Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 1


KIỂM TOÁN TUÂN THỦ

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 2


Sau khi học xong chương 3, sinh viên có thể hiểu được:
 Khái niệm và bản chất của Kiểm toán tuân thủ;
 Các nội dung của Kiểm toán tuân thủ;
 Các đặc điểm của Kiểm toán tuân thủ;
 Các phương thức của Kiểm toán tuân thủ và ý nghĩa của mỗi
phương thức;
 Các giai đoạn của Kiểm toán tuân thủ;
 Các biện pháp để nâng cao hiệu quả của Kiểm toán tuân thủ.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 3


3.1 – Tổng quan về kiểm toán tuân thủ
3.2 – Quy trình kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán nội bộ.
3.3 – Điều kiện thành công của kiểm toán tuân thủ.
3.4 – Một số minh hoạ về Kiểm toán tuân thủ
3. 5 – Các biện pháp để nâng cao việc tuân thủ quy định
pháp luật của Nhà nước và của đơn vị/doanh nghiệp.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 4


3.1 – Tổng quan về kiểm toán tuân thủ
 Nhà nước Việt nam là Nhà nước pháp quyền.
 Doanh nghiệp bên cạnh việc điều hành các hoạt
động nhằm mang lại hiệu qủa kinh tế, đồng thời phải
tuân thủ pháp luật và các quy định của doanh
nghiệp.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 5


 Doanh nghiệp không được đưa ra những quy
định trái với luật pháp.
 Doanh nghiệp nhà nước tuân thủ những quy
định cụ thể do cơ quan bộ nghành có liên quan
quy định
 Các doanh nghiệp ngoài Nhà nước thực hiện
theo quy định của chính doanh nghiệp đề ra.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 6


3.1.1 –Khái niệm và bản chất của kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán viên xem xét, đánh
giá sự tuân thủ các thủ tục, các nguyên tắc, các quy định
pháp lý của Nhà nước và của các cơ quan có thẩm
quyền tại đơn vị.
Khái niệm trên được hiểu:
• DN tuân thủ mang tính bắt buộc
• DN tuân thủ những quy định Nhà nước mang tính giao
quyền trong phạm vi cho phép (thường đối với DNNN).
• Tuân thủ những quy định của tổ chức

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 7


3.1.2 – Nội dung của kiểm toán tuân thủ.
Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ kinh tế
tài chính của Nhà nước; các chính sách, nghị quyết, quy chế
của Hội đồng quản trị và lãnh đạo tổ chức/đơn vị/doanh
nghiệp.
 Các quy định về “Vệ sinh an toàn thực phẩm”;

 “Quy định về lập và nộp báo cáo cho cơ quan Thuế”;

 “Quy định về thực hiện tính giá nhập xuất kho nguyên vật
liệu/hàng hóa/thành phẩm của tổ chức/đơn vị/doanh
nghiệp”;…
 Quy định về “Thực hiện thỏa ước lao động tập thể”..

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 8


3.1.2 – Nội dung của kiểm toán tuân thủ.
Kiểm tra tính tuân thủ các quy định trong Hệ thống kiểm soát
nội bộ của doanh nghiệp.
 Các quy định liên quan đến luật Lao động như về thời gian
làm việc, nghỉ giữa ca; định mức tiền lương;
 Các quy định về chấp hành chứng từ kế toán; quy định về
các thủ tục nhập, xuất hàng, vật tư,.
 Tất cả các quy định này đã được cụ thể hóa từ các chính
sách, pháp luật của Nhà nước bằng các quy chế của các tổ
chức/đơn vị/doanh nghiệp,.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 9


3.1.2 – Nội dung của kiểm toán tuân thủ.
Kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, chuẩn mực, chính
sách, chế độ kế toán từ khâu lập chứng từ, tổ chức thực hiện
hạch toán kế toán, tổ chức mở và ghi sổ kế toán, tổng hợp
thông tin, lập các báo cáo kế toán (báo cáo tài chính, báo cáo
kế toán quản trị), thực hiện lưu trử tài liệu, chứng từ kế toán.
 Các quy định liên quan đến Chế độ chứng từ kế toán.

