Đề Lưu của Đạt

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CÂU HỎI MÁC-LÊNIN

ĐỀ 1:
1. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của sự vận động và phát triển:
Trả lời:
 Giống nhau:
- Để cả 2 được xem là giống nhau thì chỉ có Vận động theo chiều hướng
tiến lên mới được coi là Phát triển
Khác nhau:

2. Ngôn ngữ là vật chất hay ý thức? Giải thích.


Trả lời:Vật chất
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội
dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện.
3. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Cho ví dụ chứng
minh.
Trả lời:
- Đúng, Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên
nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy
trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra
nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên
trong, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan,
Ví dụ:
- Hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân quan trọng
dẫn tới sự biến đổi của môi trường sự sống trên trái đất; ngược lại, chính
những biến đổi theo chiều hướng không tốt hiện nay lại trở thành nguyên
nhân tác động trở lại theo chiều hướng bất thuận lợi cho hoạt động của
con người...
4. Nói cái riêng là cái chung đúng hay sai? Giải thích.
Trả lời: Đúng, cái riêng là cái chung vì:
- Cái chung tồn tại trong từng cái riêng
- Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những
sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của
con người bên ngoài cái riêng vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng,
thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình.
5. Phân biệt vật chất ở góc độ trừu tượng và góc độ cụ thể. Cho ví dụ
chứng minh.
Trả lời:
Góc độ trừu tượng : vật chất với tư cách là phạm trù triết học là kết quả
của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ
vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô
tận, không sinh ra, không mất đi.
Góc độ vật chất: tất cả những sự vật, những hiện tượng là những dạng
biểu hiện cụ thể của vật chất nên nó có quá trình phát sinh, phát triển,
chuyển hóa.
Ví dụ :

6. Bộ phận nào quan trọng nhất trong ý thức? Giải thích.


Trả lời:
- tri thức là yếu tố quan trọng nhất của ý thức; tri thức không chỉ là
phương thức tồn tại của ý thức, mà còn định hướng sự phát triển và quy
định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác cấu thành ý thức.

7. Quy luật nào được coi là hạt nhân của toàn bộ phép biện chứng duy
vật?
Trả lời:
- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là "hạt nhân" của
phép biện chứng duy vật, nó chỉ ra nguồn gốc động lực của sự vận động,
phát triển. Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đối với nhận thức và
hoạt động thực tiễn.
8. Bộ phận nào quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất? Vì sao?
Trả lời:
- Trong 3 yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất thì người lao động là yếu
tố quyết định nhất, quan trọng nhất bởi con người lao động chế tạo ra tư
liệu lao động, và một phần đối tượng lao động, đồng thời là người sử
dụng, phát huy vai trò của tư liệu lao động, công cụ lao động.
9. Trong các quan hệ giữa người với người trong sản xuất, quan hệ nào
giữ vai trò quyết định? Vì sao?
Trả lời:
- Quan hệ sản xuất là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa người với người
trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội), là
một trong những biểu hiện của quan hệ xã hội, giữ vai trò xuyên
suốt trong quan hệ xã hội vì quan hệ sản xuất là quan hệ đầu tiên, quyết
định những quan hệ khác.
10. Cùng là bản chất nông dân nhưng nông dân Việt Nam khác nông dân
Mỹ ở những điểm nào? Giải thích.
Trả lời:
Tính chất Nông dân Mỹ Nông dân Việt Nam
Phương tiện sản xuất Sở hữu tư nhân Sở hữu xã hội
Giá cả Xác định bởi các lực Do chính phủ quyết
lượng thị trường định
Mức độ phân biệt Cao Thấp
trong lớp người
Sự can thiệp của chính Không hoặc cận biên Chính phủ quyết định
phủ mọi thứ

Giải thích :
Vì nông dân ở Mỹ theo chủ nghĩa tư bản còn nông dân ở Việt Nam chủ
nghĩa xã hội.
Quan hệ giữa vật chất và ý thức
Triết học Mác-Lênin khẳng định vật chất quyết định ý thức
và ý thức có tác động trở lại vật chất. Ý thức dù có năng
động đến đâu, dù có vai trò to lớn đến đâu, xét đến cùng bao
giờ nó cũng bị yếu tố vật chất quyết định.

Vật chất quyết định ý thức: Vật chất là tiền đề, là cơ sở và


nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức.
Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó. Khi cơ
sở vật chất, điều kiện vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay
đổi theo. Vật chất quyết định ý thức là quyết định cả nội
dung, bản chất và khuynh hướng vận động phát triển của ý
thức. Cơ sở và điều kiện vật chất là thực tiễn, là nơi hình
thành công cụ và phương tiện kiểm nghiệm nhận thức thế
giới của con người đúng hay sai.

Ý thức tác động trở lại vật chất: Ý thức do vật chất sinh ra
và quyết định nhưng ý thức có tác động to lớn đối với vật
chất qua hoạt động thực tiễn của con người:

Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào con người, giúp
con người hiểu được bản chất, quy luật vận động phát triển
của sự vật hiện tượng để hình thành phương hướng, mục
tiêu và những phương pháp, cách thức thực hiện phương
hướng, mục tiêu đó.

Ý thức làm cho con người hoạt động đúng hay sai, hiệu quả
hay không.

