Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

[10P-5] Thực hành Jigsaw SWOT, góp ý dự án nhóm

Lớp: ___A02______ Số thứ tự nhóm: ___6___ Tên nhóm: ____6______

Phiếu này dùng cho thực hành Jigsaw các dự án nhóm. Khi đến nhóm mới, mỗi cá nhân lắng
nghe từng thành viên nhóm khác thuyết trình SWOT các dự án của họ và tóm tắt lại nội dung
vào bảng dưới.
Sau đó cải thiện giải pháp vào phần II

I. TỔNG HỢP CÁC Ý KIẾN PHẢN HỒI


(Có thể mở rộng thêm hàng, cột để ghi thêm các nội dung mới)
Tên dự án nhóm: Ứng dụng giao thông thông minh GMM

Nguyên nhân: Vấn đề ùn tắc giao thông đang ngày càng tăng, gây ra các hậu quả về ô nhiễm môi
trường, tiêu tốn nhiên liệu, ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm và tâm lý của người tham gia giao
thông, làm, từ đó tăng khả năng xảy ra các vụ tai nạn và vi phạm giao thông không đáng có.

Giải pháp: Xây dựng một ứng dụng di động thông minh cho người dùng trên điện thoại để cung
cấp thông tin và dịch vụ giao thông.

TT Tên Dự án Nhó Tóm tắt nội dung cơ bản của mỗi dự án theo SWOT
m (ít nhất 1 ý cho mỗi nội dung của SWOT)
1. Con đường thông 1  S:
minh
- Giải quyết được tình trạng ngập lụt các tuyến đường.
- Tái sử dụng nguồn nước mưa.
- Làm giảm nhiệt độ nóng ở các khu đô thị và giờ cao
điểm.
 W:
-Dự án cần nhiều thời gian để xây dựng.
-Vốn đầu tư còn hạn chế, chúng ta cần kêu gọi vốn đầu
tư để xây dựng dự án.
-Mấy quận huyện trong thành phố hạn chế xây dựng
được thêm các đập, hồ trữ nước.
 O:
-Vỉa hè và mặt đường thấm nước có thể giảm tình trạng
lũ lụt, đồng thời giảm nhiệt độ thành phố.
-Nghị quyết 98 đã tạo cơ chế đầu tư để đẩy nhanh tiến
độ các dự án giao thông quy mô lớn; trong đó, cho
phép sử dụng nguồn vốn ngân sách có tỷ lệ tham gia
của Nhà nước lên đến 70%.
-Công nghệ ngày càng hiện đại, phát triển (AI, chuyển
hoá năng lượng mặt trời, công nghệ xử lý nước,...).
 T:
-Bị cản trở bởi mật độ dân số lưu thông lớn làm giảm
năng suất.
- Kiếm nguồn vật liệu xây dựng và hệ thống lọc nước
đạt chuẩn với giá thành hợp lý.
-Cần kiếm khu vực phù hợp để xây thêm hồ chứa nước
và máy lọc nước.

 Một ví dụ về biện pháp/chiến lược:


Chiến lược (W1O2) : Tối thiểu hoá thời gian xây dựng
Để hạn chế sự ảnh hưởng và thời gian lâu dài, con
đường thông minh ứng dụng cơ hội về sự phát triển của
công nghệ hiện đại (AI) để tối thiểu hóa thời gian trong
quá trình xây dựng.

2. Hệ thống lái xe thông 2  S:


minh AI SA-DRI
(Safe Drive). 1. Có thể sử dụng với tất cả các hãng xe, loại xe di
chuyển từ 4 bánh trở lên
2. Ứng dụng có kết nối với trạm khẩn cấp thông minh
trên đường nhằm hỗ trợ những vấn đề phát sinh
3. Tiện lợi, hữu ích, an toàn và dễ sử dụng.
 W:
1. Một vài tính năng công nghệ có thể chưa thực sự
hoạt động tốt như mong đợi.
2. Đối thủ cạnh tranh nhiều và cao.
3. Cần nhiều khoảng trống để xây dựng trạm khẩn cấp
thông minh.
 O:
1. Nhu cầu, mong muốn lái xe an toàn của người sử
dụng cao vì thế luôn cần một người bạn đồng hành
trong mỗi chuyến đi
2. Sự thiếu an toàn trên những con đường cao tốc dẫn
đến tai nạn ngày càng nhiều vì thế AI Sa-Dri sẽ giúp
bạn giảm thiểu điều đó
3. Nhu cầu sử dụng cao tốc để di chuyển và vận
chuyển hàng hoá ngày càng nhiều nên việc có AI Sa-
Dri hỗ trợ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái trong chuyến
đi mà không lo về những rủi ro
 T:
1. Chi phí thực hiện
2. Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
3. Sự cho phép của chính phủ ( nhà nước )

