA
• Phương pháp thực hiện
• Quá trình đánh giá: chu trình, quy trình sản xuất, phân tích kiểm kê, đánh giá tác động
• Các phát hiện qua đánh giá (liên quan đến mục đích của LCA)
• Các kiến nghị (giảm thiểu, quản lý rủi ro, định thuế gây ô nhiễm, định hướng quản lý
môi trường...)
Tài liệu đọc thêm
1. Hướng dẫn đánh giá vòng đời sản phẩm ISO 14044:2006.
2. ISO 14044:2006 specifies requirements and provides guidelines for life cycle
assessment (LCA).
3. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14044:2011 (ISO 14044:2006) về Quản lý môi trường
- Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Yêu cầu và hướng dẫn.

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 52


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

4. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14040:2009 (ISO 14040:2006) về Quản lý môi trường
- Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Nguyên tắc và khuôn khổ.
5. Đỗ Ngọc Toàn (2010). Phương pháp đánh giá vòng đời của nhiên liệu sinh học. Tạp
chí Khoa học Công nghệ Hàng Hải, 22:65-68.
6. European Commission - Joint Research Centre - Institute for Environment and
Sustainability (2010). ILCD Handbook: General guide for Life Cycle Assessment -
Detailed guidance. Publications Office of the European Union.
7. The Woodrow Wilson International Center for Scholars (2007). Nanotechnology and
Life Cycle Assessment - A Systems Approach to Nanotechnology and the
Environment. Proceedings of the Workshop on Nanotechnology and Life Cycle
Assessment. Washington DC.
Hướng dẫn ôn tập
1. Phân tích khái niệm đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)? Ví dụ minh họa?
2. Các giai đoạn đánh giá vòng đời sản phẩm?
3. Mối liên hệ giữa đánh giá vòng đời sản phẩm và sản xuất sạch hơn?
4. Phân tích những lợi ích của đánh giá vòng đời sản phẩm?
-Hết-

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 53


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

CHƯƠNG 5
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG SXSH

5.1. Các điển hình áp dụng SXSH


1. Ngành sản xuất giấy, bột giấy
2. Ngành sản xuất bia rượu
3. Ngành chế biến thủy sản
4. Ngành dệt may
5. Ngành sản xuất xi măng
6. Ngành thép và luyện kim
7. Ngành gia công kim loại
8. Ngành tinh bột sắn
9. Ngành chế biến chè
10. Ngành sản xuất đường
11. Chế biến mủ cao su
12. Sản xuất bột đá

5.2. Một số lưu ý thực hiện SXSH


• Hiểu ngành nghề và công nghệ sản xuất
• Quan tâm đến tiêu dung tài nguyên, năng lượng và hiện trạng môi trường
• Xác định nguyên nhân dòng thải, phân tích các cơ hội dựa trên
– Dòng lưu chuyển (vật liệu, chất thải, năng lượng..)
– Quy trình công nghệ (từng công đoạn)
• Không bỏ sót khu vực phụ trợ
• Lưu ý: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp
Yếu tố quan trọng – Công tác chuẩn bị
• Questions to be answered during walk-through inspection
• Aspects to be Considered in the Evaluation
– Preliminary evaluation
– Technical evaluation
– Economic evaluation
– Environmental evaluation

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 54


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

5.3. Cấu trúc báo cáo đánh giá SXSH


• Giới thiệu cơ sở sản xuất
• Tóm lược các vấn đề môi trường trọng tâm
• Mô tả quá trình và dòng vật chất - năng lượng
• Phân tích, đánh giá chi tiết
• Thực hiện lựa chọn sản xuất sạch hơn
• Thực hiện và duy trì (cải tiến)

5.4. Các vấn đề trọng tâm cần lưu ý


5.4.1. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất
• Trọng tâm đánh giá SXSH
• Xác định công đoạn lãng phí nhất
• Cân bằng vật chất, năng lượng
• Định giá dòng thải

Hình 5.1. Sơ đồ cân bằng vật chất


Khảo sát tổn thất năng lượng
– Dây chuyền sản xuất
– Hệ thống phân phối và cung cấp năng lượng
• VD: lò hơi, máy nén khí, thiết bị làm lạnh, chiếu sáng…
 Tính toán mức hiệu quả năng lượng

