Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.

HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

________________

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: CÁC NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI

TÊN TIỂU LUẬN: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT


TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP ĐIỆN ẢNH TRUNG QUỐC

Lớp: Các Nền Văn Minh Nhân Loại

Giảng viên: Cô Đỗ Thị Ngọc Uyển

Sinh viên thực hiện: Nhóm 3

1/ Trương Quốc Thắng (MSSV: 3123540074) 8/ Lê Phạm Anh Thy (MSSV: 3123540083)
2/ Khương Duy (MSSV: 3123540011) 9/ Võ Thục Đan Trinh (MSSV: 3123540085)
3/ Nguyễn Thị Huế Trân (MSSV: 3123540084) 10/ Trần Thị Tuyết Ngân (MSSV: 3123540045)
4/ Lê Phạm Quỳnh Anh (MSSV: 3123540002) 11/ Nguyễn Yến Nhi (MSSV: 3123540052)
5/ Bùi Thảo Uyên (MSSV: 3123540090) 12/ Huỳnh Thanh Trúc (MSSV: 3123540087)
6/ Trần Thị Thuý Hà (MSSV: 3123540018) 13/
7/ Nguyễn Thị Bảo Nhi (MSSV: 3123540054) 14/

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................

DANH MỤC HÌNH ẢNH.......................................................................................

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................

CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NỀN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN


ẢNH TRUNG QUỐC..............................................................................................

1.1. Sự xuất hiện....................................................................................................

1.2. Khái quát các giai đoạn phát triển..................................................................

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN ẢNH


TRUNG QUỐC........................................................................................................

2.1. Giai đoạn khởi đầu.........................................................................................

2.2. Giai đoạn hoàng kim......................................................................................

2.2.1. Giai đoạn hoàng kim thứ nhất (sau 1930).............................................

2.2.2. Giai đoạn hoàng kim thứ hai (cuối thập niên 1940)..............................

2.3. Giai đoạn suy tàn..........................................................................................

2.4. Giai đoạn khôi phục......................................................................................

2.5. Hiện nay........................................................................................................

2.5.1. Khai thác và sử dụng các yếu tố văn hóa truyền thống trong sản
phẩm điện ảnh Trung Quốc...........................................................................

2.5.2. Tạo dựng biểu hiện văn hóa trong điện ảnh Trung Quốc....................

2.5.3. Chuyển đổi mô hình hợp tác sản xuất trong ngành điện ảnh Trung
Quốc..............................................................................................................

2
CHƯƠNG 3: THÀNH TỰU CÔNG NGHIỆP ĐIỆN ẢNH TRUNG QUỐC
.................................................................................................................................

CHƯƠNG 4: MẶT ĐỐI LẬP...............................................................................

4.1. Ý nghĩa mặt đối lập......................................................................................

4.2. Kết luận........................................................................................................

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Định Quân Sơn bộ phim đầu tiên của Trung Quốc.
Hình 2.2: Thanh niên xung phong cách mạng văn hóa
Hình 2.3: Vũ kịch giao thoa giữa văn hóa Á Âu diễn ra tại Paris
Hình 2.4: Ảnh minh họa phim “Phù Dung trấn”
Hình 3.1: Hình ảnh các bộ phim nổi tiếng Trung Quốc

4
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp điện ảnh của Trung Quốc đã hoạt
động mạnh mẽ để bắt kịp và vượt qua các tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một thị trường
tiềm năng về mặt điện ảnh với doanh thu phòng vé cao ngất ngưỡng, số lượng rạp
chiếu phim cao thứ nhì thế giới và vô số tựa phim kinh điển tạo dấu ấn sâu đậm cho
khán giả, có lẽ vậy nên Trung Quốc dần trở thành mối nguy cho phim trường
Hollywood. Nếu như trước đây Trung Hoa từng trải qua khoảng thời gian dài chậm
phát triển vì những biến cố chính trị, xã hội,.. gần đây nhất là sau đại dịch Covid 19.
Thì giờ đây sau khi đã khôi phục đất nước ổn định, Trung Quốc lại càng chứng tỏ tiềm
năng thúc đẩy kinh tế nhờ vào ngành công nghiệp giải trí, xuất sắc trở thành một
cường quốc điện ảnh hàng đầu ở khu vực châu Á. Vậy lịch sử xây dựng và phát triển
công nghiệp điện ảnh Trung Quốc đi qua các quá trình nào và có tác động gì đến các
nước khác?

