câu hỏi llc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

22.

Phân tích vị trí, vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh xã
hội.
* Định nghĩa:
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra
hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục
đích, định hướng của nhà nước.
- Điều chỉnh quan hệ xã hội là sử dụng các công cụ tác động lên các
quan hệ xã hội, làm cho chúng thay đổi và phát triển theo những mục
đích, định hướng nhất định, nhằm duy trì và bảo vệ trật tự xã hội
⇒ Bản chất: làm thay đổi hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ xã
hội theo mục đích nhất định

💡 Pháp luật giữ vị trí hàng đầu, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống công cụ điều
chỉnh xã hội. Pháp luật được NN chọn là công cụ điều chỉnh xã hội chủ yếu do có
những ưu thế so với các công cụ khác trong hệ thống công cụ điều chỉnh xã hội
* Ưu thế của pháp luật so với công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác:
- Tính quyền lực nhà nước: Pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước,
do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, do vậy luôn thể hiện chí Nhà nước, có giá trị
bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân trong phạm vi
lãnh thổ thuộc quyền quản lý của nhà nước
- Phạm vi tác động rộng lớn:
+ Pháp luật có phạm vi tác đđộng rộng hơn tất cả các loại quy phạm xa hội khác,
không chỉ tới mọi tổ chức và cá nhân mà còn tới mọi miền lãnh thổ, mọi địa
phương trên toàn quốc. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hầu
hết các lĩnh vực cơ bản của đời sống. Pháp luật tham gia điều chỉnh các quan hệ xã
hội một cách thường xuyên, liên tục, hàng ngày, hàng giờ.
+ Còn các loại quy phạm xã hội khác chỉ tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội trong
những dịp hoặc thời điểm nhất định.
- Biện pháp đảm bảo thực hiện đặc thù:
+ Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng chính sức mạnh của nhà
nước, bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước, trong đó có cả các biện
pháp cưỡng chế nhà nước
⇒ Hiệu quả điều chỉnh cao hơn các loại quy phạm xã hội khác.
+ Nhiều thể chế phi quan phương không có thiết chế chuyên nghiệp để đảm bảo
thực hiện hoặc nếu có thì bản thân nó không có sức mạnh như nhà nước hoặc các
biện pháp cưỡng chế không nghiêm khắc như cưỡng chế nhà nước
- Tính xác định về mặt hình thức:
+ Vị trí, vai trò của các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng quan trọng và hiện
tại đã chiếm ưu thế tuyệt đối trong pháp luật của nhiều nước. Ngôn ngữ pháp luật
thể hiện trong văn bản thường một nghĩa, rõ ràng, cụ thể, không trừu tượng, chung
chung
⇒ Thông qua pháp luật, các cá nhân, tổ chức trong xã hội nắm bắt được một cách
đầy đủ nhất, chính xác nhất, rõ ràng nhất các hành vi được phép, các hành vi bắt
buộc, các hành vi bị cấm cũng như cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện các hành
vi…, từ đó có đầy đủ cơ sở để lựa chọn và thực hiện hành vi ⇒ Cụ thể, rõ rangnhất
+ Các thể chế phi quan phương khác thường không có tính xác định về mặt hình
thức:
* Phong tục tập quán: Hành vi mẫu (Thực hành xã hội)
* Đạo đức: Chủ yếu được truyền miệng
* Tín điều tôn giáo: Mặc dù được ghi chép thành kinh sách nhưng thường rất khái
quát trừu tượng Ví dụ: Hệ thống Kinh Coran được thể hiện dưới dạng thơ, dài
dòng, trừu tượng)
- Tính thích ứng cao
+ Pháp luật dễ thích ứng với điều kiện thực tế của đời sống xã hội. Là hình thức
pháp lý của các quan hệ kinh tế xã hội, vì vậy, về cơ bản pháp luật quy định về vấn
đề gì, quy định như thế nào, điều đó trước tiên phụ thuộc vào thực trạng của điều
kiện kinh tế xã hội. Khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, pháp luật có sự thay đổi
theo. Chính vì vậy, pháp luật có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi của cuộc
sống.
+ Ngược lại, đạo đức, phong tục tập quán... thường có quá trình hình thành và
biến đổi khá chậm chạp, thậm chí là bất di bất dịch nên thường không phản ánh kịp
thời sự phát triển của cuộc sống.
 Hạn chế của pháp luật:định:
- Phap luật không thể điều chỉnh, không được điều chỉnh và cũng không cần điều
chỉnh tất cả các quan hệ xã hội. Những quan hệ xã hội được thiết lập trên cơ sở
tình cảm của con người pháp luật không thể điều chỉnh được.
- Biện pháp cưỡng chế nhà nước không phải khi nào cũng đem lại hiệu quả như
mong muốn, nhất là đối với những chủ thể “không còn gì để mất” hay những kẻ
“cố cùng liều thân”. Thực tế, khi một quan niệm, tư tưởng… biến thành niềm tin
tôn giáo, nó sẽ có sức mạnh to lớn, thúc đẩy người ta thực hiện một cách triệt để,
tận tâm, đến cùng những hành vi nhất định. Trong nhiều trường hợp, dư luận xã
hội có tác dụng to lớn, lâu dài, thậm chí, có trường hợp dư luận có thể khiến người
ta tìm đến cái chết để khỏi phải chứng kiến sự lên án của dư luận xã hội,
bởi vì “trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.