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 55


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Hình 5.2. Ví dụ tổn thất nhiệt tại lò hơi

5.4.2. Định giá dòng thải


• Mục đích:
– Định lượng chi phí dòng thải
– Xem xét dòng thải ưu tiên (mặt kinh tế - tính khả thi)
• Cơ sở định giá: Đặc tính dòng thải, các dòng chi phí liên quan..
• Chi phí dòng thải
– Chi phí nguyên vật liệu, năng lượng (trong dòng thải)
– Chi phí xử lý, thải bỏ (chất thải)
– Chi phí khác (xử lý lại sản phẩm..)

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 56


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Hình 5.3. Chi phí dòng thải


Đánh giá nguồn thải
• Tính kinh tế của việc sử dụng nguyên liệu
• Tăng năng lực quá trình sản xuất
• Sử dụng nguyên liệu khác
• Thay thế nguyên liệu
• Các khả năng tuần hoàn
5.4.3. Phân tích nguyên nhân và giải pháp
• Nguyên nhân phát sinh dòng thải
• Tiếp cận có hệ thống, xem xét yếu tố ảnh hưởng
• Tìm ra gốc rễ vấn đề…
• Đề ra giải pháp thích hợp

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 57


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Hình 5.4. Ví dụ cách thức xác định nguyên nhân dòng thải
Bảng 5.1. Phân tích nguyên nhân và giải pháp

TT Dòng thải Nguyên nhân Giải pháp Chú thích

5.4.4. Lựa chọn giải pháp SXSH


• Sàng lọc các giải pháp
• Đánh giá sơ bộ cơ hội/giải pháp
• Nghiên cứu khả thi (kinh tế, kỹ thuật, môi trường)

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 58


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

Hình 5.5. Các giải pháp thực hiện SXSH


Hướng dẫn ôn tập
1. Quy trình công nghệ sản xuất và đặc điểm chất thải các nhóm ngành nghề công nghiệp?
2. Cấu trúc báo cáo đánh giá sản xuất sạch hơn?
-Hết-

Tài liệu tham khảo

[1]. Jackson T., (1992). Cleaner Production Strategies. Lewis Publishers.


[2]. Heinz Leuenberger (2000). Sản xuất sạch hơn - Chiến lược và phương pháp luận.
Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam.
[3]. EPA (1998). Principles of pollution prevention and Cleaner production. United
States Environmental Protection Agency.
[4]. UNIDO CP Programme (2002). Manual on the Development of Cleaner
Production Policies - Approaches and Instruments. Programme Development and Technical
Cooperation Division, Vienna.
[5]. Chính Phủ (2009). Quyết định số 1419/QĐ-TTG ngày 07 tháng 9 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến
năm 2020, Hà Nội.
[6]. Trung tâm Sản xuất sạch Việt nam, Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam -
Đan Mạch về môi trường, Bộ Công thương (2011). Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hà Nội.
[7]. Phạm Khắc Liệu, Trần Anh Tuấn (2014). Giáo trình sản xuất sạch hơn. Trường
Đại học Khoa học, Đại học Huế.

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 59


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

[8]. Chế Đình Lý (2008). Giáo trình phân tích hệ thống môi trường. Viện Môi trường
và Tài nguyên, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.
[9]. Nguyễn Vinh Quy (2015). Bài giảng Sản xuất sạch hơn. Đại học Nông Lâm Tp.
Hồ Chí Minh.
*******

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 60


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN


Chúng tôi nhận thức được rằng đạt được sự phát triển bền vững là trách nhiệm chung
của cộng đồng. Hành động để bảo vệ môi trường toàn cầu phải bao gồm việc áp dụng hoạt
động sản xuất và tiêu dùng bền vững đã được cải thiện.
Chúng tôi tin tưởng rằng Sản xuất sạch hơn và các chiến lược phòng ngừa
khác như Hiệu suất Sinh thái, Năng suất Xanh và Phòng ngừa Ô nhiễm là những lựa chọn
được ưu tiên. Các chiến lược này đòi hỏi sự phát triển, hỗ trợ và thực hiện các biện pháp phù
hợp.
Chúng tôi hiểu rằng Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng
ngừa tổng hợp đối với các quá trình, các sản phẩm và dịch vụ vì lợi ích kinh tế, xã hội, sức
khoẻ, an toàn và môi trường.
Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi cam kết:

Dựa vào ảnh hưởng của mình để


Cấp Lãnh
- Khuyến khích áp dụng hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững
đạo
thông qua mối quan hệ với các bên tham gia.

