Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Bài tập Vật Lý Thống Kê Chương 2

A- Các bài tập về phân bố vi chính tắc và phân bố chính tắc.

Câu 1: Cho một hệ cô lập khí lý tưởng gồm N phân tử không phân biệt có năng lượng
trong khoảng [𝐸, 𝐸 + 𝛿𝐸]. Hãy:
a) Xác định phân bố vi chính tắc cho hệ.
b) Tính tổng thống kê của hệ ? Nhận xét về tổng thống kê và multiplicity của hệ
c) Tính entroy và nhiệt độ thống kê của hệ.

Câu 2: Hãy biểu diễn tổng thống kê của một hệ cổ điển ( hệ có số trạng thái vi mô liên
tục) theo năng lượng. Cho biết vai trò của hàm mật độ trạng thái.

Câu 3: Giả sử một dao động tử điều hòa cổ điển là một hệ chính tắc
a) Xác định phân bố chính tắc cho hệ.
b) Tính giá trị trung bình năng lượng của hệ.

Câu 4: Xét hệ là một dao động tử điều hòa tuyến tính cổ điển đang ở trạng thái cân
bằng với bình điều nhiệt ở nhiệt độ T
a) Tìm hàm tổng thống kê của hệ.
b) Tìm động năng trung bình của hệ.
c) Tìm thế năng trung bình của hệ.
⃗ sẽ có thể hướng dọc theo từ trường
Câu 5: Một hạt có spin ½ được đặt vào từ trường 𝐵
hoặc ngược lại với năng lượng tương ứng là:

⃗ = {−𝜇𝐵,
𝐸 = −𝜇𝐵
𝑠𝑝𝑖𝑛 𝑐ù𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝐵
𝜇𝐵, ⃗
𝑠𝑝𝑖𝑛 𝑛𝑔ượ𝑐 𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝐵
a) Tính tổng thống kê của hạt.

b) Xác suất để hạt có spin cùng chiều, ngược chiều 𝐵
⃗.
c) Tính moment từ trung bình của hạt như là hàm theo nhiệt độ T và từ trường 𝐵
d) Tính năng lượng trung bình của hạt theo 2 cách
i) Công thức trung bình theo xác suất.
ii) Công thức trung bình theo tổng thống kê.

1
Bài tập Vật Lý Thống Kê Chương 2

⃗ sẽ có thể hướng dọc theo từ trường


Câu 6: Một hạt có spin ½ được đặt vào từ trường 𝐵
hoặc ngược lại với năng lượng tương ứng là:
−𝜇𝐵, ⃗
𝑠𝑝𝑖𝑛 𝑐ù𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝐵
⃗ ={
𝐸 = −𝜇𝐵
𝜇𝐵, ⃗
𝑠𝑝𝑖𝑛 𝑛𝑔ượ𝑐 𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝐵

Xét một hệ có 3 hạt định xứ có spin ½ đặt vào từ trường 𝐵
a) Hãy liệt kê các mức năng lượng của hệ và bậc suy biến tương ứng.
b) Viết hàm tổng thống kê của hệ.
c) Tìm năng lượng trung bình của hệ và năng lượng trung bình của một hạt.

Câu 7: Hydrocarbon 2-butene, CH3-CH=CH-CH3 có hai đồng phân hình học dạng cis
và dạng trans. Hiệu năng lượng Δ𝐸 giữa hai đồng phân này được xác định từ thực
Δ𝐸
nghiệm xấp xỉ là = 4180 𝐾, với năng lượng trong dạng trans thì thấp hơn dạng cis.
𝑘
Xác định tỷ lệ xác suất tồn tại hai dạng đồng phân trên tại nhiệt độ 𝑇 = 300𝐾, 1000𝐾.

