6 Flavonoid

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

6– Flavonoid

Mục tiêu:
1. Cấu trúc khung chung và cách đánh số khung carbon. Phân loại: vẽ được cấu trúc các khung flavan,
flavanon, flavon, flavonol, anthocyanidin, isoflavon, chalcon, cho vd (tên, CTCT, nguồn gốc).
2. Tính chất lý hóa.
3. Phương pháp định tính, định lượng.
4. Một số nguyên tắc chiết xuất.
5. Công dụng.

I. Khái niệm - Cấu trúc hóa học


1. Khái niệm
-
Flavonoid là những hợp chất polyphenol thực vật có cấu tạo khung theo kiểu C6-C3-C6
(diphenylpropan)
-
Đa số màu vàng; 1 số màu xanh, tím, đỏ; 1 số không màu  Được coi là sắc tố phổ biến trong thực
vật.
-
Hiện nay đã phát hiện >10.000 hợp chất flavonoid, chủ yếu phân lập từ thực vật.

2. Cấu trúc hóa học


2.1.
Aglycon (C6-C3-C6):
-
Đa số trường hợp mạch 3C đóng vòng với vòng A tạo nên dị vòng C có oxy. Một số trường hợp vòng
C là vòng 5 cạnh hoặc mang điện tích dương, C2-C3 có thể có liên kết đôi.

- Đánh số C:
+ Từ dị tố O của vòng C  Vòng A, vòng B đánh số phụ.
+ Chalcon: Đánh số từ vòng B, vòng A đánh số phụ).
- Vị trí vòng B liên kết vòng C: 2 (chủ yếu), 3, 4.

- Các nhóm thế:


+ Nhóm -OH phenol: C3, 4, 5, 7; C3’, 4’

+ Nhóm C=O: C4

+ Nhóm -OCH3, -CH3.


1 /6
2.2.
Glycon:
- Thường gặp O-glycosid (chủ yếu) và C-glycosid.
- Các đường thường gặp: D-glucose, rhamnose, galactose, fructose.
- Có thể có 1 hay 2 mạch đường.
3. Phân loại: Dựa vào vị trí liên kết của vòng B-C và mức độ oxy hóa của vòng C. Chia 4 nhóm
-
Nhóm Euflavonoid: Vòng B ở C2 (flavonoid chính danh: lớn nhất).
-
Nhóm Isoflavonoid: Vòng B ở C3.
-
Nhóm Neoflavonoid: Vòng B ở C4.
-
Nhóm Biflavonoid, triflavonoid: Dimer, trimer

2 /6
Khung Ví dụ

Catechin
Flavan (Flavan-3-ol)
(Chè)

Flavanon
Naringin
(Citrus
(Citrus spp.)
flavonoid)

Isoliquiritin
Chalcon (Cam thảo
bắc)

Luteolin
Flavon (Kim ngân)

Flavonol Quercetin
(Flavon-3-ol) (Hòe)

Cyanidin
Anthocyanidin

Puerarin
Isoflavon
(Sắn)

3 /6
II. Tính chất lý hóa
1. Lý tính
- Dạng kết tinh/vô định hình.

- Màu sắc: Thường có màu vàng; màu vàng đậm đến đỏ cam, màu thay đổi theo pH môi trường
(anthocyanidin), không màu.
- Độ tan:
+ Dạng glycosid: Dễ tan trong nước, dm phân cực (tốt nhất là cồn-nước).
+ Dạng aglycon: Tan được trong dm hữu cơ, khó tan trong nước.
- Hấp thụ UV.

2. Hóa tính.
- Tính chất của nhóm -OH phenol.

- Tính chất của nhóm carbonyl ở vị trí C4.


- Nối đôi liên hợp,

III. Định tính, định lượng.


1. Định tính
a. Phản ứng Cyanidin.

