Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 106

Bài 1 – Tổng quan về Internet

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ INTERNET

N G
N I
A R
L E
Mục tiêu

Kết thúc bài này, bạn có thể: E - Thời lượng học

• Bạn nên học bài học này trong khoảng

A
• Trả lời câu hỏi “Internet là gì?”.

C
• Hiểu và phân biệt được các phương pháp
120 phút.

kết nối Internet.

P I
• Hiểu được vai trò của địa chỉ IP và tên

T O
miền trong việc nhận diện thiết bị và tài
nguyên Internet.
• Hiểu được vai trò của các nhà cung cấp
dịch vụ Internet.
• Hiểu được ứng dụng và nguyên tắc hoạt
động của một số dịch vụ Internet thông
dụng như: Web, thư điện tử, truyền tệp …

1
Bài 1 – Tổng quan về Internet

Nội dung

• Ngày nay, Internet đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Sự xuất
hiện và phát triển của Internet đã thay đổi cách thức làm việc và trao đổi thông tin của mọi
người, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội. Internet là một kho thông tin đồ sộ, chứa
đựng vô vàn kiến thức và được phân tán khắp nơi trên thế giới. Các dịch vụ Internet ngày càng
đa dạng và dễ sử dụng, giúp ích cho con người trong rất nhiều công việc.
• Để giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về Internet, bài này sẽ giới thiệu một số nội dung cơ
bản về Internet, bao gồm: Định nghĩa và lịch sử phát triển của Internet; các phương thức kết nối
Internet; cấu trúc Internet; địa chỉ IP và tên miền …

N G
Hướng dẫn học

N I
• Nội dung bài này chủ yếu cung cấp các khái niệm và định nghĩa về Internet. Để học tốt bài này,

định nghĩa này và nắm được mối quan hệ giữa chúng.

A R
sinh viên cần đọc kỹ các khái niệm và định nghĩa trong bài. Phải hiểu được rõ các khái niệm và

L E
E -
C A
P I
T O

2
Bài 1 – Tổng quan về Internet

1.1. Khái quát về Internet

1.1.1. Internet là gì?


Internet là một liên mạng máy tính toàn cầu được hình thành từ các mạng nhỏ hơn, liên kết
hàng triệu máy tính trên thế giới thông qua cơ sở hạ tầng viễn thông. Internet là mạng của
các mạng máy tính. Trong mạng này, các máy tính và thiết bị mạng giao tiếp với nhau bằng
một ngôn ngữ thống nhất. Đó là bộ giao thức TCP/IP (Transmision Control Protocol –
Internet Protocol).

1.1.2. Lịch sử phát triển


Internet được hình thành từ năm 1969, từ một dự án nghiên cứu của Bộ quốc phòng Mỹ.

G
Lúc đó Internet chỉ liên kết 4 địa điểm: Viện Nghiên cứu Standford, Trường Đại học tổng
hợp California ở LosAngeles, UC – Santa Barbara và Trường Đại học Tổng hợp Utah.
Mạng này được biết đến dưới cái tên ARPANET.
N
N I
ARPANET càng phát triển khi có nhiều máy nối vào – rất nhiều trong số này là từ các cơ
quan của Bộ quốc phòng Mỹ hoặc những trường đại học nghiên cứu với các đầu nối vào Bộ
quốc phòng. Đây là những giao điểm trên mạng. Trong khi ARPANET đang cố gắng chiếm

A R
lĩnh mạng quốc gia thì một nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Palo Alto của công ty
Xerox đã phát triển một kỹ thuật được sử dụng trong mạng cục bộ là Ethernet.
Theo thời gian, Ethernet trở thành một trong những chuẩn quan trọng để kết nối trong các

L E
mạng cục bộ. Cũng trong thời gian này, DARPA (đặt lại tên từ ARPA) chuyển sang hợp
nhất TCP/IP (giao thức được sử dụng trong việc truyền thông trên Internet) vào phiên bản

-
hệ điều hành UNIX của trường đại học tổng hợp California ở Berkeley. Với sự hợp nhất

E
như vậy, những trạm làm việc độc lập sử dụng UNIX đã tạo nên một thế mạnh trên thị
trường, TCP/IP cũng có thể dễ dàng tích hợp vào phần mềm hệ điều hành. TCP/IP trên
Ethernet đã trở thành một cách thức thông dụng để trạm làm việc nối đến trạm khác.

C A
Trong thập kỷ 1980, máy tính cá nhân được sử dụng rộng rãi trong các công ty và trường
Đại học trên thế giới. Mạng Ethernet kết nối các máy tính cá nhân (PC) trở thành phổ biến.

P I
Các nhà sản xuất phần mềm thương mại cũng đưa ra những chương trình cho phép các máy
PC và máy UNIX giao tiếp cùng một ngôn ngữ trên mạng.

T O
Vào giữa thập kỷ 1980, giao thức TCP/IP được dùng trong một số kết nối khu vực – khu
vực (liên khu vực) và cũng được sử dụng cho các mạng cục bộ và mạng liên khu vực.
Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng 1974 trong khi mạng vẫn được gọi là
ARPANET. Vào thời điểm này, ARPANET (hay Internet) còn ở qui mô rất nhỏ.
Mốc lịch sử quan trọng của Internet được chọn vào giữa thập kỷ 1980, khi Quỹ khoa học
quốc gia Mỹ NSF (National Science Foundation) thành lập mạng liên kết các trung tâm máy
tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Mạng này chính là mạng Internet. Điểm quan trọng của
NSFNET là cho phép mọi người cùng sử dụng. Trước NSFNET, chỉ các nhà khoa học,
chuyên gia máy tính và nhân viên các cơ quan Chính phủ được kết nối Internet.
Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET. Chính vì vậy, sau gần 20 năm
ARPANET trở nên không còn hiệu quả và đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990.
Ngày nay, mạng Internet phát triển mạnh mẽ hơn các phương tiện truyền thông truyền thống
khác như phát thanh và truyền hình, do sự cải tiến và phát triển không ngừng. Các công
nghệ đang áp dụng trên Internet giúp cho Internet trở thành mạng liên kết vô số kho thông

3
Bài 1 – Tổng quan về Internet

tin toàn cầu, có dịch vụ phong phú về nội dung, hình thức. Đó cũng chính là điều thúc đẩy
chúng ta nên bắt đầu ngay với hành trình khám phá thế giới mới – thế giới Internet.

1.1.3. Cấu trúc Internet


Internet là một liên mạng kết nối các mạng nhỏ hơn với nhau. Như vậy, cấu trúc Internet
gồm các mạng máy tính được kết nối với nhau thông qua các kết nối viễn thông. Thiết bị
dùng để kết nối các mạng máy tính với nhau là cổng nối Internet (Internet Gateway) hoặc
Bộ định tuyến (Router).

N G
N I
A R
L E
E -
Hình 1.1. Cấu trúc Internet

Tuy nhiên, đối với người dùng, Internet chỉ là một mạng duy nhất.

C A
P I
T O Internet

Hình 1.2. Internet dưới góc nhìn của người sử dụng

4
Bài 1 – Tổng quan về Internet

1.2. Phương thức kết nối


Để có thể sử dụng các dịch vụ Internet, người dùng phải kết nối máy tính của mình với
Internet. Có nhiều phương thức kết nối với nhiều tốc độ khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu
sử dụng và điều kiện của người sử dụng.

1.2.1. Kết nối thông qua kênh thuê riêng


Trong phương thức kết nối này, máy tính hay mạng máy tính của người sử dụng được kết
nối trực tiếp tới nhà cung cấp dịch vụ Internet thông qua một kênh thuê riêng do nhà cung
cấp dịch vụ Viễn thông cấp.

N G
Hình 1.3. Kết nối qua kênh thuê riêng

N I
Đặc điểm của phương thức này là kết nối luôn thường trực, nghĩa là bạn có thể truy nhập

A R
Internet bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, giá thành sử dụng kết nối này rất cao vì bạn phải trả tiền
thuê bao theo tháng chứ không phải trả theo dung lượng sử dụng. Phương thức kết nối này
thường được những nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến sử dụng.

1.2.2. Kết nối quay số qua mạng điện thoại

L E
E -
Trong phương thức kết nối này, người dùng kết nối với Internet thông qua mạng điện thoại.
Để kết nối, người dùng cần có một đường điện thoại và một thiết bị kết nối có tên modem.
Máy tính của người dùng kết nối với Modem và modem được kết nối tới đường điện thoại.

C A
P I
T O
Hình 1.4. Kết nối quay số qua mạng điện thoại

Hiện nay, dịch vụ kết nối này đều được các nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông cung cấp. Khi
người sử dụng đăng ký, nhà cung cấp sẽ cấp cho họ một tài khoản để truy nhập và số điện
thoại cần gọi.
Kết nối kiểu này không luôn thường trực. Khi muốn sử dụng dịch vụ, người dùng phải quay
số đến số điện thoại do nhà cung cấp dịch vụ cấp. Sau đó nhập tên truy nhập và mật khẩu để
đăng nhập. Kiểu kết nối này thường được người dùng cá nhân sử dụng vì giá thành rẻ và dễ
lắp đặt.

5
Bài 1 – Tổng quan về Internet

1.2.3. Kết nối qua ADSL


Kết nối Internet qua ADSL là một dịch vụ mới và đang rất phổ biến. ADLS là công nghệ
truy nhập bất đối xứng, tốc độ đường xuống lớn hơn tốc độ đường lên. Đặc điểm này rất
phù hợp với truy nhập Internet vì người dùng thường lấy thông tin từ Internet xuống nhiều
hơn gửi thông tin lên Internet.
Người dùng có thể đăng ký dịch vụ này ngay trên đường dây điện thoại sẵn có của mình chứ
không nhất thiết phải mắc thêm một đường dây mới. Để sử dụng, người dùng cần có ADLS
modem. Máy tính của người dùng kết nối tới ADSL modem và modem này được kết nối với
đường dây điện thoại đã đăng ký dịch vụ ADSL.

Internet

N G
ADLS
Modem
Mạng điện
N I
Máy tính
Đường ADSL

A R
thoại hỗ trợ
ADLS

L E
Hình 1.5. Kết nối qua ADSL

Đặc điểm của phương thức này là kết nối mạng cũng luôn thường trực (sau khi kết nối được

-
tự động thực hiện) nhưng người dùng chỉ phải trả tiền cho những thời gian sử dụng. Cụ thể,
các nhà cung cấp dịch vụ hiện nay đều tính cước dựa trên dung lượng thông tin người dùng
tải xuống và tải lên Internet.
E
1.3.

1.3.1. Địa chỉ IP


C A
Địa chỉ IP và tên miền

P I
Các máy tính trên Internet giao tiếp với nhau sử dụng bộ giao thức TCP/IP. Để các máy tính
có thể liên lạc với nhau, mỗi máy tính cần có một địa chỉ liên lạc và địa chỉ này phải là duy
nhất. Điều này cũng giống như các thuê bao trong mạng điện thoại di động phải có một số

T O
hiệu thuê bao (số máy) và số thuê bao này phải là duy nhất trong mạng.
Bộ giao thức TCP/IP sử dụng địa chỉ IP để đánh địa chỉ cho các máy tính trong mạng. Mỗi
địa chỉ IP bao gồm 32 bit, được chia thành 4 nhóm đều nhau, mỗi nhóm 8 bit. Các nhóm
này được phân tách với nhau bởi một dấu chấm “.”. Cách biểu diễn địa chỉ IP phổ biến nhất
là “thập phân dấu chấm”. Trong cách biểu diễn này, địa chỉ IP được chia thành 4 nhóm, mỗi
nhóm là một số thập phân và được phân tách với nhau bởi một dấu chấm.
Cấu trúc địa chỉ IP là: A.B.C.D
Trong đó: A, B, C, D là các số thập phân. Dó mỗi số thập phân này đều dược chuyển từ một
số nhị phân 8 bit nên giá trị của chúng phải nằm trong khoảng từ 0 đến 255.
Một số ví dụ về địa chỉ IP:
- 10.10.10.10
- 128.3.5.7
- 192.168.10.1
6
Bài 1 – Tổng quan về Internet

Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit. Hiện nay một số quốc gia đã đưa
vào sử dụng địa chỉ IPv6 nhằm mở rộng không gian địa chỉ và những ứng dụng mới, IPv6
bao gồm 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả nǎng cung cấp 232 = 4 294 967
296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả nǎng cung cấp tới 2128 địa chỉ.
Do địa chỉ IP phải là duy nhất nên cần có một tổ chức quản lý việc cấp phát địa chỉ IP. Hiện nay
tổ chức phi Chính phủ Inter – NIC – chịu trách nhiệm cung cấp địa chỉ IP để đảm bảo không có
máy tính kết nối Internet nào bị trùng địa chỉ: (http://www.internic.net).

1.3.2. Tên miền


Với cấu trúc địa chỉ IP như trên, người sử dụng sẽ khó nhớ được địa chỉ IP dẫn đến việc sử
dụng dịch vụ từ một máy tính nào đó là rất khó khǎn. Để thuận tiện cho người sử dụng, một

tên miền (domain name).

N G
tên tượng trưng sẽ được sử dụng thay thế cho địa chỉ IP. Tên tượng trưng này được gọi là

N I
Ví dụ: Máy chủ Web Server của VNNIC có địa chỉ là 203.162.57.101, tên miền của nó là
www.vnnic.net.vn. Để truy nhập đến một máy chủ, người dùng có thể dùng địa chỉ IP hoặc
tên miền. Tuy nhiên trên thực tế, người dùng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ
tên miền này là truy cập được.

A R
Như vậy, tên miền là một sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet. Nói cách
khác, tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet. Mỗi địa
chỉ dạng chữ này luôn tương ứng với một địa chỉ IP dạng số.

E
Hệ thống quản lý tên miền (Domain Name System – DNS)

L
E -
Mỗi máy tính khi kết nối vào mạng Internet thì được gán cho một địa chỉ IP xác định. Địa
chỉ IP của mỗi máy là duy nhất. Hệ thống DNS ra đời nhằm giúp chuyển đổi từ địa chỉ IP
khó nhớ mà máy sử dụng sang một tên dễ nhớ cho người sử dụng, đồng thời giúp hệ thống
Internet ngày càng phát triển.

C A
Hệ thống DNS sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán và phân cấp hình cây. Vì vậy, việc
quản lý sẽ dễ dàng và thuận tiện cho việc chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP và ngược

I
lại. Hệ thống DNS giống như mô hình quản lý công dân của một nước. Mỗi công dân sẽ có
một tên xác định đồng thời cũng có địa chỉ chứng minh thư để giúp quản lý con người một

P
cách dễ dàng hơn.

T O • Mỗi công dân đều có số căn cước để quản lý, ví dụ: Ông Vũ Hữu Hùng có chứng
minh thư: 111166520.
• Mỗi một địa chỉ IP tương ứng với tên miền, ví dụ: Trang chủ của nhà cung cấp dịch
vụ ISP lớn nhất Việt Nam hiện tại là VDC có tên miền là: home.vnn.vn , tương ứng
với địa chỉ IP là: 203.162.0.12.
Hoạt động của hệ thống DNS:
Giả sử người sử dụng muốn truy cập vào trang web có địa chỉ là http://www.yahoo.com/. Tiến trình
hoạt động của DNS như sau:
• Trước hết chương trình trên máy người sử dụng gửi yêu cầu tìm kiếm địa chỉ IP ứng
với tên miền www.yahoo.com tới máy chủ quản lý tên miền (Name Server) cục bộ
thuộc mạng của nó (ISP DNS Server).
• Máy chủ quản lý tên miền cục bộ này kiểm tra trong cơ sở dữ liệu của nó xem có
chứa cơ sở dữ liệu chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP của tên miền mà người sử

7
Bài 1 – Tổng quan về Internet

dụng yêu cầu không. Trong trường hợp máy chủ quản lý tên miền cục bộ có cơ sở dữ
liệu này, nó sẽ gửi trả lại địa chỉ IP của máy có tên miền nói trên (www.yahoo.com).
• Trong trường hợp máy chủ quản lý tên miền cục bộ không có cơ sở dữ liệu về tên
miền này, nó thường hỏi lên các máy chủ quản lý tên miền ở cấp cao nhất (máy chủ
quản lý tên miền làm việc ở mức Root). Máy chủ quản lý tên miền ở mức Root này
sẽ trả về cho máy chủ quản lý tên miền cục bộ địa chỉ của máy chủ tên miền quản lý
các tên miền có đuôi .com.
• Máy chủ quản lý tên miền cục bộ gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý tên miền có đuôi
.com tìm tên miền www.yahoo.com. Máy chủ quản lý tên miền quản lý các tên miền
.com sẽ gửi lại địa chỉ của máy chủ quản lý tên miền yahoo.com.
• Máy chủ quản lý tên miền cục bộ sẽ hỏi máy chủ quản lý tên miền yahoo.com này

N G
địa chỉ IP của tên miền www.yahoo.com. Do máy chủ quản lý tên miền yahoo.com
có cơ sở dữ liệu về tên miền www.yahoo.com nên địa chỉ IP của tên miền này sẽ
được gửi trả lại cho máy chủ quản lý tên miền cục bộ.
I
• Máy chủ tên miền cục bộ chuyển thông tin tìm được đến máy của người sử dụng.

N
• Máy tính của người dùng sẽ sử dụng địa chỉ IP này để mở một phiên kết nối TCP/IP

A R
đến máy chủ chứa trang web có địa chỉ http://www.yahoo.com/.
Tổ chức Hệ thống DNS theo sự phân cấp tên miền trên Internet được cho ở hình dưới đây:

L E
E -
C A
P I
T O
Hình 1.6. Tổ chức của hệ thống tên miền

Cấu tạo tên miền (Domain Name):


Để quản lý các máy đặt tại những vị trí vật lý khác nhau trên hệ thống mạng nhưng thuộc
cùng một tổ chức, cùng lĩnh vực hoạt động… người ta nhóm các máy này vào một tên
miền (Domain). Trong miền này nếu có những tổ chức nhỏ hơn, lĩnh vực hoạt động hẹp
hơn… thì được chia thành các miền con (Sub Domain). Tên miền dùng dấu chấm (.) làm
dấu phân cách. Cấu trúc miền và các miền con giống như một cây phân cấp.
Ví dụ www.home.vnn.vn là tên miền máy chủ web của VNNIC. Thành phần thứ nhất
‘www‘ là tên của máy chủ, thành phần thứ hai ‘home‘ thường gọi là tên miền cấp 3 (Third
8
Bài 1 – Tổng quan về Internet

Level Domain Name), thành phần thứ ba ‘vnn‘ gọi là tên miền mức 2 (Second Level
Domain Name) thành phần cuối cùng ‘vn‘ là tên miền mức cao nhất (ccTLD – Country
Code Top Level Domain Name).
Qui tắc đặt tên miền:
Tên miền nên được đặt đơn giản và có tính chất gợi nhớ, phù hợp với mục đích và phạm vi
hoạt động của tổ chức, cá nhân sỡ hữu tên miền.
Mỗi tên miền được có tối đa 63 ký tự bao gồm cả dấu “.”. Tên miền được đặt bằng các chữ
số và chữ cái (a-z A-Z 0-9) và ký tự “-”.
Một tên miền đầy đủ có chiều dài không vượt quá 255 ký tự
Dưới đây là các tên miền thông dụng :
.com (Communication – Dành cho mọi đối tượng, cá nhân, doanh nghiệp)
.net (Network – Dành cho các nhà cung cấp dịch vụ web, net)

N G
.org (Organization – Các tổ chức phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận)
.edu (Education – Dành cho các tổ chức giáo dục đào tạo)
.info (Information – Website về lĩnh vực thông tin)
N I
.biz (Business – Dùng cho các trang thương mại)
A R
.name (Name - Sử dụng cho trang cá nhân, blog, website cá nhân)

L E
.gov (Government – Dành cho các tổ chức Chính phủ)
.ws (Website – Sử dụng cho các tổ chức thương mại hoặc cá nhân)

E -
.us (US – Dành cho cá nhân hay công ty Mỹ)
Ngoài ra, mỗi Quốc gia còn có một miền gồm hai ký tự. Ví dụ: “vn” (Việt Nam), “fr”
(Pháp), “ca” (Canada)…

Miền

C A
Bảng sau là các ký hiệu tên vùng của một số nước trên thế giới:
Quốc gia tương ứng
at
be
P I Áo
Bỉ

T O ca
es
fi
Canada
Tây Ban Nha
Phần Lan
fr Pháp
Hk Hồng Kông
de Đức
il Israel
it Italia
jp Nhật
vn Việt Nam

9
Bài 1 – Tổng quan về Internet

1.4. World Wide Web và HTML

1.4.1. World Wide Web


World Wide Web (gọi tắt là Web hay WWW)
• Là một dịch vụ của Internet, cho phép bạn truy nhập tới nguồn thông tin đồ sộ của
Internet. Nguồn thông tin này được tổ chức dưới dạng các trang web có sự liên kết
chặt sẽ với nhau.
• Mỗi trang web là một tài liệu siêu văn bản. Tài liệu này có thể chứa văn bản,
âm thanh, hình ảnh… Được mã hoá đặc biệt, sử dụng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản – HTML (HyperText Markup Languages). Ngôn ngữ này cho phép tác giả của
một tài liệu nhúng các liên kết siêu văn bản (còn được gọi là các siêu liên kết –

Wide Web.