Trước thời kỳ khó khăn, việc thuộc quyền sở hữu của nhà nước mang lại ích lợi
cho kinh tế, tuy không quá lớn nhưng củng cố tạm thời tài nguyên cho ngành điện ảnh
của đất nước. Trung Quốc ban hành nhiều chính sách khuyến khích xây dựng thêm hệ
thống rạp chiếu, mở rộng thị trường và sản xuất phim ảnh trong điều kiện cần thiết.
Mặt khác, các công ty Trung Quốc liên tục đẩy mạnh thu mua xưởng phim, rạp chiếu
và các công ty sản xuất phim của Hollywood. Nhờ bản sắc nghệ thuật rất riêng phim
điện ảnh Trung Quốc dần tạo được chỗ đứng trên thị trường quốc tế.

Với mục tiêu mong muốn trở thành cường quốc điện ảnh vào năm 2035 theo
Variety, Chính Phủ nước này đặt ra phương pháp là phải cải thiện chất lượng phim.
Để làm được điều này, Trung Quốc vẫn đang áp dụng chính sách khắt khe với các hạn
ngạch phim ngoại, thay vào đó tạo mọi điều kiện để phim nội tăng trưởng và mở rộng
thị trường.

5
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NỀN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN
ẢNH TRUNG QUỐC

1.1. Sự xuất hiện


Nhiều loại hình nghệ thuật bắt đầu xuất hiện để đáp ứng cho nhu cầu tinh thần cần có của con
người, đó là các thể loại âm nhạc, các sân khấu hài kịch, ca múa,.. Tất nhiên, một lĩnh vực không thể
không đề cập đến chính là điện ảnh, đề tài thu hút đông đảo sự quan tâm của mọi thế hệ. Nó không
chỉ là một tác phẩm chất xám đơn thuần phản ánh những câu chuyện, những nét đẹp, giá trị văn hoá
hay chiều dài lịch sử của một quốc gia, mà đằng sau nó còn là cả một quá trình dàn dựng công phu
với kinh phí khủng đầu tư cho diễn viên, trang phục, các kỹ xảo và công sức của cả đoàn ekip làm
phim để sản xuất ra những sản phẩm hoàn chỉnh và những thước phim đắt giá. Ngày nay, những bộ
phim không chỉ phục vụ nhu cầu giải trí cho con người, mà nó còn là ‘cây hái ra tiền’ cho các nhà
làm phim và diễn viên. Các nền công nghiệp điện ảnh có ảnh hưởng văn hoá sâu sắc đến thế giới nói
chung và việt nam nói riêng, có thể kể đến nền công nghiệp điện ảnh Hollywood, Hàn Quốc,.. đều
là những nền điện ảnh được đầu tư mạnh tay, sở hữu các kỹ thuật chuyên nghiệp làm người xem
mãn nhãn . Ngoài ra, thật thiếu sót nếu ta không kể đến nên công nghiệp điện ảnh Trung Quốc - nền
công nghiệp điện ảnh đứng thứ hai thế giới. Hơn 10.000 rạp chiếu khắp Trung Quốc đã nhận hơn
1,7 tỉ khán giả trong năm 2018. Thị trường điện ảnh lớn thứ nhì thế giới này đã thu về tổng doanh
thu phòng vé 60, 98 tỉ nhân dân tệ (khoảng 8,87 tỉ đôla Mỹ), chiếm hơn một phần năm doanh thu
phòng vé toàn quốc . Bởi sự chỉn chu và tâm huyết mà đã đầu tư mạnh tay cho phục dựng, kỹ xảo,
chất lượng trong từng bộ phim, Trung Quốc đang ngày càng phát triển trong thị trường phim ảnh
trên thế giới hiện tại. Sự nổi tiếng của phim Trung đối Việt Nam ta là điều không thể chối cãi, điển
hình là Tây Du Kí - bộ phim huyền thoại được bao thế hệ biết đến. Vậy nền công nghiệp điện ảnh
của Trung Hoa đã bắt đầu từ khi nào ?

Điện ảnh Trung Quốc hay phim điện ảnh Trung Quốc (tức phim lẻ Trung Quốc) tính cho đến
trước năm 1949 là nền văn hóa và công nghiệp điện ảnh nói tiếng Hoa của Trung Quốc đại lục,
Hồng Kông và Đài Loan. Kể từ năm 1949, điện ảnh Trung Quốc được hiểu là nền điện ảnh của Đại
lục do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền Sau một thời gian dài phát triển chậm chạp vì những
biến cố chính trị, hiện nay cũng giống như nền kinh tế Trung Quốc, điện ảnh Trung Quốc cũng đang
bùng nổ mạnh mẽ và trở thành một cường quốc điện ảnh thực sự ở khu vực châu Á.

