Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

CHƯƠNG 3

I.học thuyết hình thái kte xh


*Sx
-sx là gì? sx vc là gì? vai trò của sxvc ?
Câu: Nội dung sản xuất vật chất và phương thức sản xuất vật chất

a) Sản xuất vật chất:

- Sản xuất vật chất: SLIDE


- Vai trò của SXVC: SLIDE
Ví dụ về vai trò của sản xuất vật chất?
-Cuộc sống con người tiến hóa từ thời cổ đại đến hiện nay thông qua quá trình sản xuất vật
chất. Các ứng dụng và thành tựu ngày càng lớn, giúp con người duy trì cuộc sống và tồn
tại. Dần dần, ý nghĩa tồn tại chuyển qua sự thích ứng, làm chủ tự nhiên và xã hội. Các sản
xuất vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, công nghiệp và dịch vụ ngày
càng phát triển.
-Con người phải sản xuất vật chất ở các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Từ duy trì cuộc
sống khi tham gia vào các ngành như nông – lâm – ngư – công nghiệp, trồng trọt, chăn
nuôi,… Từ đó giúp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại và phát triển đi
lên.
-Đồng thời thực hiện phát triển sản xuất để tìm kiếm nhiều lợi ích hơn trong thị trường.
Thông qua các ngành công nghiệp sản xuất, kinh doanh được thúc đẩy. Nếu không có sản
xuất vật chất thì con người không có gì ăn, có có nước uống thì không thể sống được. Cũng
như không thể hướng đến các phát triển và tìm kiếm nhiều nhu cầu trên thị trường như hiện
tại.
-Bên cạnh đó, con người có sự phấn đấu, có ý chí đi lên. Cũng sản xuất vật chất không
ngừng để thay đổi bản thân và cả thế giới. Các nỗ lực được thực hiện phù hợp trong điều
kiện sử dụng tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất. Mang đến cho con người thành tựu sản
xuất vật chất như ngày nay.
-Từ việc săn bắt, hái lượm bằng tay con người dần dần biết tạo vũ khí để sản xuất. Sau đó
tiến bộ đến ngày nay là sản xuất vật chất quy mô công nghiệp lớn.

-tại sao nói sxvc là nguồn gốc, động lực cho sự vận động ptrien của xh
-Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội bởi vì:
+Sản xuất vật chất là nhu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển của xã hội khi loài người
tách khỏi giới động vật những thức ăn có sẵn trong tự nhiên bị hạn chế để duy trì sự tồn tại và
phát triển của cộng đồng con người bắt buộc phải tham gia vào quá trình lao động sản xuất để
tạo ra của cải vật chất cho cộng đồng.
+Sản xuất vật chất là cơ sở nền tảng để con người sáng tạo ra các mặt của đời sống xã hội
sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần cho xã hội.
+Sản xuất vật chất quyết định sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao quyết định sự tiến bộ xã
hội.

-sau khi nghiên cứu vấn đề sxvc thì các bạn muốn quyết định pp luận gì? : để ptrien
đời sống xh, để cải tạo đời sống xh thì phải bắt đầu ptrien từ sxvc
-tại sao khi nghiên cứu lịch sử xh thì mác bắt đầu nghiên cứu thì sxvc (cô đã lý giải
rồi nhưng mình k ghi =))) )
-Xuất phát điểm trong nghiên cứu của C. Mác về lịch sử - xã hội là hoạt động sản xuất vật
chất của con người hiện thực. Theo ông, bản thân con người bắt đầu được phân biệt với
động vật là khi con người sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt phục vụ cho những nhu cầu thiết
yếu của mình. Ông viết: “Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”.
Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và
một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để
thỏa mãn nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất”(1). Như vậy, tiền đề đầu
tiên cho sự tồn tại của con người là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu
cầu thiết yếu. Đó là việc sản xuất ra chính đời sống vật chất của con người. Đồng thời với
quá trình đó, con người cũng sáng tạo ra các mặt của đời sống xã hội. C. Mác viết: “Việc
sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và chính mỗi một giai đoạn phát triển
kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát
triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những
quan niệm tôn giáo của con người ta”(2). Luận điểm này đã khẳng định tính triệt để trong
quan niệm duy vật của C. Mác.
-Theo C. Mác, sản xuất vật chất là hoạt động đặc trưng của con người. Đó là hoạt động cơ
bản nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. Trong quá
trình sản xuất vật chất, con người đồng thời có hai mặt quan hệ. Một mặt, con người quan
hệ với tự nhiên, còn mặt khác, con người quan hệ với nhau. Mặt con người quan hệ với tự
nhiên chính là biểu thị của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, không phải mọi quan hệ của con
người với tự nhiên đều tạo ra lực lượng sản xuất (chẳng hạn như quan hệ tình cảm, quan
hệ thẩm mỹ, quan hệ nhận thức...). Chỉ có những quan hệ mà trong đó sự tác động giữa
con người với tự nhiên tạo thành của cải vật chất phục vụ những nhu cầu của họ, đồng thời
giúp họ cải biến chính bản thân mình mới được gọi là những quan hệ tạo ra lực lượng sản
xuất.
-C. Mác cho rằng, lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá
trình cải biến giới tự nhiên. Khi tiến hành sản xuất vật chất, con người dùng những công cụ
lao động để tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ những nhu cầu
thiết yếu của mình. Cũng trong quá trình đó, con người nắm bắt được những quy luật của tự
nhiên, biến giới tự nhiên từ chỗ hoang sơ, thuần phác trở thành “thế giới thứ hai” với sự
tham gia của bàn tay và khối óc của con người. Sản xuất vật chất luôn thay đổi nên lực
lượng sản xuất là một yếu tố động và là một quá trình luôn được đổi mới, phát triển không
ngừng.

*biện chứng giữa lực lượng sx và quan hệ sx


-kniem, tri thức, kết cấu của llsx
-tại sao nói ngày nay khoa học trở thành llsx cần thiết
Vai trò của lực lượng sản xuất:
-Suy cho cùng, lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định sự vận
động và phát triển của xã hội vì: sự phát triển của lực lượng sản xuất
đến một lúc nào đó sẽ tạo ra sự mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản
xuất rồi phá vỡ quan hệ sản xuất cũ. Quan hệ sản xuất bị phá vỡ đến
sự biến đổi về phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất biến đổi
dẫn đến cơ sở hạ tầng biến đổi. Cơ sở hạ tầng biến đổi dẫn đến kiến
trúc thượng tầng biến đổi và dẫn đến xã hội thay đổi từ hình thái này
sang hình thái khác cao hơn..
*Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

do những thành tựu khoa học đã được áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất vật chất.
Nghĩa là khoa học đã được vật chất hóa vào các yếu tố của lực lượng sản xuất. Chẳng hạn
như nhờ các nghiên cứu cải tiến khoa học kỹ thuật mà các công cụ lao động ngày càng
được cải tiến đem lại năng suất lao động cao hơn, người lao động cũng càng ngày càng có
điều kiện để tiếp cận với những tri thức khoa học mới để góp phần tạo ra những dạng sản
xuất mới.

VD: Từ những nghiên cứu khoa học, rất nhiều những loại vật liệu
mới, những ngành sản xuất mới ra đời, góp phần đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu của con người...
-Khoa học kỹ thuật và sản xuất gắn bó với nhau, tác động nhau,
hỗ trợ nhau cùng phát triển. Sản xuất đặt ra những yêu cầu đòi hỏi
khoa học kỹ thuật phải nghiên cứu, giải quyết để thúc đẩy sản xuất
phát triển
Và như vậy khoa học "trở thành" chứ không phải "là" lực lượng
sản xuất. Trở thành ở đây có nghĩa là khoa học đã được vật chất hóa
vào yếu tố người lao động và công cụ lao động. Vì khoa học thuộc ý
thức xã hội còn lực lượng sản xuất là vật chất. Ý thức không thể là
vật chất được cũng như khoa học nếu không có sự ứng dụng vào
sản xuất nhằm cải tạo tư liệu sản xuất, nâng cao trình độ lao động...
thì cũng chưa thể trở thành lực lượng sản xuất

-hãy luận giải tại sao con người là chủ thể sáng tạo nên lịch sử, là yếu tố quan trọng
nhất của llsx
Lực lượng sản xuất tồn tại một cách khách quan, người ta không được tự do lựa chọn lực
lượng sản xuất cho mình... “Vì mọi lực lượng sản xuất là lực lượng đã đạt được, tức là một
sản phẩm của một hoạt động đã qua... không phải do họ tạo ra, mà do thế hệ trước tạo ra...
Mỗi thế hệ sau đã có sẵn những lực lượng sản xuất do những thế hệ trước đây dựng lên và
được thế hệ mới dùng làm nguyên liệu cho sự sản xuất mới"[7] . Do vậy, lực lượng sản xuất
là có tính kế thừa và phát triển.
- Trong 3 yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất thì người lao động là yếu tố quyết định
nhất, quan trọng nhất bởi con người lao động chế tạo ra tư liệu lao động, và một phần đối
tượng lao động, đồng thời là người sử dụng, phát huy vai trò của tư liệu lao động, công cụ
lao động. Ngay khoa học - kỹ thuật là yếu tố cốt lõi của lực lượng sản xuất, nhưng tự bản
thân khoa học không thể gây ra bất kỳ sự tác động tích cực hay tiêu cực nào đối với thế
giới, mà phải thông qua sự vận dụng vào hoạt động thực tiễn của con người thì nó mới phát
sinh tác dụng.
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của một dân tộc biểu lộ rõ nhất ở trình độ phát
triển của phân công lao động.
- Lực lượng sản xuất có vai trò chức năng sáng tạo ra của cải vật chất và là động lực của
sự phát triển xã hội

Nói con người là chủ thể của lịch sử vì:


- Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình: Lịch sử loài người hình thành khi con người
biết chế tạo ra công cụ lao động, từ đó không còn lệ thuộc vào tự nhiên, tách mình ra khỏi
thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội bắt đầu.
- Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội:
+ Để tồn tại và phát triển, con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống
mình và xã hội.
+ Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao
động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người, tạo của cải vật chất đảm bảo
cho sự tồn tại của xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển.
+ Con người sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội. Đời sống con người là nguồn đề tài
vô tận cho các phát minh khoa học, cảm hứng sáng tạo văn học, nghệ thuật. Chính con
người là tác giả của các công trình khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật,...
- Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.
+ Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu
tranh để cải tạo xã hội. Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là các
cuộc cách mạng xã hội dẫn đến sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới, thúc đẩy sự
biến đổi về mọi mặt của đời sống xã hội.
- Như vậy, lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của con người hoạt động theo mục đích
của mình.

