thiết kế

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Chương 1: Tổng quan và phân loại cơ cấu phối khí

1. Tổng quan
Cơ cấu phối khí dùng để thực hiện quá trình trao đổi khí trong động cơ: thải sạch
và nạp đầy khí nạp hoặc không khí để đảm bảo cho động cơ làm việc liên tục.
Trên động cơ đốt trong ngày nay có các loại cơ cấu phân phối khí như: cơ cấu phối
khí dùng xu-páp, cơ cấu phối khí dùng van trượt và cơ cấu phối khí hỗn hợp.
- Cơ cấu phối khí kiểu xu-páp (xu-páp hút và xu-páp xả) dùng trên động cơ 4 kỳ.
- Cơ cấu phối khí kiểu van trượt, dùng piitông để đóng mở cửa nạp và thải được
dùng rộng rãi trên động cơ 2 kỳ.
- Cơ cấu phối khí hỗn hợp dùng cửa nạp và xupáp thải (động cơ 2 kỳ quét thẳng).
Khi chọn hay thiết kế bất kỳ kiểu cơ cấu nào cần chú ý các điểm sau đây:
- Đảm bảo chất lượng quá trình thay đổi khí: thải sạch và nạp đầy.
-Tránh không cho khí thải trên đường thải quay lại xy lanh.
- Ít mòn, ít tiếng kêu.
- Đơn giản, dễ chế tạo.
2. Phân loại
 Cơ cấu phối khí dùng xu-páp
 Hiện nay, tất cả các động cơ đốt trong dùng cơ cấu phối khí xu-páp đều được
bố trí xu-páp theo một trong hai phương án: Xu-páp đặt và xu-páp treo.
 Tất cả động cơ diesel đều dùng xu-páp treo, do có buồng cháy nhỏ nên được
tỷ số nén cao. Còn động cơ xăng thì có thể dùng cơ cấu xupáp đặt hoặc
xupáp treo, nhưng để nâng cao các chỉ số kinh tế - kỹ thuật của động cơ (như
tốc độ, tỷ số nén,....) nên ngày nay thường dùng cơ cấu phối khí dùng xu-páp
treo. Cơ cấu phối khí xu-páp đặt chỉ dùng cho các động cơ xăng có tỷ số nén
nhỏ hơn 7,5 (E <7,5).
 Đặc điểm của cơ cấu xu-páp treo
- Tạo được buồng cháy nhỏ gọn (tức là có tỷ số F/V nhỏ, F- diện tích buồng
cháy, V- thể tích buồng cháy) làm giảm tổn thất nhiệt và giảm khả năng cháy
kích nổ đối với động cơ xăng, tạo điều kiện tăng tỷ số nén để tăng hiệu suất
nhiệt của động cơ.
- Dễ dàng cho việc bố trí đường nạp, đường thải một cách thanh thoát nên sức
cản lưu động giảm, tạo điều kiện tăng hệ số nạp từ 5 - 8% so với loại dùng xu-
páp đặt.
- Tuy nhiên, khi dùng cơ cấu phối khí xu-páp treo việc dẫn động đóng mở xu-
páp phức tạp hơn, nhiều chi tiết hơn làm tăng lực quán tính của cơ cấu và tăng
chiều cao nắp máy, nắp máy phức tạp hơn nên khó đúc.
- Cơ cấu xu-páp treo có loại trục cam dẫn động trực tiếp, dẫn động qua ống
trượt, dẫn động qua đòn quay và dẫn động qua hệ thống con đội, đũa đẩy

