Bai Tap Chuong 1 Hoa 11

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

Câu 1: Hệ cân bằng sau xảy ra trong một bình kín: CaCO3(s)  CaO(s) + CO2(g);  r H 298 > 0 . Điều gì sẽ
o

xảy ra nếu thực hiện một trong những biến đổi sau?
a) Tăng dung tích của bình phản ứng lên.
b) Thêm CaCO3 vào bình phản ứng.
c) Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng.
d) Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng.
e) Tăng nhiệt độ.

Câu 2: Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau:

CO2(g) + H2(g)  CO(g) + H2O(g);  r H 298 > 0 . Xét các tác động sau đến hệ cân bằng:
o

(a) tăng nhiệt độ;


(b) thêm một lượng hơi nước;
(c) giảm áp suất chung của hệ;
(d) dùng chất xúc tác;
(e) thêm một lượng CO2.
Câu 3: Cho phản ứng: H2 (g) + I2 (g)  2HI (g) Ở nhiệt độ 430°C, hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng
53,96. Đun nóng một bình kín dung tích không đổi 10 lít chứa 4,0 gam H2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt
trạng thái cân bằng ở 430°C, nồng độ của HI là
A. 0,275M. B. 0,225M. C. 0,151M. D. 0,320M.

Câu 4: Cho phản ứng: CO(g) + Cl2(g)  COCl2(g). Thực hiện trong bình kín dung tích 1 lít ở nhiệt độ không

đổi. Khi cân bằng [CO] = 0,02 M; [Cl2] = 0,01 M; [COCl2] = 0,02 M. Bơm thêm vào bình 1,42 gam Cl 2. Nồng
độ mol/L của CO; Cl2 và COCl2 ở trạng thái cân bằng mới lần lượt là
A. 0,016; 0,026 và 0,024. B. 0,014; 0,024 và 0,026.
C. 0,012; 0,022 và 0,028. D. 0,015; 0,025 và 0,025.
Câu 5: Theo định nghĩa của Brønsted – Lowry, các ion: Na+, CH3COO–, K+, Cl–, NH4+, CO32–, HSO4–, HCO3–
là acid, base, lưỡng tính hay trung tính. Tại sao? Trên cơ sở đó, hãy dự đoán các dung dịch của từng chất cho
dưới đây sẽ có pH lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng 7: Na 2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4.
Câu 6: Hãy dự đoán các dung dịch của từng chất cho dưới đây sẽ có pH lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng 7: Na 2CO3,
KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4.
Câu 7. Dung dịch X có chứa 0,07 mol Na+, 0,02 mol SO42-, và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4-, NO3- và
y mol H+; tổng số mol ClO4-, NO3- là 0,04 mol. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ
qua sự điện li của H2O) là:

A. 1. B. 12. C. 13. D. 2.
Câu 8: Trộn 100 mL dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05 M và HCl 0,1 M với 100 mL dung dịch hỗn hợp gồm
NaOH 0,2 M và Ba(OH)2 0,1 M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là

A. 13,0. B. 1,2. C. 1,0. D. 12,8.


Câu 9: Trộn 250 mL dd hỗn hợp HCl 0,08 M và H2SO4 0,01 M với 250 mL dd Ba(OH)2 có nồng độ xM thu
được m gam kết tủa và 500 mL dd Y có pH = 12. Giá trị m và x lần lượt là:
A. 0,06 M và 5,825 gam. B. 0,01 M và 4,66 gam.
C. 0,06 M và 0,5825 gam. D. 0,0125 M và 3,495 gam.
Câu 10: a) 10 mL dung dịch sulfuric acid 5.10–3 M được cho vào một bình định mức dung tích 100 mL.
a1) Tính pH của dung dịch sulfuric acid (cho rằng H2SO4 là acid mạnh phân li trong nước hoàn toàn
cả hai proton H+).
a2) Thêm nước vào đến vạch của bình định mức thu được 100 mL dung dịch. Xác định pH của dung
dịch đã pha loãng.
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa sulfuric acid với dung dịch sodium hydroxide.
c) Dung dịch pha loãng ở phần a2 được dùng để chuẩn độ 25,0 mL dung dịch sodium hydroxide
1,00.10–4 M.
c1) Dự đoán hiện tượng quan sát được khi chuẩn độ đạt đến điểm tương đương nếu dùng
phenolphthalein làm chất chỉ thị cho phép chuẩn độ trên.
c2) Xác định thể tích acid cần dùng khi phép chuẩn độ kết thúc.

You might also like