N G
hyperlink) vào trong tài liệu. Các liên kết siêu văn bản là nền móng của World

I
• Khi đọc một trang web, có thể nhấp chuột vào một từ hay một hình ảnh được mã hoá
như một liên kết siêu văn bản và sẽ lập tức chuyển tới một vị trí khác nằm bên trong

N
tài liệu đó hoặc tới một trang Web khác. Trang thứ hai có thể nằm trên cùng máy

R
tính với trang đầu, hoặc có thể nằm bất kì nơi nào trên Internet.
• Một tập hợp các trang Web có liên quan được gọi là WebSite. Mỗi WebSite được

A
lưu trữ trên trên một máy phục vụ Web, vốn là các máy chủ Internet lưu trữ hàng

tải (hoặc nạp) lên (uploading).

L E
ngàn trang Web riêng lẻ. Việc sao chép một trang lên một Web Server được gọi là

E -
C A
P I
T O

Hình 1.7. Hình ảnh của một trang Web

10
Bài 1 – Tổng quan về Internet

• Web cung cấp thông tin rất đa dạng bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video.
Hiện nay các trang Web sử dụng để phân phối tin tức, các dịch vụ giáo dục, thông
tin, danh mục sản phẩm, cùng nhiều thứ khác. Các trang Web tương tác cho phép các
độc giả tra cứu cơ sở dữ liệu, đặt hàng các sản phẩm và các thông tin, gửi số tiền
thanh toán bằng thẻ tín dụng …..
Máy chủ Web (web server)
• Để cung cấp dịch vụ Web cho người sử dụng, chúng ta cần có một máy chủ web đặt
tại một địa chỉ nào đó trên Internet. Máy chủ web là một máy tính mà trên đó cài đặt
phần mềm phục vụ Web, đôi khi người ta cũng gọi chính phần mềm đó là Web
Server.
• Tất cả các Web Server đều hiểu và chạy được các file *.htm và *.html, tuy nhiên mỗi
Web Server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt chẳng hạn như IIS của

N G
Microsoft dành cho *.asp, *.aspx...; Apache dành cho *.php...; Sun Java System Web
Server của SUN dành cho *.jsp...
Trình duyệt Web (web browser)

N I
Trình duyệt Web là một phần mềm ứng dụng được cài đặt trên máy tính của người sử dụng.

liệu đó trên máy tính người sử dụng.


Một số trình duyệt Internet thông dụng gồm:
A R
Phần mềm này cho phép người dùng tìm các tài liệu siêu văn bản trên Web rồi mở các tài

• Trình duyệt Internet Explorer (IE)

L E
E -
Đây là trình duyệt Internet phổ biến nhất. Trình duyệt này đã đi kèm với máy tính hệ
điều hành Windows của bạn.
• Ưu điểm: Trình duyệt này máy nào cũng có. Nhiều trang web được thiết kế phục
vụ cho người dùng trình duyệt này nên việc hiển thị trang là đẹp nhất trong số các
trình duyệt.

C A
• Nhược điểm: Tốc độ nạp trang không nhanh lắm, dễ bị những trang web độc hại,

P I
mã độc, virus lợi dụng lỗ hổng của trình duyệt này chui vào máy gây mất an toàn
cho người sử dụng.
• Trình duyệt Firefox

T O Đây là một trình duyệt mới, có nhiều tính năng hay và hoàn toàn miễn phí.
• Ưu điểm: Hỗ trợ tốt những chuẩn thiết kế web hiện đại. Tốc độ duyệt khá nhanh,
hơn Internet Explorer. Đồng thời Firefox cho phép người dùng cài thêm những
công cụ bổ sung có sẵn miễn phí mà người dùng có thể download từ trang
http://getfirefox.com, cũng là trang chủ của trình duyệt Firefox. Khi duyệt web với
Firefox sẽ an toàn hơn so với IE, người dùng hạn chế được lừa đảo theo hình thức
phishing, mã độc hại, virus từ các trang web.
• Nhược điểm: Vì vẫn còn nhiều trang web được thiết kế sai theo hỗ trợ của trình
duyệt IE vì thế mà khi duyệt những trang này với Firefox sẽ hiển thị không được
tốt. Ngoài ra, phải cài thêm hỗ trợ dạng Extension / Plug-ins mới có thể xem được
một số trang multimedia (xem phim, nghe nhạc).

11
Bài 1 – Tổng quan về Internet

1.4.2. HTML
HTML (HyperText Markup Language), nghĩa là "Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản" là một
ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web.
Tên của ngôn ngữ này được hình thành từ bốn từ:
• Hyper (Siêu): HTML cho phép liên kết nhiều trang văn bản rải rác khắp nơi trên
Internet. Nó có tác dụng che dấu sự phức tạp của Internet đối với người sử dụng.
Người dùng Internet có thể đọc văn bản mà không cần biết đến văn bản đó đang nằm
ở đâu, hệ thống được xây dựng phức tạp như thế nào.
• Text (Văn bản): HTML đầu tiên và trước hết là để trình bày văn bản và dựa trên nền
tảng là một văn bản.

G
• Language (Ngôn ngữ): HTML là một ngôn ngữ tương tự như các ngôn ngữ lập
trình, tuy đơn giản hơn. Nó có cú pháp chặt chẽ để viết các lệnh nhằm thực hiện việc
trình diễn văn bản.
N
N I
• Markup (Đánh dấu): HTML là ngôn ngữ của các thẻ (Tag) đánh dấu. Các thẻ này
xác định cách thức trình bày đoạn văn bản tương ứng trên màn hình.

R
Một file HTML là một tệp văn bản bao gồm nhiều thẻ (tag). Những thẻ này nói cho trình
duyệt biết nó phải hiển thị trang đó như thế nào. Một file HTML phải có phần mở rộng

A
là .htm hoặc .html và có thể được tạo bởi một trình soạn thảo văn bản đơn giản

1.5. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet

L E
Để mọi người có thể khai thác và sử dụng các dịch vụ Internet, cần có các nhà cung cấp dịch

E -
vụ Internet. Có thể liệt kê như sau:
• ISP (Internet Service Provider) – Nhà cung cấp dịch vụ Internet.
Nhà cung cấp dịch vụ Internet cấp quyền truy cập Internet qua mạng viễn thông và

A
các dịch vụ như: E-mail, Web, FTP, Telnet, Chat. Để có thể truy nhập và sử dụng
các dịch vụ của Internet, người sử dụng phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ này.

C
P I
ISP được cấp cổng truy cập vào Internet bởi IAP.
Hiện tại ở Việt Nam có 18 ISP đăng ký cung cấp dịch vụ, trong đó, một số nhà cung
cấp dịch vụ lớn gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty

T O Cổ phần truyền thông (FPT), Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Vietel).
• IAP (Internet Access Provider) – Nhà cung cấp dịch vụ đường truyền để kết nối
với Internet (còn gọi là IXP – Internet Exchange Provider).
Nếu hiểu Internet như một siêu xa lộ thông tin thì IAP là nhà cung cấp phương tiện
để đưa người dùng vào xa lộ. Nói cách khác IAP là kết nối người dùng trực tiếp với
Internet. IAP có thể thực hiện cả chức năng của ISP nhưng ngược lại thì không. Một
IAP thường phục vụ cho nhiều ISP khác nhau.
Hiện nay, tại Việt Nam có 7 IAP, bao gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam (VNPT), Công ty đầu tư phát triển công nghệ FPT, Tổng công ty viễn thông
quân đội (Viettel), Công ty thông tin viễn thông điện lực (ETC), Công ty cổ phần
dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội
(HANOITELECOM), Công ty truyền thông đa phương tiện (VTC).

12
Bài 1 – Tổng quan về Internet

• ISP dùng riêng


ISP dùng riêng được quyền cung cấp đầy đủ dịch vụ Internet. Điều khác nhau duy
nhất giữa ISP và ISP dùng riêng là ISP dùng riêng không cung cấp dịch vụ Internet
với mục đích kinh doanh. Đây là loại hình dịch vụ Internet của các cơ quan hành
chính, các trường đại học hay viện nghiên cứu.
• ICP (Internet Content Provider) – Nhà cung cấp dịch vụ nội dung thông tin
Internet.
ICP cung cấp các thông tin về: kinh tế, giáo dục, thể thao, chính trị, quân sự (thường
xuyên cập nhật thông tin mới theo định kỳ) đưa lên mạng.
• OSP (Online Service Provider) – Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet.
OSP cung cấp các dịch vụ trên cơ sở ứng dụng Internet (OSP) như: Mua bán qua
mạng, giao dịch ngân hàng, tư vấn, đào tạo, ...

N G
N I
A R
L E
E -
C A
P I
1.6.
T O Hình 1.8. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet

Giới thiệu một số dịch vụ Internet thông dụng

1.6.1. World Wide Web


World Wide Web hay Web là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của Internet. Dịch vụ
này cho phép bạn truy nhập đến các trang thông tin siêu văn bản (trang web) được đặt tại
nhiều vị trí khác nhau trên Internet.
Dịch vụ này hoạt động theo mô hình Khách/Chủ (Client/Server). Trong đó máy chủ web là
máy tính trên Internet có chạy phần mềm Web server. Máy chủ web lưu trữ nội dung thông
tin (các trang web), nhận và trả lời các yêu cầu từ máy khách web. Máy khách web là máy
tính của người dùng có chạy trình duyệt web (như Internet Explorer, Netscape Navigator,
Firefox …). Máy khách web gửi yêu cầu và hiển thị thông tin trả lời từ máy chủ web.

13
Bài 1 – Tổng quan về Internet

Dịch vụ web sử dụng giao thức HTTP (Hyper Text Transfer Protocol): Giao thức truyền
siêu văn bản.

N G
I
Hình 1.9. Mô hình hoạt động của một dịch vụ Web

Để truy nhập đến một trang web nào đó, người dùng gõ địa chỉ trang web vào thanh địa chỉ
của trình duyệt web.

R N
Ví dụ, để truy nhập tới trang web của Viện Đại học mở Hà nội, bạn gõ:
http://www.hou.edu.vn.

1.6.2. Dịch vụ thư điện tử

E A
Dịch vụ thư điện tử là một dịch vụ thông dụng nhất của Internet. Nó cho phép bạn gửi

- L
một thông điệp tới một hoặc một nhóm người qua mạng Internet. Ngoài việc gửi thông
điệp dưới dạng văn bản, bạn còn có thể đính kèm các tệp tin cùng với thông điệp.

E
Dịch vụ thư điện tử được sử dụng phổ biến do có các ưu điểm sau:
• Tốc độ cao và khả năng chuyển tải trên toàn cầu: Có thể nói đây là một trong

C A
những ưu điểm hàng đầu của hệ thống thư điện tử. Bạn có thể gửi thư cho bất kỳ
người nào gần như ngay lập tức. Người nhận cũng có thể nhận thư ở bất kỳ đâu,

P I
miễn là nơi đó có kết nối Internet.
• Giá thành thấp: Giá thành của việc gửi thông tin bằng thư điện tử gần như không
đáng kể bởi bạn chỉ cần trả chi phí cho việc sử dụng Internet là bạn đã có khả năng

T O sử dụng các hệ thống thư điện tử miễn phí trên toàn cầu và từ đó liên lạc đến khắp
mọi nơi. Nếu so sánh về mặt giá thành với hệ thống thư tín thông thường, nhất là gửi
thư quốc tế thì việc gửi bằng hệ thống thư điện tử rẻ và tiện dụng hơn rất nhiều lần.
• Linh hoạt về mặt thời gian: Nếu bạn có người quen ở Mỹ và bạn muốn gọi điện
cho người đó lúc 12 giờ trưa, bạn có thể không nhận được câu trả lời (do các cơ quan
ở Mỹ đã nghỉ), hoặc có thể bạn sẽ đánh thức họ vào lúc nửa đêm, rất phiền toái. Tuy
nhiên, nếu sử dụng thư điện tử thì bạn có thể gửi vào bất cứ lúc nào và người nhận
cũng có thể đọc thư vào lúc nào họ muốn.
Để có thể sử dụng thư điện tử, mỗi người dùng phải có một tài khoản. Tài khoản này có thể
được đăng ký miễn phí hoặc được các nhà cung cấp dịch vụ cấp.
Cấu trúc chung của một địa chỉ thư điện tử như sau:
Tênđăngký@tênmiền
Ví dụ địa chỉ thư: nva@hou.edu.vn

14
Bài 1 – Tổng quan về Internet

Tên đăng ký: nva


Ký tự @ phân tách tên đăng ký và tên miền, ký tự này buộc phải có trong mọi địa chỉ thư
điện tử.
Tên miền: hou.edu.vn là địa chỉ website của tổ chức mà người dùng đăng ký dịch vụ thư
điện tử.
Hệ thống thư điện tử được chia làm hai phần: MUA (Mail User Agent) và MTA (Message
Transfer Agent). MUA thực chất là một hệ thống làm nhiệm vụ tương tác trực tiếp với
người dùng cuối, giúp họ nhận bản tin, soạn thảo bản tin, lưu các bản tin và gửi bản tin.
Nhiệm vụ của MTA là định tuyến bản tin và xử lý các bản tin đến từ hệ thống của người
dùng sao cho các bản tin đó đến được đúng hệ thống đích.

N G
N I
A R
L E
E -
1.6.3. Telnet
C A Hình 1.10. Cấu trúc hệ thống thư điện tử

P I
Telnet là một dịch vụ Internet cho phép người dùng ngồi trên một thiết bị đầu cuối có thể
thông qua kết nối mạng truy nhập đến một thiết bị từ xa để điều khiển nó bằng câu lệnh như
là đang ngồi tại máy ở xa. Một máy trạm có thể thực hiện đồng thời nhiều phiên telnet đến

T O
nhiều địa chỉ IP khác nhau.
Telnet hoạt động theo phiên, mỗi phiên là một kết nối truyền dữ liệu theo giao thức TCP
với cổng 23. Telnet hoạt động theo mô hình khách/chủ (Client/Server), trong đó Client là
một phần mềm chạy trên máy của người dùng, phần mềm này sẽ cung cấp giao diện hiển
thị để người dùng gõ lệnh điều khiển. Phần Server là dịch vụ chạy trên máy từ xa lắng
nghe và xử lý các kết nối và câu lệnh được gửi đến từ máy trạm tại chỗ.
Dịch vụ Telnet thường được sử dụng để điều khiển và cấu hình từ xa cho các thiết bị, chẳng
hạn bộ định tuyến (Router) và bộ chuyển mạch (Switch).
Để kết nối từ xa đến một thiết bị nào đó, câu lệnh được sử dụng là: Telnet IP_address
Trong đó:
• Telnet là tên lệnh.
• IP_address là địa chỉ IP của thiết bị.

15
Bài 1 – Tổng quan về Internet

1.6.4. Dịch vụ truyền tệp


Dịch vụ truyền tệp (FTP) là một dịch vụ cơ bản và phổ biến cho phép chuyển các tệp dữ liệu
giữa các máy tính khác nhau trên mạng. FTP hỗ trợ tất cả các dạng tệp, trên thực tế nó
không quan tâm tới dạng tệp cho dù đó là tệp văn bản mã ASCII hay các tệp dữ liệu dạng
nhị phân.
Với cấu hình của máy phục vụ FTP, có thể quy định quyền truy nhập của người sử dụng với
từng thư mục dữ liệu, tệp dữ liệu cũng như giới hạn số lượng người sử dụng có khả năng
cùng một lúc có thể truy nhập vào cùng một nơi lưu trữ dữ liệu.

1.6.5. Dịch vụ Gopher


Trước khi Web ra đời, Gopher là dịch vụ rất được ưa chuộng. Gopher là một dịch vụ truyền

G
tệp tương tự như FTP, nhưng nó hỗ trợ người dùng trong việc cung cấp thông tin về tài
nguyên. Client Gopher hiển thị một thực đơn, người dùng chỉ việc lựa chọn cái mà mình
cần. Kết quả của việc lựa chọn được thể hiện ở một thực đơn khác.
N
N I
Gopher bị giới hạn trong kiểu các dữ liệu. Nó chỉ hiển thị dữ liệu dưới dạng mã ASCII
mặc dù có thể chuyển dữ liệu sang dạng nhị phân và hiển thị bằng một phần mềm khác.

1.6.6. Dịch vụ WAIS

A R
WAIS (Wide Area Information Serves) là một dịch vụ tìm kiếm dữ liệu. WAIS thường
xuyên bắt đầu việc tìm kiếm dữ liệu tại thư mục của máy chủ, nơi chứa toàn bộ danh mục

L E
của các máy phục vụ khác. Sau đó WAIS thực hiện tìm kiếm tại máy phục vụ thích hợp
nhất. WAIS có thể thực hiện công việc của mình với nhiều loại dữ liệu khác nhau như văn

1.6.7. Dịch vụ chat


-
bản ASCII, PostScript, GIF, TIFF, điện thư,…

E
Chat là hình thức hội thoại trực tiếp trên Internet. Với dịch vụ này hai hay nhiều người có

C A
thể cùng trao đổi thông tin trực tiếp qua bàn phím máy tính. Điều đó có nghĩa là bất kỳ câu
đánh trên máy của người này đều hiển thị trên màn hình của người đang cùng hội thoại.

P I
Có nhiều chương trình hỗ trợ cho phép chat trực tiếp (những người chat đang trực tuyến)
hoặc gián tiếp (những người chat đang không trực tuyến) với đối phương. Người sử dụng có
thể chat bằng chữ (Text), chat bằng âm thanh (Voice) hoặc bằng hình ảnh (Web-cam)...

T O Ngoài chat trên Internet người sử dụng còn có thể chat với nhau trên mạng LAN.

16
Bài 1 – Tổng quan về Internet

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Trong bài này, sinh viên cần ghi nhớ các nội dung sau:
• Internet là một liên mạng máy tính toàn cầu được kết nối từ hàng nghìn mạng máy tính trên khắp
thế giới. Mạng Internet sử dụng một ngôn ngữ thống nhất, đó là bộ giao thức TCP/IP (Transmision
Control Protocol – Internet Protocol).
• Internet có nguồn gốc từ mạng ARPANET của Bộ Quốc phòng Mỹ.
• Có ba phương pháp kết nối phổ biến tới Internet là: Kênh thuê riêng, quay số qua mạng điện thoại
và ADSL.
• Địa chỉ IP dùng để nhận dạng máy tính và thiết bị trên mạng Internet. Tên miền được dùng thay thế
cho địa chỉ IP.

N G
• Để sử dụng dịch vụ Internet, người dùng cần đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP –
Internet Service Provider).

N I
• Các dịch vụ Internet như: web, thư điện tử, truyền tệp, đều hoạt động theo mô hình Client/Server.
Để cung cấp các dịch vụ này, Internet cần có các máy chủ. Máy tính của người sử dụng (máy

R
khách) sẽ kết nối tới máy chủ trên Internet để sử dụng dịch vụ.

A
L E
E -
C A
P I
T O

17
Bài 1 – Tổng quan về Internet

CÂU HỎI ÔN TẬP

• Hãy trình bày định nghĩa về Internet và những mốc phát triển chính của Internet.
• Hãy trình bày tác dụng của địa chỉ IP, cấu trúc của địa chỉ IP và liệt kê 5 địa chỉ IP mà bạn biết.
• Hãy nêu 3 phương pháp kết nối Internet thông dụng và trình bày ưu, nhược điểm của từng
phương pháp.
• Hãy nên tên 5 nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam mà bạn biết.
• Tên miền là gì? Hãy cho ví dụ.
• Nêu quy tắc đặt tên miền và liệt kê các tên miền thông dụng.
• Thế nào là tên miền mức cao nhất, mức hai, mức ba? Cho ví dụ.
• Nêu sự tương ứng giữa tên miền và địa chỉ IP. Cho ví dụ.

N G
• Thế nào là một Website?
• HTTP là gì?

N I
A R
L E
E -
C A
P I
T O

18
Bài 1 – Tổng quan về Internet

BÀI TẬP

1. Internet được ra đời vào năm nào?


a) 1968
b) 1969
c) 1974
d) 1997
2. Mạng nào là mạng tiền thân của Internet?
a) LAN
b) WAN
c) MAN

N G
d) ARPANET
3. Bộ giao thức nào được sử dụng trên Internet?
a) H.323
N I
b) TCP/IP
c) AppleTalk

A R
d) IPX/SPX
4. ISP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh nào?

L E
a) Internet Service Protocol
b) Internet Service Provider
c) Internet Search Provider
E -
A
d) Important Service Provider
5. IAP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh nào?

C
P I
a) Internet Access Protocol
b) Internet Application Provider
c) Internet Access Provider

O
d) Internet Application Protocol

19
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

BÀI 2: CÁC DỊCH VỤ INTERNET THÔNG DỤNG

Mục tiêu

Kết thúc bài này, sinh viên có thể:


• Duyệt web thành thạo.
• Tìm kiếm thông tin trên Internet theo từ khóa hoặc theo chủ đề.
• Đăng ký tài khoản thư điện tử miễn phí của Yahoo và sử dụng dịch vụ thư điện tử của Yahoo
để gửi và nhận thư.
• Tải các tệp tin từ Internet xuống máy tính.
• Thảo luận trực tuyến bằng bài trình chat Yahoo Messenger.
• Đăng ký thành viên và tham gia diễn đàn.

Thời lượng học

• Bạn nên học bài này trong vòng từ 2 đến 3 tuần.