6
1.2. Khái quát các giai đoạn phát triển
Nền công nghiệp điện ảnh trung quốc đã bước qua nhiều giai đoạn thịnh suy:

- Bắt đầu

- Hoàng kim

- Bão hoà

- Suy tàn

- Khôi phục

- Phát triển

- Hiện nay

7
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN ẢNH TRUNG
QUỐC

2.1. Giai đoạn khởi đầu


Năm 1896 - 1945 là giai đoạn khởi đầu của nền công nghiệp điện ảnh Trung
Quốc, những thước phim đầu tiên đã được quay tại Thượng Hải vào ngày 11/8/1896.
Bộ phim đầu tiên mang tên “Định Quân Sơn" là một vở kinh kịch được làm bằng
kỹ xảo điện ảnh và được phát hành vào tháng 11/1905.

Hình 2.1: Định Quân Sơn bộ phim đầu tiên của Trung Quốc.

Bộ phim câm đen trắng chuyển thể tác phẩm Kinh kịch kinh điển Núi Định Quân
lấy cùng tên được sản xuất tại một studio ảnh nhỏ ở Bắc Kinh vào năm 1905, đánh
dấu sự ra đời của bộ phim Trung Quốc đầu tiên cũng như sự khởi đầu của ngành công
nghiệp điện ảnh Trung Quốc.

8
Trong những năm 1920 các nhà làm phim Trung Quốc đã học hỏi kinh nghiệm
và kỹ thuật làm phim của đất nước phương Tây do đó nền công nghiệp điện ảnh của
Trung Quốc bị ảnh hưởng một cách rõ rệt trong hai thập kỷ sau đó.

Mãi đến năm 1930 những bộ phim mang sắc màu Trung Hoa mới thực sự ra đời
tiêu biểu là Xuân tằm (1933), Đại lộ (1935), Thần nữ (1934).

2.2. Giai đoạn hoàng kim

2.2.1. Giai đoạn hoàng kim thứ nhất (sau 1930)


Các bộ phim mang màu sắc Trung Quốc mới thực sự ra đời, cùng với trào lưu
nghệ thuật "cấp tiến" của những người "cánh tả" (xu hướng chính trị hướng tới sự
bình đẳng cho tất cả mọi người).
Xuất hiện những ngôi sao điện ảnh đầu tiên: Nguyễn Linh Ngọc, Chu Tuyền,
Triệu Đan.
Những bộ phim tiêu biểu: Xuân tằm (năm 1933), Đại lộ (năm 1935), Thần nữ
(năm 1934).
=> Chiến tranh Trung - Nhật lần 2 bùng nổ (1937-1945) dẫn đến thời kỳ hoàng
kim đầu tiên của điện ảnh Trung Quốc kết thúc. Ngoại trừ Tân Hoa, tất cả các hãng
phim đều ngừng hoạt động. Nhiều hãng phim chạy đến lánh nạn tại Hong Kong, các
vùng thuộc quyền kiểm soát của Cộng sản đảng và Quốc dân đảng.

2.2.2. Giai đoạn hoàng kim thứ hai (cuối thập niên 1940)
Sau năm 1945, nền công nghiệp điện ảnh Trung Quốc tiếp tục phát triển.
Khi chiến tranh kết thúc, Liên Hoa - một hãng phim lớn của điện ảnh Trung
Quốc đã tái thành lập tại Thượng Hải và trở thành căn cứ địa của các đạo diễn cánh tả.
Sự bất bình với chế độ áp bức của chính quyền Tưởng Giới Thạch trở thành chủ đề
chính được khai thác.
Những bộ phim kinh điển trong giai đoạn này: Nhất giang xuân thủy hướng
đông lưu (năm 1947), Vạn gia đăng hoả (năm 1948), Con quạ và chim sẻ (năm 1949),
Tam Mao (năm 1949).
Tiêu biểu nhất là bộ phim "Nhất giang xuân thủy hướng đông lưu". Bộ phim
khắc họa chân thực cuộc sống cực khổ của một gia đình người Hoa trước, trong và sau