 Một ví dụ về biện pháp/chiến lược:


Chiến lược sử dụng Điểm mạnh (S) giảm thiểu, hạn
chế rủi ro, thách thức là: Mở một cuộc đàm phán với
chính phủ để được cấp giấy phép. Mở buổi giới thiệu
và cho trải nghiệm, kiểm tra sản phẩm dự án, cho chạy
và sử dụng hết mọi tính năng, tạo nhiều tình huống giả
định để chứng minh các tính năng công nghệ hữu ích
hiệu quả của sản phẩm. Bởi vì điểm mạnh là tính năng
công nghệ hữu ích mới, tiên tiến, dễ sử dụng đồng thời
kích hoạt các trạm khẩn cấp thông mình và báo động
để các lực lượng chức năng cấp phép và các nhà đầu tư
an tâm tin tưởng đồng thời cũng sẽ nhận được sự tin
tưởng từ khách hàng. Cho khách hàng trải nghiệm
miễn phí 2 tháng.

3. RRS - Rainwater 3 • S:
Recycling System
1. Phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố Hồ Chí
Minh.
2. Khả thi và tiết kiệm thời gian, ngân sách nhà nước.
3. Làm mát cho thành phố và cải thiện mỹ quan đô thị
do cung cấp nhiều mảng xanh.
4. Tái sử dụng được lượng nước mưa, từ đó bảo về
được tài nguyên nước.
5. Góp phần giảm bớt tình trạng ngập lụt tại Thành phố
Hồ Chí Minh, từ đó giúp giảm tỉ lệ tai nạn giao thông
do ngập gây ra.
• W:
1. Phải kiểm soát chất lượng và bảo trì hệ thống thường
xuyên.
2. Chỉ có thể giải quyết được một phần của vấn đề
ngập lụt tại Thành phố.
3. Thu hút côn trùng: bọ, muỗi, rết… đến những vị trí
được phủ xanh, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người
dân ở chung cư.
• O:
1. Các giải pháp hiện có trên thị trường Việt Nam vừa
chưa giải quyết được vấn đề ngập úng vừa không quá
đề cao yếu tố bảo vệ môi trường.
2. Dễ tiếp cận đến các đối tượng khách hàng, người
dân do dự án có ý nghĩa tích cực đến môi trường, cảnh
quan đô thị.
3. Thị trường ít cạnh tranh do giải pháp của dự án
chưa được triển khai ở Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Dự án có nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng: các
nhà thầu xây dựng, chủ đầu tư dự án chung cư, chủ
doanh nghiệp bất động sản…
• T:
1. Đối thủ cạnh tranh có chỗ đứng trên thị trường và đã
được nhiều người biết đến.
2. Điều kiện khí hậu biến đổi thất thường ở khu vực
TP.HCM, dự án chỉ có thể hoạt động tốt vào mùa mưa.
3. Khó khăn về giấy phép sử dụng và đưa dự án vào
hoạt động, cần phải có sự đồng ý từ chính quyền địa
phương trước khi tiến hành dự án.
• Một ví dụ về biện pháp/chiến lược:
Chiến lược: S-O
S1, S3, S4, O1, O3 => Xây dựng và phát triển thêm
các chức năng.
 Đáp ứng các nhu cầu giải quyết tình trạng ngập
úng đồng thời cải tạo cảnh quang đô thị, tận
dụng ngân sách, địa hình, vị trí có nhiều khu
chung cư, nhà ở để mở rộng dự án.