1
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Nội dung

• Ngày nay, việc sử dụng các dịch vụ Internet đã trở thành nhu cầu tất yếu, đặc biệt là những
người hàng ngày dùng Internet làm phương tiện trao đổi thông tin trong công việc và học tập.
• Để giúp các bạn sinh viên hiểu và sử dụng thành thạo một số dịch vụ của Internet, chương trình
sẽ hướng dẫn sử dụng một số dịch vụ Internet cơ bản, cần thiết cho việc học tập E-Learning
của các bạn, như dịch vụ web, tìm kiếm thông tin trên Internet, thư điện tử, diễn đàn …

Hướng dẫn học

• Để học tốt bài này, sinh viên cần nắm chắc các bước hướng dẫn cụ thể đối với mỗi dịch vụ
Internet. Sinh viên cần thực hành trên máy tính càng nhiều càng tốt để quen dần và hướng tới
sử dụng thành thạo các dịch vụ Internet.

2
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

2.1. Dịch vụ Web


Web là một trong những dịch vụ Internet được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó cho phép
bạn xem các trang tài liệu siêu văn bản (trang web) trên Internet. Để xem trang web, máy
tính của bạn cần có một chương trình có tên trình duyệt web (web browser).
Phần này hướng dẫn cách sử dụng trình duyệt Internet Explorer phiên bản 6.0, một phần
mềm được cài đặt sẵn trên hệ điều hành Windows. Mục đích của phần mềm này giúp bạn
duyệt web dễ dàng và hiệu quả.
Khởi động và đóng Internet Explorer
Thực hiện một trong hai cách sau để khởi động trình duyệt web:

• Nhấp đúp chuột vào biểu tượng Internet Explorer ( ) trên màn hình nền.
• Nhấp START, chọn Programs, chọn Internet Explorer.
Sau khi khởi động, cửa số chương trình Internet Explorer hiển thị như hình vẽ dưới đây:

Hình 2.1. Minh họa cửa sổ chương trình Internet Explorer

Để đóng chương trình Internet Explorer, nhấp chuột vào biểu tượng Close ( ) ở góc trên
bên phải cửa sổ chương trình hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F4.
Các nút trên thanh công cụ
Trên thanh công cụ của cửa sổ chương trình Internet Explorer có nhiều nút chức năng cho
phép bạn sẽ dàng điều khiển trình duyệt.

3
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Nút lùi (Back): Cho phép bạn quay lại trang vừa xem trước đó. Ban đầu khi khởi
động trình duyệt, nút Back bị mờ vì trình duyệt web mới mở trang đầu. Sau đó, bạn có thể
đi theo các siêu liên kết để lần lượt tới các trang web khác, lúc này nút Back bắt đầu tác
dụng và sáng lên.

Nút tiến (Forward): Chức năng và các trạng thái của nút Forward giống nút Back.
Điểm khác của nút Forward là sau khi bạn đã quay lại trang trước đó bằng nút Back, bạn
muốn tiếp tục theo đường đi mà mình từng đi, bạn nhấp nút Forward.

Nút dừng (Stop): Nút Stop có chức năng ngừng tải một trang web. Nếu bạn không
muốn tiếp tục tải trang web nào đó nữa, bạn nhấp nút Stop.

Nút làm tươi nội dung (Refresh): Nút Refresh có chức năng tải lại nội dung trang
web đang xem. Cụm từ “làm tươi” có nghĩa là đôi khi trang web bạn đang xem có nội dung
đã cũ hoặc nội dung chưa trọn vẹn do trình duyệt chưa tải hết. Muốn trình duyệt tải lại trang
này, nhấp Refresh.

Nút nhà (Home): Nút Home có chức năng chuyển tới trang khởi động mặc định (trang
nhà). Nếu bạn muốn mỗi khi trình duyệt web bật lên sẽ kết nối thẳng tới một trang web nào
đó, bạn đặt địa chỉ trang web đó là trang nhà.

Nút tìm kiếm (Search): Nút Search cho phép mở ra một cửa sổ phía bên trái
trình duyệt. Cửa sổ đó sẽ tự động kết nối tới trang tìm kiếm mặc định (thường là
www.search.msn.com) và cho phép bạn nhập các điều kiện tìm kiếm. Sau đó kết quả tìm
kiếm sẽ hiển thị ở màn hình chính của trình duyệt.

Nút trang yêu thích (Favorites): Nút Favorites cũng cho phép bạn mở một
cửa sổ phía bên trái trình duyệt chứa danh sách tiêu đề các trang web mà bạn yêu thích.

Nút các trang web đã truy nhập (History): Nút History cho phép bạn mở một cửa
sổ mới ở vị trí giống vị trí của nút Search và Favorites. Nội dung trong cửa sổ này là danh
sách các trang web bạn đã từng truy nhập. Danh sách này có thể được sắp xếp theo ngày
tháng, rất thuận tiện nếu bạn muốn biết hôm nay, hôm qua mình đã truy nhập những trang
web nào hoặc cũng có thể được sắp xếp theo site.

Nút in (Print): Nút Print cho phép bạn in nội dung trang web đang hiển thị hoặc in
vùng nội dung bạn lựa chọn.
Hiển thị hoặc ẩn thanh công cụ
Có nhiều thanh công cụ (Toolbar) trong Internet Explorer, trong đó có một số được hiển thị
mặc định và một số thanh ẩn đi. Để hiển thị hoặc ẩn thanh công cụ, bạn thực hiện như sau:
• Để Hiển thị thanh công cụ:
• Bước 1: Vào mục View trên thanh thực đơn, chọn chức năng Toolbar.
• Bước 2: Kích chuột vào tên của thanh công cụ cần hiển thị (kết quả có dấu "9"
xuất hiện phía trước tên của thanh công cụ).

4
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

• Để Ẩn thanh công cụ:


• Bước 1: Vào mục VIEW trên thanh lệnh (menu) chọn chức năng Toolbar.
• Bước 2: Kích chuột vào tên của thanh công cụ cần hiển thị (kết quả là có dấu "9"
biến mất).

Hình 2.2. Ẩn hoặc hiển thị thanh công cụ

Hiển thị trang web


• Hiển thị trang web bằng cách nhập địa chỉ.
• Để hiển thị trang web, bạn gõ địa chỉ URL đầy đủ của trang web vào ô địa chỉ. Ví dụ,
nhập http://www.hou.edu.vn rồi nhấn Enter.

Nhập http://www.hou.edu.vn rồi


nhấn Enter.

Hình 2.3. Nhập địa chỉ trang web vào ô địa chỉ rồi nhấn Enter để hiển thị trang web

5
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Nội dung của trang web sẽ được hiển thị bên trong cửa sổ như sau:

Hình 2.4. Ví dụ về cửa số trang web

LƯU Ý
Khi gõ địa chỉ của trang web, bạn chỉ cần gõ bắt đầu từ www chứ không nhất thiết phải
gõ cả http://. Ví dụ bạn chỉ cần gõ www.hou.edu.vn

• Hiển thị trang web trong một cửa sổ mới:


Sau khi hiển thị trang web, bạn có thể bấm chuột vào các liên kết trên trang web để xem
tiếp các nội dung bên trong. Khi bạn bấm chuột vào một liên kết và nếu liên kết này kết
nối tới một trang web khác thì trang web khác này sẽ được hiển thị trong cửa sổ và nội
dung trang web trước bị thay thế.
Nếu không muốn nội dung của các trang web sau hiện lên cửa sổ đang xem, bạn có thể
sử dụng tính năng mở trang web trên một cửa sổ mới.
Để thực hiện điều này, nhấp chuột phải vào siêu liên kết tới trang web muốn mở. Một
thực đơn hiện ra. Chọn Open in New Window.

6
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Hình 2.5. Mở trang web trên một cửa sổ mới

Ngoài ra, bạn có thể mở thêm cửa số trình duyệt mới bằng cách:
• Mở thực đơn File.
• Chọn lệnh New Window.
Dừng tải trang web
Trong quá trình duyệt web, có nhiều tình huống bạn muốn ngừng tải một trang web, chẳng
hạn do một số lý do sau:
• Gõ sai địa chỉ, đã nhấn Enter và bạn muốn dừng để gõ lại địa chỉ.
• Do đường truyền chậm, bạn muốn dừng tải trang web để chỉ đọc những thông tin
đã tải về hoặc để mở một trang web khác.

Để ngừng tải trang web, bạn nhấp nút Stop ( ) trên thanh công cụ của trình duyệt, tuy
nhiên trình duyệt vẫn hiển thị những thông tin đã được tải về.
Làm tươi trang web
Sau khi đã tải hết nội dung của một trang web, trình duyệt ngừng kết nối trong khi vẫn hiển
thị nội dung trang web đó trên màn hình. Như vậy, có thể khi bạn đang đọc nội dung trên
trang web thì máy chủ web đã cập nhật những thông tin này. Muốn xem có sự thay đổi từ
phía máy chủ không, bạn phải nhấp nút Refresh để trình duyệt tải lại và cập nhật nội dung.
Một số trang web được lập trình sẵn để sau một khoảng thời gian, trang web đó sẽ tự động
thực hiện chức năng làm tươi để tải về những thông tin mới nhất từ phía máy chủ.

Để làm tươi trang web, bạn nhấp chuột vào nút Refresh trên thanh công cụ.

7
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Di chuyển qua lại giữa các trang web


• Sử dụng nút Back. CHÚ Ý

• Khi bạn đang xem một trang web nào đó và bạn Bạn có thể bấm tổ hợp phím
muốn quay trở lại các trang web trước đó, cách ALT + Phím mũi tên sang
nhanh nhất là sử dụng nút Back. Nếu bạn nhấp nút trái thay cho việc nhấp nút
Back nhiều lần, bạn sẽ lần lượt quay trở lại các Back trên thanh công cụ.
trang web mà bạn đã từng vào trước đó.

• Nút Back trên thanh công cụ.


Tải hoặc không tải ảnh
Theo mặc định, trình duyệt web sẽ tự động hiển thị toàn bộ nội dung của trang web, bao
gồm cả hình ảnh. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn bỏ thuộc tính tải ảnh để tăng tốc độ cho
trình duyệt.
Bạn thực hiện các bước sau:
• Mở thực đơn TOOLS, chọn Internet Options. Hộp thoại Internet Options hiện ra
(hình 2.6).
• Chọn thẻ Advanced.
• Kéo thanh cuộn trong cửa sổ này xuống tới mục Multimedia, bạn sẽ thấy chức
năng bật/tắt hình ảnh của trình duyệt.
• Nếu bạn bỏ chọn tùy chọn này thì trình duyệt không tải ảnh trên trang web đó. Nếu
chọn, trình duyệt sẽ tải và hiển thị hình ảnh.
• Đóng và khởi động lại trình duyệt.

Hình 2.6. Mở hộp thoại Internet Options và thẻ Advanced

8
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Thiết lập trang nhà


Trang nhà (Home Page) là trang web bạn thiết lập để khi bạn mở trình duyệt web, trang này
tự động được mở.
Để thiết lập trang nhà cho trình duyệt web, thực hiện các bước sau đây:
1) Mở thực đơn TOOLS, chọn Internet Options.
2) Hộp thoại Internet Options xuất hiện (Hình 2.7).
3) Chọn thẻ General.
4) Thiết lập địa chỉ trang nhà.
• Nếu muốn sử dụng trang hiện tại (trang mà trình duyệt web đang mở) là trang nhà,
nhấp nút use current.
• Nếu muốn trang nhà là trang mặc định do Microsoft quy định, nhấp use default.
• Nếu muốn khi khởi động trình duyệt web không mở trang nào, bạn cần phải chọn
use blank.
• Nếu muốn tự đặt trang nhà, nhập địa chỉ trang nhà vào ô Address.
• Nhấp OK để khẳng định một trong các lựa chọn trên

Hình 2.7. Mở hộp thoại Internet Options, thẻ General để thiết lập trang nhà

Trong quá trình duyệt web, bạn có thể nhấp nút Home ( ) trên thanh công cụ để quay trở
về trang nhà.

9
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Thêm trang web yêu thích


Có thể sử dụng trình duyệt web để tạo sổ địa chỉ nhằm mục đích lưu địa chỉ các trang web
yêu thích mà bạn đã tìm thấy. Điều này giống việc đánh dấu một quyển sách, khi bạn đọc
đến trang sách hay và bạn muốn đánh dấu trang sách đó.
Ưu điểm lớn nhất của tiện ích này là có thể đánh dấu nhiều trang web yêu thích mà bạn đã
từng duyệt và dễ xem chúng sau này. Ngoài ra, các trang web đã đánh dấu có thể được sắp
xếp theo các chủ đề, các nhóm và việc quản lý các nhóm này được thực hiện khá dễ dàng.
Để thêm trang yêu thích, làm theo các bước sau:
• Mở thực đơn Favorites, chọn Add to Favorites.
Hộp thoại Add Favorite xuất hiện (hình 2.8).
• Nhập tên gợi nhớ cho trang yêu thích.
• Nhấp OK.

Hình 2.8. Hộp thoại Add Favorites

• Hiển thị trang web bằng cách chọn Favorites.


• Khi đã lưu một địa chỉ trang web nào đó, bây giờ bạn muốn mở trang web đó.Để làm
điều này, thực hiện các bước sau:
• Mở thực đơn FAVORITES.
• Danh sách các địa chỉ đã thêm xuất hiện.
• Chọn địa chỉ bạn muốn mở.
• Quản lý các trang yêu thích.
• Danh sách các trang yêu thích của bạn ngày một dài và đến lúc nào đó, bạn có nhu cầu
tổ chức lại danh sách này sao cho dễ tìm đến trang mình cần. Bạn có thể lựa chọn tiêu
chí của riêng mình để tổ chức lại các trang này.
• Tạo thư mục chứa địa chỉ các trang yêu thích
1) Mở thực đơn FAVORITES, chọn Organize favorites.
Cửa sổ Organize favorites xuất hiện (hình 2.9).
2) Nhấp nút Create Folder.
3) Nhập tên thư mục.
4) Nhấp Close.

10
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Hình 2.9. Tạo thư mục chứa các trang yêu thích

• Thêm trang web vào thư mục chứa trang yêu thích
1) Mở thực đơn Favorites, chọn Add to Favorites
Hộp thoại Add favorite xuất hiện (hình 2.9).
2) Nhấp nút Create in để hiển thị danh sách thư mục.
3) Chọn thư mục chứa trang yêu thích.
4) Nhập tên cho trang yêu thích.
5) Nhấp OK.
• Đổi tên hoặc xóa một trang yêu thích
1) Mở thực đơn FAVORITES, chọn Organize favorites.
Cửa sổ Organize favorites xuất hiện.
2) Chọn các đối tượng mà bạn muốn đổi tên hoặc xóa.
3) Nhấp chuột vào nút Rename/Delete.
4) Nhấp Close.
Danh sách các trang web đã thăm
Trong quá trình duyệt web, địa chỉ của những trang web bạn đã ghé thăm sẽ được lưu trong
danh sách có tên History. Danh sách này có thể lưu địa chỉ của các trang web bạn đã xem
trong một khoảng thời gian xác định (mặc định là 20 ngày).

• Xem history :Để hiển thị danh sách History, nhấp chuột vào nút History trên
thanh công cụ.
• Một cửa sổ sẽ hiện ra ở bên trái của màn hình, ở đó bạn có thể lựa chọn cách mà bạn
muốn hiển thị những trang mà bạn mới truy nhập gần đây nhất:

11
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Hình 2.10. Ô History được nằm bên trái cửa sổ trình duyệt
• Xóa history
Bạn có thể xóa một địa chỉ trong danh sách History bằng cách nhấp chuột phải vào địa
chỉ đó trong ô History và chọn Delete.
Muốn xóa toàn bộ danh sách History, bạn thực hiện như sau:
1) Mở thực đơn TOOLS, chọn Internet Options.
Cửa sổ Internet Options xuất hiện (hình 2.11).
2) Chọn thẻ General.
3) Trong phần History, nhấp chuột vào nút Clear History.

Hình 2.11. Mở hộp thoại Internet Options, thẻ General để xóa toàn bộ history

12
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

• Sao chép ảnh.


• Khi xem các trang web, có những bức ảnh đẹp và bạn muốn sử dụng những bức ảnh
này để đưa vào tài liệu của mình. Bạn nhấp chuột phải vào bức ảnh bạn thích, một
thực đơn hiện ra và bạn chọn Copy.
• Hình ảnh sẽ được sao chép vào bộ đệm của máy tính và đã sẵn sàng để được dán vào
trong một tài liệu nào đó, chẳng hạn một văn bản word.
• Nếu muốn lưu bức ảnh đó vào ổ cứng mày tính, nhấp chuột phải vào bức ảnh trên
trang web rồi chọn Save Picture As.
Lưu trang web
Bạn có thể lưu trang web vào ổ cứng máy tính để có thể xem lại mà không cần kết nối
Internet. Bạn thực hiện như sau:
1) Mở trang web bạn muốn lưu.
2) Mở thực đơn File, chọn Save as.
Hộp thoại Save Web Page xuất hiện.
3) Chọn thư mục lưu trang web.
4) Đặt tên cho trang web.
5) Nhấp nút Save

Hình 2.12. Nhấp chuột phải vào ảnh rồi chọn Copy hoặc Save Picture As

In trang web
Xem trước khi in: Thông thường, trước khi in, bạn cần xem trước tài liệu (Preview). Để
thực hiện chức năng này, bạn mở thực đơn File, chọn Print Preview. Trang web sẽ được
hiển thị trên màn hình như khi được in ra (hình 2.13).

13
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Sau khi xem trước và thực hiện những căn chỉnh cần thiết, bạn có thể quyết định in hoặc
thoát khỏi chế độ xem trước.

Hình 2.13. Xem trước trang web trước khi in

• In trang web
Để in toàn bộ trang web đang hiển thị trên màn hình, nhấp chuột vào biểu tượng in trên
thanh công cụ. Lệnh này ngay lập tức in trang web đang hiển thị trên màn hình mà không
phải yêu cầu bạn thiết lập bất kỳ tham số hay giá trị nào. Như vậy, trước khi chọn chức
năng này, phải chắc chắn rằng trang web in ra sẽ như ý bạn muốn.
Để có thể điều chỉnh các tham số in ấn, bạn nên chọn chức năng Print trong thực đơn
File. Sau khi chọn lệnh này, hộp thoại Print sẽ hiện ra, và ở đó bạn có thể chọn các chức
năng như số lượng bản in, máy in sử dụng (hình 2.14).
Bạn cũng có thể chỉ in những phần bạn muốn:
1) Chọn phần văn bản cần in.
2) Mở thực đơn File, chọn Print.
3) Trong phần Page Range, bạn chọn Selection.

14
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Hình 2.14. Mở hộp thoại Print để in trang web

2.2. Tìm kiếm thông tin

2.2.1. Các vấn đề cơ bản về tìm kiếm thông tin

2.2.1.1. Địa chỉ các trang web hỗ trợ chức năng tìm kiếm
Trên Internet có rất nhiều website hỗ trợ chức năng tìm kiếm thông tin, trong đó có một số
trang phổ biến như:
ASK JEEVES http://www.ask.com
GOOGLE http://www.google.com
LYCOS http://www.lycos.com
MSN http://www.msn.com
YAHOO http://www.yahoo.com
ALTA VISTA http://www.altavista.com
Ở Việt Nam, hai trang web sau hỗ trợ các chức năng tìm kiếm tiếng Việt khá tốt:
VINASEEK http://www.vinaseek.com
PANVIETNAM http://www.panvietnam.com
Để sử dụng một trong các công cụ tìm kiếm trên, bạn gõ địa chỉ của máy tìm kiếm tương
ứng vào thanh địa chỉ của trình duyệt và nhấn Enter.

2.2.1.2. Sử dụng từ khóa để tìm kiếm


Để tìm kiếm các thông tin bạn cần trên Internet, bạn gõ từ khóa liên quan đến vấn đề đó vào
ô tìm kiếm. Ví dụ: Internet, E-Learning, ADSL ... rồi nhấn nút “Search” hoặc nút “Tìm”
tùy theo website bạn sử dụng.

15
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Nhiều người nghĩ rằng, khi sử dụng một công cụ tìm kiếm, chẳng hạn google, trang tìm
kiếm này sẽ tự động tìm tất cả các trang web và hiển thị những thông tin mà bạn đang cần
tìm. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Máy tìm kiếm chỉ tìm kiếm trong sanh sách các
website chúng lưu trữ. Những website này có thể do máy tìm kiếm đã tìm được trước đó
hoặc do các website đăng ký với máy tìm kiếm. Do vậy, kết quả bạn tìm được khi sử dụng
các trang web khác nhau là khác nhau.
Thêm nữa, mỗi công cụ tìm kiếm lại sắp xếp kết quả tìm kiếm theo các tiêu chí khác nhau.
Các kết quả tìm kiếm thường được liệt kê theo kiểu mười mục trên một trang, với các thông
tin mô tả ngắn gọn về website mà chúng tìm được theo yêu cầu của bạn.
Thế nào là một từ?
Một từ là sự kết hợp các chữ cái hoặc các số với nhau CHÚ Ý
trong đó không bao gồm các khoảng trống. Chương Trong câu điều kiện được nhập,
trình tìm kiếm phân biệt các từ theo kí tự khoảng số kí tự trống giữa các từ không
trống (tạo bằng phím SpaceBar) hoặc kí tự cách (tạo làm thay đổi kết quả tìm kiếm.
bằng phím Tab). Ví dụ tạo câu điều kiện có bốn từ
Máy tìm kiếm không phân biệt
tìm kiếm giáo dục điện tử như hình dưới đây:
chữ hoa và chữ thường trong
Không nên tìm kiếm theo một từ khóa đơn câu điều kiện.
Thường thì bạn nên sử dụng từ hai từ trở lên hoặc
một cụm từ ngắn hơn là sử dụng một từ đơn khi thực
hiện tìm kiếm. Những từ bạn chọn làm từ khóa phải là những từ liên quan trực tiếp và đặc
trưng đối với vấn đề đang tìm.
Ví dụ, nến bạn đang tìm thông tin về đào tạo máy tính thì cụm từ bạn gõ vào là “đào tạo
máy tính” chứ không chỉ là “đào tạo” hoặc chỉ là “máy tính”.