- tại sao nói llsx là yếu tố năng động cách mạng thường xuyên biến đổi
-qhsx là gì, kết cấu của qhsx , xác ddingj qhsx ở nước ta hiện nay (thành phần kte)
b) Phương thức sản xuất vật chất:

- Khái niệm: Là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất trong mỗi giai
đoạn nhất định của xã hội loài người.

- Kết cấu: Sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với một trình độ nhất định với quan hệ sản
xuất tương ứng.

+ Lực lượng sản xuất: Là sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra sức
sản xuất và nhân lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo
nhu cầu nhất định của con người và xã hội.

Lực lượng sản xuất bao gồm:

• Người lao động: là người tham gia vào quá trình sản xuất; có yêu cầu về sức khoẻ,
giới hạn về tuổi tác; có tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Người lao động là
chủ thể sáng tạo, đồng thời là chủ thể tiêu dùng mọi của cải vật chất xã hội. Đây là
nguồn cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất.
• Đối tượng lao động: là vật nhận tác động của công cụ lao động:
‣ Có sẵn trong tự nhiên: đất, nước,…
‣ Đã qua chế biến (do con người tạo ra): vải, lụa,…
• Công cụ lao động: là vật giữ vai trò trung gian truyền sức của người lao động vào
trong quá trình sản xuất.
• Phương tiện lao động: là vật hỗ trợ con người về mặt chuyên chở và bảo quản.
+ Quan hệ sản xuất: Là tổng hợp các quan hệ về kinh tế - vật chất giữa người với người
trong quá trình sản xuất vật chất.

Quan hệ sản xuất bao gồm:

• Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất;


• Quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất;
• Quan hệ về phân phối sản phẩm.
Các mặt của quan hệ sản xuất có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó
quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định.

Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan, là quan hệ đầu tiên, cơ bản chủ
yếu, quyết định mọi quan hệ xã hội.

Câu : Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX

- LLSX: Là mối quan hệ giữa người lao động với tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất.

- QHSX: Là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.

Lực lượng sx và quan hệ sx là hai mặt của mặt phương thức sx, tác động BC. Trong đó,
lực lượng sx quyết định quan hệ sx, quan hệ sx tác động trở lại đối với lực lượng sx.

(1) Lực lượng sx quyết định nội dung, tính chất và sự ra đời của quan hệ sx mới:

- Trình độ lực lượng sx như thế nào thì quan hệ sx như thế ấy.

- Trình độ lực lượng sx thay đổi thì quan hệ sx cũng thay đổi theo.

- Trình độ lực lượng cũ mất đi, trình độ lực lượng mới ra đời thì quan hệ sx cũ mất đi, quan
hệ sx mới ra đời để đảm bảo sự phù hợp.

(2) Sự tác động trở lại của quan hệ sx đối với lực lượng sx: Theo 2 hướng: thúc đẩy
hoặc kìm hãm.

- Quan hệ sx phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sx thì sẽ thúc đẩy cho lực lượng
phát triển.
- Quan hệ sx không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sx thì sẽ kìm hãm, thậm
chí phá vỡ sự phát triển của lực lượng sx.
Phù hợp:

+ Sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành lực lượng sx và quan hệ sx.
+ Sự kết hợp đúng đắng giữa lực lượng sx và quan hệ sx.
+ Tạo ĐK cho người LĐ sáng tạo trong sx và hưởng thụ những thành quả VC và tinh thần
của LĐ.
Không phù hợp:

+ Khi quan hệ sx đi sau trình độ phát triển của lực lượng sx.
+ Khi quan hệ sx vượt trước trình độ phát triển của lực lượng sx.
Sự phù hợp của quan hệ sx với lực lượng sx chỉ mang tính tương đối vì:

- Lực lượng sx là yếu tố động, thường xuyên phát triển.


- Quan hệ sx là yếu tố tĩnh, tương đối ổn định.
- Lực lượng sx phát triển đến một trình độ nhất định sẽ mâu thuẫn với quan hệ sx đã lỗi
thời, yêu cầu phải xoá bỏ quan hệ sx cũ, thiết lập quan hệ sx mới, phù hợp với trình độ mới
của lực lượng sx.
Ý nghĩa PPL:

- Lực lượng sx quyết định quan hệ sx nên muốn xh phát triển phải đầu tư vào lực lượng sx.
Trước hết là đầu tư vào người lao động (phương diện sức khỏe và trí tuệ), rồi mới đến công
cụ lao động.
- Quan hệ sx tác động ngược lại lực lượng sx theo 2 hướng, nên muốn xh phát triển phải
hoàn thiện các chính sách sở hữu tư liệu sx, tổ chức quản lý sx và phân phối sản phẩm cho
phù hợp với trình độc lực lượng sx.

*cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng


VD: Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, kiến trúc thượng tầng, đặc biệt là nhà nước giữ vai trò
đặc biệt quan trọng.
-kniem csht, kết cấu csht , yếu tố qtrong nhất trong csht (csht trong slides có)
- Yếu tố trọng yếu của kiến trúc thượng tầng trong điều kiện xã hội có đối kháng giai
cấp là yếu tố nào?
Trong xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong các xã hội hiện đại, hình thái ý thức chính trị và
pháp quyền cùng hệ thống thiết chế, tổ chức chính đảng và nhà nước là hai thiết chế, tổ
chức quan trọng nhất trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội.
Nhà nước là một bộ máy tổ chức quyền lực và thực thi quyền lực đặc biệt của xã hội trong
điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp. Về danh nghĩa, nhà nước là hệ thống tổ chức đại
biểu cho quyền lực chung của xã hội để quản lý, điều khiển mọi hoạt động của xã hội và
công dân, thực hiện chức năng chính trị và chức năng xã hội cùng chức năng đối nội và đối
ngoại của quốc gia. Về thực chất, bất cứ nhà nước nào cũng là công cụ quyền lực thực hiện
chuyên chính giai cấp của giai Cấp thống trị, tức giai cấp nắm giữ được những tư liệu sản
xuất chủ yếu của xã hội, nó chính là chủ thể thực sự của quyền lực nhà nước.

-ptich csht ở vn hiện nay: đảng và nhà nước xác định, các thành phần kte, văn kiện
đại hội 13 về việc xác định các thành phần kte- -> đây là cs hạ tầng của nước ta hiện
nay: gồm 4 thành phần: trong đó tphan kte nào đóng vai trò chủ đạo, tp kte nào là
động lực ptrien

II. Mối quan hệ biện chứng


Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối
quan hệ biện chứng, thể hiện ở những điểm sau:

1. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

Đó là quy luật phổ biến của mỗi hình thái kinh tế – xã hội.
– Cơ sở hạ tầng là cơ sở sản sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng.
Kiến trúc thượng tầng không thể khởi phát từ đâu ngoài cơ sở hạ tầng của nó. Cơ sở hạ
tầng như thế nào thì kiến trúc thượng tầng như thế ấy.
Quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất quyết định quan hệ về chính trị, pháp luật và tư tưởng.
Do đó, giai cấp nào giữ địa vị thống trị về mặt kinh tế thì nó cũng thống trị về mặt kiến trúc
thượng tầng xã hội.
– Nếu cơ sở hạ tầng có sự thay đổi thì sớm muộn kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.
Quá trình thay đổi đó không chỉ diễn ra trong giai đoạn cách mạng từ hình thái kinh tế – xã
hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, mà còn diễn ra trong bản thân mỗi hình thái
kinh tế – xã hội.
Như C. Mác đã viết:
“Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều
nhanh chóng”.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự thay đổi đó phải thông qua quá trình đấu tranh giai
cấp gay go, phức tạp. Nguyên nhân của quá trình đó xét đến cùng là do sự phát triển của
lực lượng sản xuất.
Tuy nhiên, sự phát triển của lực lượng sản xuất chỉ trực tiếp gây ra sự biến đổi của cơ sở
hạ tầng, đến lượt nó mới làm cho kiến trúc thượng tầng biến đổi một cách căn bản.
2. Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại lên cơ sở hạ
tầng.

Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng nhưng chủ nghĩa Mác – Lênin cũng
luôn nhấn mạnh tính độc lập tương đối và khả năng tác động của kiến trúc thượng tầng đối
với cơ sở hạ tầng:
– Sự tác động của kiến trúc thượng tầng thể hiện trước hết ở chức năng chính trị – xã hội
của nó.
Kiến trúc thượng tầng có chức năng bảo vệ, là công cụ đắc lực để củng cố, duy trì sự phát
triển của cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đồng thời đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ và kiến trúc
thượng tầng cũ.
– Đồng thời, mỗi bộ phận, yếu tố khác nhau thuộc kiến trúc thượng tầng cũng đều có khả
năng tác động ít nhiều lên cơ sở hạ tầng. Trong đó, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng,
có khả năng tác động lớn nhất và trực tiếp nhất lên cơ sở hạ tầng.
Tác hại của thuốc lá thế hệ mới, nửa sự thật...
Cần thiết lập khung pháp lý nhằm giảm thiểu hệ lụy do việc buôn lậu thuốc lá...
Những bộ phận đó tác động lên cơ sở hạ tầng theo những cơ chế khác nhau, bằng nhiều
hình thức khác nhau.
Tất nhiên, sự vận động của các bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng không phải bao giờ
cũng theo một hướng duy nhất. Đôi khi, giữa các bộ phận này cũng nảy sinh tình trạng
không đồng đều, thậm chí mâu thuẫn, chống đối nhau.
– Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, kiến trúc thượng tầng, đặc biệt là nhà nước giữ vai trò đặc
biệt quan trọng.
Nếu không có chính quyền của giải cấp công nhân và nhân dân lao động thì không thể xây
dựng được cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa xã hội.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ đắc lực để cải tạo và xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ, tạo
lập cơ sở hạ tầng mới.
– Sự tác động của kiến trúc thượng tầng nếu phù hợp, cùng chiều phát triển vớ cơ sở hạ
tầng thì sự tác động đó mang lại hiệu quả thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Đó là khi sự tác động của kiến trúc thượng tầng tuần theo những quy luật kinh tế, quy luật
xã hội khách quan.
Còn trong trường hợp ngược chiều (làm trái quy luật), sự tác động của kiến trúc thượng
tầng lên cơ sở hạ tầng sẽ là tiêu cực, cản trở sự phát triển xã hội.
– Sự tác động mạnh mẽ cua kiến trúc thượng tầng lên cơ sở hạ tầng là không thể nghi ngờ.
Song, nếu quá nhấn mạnh vai trò của sự tác động đó đến mức phủ nhận tính tất yếu của
những quy luật kinh tế khách quan, của sự vận động xã hội thì sẽ rơi vào sai lầm duy tâm
chủ quan.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định sự sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống xã hội
là nhân tố quyết định, nếu xét đến cùng, đối với lịch sử, nghĩa là đối với cả các lĩnh vực của
văn hóa, tinh thần nói chung.
Tuy nhiên, chúng ta không được phép hiểu sản xuất là nhân tố quyết định duy nhất. Nếu coi
đó là duy nhất thì vô hình trung đã xuyên tạc quan điểm của chủ nghĩa Mác.
III. Liên hệ với thực tế tình hình quá độ ở Việt Nam hiện nay
1. Cơ sở hạ tầng

– Cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam hiện nay bao gồm các kiểu quan hệ sản
xuất gắn liền với các hình thức sở hữu khác nhau.
Các hình thức sở hữu đó tương ứng với các thành phần kinh tế khác nhau, thậm chí đối lập
nhau, nhưng cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế thống nhất theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Ở Việt Nam hiện nay, các hình thức sở hữu cơ bản gồm sở hữu nhà nước (hay sở hữu
toàn dân, trong đó nhà nước là đại diện của nhân dân), sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân.
Các thành phần kinh gồm kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể, hợp tác xã; kinh tế tư nhân; kinh
tế có vốn đầu tư của nước ngoài.
Ví dụ:
- Kinh tế nhà nước: Tiêu biểu là các tập đoàn Viettel, PVN, EVN, Vietnam Airline, Vinamilk…
- Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Tiêu biểu là các hợp tác xã nội nghiệp, công nghiệp ở các địa
phương.
- Kinh tế tư nhân: Tiêu biểu là các tập đoàn Vingroup, FLC, Massan, Vietjet…
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Tiêu biểu là Toyota Vietnam, Huyndai Vietnam…
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành đầy đủ,
đồng bộ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Đó là nền kinh tế hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng
của nền kinh tế, các thành phần kinh tế khác được khuyến khích phát triển hết mọi tiềm
năng.
2. Kiến trúc thượng tầng

– Trong xây dựng kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng
định:
Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Xây dựng hệ
thống chính trị xã hội chủ nghĩa mang tính chất giai cấp công nhân, do đội tiên phong của
giai cấp công nhân là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, bảo đảm để nhân dân là người
làm chủ xã hội.
Các tổ chức, bộ máy thuộc hệ thống chính trị như Đảng Cộng sản, Quốc hội, Chính phủ,
quân đội, công an, tòa án, ngân hàng… không tồn tại vì lợi ích của riêng nó mà là để phục
vụ nhân dân, thực hiện cho được phương châm mọi lợi ích, quyền lực đều thuộc về nhân
dân.
– Mỗi bước phát triển của cơ sở hạ tầng hoặc kiến trúc thượng tầng là một bước giải quyết
mâu thuẫn giữa chúng.