Câu 8: (Problem 6.2 – Prof. Daniel Schroeder)

Câu 9: Xét một nguyên tử giả định chỉ ở trong hai trạng thái: trạng thái cơ bản với năng
lượng 0 và trạng thái kích thích có năng lượng 2 𝑒𝑉.
a) Tính hàm tổng thống kê của nguyên tử tại 𝑇 = 300𝐾, 3000𝐾, 30000𝐾, 300000𝐾.
b) Tính xác suất để nguyên tử ở trạng thái cơ bản tương ứng với các nhiệt độ ở trên.

Câu 10: (Problem 6.5 – Prof. Daniel Schroeder)

Câu 11: (Problem 6.6 – Prof. Daniel Schroeder)

Câu 12: Xét nguyên tử hydro, mức năng lượng của nó được cho như hình dưới

2
Bài tập Vật Lý Thống Kê Chương 2

a) Tính tổng thống kê của nguyên tử hydro ứng với 3 mức năng lượng đầu tiên tại nhiệt
độ 𝑇 = 5800𝐾 trong hai trường hợp:
i) Gốc năng lượng được chọn như hình.
ii) Gốc năng lượng được chọn tại mức đầu tiên.
b) Chứng minh rằng khi xét đến tất cả các trạng thái liên kết, thì tổng thống kê của
nguyên tử hydro là vô cùng.
Câu 13: Giả sử có năm nguyên tử giả định được phân bố trong ba trạng thái lượng tử
như hình dưới

Hãy tính năng lượng trung bình của hệ năm nguyên tử này.

Câu 14: (Problem 6.15 – Prof. Daniel Schroeder)

3
Bài tập Vật Lý Thống Kê Chương 2

Câu 15: (Problem 6.16 – Prof. Daniel Schroeder)

Câu 16: (Problem 6.17 – Prof. Daniel Schroeder)

Câu 17: (Problem 6.18 – Prof. Daniel Schroeder)

Câu 18: Xét một hệ gồm hai hạt phân biệt. Mỗi một hạt có hai trạng thái tương ứng với
năng lượng là 0 và ∆. Đại lượng ∆ gọi là khe năng lượng. Cho biết hệ ở trong cân bằng
nhiệt với một bình điều nhiệt tại nhiệt độ T.
a) Tính hàm tổng thống kê của hệ.
b) Tính xác suất mà mỗi hạt ở trong mỗi trạng thái của nó.
c) Tính xác suất để hệ có ít nhất một hạt nằm trong trạng thái với năng lượng là 0.
d) Tính năng lượng trung bình của mỗi hạt và của cả hệ.
e) Tính năng lượng tự do F của mỗi hạt và của cả hệ.
f) Tính entropy S của mỗi hạt và của cả hệ.

Câu 19: Cho một dao động tử điều hòa lượng tử nằm cân bằng với một bình điều nhiệt
tại nhiệt độ T.
Biết rằng, các mức năng lượng có dạng:
1
𝐸𝑛 = (𝑛 + ) ℏ𝜔 (𝑛 = 0,1,2, … )
2
a) Tính tổng thống kê dao động tử điều hòa lượng tử.
b) Tính một số các đặc trưng nhiệt động của hệ : năng lượng tự do F, entropy S và năng
lượng trung bình E.

Câu 20: Xem một hệ ba mức đơn hạt với năm trạng thái vi mô có năng lượng lần lượt
là 0, 𝜀, 𝜀, 𝜀, 2𝜀.
a) Xác định bậc suy biến (𝜀𝑛 ) ?
b) Tính năng lượng trung bình của hệ nếu nó cân bằng với bình điều nhiệt tại nhiệt độ
T?