Xây dựng năng lực thông qua


Nâng cao
- Phát triển và thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, giáo
nhận thức,
dục và đào tạo trong các tổ chức của mình;
giáo dục
- Khuyến khích đưa các khái niệm và nguyên tắc của Sản xuất sạch
và đào tạo
hơn vào giáo trình giảng dạy ở tất cả các cấp.

Khuyến khích lồng ghép các chiến lược phòng ngừa


- Ở tất cả các cấp trong tổ chức của mình;
Chương
- Trong các hệ thống quản lý môi trường;
trình lồng
- Thông qua việc sử dụng các công cụ như đánh giá hoạt động môi
ghép
trường, hạch toán môi trường và các đánh giá tác động môi
trường, vòng đời sản phẩm và sản xuất sạch hơn.

Xây dựng các giải pháp đổi mới thông qua


Nghiên
cứu và - Thúc đẩy chuyển đổi từ ưu tiên dùng phương thức xử lý cuối
phát triển đường ống sang chiến lược phòng ngừa trong chính sách và hoạt
động nghiên cứu và phát triển của mình;

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 61


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

- Hỗ trợ phát triển các sản phẩm và dịch vụ đạt hiệu quả môi trường
và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Chia sẻ các kinh nghiệm thông qua


Truyền
- Tăng cường đối thoại về thực hiện các chiến lược phòng ngừa và
thông
cung cấp thông tin cho các bên tham gia về những lợi ích của nó.

Thực thi áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn thông qua
- Đặt ra các mục tiêu có tính thách thức và báo cáo định kỳ các tiến
bộ đạt được từ các hệ thống quản lý đã thiết lập;
- Khuyến khích hỗ trợ tài chính, đầu tư mới và bổ sung cho các lựa
Thực hiện chọn công nghệ có tính phòng ngừa, thúc đẩy hợp tác và chuyển
giao công nghệ có hiệu quả về mặt môi trường giữa các quốc gia;
- Hợp tác với UNEP cùng các đối tác và các bên tham gia khác trong
việc hỗ trợ tuyên ngôn này và đánh giá các thành công của việc
thực hiện.

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 62


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

PHỤ LỤC 2. DAVOS DECLARATION ON PROMOTION OF RESOURCE


EFFICIENT AND CLEANER PRODUCTION (RECP) IN DEVELOPING AND
TRANSITION COUNTRIES
We, the members of the Global Network for Resource Efficient and Cleaner Production
(RECPnet) and representatives of patron agencies, donor governments and associated experts,
have gathered from 12-16 October 2015, in Davos, Switzerland, to celebrate 20 years of
cooperation and achievements towards establishing a network of service providers to advance
cleaner production and resource efficiency on a global level. This endeavor is significant and
represents a main contribution to advancing sustainable development, in particular in
developing and transition countries, by means of inclusive and sustainable industrial
development and sustainable consumption and production:
- Note with pride the progress made over the last two decades in the establishment of
RECP service providers in 58 developing and transition countries, particularly National
Cleaner Production Centres (NCPCs) and National Cleaner Production Networks (NCPNs),
through the joint efforts of the United Nations Industrial Development Organization (UNIDO)
and the United Nations Environment Programme (UNEP), working in partnership with
RECPnet, whose 71 members currently represent 56 developing and transition countries;
- Express appreciation to the donor community that has enabled, through their joint
and sustained financial support, the establishment of NCPCs and NCPNs, the RECP
Programme and related initiatives. The Government of Switzerland is specifically
acknowledged for its support to the establishment of several NCPCs, NCPNs and RECPnet.
Other donors have supported activities on a national, regional and/or thematic basis,
particularly the Governments of Austria, Canada, Czech Republic, France, Germany, Italy,
Japan, The Netherlands, Norway, Slovenia, Sweden, the United States of America, as well as
the European Commission, Global Environment Facility, MDG Achievement Fund, One UN
Fund and the United Nations Development Programme;
- Emphasize our deep concern at the alarming trends in resource extraction and
consumption and waste generation, exceeding planetary boundaries and resulting in
environmental degradation, climate change, biodiversity loss, and threats to human health;
- Call for urgent and coordinated action by governments, the private sector and civil
society to decouple economic development from increased use of natural resources and further
environmental degradation;
- Draw encouragement, from a number of positive signs of change at various levels,
and in particular we welcome commitments included in the Sustainable Development Goals
(SDGs), related to the promotion of sustained, inclusive and sustainable economic growth,
full and productive employment and decent work for all (SDG 8), building of resilient