4. Hệ thống “SRRS” 4 •S
Robot sẽ khá to và cồng kềnh
1. Tăng năng suất và hiệu quả thi công
Do ứng dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp với công nghệ
thông tin trong công việc xây dựng và cụ thể là sửa
chữa đường phố khi có các ổ lún, nên sẽ đẩy nhanh
được tốc độ hoàn thành với một hiệu suất nhất định, cái
mà được đối tác thiết kế trong quá trình sản xuất, và
thậm chí đạt năng suất cao gấp nhiều lần so với việc thi
công truyền thống trong nước hiện nay. Bên cạnh đó là
do Robot được trang bị cả tính năng kiểm duyệt chất
lượng nguyên vật liệu liên quan trước khi thi công, và
vì thế sau khi hoàn thành, con đường sẽ được đảm bảo
chất lượng hơn và có thể di chuyển bền lâu hơn
2. Tiết kiệm nguồn nhân lực và chi phí
Khi có sự tham gia của công nghệ AI vào hoạt động
sửa chữa đường phố thì vấn đề tiết kiệm nguồn nhân
lực và chi phí là một trong những tiêu chí vô cùng quan
trọng để đưa dự án vào thực tiễn. Và chính hệ thống
“SRRS” đây đã đáp ứng được tiêu chí này với một mức
độ đáng kể. Cũng như năng suất làm việc của Robot rất
cao, thậm chí có thể làm việc liên tục, không ngừng
nghỉ và vì thế so với năng suất lao động của con người,
robot có thể thay thế sửa chữa ít nhất là 2-3 người. Qua
đó, giúp ta giảm thiểu được nguồn chi phí chi tiêu
không chỉ cho nguồn nhân lực mà còn là những chi phí
khác.
3. Đáp ứng nhanh nhu cầu sửa chữa
Do hệ thống “SRRS” được xây dựng cả một dây
chuyền kết nối rất rõ ràng, rành mạch từ việc ghi nhận
phản hồi thông tin hay tình trạng đến từ người dân
thông qua một ứng dụng đơn giản đến công việc ra
lệnh đưa robot bắt tay vào thực hiện sửa chữa. Nên sẽ
giúp đáp ứng nhanh được nhu cầu sửa chữa, tăng tính
an toàn cho lưu thông và mỹ quan của thành phố.
4. Hầu hết ai cũng có thể đưa ra nhu cầu sửa chữa
Do dự án được kết nối với một ứng dụng dùng để
thu thâp thông tin phản hồi từ người sử dụng nên chỉ
cần ta phát hiện được vấn đề trên con đường ta đi, ta có
thể nhập ngay thông tin vào ứng dụng và trực tiếp gửi
đi. Thuận tiện hơn nữa là ta có thể ghi âm bằng giọng
nói để nhận xét thêm về tình trạng đó hay sử dụng cả
chế độ định vị được cài đặt sẵn trong ứng dụng để ta có
thể nhanh chóng cập nhật tình hình. Qua đó, ta thấy
được chỉ với chiếc Smartphone thì hầu như ai cũng có
thể tham gia góp ý hoặc đưa ra nhu cầu sửa chữa địa
điểm nào đó.
• W:
Robot SRRS đảm nhận việc thực hiện tất cả các công
đoạn sửa chữa, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu nên
sẽ khá to và cồng kềnh. Việc này khiến cho việc di
chuyển robot đi lại giữa các nơi trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, trong lúc thi công, việc robot có kích thước
lớn cũng cản trở việc lưu thông trên đường của các
phương tiện giao thông, khiến cho tình trạng kẹt xe, tắc
nghẽn giao thông trở nên nghiêm trọng.
2. Mô hình “Hệ thống SRRS" còn mới mẻ với người
dân Việt Nam nên thời gian đầu khó vận hành để đạt
hiệu quả như mong muốn
Mô hình hệ thống SRRS hoạt động với một ứng
dụng và một hoặc nhiều robot. Mặc dù ứng dụng này
được thiết kế với giao diện thân thiện, phù hợp với
người dùng ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên trước đây chưa
từng xuất hiện một ứng dụng chỉ để đáp ứng việc cung
cấp những thông tin về tuyến đường kém chất lượng
nên khó để mọi người biết đến và sử dụng chúng rộng
rãi. Chúng ta có thể áp dụng phương pháp tích điểm,