27. Phân tích vai trò của pháp luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước.
* Định nghĩa:
- Pháp luật: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích định
hướng của nhà nước.
- Bộ máy nhà nước: Hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương,
được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước.
* Phương thức điều chỉnh:
- Pháp luật quy định các loại cơ quan nhà nước; trình tự thành lập, cơ
cấu tổ chức của từng loại, từng cấp và từng cơ quan; thẩm quyền chia
tách, sát nhập các cơ quan nhà nước.
VD: Hiến pháp Việt Nam quy định việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan
nhà nước.
-Pháp luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức va phương pháp
hoạt động của từng loại, từng cấp và từng cơ quan nhà nước, mối quan hệ giữa các
cấp cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan trong cùng một cấp, giữa các bộ phận cấu
thành và giữa các nhân viên trong một cơ quan nhà nước với nhau.
VD: Pháp luật quy định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp
thuộc về Chính phủ, quyền tư pháp thuộc về Tòa án.
-Pháp luật là phương tiện cụ thể hóa các đường lối, chính sách, mục tiêu, kế hoạch
của nhà nước trong thực tế, giúp nhà nước tổ chức, điều hành và quản lý các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội.
* Khi nào cần pháp luật trong việc tổ chức và hoạt dộng của bộ máy nhà
nước?
Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước luôn cần đến pháp luật để đạt
được hiệu quả.
*Ý nghĩa của pháp luật trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước:
-Nhờ pháp luật, các cơ quan, nhân viên nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình một cách dễ dàng, hiệu quả.
-Nhờ pháp luật, việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trở nên khoa học,
đồng bộ, nhịp nhàng, trách sự chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ trống trong việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
*Tác động của pháp luật trong việc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước
chỉ có kết quả tích cực khi:
- Sự tác động của pháp luật phù hợp với bản chất, vai trò, chức năng tại thời điểm
đó của bộ máy nhà nước.
- Sự tác động của pháp luật khách quan, đúng mức độ, vì lợi ích chung của
toàn xã hội.

28. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước.
*Định nghĩa:
- Pháp luật: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích định
hướng của nhà nước.
- Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với tiêu chuẩn, phát
hiện sai lệch và các nguyên nhân, tiến hành điều chỉnh nhằm làm cho kết quả cuối
cùng phù hợp với mục tiêu đã được xác định.
- Quyền lực nhà nước là sức mạnh đặc biệt mà chỉ riêng nhà nước mới có, thể hiện
ý chí của nhà nước, được nhà nước sử dụng nhằm mục đích tổ chức và quản lý xã
hội
*Phương thức điều chỉnh:
- Pháp luật quy định cơ chế kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà
nước
- Giữa các cơ quan trong nội bộ bộ máy nhà nước (VD: Hiến pháp 2013 quy định:
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.)
- Cơ chế kiểm soát của xã hội đối với bộ máy nhà nước (VD Hiến pháp 2013 quy
định: Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri)
- Pháp luật quy định việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, chế độ trách
nhiệm của các cơ quan, nhân viên nhà nước (VD Hiến pháp 2013 quy định: Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác của Nhà nước có trách
nhiệm tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu)
- Pháp luật quy định các biện pháp chế tài đối với hành vi lạm quyền tham
nhũng..... của các cơ quan, nhân viên công quyền (VD: Ðiều 69 Luật Phòng, chống
tham nhũng quy định: Người có hành vi tham nhũng thì tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kết
án về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải bị
buộc thôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương
nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.)
*Khi nào pháp luật cần kiểm soát quyền lực nhà nước?
Khi việc thực hiện quyền lực nhà nước có dấu hiệu lạm quyền, đi ngược với
lợi ích chung của toàn xã hội.
*Ý nghĩa của việc kiểm soát quyền lực nhà nước bằng pháp luật:
- Để bảo đảm quyền con người, quyền tự do cá nhân của nhân dân Việc nắm giữ, tổ
chức và sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu quả sẽ là điều kiện để thực hiện
những mục đích đã đề ra đem lại hạnh phúc và nhiều lợi ích cho nhân dân, đất
nước
-Hạn chế những nguy cơ trong quá trình cầm quyền như tham nhũng,lãng phí, lạm
quyền

You might also like