2.2.1.3. Tìm kiếm kết hợp


Nếu bạn muốn tìm kiếm các thông tin về đào tạo máy tính mà bạn chỉ gõ mỗi cụm từ là
đào tạo máy tính vào ô tìm kiếm thì máy sẽ tìm các trang có từ đào, các trang có từ tạo, các
trang có từ máy và các trang có từ tính. Sở dĩ như vậy là vì máy tìm kiếm không biết cả ba
từ trên mới là từ khóa bạn muốn tìm.
Để máy tìm kiếm biết bạn muốn tìm chính xác cụm từ đào tạo máy tính, bạn phải bao cụm
từ đó bằng dấu ngoặc kép, lúc này, từ khóa là: “đào tạo máy tính”. Với từ khóa này, máy
tìm kiếm sẽ tìm được những nội dung sát với nhu cầu của bạn hơn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dấu “+” để tìm kiếm sao cho nội dung trang kết quả vừa có từ
khóa này, vừa có từ khóa kia. Chẳng hạn bạn gõ: “đào tạo” +“máy tính” để tìm những
trang web vừa có cụm từ “đào tạo”, vừa có cụm từ “máy tính”. Bạn sử dụng dấu “-” để
tìm kiếm sao cho nội dung trang kết quả có chứa cụm từ này nhưng không được chứa cụm
từ kia. Chẳng hạn bạn gõ: “đào tạo” -“máy tính” để tìm những trang web có cụm từ “đào
tạo” nhưng không được chứa cụm từ “máy tính”.

2.2.1.4. Chọn chuẩn tiếng Việt


Nếu bạn tìm kiếm bằng từ khóa tiếng Việt, bạn phải chọn chuẩn tiếng Việt (TCVN,
UNICODE hay VNI) phù hợp. Chuẩn được chọn cho máy tìm kiếm phải phù hợp với chuẩn
được sử dụng trên bộ gõ của bạn. Ví dụ, nếu bạn chọn tiêu chuẩn UNICODE cho máy tìm
kiếm thì bạn cũng phải sử dụng chuẩn UNICOE trên bộ gõ UNIKEY. Nếu bạn chọn đúng
thì chữ tiếng Việt sẽ hiển thị đúng trong ô tìm kiếm.
16
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Hình 2.15. Chuẩn tiếng Việt trên trang tìm kiếm và bộ gõ phải giống

2.2.2. Hướng dẫn tìm kiếm bằng Google


Google là một trong những công cụ tìm kiếm nổi tiếng nhất trên Internet. Khả năng tra cứu
chính xác cao đã khiến cho Google trở nên quen thuộc với người sử dụng.
Để sử dụng Google, gõ địa chỉ http://www.google.com vào ô địa chỉ của trình duyệt Web.
Giao diện tìm kiếm sẽ xuất hiện như dưới đây.

Hình 2.16. Giao diện tìm kiếm của Google

• Mục (1): Ô tìm kiếm, nơi cho phép nhập câu điều kiện.
• Mục (2): Nút khởi động việc tìm kiếm.
• Mục (3): Nút khởi động việc tìm kiếm và mở ngay địa chỉ Web đầu tiên trong danh sách
các địa chỉ Web tìm thấy.
• Mục (4): Chức năng hỗ trợ cho việc chọn ngôn ngữ của trang Web tìm kiếm, quốc gia
xuất bản trang Web,...
• Mục (5): Tạo giao diện riêng cho người dùng, trong đó có hỗ trợ chọn trang giao diện
tiếng Việt.
• Mục (6): Chức năng tìm kiếm nâng cao.
Tìm kiếm với từ khóa
Để tìm kiếm, bạn gõ từ khóa hoặc một nhóm từ khóa vào ô tìm kiếm. Sau đó bạn nhấp nút
“Tìm với Google”.

17
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Hình 2.17. Gõ từ khóa vào ô tìm kiếm và nhấp "Tìm với Google" để tìm

Kết quả tìm được sẽ được hiển thị trên màn hình.

Hình 2.18. Kết quả tìm kiếm là các trang có chứa từ khóa

Tìm kiếm một cụm từ chính xác


Để tìm chính xác một cụm từ, chẳng hạn đào tạo máy tính, bạn phải bao cụm từ đó bằng
dấu ngoặc kép, lúc này, từ khóa là: “đào tạo máy tính”.

18
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Kết quả tìm kiếm được minh họa dưới đây:

Hình 2.19. Kết quả tìm kiếm chứa cụm từ "Đào tạo máy tính"

Tìm kiếm kết hợp


Sử dụng dấu “+” để tìm kiếm sao cho nội dung trang kết quả vừa có từ khóa này, vừa có từ
khóa kia. Chẳng hạn bạn gõ: “đào tạo” +“máy tính” để tìm những trang web vừa có cụm
từ “đào tạo”, vừa có cụm từ “máy tính”. Bạn sử dụng dấu “-” để tìm kiếm sao cho nội
dung trang kết quả có chứa cụm từ này nhưng không được chứa cụm từ kia. Chẳng hạn bạn
gõ: “đào tạo” -“máy tính” để tìm những trang web có cụm từ “đào tạo” nhưng không
được chứa cụm từ “máy tính”.

Hình 2.20. Kết quả tìm kiếm phải có cả "Đào tạo" + "Máy tính"

19
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao


Với trang Tìm Kiếm Nâng Cao, bạn dễ dàng thu hẹp phạm vi tìm kiếm làm cho máy tìm
kiếm cho kết quả nhanh và đúng với mong muốn của bạn.
Chọn mục Advanced Search trong trang chủ để sử dụng trang tìm kiếm nâng cao như hình
vẽ dưới đây. Ví dụ:
• Bạn có thể chỉ tìm những trang web viết bằng tiếng Việt.
• Bạn chỉ thể chỉ tìm những tài liệu powerpoint.
• Bạn có thể chỉ tìm những trang web được xuất bản trong vòng 6 tháng gần nhất.

Hình 2.21. Chức năng tìm kiếm tiến bộ

Bộ tìm kiếm GOOGLE cung cấp chức năng cho phép tìm nối tiếp trên kết quả đã có. Chức
năng này cho phép người dùng không cần nhập câu điều kiện quá dài ngay từ ban đầu. Ví
dụ minh hoạ:

Hình 2.22. Tìm nội trong kết quả

20
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

2.3. Dịch vụ thư điện tử


Dịch vụ thư điện tử là một dịch vụ đang được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới, do tính hiệu
quả, thực tế và dễ dàng cho người sử dụng. Người sử dụng đăng ký hộp thư trực tiếp trên
Website, tất cả các tác vụ liên quan đến thư như đọc, soạn thảo và gửi đều được thực hiện
trên trình duyệt Web. Thư được lưu và quản lý trên máy chủ (Server) của nhà cung cấp dịch
vụ Webmail.
Dùng Webmail có một số đặc điểm, đó là:
• Miễn phí: Gần như tất cả các dịch vụ Webmail đều miễn phí.
• Có khả năng truy cập ở bất cứ nơi nào: Khi người sử dụng có thể truy nhập Internet và
có trình duyệt Web là có khả năng sử dụng hộp thư Webmail.
• Sử dụng đơn giản: Không cần phải cài đặt các thông số khi sử dụng. Chương trình
email được trình bày sẵn do nhà cung cấp Webmail thiết kế, thống nhất trên mọi máy
tính và mọi hệ điều hành.
Tuy nhiên, cũng nên biết những nhược điểm của Webmail:
• Không có hỗ trợ từ nhà cung cấp: Ví dụ như trong trường hợp hộp thư gặp trục trặc
như không truy cập được, không gửi thư được. Khi đó, nếu đăng ký một địa chỉ e-mail
với một nhà cung cấp và trả một chi phí nhất định hàng tháng, người sử dụng sẽ được hỗ
trợ những vướng mắc này.
• Kích thước hộp thư bị hạn chế: Kích thước hộp thư thông thường chỉ là vài MB tới vài
chục MB và tổng dung lượng file đính kèm theo thư mỗi lần gửi thường là nhỏ (<5MB).
• Tính riêng tư và bảo mật: Vì thư được lưu trên máy chủ của nhà cung cấp nên vấn đề
bảo mật hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp. Ngoài ra, khi truy cập thư từ các điểm
Internet công cộng, có thể thư sẽ lưu trong cache máy tính, vì thế trong trường hợp này
tốt nhất nên lưu ý xóa cache trước khi rời khỏi máy.
• Tốc độ nhận và gửi thư: Vì Webmail thực hiện trên trình duyệt Web nên tốc độ sẽ chậm
vì có thể phải tải xuống cả những đoạn quảng cáo. Hoặc khi truy nhập vào Website,
người sử dụng sẽ bị hiện tượng nghẽn mạng do có quá nhiều người truy cập vào Website
cùng một lúc
Sau đây, chúng ta sẽ thực hành việc tạo và sử dụng chương trình thư điện tử của yahoo.

2.3.1. Đăng ký tài khoản thư điện tử


Bạn thực hiện các bước sau để đăng ký tài khoản thư điện tử của yahoo.
Bước 1: Mở trang thư của yahoo bằng cách gõ www.mail.yahoo.com

Hình 2.23. Giao diện trang thư điện tử của Yahoo

21
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Bước 2: Trong phần Don’t have a Yahoo!ID?, nhấp Sign Up.


Bước 3: Nhập thông tin cá nhân.
Sau khi nhấp Sign Up, màn hình tiếp theo xuất hiện yêu cầu bạn nhập thông tin cá nhân.

Hình 2.24. Form điền thông tin cá nhân

Điền thông tin cá nhân:


Phần trên cùng là nơi bạn điền thông tin cá nhân. Tất cả các thông tin trong phần này phải
được điền đầy đủ.
• Trong ô First name, bạn nhập họ (Nguyen) và trong ô last name, bạn nhập phần còn lại
của tên (Van An). Trong phần này bạn có thể sử dụng dấu cách và có thể gõ tiếng Việt
theo bảng mã Unicode. Tuy nhiên, bạn không nên gõ tiếng Việt vì Yahoo có thể không
hiển thị đúng tên của bạn.
• Trong hộp Gender, bạn chọn giới tính (Male: Nam; Female: Nữ).
• Trong phần Birthday, bạn chọn tháng sinh (select month), nhập ngày sinh (day) và năm
sinh (year) vào ô tương ứng.
• Trong phần I live in, bạn để nguyên Vietnam.
• Trong ô Yahoo! ID and e-mail, bạn điền tên đăng ký. Đây chính là tên đăng nhập hòm
thư của bạn sau này. Chẳng hạn nếu bạn điền tên là nvan1974 thì địa chỉ hộp thư của bạn
sẽ là nvan1974@yahoo.com. Việc chọn tên đăng nhập cần có lưu ý sau:
• Tên đăng nhập chỉ gồm các ký tự chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới, không gõ tiếng Việt
cho tên đăng nhập.
• Tên đăng nhập cũng phải là duy nhất đối với hệ thống nên việc đặt tên không phải lúc
nào cũng được chấp nhận vì tên bạn nhập đã được đăng ký rồi. Yahoo sẽ tự động kiểm
tra sự hợp lệ của tên đăng nhập. Nếu tên đã tồn tại thì Yahoo sẽ thông báo cho bạn biết
để bạn chọn tên khác.
• Hộp Password và Re-type Password đòi hỏi bạn chọn một mật khẩu (gõ vào hộp
password) và sau đó gõ lại mật khẩu vừa chọn vào ô Re-type Password. Để đảm bảo bí
mật, Yahoo yêu cầu bạn phải nhập mật khẩu ít nhất gồm 6 ký tự.

22
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Hình 2.25. Form đã điền thông tin

Điền các thông tin khác


• Điền một địa chỉ thư khác mà bạn đã có trong ô Alternate e-mail. Trong trường hợp bạn
quên mật khẩu, Yahoo sẽ liên lạc với bạn thông qua hòm thư này.
• Chọn một câu hỏi trong hộp Security Question (câu hỏi an toàn) bằng cách nhấp mũi tên
bên phải của hộp (ví dụ bạn chọn câu: What is your favorite pastime?).
• Trong phần Your Answer (câu trả lời của bạn) bạn có thể gõ: Football.
• Gõ chữ xuất hiện trong hình chữ nhật (trong ví dụ này là d8tsrd) vào hộp Type the
Code Shown.

CHÚ Ý
Các thông tin gồm câu hỏi an toàn, câu trả lời, ngày tháng năm sinh cần được lưu lại cẩn
thận để phòng trường hợp bạn quên mật khẩu thì Yahoo cho phép bạn lấy lại mật khẩu
qua việc nhập đúng và đầy đủ thông tin..

• Chọn ô I have read and agree…


• Nhấp Create My Account để đăng ký tài khoản thư.

23
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Hình 2.26. Form điền các thông tin khác

2.3.2. Đăng nhập hộp thư


Để đăng nhập hộp thư yahoo, trước tiên bạn phải vào hệ thống thư điện tử của yahoo. Bạn
mở trình duyệt web và nhập địa chỉ http://www.yahoo.com vào ô địa chỉ. Trang web thư
điện tử của yahoo xuất hiện, bạn nhập tên người dùng vào ô yahoo! ID và mật khẩu vào ô
password rồi nhấp nút Sign in.

Hình 2.27. Màn hình đăng nhập hộp thư Yahoo

CHÚ Ý
Khi nhập mật khẩu, bạn phải tắt chức năng gõ tiếng Việt để nhập chính xác.

24
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

2.3.3. Đọc thư


Sau khi đăng nhập xong, màn hình sau sẽ xuất hiện:

Hình 2.28. Màn hình chào của chương trình thư Yahoo.

Để vào hòm thư, bạn nhấp chuột vào mục Inbox. Trong hình trên bạn thấy Inbox (15) có
nghĩa là có 15 thư chưa đọc.

Hình 2.29. Danh sách thư được hiện thị phía bên phải màn hình

Màn hình quản lý hộp thư cho bạn thấy được các thông tin như người gửi (from), tiêu đề thư
(Subject), ngày gửi thư (Date) … Để đọc thư, bạn nhấn chuột vào siêu liên kết tại tiêu đề
bức thư tương ứng, chẳng hạn chuong trinh dao tao cua PTIT. Nội dung của bức thư sẽ
được hiển thị như dưới đây:

25
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Hình 2.30. Nội dung thư được hiển thị ở bên phải, phía dưới màn hình

2.3.4. Trả lời thư


Để trả lời thư, bạn nhấp chuột vào nút Reply. Màn hình dưới đây sẽ xuất hiện, cho phép bạn
soạn thư trả lời.

Hình 2.31. Khi trả lời, ô To: và Subject: đã được điền sẵn thông tin

Trong ô To: (gửi đến) và ô Subject: (tiêu đề thư), thông tin đã được điền sẵn. Trong ô To:
Chính là địa chỉ của người đã gửi bức thư này cho bạn (huytq_pttc1@vnpt.com.vn). Trong
ô Subject: Tiêu đề thư có dạng Re: + Tiêu đề của bức thư bạn nhận (Re: chuong trinh dao
tao PTIT); Re ở đây cho biết đây là bức thư trả lời. Nếu muốn, bạn có thể thay đổi lại tiêu
đề thư.
Bạn soạn nội dung thư rồi nhấp nút Send để gửi thư.

26
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

2.3.5. Soạn thư mới


Để soạn một thư mới, bạn nhấp chuột vào nút New, cửa sổ sau đây sẽ xuất hiện:

Hình 2.32. Màn hình soạn thư mới

Bạn nhập địa chỉ người nhận vào ô To:; tiêu đề thư vào ô Subject:.
Khi muốn đồng gửi cho nhiều người, bạn nhập danh sách địa chỉ thư vào ô Cc: (các địa chỉ
thư được phân tách với nhau bởi dấu phẩy). Những người có địa chỉ ghi trong ô Cc: Cũng sẽ
nhận được thư và cũng biết được bức thư này được gửi cho những ai. Nếu bạn muốn gửi thư
cho một ai đó và không muốn địa chỉ thư của người này xuất hiện trong danh sách những
người nhận thư, bạn chọn Show BCC rồi nhập địa chỉ thư vào ô này.
Trong ô nội dung thư, bạn có thể đặt định dạng như in đậm, in nghiêng … và có thể chèn
thêm các biểu tượng sinh động biểu thị trạng thái. Các chức năng này được thực hiện nhờ
thanh công cụ cho phép soạn thảo giống như Word được bố trí ở ngay bên trên.

2.3.6. Xóa thư


Để xóa thư, bạn đánh dấu vào ô chọn nằm phía bên trái mỗi thư rồi nhấp Delete.

Hình 2.33. Chọn các thư cần xóa rồi nhấp Delete

27
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

2.3.7. Đính kèm tệp tin


Sau khi soạn xong nội dung thư, bạn cũng có thể đính kèm nhiều tệp tin với thư. Dung
lượng tổng cộng tối đa là 10 MB.
Bạn thực hiện các bước sau:
(1) Nhấp nút Attach Files

Hình 2.34. Nhấp nút Attach để đính kèm tài liệu với thư

Hộp thoại Choose file xuất hiện.

Hình 2.35. Hộp thoại Choose file cho phép bạn lựa chọn file đính kèm

28
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

(2) Chọn tệp tin đính kèm rồi nhấp Open.


Sau khi nhấp Open, Yahoo sẽ bắt đầu đính kèm file. Thời gian chờ phụ thuộc vào tốc độ
đường truyền và kích thước tệp đính kèm.

Hình 2.36. Danh sách file đính kèm và kích thước file được hiển thị

2.3.8. Sử dụng sổ địa chỉ


Chương trình thư của Yahoo có hỗ trợ sổ lưu địa chỉ thư rất tiện dụng. Nhấp Contacts. Hộp
Name chứa danh sách địa chỉ liên lạc sẽ được hiển thị như hình dưới đây:

Hình 2.37. Địa chỉ liên lạc

29
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Thêm một địa chỉ vào sổ


(1) Chọn mục Add contact để thêm một địa chỉ liên lạc.
Cửa sổ Add Contact xuất hiện cho phép bạn nhập các thông tin cá nhân của người bạn
muốn thêm vào sổ địa chỉ.
(2) Nhấp nút Save để hoàn thành.

Hình 2.38. Màn hình thêm địa chỉ liên lạc

Thêm nhóm địa chỉ


(1) Nhấp nút Add List
Cửa sổ Add List xuất hiện.

Hình 2.39. Màn hình thêm nhóm địa chỉ

30
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

(2) Đặt tên nhóm trong ô Type List Name Here.


(3) Nhập địa chỉ muốn thêm vào nhóm và nhấp Add Contact to list. Danh sách có thể chứa
nhiều địa chỉ nên muốn thêm nhiều địa chỉ bạn phải nhập và nhấp Add Contact to list
nhiều lần.
Sử dụng sổ địa chỉ
Khi địa chỉ đã được lưu trong sổ địa chỉ, bạn có thể nhanh chóng gửi thư tới một người nào
nó mà không cần nhớ chính xác địa chỉ thư, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấp Contact để hiển thị sổ địa chỉ.
Bước 2: Nhấp chuột phải vào địa chỉ bạn muốn gửi thư rồi chọn Send e-mail.
Bước 3: Địa chỉ người nhận đã có sẵn, bạn chỉ cần soạn và gửi thư theo cách thông thường.

Hình 2.40. Với sổ địa chỉ, bạn không cần nhớ địa chỉ thư

Với sổ địa chỉ, khi bạn gõ một số ký tự của địa chỉ thư vào ô To: Cc: Bcc: thì danh sách các
địa chỉ khớp với những ký tự bạn gõ sẽ được hiển thị. Nhờ đó bạn có thể chọn nhanh địa chỉ
thư bạn muốn gửi mà không cần gõ hoàn chỉnh địa chỉ thư:

Hình 2.41. Với sổ địa chỉ, bạn không cần nhớ toàn bộ địa chỉ thư

31
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

2.4. Dịch vụ tải tệp tin


Dịch vụ tải tệp tin cho phép bạn tải các tệp tin trên Internet xuống máy tính của bạn. Dịch
vụ này thường được sử dụng khi bạn muốn tải một trình điều khiển nào đó (chẳng hạn trình
điều khiển card mạng) hoặc một chương trình ứng dụng miễn phí.
Để bạn dễ hình dung, phần sau chúng tôi hướng dẫn bạn tải trình duyệt Web Internet
Explorer 8.0 từ trang web của Microsoft.
Bước 1: Bạn mở trang web của Microsoft.

Hình 2.42. Trang Web của Microsoft

32
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Bước 2: Trong phần Popular Downloads, bạn nhấp Internet Explorer 8 beta.