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 63


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

infrastructure, promotion of inclusive and sustainable industrialization and fostering of


innovation (SDG 9), and ensuring sustainable consumption and production patterns (SDG 12).
We also welcome the commitments reflected in the Addis Ababa Action Agenda and the role
entrusted to the NCPCs and NCPNs in its article 122;
- Highlight the advances in knowledge and technology over the last 20 years that have
made possible major advances in resource and energy efficiency and elimination of wastes
and underline the economic, social and environmental opportunities in all forms of innovation
for sustainability – social, institutional, financial and technological – and in all sectors; and
- Reaffirm the specific needs of small- and medium-sized enterprises, particularly in
developing and transition countries, to ensure access to appropriate and affordable knowledge,
cleaner and environmentally sound technologies, and financial services, and to increase their
integration in global value chains and markets;
Against this background, we:
1. Resolve to renew and redouble our efforts to promote, mainstream and scale-up
resource efficiency and cleaner production at all levels as a contribution towards achievement
of the Sustainable Development Goals and through further engagement with global initiatives
such as the 10 Year Framework of Programmes for Sustainable Consumption and Production
(SCP), Climate Technology Centre and Network (CTCN), Strategic Approach to International
Chemicals Management (SAICM) and related multilateral environmental agreements, donors
and international organizations.
2. Determine to deliver individually and collectively services of the highest quality that
are appropriate and effective for governments to create and implement RECP-conducive
policies and strategies; for enterprises to implement RECP most beneficially in their
operations, products and strategies; and for civil society to act as advocate and change agent
for RECP.
3. Commit to collaborate to further strengthen RECPnet, in line with recommendations
emanating from the Executive Committee acting on behalf of the Members’ Assembly, as
well as from UNIDO and UNEP-initiated independent evaluation processes, and operate it as
a member-based and member-driven initiative that supports the nationally-owned and
nationally-directed RECP service provision and knowledge-sharing in member countries.
4. Call on government, business, financial institutions, academia and civil society that
share our concerns and commitments to join with RECPnet in its efforts to advance sustainable
development through a rapid and universal uptake of resource efficiency and cleaner
production policies, methods, technologies and practices in industries all over the world; and

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 64


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

5. Request the joint UNIDO-UNEP RECP Programme to continue acting as RECPnet


Secretariat and where possible to expand its support to RECPnet, according to the needs of
the members and regions, by enabling and enhancing our capacity to contribute to the 2030
Agenda for Sustainable Development.

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 65


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

PHỤ LỤC 3. CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP ĐẾN
NĂM 2020
Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 với những nội dung
chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM
1. Thực hiện “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020”, “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” và định hướng phát
triển các ngành công nghiệp.
2. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật áp dụng sản xuất sạch hơn trên cơ sở tự
nguyện và phát huy nội lực của các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu
môi trường và lợi ích kinh tế.
3. Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp được thực hiện trên cơ sở tăng cường quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường và nhận thức của các cơ sở sản xuất công nghiệp về lợi ích
được mang lại từ việc áp dụng sản xuất sạch hơn.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát
thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe
con người và bảo đảm phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Giai đoạn từ nay đến năm 2015:
- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất
sạch hơn trong công nghiệp;
- 25% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công
nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 5 – 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm;
- 70% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng
sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
b) Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:
- 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất
sạch hơn trong công nghiệp;
- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công
nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 8 – 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 66