- Là phản ứng khử nhóm carbonyl ở vị trí C4 bởi hydro mới sinh. Sản phẩm tạo thành là muối của dẫn
chất anthocyan có màu đỏ, hồng, đỏ tím… tùy từng chất => Hay được sử dụng nhất để ĐT flavonoid.
- Phản ứng (+) với dẫn chất flavon, flavonol, flavanon, flavanonol.

b. Phản ứng tạo phức với muối kim loại.


- Với muối Fe3+: Phức màu xanh, xanh đen.
- Với muối Al3+: Phức màu vàng.
c. Phản ứng với kiềm (kiềm loãng): Tạo muối phenolat:
+ Thường có màu vàng.
+ Anthocyan có màu xanh.
+ Chalcon và auron có màu đỏ.
d. Phản ứng diazo hóa: Tạo hợp chất azoic có màu vàng cam đến đỏ (flavonoid có -OH ở vị trí số 7)

4 /6
e. Các phản ứng khác
- Với H2SO4 đặc:

+ Flavon, flavonol cho màu vàng đậm.


+ Chalcon và auron cho màu đỏ, đỏ thắm, đỏ tươi.
+ Flavanon cho màu đỏ cam rồi đỏ thắm (do chuyển thành chalcon),
- Phản ứng với SbCl5/CCl4: Chalcon cho màu từ đỏ đến tím, flavon cho màu vàng đến vàng cam.

f. SKLM hoặc SK giấy:


- DL/EtOH, đun nóng  Lọc nóng  Dịch chiết.
- Bản mỏng: GF254
- Dung môi: Ethylacetat – acid formic – nước (80:10:10).

- Quan sát màu ở ánh sáng thường, UV (254 và 366nm), hiện màu bằng NH3, AlCl3/EtOH.
g. Phổ UV: Hai băng hấp thu cực đại 320-390nm và 220-290nm.

2. Định lượng
a. Phương pháp cân: Nguyên liệu giàu flavonoid, dịch chiết ít tạp chất. Vd: ĐL rutin trong hoa hòe.
b. Phương pháp đo quang: Làm phản ứng màu và đo quang.
c. Phương pháp đo phổ tử ngoại.
d. HPLC.

IV. Chiết xuất


- Không có phương pháp chung cho chiết xuất flavonoid vì tính tan khác nhau.
- Thường loại các tạp chất than dầu bằng n-hexan hoặc ether dầu hỏa, sau đó chiết bằng nước nóng
hoặc cồn EtOH, MeOH.

- Có thể tủa flavonoid với muối chì sau đó tách chì bằng sục khí H2S  Giải phóng flavonoid.
- Phân lập flavonoid bằng sắc kí cột với chất hấp phụ là silicagel, polyamid…

V. Công dụng
- Làm bền thành mạch, giảm tính giòn, giảm tính thấm của mao mạch (Rutin)  Dùng trong
trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạch, tĩnh mạch bị suy yếu, giãn tĩnh mạch, trĩ, các bệnh trong
nhãn khoa như sung huyết kết mạc, rối loạn tuần hoàn võng mạc.
- Chống oxy hóa: do có khả năng dọn gốc tự do, tạo phức với ion kim loại, ức chế phản ứng peroxy
hóa lipid  Ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, cao huyết áp, ung thư, stress, tiểu đường, thấp
khớp… chống lão hóa.
5 /6
- Bảo vệ gan: Khi gan bị tổn thương do 1 số độc chất (dùng flavonoid trong cây actiso).

- Tăng cường tuần hoàn động mạch và mao mạch  Dùng cho người bị rối loạn trí nhớ, mất tập
trung, người bị liệt (flavonoid từ lá cây Bạch quả - Gingko biloba).
- Tác dụng estrogen của isoflavonoid (daizein/sắn dây).
- Chống ung thư do cơ chế antioxidant.
- Chống dị ứng (flavonoid của kim ngân, đơn đỏ).
- Chống viêm loét, làm lành vết thương: Cam thảo bắc.
- Lợi tiểu: Diếp cá, râu mèo.
- Kích thích tiết mật: Actiso.
- An thần: Hạt táo (táo nhân).
- Diệt côn trùng: Rotenon trong cây dây mật.

6 /6

You might also like