Hình 2.43. Sản phẩm Internet Exploere 8

Bước 3: Chọn hệ điều hành bạn đang sử dụng, chẳng hạn chọn Windows XP.
Bước 4: Nhấp Download để tải Internet Explorer.

Hình 2.44. Chức năng tải chương trình Internet Explorer 8 về máy từ trang của Microsoft

33
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Bước 5: Màn hình xuất hiện File Download xuất hiện, bạn chọn Save để tải tệp tin.

Hình 2.45. Màn hình tải chương trình Internet Explorer 8 về máy

2.5. Dịch vụ chat


Hiện nay trên Internet có rất hai hình thức Chat phổ biến là: Web Chat và Instant Message
(IM). Web Chat là dịch vụ thường được cung cấp trên các trang Web dạng diễn đàn, được
dùng để cung cấp cho các thành viên thông tin cần thảo luận trực tuyến với nhau khi cùng
đang có mặt trong diễn đàn. IM sử dụng khá phổ biến, được các nhà cung cấp lớn như
Yahoo, MSN, AOL, ICQ,... cung cấp. Để sử dụng dịch vụ này, người dùng cần đăng ký một
tài khoản và sử dụng tài khoản đó để chat với các thành viên khác trong nhóm. Điểm khác
giữa IM với Web Chat là khi muốn sử dụng IM trên một máy tính nào đó, người dùng bắt
buộc phải cài đặt phần mềm để Chat.
Phần này sẽ hướng dẫn bạn sử dụng dịch vụ chat Yahoo Messenger, một dịch vụ miễn phí
và được sử dụng rộng rãi

2.5.1. Đăng ký tài khoản chat


Yahoo Messenger là một chương trình Chat rất phổ dụng. Để sử dụng, người dùng cần có
một tài khoản của Yahoo. Nếu đã có 1 địa chỉ e-mail của Yahoo thì có thể sử dụng ngay tài
khoản đó để dùng dịch vụ này. Nếu chưa có, hãy đăng ký một tài khoản theo các bước đã
hướng dẫn trong phần “sử dụng dịch vụ thư điện tử của Yahoo”.

2.5.2. Tải và cài đặt Yahoo Messenger


Nếu máy tính của bạn chưa cài chương trình Yahoo Messenger. Bạn vào địa chỉ
http://messenger.yahoo.com/downloadsuccess.php để tải về chương trình đó về máy tính rồi
cài đặt chương trình.

2.5.3. Đăng nhập


Mở chương trình Yahoo Messenger, bạn sẽ thấy giao diện chương trình như hình dưới đây.
Bạn nhập tên truy nhập và mật khẩu rồi nhấp đăng nhập. Nếu bạn muốn ghi nhớ tên truy
nhập và mật khẩu để lần sau không cần nhập, bạn tích ô “Nhớ tên truy nhập và mật khẩu”.

34
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Hình 2.46. Màn hình đăng nhập của Yahoo Messenger

2.5.4. Thêm bạn hội thoại


Để thêm bạn, bạn mở thực đơn Danh bạ rồi chọn Thêm bạn. Hoặc bạn có thể bấm tổ hợp
phím Ctrl+Shift+A.

Hình 2.47. Chức năng thêm bạn hội thoại


35
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Màn hình sau sẽ xuất hiện. Bạn nhập tên truy nhập messenger hoặc địa chỉ e-mail của bạn
rồi nhấp Next và làm theo các bước hướng dẫn tiếp theo của Yahoo Messenger.

Hình 2.48. Màn hình nhập tên của bạn Chat

2.5.5. Gửi tin tới bạn hội thoại


Để gửi tin tới bạn hội thoại, bạn nhấp đúp vào tên truy nhập của người đó trong danh sách
bạn. Màn hình dưới dây sẽ xuất hiện.
Bạn nhập nội dung tin nhắn rồi nhấn Enter hoặc nhấp Gửi.

Hình 2.49. Màn hình gửi tin nhắn cho bạn Chat

36
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

2.6. Dịch vụ diễn đàn


Diễn đàn (Forum) là dịch vụ cho phép người dùng chia sẻ thông tin về những vấn đề cùng
quan tâm thông qua việc tạo chủ đề, đăng bài, phản hồi …
Phần này hướng dẫn bạn các thao tác cơ bản khi đăng ký và sử dụng diễn đàn “Diễn đàn
toán”, một diễn đàn được nhiều bạn trẻ quan tâm.

Hình 2.50. Trang chủ của diễn đàn toán học

2.6.1. Đăng ký
Để tham gia diễn đàn, trước tiên bạn cần đăng ký thành viên của diễn đàn đó. Bạn nhấp
“Đăng ký”.

Hình 2.51. Bạn phải đồng ý với nội quy của diễn đàn trước khi đăng ký

Bạn đánh dấu ô đồng ý rồi nhấp nút “Đăng ký”.

37
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Hình 2.52. Form đăng ký thành viên diễn đàn

Bạn nhập các thông tin diễn đàn yêu cầu rồi nhấp “Submit my registration”.
Nếu đăng nhập thành công, diễn đàn sẽ có lời chào mừng bạn như dưới đây:

Hình 2.53. Lời chào mừng của diễn đàn

2.6.2. Đăng nhập


Sau khi đã được chấp nhận là thành viên của diễn đàn, bạn có thể đăng nhập để sử dụng
diễn đàn.
Bạn nhập tên truy nhập và mật khẩu rồi nhấp Đăng nhập để đăng nhập diễn đàn.

38
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

Hình 2.54. Màn hình để đăng nhập diễn đàn

Sau khi đăng nhập thành công, bạn sẽ thấy danh sách các phân mục của diễn đàn. Bạn có
thể vào một phân mục. Sau đó vào một chủ đề để xem các bài viết, gửi bài viết hoặc gửi
phản hồi về một bài viết nào đó.

Hình 2.55. Danh sách các phân mục trong diễn đàn

2.6.3. Xem bài viết trong diễn đàn


Để xem bài viết bạn chọn bài viết đó. Nội dung bài viết sẽ đươc hiển thị như dưới đây:

Hình 2.56. Nội dung bài viết trong diễn đàn

39
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

2.6.4. Trả lời bài viết


Khi đang xem bài viết, bạn có thể nhấp Reply để trả lời bài viết.

Hình 2.57. Nhấp Reply để trả lời bài viết

40
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Bài này sinh viên cần ghi nhớ và lưu ý các nội dung sau:
• Để duyệt web cần có trình duyệt web. Trong chương này giới thiệu cách sử dụng trình duyệt web
Internet Explorer. Tuy nhiên còn có nhiều trình duyệt web khác và về cơ bản, cách sử dụng cũng
giống như Internet Explorer. Cách tốt nhất để sử dụng thành thạo trình duyệt web là thực hành
thường xuyên theo các hướng dẫn của tài liệu.
• Có nhiều trang web hỗ trợ chức năng tìm kiếm thông tin, trong đó www.google.com là một trong
các trang web được sử dụng phổ biến nhất. Để tìm kiếm hiểu quả, sinh viên không nên sử dụng
một từ khóa đơn lẻ mà nên dùng một cụm từ hoặc kết hợp nhiều cụm từ bằng cách sử dụng các
phép toán + hoặc -.
• Để gửi và nhận thư điện tử, mỗi sinh viên cần đăng ký một tài khoản thư điện tử, phổ biến nhất là
thư điện tử miễn phí của Yahoo. Một thư điện tử có thể gửi đến nhiều người (bạn dùng CC hoặc
BCC) và có thể được đính kèm thêm các file dữ liệu.
• Dịch vụ truyền tệp cho phép bạn tải dữ liệu từ Internet xuống máy tính của bạn, chẳng hạn tải các
phần mềm miễn phí.
• Dịch vụ chat cho phép bạn thảo luận trực tuyến với bạn học thông qua Internet. Chương trình chat
phổ biến nhất là Yahoo Messenger.
• Dịch vụ diễn đàn cho phép bạn tham gia thảo luận về những nội dung mình quan tâm. Để tham gia
diễn đàn, bạn cần đăng ký thành viên.

41
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình duyệt Web là gì? Hãy kê ba trình duyệt web mà bạn biết.
2. Đặt trang nhà cho trình duyệt web của bạn là: http://www.hou.edu.vn/
3. Thêm trang http://www.hou.edu.vn/ vào danh sách trang web yêu thích của bạn.
4. Trình bày cách bỏ tính năng tải ảnh của trình duyệt.
5. Đăng ký một địa chỉ thư điện tử miễn phí của Yahoo.
6. Hãy tìm 5 trang web có cung cấp dịch vụ E-Learning.

42
Bài 2 – Các dịch vụ Internet thông dụng

BÀI TẬP
1. Tên gọi nào thường được sử dụng nhất khi nói về chương trình được sử dụng để xem các trang web?
a) Trình đọc web
b) Trình duyệt web
c) Trình lướt web.
d) Phần mềm xem web.

2. Để mở trang web, bạn gõ địa chỉ vào đâu?


a) Thanh công cụ của trình duyệt
b) Thanh trạng thái của trình duyệt
c) Thanh thực đơn của trình duyệt
d) Thanh địa chỉ của trình duyệt

3. Nút Back trên thanh công cụ của trình duyệt web có tác dụng gì?
a) Quay trở lại trang web trước đó.
b) Quay trở lại của sổ trước đó
c) Quy trở về màn hình trước đó.
d) Quay trở về trang nhà

4. Nút Forward trên thanh công cụ của trình duyệt web có tác dụng gì?
a) Đi đến cửa sổ trước đó
b) Đi đến màn hình trước đó
c) Chuyến tới trang web trước khi bạn nhấp Back
d) Chuyển tới trang chủ.

5. Nút Home trên thanh công cụ của trình duyệt web có tác dụng gì?
a) Mở trang chủ của website đang xem
b) Chuyển về trang nhà (home page) được cài đặt cho trình duyệt.
c) Chuyển về trang chủ của Windows.
d) Chuyển về trang không có nội dung.

43
Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

BÀI 3: GIỚI THIỆU GIÁO DỤC ĐIỆN TỬ (E-LEARNING)

Mục tiêu

Kết thúc bài học này bạn có thể:


• Nêu được ít nhất 02 định nghĩa về E-Learning.
• Trình bày được cách tiếp cận E-Learning như một
dịch vụ trên nền tảng Internet.
• Hiểu rõ được cấu trúc của hệ thống E-Learning.
Giải thích được cách sử dụng các phương tiện trong
các hoạt động của lớp học E-Learning.
• Nêu được các đặc điểm của E-Learning. Nêu được
sự khác biệt của E-Learning với phương pháp học
tập truyền thống.
• Phân tích được các ưu điểm và nhược điểm của
E-Learning trên quan điểm người học.
Các kiến thức cần có • Giải thích được sự hỗ trợ của E-Learning đối với
Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm.
• Các kiến thức cơ bản về máy tính như
sử dụng bàn phím, chuột, chương trình • Liệt kê các điều kiện về kiến thức, về thái độ và các
soạn thảo đơn giản. trang thiết bị cần có thể học E-Learning.

• Các kỹ năng sử dụng Internet ở mức


đơn giản.

Thời lượng

• Bạn nên học bài này trong khoảng 120


phút.

1
Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

Nội dung

Bài học này giới thiệu những kiến thức, khái niệm về E-Learning. Đây là những kiến thức cơ bản
nhưng rất quan trọng đối với người nhập môn E-Learning. Những nội dung này sẽ giúp bạn làm quen,
tiếp cận công nghệ mới. Bạn sẽ được biết về E-Learning như một hướng đào tạo đã và đang được phổ
biến trên thế giới và tại Việt Nam.
Bài học bao gồm các nội dung sau:
• Định nghĩa E-Learning.
• E-Learning như một dịch vụ trên nền tảng Internet.
• Đặc điểm của E-Learning.
• Cấu trúc của hệ thống E-Learning.
• Cách đào tạo lấy người học làm trung tâm của E-Learning.
• Các điều kiện để học E-Learning.

Hướng dẫn học

• Trước khi đi vào nội dung chi tiết hãy nghiên cứu kỹ mục tiêu và đầu mục nội dung chính.
• So sánh từng nội dung đã đọc với mục tiêu của bài học.
• Dừng lại ở các câu hỏi gợi mở. Đưa ra đáp án riêng trước khi tiếp tục nghiên cứu.

2
Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

3.1. Định nghĩa E-Learning


Giáo dục điện tử (E-Learning) từ lâu
đã là một khái niệm phổ biến trên thế
giới. E-Learning được biết đến như
một cuộc cách mạng về học tập; Là
phương thức học tập đem lại nhiều tiện
ích và quyền lợi cho người học.
Vậy bản chất của E-Learning là gì?
Mục này mang đến cho bạn một số
cách tiếp cận E-Learning.

Hình 3.1. E-learning mang lại nhiều lợi ích cho người học.

Ví dụ gợi mở
Chị Hương là nhân viên thu ngân. Bên cạnh công việc hàng ngày, chị còn đang theo học
lớp Tâm lý Kinh doanh. Một tuần 2 buổi chị vào mạng nhận và nộp bài tập của thầy giáo
qua e-mail. Chị sử dụng diễn đàn của lớp để trao đổi với các bạn học. Cứ 1 tháng lớp của
chị lại gặp thầy trực tiếp để được phụ đạo. Tại nhà chị Hương theo dõi bài giảng bằng học
liệu đa phương tiện trên đĩa CDROM.
Anh Thành đang học lớp Thiết kế Web tại một trường đại học. Hàng ngày anh học tại
giảng đường. Tại nhà anh xem nội dung bài giảng dạng HTML trên CDROM được phát
kèm với giáo trình. Anh sử dụng e-mail để trao đổi với bạn cùng lớp và thầy giáo.
Câu hỏi: Theo bạn lớp học của chị Hương hay anh Thành có phải là lớp học E-Learning
hay không? Tại sao?

Thực ra, hiện nay không có định nghĩa nào hoàn hảo về E-Learning. Từ những năm 2000,
công nghệ Internet đã thâm nhập sâu vào cuộc sống con người. Hầu hết tất cả các lớp học
hiện nay đã sử dụng công nghệ Internet và các phương tiện điện tử ở một mức độ nào đó.
Các vấn đề cần xem xét là:
• Công nghệ Internet được sử dụng tới mức nào trong công việc truyền tải kiến thức?
• Bao nhiêu phần trăm học liệu có dưới dạng điện tử ?
• Có tồn tại khoảng cách về không gian và thời gian giữa thầy và trò hay không?

3.1.1. Một số định nghĩa về E-Learning


E-Learning là viết tắt của từ Electronic Learning. Như đã đề cập, không có định nghĩa chính
xác về thuật ngữ E-Learning. Ta có thể liệt kê ra một số cách giải thích như sau:
• E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton).
• E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ
thông tin và truyền thông ( Compare Infobase Inc).
• E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý
sử dụng qua nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được
thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục ( MASIE Center).
3
Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

• Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua
nhiều kỹ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông
minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính ( CBT ) ( Sun Microsystems, Inc ).
• Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông qua các
phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD – ROM, video tape, DVD,
TV, các thiết bị cá nhân... ( E-Learning site).
• “Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học tập và
kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng cá
nhân." (Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới E-Learning trong doanh nghiệp).
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung các định nghĩa E-Learning đều có
những điểm chung sau:
• Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kỹ
thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…
• E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do nó có tính tương
tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng
hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng
người.
• E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, E-
Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất
nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning ra đời.

3.1.2. Lớp học áp dụng Internet đến đâu thì được coi là E-Learning
Vào năm 2006, Hội đồng nghiên cứu E-Learning Hoa Kỳ (Sloan Consortium) đã đưa ra một
phân loại các lớp học như sau:
Phần trăm nội dung được
Nhóm Phân loại lớp học Mô tả
truyền tải qua Internet
Lớp học Không có nội dung được truyền tải bằng
A 0%
truyền thống công nghệ Internet. Tất cả là trực tiếp

Sử dụng công nghệ Internet để đăng tải


Sử dụng công nghệ các học liệu như đề cương; bài tập; bài
B 1 – 29%
Internet giảng. Học viên và thầy gặp gỡ trực tiếp
(mặt giáp mặt)

Kết hợp giữa công nghệ Internet và


Kết hợp (Blended / truyền thống. Học viên và thầy có
C 30 – 79%
Hybrid) những gặp gỡ, trao đổi trên Internet và
có cả những buổi gặp trực tiếp

Tất cả nội dung trên Internet; không có


D 80+% Trực tuyến (Online)
gặp mặt trực tiếp.

Theo đánh giá chung của Sloan Consortium thì các lớp học có áp dụng công nghệ Internet ở
các mức C và D được coi là những lớp học E-Learning.

4
Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

3.2. E-Learning như một dịch vụ được cung cấp trên nền tảng Internet
Trên thế giới và tại Việt Nam, Internet đã đi rất sâu vào cuộc sống của mỗi con người. Bạn
thường thấy người ta nói về các khái niệm như Chính phủ Điện tử; Thương mại Điện tử;
Giáo dục Điện tử; Ngân hàng Điện tử… Đây chính là các dịch vụ được cung cấp trên nền
tảng Internet.
Bằng cách sắp xếp các dịch vụ được cung cấp theo từng lớp. Dịch vụ đơn giản hơn ở lớp
dưới, dịch vụ tổng hợp ở lớp trên. Bạn có thể tiếp cận các dịch vụ trên nền Internet như sau:

Hình 3.2. E-Learning là dịch vụ được cung cấp trên nền tảng Internet như rất nhiều dịch vụ trên nền
tảng Internet khác.
Về cơ bản mô hình xây dựng các dịch vụ có thể phân ra làm 3 lớp: Các dịch vụ tổng hợp;
Các dịch vụ đơn giản và Cơ sở hạ tầng.
Ví dụ liên hệ: Một báo điện tử sẽ cung cấp cho độc giả của mình một dịch vụ bao gồm
trang tin tức, kênh liên lạc với tòa soạn, diễn đàn bạn đọc,… Như vậy, là độc giả của một
báo điện tử, bạn sẽ truy cập trang Web tin hàng ngày, sử dụng e-mail đến gửi thư cho tòa
soạn, sử dụng diễn đàn để trao đổi ý kiến. Ở mức nền tảng bạn cần có máy tính, có kết nối
mạng, phần mềm trình duyệt (Ví dụ: Internet Explorer).
Về bản chất thì E-Learning vẫn là quá trình truyền tải kiến thức từ giảng viên đến học viên.
E-Learning luôn được hiểu gắn nhiều hơn với quá trình HỌC hơn là DẠY – HỌC.
Theo thời gian, người ta đã thay đổi từ Lấy người thầy làm trung tâm (Dạy) sang Lấy người
học làm trung tâm (Học). Như vậy, dù một cơ sở đào phát triển dịch vụ E-Learning của
mình theo hướng nào và định nghĩa nó ra sao, thì E-Learning vẫn phải phục vụ yêu cầu này.
Bài tập:
Bạn hãy trình bày cách tiếp cận Thương mại Điện tử như một dịch vụ trên nền tảng
Internet. Bạn sử dụng gì ở từng tầng?
Bạn hãy trình bày cách tiếp cận E-Learning như một dịch vụ trên nền tảng Internet. Bạn sử
dụng gì ở từng tầng?
Học E-Learning có phải là 100% qua mạng hay không?
Hãy đưa ra ví dụ về lớp học trong đó có khoảng cách về địa lý và không gian giữa người
học và người dạy?

5
Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

3.3. Các đặc điểm của E-Learning


E-Learning đang phát triển mạnh mẽ và được coi là phương thức đào tạo cho tương lai. Vậy
điều gì khiến cho E-Learning được coi trọng như vậy. Những đặc điểm nổi bật của
E-Learning so với phương thức đào tạo truyền thống được liệt kê ở dưới đây:
Học mọi lúc mọi nơi: Sự phổ cập rộng rãi của Internet đã dần xoá đi khoảng cách về thời
gian và không gian cho E-Learning. Một khoá học E-Learning được chuyển tải qua mạng
tới máy tính của Bạn. Điều này cho phép Bạn học bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.
Học liệu hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ Multimedia, những bài giảng tích hợp text,
hình ảnh minh hoạ, âm thanh tăng thêm tính hấp dẫn của bài học. Bạn giờ đây không chỉ
còn nghe giảng mà còn được xem những ví dụ minh hoạ trực quan, thậm chí còn có thể tiến
hành tương tác với bài học nên khả năng nắm bắt kiến thức cũng tăng lên.