đạt đủ điểm sẽ được nhận phiếu tham quan xung quanh
Sài Gòn bằng xe bus 2 tầng hoặc vé tham quan viện
bảo tàng,....Bằng cách này không những khuyến khích
người dân sử dụng ứng dụng mà còn giúp quảng bá du
lịch cùa TP.HCM.
3. Robot không thể tự giải quyết các trường hợp ngoài
ý muốn
Trong lúc tiến hành sửa chữa đường, robot đôi khi
cũng gặp những trường hợp bất ngờ như máy móc có
vấn đề, hết năng lượng. Bên cạnh đó, những trường
hợp trong lúc thi công gây ảnh hưởng đến người đi
đường hay người sống gần đó, người dân muốn khiếu
hại, robot cũng không thể giải quyết được. Những
trường hợp thế này cần có người phụ trách đến giải
quyết kịp thời, tránh những điều ngoài ý muốn xảy
ra.
• O:
1. Hầu hết người dân ai cũng có điện thoại thông minh
bên mình.
Đây dường như được xem là một cơ hội tốt cũng
như một điều kiện cần thiết giúp hỗ trợ tăng tính khả
thi khi thực hiện dự án trên. Do hệ thống bao gồm cả
ứng dụng phản hồi thông tin nên thiết bị Smartphone
có được từ khách hàng là yếu tố rất cần trong dự án và
giờ đây đó được xem là cơ hội thúc đẩy cho dự án vì
hầu hết chúng ta đều sở hữu chiếc Smartphone bên
mình.
2. Nhu cầu đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ
của xã hội
Đất nước, xã hội đang trong hành trình phát triển
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dự án trên
sẽ trở thành một trong những cột mốc đánh dấu tính
hiện đại của nước ta đặc biệt là về lĩnh vực khoa học -
công nghệ.
3. Nhu cầu đảm bảo an toàn của những người tham gia
giao thông. Đây là một trong những nhu cầu được
người dân đặc biệt là những người tham gia giao thông
mong muốn nhất, đồng thời cũng là mong muốn của
cộng đồng, xã hội. Vì thế, điều đó đã trở thành điều
kiện thúc đẩy dự án sẽ được thực thi trong tương lai
• T:
1. Trình độ công nghệ của Việt Nam chưa hoàn toàn
đáp ứng được
Với trình độ công nghệ của Việt Nam hiện nay, đặc
biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo AI, việc chế tạo ra
robot có chức năng thực hiện tất cả các công đoạn chữa
đường cũng như có chức năng quét kiểm tra chất lượng
nguồn nguyên liệu đầu vào, sử dụng nguồn năng lượng
mặt trời thay vì điện hay các loại nhiên liệu là một việc
vô cùng khó khăn. Vì thế việc phải tìm mua robot từ
những nước đã phát triển là điều tất yếu. Ngoài ra các
kỹ sư Việt Nam cũng phải học hỏi cách điều khiển
robot và sửa chữa robot mỗi khi robot gặp vấn đề.
2. Phải đầu tư một khoản chi phí khá lớn
Để xây dựng và duy trì “Hệ thống SRRS", cần một
khoảng chi phí ban đầu lớn. Chi phí cần phải đầu tư
vào hệ thống bao gồm: chi phí lập trình nên ứng dụng
SRRS, chi phí để duy trì hoạt động của ứng dụng, chi
phí mua robot từ nước ngoài về,...Đây là một khoảng
đầu tư rất lớn nên cũng là một yếu tố khiến người đầu
tư cần suy nghĩ nhiều.
3. Tìm kiếm nguồn cung cấp robot
Bởi vì robot không được chế tạo và sản xuất ở Việt
Nam, vì thế việc lựa chọn một đối tác đáng tin cây có
đủ trình độ về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo AI là vô cùng
cần thiết. Robot SRRS là một robot được sản xuất dựa
trên những yêu cầu riêng chứ không phải một sản
phẩm đại trà nên việc sản xuất ra chúng cũng khó khăn
hơn. Bên cạnh đó, mỗi khi robot gặp vấn đề mà kỉ sư
Việt Nam không giải quyết được thì việc vận chuyển
trở lại nơi sản xuất nó cũng là một khó khăn. Vì thế nơi
sản xuất robot càng gần đất nước Việt Nam càng tốt để
họ tiện theo dõi và bảo trì robot SRRS.