Quan điểm của Đảng về vai trò các thành phần kinh tế ở nước ta từ Đại hội VI
đến Đại hội XIII
Theo quan điểm của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới các thành phần kinh tế vừa tồn tại
độc lập, cạnh tranh, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Việc thực hiện phát triển chính
sách kinh tế nhiều thành phần sẽ phát huy được lợi thế, tiềm năng, nguồn lực của
từng thành phần kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội.
Tại Đại hội Đảng lần VI được xem là mốc của sự chuyển đổi toàn diện mọi mặt. Nhiệm vụ
phải giải quyết vấn đề cơ bản là thay đổi toàn diện về cơ cấu kinh tế, dứt khoát xóa bỏ cơ
chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện chính sách nhiều thành phần kinh
tế, thực hiện lưu thông hàng hoá tự do, mở rộng hợp tác và đầu tư quốc tế. Nghị định 27,
28, 29 của Hội Đồng Bộ Trưởng năm 1988 ban hành quy định đối với kinh tế cá thể, kinh tế
tập thể, kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư doanh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ,
xây dựng và vận tải, nhằm mạnh dạng khẳng định cũng như tạo môi trường pháp lý khuyến
khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh yên tâm mở rộng sản xuất kinh doanh. Tức
là thừa nhận sự tồn tại các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Đại hội VI năm 1986 khẳng định nước ta có các thành phần Kinh tế xã hội chủ nghĩa bao
gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể. Các thành phần kinh tế khác gồm kinh tế tiểu
sản xuất hàng hoá; kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế tự nhiên, tự cấp,
tự túc.
Trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, chi phối được các thành phần kinh tế khác.
Củng cố kinh tế tập thể theo hướng nâng cao trình độ tổ chức quản lý và tăng cường cơ sở
vật chất kỹ thuật đi đôi với thực hiện quan hệ trao đổi và liên kết với kinh tế quốc doanh và
kinh tế gia đình, trước hết là mặt cung ứng vật tư, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Kinh tế
gia đình có vị trí quan trọng và khả năng dồi dào cần được khuyến khích và giúp đỡ phát
triển trong mối quan hệ hỗ trợ và gắn bó với kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Đối với
kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa. Vận động những người lao động cá thể đi vào làm ăn tập thể
theo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi. Nhà nước cho phép những nhà tư sản nhỏ sử dụng
vốn, kiến thức kỹ thuật và tổ chức quản lý của họ để tổ chức sản xuất, kinh doanh trong một
số ngành nghề thuộc khu vực sản xuất và dịch vụ ở những nơi cần thiết trong cả nước.
Hoạt động của kinh tế tư bản tư nhân được hướng dẫn đi theo quỹ đạo chủ nghĩa xã hội
bằng nhiều hình thức của kinh tế tư bản nhà nước, thông qua sự kiểm soát của Nhà nước
và sự liên kết với kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể [1, tr.31-33]
Tại Đại hội VII năm 1991, về cơ cấu thành phần kinh tế bao gồm: Kinh tế quốc doanh; Kinh
tế tập thể; Kinh tế cá thể; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế tư bản nhà nước . Trong đó đảm
bảo kinh tế quốc doanh phát triển có hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành then
chốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Sắp xếp lại các liên hiệp xí nghiệp, tổng
công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Đổi mới và kiện
toàn kinh tế tập thể theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, phát huy và kết hợp hài hòa sức
mạnh của tập thể và xã viên. Phát triển kinh tế gia đình bằng nhiều hình thức. Kinh tế tư
nhân được phát triển đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà
nước. Hướng kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản nhà nước dưới nhiều
hình thức. Sớm chấn chỉnh công tác quản lý đối với các cơ sở công nghiệp, xây dựng, vận
tải ngoài quốc doanh. Tổ chức từng bước việc thành lập các xí nghiệp, công ty cổ phần. [2,
tr.363-364]
Tại Đại hội VIII năm 1996, các thành phần kinh tế bao gồm: Kinh tế nhà nước; Kinh tế hợp
tác mà nòng cốt là hợp tác xã; Kinh tế cá thể, tiểu chủ; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế tư
bản nhà nước. Đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ
đạo. Tiếp tục tổ chức lại và sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước phù hợp với quy hoạch
ngành, lãnh thổ. Tổng kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý để triển khai tích cực
và vững chắc việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo thêm động lực mới trong
quản lý, huy động thêm vốn cho yêu cầu phát triển và điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp nhà
nước. Mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng của người lao động trong các ngành
nghề trên cơ sở góp vốn cổ phần và lao động trực tiếp của xã viên phân phối theo kết quả
lao động và theo cổ phần, đảm bảo cơ chế quản lý dân chủ, công khai về tài chính và kinh
doanh. Kinh tế tư bản nhà nước bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà
nước và tư bản tư nhân trong nước và tư bản tư nhân nước ngoài nhằm động viên tiềm
năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý. Đối với kinh tế cá thể tiểu chủ hỗ
trợ về vốn, công nghệ, thị trường và kinh nghiệm quản lý để mở rộng và nâng cao hiệu quả
sản xuất, kinh doanh. Hướng dẫn và có chính sách thích hợp khuyến khích họ tự tổ chức
hoặc tham gia vào các tổ chức kinh tế hợp tác và các hình thức liên doanh, liên kết với kinh
tế nhà nước. Kinh tế tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất trong các ngành, các lĩnh vực phù
hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển của đất nước. Bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích
hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi đi đôi với tăng cường quản lý và hướng dẫn làm ăn đúng
pháp luật, có lợi cho quốc kế dân sinh. [3, tr.741-743]
Tại Đại hội IX năm 2001 xác định các thành phần kinh tế bao gồm: Kinh tế Nhà nước; Kinh
tế tập thể; Kinh tế cá thể, tiểu chủ; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế tư bản nhà nước; Kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài. Sắp xếp, tổ chức lại và đổi mới quản lý doanh nghiệp Nhà nước,
nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Hoàn thành cơ bản việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần nắm
giữ 100% sở hữu vốn. Nhà nước thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế
tập thể. Hoàn thành quá trình chuyển đổi các hợp tác xã cũ, đồng thời nghiên cứu bổ sung
Luật hợp tác xã cho phù hợp với tình hình mới. Khuyến khích hình thức liên doanh, liên kết
giữa hợp tác xã với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Có chính sách đào
tạo bồi dưỡng cán bộ cho hợp tác xã. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư nhân được khuyến
khích phát triển mạnh. Thực hiện quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mỗi công dân
nhằm phát huy tối đa nội lực, phát triển lực lượng sản xuất. Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài được khuyến khích phát triển và là một bộ phận của kinh tế Việt Nam [4, tr.986-988]
Đảng ta tiếp tục khẳng định thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Tại Đại hội X năm 2006 xác định thành phần kinh tế bao gồm: Kinh tế Nhà nước; Kinh tế
tập thể; Kinh tế tư nhân; Kinh tế tư bản nhà nước; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng, để nhà nước định hướng và
điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát
triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh
tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng và một trong những động lực của nền
kinh tế. Xóa bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các
loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề,
lĩnh vực kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật
không cấm. Thu hút mạnh tiềm lực của các nhà đầu tư nước ngoài. Cải thiện môi trường
pháp lý và kinh tế, đa dạng hóa các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực của các
nhà đầu tư nước ngoài vào những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng. [5, tr.1105-1107]
Tại Đại hội XI năm 2011 xác định các thành phần kinh tế bao gồm: Kinh tế nhà nước; Kinh
tế tập thể; Kinh tế tư nhân; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Khẩn trương cơ cấu lại ngành
nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước, tập trung vào một
số ngành lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc ra đời, phát
triển các hợp tác xã, các tổ hợp tác kiểu mới và các mô hình kinh tế tập thể khác theo
nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi, có chức năng kinh tế và xã hội. Tạo điều kiện phát triển
các trang trại ở nông thôn và hình thành các hợp tác xã của trang trại. Hoàn thiện cơ chế,
chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền
kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh
tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn kinh
tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Thu hút mạnh đầu tư
trực tiếp của nước ngoài vào những ngành, những lĩnh vực kinh tế phù hợp với quy hoạch
và chiến lược phát triển của đất nước, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao. Hỗ trợ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong nông nghiệp
và khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc
tế. Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp với hình thức sở hữu hỗn hợp như:
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty hợp danh, hợp tác
xã cổ phần.
Tại Đại hội XII năm 2016 xác định các thành phần kinh tế bao gồm: Kinh tế Nhà nước; Kinh
tế tập thể; Kinh tế tư nhân; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong văn kiện Đại hội XII của
Đảng khẳng định nền kinh tế nước ta có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh
tế. Điều này thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng ta đối với thành phần kinh tế nhà
nước, đồng thời nêu nhận thức mới về vai trò của thành phần kinh tế tư nhân. Đối với
doanh nghiệp nhà nước: Tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn
quan trọng và quốc phòng an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác không đầu tư. Đối với kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã thì tiếp tục đổi mới nội
dung và phương thức hoạt động; đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp
dụng phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước có cơ chế,
chính sách hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật,
công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác xã trên cơ sở
phát triển và phát huy vai trò của kinh tế hộ. Rõ ràng, khi kinh tế hộ càng phát triển thì nhu
cầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm càng cần thiết, điều này phản ánh tính chất
khách quan của sản xuất hàng hóa. Đối với kinh tế tư nhân tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính
sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và
lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Khuyến khích hình
thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế
nhà nước. Từ chỗ chúng ta không thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân, coi đó là nguồn
gốc dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản, đến nay chúng ta coi kinh tế tư nhân là động
lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đây là bước tiến dài trong
nhận thức lý luận của Đảng ta, là kết quả tổng kết thực tiễn của 30 năm đổi mới. Đối với
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì chú trọng chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên
tiến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chủ động lựa chọn và có chính sách ưu đãi đối với các
dự án đầu tư nước ngoài có trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả trong
chuỗi giá trị toàn cầu, có liên kết với doanh nghiệp trong nước.

Tại Đại hội XIII năm 2021 xác định cơ cấu các thành phần kinh tế bao gồm: Kinh tế Nhà
nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế tư nhân; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước tập trung
những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng về quốc phòng an ninh,
những lĩnh vực mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Củng cố phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có
khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền
kinh tế. Đến năm 2025 hoàn tất việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước. Nâng cao
hiệu quả doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá. Hình thành đội ngũ quản lý doanh
nghiệp nhà nước chuyên nghiệp, có trình độ cao. kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, các hợp
tác xã, tổ hợp tác có phạm vi hoạt động rộng lớn, có vai trò cung cấp dịch vụ cho các thành
viên; liên kết phối hợp sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện để các thành viên
nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững. tăng cường liên kết
giữa các hợp tác xã, hình thành các hiệp hội, liên hiệp hợp tác xã. Kinh tế tư nhân khuyến
khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, được hỗ trợ
phát triển thành công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao.
Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân hợp tác, liên kết với doanh nghiệp nhà nước,
hợp tác xã, kinh tế hộ, phát triển các công ty cổ phần có sự tham gia rộng rãi của các
chủ thể xã hội nhất là người lao động; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận
quan trọng của nền kinh tế quốc dân, có vai trò lớn trong việc huy động vốn đầu tư, công
nghệ, phương thức quản lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tóm lại, quan điểm của Đảng ta về vai trò các thành phần kinh tế qua từng giai đoạn phát
triển có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Tuy nhiên luôn thực hiện nhất quán
xuyên suốt chính sách nhiều thành phần kinh tế, vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế phát huy
khả năng vai trò của mình trong việc đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước. Qua 35 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng và thay đổi
từng ngày, tốc độ tăng trưởng ổn định, thu nhập bình quân của người dân không ngừng
tăng lên, đời sống vật chất tinh thần được cải thiện rõ rệt. Quan hệ hợp tác đầu tư quốc tế
được mở rộng, tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thống nhất và
nêu rõ: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát
của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế thị trường
hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế
thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu” dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của đất nước. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát
triển; kinh tế tư nhân là động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
ngày càng được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội”

- mqh biện chứng giữa csht và kiến trúc thượng tầng? ý nghĩa pp luận ?(csht là gì,
kết cấu, kiến trúc thượng tầng là gì, kết cấu; mqh giữa csht và kttt ntn, kttt tác động
trở lại csht ntn và ý nghĩa pp luận)
Ý NGHĨA PP LUẬN CSHT VÀ KTTH
Liên hệ:
*hình thái kte xh
-kniem, kết cấu ktxh
-Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế xã hội bao gồm:
Lực lượng sản xuất: là nền tảng vật chất-kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Hình
thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Sự phát triển của lực lượng
sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế-
xã hội.
Quan hệ sản xuất: Tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết định tất cả mọi quan hệ xã
hội khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó. Quan
hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội.