4
Bài tập Vật Lý Thống Kê Chương 2

Câu 21: Xét một hệ bao gồm một số lượng N rất lớn của các hạt định xứ có spin ½ và
có moment từ 𝜇 hoặc song song hoặc phản song song với từ trường ngoài 𝐻 ⃗ . Biết rằng
các hạt này tương tác yếu với nhau và chỉ tương tác với từ trường ngoài 𝐻⃗ với năng
lượng tương tác cho mỗi hạt là

𝜇𝐻 𝜇 phản song song 𝐻
⃗ ={
𝐸 = −𝜇𝐻
−𝜇𝐻 𝜇 song song 𝐻⃗
Giả sử hệ tiếp xúc với một bình điều nhiệt tại nhiệt độ T.
a) Hãy tính tổng thống kê của hệ.
b) Hãy tính năng lượng tự do F của hệ.
c) Hãy tính entropy S của hệ.
d) Hãy tính năng lượng trung bình E của hệ.
e) Gọi M là độ từ hóa (moment từ tổng) trung bình của hệ. Chứng minh rằng:
𝜕𝐹
𝑀=−
𝜕𝐻

Sau đó, tính độ từ hóa trung bình M của hệ.


f) Sử dụng kết quả câu c) để tính độ từ cảm của hệ.

Câu 22: Vẫn là hệ khảo sát ở câu 21 nhưng trong tình huống thực tế hơn: vì có nhiệt
⃗ một góc 𝜃 nào đó.
nên các moment từ 𝜇 hợp với từ trường 𝐻
a) Gọi M là độ từ hóa (moment từ tổng) trung bình của hệ. Tính độ từ hóa trung bình M
của hệ.
b) Tính độ từ cảm của hệ.
Câu 23: Xét một hệ chính tắc gồm N nguyên tử được định xứ tại N nút mạng và được
đặt trong từ trường 𝐻⃗ = 𝐻𝑧̂ . Giả sử các nguyên tử không tương tác với nhau mà chỉ
tương tác với từ trường 𝐻⃗ với năng lượng tương tác: 𝐸 = −𝜇𝐻 ⃗ (𝜇 là moment từ của
nguyên tử). Biết rằng thành phần 𝜇𝑧 của 𝜇 chỉ lấy (2𝐽 + 1) giá trị:
𝜇𝑧 = 𝑔𝜇𝐵 𝑀𝐽
Ở đây 𝑀𝐽 = 0, ±1, ±2, … , ±𝐽 là số lượng tử hình chiếu moment động lượng toàn phần
của nguyên tử và g là thừa số Landé được xác định là
𝐽(𝐽 + 1) + 𝑆(𝑆 + 1) − 𝐿(𝐿 + 1)
𝑔 =1+
2𝐽(𝐽 + 1)
S, L, J là các số lượng tử monet spin, moment quỹ đạo và moment toàn phần của nguyên
tử.
Hãy tính độ từ hóa trung bình và độ từ cảm của hệ.

5
Bài tập Vật Lý Thống Kê Chương 2

Câu 24: Xét một hệ gồm N tạp chất được hình thành trong một chất rắn mà mỗi tạp
chất chỉ có thể ở một trong hai trạng thái với năng lượng tương ứng là 0 và 𝜀 > 0 . Các
tạp chất xem như không tương tác với nhau và đang ở trạng thái cân bằng nhiệt động
lực ở nhiệt độ T.
a) Tính tổng thống kê Z của hệ.
b) Tính năng lượng tự do F của hệ.
c) Tính entropy S của hệ.
d) Tính nhiệt dung riêng C của hệ
e) Tính năng lượng của hệ theo 2 cách
i) theo F, S
ii) theo Z

Câu 25: Một hệ gồm N hạt phân biệt được ( 𝑁 ≫ 1 ), mỗi hạt chỉ có thể mang năng
lượng 0 hoặc 𝜀 > 0 và xem như không tương tác với nhau. Xét hệ đang ở trạng thái cân
bằng nhiệt ở nhiệt độ T.
a) Xác định tổng thống kê của một hạt và của hệ.
b) Tìm năng lượng trung bình của một hạt và giá trị cực đại của năng lượng đó.
c) Hãy giải thích tại sao năng lượng trung bình cực đại của một hạt không phải là 𝜀 dù
hệ có nhiệt độ 𝑇 → ∞.