 Việc tổ chức hệ thông sổ sách và ghi chép kế toán.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 10


Tóm lại,
Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra tính tuân thủ
toàn bộ các quy định, quy tắc trong tất cả các văn
bản pháp lý có liên quan đến từng mặt hoạt động
của từng đơn vị, từng bộ phận, cá nhân trên mọi
giác độ quản lý kinh tế - tài chính – kế toán.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 11


3.1.3 – Hình thức kiểm toán tuân thủ
◦ Phương thức tiến hành độc lập.
Chỉ là một cuộc kiểm toán tuân thủ

◦ Phương thức kết hợp.


Kết hợp với các nội dung kiểm toán nội bộ khác.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 12


3.1.4 – Vai trò, phạm vi và đặc điểm của kiểm toán tuân thủ
 Kiểm toán tuân thủ gắn chặt với pháp luật, mang tính bắt
buộc (tính pháp lý cao).
 Phạm vi, mức độ của kiểm toán tuân thủ rất rộng.
- bao gồm từ những quy định tổng quát, cơ bản;
- bao gồm cả những quy định mang tính chất chiến lược;
- gồm những quy định liên quan đến từng người, đến mọi
lĩnh vực hoạt động, công việc, bộ phận, đơn vị liên quan.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 13


 Sự khác nhau giữa kiểm toán tuân thủ và các loại
hình kiểm toán khác.
 Kiểm toán tuân thủ có chỉ tiêu phản ánh khác với
các loại hình kiểm toán khác.
- đúng hay sai?
- Sai hoàn toàn hay một phần?
- Sai có ý thức hay sai do không nắm được, hay
chưa kịp nắm những quy định trong văn bản pháp lý
mới ban hành.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 14


3.1.5 – Lợi ích và sự cần thiết của kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán tuân thủ nhằm đảm bảo giữ vững kỷ cương, nền
nếp trong công tác quản lý kinh tế - tài chính của đơn vị.
Kiểm toán tuân thủ bắt buộc phải đạt được 3 mục đích cụ thể
theo thứ tự sau:
 Mang lại những tác dụng thiết thực.
 Đạt được một mức độ tuân thủ cao hơn
 Phát hiện vi phạm và đề xuất biện pháp xử lý

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 15


3. 2 – Quy trình kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán nội bộ.
 Lập kế hoạch kiểm toán
 Thực hiện kiểm toán
 Xử lý các phát hiện và kiến nghị
 Lập báo cáo kiểm toán và theo dõi sau kiểm toán

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 16


3.2.1 – Lập kế hoạch và lựa chọn phương
pháp kiểm toán tuân thủ (Bước 1)
 phương thức tiến hành kiểm toán:
- Riêng biệt
- Kết hợp
 thể hiện rõ ràng và đây đủ:
- những nội dung kiểm toán cụ thể;
- phạm vi kiểm toán;
- thời gian tiến hành kiểm toán; thời gian bắt đầu
thực hiện.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 17


 Xác định quy mô, phương pháp, cách thức tiến hành,
biện pháp tổ chức thực hiện.
- Quy mô gắn liền với mục đích kiểm toán và thể hiện
bằng khối lượng công việc phải kiểm toán
- Mục đích của kiểm toán tuân thủ là kiểm tra việc chấp
hành các quy định pháp luật trong quản lý
- Phương pháp chủ yếu được sử dụng bao gồm: kiểm
tra, so sánh, đối chiếu giữa tình hình và tài liệu thực tế được
kiểm toán với những quy định trong các văn bản pháp lý có
liên quan