Nhờ có ý thức, con người biết lựa chọn những khả năng phù
hợp thúc đẩy sự vật phát triển nhanh hơn.
Ý thức, tinh thần có vai trò quyết định đối với hoạt động
thực tiễn chỉ đúng trong một giới hạn hẹp, ở một trạng thái,
một tình huống, một thời điểm nhất định. Hơn nữa, yếu tố ý
thức, tinh thần đó không thể vượt ra khỏi hoàn cảnh khách
quan quy định, không thay thế được yếu tố vật chất khách
quan. Nó chỉ là sự phát hiện và sử dụng có hiệu quả yếu tố
vật chất.

Ý nghĩa của quan hệ giữa vật chất và ý thức là, nhận thức
của con người phải luôn luôn xuất phát thực tiễn, tôn trọng
quy luật khách quan. Mọi sự chủ quan, nôn nóng, lấy ý kiến
của mình làm căn cứ cho lý luận dễ dẫn đến sai lầm và thất
bại trong thực tiễn. Bài học mà Đảng ta nêu ra là mọi đường
lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn
trọng quy luật khách quan.

Trong bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người, phải chú
trọng nâng cao đời sống vật chất, đồng thời phải chú ý nâng
cao đời sống văn hóa, tinh thần. Đảng ta chủ trương “phát
triển kinh tế là trung tâm”[1], “làm cho văn hoá gắn kết
chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành
nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng
của phát triển”[2]. “Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh
tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an
sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân”[3], không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ, văn hóa,
khoa học-kỹ thuật, khơi dậy lòng yêu nước, phát huy đầy đủ
tính năng động, ý chí sáng tạo của con người trong việc nhận
thức, cải tạo và phát triển xã hội.
Đề 2:

1. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa Chủ nghĩa duy tâm khách
quan và Chủ nghĩa duy tâm chủ quan ?
Trả lời:
Giống nhau: đều thưa nhận tính thứ nhất của tinh thần ý thức của con
người
Khác nhau :
-Chủ nghĩa duy tâm khách quan: ý thức ấy được quan niệm là tinh thần
khách quan, ý thức khách quan có trước và tồn tại độc lập với giới tự
nhiên và con nguời.
-Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là
“phức hợp những cảm giác” của cá nhân.
2. Thuộc tính nào của vật chất liên quan đến sự ra đời của ý thức? Vì
sao ?
Trả lời: Thuộc tính vật chất liên quan đến sự ra đời của ý thức là bộ óc
người.
Bời vì :
Hoạt động của bộ óc cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới
khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người
tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo, năng động.
3. Tiếng nói là vật chất hay ý thức? Giải thích ?
Trả lời: Tiếng nói là ý thức
Giải thích :
Ngôn ngữ do nhu cầu lao động và nhờ lao động mà hình thành. Nó là hệ
thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có hệ thống tín hiệu
này, thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được.
4. Nói cái chung là cái riêng, đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời : Sai
Vì :
Cái chung” chỉ tồn tại trong “cái riêng”, thông qua “cái riêng”.
“Cái chung” không tồn tại biệt lập, tách rời “cái riêng” mà chỉ tồn tại
trong “cái riêng”.
5. Nói: Cái bàn là vật chất đã đúng và đủ chưa ? Giải thích?
Trả lời: Sai và Chưa đủ
 Giải thích :
Với những lẽ trên, “vật chất là cái bàn” sai ở chỗ: đã quy cả một thế giới
hiện thực khách quan (thế giới các sự vật, hiện tượng nằm ngoài, không
phụ thuộc vào tri thức, tình cảm, ý chí của con người) về một dạng của
vật chất là “cái bàn”. “Cái bàn là vật chất” sai ở chỗ: đã quy một sự vật về
đồng nhất với cả thế giới hiện thực khách quan rộng lớn chứa đựng nó.
6. Tồn tại là vật chất hay ý thức? Giải thích?
Trả lời: Tồn tại là vật chất
 Giải thích
Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và
không phụ thuộc vào ý thức của con người
7.Quan điểm lịch sử cụ thể đc rút ra từ nguyên lí nào của Phép biện
chứng duy vật? Giải thích?
Trả lời: Quan điểm lịch sử cụ thể đc rút ra từ nguyên lí của Phép biện
chứng duy vật là Qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Giải thích :
Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc nhận thức và
giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể tức là biết
phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và phương pháp giải quyết phù hợp
8. Mâu thuẫn biểu hiện trong xã hội như thế nào ? Cách giải quyết?
Trả lời:Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát
triển thành hai mặt đối lập.
Cách giải quyết:
Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột gay gắt với nhau và khi điều
kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải
quyết.
9. Tính chất cá thể của lực lượng sản xuất là gì? Tính chất này bắt đầu
xuất hiện khi nào trong lịch sử?
Trả lời:
Các Mác chỉ ra tính chất duy tâm trong lý luận của Lixtơ, vạch trần tính
chất tư sản của lý luận đó. Các Mác chỉ ra rằng: lực lượng sản xuất không
phải là cái “bản chất tinh thần” nào đó như Lixtơ nghĩ ra, mà là một sức
mạnh vật chất.
10. Ý thức xã hội có tính kế thừa theo chiều dọc và chiều ngang của lịch
sử? Cho ví dụ chứng minh?
Trả lời:
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những
quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống
không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các
thời đại trước.
Ví dụ:
Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính
chất giai cấp của nó. Lênin nhấn mạnh rằng, văn hóa xã hội chủ nghĩa cần
phải phát huy những thành tựu và truyền thống tốt đẹp nhất của nền văn
hóa nhân loại từ cổ chí kim trên cơ sở thế giới quan Macxit/

You might also like