• Một ví dụ về biện pháp/chiến lược:


Chiến lược: W-O
W1, O4 => Duy trì và bảo trì hệ thống.
Do dự án có nhiều các đối tác, nhiều đối tượng khách
hàng tiềm năng: các nhà thầu xây dựng, chủ đầu tư dự
án chung cư, chủ doanh nghiệp bất động sản, và từ sự
hỗ trợ, ủng hộ từ nhà nước.
Ta tận dụng nguồn kinh phí được đầu tư để bảo trì hệ
thống.
Từ đó, ta đảm bảo được chất lượng đất, chất lượng lọc
của các màng lọc và chất lượng của bể chứa nước.

5. Đường ống hỗ trợ 5 • S:


thoát nước ( B-fast)
1. giải quyết nguy cơ tai nạn giao thông và ảnh hưởng
đến cuộc sống của cư dân trong khu vực.
2. Đẩy nhanh tốc độ thoát nước, xử lý lượng nước lớn
trong thời gian ngắn, giúp đảm bảo an toàn cho các
phương tiện tham gia giao thông và người dân trong
khu vực.
3. Tiết kiệm năng lượng
• W:
1. Việc triển khai đường ống hỗ trợ thoát nước B-(fast)
sẽ đòi hỏi một ngân sách đầu tư lớn và thời gian triển
khai kéo dài.
2. Nếu không được thiết kế và xây dựng đúng cách, hệ
thống đường ống có thể gây ra các vấn đề mới như sự
cố đóng tắc, tràn nước, ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh.
3. Việc triển khai và bảo trì hệ thống đường ống hỗ trợ
thoát nước B-(fast) đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và liên
tục giữa các bên liên quan, bao gồm chính quyền địa
phương, nhà đầu tư, nhà thầu xây dựng và người dân
trong khu vực. Sự thiếu hụt hoặc mất đi sự phối hợp
này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và sự bền vững của
hệ thống.
• O:
1. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các nhà thầu xây
dựng và các công nhân trong ngành xây dựng.
2. Nếu triển khai thành công, hệ thống đường ống có
thể giúp giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt, tăng cường an
toàn và chất lượng cuộc sống của cư dân trong khu vực
3. Việc triển khai hệ thống đường ống hỗ trợ thoát
nước B-(fast) cung cấp cơ hội cho việc nghiên cứu và
áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học
máy và IoT (Internet of Things) để nâng cao khả năng
quản lý và dự báo ngập lụt. Điều này có thể góp phần
vào việc phát triển mô hình quản lý thảm họa tự động
và thông minh.
• T:
1. Khó khăn trong việc phối hợp với các đơn vị chức
năng khác như ban quản lý đô thị, các cơ quan quản lý
môi trường,...
2. Các thách thức về kỹ thuật có thể phát sinh trong quá
trình thiết kế và xây dựng hệ thống đường ống, đặc biệt
là trong việc đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của hệ
thống này trong thời gian dài.

• Một ví dụ về biện pháp/chiến lược:


S1-O2: kết hợp hai ý tưởng giúp đảm bảo an toàn cho
người tham gia giao thông cũng như người dân trong
khu vực.