Câu 26: Cho một hệ gồm N dao động điều hòa 1D lượng tử giống nhau (cùng tần số
𝜔) không tương tác, định xứ và tiếp xúc với bình điều nhiệt tại nhiệt độ T.
a) Tính tổng thống kê Z của hệ.
b) Tính năng lượng tự do F của hệ.
c) Tính entropy S của hệ.
d) Tính nhiệt dung riêng C của hệ
e) Tính năng lượng của hệ theo 2 cách
i) theo F, S
ii) theo Z

Câu 27: Xét một hệ chính tắc khí lý tưởng phân biệt ở trong trạng thái cân bằng nhiệt
tại nhiệt độ T

6
Bài tập Vật Lý Thống Kê Chương 2

a) Tính tổng thống kê Z của hệ.


b) Tính năng lượng tự do F của hệ.
c) Tính entropy S của hệ.
d) Tính áp suất thống kê P của hệ.
e) Tính thế hóa học 𝜇 của hệ.
f) Tính năng lượng E của hệ.

Câu 28: Xét một hệ chính tắc khí lý tưởng không phân biệt siêu tương đối tính ở trong
trạng thái cân bằng nhiệt tại nhiệt độ T
a) Tính tổng thống kê Z của hệ.
b) Tính năng lượng tự do F của hệ.
c) Tính entropy S của hệ.
d) Tính áp suất thống kê P của hệ.
e) Tính thế hóa học 𝜇 của hệ.
f) Tính năng lượng E của hệ.

Câu 29: Ba mức năng lượng thấp nhất của một phân tử nào đó là 𝐸1 = 0, 𝐸2 = 𝜖, 𝐸3 =
10𝜖.
a) Chứng minh rằng ở nhiệt độ đủ thấp, chỉ có các mức 𝐸1 , 𝐸2 là bị chiếm chỗ.
b) Tính năng lượng trung bình E của phân tử T.
c) Tính nhiệt dung phân tử.
Cho rằng, phân tử là một hệ chính tắc.

Câu 30: Cho một hệ gồm N phân tử độc lập, 3 mức năng lượng của mỗi phân tử là
𝐸1 = 0, 𝐸2 = 𝜀, 𝐸3 = 4𝜀.
a) Hãy viết hàm tổng thống kê của hệ.
b) Tìm số phân tử đang ở các mức năng lượng 𝐸1 , 𝐸2 , 𝐸3 .
c) Chứng tỏ tồn tại nhiệt độ tới hạn 𝑇𝑐 sao cho khi nhiệt độ đủ thấp 𝑇 < 𝑇𝑐 , chỉ có các
mức năng lượng 𝐸1 , 𝐸2 bị chiếm và hãy tính 𝑇𝑐 .

Câu 31: Một bình có thể tích V1 chứa N phân tử của một khí lý tưởng được giữ ở nhiệt
độ T. Năng lượng của một phân tử có thể được viết dưới dạng:

7
Bài tập Vật Lý Thống Kê Chương 2

1
(𝑝𝑥2 + 𝑝𝑦2 + 𝑝𝑧2 ) + 𝜀𝑘
𝐸𝑘 (𝑝𝑥 , 𝑝𝑦 , 𝑝𝑧 ) =
2𝑚
Trong đó 𝜀𝑘 ký hiệu các mức năng lượng ứng với các trạng thái nội tại của các phân tử
khí.
a) Xác định sự phụ thuộc của năng lượng tự do F vào thể tích V1.
b) Bây giờ, xét một bình khác chứa cùng một số phân tử của cùng một khí lý tưởng như
trên và cũng ở nhiệt độ T.
hãy tìm biểu thức của tổng entropy của hai khí theo V1, V2, T,N.
c) Khi các bình được nối với nhau để cho phép các khí thành hỗn hợp mà không sinh
công. Chứng minh rằng độ biến thiên entropy của hệ ( trước và sau khi trộn hai khí)
∆𝑆 ≥ 0. Kiểm chứng trường hợp đẳng thức xảy ra.