Các loại hình thái kinh tế - xã hội


Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì trong lịch sử loài người đã sẽ tuần tự xuất hiện 05
hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao:
- Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy)
- Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ (giai cấp chủ nô mang sứ mệnh lịch sử
chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ lên hình thái kinh tế - xã
hội chiếm hữu nô lệ) gồm chủ nô và nông nô
- Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến (giai cấp phong kiến) gồm địa chủ và nông dân
- Hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư sản) gồm tri thức, tiểu tư sản
- Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa (giai cấp công nhân)

-tại sao nói sự ptrien của các hình thái ktxh là quá trình lịch sử vn (gtrinh đã chúng
minh rồi, có luận điểm của mác trong đó, phải rút ra ý nghĩa pp luận dù đề k nói)
*tồn tại xh và ý thức xh
-kniem, kết cấu của tồn tại xh: Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức
sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số, v.v.,
trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.
-kniem, kết cấu của ý thức xh
b. Kết cấu của ý thức xã hội
Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận
– Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành
một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát
hóa.

Advertisements

arrow_forward_iosĐọc thêm
Powered by GliaStudio

close
– Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các
học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật…

– Ý thức xã hội thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống hàng
ngày, thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Trình độ ý thức thông thường tuy thấp hơn ý
thức lý luận, nhưng tri thức kinh nghiệm phong phú của nó là tiền đề quan trọng cho sự hình
thành các lý thuyết khoa học.

Ý thức lý luận (lý luận khoa học) có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách
khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra mối liên hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng.

2. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng


2.1. Tâm lý xã hội

– Tâm lý xã hội là khái niệm chỉ toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán… của con
người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp
của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó.

Đặc điểm của tâm lý xã hội:

+ Phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sống hàng ngày của con người;

+ Là sự phản ánh co tính tự phát, thường ghi lại những mặt bề ngoài của tồn tại xã hội;

+ Không có khả năng vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội của
con người.

+ Còn mang tính kinh nghiệm, chưa được thể hiện về mặt lý luận, còn yếu tố trí tuệ thì đan
xen với yếu tố tình cảm.

– Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tâm lý xã hội trong sự phát triển của
ý thức xã hội.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin rất coi trọng nghiên cứu trạng thái tâm lý
xã hội của nhân dân để hiểu nhân dân, giáo dục nhân dân, đưa nhân dân thamg gia tích
cực, tự giác vào cuộc đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

2.2. Hệ tư tưởng

– Hệ tư tưởng là khái niệm chỉ trình độ cao của ý thức xã hội, được hình thành khi con
người nhân thức sâu sắc về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình.

Đặc điểm của hệ tư tưởng:

+ Được hình thành khi con người nhận thức sâu sắc về sự vật, hiện tượng;

+ Có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội;

+ Được hình thành tự giác bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định và truyền bá
trong xã hội.

+ Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng
(chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo…), kết quả sự khái quát hóa những kinh
nghiệm xã hội.

– Cần phân biệt hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng không khoa học, thậm chí phản động.
Hệ tư tưởng không khoa học tuy cũng phản ánh các mối quan hệ vật chất của xã hội nhưng
dưới một hình thức sai lầm, hư ảo, xuyên tạc.

– Với tính cách là một bộ phận của ý thức xã hội, hệ tư tưởng ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển khoa học. Lịch các khoa học tự nhiên đã cho thấy tác dụng quan trọng của hệ tư
tưởng, đặc biệt là tư tưởng triết học, đối với quá trình khái quát những tài liệu khoa học.

-mqh bc giữa tồn tại xh và yt xh ? ý nghãi pp luận (có gì nghe lại khúc đầu rec 23/12 này
luôn)
* Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại và ý thức xã hội
* Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
+ TTXH là nguồn gốc khách quan cho sự hình thành và ra đời ý thức xã hội (nghệ thuật, tư
tưởng, chính trị, pháp quyền)
+ TTXH quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm của ý thức xã hội
+ TTXH thay đổi thì sớm hay muộn ý YTXH cũng phải thay đổi theo, mức độ thay đổi khác
nhau, có những yếu tố thay đổi chậm, những yếu tố thay đổi nhanh
+ Trong xã hội có giai cấp thì YTXH mang tính giai cấp
- Tính độc lập tương đối của YTXH với TTXH
+ YTXH thường lạc hậu hơn TTXH (YTXH không phản ánh kịp đối với sự biến đổi của
TTXH)
+ YTXH có thể vượt trước TTXH (YTXH có thể phản ánh TTXH dưới dạng tương lai, dự
báo)
+ Tính kế thừa trong sự phát triển của YTXH: Thường thì YTXH đương thời có thể tiếp thu
những yếu tố hợp lý của YTXH giai đoạn trước để cùng phản ánh TTXH đương thời
- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức: Thường thì trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ
thể có 1 vài hình thái YTXH nổi lên hàng đầu và tác động đến các hình thái xã hội khác
* Ý thức xã hội tác động tồn tại xã hội
- Bản thân ý thức xã hội tự nó không trực tiếp làm biến đổi tồn tại xã hội mà phải thông qua
hoạt động thực tiễn
- Ý thức tác động thông qua hoạt động nên ảnh hưởng đến KQ hoạt động: tác động tích cực
khi ý thức, tư tưởng tiến bộ, cách mạng, phản ánh đúng hiện thực khách quan; tác động tiêu
cực khi ý thức, tư tưởng lạc hậu, phản ánh không đúng hiện thực khách quan
- Mức độ tác động của YTXH đối với TTXH phụ thuộc điều kiện lịch sử cụ thể; tính chất các
mối quan hệ kinh tế làm nảy sinh tư tưởng đó; vai trò của giai cấp đề ra tư tưởng đó; mức
độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đó và mức độ triển khai thực hiện tư tưởng đó trong
quần chúng
* Ý nghĩa của vấn đề này trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
- Một là:
+ Bảo vệ kiên trì Chủ nghiax Mác Lê-nin, tư tưởng HCM, làm cho hệ thống tư tưởng đó thực
sự làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ Nam cho hành động của toàn Đảng, toàn dân.
+ Tổ chức giáo dục, tuyên truyền vận động QCND để đưa đường lối của Đảng, PLNN vào
trong đời sống hiện thực
+ Bảo vệ, phát huy truyền thống bản chất văn hoá dân tộc, đấu tranh chống hoà bình trên
lĩnh vực văn hoá tư tưởng
+ Hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của YTXH lạc hậu, những tàn dư của XH cũ và
những mặt trái của kinh tế thị trường vào đời sống XH.
+ Nâng cao dân trí tăng cường công tác khoa học
- Hai là:
+ Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở VN chúng ta cần phải xây dựng cả TTXH mới và
YTXH mới. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng PTSX – XHCN hoàn thiện nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN, đồng thời với những nhiệm vụ giải quyết những vấn đề môi
trường dân số, giảm tỷ lệ gia tăng dân số bố trí lại dân cư .
+ Vấn đề xây dựng và phát triển YTXH mới. Tại ĐH9 của ĐCSVN đã đề cập đến 3 lĩnh vực
là: xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, giáo dục và đào
tạo; khoa học và công nghệ. Sự tổng hợp của 3 vấn đề đó tạo nên mặt cơ bản của chất
lượng đời sống con người và trình độ phát triển XH.

+ Xác định nền văn hóa mới là mục tiêu của xây dựng và phát triển kinh tế vì Xh công bằng
dân chủ văn minh con người phát triển toàn diện. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc. Xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng
đầu.
+ Lực lượng công an có nhiệm vụ bảo vệ nền kinh tế đồng thời tham gia tích cực trong
nhiệm vụ bảo vệ đời sống tinh thần xã hội.
+ Để nhận thức đúng các hiện tượng thuộc đời sống ý thức xã hội thì một mặt, cần phải căn
cứ vào TTXH đã làm nảy sinh ra nó, mặt khác cũng cần phải giải thích các hiện tượng đó từ
những phương diện khác nhau thuộc nội dung tính độc lập tương đối của chúng.
+ Trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải được tiến hành đồng thời
trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó việc thay đổi tồn tại xã hội cũ là điều
kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội cũ.
Ý NGHĨA PPL TTXH VÀ YTXH:

- ptich tính giai cấp của ý thức xh ? cho vd

III. Tính giai cấp của ý thức xã hội

– Trong xã hội có giai cấp, do các giai cấp có những điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau,
những lợi ích khác nhau do địa vị xã hội mỗi giai cấp quy định, nên ý thức xã hội của các
giai cấp có nội dung và hình thức phát triển khác nhau hoặc đối lập nhau.

– Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện ở tâm lý xã hội, cũng như ở hệ tư tưởng xã hội.

+ Về mặt tâm lý xã hội, mỗi giai cấp đều có tình cảm, tâm trạng, thói quen riêng, có thiện
cảm hay ác cảm với tập đoàn xã hội này hay tập đoàn xã hội khác.
+ Ở trình độ hệ tư tưởng thì tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện sâu sắc hơn nhiều.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp bao giờ cũng có những tư tưởng hoặc hệ tư tưởn đối lập
nhau: Tư tưởng của gia cấp bóc lột và bị bóc lột, của giai cấp thống trị và bị thống trị.

– Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị
về kinh tế và chính trị ở thời đại đó.

Nếu hệ tư tưởng của giai cấp bóc lột thống trị ra sức bảo vệ địa vị của giai cấp đó, thì hệ tư
tưởng của giai cấp bị trị, bị bóc lột thể hiện nguyện vọng và lợi ích của quần chúng lao động
chống lại xã hội người bóc lột người, xây dựng một xã hội công bằng không có áp bức, bóc
lột.

– Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân,
ngọn cờ giải phóng của quần chúng bị áp bức, bóc lột, phản ánh tiến trình khách quan của
sự phát triển lịch sử.

Hệ tư tưởng Mác – Lênin đối lập với hệ tư tưởng tư sản – hệ tư tưởng bảo vệ lợi ích của
giai cấp tư sản, bảo vệ chế độ người bóc lột người. Cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp
tư sản và giai cấp vô sản từ hàng thế kỷ nay diễn ra gay gắt trên tất cả các lĩnh vực, trong
đó có lĩnh vực hệ tư tưởng.

– Trong điều kiện xã hội ngày nay, cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức hệ vẫn đang
tiếp tục diễn ra. Các thế lực thù địch đang không ngừng tấn công vào chủ nghĩa Mác –
Lênin, muốn phủ nhận, xóa bỏ nó.

Do vậy, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện thế giới ngày nay là một
nhiệm vụ quan trọng của cuộc đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa
xã hội.

– Khi khẳng định tính giai cấp của ý thức xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng, ý thức
của các giai cấp trong xã hội có sự tác động qua lại với nhau.

+ Trong xã hội có áp bức giai cấp, các giai cấp bị trị do bị tước đoạt tư liệu sản xuất, phải
chịu sự áp bức về vật chất nên không tránh khỏi bị áp bức về tinh thần, không tránh khỏi
ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp thống trị.

ADVERTISEMENT
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của tư tưởng giai cấp thống trị đối với xã hội tùy thuộc vào
trình độ phát triển ý thức cách mạng của giai cấp bị trị.

+ Giai cấp thống trị cũng chịu ảnh hưởng của giai cấp bị trị. Ở thời kỳ đấu tranh cách mạng
phát triển mạnh, thường có một số người trong giai cấp thống trị, nhất là những trí thức tiến
bộ, từ bỏ giai cấp xuất thân chuyển sang hàng ngũ giai cấp cách mạng và chịu ảnh hưởng
của tư tưởng giai cấp đó.

Đặc biệt, một số người đã trở thành nhà tư tưởng của giai cấp cách mạng.

– Trong xã hội có phân chia giai cấp thì ý thức cá nhân, về bản chất, là biểu hiện mức độ
này hay mức độ khác ý thức giai cấp.

Điều này là do địa vị và những điều kiện sinh hoạt vật chất chung của giai cấp quyết
định.

Nhưng mỗi cá nhân lại có những hoàn cảnh sinh sống riêng, như hoàn cảnh giáo dục,
trường đời, tư tưởng chính trị tiếp thu được khi sống trong môi trường gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp…, nên ý thức của mỗi người vừa biểu hiện ý thức giai cấp, vừa mang những
đặc điểm cá nhân, tạo thành cá tính và nhân cách riêng, khác với cá nhân khác cùng giai
cấp.

Tuy nhiên, nếu quá nhấn mạnh điều kiện sinh hoạt của cá nhân, thổi phồng mặt cá
nhân, thì sẽ dẫn tới hiểu sai bản chất của ý thức cá nhân. Ta phải chú ý mối quan hệ biện
chứng giữa ý thức giai cấp và ý thức cá nhân.

– Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội không chỉ mang dấu ấn những điều kiện sinh hoạt
vật chất của giai cấp, mà còn phản ánh những điều kiện sinh hoạt chung của dân tộc:
Những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên… hình thành
trong quá trình phát triển lâu dài của dân tộc.

Vì vậy, trong ý thức xã hội, ngoài tâm lý và hệ tư tưởng xã hội của giai cấp, còn bao gồm
tâm lý dân tộc, tình cảm, ước muốn, tập quán, thói quen, tính cách… của dân tộc, truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác tạo thành truyền thống dân tộc.

Tâm lý dân tộc tuy phản ánh những điều kiện sinh hoạt chung của dân tộc và mang tính
chất toàn dân tộc, nhưng có mối liên hệ hữu cơ với ý thức giai cấp. Giai cấp cách mạng,
tiến bộ phát huy những giá trị tinh thần của dân tộc, ngược lại những tư tưởng của giai cấp
phản động mâu thuẫn sâu sắc với những giá trị đó.

Giai cấp công nhân được vũ trang bằng hệ tư tưởng Mác – Lênin luôn luôn quan tâm
sâu sắc đến việc bảo vệ và phát triển những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

-ptich tính độc lập tương đối của ý thức xh đối với tồn tại xh? cho vd (có 5 sự tác động )
1. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:

Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện ở những điểm cụ thể sau đây:

– Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội:

Lịch sử xã hội đã cho chúng ta thấy được rằng, trong nhiều trường hợp khi tồn tại xã hội cũ
đã mất đi, nhưng ý thức xã hội cũ tương ứng thì nó lại vẫn còn tồn tại. Cụ thể thì điều đó
biểu hiện rằng ý thức xã hội muốn thoát ly ra khỏi sự ràng buộc của tồn tại xã hội, ý thức xã
hội trong trường hợp này đã biểu hiện tính độc lập tương đối.

Ta nhận thấy, ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng. Cho nên trong sự
nghiệp xây dựng xã hội mới chúng ta sẽ cần phải thường xuyên tăng cường công tác tư
tưởng, đấu tranh chống lại âm mưu và hành động phá hoại những lực lượng thù địch về
mặt tư tưởng, kiên trì xoá bỏ những tàn dư ý thức cũ.

– Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội:


Triết học Mác – Lênin đã thừa nhận rằng, trong những điều kiện nhất định tư tưởng của con
người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến sẽ có thể vượt trước sự phát triển của
tồn tại xã hội, các tư tưởng này xuất hiện sẽ dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức,
chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.

Lý do mà ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội là do đặc điểm của tư tưởng khoa
học quy định. Tư tưởng khoa học thường khái quát tồn tại xã hội đã có và hiện có để rút ra
những quy luật phát triển chung của xã hội, quy luật đó không những phản ánh đúng quá
khứ, hiện tại mà còn dự báo đúng tồn tại xã hội trong tương lai.

Khi chúng ta nói rằng, tư tưởng tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội thì không có nghĩa
ý thức xã hội không còn bị tồn tại xã hội quyết định. Mà là cho đến cùng nó luôn bị tồn tại xã
hội quy định.

– Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển:

Trong lịch sử phát triển của đời sống tinh thần xã hội, những quan điểm lý luận của mỗi thời
đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà những quan điểm lý luận này sẽ được
tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước.

Vì vậy, khi chúng ta tiến hành cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ý thức hệ thì không những phải
vạch ra tính chất phản khoa học của những trào lưu tư tưởng phản động trong điều kiện tại,
mà còn phải chỉ ra những nguồn gốc lý luận của chúng trong lịch sử.

Bởi vì ý thức xã hội có tính kế thừa, nên khi các chủ thể thực hiện việc nghiên cứu một tư
tưởng nào đó đều sẽ cần phải dựa và quan hệ kinh tế hiện và phải chú ý đến các giai đoạn
phát triển tư tưởng trước đó.

– Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng:

Ta nhận thấy rằng, ý thức xã hội bao gồm nhiều bộ phận, nhiều hình thái khác nhau, theo
nguyên lý mối liên hệ thì giữa các bộ phận hay các hình thái này sẽ không tách rời nhau, mà
nhiều bộ phận, nhiều hình thái này sẽ thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động
giữa nhiều bộ phận, nhiều hình thái đó làm cho ở mỗi hình thái ý thức có những mặt, những
tính chất không phải là kết quả phản ánh một cách trực tiếp của tồn tại xã hội.
Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại khác nhau và tuỳ
theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu sẽ tác
động mạnh đến các hình thái khác nhau.

– Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội:

Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hoá vai trò
của ý thức xã hội mà chủ nghĩa duy vật lịch sử còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường
khi phủ nhận tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.

Ph.Ăng ghen từng viết như sau: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật v.v đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh
hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”.

Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào điều kiện lịch sử
cụ thể và cũng căn cứ vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy
sinh; vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng và vào mức độ mở rộng của tư
tưởng trong quần chúng.

Ta nhận thấy rằng, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý
thức xã hội đã chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xã hội, nguyên lý của
chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội cũng đã bác bỏ quan
điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

2. Ví dụ cụ thể:

Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội:

Ví dụ như ý thức tư tưởng phong kiến, phản ánh xã hội phong kiến, nhưng khi xã hội phong
kiến đã thay đổi thì ý thức vẫn chưa thay đổi kịp về các tư tưởng như: trọng nam khinh nữ,
ép duyên, gia trưởng. Cho đến tận giai đoạn ngày nay thì các tư tưởng này vẫn còn xuất
hiện trong nhận thức của nhiều người.

Ý thức xã hội có thể vượt trước sự tồn tại xã hội:


Ví dụ như ngay từ khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn còn đang ở trong thời kỳ phát
triển tự do cạnh tranh thì Các Mác đã đưa ra dự báo rằng quan hệ sản xuất đó nhất định sẽ
bị một quan hệ sản xuất tiến bộ hơn thay thế trong thời gian tới.

Ý thức хã hội có tính kế thừa trong ѕự phát triển của mình:

Ví dụ như khi làm cách mạng tư ѕản chống phong kiến, các chủ thể là những nhà tư tưởng
tiên tiến của giai cấp tư ѕản đã khôi phục những tư tưởng duу ᴠật ᴠà nhân bản của thời cổ
đại.