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 18


 Lựa chọn các phương thức:
Tổng quát đến chi tiết hoặc ngược lại;
Từ diện rộng đến diện hẹp, hoặc ngược lại;
Từ những vấn đề chung cho tới những vấn đề
riêng hoặc ngược lại…

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 19


 Công tác chuẩn bị kiểm toán tuân thủ
 Nghiên cứu các văn bản tài liệu, các biện pháp, các chính
sách, quy định có liên quan: văn bản pháp quy, quy định,
quy trình, kiểm soát nội bộ của Cty.
 Tìm hiểu các chính sách, quy định mới liên quan kỳ kiểm
toán.
 Xem xét các báo cáo, tài liệu, hồ sơ đã kiểm toán trước
đó.
 Thu thập các mẫu, chương trình.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 20


 Tổ chức lực lượng để tiến hành một cuộc kiểm toán
- Kiểm toán viên nội bộ của doanh nghiệp;
- Kiểm toán viên độc lập của các công ty kiểm toán;
- Các chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan đến các
lĩnh vực được kiểm toán

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 21


3.2.2 – Thực hiện kiểm toán tuân thủ
 Xem xét, thu thập đủ các bằng chứng trong và ngoài doanh
nghiệp.
 Xem xét đánh giá quá trình thực hiện các quy định, chính
sách trong thực tế tại đơn vị
 Đánh giá khả năng sai sót, nhầm lẫn, gian lận:
+ Cần xem xét kỹ từng trường hợp cụ thể.
+ Việc sai sót hay gian lận có mang tính chất hệ thống hay không?
 KTV cần có quan điểm thực tế rất cao trong việc đánh giá quy kết
trách nhiệm

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 22


3.2.2 – Thực hiện kiểm toán tuân thủ
 Đánh giá được tính trọng yếu và rủi ro các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh  gíup KTV đánh giá vấn đề xảy ra là manh tính
khách quan hay chủ quan.
 Tiến hành phân tích, khảo sát các khoản mục chính liên quan
đến nội dung cuộc kiểm toán

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 23


Lưu ý.
Đối với từng điều cần phải quy kết, kết luận, người
kiểm toán viên:
- không được nhìn nhận đơn thuần chỉ mặt nghiệp
vụ, chuyên môn
- cần có cách nhìn toàn diện, có quan điểm lịch sử
cụ thể

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 24


3.2.3 – Xử lý các phát hiện và kiến nghị
 Thực trạng
 Tiêu chuẩn
 Hậu quả
 Nguyên nhân
 Kiến nghị

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 25


3.2.4 – Lập báo cáo kiểm toán và theo dõi sau kiểm toán
a. Lập báo cáo kiểm toán.
a_1. Cách thức lập Báo cáo kiểm toán tuân thủ phụ thuộc
vào từng phương thức tiến hành kiểm toán tuân thủ.
- Độc lập/riêng biệt: Báo cáo riêng
- Kết hợp: Thể hiện 1 mục trong B/cáo.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 26


a_2. Nội dung của báo cáo kiểm toán tuân thủ bắt buộc
phải phản ánh đầy đủ, rõ ràng các chỉ tiêu sau:
◦ Các khoản mục chính và khoản mục bổ sung;
◦ Các kết luận về tình hình chấp hành các quy định pháp luật
của doanh nghiệp: Đúng, sai hay là chưa đúng?
◦ Lý do sai sót hay vi phạm?
◦ Những đề xuất của kiểm toán viên về biện pháp, kiến nghị,
xử lý.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 27


a_3. Về nguyên tắc, báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán
tuân thủ phải đạt được một số yêu cầu sau:
 Thứ nhất, trình bày đầy đủ các tình hình, nội dung, kết quả kiểm toán
theo mục tiêu, yêu cầu đã đề ra;
 Thứ hai, xác nhận được tính đầy đủ, hợp lý, hợp pháp của các vấn
đề nêu trong báo cáo, không chỉ liệt kê các tình hình và kết quả mà
không xác nhận;
 Thứ ba, phải đề xuất được những kiến nghị, biện pháp phù hợp để
hoàn thiện, tăng cường hoặc xử lý những sai sót, gian lân, vi phạm.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 28