Hình 3.3. Bài giảng đa phương tiện có cả Hình ảnh minh Hình 3.4. Thực hành trong lớp học 3 chiều; Trải
họa; Video GV giảng bài; Tích hợp sẵn tính năng hỗ trợ nghiệm môi trường làm việc thực tế.
như giải thích từ ngữ; trắc nghiệm, …

Linh hoạt về khối lượng kiến thức cần tiếp thu: Một khoá học E-Learning được phục vụ
theo nhu cầu người học, chứ không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Vì
thế người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn
cảnh của mình.
Nội dung thay đổi phù hợp cho từng cá nhân: Danh mục bài giảng đa dạng sẽ cho phép
học viên lựa chọn đơn vị tri thức, tài liệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều kiện
truy nhập mạng của mình. Học viên tự tìm ra các kĩ năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ
của những tài liệu tự học được phát và tài liệu trực tuyến.
Cập nhật mới nhanh: Nội dung khoá học thường xuyên được cập nhật và đổi mới nhằm
đáp ứng và phù hợp tốt nhất cho học viên.
Học có sự hợp tác, phối hợp (Collaborative learning): Các học viên có thể dễ dàng trao
đổi với nhau qua mạng trong quá trình học, trao đổi giữa các học viên và với giảng viên.
Các trao đổi này hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập của học viên.
Tiến trình học được theo dõi chặt chẽ và cung cấp công cụ tự đánh giá: Các lớp học
E-Learning cung cấp cho người học kế hoạch học tập chi tiết đến từng tuần. Cung cấp các
công cụ điện tử để tự đánh giá (Ví dụ trắc nghiệm trực tuyến; Bài tập trực tuyến). Cho phép
lưu vết các hoạt động của người học.
Các dịch vụ đào tạo được triển khai đồng bộ: Trên nền tảng của hệ thống E-Learning các
dịch vụ phục vụ đào tạo cũng được triển khai đồng bộ. Như dịch vụ giải đáp trực tuyến; Tư
vấn học tập; Tư vấn hướng nghiệp; Hỗ trợ tìm kiếm việc làm; …

6
Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

3.4. Cấu trúc của hệ thống E-Learning


Bạn đã nhận ra được phương pháp đào tạo E-Learning có những đặc điểm nổi trội so với lớp
truyền thống. Hỗ trợ tích cực quan điểm dạy – học. Lấy người học làm trung tâm. Tiếp theo
bạn sẽ nghiên cứu về những tác động của môi trường E-Learning nên các thành phần của
mô hình dạy – học.

3.4.1. Các thành phần của Hệ thống đào tạo E-Learning


Bạn đã nắm rõ các đặc điểm của E-Learning và các lợi ích mà E-Learning mang lại cho
người học. Vậy những đặc điểm này bắt nguồn từ đâu? Câu trả lời là từ chính những thành
phần của hệ thống dạy – học của E-Learning.
Để hiểu và lý giải được điều này bạn cần có hiểu biết căn bản về những thành phần của môi
trường dạy – học. Thông thường môi trường dạy – học được mô tả bằng các thành phần sau
(Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, Sách Giáo dục Học Đại Học 2003):

Hình 3.5. Mô hình 4 thành phần của hệ thống đào tạo


Bạn sẽ cho rằng ngay cả lớp học truyền thống cũng có thể mô tả bằng mô hình này.
Tuy nhiên điểm khác biệt chính nằm trong cách thức tổ chức từng thành phần. Cụ thể là:
Thành phần
Lớp học
của hệ thống Lớp học E-Learning
truyền thống
đào tạo
Nội dung Tập trung vào Các nội dung đào tạo và bài giảng dưới dạng các phương
sách, tài liệu tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ một tệp tin
được in ấn. nội dung bài học dưới dạng HTML hoặc DOC; bài giảng
được ghi hình bằng Video, …
Phân phối Tại phòng học. Thực hiện bằng các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu
nội dung Bảng phấn. được gửi qua học viên qua e-mail, bài tập dưới dạng file
đào tạo DOC cho phép học viên tải xuống, học viên học trên trang
web của lớp học, học sử dụng CD – ROM đa phương tiện.

7
Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

Thành phần
Lớp học
của hệ thống Lớp học E-Learning
truyền thống
đào tạo
Quản lý đào Phòng giáo vụ Quản lý đào tạo qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví
tạo gặp gỡ quản lý dụ kế hoạch học tập được đăng trên trang Web của lớp
sinh viên. học, đăng ký học tập trên mạng, qua SMS.
Bảng thông
báo.
Tương tác Tại phòng học. Sự trao đổi của Giảng
giữa GV và Trực tiếp. viên và người học,
học viên; giữa người học với
giữa học nhau được thực hiện
viên với bằng phương tiện
nhau truyền thông điện tử.Ví
dụ trao đổi qua e-mail,
diễn đàn trên mạng, Hình 3.6. Công cụ Hội nghị qua Web cho
qua chat, hay công cụ phép GV và nhiều học viên trao đổi trực
tuyến
hội nghị qua mạng
(web hoặc video)

Bài tập:
Hãy nêu những lợi ích của học viên khi được sử dụng bài giảng dạng đa phương tiện với
video, tiếng và bài giảng dạng trình chiếu?
Sau khi kết thúc kỳ thi bạn muốn được thông báo kết quả bằng hình thức nào? Hãy liệt kê
những phương pháp thông báo điểm? So sánh mặt mạnh yếu của từng hình thức.

3.4.2. Những phương tiện được sử dụng lớp học E-Learning


Tất cả chúng ta đều rất quen thuộc với những công cụ trong lớp học truyền thống. Đó là
sách giáo khoa, bảng đen, phấn, phòng học, bàn viết, giấy, vở, máy chiếu, bài thi hết môn,
giờ thực hành… Vậy khi học E-Learning chúng ta sẽ làm quen với những công cụ gì? Các
nội dung kiến thức sẽ được truyền tải ra sao?
Phần này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
Trước hết, bạn phải hiểu rằng các phương tiện được làm ra phục vụ các hoạt động học tập
của học viên. Vậy bạn thường làm gì trong khi học tập? Những nhà quản lý đào tạo chia các
hoạt động của bạn ra làm bốn nhóm sau:
• Tiếp thu bài giảng
• Phụ đạo và trao đổi kiến thúc
• Luyện tập
• Kiểm tra và thi kết thúc môn học

8
Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

Hình vẽ sau mô tả các công cụ và hoạt động học tập mà phương tiện học tập phục vụ:

Hình 3.7. Các công cụ hỗ trợ các hoạt động tại lớp học E-Learning
Trên đây là các công cụ hỗ trợ cho học viên lớp học E-Learning. Vậy những phương tiện
này sẽ phục vụ bạn như thế nào?
Trong hoạt động tiếp thu bài giảng
• Lên lớp: Lớp học E-Learning vẫn sẽ có một số buổi gặp mặt trực tiếp để giảng bài.
Đặc biệt về phương pháp và mục tiêu của môn học.
• Sách: Bạn được phát những sách của lớp học E-Learning. Sách của loại hình E-
Learning sẽ khác sách giáo khoa cơ bản ở chỗ nó được viết theo hình thức tự học.
Đẹp hơn về hình thức, nhiều ví dụ minh họa và có hướng dẫn học tập.
• Phương tiện nghe nhìn: Đối với các học viên ít tiếp cận với Internet: Các bài dạy qua
TV, Radio sẽ là các nguồn hỗ trợ quan trọng.
• Đầu đĩa VCD: Bạn sẽ có những đĩa VCD để xem nếu không có hoặc không muốn sử
dụng máy tính.
• Máy tính không có kết nối: Để phục vụ đông đảo học viên và tiết kiệm chi phí kết
nối. Học liệu đa phương tiện sẽ được phân phối trên CD-ROM. Với học liệu đa
phương tiện bạn sẽ cùng một lúc thấy nội dung bài giảng (đoạn văn và hình vẽ),
nghe được tiếng giảng bài, nhìn được video quay thầy giáo.
• Bài giảng trên mạng dạng Text: Với học viên có đường truyền Internet có tốc độ
chậm (như dial–up): Bạn vẫn có thể theo dõi nội dung bài giảng trực tuyến. Để phục
vụ học viên loại này. Lớp học E-Learning sẽ có những nội dung bài giảng dạng Text.
• Bài giảng trên mạng có hình minh họa: Các học viên có đường truyền Internet tốc độ
trung bình (ADSL) sẽ theo dõi được các bài giảng có hình minh họa.
• Bài giảng trên mạng có chứa Video: Nếu bạn có đường truyền ADSL tốc độ cao
hoặc kênh thuê riêng (leased line) bạn có thể xem bài giảng trên mạng có chứa
Video. Ngoài ra, các hình ảnh mô phỏng cũng sẽ được phục vụ.

9
Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

Trong hoạt động phụ đạo và thảo luận


• Giờ phụ đạo và trao đổi “Mặt – Giáp – Mặt“: E-Learning sẽ vẫn có những buổi phụ
đạo như vậy. Đặc biệt là trước kỳ thi. Những nhóm học viên vẫn có thể gặp gỡ trực
tiếp để tranh luận
• E-mail: Rất nhiều nội dung sẽ được trao đổi qua thư.
• Diễn đàn và Chat Text: Với đường truyền tốc độ chậm bạn có thể gửi những câu hỏi
và thắc mắc của bạn qua diễn đàn. Bạn cũng có thể „Chat“ với bạn cùng lớp hay
giảng viên của công cụ Chat (Ví dụ : Yahoo Messenger)
• Hội thoại có tiếng (voice) và hình (webcam): Với đường truyền trung bình bạn đã có
thể trao đổi với giảng viên và bạn học. Những công cụ thông dụng bạn có thể sử
dụng là Yahoo Messenger với chức năng bật Tiếng và Hình.
• Hội nghị qua Web hoặc hội
nghị truyền hình: Một số buổi
phụ đạo và giải đáp thắc mắc
cho lớp sẽ được tổ chức qua
công cụ Hội nghị Web hoặc
Hội nghị Video. Các công
nghệ này còn được gọi chung
là Lớp học ảo (Virtual Class
Room). Hình 3.8. Hội nghị qua Web: Giảng viên sẽ gặp gỡ và giảng bài
cho cả lớp học E-Learning

Trong hoạt động luyện tập và thực hành


• Tại phòng thí nghiệm: Tùy theo môn học lớp học E-Learning vẫn sẽ có những buổi
phụ đạo tại phòng thực hành. Ví dụ như thầy dạy môn Tin học Cơ bản sẽ dạy các
thao tác cho bạn để sử dụng phần mềm Micrsoft Word. Tuy nhiên nội dung thực
hành sẽ cô đọng hơn nhiều. Vì mọi thao tác sẽ được quay phim và mô phỏng trên đĩa
CD-ROM được phát cho bạn.
• Trắc nghiệm trực tuyến: Bạn sẽ được luyện tập bằng bài trắc nghiệm trực tuyến theo
từng nội dung kiến thức.
• Các phần mềm mô phỏng: Các phần mềm mô phỏng hoạt động cũng sẽ được áp
dụng. Hiện nay rất nhiều lĩnh vực đã được thực hiện bằng phần mềm mô phỏng. Từ
các thao tác lắp máy tính đến phát âm tiếng Anh hay thí nghiệm hóa học.
• Các phần mềm mô
phỏng: Các phần mềm
mô phỏng hoạt động
cũng sẽ được áp dụng.
Hiện nay rất nhiều lĩnh
vực đã được thực hiện
bằng phần mềm mô
phỏng. Từ các thao tác
lắp máy tính đến phát
Hình 3.9. Dạy phát âm tiếng Anh bằng Phần mềm mô phỏng chuyển
âm tiếng Anh hay thí động của Môi, lưỡi và thanh quản. Với phần mềm này thì bạn có thể
nghiệm hóa học. nhìn thẩy rất rõ các phụ âm và nguyên âm được tạo thành như thế nào

10
Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

Trong hoạt động Kiểm tra và Thi kết thúc môn học
Do tính chất của Họat động Kiểm tra và Thi kết thúc. Lớp học E-Learning sẽ tổ chức thực
hiện giống như hoạt động của lớp học truyền thống. Tuy nhiên, do môi trường học tập dựa
trên các phương tiện điện tử. Các phương tiện này sẽ được áp dụng triệt để.
• Thi tập trung trên giấy: Bạn đã làm quen với cách thi này. Để đảm bảo chất lượng
của lớp học, việc tổ chức thi tập trung trên giấy là phương pháp phổ biến nhất cho cả
lớp học E-Learning.
• Thi trắc nghiệm trên máy: Các bài thi trắc nghiệm khách quan được thực hiện hoàn
toàn trên máy tính. Ngay sau nộp bài, máy tính sẽ thông báo kết quả thi.
• Thi thực hành trên máy tính hoặc công cụ khác: Đối với những môn yêu cầu có sự
thao tác cụ thể. Ví dụ đối với môn Soạn thảo văn bản, bạn sẽ được yêu cầu sử dụng
phần mềm Microsoft Word để soạn thảo một văn bản hay đối với môn Lắp ráp máy
tính bạn sẽ phải lắp ráp hoàn chỉnh một máy tính cá nhân.
Bài tập:
Đối với Hoạt động tiếp thu nội dung bài giảng: Tại sao lại phải cung cấp nhiều công cụ cho
người học E-Learning? Ở lớp tôi chỉ cần có sách là mọi người sẽ học tốt?
Tại sao lại cần trao đổi qua diễn đàn hay qua các phương tiện Chat, trong khi sử dụng điện
thoại sẽ tiện hơn nhiều?

3.5. Hỗ trợ tích cực của E-Learning cho mục tiêu lấy người học làm trung tâm
Dạy – học theo phương châm “Lấy người học làm trung tâm“ là mục tiêu phải hướng tới
trong mọi loại hình đào tạo, kể cả đào tạo theo phương pháp truyền thống hay E-Learning.
Câu hỏi được đặt ra là: Từng loại hình lớp học hỗ trợ việc hiện thực hóa các tiêu chuẩn này
đến đâu?
Bảng đánh giá sau cho bạn thấy được sự hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp củaE-Learning trong
việc thực hiện các tiêu chuẩn đào tạo lấy người học làm trung tâm. (Các tiêu chuẩn được lấy
từ Tài liệu bồi dưỡng giảng viên, Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục, 2000).

Đặc điểm của E-learning trực tiếp hoặc gián tiếp


hỗ trợ hiện thực hóa các tiêu chuẩn này.
Nhiều Dịch Vụ ĐT
Quản lý tiến trình,
Học tập có sự phối

qua mạng đi kèm


Học liệu hấp dẫn

Công cụ tự đánh
Mọi lúc, Mọi nơi

Đổi mới nhanh

hợp; Trao đổi


KL kiến thức

Cá nhân hóa
linh hoạt

NDung

giá

Tiêu chuẩn của Nguyên lý Đào tạo


Lấy người học làm trung tâm

Về mục tiêu
Chuẩn bị cho HV thích ứng với đời
X X X X X
sống xã hội
Tôn trọng nhu cầu, hứng thú, lợi ích
X X X X X X X X
và khả năng của HV

11
Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

Đặc điểm của E-learning trực tiếp hoặc gián tiếp


hỗ trợ hiện thực hóa các tiêu chuẩn này.

Nhiều Dịch Vụ ĐT
Quản lý tiến trình,
Học tập có sự phối

qua mạng đi kèm


Học liệu hấp dẫn

Công cụ tự đánh
Mọi lúc, Mọi nơi

Đổi mới nhanh

hợp; Trao đổi


KL kiến thức

Cá nhân hóa
linh hoạt

NDung

giá
Tiêu chuẩn của Nguyên lý Đào tạo
Lấy người học làm trung tâm

Về nội dung
Chương trình hướng vào sự chuẩn bị
phục vụ thiết thực cho môi trường X X X X X
làm việc.
Giáo án có nhiều phương án theo
kiểu phân nhánh linh hoạt, có thể X X X X X X
được điều chỉnh.
Chú trọng các kỹ năng thực hành,
vận dụng kiến thức, năng lực giải X X X X
quyết các vấn đề thực tiễn.
Về phương pháp
Khám phá và giải quyết vấn đề. X X X X X X
Người học chủ động, tích cực tham
X X X X X X
gia.
Tìm tòi và thể hiện GV điều khiển,
X X X X X X X
thúc đẩy sự tìm tòi.
Về môi trường học tập
Tự chủ, thân mật, không hình thức. X X X
Chỗ ngồi linh hoạt.
Sử dụng thường xuyên các phương
X X X X X X X X
tiện kỹ thuật dạy học.
Về kết quả
Tri thức tự tìm. X X X X X X X
Trình độ cao hơn về phát triển nhận
X X
thức, tình cảm và hành vi.
Tự tin. X X X X X X
HV tự chịu trách nhiệm về kết quả
học tập, được tự đánh giá, tự xác X X X X X X
định các giá trị.

12
Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

3.6. Điều kiện để học E-Learning

3.6.1. Điều kiện về Kiến thức


• Biết sử dụng máy tính. Đặc biệt là phần mềm trình duyệt.
• Bạn biết gõ bàn phím: Nhiều người cho rằng đây là một điều giản đơn. Thực ra thì
không hẳn như vậy. Để gõ bàn phím đúng cách và với tốc độ cao cần phải trải qua
quá trình học tập và thực hành. Gõ bàn phím tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều
thời gian. Mang lại lợi ích cho bạn không chỉ trong môi trường E-Learning mà cả
trong công việc hàng ngày.
• Bạn cần biết sử dụng Internet và các công cụ trên Internet (như thư điện tử, diễn đàn,
Yahoo Messenger, công cụ tìm kiếm Google) ở mức căn bản
Một câu hỏi được đặt ra là: Nếu bạn không biết sử dụng máy tính thì học được Chương trình
đào tạo theo phương thức E-Learning như thế nào? Thực ra vấn đề này đã được các nhà xây
dựng chương trình lưu tâm. Trong tuần đầu, các chương trình này sẽ triển khai các môn học
giúp bạn làm quen với môi trường học tập qua mạng. Bạn sẽ được đào tạo kỹ năng sử dụng
máy tính và Internet khi tham gia vào các khóa học như “Tin học cơ bản” hay “Nhập môn
Internet và E-Learning”. Bạn sẽ có đủ kỹ năng và sự tự tin trước khi thực sự tham gia học
tập trong các lớp học E-Learning.

3.6.2. Điều kiện về Thái độ


Để học E-Learning có hiệu quả bạn cần
• Tự giác học tập: Đây có thể coi là điều kiện quan trọng nhất để có thể học tập
E-Learning một cách hiệu quả.
• Biết tự chủ sắp xếp thời gian và kế hoạch học tập.
• Ham học hỏi: Không che giấu sự không hiểu biết của mình.
• Bạn nên hăng hái giúp đỡ những người khác.

3.6.3. Điều kiện về Trang thiết bị


Vậy để học E-Learning bạn có cần đầu tư nhiều vào trang thiết bị hay không? Câu trả lời là
hoàn toàn không. Sau đây là bảng liệt kê các trang thiết bị của người học E-Learning. Bạn
cần lưu ý đến mức độ cần thiết của từng thiết bị:

Thiết bị Yêu cầu Ghi chú

Máy tính PC Không bắt buộc. Bạn có thể sử dụng Sách ở nhà và Truy cập máy
hay Laptop Nhưng Nên có tính tại điểm truy cập Internet hay tại Cơ quan.
Đường truyền
Không bắt buộc Nếu bạn muốn sử dụng tại nhà thì nên lắp đặt
Internet tại nhà
Khả năng truy Bạn phải có nơi để truy cập Internet. Đây có thể là
Bắt buộc
cập Internet nhà bạn, cơ quan hoặc điểm truy cập công cộng.

Đầu đĩa Không bắt buộc. Bạn cần dùng khi muốn theo giõi bài giảng VCD.
CD/VCD Dùng thiết bị này khi không có PC.

13
Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Trong bài học này bạn đã học được những nội dung sau:
• Các định nghĩa về E-Learning: Bạn cần nêu được ít nhất là hai định nghĩa khác nhau. Trong đó cần
tập trung vào bản chất của môi trường học tập tách biệt về địa điểm và thời gian hơn là vào đặc
điểm công nghệ.
• Phương pháp tiếp cận E-Learning như một dịch vụ được cung cấp trên nền tảng Internet: Bạn đã
học được cách nhìn nhận các dịch vụ Internet một cách mềm dẻo. Bạn cần nêu được cách tiếp cận
này với ít nhất ba dịch vụ khác nhau.
• Cấu trúc của hệ thống E-Learning và quan trọng nhất là sự thích hợp của E-Learning đối với môi
trường dạy – học lấy người học làm trung tâm: Trong nội dung này bạn cần giải thích được mô
hình hệ thống giáo dục theo cách tiếp cận của E-Learning.
• Các điều kiện về Kiến thức, thái độ và trang thiết bị để học tập E-Learning: Bạn cần liệt kê được
các điều kiện kiến thức và trang thiết bị cần thiết.

14
Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning)

CÂU HỎI ÔN TẬP

1) E-Learning là viết tắt của cụm từ nào


a) Electronic Learning c) Economic Learning e) Email Learning
b) Enterprise Learning d) Entertainment and Learning

2) Đâu không phải là ưu điểm của phương pháp học tập E-Learning
a) Học tập mọi lúc mọi nơi
b) Nội dung học tập thay đổi phù hợp với từng cá nhân
c) Học có sự hợp tác, phối hợp
d) Công nghệ đơn giản, dễ sử dụng

3) Bạn hãy trình bày cách tiếp cận E-Learning như một dịch vụ trên nền tảng Internet. Bạn sử
dụng gì ở từng tầng?
Gợi ý: xem ví dụ trong phần 3.1.2.

4) Học E-Learning có phải là 100% qua mạng hay không? Có những cách phân loại như thế nào
Gợi ý: xem ví dụ trong Phân loại của Sloan Consortium.

5) Hãy đưa ra ví dụ về lớp học trong đó có khoảng cách về địa lý và không gian giữa người học và
người dạy?

6) Phân tích các nguyên nhân tại sao E-Learning lại hỗ trợ rất tốt cho đào tạo lấy người học làm
trung tâm. Đặc biệt với các nội dung:
a) Người học tích cực, chủ động tham gia
b) Sử dụng thường xuyên các phương tiện dạy học
c) HV tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập, được tham gia tự đánh giá, tự xác định
các giá trị.
Gợi ý: xem bảng phân tích sự phù hợp của E-Learning đối với phương pháp đào tạo lấy người
học làm trung tâm. Phân tích theo từng ý đã được đánh dấu trong bảng.