 Cơ cấu phối khí dùng van trượt và hỗn hợp


Cơ cấu phối khí dùng van trượt và hỗn hợp chỉ dùng cho động cơ 2 kỳ.
 Cơ cấu phối khí dùng van trượt.
- Trong động cơ 2 kỳ không có xu páp nạp, quá trình trao đổi khí được tiến
hành đồng thời vào lúc piston lân cận điểm chết dưới (ĐCD), để thay đổi hay
quét khí thì áp suất khí nạp phải lớn hơn áp suất khí cháy còn lại trong xi lanh.
Thông thường người ta dùng một máy nén khí riêng lắp trên động cơ hoặc tận
dụng không gian bên dưới piston - hộp trục khuỷu để nén khí nạp (ở động cơ
này các te là buồng chứa khí nạp, khi piston đi xuống thể tích buồng các te
giảm làm tăng áp suất).
- Khi piston đi xuống mở cửa thải khí cháy khí cháy có áp suất cao được thải tự
do ra đường thải, khi pistonmở cửa nạp thì khí nạp có áp suất cao nạp vào
động cơ đồng thời đẩy khí đã cháy ra ngoài. Quá trình trao đổi khí kết thúc khi
piston đóng kín cửa nạp và cửa xả. Như vậy piston ở đây có tác dụng như là
một van trượt đóng mở cửa nạp và cửa thải thực hiện quá trình trao đổi khí.
 Cơ cấu phối khí hỗn hợp
- Cơ cấu phối khí hỗn hợp (vừa có xupáp, vừa có van trượt) được dùng trong
động cơ điesel 2 kỳ loại có cửa nạp và xupáp xả.
- Trong cơ cấu phối khí hỗn hợp, piston có tác dụng như một van trượt để đóng
mở cửa nạp, còn xu páp thải làm việc như trong cơ cấu xu páp treo.

Chương 2: Kết cấu một số chi tiết của cơ cấu phối khí
1. Xu-páp
- Xu-páp thực hiện đóng mở các đường nạp và đường thải để thực hiện trao đổi
khí
- Thường mỗi xy lanh có 2 xu-páp: một xu-páp nạp, một xu-páp xả. Trong đó
đường kính xu páp nạp thường lớn hơn đường kính xu páp xả thể hiện sự ưu
tiên cho quá trình nạp. Ngày nay, để tăng tiết diện lưu thông cho quá trình trao
đổi khí, người ta có thể bố trí 3 xupáp (2 nạp, 1 thải), 4 xu páp (2 nạp, 2 xả)
hoặc 5 xu páp (3 nạp, 2 xả).
 Điều kiện làm việc
Do tiếp xúc trực tiếp với khí cháy nên xu páp chịu nhiệt độ cao và áp suất lớn,
nhất là xu páp thải (nhiệt độ của xu páp thải trong động cơ xăng có thể lên tới 850°
C). Ngoài ra xu páp còn bị ăn mòn hoá học do hơi axít trong khí thải, riêng xupáp
thải còn bị mài mòn cơ học do tiếp xúc với dòng khí thải có áp suất lớn( từ 400-
600m/s).
 Vật liệu
- Xupáp thải thường dùng thép hợp kim chịu nhiệt, các thành phần hợp kim
như: Silíc, crôm, man-gan, 40Cr9Si2;
- Xupáp nạp cũng thường dùng thép hợp kim Crôm, man-gan 40Cr; 40CrNi,...
hoặc bằng thép hợp kim chịu nhiệt có thành phần Silíc, tuy nhiên không cần
chịu nhiệt cao như xu-páp thải.
 Kết cấu
a) Nấm xu-páp
- Kích thước quan trọng của nấm là bề mặt làm việc b và góc nghiêng a, da phụ
thuộc vào đường kính xi lanh và kích thước buồng cháy. Còn góc nghiêng a
phụ thuộc vào tổn thất lưu động của dòng khí và độ cứng vững của nấm
- Dòng khí nạp khi góc nghiêng a càng nhỏ tiết diện lưu thông càng lớn và tổn
thất lưu động càng nhỏ, tuy nhiên nếu a < 20® do dòng khí ngoặt quá nhiều
làm tăng tổn thất, dòng khí thải để ít ngoặt, giảm tổn thất. Thông thường
xupáp nạp có a = 30o; xu páp thải có a = 450.Tuy nhiên để đơn giản có thể cả
xu páp nạp và xupáp thải đều có a = 450.
- Để làm kín góc côn của đế thường nhỏ hơn góc côn của nấm từ (0,5-1).
- Chiều rộng mặt côn làm việc b = (0,05 —0,12)dn .
* Kết cấu nấm được chia ra làm 3 loại: nấm bằng, nấm lồi và nấm lõm.

You might also like