Câu 32: Các mức năng lượng lượng tử của một quay tử rắn là:
ℎ2
𝜀𝑗 = 𝑗(𝑗 + 1)
8𝜋 2 𝑚𝑎2
Trong đó 𝑗 = 0,1,2, … và a là hằng số dương. Độ suy biến của mỗi mức năng lượng là
𝑔𝑗 = 2𝑗 + 1.
a) Tìm biểu thức tổng quát cho tổng thống kê Z của quay tử.
b) Chứng tỏ rằng ở nhiệt độ cao, tổng thống kê có thể coi gần đúng là một tích phân.
c) Tính gần đúng nội năng U và nhiệt dung C ở nhiệt độ cao.
d) Tính lại các đại lượng Z, U, C trong trường hợp nhiệt độ thấp.

Câu 33: Cho một khối khí O2 ở nhiệt độ 𝑇 = 300𝐾, áp suất 𝑝 = 2𝑎𝑡. Tìm số phân tử
trong thể tích 1 mm3 mà các thành phần vận tốc của chúng nằm trong khoảng
vx từ 200 đến 202 m/s
vy từ 450 đến 455 m/s
vz từ -300 đến -299 m/s
Giả sử khối khí này là một hệ chính tắc.

Câu 34: Một khối khí N2 ở nhiệt độ 00C. xác định số tỉ đối các phân tử mà giá trị vận
tốc của chúng nằm trong khoảng từ 250 m/s đến 260 m/s. Cho biết phân tử lượng của
N2 là 𝜇 = 28.013 𝑘𝑔/𝑘𝑚𝑜𝑙.
Câu 35: Xác định vận tốc phân tử tương ứng với cực đại của hàm phân bố Maxwell
𝑘𝑔
cho khí hydro H2 và khí He ở 00C. Cho biết 𝜇𝐻2 = 2.016 𝑘𝑔/𝑘𝑚𝑜𝑙, 𝜇𝐻𝑒 = 4.003 .
𝑚𝑜𝑙

8
Bài tập Vật Lý Thống Kê Chương 2

Câu 36: Đối với chất khí hydro lý tưởng, hãy tính vận tốc và động năng trung bình của
phân tử ở 00C.

Câu 37: Cho một hệ chính tắc cổ điển là một chất khí lý tưởng gồm N hạt không phân
biệt.
a) Tính tổng thống kê và các hàm nhiệt động.
b) Áp dụng cho 1 gram khí He ở nhiệt độ 400K trong thể tích 5 litre
c) Xác định sự biến đổi của năng lượng tự do F, entropy S và nội năng của chất khí
trong quá trình dãn đẳng nhiệt sao cho thể tích tăng gấp đôi.

B- Một số bài tập về phân bố chính tắc lớn

Câu 38: Bằng định nghĩa trung bình thống kê trong phân bố chính tắc lớn, hãy chứng
minh rằng:
1 𝜕𝑙𝑛Ξ 𝜕Φ
̅=
𝑁 ( ) 𝑇,𝑉 = −( ) 𝑇,𝑉
𝛽 𝜕𝜇 𝜕𝜇

Câu 39: Hãy tính năng lượng trung bình của một hệ chính tắc lớn theo 2 cách:
a) bằng định nghĩa trung bình thống kê.
b) bằng thế chính tắc lớn Φ.

Câu 40: Cho một hệ khí lý tưởng ở trong phân bố chính tắc lớn
a) Hãy tính tổng thống kê của hệ.
b) Hãy xác định thế chính tắc lớn.
c) Hãy xác định các phương trình trạng thái của hệ ( tức là các phương trình xác định
S, p, N theo T, V, 𝜇 ).

You might also like