15
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

BÀI 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH HỌC E-LEARNING

Mục tiêu Thời lượng

Sau khi học bài này bạn sẽ: • Bạn nên dành 60 phút để học bài học này.
• Nêu được các bước trong quá trình học
E-Learning.

• Nêu được tầm quan trọng trong việc nắm


vững của các thông tin của lớp học.

• Áp dụng được phương pháp học tập hiệu


quả vào lớp học thực tế.

1
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

Nội dung

Chào mừng bạn đã đến với Bài 4 Phương pháp và Quy trình học E-Learning. Trong bài trước bạn
đã hiểu được khái niệm về E-Learning, bạn cũng biết cách chuẩn bị các công cụ cho môi trường
học tập hiện đại. Vậy bạn sẽ sử dụng các công cụ của môi trường E-Learning như thế nào? Học
tập như thế nào cho hiệu quả? Học E-Learning khác với học lớp truyền thống ở đâu? Bài học
Phương pháp và Quy trình học E- Learning sẽ mang đến những giải đáp về từng vấn đề bạn đang
quan tâm.
Các nội dung chính của bài là:
• Các bước của quá trình học E-Learning là gì

• Những điều bạn nhất thiết phải biết về lớp học E-Learning

• Các công việc của bạn trong lớp học E-Learning

Hướng dẫn học

• Trước khi đi vào nội dung chi tiết hãy nghiên cứu kỹ mục tiêu và các đầu mục chính.

• So sánh từng nội dung đã đọc với mục tiêu của bài học.

• Làm các bài tập trắc nghiệm trên trang chủ của lớp học.

• Trao đổi với các thành viên cùng nhóm về các vấn đề bạn chưa nắm vững.

2
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

4.1. Các bước trong quy trình học E-Learning


Quy trình học E-Learning bao gồm 03 bước sau:
(1) Đăng ký lớp học..
(2) Tìm hiểu thông tin lớp học.
(3) Học tập.

Hình 4.1. Các bước trong quy trình học E-Learning

4.2. Đăng ký lớp học

• Kết quả cần đạt được: Bạn có tên trong danh sách lớp và như vậy truy cập được vào
trang chính của lớp học E-Learning.
• Yêu cầu: Bạn có đủ kiến thức để học môn này. Nếu bạn đã thu thập đủ các kiến thức cần
có để học môn này thì bạn đã đủ khả năng để học lớp này.
• Trợ giúp: Nếu bạn có khó khăn trong quá trình lựa chọn, cố vấn học tập sẽ giải thích cho
bạn về việc bạn có đủ điều kiện và nên chọn môn học này không.
• Điều kiện: Sau khi bạn đăng ký học tập lớp học này. Thông thường nhà trường sẽ yêu
cầu bạn nộp học phí để có thể vào học.
• Sau khi bạn đã thực hịên các điều kiện trên bạn sẽ được vào danh sách học viên của lớp
học. Từ đây bạn đã có thể truy cập vào trang chính của lớp học. Ngay sau đó bạn chuyển
sang bước quan trọng tiếp theo “Tìm hiểu các thông tin quan trọng của lớp học
E-Learning”

3
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

4.3. Tìm hiểu thông tin của lớp học E-Learning


Để học tập tốt bạn nhất thiết cần phải nắm vững những thông tin sau:
• Mục tiêu của môn học.
• Danh sách giảng viên, trợ giảng, cố vấn học tập và bạn cùng lớp.
• Kế hoạch học tập .
• Danh sách học liệu được cung cấp.

4.3.1. Mục tiêu môn học


Khi bạn nói rằng bạn đã học xong điều gì đó, nghĩa là bạn đã có thêm một giá trị. Liệu có
thể có trường hợp khi bạn học được điều gì đó một cách vô tình, không có mục tiêu hay ý
định từ trước? Thực tế, có những trường hợp như vậy. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học,
khi muốn ghi nhớ điều gì mà chúng ta có ý định từ trước thì điều đó sẽ lưu trong vỏ não
chúng ta được lâu hơn. Trường hợp đó gọi là ghi nhớ có chủ định.
Bạn cần chuẩn bị và xác định được những vấn đề mình cần học một cách có chủ định thì
mới có quyết tâm học tập. Có kế hoạch để đạt được mục tiêu của mình.
Đối với lớp học E-Learning, thông thường mục tiêu môn học được xác định rất rõ ràng cho
mọi học viên. Mục tiêu học tập được phổ biến nhằm mục đích:
• Mô tả chính xác những gì bạn phải đạt được sau khi hoàn thành lớp học
• Mô tả chi tiết kết quả mà người dạy muốn bạn phải hướng tới sau từng bài học
• Chỉ ra sự thay đổi về nhận thức, kỹ năng và hành vi mà bạn cần đạt được sau khi hoàn
thành quá trình học tập.
Nắm vững mục tiêu sẽ giúp bạn hiểu rõ hướng phải học và học bằng cái nào. Khi nắm rõ
được mục tiêu bạn sẽ:
• Tập trung vào những phần của nội dung bài học.
• Hưng phấn hơn vì có phương hướng rõ ràng.
• Biết được cái gì cần học trước, cái gì cần ưu tiên, thời gian cho các nội dung.
• Thông qua sự hiểu biết rõ ràng về mục tiêu của môn học, bạn sẽ cảm nhận được sự đánh
giá công bằng của giảng viên.

4.3.2. Kế hoạch Học tập


Với phương châm “Mọi lúc mọi nơi”, E-Learning cho bạn sự thuận tiện để lựa chọn thời
gian học tâp. Tuy nhiên, dù sự lựa chọn tự do đến đâu, bạn cũng cần bám sát kế hoạch học
tập của lớp.
Đối với lớp học E-Learning, kế hoạch học tập luôn luôn được xác định rõ ràng và được
thông báo tới từng học viên. Kế hoạch học tập sẽ bao gồm những thông tin sau:
• Nội dung kiến thức cần tiếp thu theo từng tuần (hoặc tháng).
• Thời điểm nhận và nộp các bài tập về nhà.
• Thời điểm khai giảng môn học; thời điểm phụ đạo và thời điểm thi kết thúc môn học.

4
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

• Thời gian giải đáp thắc mắc trực tuyến của các giảng viên theo từng tuần. Trong những
thời gian này bạn sẽ nhận được giải đáp thắc mắc tức thì từ giảng viên.

Ví dụ: Kế hoạch học tập của 01 lớp học E-Learning

Bạn cần nắm vững kế hoạch này học tập thuận lợi nhất.

4.3.3. Danh sách giảng viên, trợ giảng, cố vấn học tập và bạn cùng lớp
Nếu ta chỉ có một mình thì ta có thể tiếp thu nội dung kiến thức của cả môn học hay không.
Rõ ràng những trường hợp đặc biệt như vậy. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng bản thân học tập
đã là một hoạt động cộng đồng. Đối với E-Learning thì càng được nhấn mạnh thành 03 loại
hình học tập: Học trên lớp; học trực tuyến; và học từ cuộc sống thực tế.
Lớp học E-Learning, như một cộng đồng học tập nhỏ, có các thành viên là các giảng viên,
trợ giảng, cố vấn học tập và các học viên. Danh sách thành viên tham gia thường được đăng
tải ngay trên trang chủ của lớp học.
Những thông tin liên lạc như địa chỉ E-mail, số điện thoại liên lạc của các giảng viên, trợ
giảng, lớp trưởng sẽ giúp bạn nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi cần.

5
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

4.3.4. Học liệu được cung cấp


Chắc chắc bạn đã quá quen thuộc với sách giáo khoa, loại học liệu phổ biến nhất.
E-Learning như một cuộc cách mạng về học tập, mang lại những điều kiện học tập hiện
đại hơn. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và phân phối học liệu. Bạn cần nắm vững danh
sách những học liệu của lớp học E-Learning. Sẽ thuận tiện hơn rất nhiều cho các thành
viên của lớp học, nếu khi cần trao đổi về nội dung kiến thức cụ thể, từng người đã có sẵn
tài liệu đó trong tay.
Các loại học liệu trong lớp học E-Learning thường là:
• Giáo trình tự học được in ấn.
• Đĩa CD chứa học liệu đa phương tiện (bài giảng video hoặc có tiếng, câu hỏi
trắc nghiệm).
• Những nội dung học tập được đăng tải ngay trên trang WEB của lớp học.
• Các tài liệu tham khảo mà giảng viên gửi cho bạn (ví dụ qua E-mail hoặc qua diễn đàn
lớp học).

4.4. Các công việc của học viên trong lớp học E-Learning
Như vậy bạn đã nắm vững được các thông tin cần biết về lớp học E-Learning. Phải chăng
đây là những điều mới, chỉ ở lớp học E-Learning mới có? Câu trả lời là không, thực ra
những thông tin này là những điều mà những học viên của lớp học truyền thống cũng cần
nắm vững. Điểm khác nhau cơ bản là E-Learning đòi hỏi sự chủ động học tập của học viên
ở mức rất cao. Chính vì thế đối với học viên E-Learning những thông tin này trở
thành thiết yếu.
Cũng như vậy, nắm vững phương pháp học tập trong lớp học E-Learning là điều kiện cần để
bạn hoàn thành lớp học. Bạn có thể theo dõi 04 hoạt động chính của học viên E-Learning
trên hình sau:

Hình 4.2. Các hoạt động của bạn tại lớp học E-Learning được các công cụ truyền thống và truyền thông
điện tử hỗ trợ bao gồm:

• Tiếp thu Bài giảng

• Thảo luận

• Thực hành

• Thi cử

6
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

4.4.1. Tiếp thu Bài giảng:


Hình thức truyền tải: Bạn có thể tiếp thu bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau.
• Những buổi gặp mặt trực tiếp: Lớp học E-Learning vẫn có những buổi gặp mặt trực tiếp
để giảng viên trao đổi kiến thức với học viên. Trong những buổi học này, thông thường
giảng viên sẽ tập trung vào phổ biến khung nội dung kiến thức, phương pháp học tập và
hướng dẫn học tập.
• Bằng giáo trình in ấn: Giáo trình in ấn cho lớp E-Learning thường được thiết kế theo
từng bài. Bạn sẽ tìm thấy mục tiêu học tập, hướng dẫn sử dụng và bài tập tự đánh giá
trong từng bài học. Nhiệm vụ của học viên là hoàn thành nội dung các bài học theo kế
hoạch học tập của lớp.
• Bằng bài giảng đa phương tiện trên máy tính: Bài giảng đa phương tiện bao gồm nội
dung dạng đoạn văn (text), dạng trình chiếu (powerpoint hay flash), lồng ghép với tiếng
nói và video. Loại học liệu hiện đại này sẽ mang đến lợi ích đáng kể cho bạn. Học viên
cần theo dõi những bài giảng này và làm bài tập ở cuối từng bài.
• Các bài giảng trực tiếp qua mạng Internet: Bạn sẽ được truy cập các bài giảng được đăng
trên trang chủ của lớp học. Trong dạng này sẽ có bài giảng thời gian thực (bài giảng
được phát trực tiếp) và bài giảng phát chậm (bài giảng được quay thành phim và phát
lại).
• Hình thức khác: Để phục vụ được nhiều đối tượng học viên với các trang thiết bị khác
nhau. Các hình thức truyền tải qua Radio, qua VCD hoặc bằng phương tiện mobile cũng
được sử dụng trong từng môn học.
Những công việc cần thực hiện để tiếp thu bài giảng hiệu quả:
• Nắm vững mục tiêu của môn học và từng bài học (thường được nêu trước các bài). Đối
chiếu nội dung bài giảng với những mục tiêu này.
• Đối với các buổi gặp mặt hoặc truyền hình trực tiếp qua mạng bạn cần nghiên cứu bài từ
trước. Ghi lại những thắc mắc của mình để được giải đáp trực tiếp.
• Khi gặp một nội dung khó chưa thể giải quyết được ngay, bạn hãy nghiên cứu tiếp các
nội dung khác để có thể kết thúc bài học theo kế hoạch. Sau đó hãy mạnh dạn yêu cầu sự
giúp đỡ của giảng viên và trao đổi với bạn cùng lớp về những vấn đề còn sót lại.

4.4.2. Thảo luận – Giải đáp thắc mắc


Tự học luôn là thử thách lớn, bạn sẽ vượt qua thử thách này nếu tận dụng tốt sự trợ giúp và
tham gia giúp đỡ những người khác. Theo các nghiên cứu khoa học, sự trao đổi kiến thức
giúp người ta tiếp thu được tốt hơn. Ví dụ bạn có thể tự mình đọc thuộc bài này, nhưng nếu
bạn trao đổi và hoặc giảng giải nội dung bài học cho những người, thì bạn sẽ nắm vững hơn
và nhớ được lâu hơn.
Những người mà bạn thường xuyên trao đổi sẽ là giảng viên hoặc bạn học. Bạn cần liên lạc
với giảng viên thường xuyên và đặt ra các thắc mắc về nội dung học tập. Các bạn cùng lớp,
nhất là bạn trong cùng nhóm học tập, là nguồn hỗ trợ tích cực của bạn.
Các lớp học E-Learning bao giờ cũng đưa ra các chuẩn mực để đẩy nhanh và khuyến khích
sự trao đổi thông tin giữa các thành viên. Các thành viên trao đổi kiến thức càng nhiều lớp
học E-Learning càng đạt chất lượng tốt.
7
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

Hình thức trao đổi kiến thức và giải đáp thắc mắc: Có 02 hình thức chính là đồng bộ
(hay còn gọi là thời gian thực) và không đồng bộ.
• Trao đổi đồng bộ (thời gian thực): Bạn trao đổi với bạn học và giảng viên trực tiếp qua
mạng. Các buổi gặp qua mạng sẽ được tiến hành sử dụng các công cụ như Text Chat
(cho mạng chậm), Voice Chat (mạng tốc độ trung bình) và sử dụng Web Cam nếu bạn
có đường truyền tốt. Lợi thế cơ bản của phương pháp này là bạn có thể trao đổi trực tiếp.
• Trao đổi không đồng bộ: Bạn sử dụng các công cụ thư điện tử, diễn đàn lớp học hay
HelpDesk (bàn hỗ trợ) để gửi các thắc mắc và nhận lời giải đáp. Bạn cũng có thể trả lời
những bạn học trong lớp về các nội dung mà bạn nắm vững.
Vậy những nội dung nào nên trao đổi ở hình thức đồng bộ? Nội dung nào nên sử dụng hình
thức không đồng bộ? Theo kinh nghiệm của những giảng viên đã có hàng chục năm kinh
nghiệm trong môi trường E-Learning thì mỗi phương pháp trao đổi có những lợi thế và
thách thức như sau ( E-Learning Guild, “The E-Learning Guilde’s Hand Book of E-Learning Strategy”):
Đồng bộ Không đồng bộ
+ Nội dung được trình diễn thời gian + Tự do về môi trường (ví dụ: tư thế
thực ngồi viết; thời gian viết)
+ Có giải đáp ngay lập tức + Làm được ở nhà hay văn phòng
Lợi + Cảm giác trực quan (ngôn ngữ cơ thể, + Nội dung được chọn lọc, suy nghĩ
thế mô tả bằng bảng phấn, hình vẽ, …) kỹ
+ Rất tốt cho những người có kỹ năng + Xem lại sách vở nếu cần
đọc hoặc viết kém + Tự thực hiện theo ý muốn
+ Được hướng dẫn thực hiện
+ Thời gian phải cố định từ trước + Không được trả lời ngay
+ Không có thời gian để suy nghĩ (phải + Không có những mô tả trực quan
Thách trả lời ngay) (dẫn đến hiểu nhầm)
thức + Chỉ xoay quanh một sự kiện hoặc chủ + Dễ mệt mỏi khi cần được sự trợ
đề cho tất cả người tham gia giúp ngay
+ Phải theo sự hướng dẫn + Đòi hỏi tính tự giác
+ Phòng học ảo (Virtual Classroom) + Bàn hỗ trợ (helpdesk)
Công
+ Chat Voice, Video, WebCam + Diễn đàn
cụ
+ Email

4.4.3. Thực hành – Giải đáp thắc mắc


Hình thức thực hiện: Lớp học E-Learning tổ chức các bài thực hành đa dạng phù hợp nhất
với nội dung kiến thức và điều kiện học tập của bạn. Các hình thức thực hiện chính sẽ là:
• Trực tiếp tại phòng thí nghiệm: Một số nội dung cần thực hiện trực tiếp trên máy sẽ
được giảng viên trực tiếp hướng dẫn bạn. Ví dụ những thao tác cơ bản với máy tính cho
học viên chưa có kinh nghiệm sử dụng.
• Bằng phương pháp trắc nghiệm: Như bạn đã biết, trắc nghiệm khách quan là phương
pháp được rất nhiều trường đại học trên thế giới áp dụng. Trong lớp học E-Learning

8
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

phần lớn các nội dung luyện tập được cung cấp cho bạn dưới dạng bài trắc nghiệm trực
tuyến trên trang WEB của lớp học hoặc trên đĩa CD học liệu.
• Bằng phần mềm mô phỏng: Có một số phần mềm mô phỏng giúp trực quan hóa các thao
tác. Ví dụ phần mềm mô phỏng chuyển động của lưỡi và miệng khi phát âm các từ tiếng
Anh giúp bạn luyện tập phần phát âm. Phần mềm mô phỏng thiết bị nối mạng giúp bạn
thực hiện thao tác cấu hình thiết bị mạng. Phần mềm mô phỏng hóa học giúp bạn thực
hiện thí nghiệm mà không cần thiết bị và hóa chất như phòng thí nghiệm.

• Bằng trò chơi nhập vai 3D: Trò


chơi nhập vai 3D sẽ giúp Bạn thực
tập tốt hơn trong những nội dung
cần nhiều sự tương tác. Ví dụ: Bạn
học ngành Tài chính – Ngân hàng
và cần thao tác kỹ năng tiếp khách
hàng tại quầy giao dịch. Môi trường
3D sẽ cung cấp cho bạn quầy giao
dịch giống như ở ngân hàng thật,
với bàn ghế, trang thiết bị, chứng
từ… Bạn có thể lựa chọn nhập vai
giao dịch viên để tiếp khách hàng Hình 4.3. Mô phỏng thí nghiệm Vật lý

(do bạn cùng lớp của bạn hoặc thầy


giáo nhập vai). Bạn cũng có thể đổi
vai với những người khác để đánh
giá tình huống được từ nhiều khía
cạnh hơn.

• Nội dung trên Mobile: Một số nội dung kiến thức sẽ được truyền tải qua điện thoại di
động. Với các loại điện thoại có chức năng đồ họa và âm thanh tốt bạn sẽ được sử dụng
với đầy đủ tiện ích. Nếu bạn sử dụng điện thoại đời cũ hơn có thể bạn chỉ sử dụng được
các nội dung được cài tại trên máy dạng TEXT hoặc trao đổi với tổng đài cung cấp nội
dung học tập qua SMS.

Hình 4.4. Các bài thực hành trên Mobile sẽ giúp việc học tập của bạn trở lên thật sự linh hoạt

9
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

Thực hành như thế nào cho hiệu quả:


• Dành nhiều thời gian thực hành trước kỳ thi. Điểm mạnh của E-Learning là cung cấp
cho học viên khả năng tự đánh giá. Kết quả khi thực hành (ví dụ làm bài trắc nghiệm) sẽ
gần tương đương với kết quả thi kết thúc môn học của bạn.
• Trong khi luyện tập nếu thấy có những thắc mắc cần mạnh dạn hỏi giảng viên và bạn
cùng lớp. Tránh dừng lại quá lâu ở từng chi tiết nhỏ.
• Trong lớp học E-Learning, thời gian từ lúc bạn nhận được và phải nộp bài tập thường là
2 đến 3 tuần. Bạn cần có kế hoạch làm bài tập ngay từ tuần đầu tiên. Như vậy sẽ nhận
được trợ giúp và không bị quá tải trong những ngày trước khi phải nộp bài tập.
• Nếu bạn có những vướng mắc về kỹ thuật (sử dụng phần mềm mô phỏng, nhập vai tình
huống môn học) hãy trực tiếp nhờ nhân viên kỹ thuật của chương trình trợ giúp.

4.4.4. Thi kết thúc môn học

• Để đảm bảo chất lượng của E-Learning, các kỳ thi được tổ chức tập trung.
• Tùy theo nội dung môn học mà thi kết thúc có thể là tại phòng máy tính, thi trắc nghiệm
trên giấy, trên máy hoặc thi vấn đáp.
• Hình thức thi trắc nghiệm trên giấy hoặc máy sẽ là hình thức chủ yếu mà bạn gặp trong
lớp học E-Learning.
• Bạn cần hiểu rằng trong lớp học E-Learning, kết quả thi kết thúc chỉ chiếm một phần
trong tổng kết môn học. Một phần quan trọng của kết quả học tập sẽ được tích lũy từ các
hoạt động trong kỳ.