Ngược lại ta nhận thấy thấy những giai cấp lỗi thời ᴠà các nhà tư tưởng của nó thì tiếp thu,
khôi phục những tư tưởng, những lý thuуết хã hội phản tiến bộ của những thời kỳ lịch ѕử
trước.

Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức хã hội trong ѕự phát triển của chúng:

Ví dụ như ở Hу Lạp cổ đại, triết học ᴠà nghệ thuật đóng ᴠai trò đặc biệt to lớn; còn ở Tâу Âu
trung cổ thì tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt tinh thần хã hội như triết học, đạo
đức, nghệ thuật, chính trị, pháp quуền. Ở giai đoạn lịch ѕử ѕau nàу thì ý thức chính trị lại
đóng ᴠai trò to lớn tác động đến các hình thái ý thức хã hội khác. Ở Pháp nửa ѕau thế kỷ
XVIII ᴠà ở Đức cuối thế kỷ XIX, triết học ᴠà ᴠăn học là công cụ quan trọng nhất để nhằm
mục đích có thể tuуên truуền những tư tưởng chính trị, là ᴠũ đài của cuộc đấu tranh chính trị
của các lực lượng хã hội tiên tiến.

Ta nhận thấy rằng, trong ѕự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức, ý thức chính trị có
ᴠai trò đặc biệt quan trọng. Ý thức chính trị của giai cấp cách mạng cũng đã đưa ra những
định hướng cho ѕự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác.

Trong điều kiện của nước ta hiện naу, những hoạt động tư tưởng như triết học, ᴠăn học
nghệ thuật hay nhiều hoạt động tư tưởng khác mà tách rời đường lối chính trị đúng đắn của
Đảng ѕẽ không tránh khỏi rơi ᴠào những quan điểm ѕai lầm, không thể đóng góp tích cực
ᴠào ѕự nghiệp cách mạng của nhân dân.

Ý thức xã hội tác động trở lại sự tồn tại xã hội:


Ví dụ như hệ tư tưởng tư sản đã tác động mạnh mẽ đến xã hội của các nước Tây Âu vào
thế kỷ XVII, XVIII. Hệ tư tưởng vô sản đã trở thành vũ khí về mặt tư tưởng cho giai cấp vô
sản đứng lên đấu tranh để xoá bỏ xã hội tư bản.

Sự tác động của ý thức xã hội tới tồn tại xã hội được biểu hiện qua hai chiều hướng. Khi ý
thức xã hội tiến bộ thì sẽ có tác động thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, còn ý thức xã hội lạc
hậu sẽ gây cản trở cho sự phát triển của tồn tại xã hội.

3. Vận dụng tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:

Trên thực tế thì ở giai đoạn hiện nay, việc nhận thức các hiện tượng của đời sống tinh thần
xã hội sẽ cần phải căn cứ vào tồn tại xã hội đã làm nảy sinh ra nó. Bên cạnh đó thì cũng cần
phải giải thích các hiện tượng đó từ những phương diện khác nhau thuộc nội dung tính độc
lập tương đối của chúng.

Cũng chính bởi vì thế, trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải được
tiến hành song song trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó việc thay đổi tồn
tại xã hội cũ là điều kiện cơ bản nhất để nhằm mục đích có thể thay đổi ý thức xã hội cũ.

Bên cạnh đó, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu
dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại, những tác
động của đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những
biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.

Từ những phân tích trên, ta thấy rằng, nguyên lý của triết học Mác Lênin về tính độc lập
tương đối của ý thức xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển của ý thức xã
hội và của đời sống tinh thần xã hội nói chung. Thực tiễn khi vận dụng tính độc lập tương
đối của ý thức xã hội vào đời sống có những ý nghĩa và đem lại hiệu quả to lớn.

Nắm vững quan điểm kế thừa của ý thức xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc đổi
mới của nước ta hiện nay trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Đảng ta cũng đã khẳng định,
trong điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản
sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa các dân tộc khác trên thế giới, làm giàu đẹp hơn nền văn hoá
của Việt Nam.

Ngày nay thì hệ tư tưởng chính trị và khoa học đang tác động đến các lĩnh vực của đời sống
tinh thần xã hội. Việc kế thừa và sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội giúp hệ
tư tưởng chính trị và khoa học tại đất nước ta trở nên tiên tiến và phát triển nhanh chóng
hơn.

Đây cũng là cơ sở lý luận để quán triệt quan điểm của Đảng ta trong việc kết hợp phát triển
kinh tế với xây dựng nền văn hóa mới, và con người mới trong thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội.

Câu : Tồn tại xã hội và các dạng tồn tại cơ bản

a) Khái niệm

Tồn tại xã hội là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

b) Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội

Các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã gội hồm: phương thức sản xuất vật chất, hoàn
cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số.

- Điều kiện địa lý đó là những điều kiện đất đai, khi hậu, sông ngòi, biển đông, thực vật,
nguyên liệu, khoáng sản. Điều kiện tự nhiên là điều kiện thường xuyên và tất yếu của sự tồn
tại và phat triển xã hội, nó có thể gây ảnh hưởng khó khăn hoặc thuận lời cho đời sống của
con người và sản xuất xã hội

- Điều kiện dân số là số lượng dân sư, sự tăng về mật độ dân cư là điều kiện đối với đời
sông xã hội vì nó có ảnh hưởng thuận lời hoặc khó khăn đối với đời sống và sản xuất

- Phương thức sản xuất: là cách thức mà con người dùng để làm ra của cải vật chất trong
một giai đọan lịch sử nhất định, theo cách đó con người có những mối quan hệ với nhau
trong sản xuất.

Phương thức sản xuất giữ vai trò quyết định trong đời sống xã hội vì xã hội chỉ có thể
tồn tại và phát triển trên cơ sở của sản xuất mà sản xuất bao giờ cũng có cách thức nhất
định. Chính sự thay đổi của phương thức sản xuất làm cho đời sống xã hội cũng phát triến.
Lịch sử xã hội loài người là lịch sử của các phương thức sản xuất thay thế kế tiếp nhau.

Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau
tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội.

Câu : Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội

a) Khái niệm

YTXH: Là khái niệm triết học dùng để chỉ các mặt, các bộ phận khác nhau của lĩnh vực
tinh thần xã hội như quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống... của cộng
đồng xã hội; mà những bộ phận này nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội
trong những giai đoạn phát triển nhất định.

b) Kết cấu của YTXH:


Ý thức xã hội gồm những hiện tượng tinh thần, những bộ phận, những hình thái khác
nhau phản ánh tồn tại xã hội bằng phương thức khác nhau. Chúng ta có thể phân ý thức xã
hội thành các dạng sau đây:

Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận:

- Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người hình
thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá,
khái quát hoá.

Ý thức xã hội thông thường thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống
hàng ngày của con người, thường chi phối cuộc sống đó. Ý thức thông thường tuy là trình
độ thấp nhưng có vai trò quan trọng ở chỗ, nhờ nó mà tri thức kinh nghiệm được hình
thành, đây là tiền đề quan trọng để hình thành các lý thuyết khoa học.

- Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hoá, khái quát hoá thành học
thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật. Ý thức lý luận
(lý luận khoa học) có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc
và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng.

Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội:

- Tâm lý xã hội là bộ phận của ý thức xã hội bao gồm tình cảm, ước muốn, thói quen, tập
quán... của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn bộ xã hội hình thành dưới ảnh
hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó.

Đặc điểm của tâm lý xã hội là phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sống của xã hội và
phản ánh có tính tự phát. Tâm lý xã hội còn mang nặng tính kinh nghiệm, chưa được thể
hiện về mặt lý luận, yếu tố tình cảm đan xen yếu tố lý luận.

- Hệ tư tưởng là bộ phận của ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội một cách gián tiếp, tự
giác, khái quát hoá thành những quan điểm, tư tưởng (chính trị, triết học, nghệ thuật, tôn
giáo).

Đặc điểm của hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội do
vậy có khả năng phản ánh sâu sắc những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.

Hệ tư tưởng là cơ sở lý luận để định hướng sự phát triển của khoa học và các hoạt động
cải tạo xã hội.

Cần phân biệt hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng không khoa học.

+ Hệ tư tưởng khoa học phản ánh chính xác, khách quan các mối quan hệ vật chất của
xã hội.

+ Hệ tư tưởng không khoa học tuy cũng phản ánh các mối quan hệ vật chất của xã hội,
nhưng dưới một hình thức sai lầm, hư ảo hoặc xuyên tạc.

Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội tuy là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác
nhau của ý thức xã hội, nhưng chúng có mối liên hệ qua lại và tác động lẫn nhau.
+ Tâm lý xã hội tạo điều kiện hoặc gây trở ngại cho sự hình thành, tiếp thu một hệ tư
tưởng nào đó và làm cho hệ tư tưởng, lý luận xã hội bớt xơ cứng, bớt cứng nhắc.

+ Hệ tư tưởng khoa học có thể gia tăng yếu tố trí tuệ cho tâm lý xã hội, góp phần thúc
đẩy tâm lý xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực.