9
chiến tranh Trung - Nhật, đã trở thành tư liệu tham khảo cả về chính trị và xã hội lúc
bấy giờ.
Ngoài ra Tiểu thành chi xuân (năm 1948) của hãng phim Văn Hóa cũng được
đánh giá là một trong những bộ phim xuất sắc nhất Trung Quốc mọi thời đại.
Năm 1949, sau chiến thắng của Cộng Sản đảng trước Quốc Dân đảng, chính
quyền Cộng Sản không chỉ coi điện ảnh là một loại hình nghệ thuật mà còn là công cụ
tuyên truyền quan trọng.
Số lượng khán giả đến rạp đã tăng một cách chóng mặt ( năm 1949-1959), từ 47
triệu người lên 415 triệu người.
Năm 1950, hãng Trường Xuân - công ty phim đầu tiên của nhà nước Trung
Quốc mới, được thành lập.
Trong vòng 17 năm kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập đến
thời kì Cách Mạng Văn Hóa bùng nổ, các bộ phim đa phần là phim tuyên truyền.
Nếu như trước năm 1949, phần lớn các nhà điện ảnh Trung Quốc học hỏi kinh
nghiệm và kĩ thuật từ điện ảnh Mỹ thì sau khi thành lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa,
các nhà điện ảnh Trung Quốc mới được gửi sang Moskva để đào tạo với sự giúp đỡ
của điện ảnh Liên Xô.
Năm 1956, Học viện điện ảnh Bắc Kinh được thành lập. Điện ảnh Trung Quốc
cũng bắt đầu tìm được bản sắc riêng với các bộ phim về đề tài lịch sử hoặc dựa theo
tiểu thuyết, điển tích cũ.
Năm 1960, bộ phim màn ảnh rộng đầu tiên của Trung Quốc ra đời.
Từ năm 1956 đến đầu những năm 1960, các bộ phim mang đậm nét Trung Quốc
hơn, thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Xô Viết.
Tiêu biểu nhất trong thời kỳ này là hai tác phẩm nổi tiếng: The Red Detachment
of Women - Hồng sắc nương tử quân (năm 1961), Two Stage Sisters - Vũ đài tỉ muội
(năm 1965) của nhà sản xuất phim Tạ Tấn.
Bên cạnh đó còn có các bộ phim hoạt họa, sử dụng các loại hình nghệ thuật
truyền thống, như cắt giấy, múa rối, rối bóng, vẽ tranh, cũng rất phổ biến đối với trẻ
em.

2.3. Giai đoạn suy tàn


Vào những năm cuối thập niên 60 điện ảnh rơi vào chỗ khủng hoảng nặng nề.
10
Nguyên nhân:
- Cách mạng văn hoá trung quốc nổ ra
- Cách mạng văn hoá là một phong trào chính trị xã hội tại Cộng Hoà Dân Chủ
Nhân Dân Trung Hoa, kéo dài trong 10 năm (1966 - 1976). Cuộc cách mạng tác
động lên moi mặt đời sống như: Chính trị, xã hội, kinh tế và nền văn hoá Trung Hoa
bao gồm nền điện ảnh, đồng thời còn gây ra các cuộc bạo động, hỗn loạn.

Hình 2.2: Thanh niên xung phong cách mạng văn hóa
Hậu quả là gần như toàn bộ các tác phẩm điện ảnh bị cấm lưu hành, chỉ có rất
ít các bộ phim mới được sản xuất .

Hình 2.3: Vũ kịch giao thoa giữa văn hóa Á Âu diễn ra tại Paris
Trong đó , một bộ phim được ra mắt, phiên bản vũ kịch của Hồng sắc nương
tử quân - trước đây là một bộ phim điện ảnh (năm 1971), câu chuyện đẫm lệ của

11
một người con gái, nhờ giác ngộ cách mạng mà gia nhập giải phóng quân Trung
Hoa.
Bởi những năm 50, Ballet từ Liên Xô du nhập vào Trung Quốc, trở thành một
với các vở diễn pha trộn giữa múa dân gian Trung Quốc và ballet phương Tây, trên
nền là những kịch bản cổ điển truyền thống. Trong thời kì cách mạng vh ấy, Vở
kịch Hồng sắc nương tử quân rất được lòng vợ của Chủ tịch Mao Trạch Đông nên
vì thế mà được chấp nhận lưu hành.
Nền điện ảnh của Trung Quốc đại lục gần như chững lại trong giai đoạn 1967
– 1972.