10
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI


Trong bài này bạn đã nắm được các kỹ năng cơ bản để học tập trong lớp học E-Learning
• Các bước trong quá trình học E-Learning: Bạn cần liệt kê và nêu được tuần tự thực hiện và tầm
quan trọng của các bước.
• Tầm quan trọng trong việc nắm vững của các thông tin của lớp học: Nắm vững thông tin của lớp
học đặc biệt quan trọng đối với lớp học E-Learning. Bạn phải liệt kê được các nhóm thông tin cần
nắm vững.
• Hoạt động chính trong lớp học E-Learning: Bạn đã hiểu được 4 hoạt động chính của lớp học
E-Learning. Đó là tiếp thu bài giảng, tương tác phụ đạo, luyện tập và thi cử. Đối với từng hoạt
động bạn cần hiểu được phương pháp thực hiện hiệu quả.
• Theo phương châm học đi đôi với hành: Bạn cần vận dụng được kiến thức này vào lớp học
E-Learning thực tế. Nên nhớ rằng bạn không thể tối ưu hóa phương pháp học tập ngay từ đầu. Cần
phải đánh giá và nỗ lực từng bước để có cách học tập tốt hơn.

11
Bài 4 – Phương pháp và quy trình học E-Learning

CÂU HỎI ÔN TẬP

1) Mục tiêu môn học nhằm mục đích (chọn nhiều đáp án)
a) Mô tả chính xác những gì bạn phải đạt được sau khi hoàn thành lớp học
b) Mô tả chi tiết kết quả mà người dạy muốn bạn phải hướng tới sau từng bài học
c) Đưa ra thời gian mà bạn phải hoàn thành khóa học
d) Chỉ ra sự thay đổi về nhận thức, kỹ năng và hành vi mà bạn cần đạt được sau khi hoàn
thành quá trình học tập.

2) Các thông tin quan trọng nhất đối với lớp học E-Learning là gì (chọn nhiều đáp án)
a) Mục tiêu môn học
b) Danh sách giảng viên, trợ giảng và bạn cùng lớp
c) Trình duyệt WEB cần sử dụng để truy cập vào lớp học
d) Kế hoạch học tập
e) Danh sách học liệu được cung cấp

3) Thi kết thúc môn học trong E-Learning thường được tổ chức dưới hình thức
a) Gửi đầu bài và nhận bài thi qua bưu điện
b) Trên Internet
c) Tập trung tại cơ sở đào tạo
d) Cả bả phương án trên

4) Công cụ chính giúp học viên lớp học E-Learning trong giải đáp thắc mắc và trao đổi kiến thức
là gì?
a) Thư điện tử (E-mail)
b) Trang chủ lớp học
c) Diễn đàn của lớp học (Forum)
d) Phần mềm hội thoại Chat hoặc Video

5) Hãy nêu 04 hoạt động của khóa học E-Learning


Gợi ý: Xem phần Các hoạt động của khóa học E-Learning
6) Hãy nêu các trường hợp trong đó nên sử dụng phương pháp Thảo luận – Giải đáp thắc mắc
đồng bộ và không đồng bộ? Có trường hợp nào cần kết hợp cả 02 phương pháp không?
Gợi ý: Xem bảng so sánh các phương pháp thảo luận

12
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

BÀI 5: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ E-LEARNING

Mục tiêu Thời lượng

Sau khi học bài này bạn sẽ: • Bạn nên dành 120 phút để học bài học này.

• Sử dụng học liệu đa phương tiện vào việc tiếp


thu bài giảng và luyện tập
• Sử dụng được các chức năng cơ bản của Phần
mềm lớp học E-Learning Moodle để giải quyết
các công việc của bạn trong lớp học E -Learning.

1
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

Nội dung

Trong bài trước bạn đã hiểu được các hoạt động của lớp học E-Learning. Vậy phải thực hiện các hoạt
động này như thế nào? Các công cụ gì sẽ hỗ trợ bạn? Đây là nội dung của bài học: Hướng dẫn sử
dụng công cụ E-Learning.
Nội dung của bài là giới thiệu 02 công cụ quan trọng của E-Learning:
• Hướng dẫn sử dụng Học liệu đa phương tiện
• Hướng dẫn sử dụng các chức năng Phần mềm lớp học E-Learning Moodle

Hướng dẫn học


• Đây là bài học có nội dung thực hành cao. Bạn cần phải thao tác nhiều để đạt được kỹ năng
tốt.
• Làm các bài tập trắc nghiệm trên trang chủ của lớp học.
• Nếu có những thao tác bạn chưa thực hiện được, hãy nhờ tới sự trợ giúp của các thành viên cùng
nhóm. Bên cạnh đó, cần mạnh dạn sử dụng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật của lớp học để vượt qua những
khó khăn ban đầu này.

2
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

5.1. Hướng dẫn sử dụng học liệu đa phương tiện


5.1.1. Ý nghĩa của học liệu đa phương tiện
Mục đích chính của học liệu đa phương tiện là truyền tải nội dung bài giảng tới học viên.
Bạn có thể nhìn nhận học liệu đa phương tiện như sau:
• Về mặt nội dung: Đây là một tập hợp các nội dung học tập của bạn. Từ bài giảng tới các
bài kiểm tra trắc nghiệm hay tự luận, các đoạn phim mô phỏng thao tác và mọi nội dung
khác.
• Về cách thức phân phối: Học liệu được phân phối cho bạn theo 02 hình thức sau:
• Được phân phát cho bạn từ đầu khóa học trên đĩa CD.
• Được đăng tải trực tiếp trên trang chủ của lớp học E-Learning.
• Về công nghệ sử dụng: Bao gồm nhiều loại nội dung khác nhau từ đoạn văn (Text), bảng
trình diễn, tiếng nói (audio), phim (video) và các đoạn hoạt hình (annimation).
5.1.2. Sử dụng Bài giảng đa phương tiện
Bài giảng đa phương tiện là phần quan trọng nhất trong học liệu. Sử dụng bài giảng có 03
bước chính như sau:
Bước 1: Khởi động bài giảng đa phương tiện
Bước 2: Theo dõi nội dung bài giảng
Bước 3: Tự đánh giá bằng cách giải bài tập cuối bài
Bước 1: Khởi động Học liệu đa phương tiện
(1) Đối với Học liệu đa phương tiện
phân phát trên CD-ROM.
Bạn cần cho CD-ROM vào ổ đọc.
Thông thường mà hình hiện ra như
sau:

Hình5.1. Khởi động học liệu đa phương tiện trên


CD-ROM

3
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

Bạn ấn vào nút Bài giảng đa phương tiện. Bạn sẽ thấy bài giảng hiện ra.

Hình 5.2. Bài giảng đa phương tiện cho phép học viên học tập vào mọi thời điểm; Theo dõi tiến độ cá nhân;
Xem lại nội dung; Học phần kiến thức phù hợp nhất.

(2) Đối với bài giảng trong học liệu đa phương tiện được đăng tải trên lớp học trực tuyến
• Nhấn chuột vào đường Link của gói SCORM học liệu. Màn hình hiển thị SCORM sẽ
hiện ra
• Bạn cần lưu ý đối với học liệu đăng tải trên khóa học bạn có khả năng theo dõi tiến trình
của mình. Bạn sẽ nhận được câu hỏi có muốn tiếp tục học tại phần kiến thức mình đã
học lần trước hay không. Nếu đồng ý hãy ấn vào nút Yes, nếu không ấn vào nút No.

Hình 5.3. Học liệu đa phương tiện trên trang WEB của lớp học đánh dấu bài học tại lần truy
cập trước của học viên. Bạn có thể lựa chọn học lại từ đầu hay tiếp tục.

4
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

Bước 2: Theo dõi nội dung bài học


Trong khi theo dõi nội dụng bài học bạn cần quan tâm nhất đến các vấn đề sau:
• Chỉnh âm lượng cho vừa phải
• Di chuyển giữa các nội dung học tập (ví dụ xem lại màn hình trước)
• Chỉnh độ lớn của cửa sổ: Chỉnh độ lớn của cửa sổ cho vừa phải
• Ghi chép: các điểm ghi nhớ đối với nội dung
• Tìm kiếm: tìm kiếm từ vựng
• Tạm dừng bài giảng: quan trọng khi Bạn muốn dừng lại để suy nghĩ hoặc nhìn rõ hơn
công thức, hình vẽ
Bạn hãy theo dõi các chỉ dẫn tại hình vẽ tiếp theo:

Hình 5.4. Các thao tác khi theo dõi nội dung bài giảng đa phương tiện

Bước 3: Tự đánh giá bằng cách giải bài tập cuối bài
Với mỗi bài học đề có những bài tập để bạn tự dánh giá ở cuối bài. Bạn cần thực hiện từng
câu hỏi một. Nếu chưa đạt được kết quả mong muốn, hãy bỏ thời gian học lại, sau đó thực
hiện tự đánh giá.

5
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

Hình 5.5. Làm bài tập ở cuối chương giúp bạn đánh giá mức độ đạt được mục tiêu học tập.

5.2. Hướng dẫn sử dụng môi trường học tập E-Learning: Phần mềm Moodle
5.2.1. Giới thiệu phần mềm Moodle

Moodle là phần mềm mã nguồn mở được


phát triển từ năm 1999.
Tư tưởng chính của Moodle là xây dựng
môi trường học tập cộng đồng có tính sư
phạm cao.
Hãy ghi nhớ một đặc điểm quan trọng
của môi trường dạy – học lấy người học
làm trung tâm, bạn đã học trong bài
trước. Đó là “Kiến thức do học viên tự
khám phá”. Hình 5.6. Giao diện phần mềm moodle

6
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

Tính đến tháng 12 năm 2008, Số liệu sử dụng Moodle trên thế giới như sau:
Trang
47,526
WEB:
Quốc gia
201
sử dụng:

Lớp học: 2,457,441

Người sử
26,510,032
dụng:
Giảng
1,849,285
viên:

Bài viết: 33,687,387

Học viên: 21,265,294

Moodle tạo ra môi trường học tâp thân thiện. Giúp các trường học
• Đăng tải nội dung học tập theo nhiều định dạng để tiện lợi cho việc phân phối nội dung.
• Tổ chức các lớp học theo định dạng chủ đề hoặc tuần.
• Tổ chức môi trường tương tác thân thiện giữa giảng viên – học viên và học viên với học
viên.
• Mang đến nhiều công cụ hỗ trợ học tập khác như bài trắc nghiệm khách quan, công
cụ đánh giá tiến độ học tập, công cụ để làm việc theo nhóm, các tiện ích khác. và
trong sự tương tác với môi trường này bạn sẽ khám phá được kiến thức mới.

Hình 5.7. Trang chủ lớp học E-Learning của Chương trình đào tạo trực tuyến Topica trong phần
mềm Quản lý lớp học E-Learning Moodle.

7
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

5.2.2. Đăng ký tài khoản và Đăng nhập vào trang WEB E-Learning
Công việc đầu tiên của những người muốn tham gia vào lớp học E-Learning là đăng ký một
tài khoản trên Phần mềm quản lý học tập E-Learning. Việc đăng ký tài khoản có thể xảy ra
theo hai cách :
Trường hợp 1: Trong trường hợp trường tổ chức tạo tài khoản tập trung, bạn chỉ cần đăng
ký thông tin cá nhân với nhà trường. Tài khoản của bạn sẽ được nhân viên kỹ thuật của
trường tạo ra. Bạn sẽ nhận được tên truy cập và mật khẩu.
Trường hợp 2: Bạn phải tự đăng ký trên trang WEB quản lý học tập. Nhân viên kỹ thuật
của nhà trường sẽ duyệt. Sau đó bạn sẽ nhận được thư điện tử có chứa tên truy cập và mật
khẩu. Tài liệu này hướng dẫn bạn thao tác trong trường hợp thứ 2.
5.2.2.1. Đăng ký tài khoản
Bước 1: Bạn cần truy cập vào trang WEB chủ
của phần mềm Moodle (hay môi trường học
tập).
Tại đây bạn thấy màn hình Đăng nhập thường
trên góc trái của trang WEB E-Learning.
Nếu bạn chưa có tài khoản có thể đăng ký mới
bằng ấn đường link “Tạo tài khoản mới”. Nếu
bạn quên mật khẩu bạn có thể nhờ trợ giúp
bằng cách nhấn đường linke “Quên mật khẩu”
Hình 5. 8 Đăng ký tài khoản

Bước 2: Để đăng ký tài khoản, bạn nhấp chuột vào “Tạo một tài khoản mới!”.
Bạn sẽ thấy cửa sổ đăng ký hiện ra.
Bước 3: Điền dữ liệu cá nhân và ấn nút Tạo tài khoản mới

Hình 5.9 Điền đầy đủ thông tin cá nhân để tạo tài khoản mới

Bước 4: Bạn cần phải nhập đầy đủ các thông tin được yêu cầu. Sau đó, bạn nhấp chuột vào
“Tạo tài khoản mới”.
Ngay sau đó, một e-mail sẽ được gửi đến địa chỉ e-mail mà bạn đã đăng ký yêu cầu xác
nhận thông tin:

8
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

Hình 5.10. Thư yêu cầu xác nhận từ moodle

Bước 5: Bạn cần phải nhấp chuột vào đường link có trong e-mail để xác nhận thông tin và
hoàn tất việc đăng ký tài khoản.
5.2.2.2. Đăng nhập
Sau khi đăng ký, bạn đã có một tài khoản để đăng nhập vào website E-Learning. Sử dụng tài
khoản này để đăng nhập.

Bước 1: Bạn truy cập vào trang WEB. Trên


giao diện website có ô đăng nhập.
Bước 2: Bạn nhập tên đăng nhập và mật
khẩu mà bạn đã đăng ký trên website và
nhấp chuột vào nút “Đăng nhập” để đăng
nhập vào website E-Learning.

Hình 5.11. Đăng nhập vào moodle

5.2.3. Thay đổi thông tin cá nhân


Bước 1: Sau khi đăng nhập vào website E-Learning, để xem thông tin cá nhân, bạn nhấp
chuột vào tên của mình ở góc trên bên phải của website

Bước 2: Thông tin về tài khoản của bạn sẽ hiển thị

Hình 5.12. Hồ sơ cá nhân

9
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

Bước 3: Để thay đổi mật khẩu cho tài khoản của mình, bạn nhấp chuột vào “Thay đổi mật
khẩu”.
Để thay đổi thông tin tài khoản cá nhân, bạn nhấp chuột vào “Cập nhật hồ sơ cá nhân”.
Một giao diện cập nhật thông tin tài khoản cá nhân hiện ra (xem hình ở trang kế tiếp).

Hình 5.13. Thông tin chi tiết về tài khoản

Bước 4: Bạn điền các thông tin cá nhân của mình vào các mục có sẵn được yêu cầu (đối với
các mục có đánh dấu * là bắt buộc) và nhấp chuột vào “Cập nhật” để cập nhật thông tin đã
thay đổi.

10
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

5.2.4. Tìm kiếm lớp học của bạn


Sau khi đăng nhập vào website E-Learning, trên giao diện trang chủ của website E-Learning
sẽ có thông tin về các lớp học mà bạn đã hoặc đang tham gia.

Hình 5.14. Tìm kiếm thủ công trong các Hình 5.15. Tìm kiếm bằng chức năng Tìm kiếm
Danh mục khóa học chuyên dụng

Ở đây sẽ hiển thị một vài lớp học mà bạn đã tham gia gần nhất. Để xem tất cả các khoá học
mà bạn đã tham gia, bạn nhấp chuột vào “Tất cả các khoá học ….”.
5.2.5. Truy nhập vào lớp học
Để có thể thực hiện được các hoạt động học tập, Bạn cần phải truy cập được vào lớp học.
Hãy theo dõi và thực tập quy trình Truy cập vào lớp học sau.

Hình 5.16. Quy trình xác nhận học viên

11
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

5.2.6. Tra cứu Danh sách Giảng viên, Trợ giảng và Bạn cùng lớp
Như bạn đã đọc ở những phần trước, nắm được danh sách giảng viên và học viên cùng lớp
là rất quan trọng. Bạn có thể tìm kiếm những thông tin này như sau :
Bước 1: Xem toàn bộ danh sách bao gồm cả giảng viên
và học viên.
Trên giao diện của lớp học, thông thường góc trên bên
tay trái có một ô “Danh sách lớp”. Để tra cứu danh sách
giảng viên, trợ giảng, và bạn cùng lớp, bạn hãy nhấp
Hình 5.17. Vào Danh sách lớp
chuột vào đây.
Tại đây sẽ liệt kê toàn bộ danh sách những người đang tham gia khoá học bao gồm giáo
viên, trợ giảng, sinh viên, v.v…như hình sau:

Hình 5.18. Danh sách chi tiết

Bước 2: Lọc danh sách theo giảng viên


hoặc học viên:
Ở góc trên bên phải bạn có thể chọn xem
tất cả danh sách hay chỉ xem danh danh
sách “Giáo viên” hoặc “Sinh viên”.

Hình 5.19. Lọc đối tượng giảng viên hoặc bạn học

12
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

Bước 3: Xem chi tiết dữ liệu của một


người
Khi bạn cần đến thông tin của một người
trong danh sách lớp, hãy nhấn chuột vào
tên của người đó để xem chi tiết.

Hình 5.20. Hồ sơ cá nhân

5.2.7. Đọc tài liệu dạng HTML, PDF, DOC, SCORM


Sau khi truy nhập vào khoá học, học viên có thể tra
cứu các tài liệu, học liệu dưới các dạng HTML,
PDF, DOC, SCORM (Học liệu đa phương tiện)
Học liệu dạng SCORM: Dạng SCORM (Sharable
Content Object Man). Tốt nhất là xem trực tuyến
trên trang chủ của lớp học. Tài liệu này mặc định
được phần mềm Moodle hỗ trợ.
Hình 5.21. Các loại tài liệu

Tài liệu dạng PDF: máy tính của bạn phải được cài Adobe Reader. Bạn có thể tải Adobe
Reader phiên bản mới nhất tại địa chỉ http://www.adobe.com/products. Tài liệu này có thể
tải xuống xem trên máy tính cá nhân.
Tài liệu dạng HTML: bạn không cần phải cài đặt bất cứ phần mềm nào cả mà có thể xem
được ngay.
Tài liệu dạng DOC: là định dạng của Microsoft Word. Bạn đã quen với định dạng này.
Bạn cần có chương trình Microsoft Word để đọc các tài liệu này. Cũng giống tài liệu dạng
PDF bạn nên tải xuống để đọc cho thuận tiện.
5.2.8. Nộp bài tập về nhà
Đối với các lớp học E-Learning, bạn thường gặp 02 loại bài tập cần phải nộp như sau:
• Phải nộp bằng cách đăng tải (upload) một tệp tin
• Làm tại chỗ bằng cách edit một file.
• Làm ở công việc độc lập với trang chủ của lớp học.
5.2.9. Giải đáp thắc mắc và trao đổi nhóm
Sau khi đọc và học với các tài liệu, học liệu được cung cấp trên website E-Learning, bạn có
thể tham gia diễn đàn giải đáp thắc mắc những vấn đề liên quan đến bài học và các nội dung
khác trong diễn đàn của lớp học.

Hình 5.22. Diễn đàn lớp học

13
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

Sau khi vào diễn đàn phụ đạo, một danh sách các chủ đề đang được thảo luận được liệt kê.
Học viên có thể “Thêm một chủ đề thảo luận mới” hoặc xem các chủ đề cũ đã đang được
thảo luận:

Hình 5.23. Đăng thắc mắc hoặc phản hồi

5.2.10. Làm bài trắc nghiệm trực tuyến


Trong quá trình học, bạn cần làm các trắc nghiệm trực tuyến. Các bài trắc nghiệm này có thể
là bài luyện tập hoặc bài kiểm tra.
Bước 1: Trước hết bạn chọn bài trắc nghiệm trực tuyến.

Hình 5. 24 Bài trắc nghiệm

Bước 2: Bắt đầu làm bài kiểm tra: Sau khi chọn 1 bài luyện tập để làm, chọn nút “Bắt đầu
kiểm tra” để bắt đầu làm bài.
14
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

Bước 3: Bạn làm bài bằng cách lựa chọn các đáp án phù hợp và nộp bài.

Hình 5.25. Làm bài kiểm tra trắc nghiệm và máy tính sẽ tự động
tính điểm của bạn

15
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Trong bài học này bạn đã tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng để sử dụng hiệu quả các công cụ
trong môi trường học tập E-Learning.
• Nêu được khái niệm và ý nghĩa của học liệu đa phương tiện
• Sử dụng được học liệu đa phương tiện : Sử dụng được không phải là việc khó. Bạn cần tự điều
chỉnh cách học tập của mình để việc tiếp thu bài giảng được hiệu quả nhất.
• Nêu được ý nghĩa sử dụng của phần mềm lớp học E-Learning Moodle
• Biết thực hiện các thao tác trên phần mềm Moodle : Thực ra việc sử dụng phần mềm Moodle là
không quá khó. Bạn cần chăm chỉ truy cập trang WEB của lớp học (của cả các môn khác ) và thực
hiện các bài tập được giao. Đó chính là việc luyện tập hữu dụng nhất.

16
Bài 5 – Hướng dẫn sử dụng công cụ E-Learning

CÂU HỎI ÔN TẬP

1) Hãy viết một yêu cầu giải đáp thắc mắc vào diễn đàn của khóa học
2) Hãy nộp một bài tập về nhà được viết bằng Microsoft Word
3) Hãy là một bài trắc nghiệm được giao trên trang WEB của lớp học
4) Học liệu đa phương tiện được sử dụng vào mục đích chính gì?
a) Thảo luận – Trao đổi giải đáp thắc mắc
b) Thi cử
c) Luyện tập
d) Tiếp thu bài giảng

17

You might also like