II. vấn đề con ng


-ptich vấn đề con ng theo chủ nghĩa duy vật lịch sử
Quan điểm duy vật lịch sử về khái niệm con người
Con người vừa là một tồn tại mang bản tính tự nhiên vừa là một tồn tại mang bản tính xã
hội. Bản tính tự nhiên và bản tính xã hội tồn tại trong mối quan hệ chi phối nhau, tác dộng
lẫn nhau và được thể biện trong mỗi hành vi, mỗi hoạt động của con người.
- Phân tích nội dung của quan điểm trên
Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính
là giới tự nhiên. Vì vậy, bản tính tự nhiên phải là một trong những phương diện cơ bản của
con người, loài người. Cũng do vậy, việc nghiên cứu, khám phá khoa học về cấu tạo tự
nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở khoa học quan trọng để con người
hiểu biết vể chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân mình trong mọi hành vi và hoạt
động sáng tạo ra lịch sử của nó, tức lịch sử nhân loại.
+ Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây :
Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa
học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật
và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đacuyn về sự tiến hóa của các loài.
Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng “là thân
thể vô cơ của con người”. Do đó, những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật
tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội
loài người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người và giới tự nhiên; ngược lại, sự
biến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn luôn tác động trở lại môi trường tự
nhiên, làm biến đổi môi trường đó. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của
con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự nhiên.
Tuy nhiên, con người không đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự nhiên, nó mang đặc
tính xã hội bởi vì mỗi con người với tư cách là “người” chính là xét trong mối quan hệ của
các cộng đồng xã hội, đó là các cộng đồng: gia đình, giai cấp, quốc gia, dân tộc, nhân loại,...
Vì vậy, bản tính xã hội nhất định phải là một phương diện khác của bản tính con người, hơn
nữa đây là bản tính đặc thù của con người.
+ Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các giác độ sau đây:
Một là, xét từ giác độ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không phải chỉ có
nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của
nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có
khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một trong
những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhờ đó mà có thể hoàn chính học thuyết
về nguồn gôsc loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đểu chưa có lời giải đáp
đúng đắn và đầy đủ.
Hai là, xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại của nó luôn
luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con
người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng. Ngược lại, sự phát triển của mỗi cá
nhân lại là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi con ngưòi
chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy mà không thể là “con người” với
đầy đủ ý nghĩa của nó.
Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó, quy
định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động
sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó. Vì thế, nếu lý giải bản
tính sáng tạo của con người đơn thuần chỉ từ giác độ bản tính tự nhiên hoặc chỉ từ bản tính
xã hội của nó thì đều là phiến diện, không triệt để và nhất định cuối cùng sẽ dẫn đến những
kết luận sai lầm trong nhận thức và thực tiễn.

-ptich vấn đề con ng theo quan điểm của thm


Câu : Con người và bản chất con người theo triết học Mác-Lenin

(1) Là thực thể sinh học – xã hội:

- Phương diện sinh học: Nói lên phần “con” của mỗi người, bản năng động vật.

+ Con người là kết quả tiến hoá và phát triển lâu dài của giới TN.

+ Con người là một bộ phận của giới TN và giới TN cũng chính là “thân thể vô cơ của
con người”, con người chịu sự tác động của các quy luật TN (như sinh lão bệnh tử,…)

- Phương diện xã hội: Nói lên phần “người” của mỗi người, bản năng con người.

+ Thông qua LĐ mà con người trở thành con người xh.

+ Chịu sự chi phối bởi các nhân tố xh và quy luật xh.

(2) Vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người:

- Con người thông qua hoạt động VC và tinh thần thức đẩy xh phát triển từ thấp đến cao
phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra.

- Không có TG TN, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người.

(3) Bản chất của con người là tổng hoà những quan hệ xh:

C.Mác: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng
biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.

- Tính hiện thực:

+ Bản chất của con người luôn được hình thành và thể hiện một cách cụ thể, xác định,
sống trong một ĐK lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định.

- Tổng hoà các quan hệ xh:

+ Các quan hệ xh có vị trí, vai trò khác nhau, tác động qua lại lẫn nhau, đều góp phần
hình thành bản chất con người.

+ Khi các quan hệ xh thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muốn, bản chất con người
cũng sẽ thay đổi theo.
Ý nghĩa PPL:

- Để có những lý giải về con người, chúng ta cần xuất phát từ hai phương diện TN và xh;
trong đó xh là yếu tố quyết định.

- Cần phát huy năng lực sáng tạo của con người vì đó chính là động lực cơ bản của sự
tiến bộ xh.

- Để con người được giải phóng, cần xoá bỏ các quan hệ kinh tế - xh ràng buộc động lực
cơ bản của sự tiến bộ.

-ptich con ng là thực thể thống nhất giữa 2 mặt tự nhiên và xh (dựa mac)
-ptich bản chất con ng theo quan điểm của chủ nghĩa mác : bản chất con người là
tổng hòa các mqh xh, đc hiểu thế nào,..., để ptrien bản chất tót đẹp thì con người cần
làm gì… bản thân cần làm gì…
2. Sự vận dụng ở nước ta hiện nay.
Do nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề con người đặc biệt là vấn đề
con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Đảng ta đã
và đang xây dựng và phát triển đất nước toàn diện về nhiều mặt đặc biệt là lĩnh vực kinh tế,
nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiều chiến lược con người: Cần đào tạo con người một cách có
chiều sâu lấy tư tương và chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, cũng như trên thế giới ở
nước ta chiến lược con người nó có một ý nghĩa hết sức quan trọng và để phát triển đúng
hướng chiến lược đó cần có một chính sách phát triển con người, không để con người đi
lệch tư tưởng.
Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn dân, đưa loài người tới một kỷ
nguyên mới, mở ra nhiều khả năng để tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai con
đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước. Trong đời sống xã hội thực tiễn cơ sở vận dụng khoa học và sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về con người tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung
ương Đảng khoá VII đề ra nghị quyết và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người
Việt Nam toàn diện với tư cách là "Động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời
là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội". Đó là "con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về
thể chất phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Nghị quyết đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn
lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi cuả công cuộc đổi mới đất
nước". Thực tiễn đã chứng tỏ xã hội ta hiện nay tình trạng mất hài hoà về mặt bản thể của
mỗi cá nhân là chủ yếu, là tất cả bản thể cá nhân phát triển toàn diện và hài hoà về đạo
đức, trí tuệ, thể lực là mục tiêu xây dựng con người trong chủ nghĩa xã hội nhưng mục tiêu
cơ bản và quan trọng hơn cả là vấn đề con người phải trở thành nhân tố quyết định lịch sử
xã hội và lịch sử của chính mình.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ hướng đi đúng cho con đường đi lên xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, thực tế cho thấy cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin
vào Việt Nam đã làm nên thắng lợi cách mạng giải phòng dân tộc (1945), thống nhất đất
nước (1975) thực hiện ý chí độc lập tự do con người việt Nam điều mà bao nhiêu học thuyết
trước Mác không thể áp dụng được, chính chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm thay đổi, trở thành
hệ tư tưởng chính thống của toàn xã hội, thay đổi nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số
nhân dân Việt Nam. Thực tiễn hoạt động cách mạng xã hội chủ nghĩa vừa nhanh chóng
nâng cao trình độ nhận thức toàn diện. Bằng hệ thống giáo dục với các hình thức đào tạo
đa dạng, với các hình thức khoa học thấm nhuần tinh thần cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin đã hình thành kế tiếp nhau những lớp người lao động mới ngày càng có tư tưởng,
trình độ chung, chuyên môn cao ngày nay chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ văn hoá khoa
học công nghệ với trình độ lý luận và quản lý tốt đồng đều trong cả nước.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ đạt những thành tựu
vượt bậc, thì sự phát triển con người không chỉ là sản phẩm của hệ tư tưởng Mác xít vì
ngay khi chủ nghĩa Mác mà các trị của các tư tưởng các tôn giáo, các hệ tư tưởng và văn
hoá bản địa đã có sức sống riêng của nó. Chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập, nó như một hệ
tư tưởng khoa học vượt hẳn lên cái nền văn hoá bản địa, nhưng nó cũng chịu sự chi phối
tác động đan xen của các yếu tố sai - đúng, yếu - mạnh, mới - cũ, v.v.. Các yếu tố tích cực
đã thúc đẩy, còn các yếu tố tiêu cực thì kìm hãm sự phát triển con người.
Do đó, Đảng ta cũng đã có những đổi mới rõ rệt, sự phát triển hàng hoá nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo sự phân tầng xã hội, việc mở rộng
dân chủ đối thoại trong sinh hoạt chính trị của đất nước, việc mở cửa và phát triển giao lưu
quốc tế về các mặt kinh tế, văn hoá và chính trị, trên thế giớ. Sự biến đổi nhanh chóng của
tình hình chính trị quốc tế, sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ… Điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết vận dụng chủ nghĩa Mác một cách khoa học, hợp
lý và sáng tạo để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội mới nếu muốn tồn tại và vươn lên
một tầm cao mới.

cách trl 2 câu đầu: phải trl nd căn bản của phần 1 nhỏ:
-con ng là thực thể thống nhất…, con người là sp của lịch sử và chủ thể của lịch sử,
vậy con ng là tổng hòa các mqh xh (nêu hết 4 ý nhưng ngắn gọn, nếu đề yêu cầu
ptich 1 ý thì phải ptich kỹ)
-cho vd

You might also like