2.4. Giai đoạn khôi phục


Ngay trong những năm sau thời kì Cách Mạng Văn Hóa, ngành công nghiệp
điện ảnh bắt đầu khởi sắc trở lại. Các bộ phim quốc nội phục vụ một lượng lớn khán
giả, các lễ hội phim quốc tế luôn cháy vé. Để kéo khán giả trở lại rạp, các nhà sản
xuất phim khai thác những đề tài mang tính sáng tạo và “khám phá” cao bắt nguồn
từ Tây phương.
Tuy nhiên, trong thập niên 1980, nền công nghiệp phim rơi vào khủng hoảng,
vừa phải cạnh tranh với các loại hình giải trí khác, vừa phải đau đầu giải quyết vấn
đề kiểm duyệt của chính quyền với những đề tài ăn khách như kinh dị hay võ thuật.
Giải pháp
Các nhà điện ảnh Trung Quốc tập trung khai thác đề tài xã hội tiêu biểu là các
bi kịch trong giai đoạn Cách mạng văn hóa trước đó cũng như di chứng của cuộc
biến động này. Bỏ qua phương thức dựng phim truyền thống - kể chuyện - và tìm
tòi những cách làm tự do hơn, phóng khoáng hơn.
Bộ phim đáng chú ý là của đạo diễn Tạ Tấn “Phù Dung Trấn” (1986), đã đưa
Khương Văn và Lưu Hiểu Khánh trở thành các ngôi sao điện ảnh mới của Trung
Quốc.

12
Hình 2.4: Ảnh minh họa phim “Phù Dung trấn”

Kết quả

Từ nửa cuối thập niên 1980, điện ảnh Trung Quốc bắt đầu thực sự khởi sắc với
các đạo diễn “Thế hệ thứ 5”, những người mới tốt nghiệp Học viện Điện ảnh Bắc
Kinh thời gian trước đó (phần lớn là năm 1982). Có thể kể tới các đạo diễn: Trần Khải
Ca, Trương Nghệ Mưu, Trương Quân Chiêu, Điền Tráng Tráng.

Hai bộ phim mở đầu cho thành công của thế hệ đạo diễn này là “Nhất cá hòa bát
cá” (1983), do Trần Đạo Minh (thủ vai chính) của Trương Quân Chiêu và ”Hoàng
Thổ” (1984, bộ phim xếp thứ 4 trong danh sách phim tiếng Hoa hay nhất 100 năm
qua) của Trần Khải Ca. Nhà quay phim cho cả hai bộ phim này là Trương Nghệ Mưu,
người sau đó cũng có những thành công của riêng mình với ”Cao lương
đỏ” (1987), ”Cúc Đậu” (1989) và ”Đèn lồng đỏ treo cao” (1991).

2.5. Hiện nay


Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp điện ảnh Trung Quốc đang đẩy
mạnh việc nâng cao chất lượng và tạo dấu ấn nghệ thuật, đồng thời chuyển đổi mô
hình
quản lý, kinh doanh nhằm giúp các tác phẩm điện ảnh của Trung Quốc đến gần hơn
với thị trường toàn cầu.

13
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hoá trong nước,
điện ảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh quá trình hướng đến thị trường quốc tế. Nhiều
phương thức quốc tế hoá nền điện ảnh Trung Quốc đã được các nhà làm phim nước
này áp dụng như khai thác các yếu tố văn hoá truyền thống, tạo dựng biểu tượng văn
hoá và chuyển đổi mô hình sản xuất thông qua hợp tác với các nhà sản xuất và làm
phim nước ngoài.

2.5.1. Khai thác và sử dụng các yếu tố văn hóa truyền thống trong sản phẩm điện
ảnh Trung Quốc
Sự kết hợp giữa các yếu tố văn hóa Trung Quốc và phương Tây trong các tác
phẩm điện ảnh hợp tác sản xuất đã tạo nên đặc trưng mỹ học cho điện ảnh đương đại
Trung Quốc.
Một trong những biểu hiện của đặc trưng mỹ học này là xu hướng thiết kế áp-
phích quảng cáo phim mang phong cách nghệ thuật truyền thống Trung Quốc. Các áp
phích phim thường được vẽ theo phong cách nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc,
kết hợp với các biểu tượng, di sản văn hỏa, các địa danh lịch sử như: Gấu trúc 3
(Kung Fu Panda 3) và Người nhện (Spider Man) là những ví dụ sinh động về việc sử
dụng nghệ thuật cắt giấy - một loại hình nghệ thuật dân gian dùng để trang trí trong
các dịp lễ tết và các hoạt động dân gian của Trung Quốc trong thiết kế áp-phích.
Những yếu tố văn hóa truyền thống của Trung Quốc như tinh thần thượng võ,
nhân vật anh hùng trượng nghĩa, sự bền bỉ theo đuổi mục đích... đã xuất hiện trong
những bộ phim hành động của Hollywood như: Cô dâu báo thù (Kill Bill), Ma trận
(Matrix), Nhiệm vụ bất khả thi 3 (Mission: Impossible 3), Quái thú vô hình (The
Predator)..,
Việc kết hợp các yếu tố văn hóa truyền thống để biểu đạt những vấn đề của xã
hội đương đại đã khiến cho điện ảnh Trung Quốc trở thành một phương thức quan
trọng trong quá trình tăng cường sức ảnh hưởng về văn hóa của nước này.