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 90% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận
chuyên trách về sản xuất sạch hơn;
- 90% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng
sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
III. NHIỆM VỤ
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
cho các cấp, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất công nghiệp và cộng đồng dân cư.
2. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong
công nghiệp:
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền
ban hành các cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;
b) Lồng ghép nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, quy hoạch phát triển các
ngành công nghiệp; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chương trình, kế hoạch
bảo vệ môi trường của Bộ, ngành và địa phương.
3. Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý, tổ chức tư vấn và cơ sở sản xuất công
nghiệp trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn:
a) Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về sản xuất sạch hơn trong
công nghiệp góp phần thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Xây dựng, phát triển đội ngũ chuyên gia sản xuất sạch hơn cho các tổ chức tư vấn
và đội ngũ cán bộ kỹ thuật về sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp;
c) Hỗ trợ xây dựng thí điểm, nhân rộng các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong
công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
4. Phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức:
a) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong
công nghiệp đối với các cấp, các ngành và các cơ sở sản xuất công nghiệp;
b) Xây dựng, phổ biến các cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về áp dụng sản xuất
sạch hơn trong công nghiệp;
c) Đẩy mạnh việc phổ biến, nhân rộng các mô hình áp dụng thành công sản xuất sạch
hơn trong công nghiệp.
2. Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách:
a) Đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật
nhằm thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 67


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

b) Thực hiện việc lồng ghép nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, quy hoạch
phát triển các ngành công nghiệp; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chương
trình, kế hoạch bảo vệ môi trường của Bộ, ngành và địa phương;
c) Xây dựng mạng lưới cấp giấy chứng nhận áp dụng sản xuất sạch hơn trong công
nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp theo nguyên tắc tự nguyện;
d) Phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tại Bộ
Công Thương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều cơ sở sản xuất công
nghiệp.
3. Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nguồn lực và hợp tác quốc tế:
a) Đẩy mạnh việc xây dựng, phổ biến các hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất sạch hơn
trong công nghiệp; hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp;
b) Tăng cường liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học với cơ sở sản xuất
công nghiệp trong việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ phục vụ sản xuất
sạch hơn trong công nghiệp;
c) Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản
lý, chuyên môn và chuyên gia tư vấn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn trong công
nghiệp;
d) Tranh thủ các nguồn lực của tổ chức, cá nhân nước ngoài để thúc đẩy việc áp dụng
sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
4. Giải pháp về đầu tư và tài chính.
a) Kinh phí để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chiến lược được huy động từ
nhiều nguồn vốn khác nhau: vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ, các nguồn tài trợ, đầu tư
của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và những nguồn vốn hợp pháp khác;
b) Phê duyệt về nguyên tắc 5 đề án tại Phụ lục kèm theo Quyết định này nhằm triển
khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của Chiến lược. Các Bộ, ngành
liên quan chịu trách nhiệm xây dựng các đề án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kinh phí
thực hiện các đề án được ngân sách nhà nước bảo đảm;
c) Nhà nước hỗ trợ qua tín dụng nhà nước đối với các dự án sản xuất sạch hơn trong
công nghiệp; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động
nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường phục vụ sản xuất
sạch hơn trong công nghiệp;
d) Các dự án đầu tư áp dụng sản xuất sạch hơn của các cơ sở sản xuất được hưởng
chính sách ưu đãi tài chính. Ban điều hành thực hiện Chiến lược có trách nhiệm tư vấn cơ chế
hỗ trợ, ưu đãi chi tiết, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 68


Bài giảng – Sản xuất sạch hơn

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành,
địa phương liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ của
Chiến lược, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện. Bộ trưởng Bộ
Công Thương thành lập Ban điều hành do Bộ trưởng làm Trưởng ban để thực hiện Chiến
lược. Thành phần, quy chế hoạt động của Ban điều hành và Văn phòng giúp việc do Bộ trưởng
Bộ Công Thương quyết định.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng kinh phí
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 5 năm và hàng năm để thực hiện các đề án thành phần của
Chiến lược.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành khác và Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý
nhà nước của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương để tổ chức thực hiện có
hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ liên quan trong Chiến lược; định kỳ hàng năm gửi báo cáo
kết quả thực hiện về Bộ Công Thương để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ.
*******

ThS. Nguyễn Minh Kỳ 69

You might also like