b. Phúc tra kết quả kiểm toán.
- nội dung kết luận chưa chính xác;
- hoặc chưa thỏa đáng, dẫn đến có ý kiến kháng nghị
hoặc còn kiện tụng buộc lãnh đạo doanh nghiệp phải
quyết định cho phúc tra toàn bộ hay từng phần kết quả
kiểm toán
c. Theo dõi sau kiểm toán

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 29


3.4 – Các biện pháp để nâng cao việc tuân thủ
quy định pháp luật của Nhà nước và của đơn
vị/doanh nghiệp.
 Nâng cao ý thức pháp luật của mọi thành viên,
mọi đơn vị, mọi bộ phận trong doanh nghiệp.
 Thường xuyên tổ chức, phổ biến, tuyên truyền để
giúp cho mọi cá nhân, đơn vị, bộ phận có điều
kiện để nắm vững những quy định pháp luật có
liên quan.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 30


3.3 – Điều kiện thành công của Kiểm toán tuân thủ.
 Lãnh đạo doanh nghiệp phải tạo mọi điều kiện vất chất cần
thiết (trang thiết bị, công cụ, dụng cụ phục vụ quản lý) cho
việc thực hiện và tuân thủ pháp luật.
 Thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện và
tuân thủ các quy định pháp luật.
 Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện và tuân thủ
pháp luật.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 31


3.4 – Các biện pháp để nâng cao việc tuân thủ quy
định pháp luật của Nhà nước và của đơn vị/doanh
nghiệp.
 Lãnh đạo doanh nghiệp phải tạo mọi điều kiện vất
chất cần thiết (trang thiết bị, công cụ, dụng cụ phục
vụ quản lý) cho việc thực hiện và tuân thủ pháp luật.
 Thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực
hiện và tuân thủ các quy định pháp luật.
 Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện và
tuân thủ pháp luật.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 32


Tóm lại:
Kiểm toán tuân thủ là một loại hình kiểm toán khá
đặc biệt, ngoài những đặc điểm chung, giống với
các loại hình kiểm toán khác, nó có những đặc
điểm rất khác biệt: Tuy không mang tính chất
thông tin số liệu, nhưng lại mang tính chất
pháp lý, tính bắt buộc rất cao.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 33


CÂU HỎI ÔN TẬP.
1 – Khái niệm và bản chất của Kiểm toán tuân thủ.
2 – Phân tích ngắn gọn các nội dung của Kiểm toán
tuân thủ.
3 – Trình bày các đặc điểm của Kiểm toán tuân thủ.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 34


Bài tập thảo luận
Bạn là kiểm toán viên nội bộ, chuẩn bị cho việc
kiểm toán năm tới. Lãnh đạo yêu cầu kiểm toán
về việc tuân thủ của bộ phận bán hàng và
Marketing. Theo bạn những nội dung nào cần
phải được kiểm toán của bộ phận này.

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 35


MỘT SỐ THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH (ANH NGỮ)
1.Kiểm toán tuân thủ: Auditing of compliance.
2.Hệ thống kiểm soát nội bộ: Internal controlling system
3.Doanh nghiệp nhà nước: State - owned Enterprises (SOEs)
4.Thỏa ước lao động: Labour agreement
5.Chế độ chứng từ kế toán: Accounting vourcher system
6.Kiểm toán viên nội bộ: Internal auditor
7.Kiểm toán viên độc lập: External auditor
8.Sai sót: Error
9.Nhầm lẫn: Confusion
10. Gian lận: Fraud

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 36


CẢM ƠN
VÀ HẸN GẶP LẠI

22/09/2016 202011 – Kiểm toán tuân thủ 37

You might also like