2.5.2. Tạo dựng biểu hiện văn hóa trong điện ảnh Trung Quốc
Điện ảnh Trung Quốc đã tạo ra những biểu tượng ngôi sao màn bạc được thế
giới biết đến như Dương Tử Quỳnh, Châu Nhuận Phát, Trương Mạn Ngọc, Thành
Long, ... của Hồng Kông; Củng Lợi, Chương Tử Di... của Đại Lục. Sự nổi tiếng của

14
họ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của công luận đối với các vấn
đề xã hội, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của văn hóa xuyên quốc gia.
Các giá trị văn hóa truyền thống là nguồn tài nguyên phong phú đang được các
nhà làm phim tận dụng để phát triển điện ảnh Trung Quốc. Như Kinh kịch, loại hình
nghệ thuật tinh hoa của Trung Quốc, được khán giả thế giới biết đến qua các bộ phim
“Bả vương biệt cơ”, “Mai Lan Phương” của Trần Khải Ca... Những bộ phim này là
các ví dụ cụ thể về cách di sản văn hóa truyền thống Trung Quốc được khai thác và sử
dụng trong điện ảnh. Dử dụng quá khứ để phục vụ hiện tại, loại bỏ những gì không
còn phù hợp và bảo tồn những điều cốt yếu.
Ngoài ra còn có thể kể đến thể loại phim võ thuật kungfu, một thể loại đã tạo ra
đặc điểm riêng biệt cho điện ảnh Trung Quốc và có thể coi là biểu tượng văn hóa của
đất nước này. Loạt phim Gấu trúc Panda (Kungfu Panda) của hãng DreamWorks
Animation lấy bối cảnh trong một phiên bản thể loại võ hiệp giả tưởng của Trung
Quốc cố đại với hình ảnh gấu trúc - một trong những bảo vật quốc gia của Trung
Quốc được nhân cách hóa một cách sinh động.
Hay Vạn Lý Trường Thành, một trong những kỳ quan vĩ đại nhất thế giới, địa
điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc cũng trở thành chủ đề trong nhiều bộ phim như
(Vạn Lý trường thành 2016) của Trương Nghệ Mưu...
Có thể nói, với lịch sử hơn 5.000 năm, Trung Quốc là một đất nước có nền văn
minh và văn hóa giàu có với nhiều giá trị và biểu tượng văn hóa. Điều này tạo nên một
nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào cho điện ảnh Trung Quốc khai thác và phát triển.

2.5.3. Chuyển đổi mô hình hợp tác sản xuất trong ngành điện ảnh Trung Quốc
Sự chuyển đổi mô hình quản lý và sản xuất phim trong ngành điện ảnh Trung
Quốc đã tạo ra những khuôn mẫu “phim Trung Quốc mang đặc điểm Hollywood”.
Khuôn mẫu này là sự kết hợp giữa các yếu tố văn hóa Trung Quốc với phong cách và
kỹ thuật hiện đại của điện ảnh Hollywood. Khuôn mầu này bao gồm các hạng mục
như: Phim bom tấn Trung Quốc theo phong cách Hollywood, phim do Trung Quốc và
Hollywood hợp tác sản xuất, phim Trung Quốc làm lại từ các tác phẩm Hollywood.
Trong những thời kỳ trước, quy mô đầu tư vào thị trường phim nước ngoài và
xuất khẩu phim của Trung Quốc rất hạn hẹp. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi

15
Trung Quốc trở thành thị trường điện ảnh lớn thứ hai thế giới, nhiều nhà đầu tư và nhà
sản xuất phim nước ngoài đã sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc.