6. Ứng dụng giao thông 6


• S:
thông minh GMM
1. Giải pháp thông minh: Dự án có khả năng giải
quyết vấn đề tắc nghẽn và ùn tắc giao thông thông
minh thông qua ứng dụng di động.
2. Thông tin thời gian thực: Cung cấp thông tin lưu
lượng giao thông thời gian thực và đề xuất tuyến
đường tối ưu dựa trên dữ liệu thời gian thực.
3. Tích hợp tính năng thông minh: Tích hợp các tính
năng cảnh báo và điều khiển tín hiệu giao thông thông
minh để tối ưu hóa an toàn và luồng giao thông.
4. Tiết kiệm thời gian và năng lượng: Giúp người
dùng tránh tắc nghẽn, tiết kiệm thời gian di chuyển và
giảm tiêu thụ năng lượng.
• W:
1. Phụ thuộc vào công nghệ: Dự án phụ thuộc mạnh
vào công nghệ, có thể gặp khó khăn nếu có sự cố kỹ
thuật hoặc thay đổi trong môi trường công nghệ.
2. Khả năng tương thích địa phương: Có thể gặp khó
khăn trong việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu và yêu cầu địa
phương có cơ sở hạ tầng đặt ở mức tối thiểu.
3. Chi phí: Cần kêu gọi các nhà đầu tư, tổ chức tài trợ
để phát triển và duy trì ứng dụng.
4. Đã có nhiều ứng dụng giao thông trên thị trường nên
dự án sẽ có tính cạnh tranh cao, yêu cầu sự khác biệt
lớn và đặc sắc.
• O:
1. Tăng cầu về giải quyết giao thông thông minh: Sự
tăng cầu về giải pháp giảm tắc nghẽn và an toàn giao
thông thông minh tạo cơ hội phát triển cho Dự án.
2. Phát triển hệ thống thông tin giao thông: Môi
trường hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin giao thông
có thể cung cấp cơ hội mở rộ cho Dự án.
3. Chính quyền: Được chính quyền các cấp cho phép,
tạo điều kiện để tiến hành lắp đặt và ứng dụng các trụ
đèn giao thông thông minh, chia sẻ những dữ liệu mà
thiết bị thu thập được.
• T:
1. Cạnh tranh khắc nghiệt: Sự cạnh tranh từ các ứng
dụng giao thông hiện có và các đối thủ mới có thể ảnh
hưởng đến thị phần và sự phát triển của Dự án.
2. Sự cố kỹ thuật: Các sự cố kỹ thuật có thể ảnh
hưởng đến hoạt động của hệ thống và trải nghiệm
người dùng.
3. Thay đổi chính trị và địa phương: Thay đổi chính
trị hoặc địa phương có thể tạo ra các rào cản trong việc
triển khai và phát triển Dự án.

• Một ví dụ về biện pháp/chiến lược:


W2-O3: Phát triển khả năng tương thích với các yêu
cầu địa phương để tận dụng cơ hội mở rộng hơn và
đảm bảo rằng dự án đáp ứng đầy đủ nhu cầu địa
phương.
W1-O2: Tận dụng cơ hội phát triển công nghệ để
khắc phục yếu điểm về phụ thuộc công nghệ và cung
cấp một sản phẩm hiệu quả hơn.

II. KẾT LUẬN CHUNG TỪ CÁC GÓP Ý, PHẢN HỒI ĐỐI VỚI DỰ ÁN NHÓM VÀ DỰ
KIẾN CẢI THIỆN GIẢI PHÁP:
Nhóm 1:
- Dự án nhóm có tính ứng dụng cao, các ưu điểm nổi bật nhưng cạnh tranh gay gắt cần phát triển
các điểm mạnh khác biệt để dư án trở nên thu hút hơn.

Nhóm 2:
- Dự án tốt tuy nhiên cần giảm bớt việc phụ thuộc vào công nghệ để tránh tình trạng rủi ro xảy ra
Nhóm 3:
- Dự án của nhóm khá ổn, chiến lược hợp lí, có thể lấy điểm yếu phụ thuộc vào công nghệ nhiều
nên cần một lượng nhân công lớn từ đó giúp tạo thêm việc làm.

Nhóm 4:
- Dự án hay có triển vọng, nhưng chưa có điểm khác biệt để khuyến khích người dùng.

Nhóm 5:
- Dự án nhóm có tính ứng dụng cao, các ưu điểm nổi bật nhưng có sự cạnh tranh gay gắt cần
phát triển các ưu điểm để làm nổi bật dự án.

You might also like