16
CHƯƠNG 3: THÀNH TỰU CÔNG NGHIỆP ĐIỆN ẢNH TRUNG QUỐC
Thành tựu điện ảnh Trung Quốc đã đạt được thành tựu đáng kể trong những năm
gần đây, song song là sự sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của ngành công
nghiệp giải trí. Dưới đây là một số thành tựu điện ảnh đáng chú ý của Trung Quốc:
Thứ nhất, thị trường phim: Trung Quốc (Đài Loan, Hồng Kông) là một trong
những thị trường phim lớn nhất và phát triển mạnh mẽ nhất trên Châu Á và quốc tế.
Doanh thu phim Trung Quốc đã tăng trưởng đáng kể trong suốt những năm qua và
ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà làm phim toàn cầu.
Thứ hai, điện ảnh nội địa: Ngành điện ảnh Trung Quốc đã ra mắt nhiều bộ phim
ăn khách và chất lượng, điển hình là các bộ phim võ thuật , kiếm hiệp (Wuxia) đặc
trưng đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa điện ảnh châu Á. Những bộ phim
như Crouching Tiger, Hidden Dragon (Ngọa Hổ Trầm Luân) và Hero (Anh Hùng) đã
gặt hái thành công trong việc giới thiệu phim hoa ngữ tới công chúng quốc tế và
những bộ phim có nội dung về lịch sử và cổ trang đã thu hút sự quan tâm rất lớn với
công chúng như Red Cliff (Chiến Trường Bạch Đằng), Curse of the Golden Flower
(Lời Nguyền Hoa Vàng) và Detective Dee and the Mystery of the Phantom Flame
(Thần điêu đại hiệp). Những bộ phim này thường được yêu thích vì cốt truyện phong
phú, nhân vật đa dạng và đẹp mắt về phục trang và sản xuất. Các bộ phim này thường
đạt được thành công về cả doanh thu và nhận được nhiều lời đánh giá cao từ giới
chuyên môn.
Thứ ba, hợp tác quốc tế: Các nhà làm phim Trung Quốc đã thiết lập mối quan hệ
hợp tác với các đối tác quốc tế, bao gồm cả Hollywood để dễ dàng tiếp cận với khán
giả toàn cầu. Có sự ra đời của những bộ phim chung do Trung Quốc và các quốc gia
khác cùng sản xuất, giúp mang lại cuộc giao lưu văn hóa và tạo ra những bộ phim kỷ
lục về doanh thu từ các thị trường quốc tế như Life of Pi (Cuộc Đời Pi) và Kung Fu
Panda (Gấu Trúc Kung Fu).
Thứ tư, các liên hoan phim: Trung Quốc đăng cai các liên hoan phim quốc tế lớn
như Liên hoan Phim Quốc tế Thượng Hải và Liên hoan Phim Quốc tế Bắc Kinh, thu
hút sự quan tâm của nhà làm phim, ngôi sao và những tác phẩm điện ảnh từ khắp nơi
trên thế giới.

17
Thứ năm, công nghệ và sản xuất điện ảnh: Công nghệ và sản xuất điện ảnh
Trung Quốc đã phát triển và nâng cao, cho phép sản xuất những bộ phim với chất
lượng hình ảnh và hiệu ứng đặc biệt cao cấp làm cho bộ phim lôi cuốn và hấp đẫn hơn
ví dụ như kỹ xảo trong phim The Great Wall (Vĩ Đại Chiến Tranh) hay Mulan (Hoa
Mộc Lan) đều đạt được sự công nhận.

18
Hình 3.1: Hình ảnh các bộ phim nổi tiếng Trung Quốc

19
20
CHƯƠNG 4: MẶT ĐỐI LẬP

4.1. Ý nghĩa mặt đối lập


Nền điện ảnh Trung Quốc ngày càng phát triển, bề nổi mang danh vọng, tiền tài
và sức hút với công chúng càng khiến nền công nghiệp này trở thành một sân chơi
không giới hạn cho nhiều người khát khao, mưu cầu sự nổi tiếng.
Trên phương diện cảnh giới về tư tưởng và trình độ nghệ thuật, giữa sự kế thừa
và giao lưu văn học nghệ thuật, cũng bao gồm cả sự kế thừa phê phán và học hỏi.
Theo nhà tuyên truyền quốc tế ngữ, nhà giáo dục học Thái Nguyên Bồi, người đã
từng diễn thuyết tại Khoa cao đẳng, Đại học Thanh Hoa rằng: “Những tư tưởng, ngôn
luận, học thuật, tiếp thu được từ bên ngoài, hấp thu để tiêu hóa và chuyển hóa chúng
thành một phần của chính mình, mà không để chúng đồng hóa ngược lại” có nghĩa là
việc tiếp thu văn hóa ngoại lai cần phải có sự chọn lọc, nhất định phải lựa chọn những
thứ thuộc văn hóa ngoại lai có thể tiếp thu được, sử dụng được, phát triển được cá tính
của bản thân mà không bị người khác đồng hóa.
Nền công nghiệp điện ảnh Trung Quốc ngày càng mất dần đi tính ổn định thể
hiện trong các sản phẩm được lan tuyền ra thị trường.
Từ sau khoảng năm 2000, thế hệ đạo diễn thứ năm (1980-1990) có sự phân hóa
với những ngã rẽ khác nhau, thế hệ thứ 6 (1990 - nay) bắt đầu hình thành, nhưng họ
không có đủ quyền lực để phủ định cũng như thay thế hoàn toàn thế hệ thứ 5. Thế hệ
thứ sáu được miêu tả như những đứa con cô độc, quái gở.
Họ cho ra đời những bộ phim “điện ảnh độc lập”, những người này đã mang đến
cho giới điện ảnh và công chúng cái nhìn khác lạ chưa từng có của một ‘kẻ lạc thời’.
Lớp đạo diễn trẻ hiện diện như những đứa trẻ lạc lõng sinh ra trong một thời kỳ tưởng
chừng là thuận lợi nhất nhưng song song lại có nhiều khó khăn nhất.

4.2. Kết luận


Có thể thấy Trung Quốc không ngại khắc phục điểm yếu sau nhiều biến cố về
chính trị, đại dịch, luôn cố gắng khai phá đề tài mới và đầu tư đúng hướng để phục vụ
khán giả, chiếm lĩnh thị trường. Nhờ vậy nền công nghiệp điện ảnh Trung Quốc sau
hơn 70 năm gầy dựng đang phát triển dần sang một trang mới với hai xu hướng nổi

21
bật được các nhà sản xuất nước này áp dụng song song là việc chú trọng vào khai thác
giá trị văn hoá truyền thống và quốc tế hoả mô hình sản xuất thông qua đẩy mạnh hợp
tác với các nước khác. Điện ảnh là một trong những ngành công nghiệp văn hoá trụ
cột của Việt Nam; nổi bật với dòng phim hài, tâm lí lãng mạn,.. Một số các bộ phim
điện ảnh tạo dấu ấn khó phai trong lòng khán giả như: Những đứa con của làng, Tôi
thấy hoa vàng trên cỏ xanh.. . Tuy nhiên những dòng phim thuộc thể loại chiến
tranh, lịch sử chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các hãng phim vì yếu tố chi phí
đầu tư lớn. Nhưng trên cương vị là một quốc gia giàu truyền thống lịch sử, nơi chất
chứa nhiều câu chuyện và thuyền thống hấp dẫn, đây chắc chắn là động lực quý giá
cho tinh thần sáng tạo của các nhà làm phim nghệ thuật. Do vậy, dòng phim này cần
sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà văn hóa Việt Nam để có bước tiến vượt bậc hơn cho sự
phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh nước nhà. Tư duy điện ảnh của Việt Nam
cần có tầm nhìn rộng mở hơn, vươn ra các thị trường nước ngoài để biến kì vọng
thành hiện thực trong tương lai sắp tới.

22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Wang Kaihao, 2017, Chinese films seek elusive overseas success, 26/09/2023,
https://www.chinadaily.com.cn/business/2017-06/05/content_29614141.htm.
(2) Leilei Jia, 2014, Cultural values presented in Chinese movies, Academy for
International Communication of Chinese Culture and Springer-Verlag Berlin
Heidelberg.
(3) Zhang Xinjian, 2019, Hollywood blockbusters look to Chinese Culture,
26/09/2023,
https://www.chinadaily.com.cn/a/201901/09/WS5c356750a31068606745fbl8.h
tml.
(4) Wang Kaihao, 2017, tlđd.
(5) Chinadaily, 2013, Confucius' lessons still relevant, Xi says,
https://usa.chinadaily.com.cn/china/2013-11/27/content_17133357.htm.
(6) Michael Berry, 2013, Chinese Cinema With Hollywood Characteristics, or
How The Karate Kid Became a Chinese Film , The Oxford Handbook of
Chinese Cinemas.
(7) Box Office Mojo, Top Lifetime Grosses,
https://www.boxofficemojo.com/chart/top_lifetime_gross/?area=XWW.
(8) Bảo Lam (Variety, China.org, Chinafilminside), năm 2019, báo Cần Thơ,
05/10/2023, từ https://baocantho.com.vn/dien-anh-trung-quoc-hon-70-nam-
phat-trien-a109656.html.
(9) TS. Trần Thị Thủy, ThS. Lưu Thu Hương, Nghiên cứu Trung Quốc số 4 (248),
năm 2022, Điện ảnh Trung Quốc và những phương thức chiếm lĩnh thị trường
điện ảnh toàn cầu.
(10) Tập đoàn ACC. Điện ảnh Trung Quốc, 28/09/2023, từ
https://accgroup.vn/dien-anh-trung-quoc.
(11) CGTN (2010). 70 năm điện ảnh Trung Quốc, 27/09/2023, từ
http://quaivatdienanh.com/wap/chi-tiet/nhan-vat-su-kien/70-nam-dien-anh-
trung-quoc-14517.html.

23
24

You might also like