Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHI TIẾT MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 10

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP


CHỦ ĐỀ NỘI DUNG
1. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản
Sử dụng bản đồ đồ
2. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, ứng dụng GPS
3. Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất, thạch quyển và thuyết
kiến tạo mảng
Địa lí tự nhiên
4. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất
5. Nội lực và ngoại lực
1. Tính giờ tại các địa phương
Bài tập Địa lí 2. Phân tích sơ đồ/tranh ảnh
3. Liên hệ địa phương
II. CẤU TRÚC ĐỀ THI
Đề thi gồm:
+ 20 câu trắc nghiệm: 5 điểm (0.25 điểm/câu)
+ 3 câu tự luận: 5 điểm
1. Mức độ Nhận biết (4 điểm)
- Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, ứng dụng GPS
- Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất, thạch quyển và thuyết kiến tạo mảng
2. Mức độ Thông hiểu (4 điểm)
- Hệ quả các chuyển động của Trái Đất
- Nội lực và ngoại lực
3. Mức độ Vận dụng (2 điểm)
- Tính giờ tại các địa phương
- Phân tích sơ đồ/tranh ảnh
- Liên hệ địa phương (hệ quả chuyển động của Trái Đất/ nội lực, ngoại lực/thuyết kiến tạo
mảng)
III. LÝ THUYẾT CHI TIẾT
1. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
PHƯƠNG ĐỐI TƯỢNG THỂ HIỆN HÌNH THỨC THỂ HIỆN KHẢ NĂNG THỂ HIỆN
PHÁP

Kí hiệu đối tượng phân bố theo các dạng kí hiệu vị trí, số lượng, đặc điểm,
điểm cụ thể hay đối tượng cấu trúc, sự phân bố…
tập trung trên diện tích của đối tượng
nhỏ
Kí hiệu đối tượng có sự di chuyển mũi tên hướng di chuyển của đối
đường tượng, số lượng, cấu
chuyển động trúc… của đối tượng

Bản đồ - biểu Giá trị tổng cộng của đối các loại biểu đồ số lượng, chất
đồ tượng theo lãnh thổ lượng…của đối tượng

Chấm điểm đối tượng phân tán nhỏ lẻ các điểm chấm chủ yếu thể hiện số
trân lãnh thổ lượng của đối tượng

Khoanh vùng đối tượng phân bố theo đường nét liền, đường sự phân bố của đối
vùng nhất định nét đứt, kí hiệu, chữ, tượng
màu sắc,...
2. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, ứng dụng GPS
2.1. Các bước sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống
- Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ
- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu
- Hiểu được các yếu tố cơ bản của bản đồ.
- Tìm hiểu kĩ bảng chú giải bản đồ
- Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ
2.2. Ứng dụng của GPS và bản đồ số
- Khái niệm GPS, bản đồ số (SGK trang 12, 13)
- Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là định vị, nhằm xác định vị trí chính xác của các đối tượng
trên bản đồ.
- GPS và bản đồ số dùng để dẫn đường quản lí và điều hành sự di chuyển của các đối tượng
có gắn thiết bị định vị, tìm người, thiết bị đã mất…
- GPS và bản đồ số được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, đo
đạc khảo sát và thi công công trình, quân sự, khí tượng, giám sát Trái Đất…
3. Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất, thạch quyển và thuyết kiến tạo mảng
- Nguồn gốc hình thành Trái Đất do lực hấp dẫn của Mặt Trời/ sự hình thành hệ Mặt Trời.
- Vỏ Trái Đất:
+ độ dày: 5 - 70km, giới hạn từ vỏ ngoài đến mặt Mô-hô
+ gồm vỏ lục địa (cấu tạo chủ yếu bằng granit), vỏ đại dương (cấu tạo chủ yếu bằng
đá badan)
+ vật liệu chủ yếu: khoáng vật, đá
- Thạch quyển:
+ gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên manti
+ dày 100km
- Thuyết kiến tạo mảng:
+ Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một
số đơn vị kiến tạo, mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.
+ Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng tạo lớn và 1 số mảng nhỏ.
+ Các mảng kiến tạo không đứng yên mà luôn dịch chuyển trên lớp vật chất quánh dẻo của
Manti trên.
+ Khi dịch chuyển, các mảng có thể tách xa nhau (tách dãn) hoặc xô vào nhau (dồn ép)
+ Ranh giới, chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất,
thường xảy ra động đất, núi lửa,...

4. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất


4.1. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Đặc điểm

- tự quay từ tây sang đông


- trục TĐ nghiêng 660 33’ với mặt phẳng quỹ đạo
- chu kì 24 giờ (1 ngày đêm)

Hệ quả

1. Sự luân phiên ngày đêm 2. Giờ trên Trái Đất


- Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ ❖ Giờ địa phương
được chiếu sáng một nửa 🡪 sinh ra TĐ hình cầu + tự quay 🡪 mỗi thời điểm/kinh tuyến
ngày, đêm. khác nhau 🡪 thấy MT ở các độ cao khác nhau 🡪 trên
- Trái Đất tự quay quanh trục 🡪 ngày mỗi kinh tuyến sẽ có một giờ riêng gọi là giờ địa
đêm luân phiên nhau. phương.
❖ Giờ múi
Là giờ thống nhất trong từng múi, lấy theo giờ của
kinh tuyến giữa múi đó.
❖ Giờ quốc tế (GMT)
Là giờ của múi số 0
4.2. Hệ quả chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất
Đặc điểm

- quay từ tây sang đông


- quỹ đạo hình elip
- trục TĐ không đổi hướng, luôn nghiêng 66033’ với mặt phẳng quỹ đạo
- chu kì 365 ngày và 6 giờ
Hệ quả

1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau 2. Các mùa trong năm
a. Theo mùa - Mùa là một phần thời gian của năm,
- 21/3 và 23/9 ở cả hai bán cầu có ngày đêm dài bằng có những đặc điểm riêng về thời tiết
nhau. và khí hậu.
- 22/6 ở bán cầu bắc, ngày dài hơn đêm; ở bán cầu nam - Nguyên nhân: do trục Trái Đất
ngày ngắn hơn đêm. nghiêng và không đổi phương nên
- 22/12 ở bán cầu bắc, ngày ngắn hơn đêm; ở bán cầu bán cầu Nam và bán cầu Bắc lần lượt
nam ngày dài hơn đêm. ngả về phía Mặt Trời khi Trái Đất
b. Theo vĩ độ chuyển động trên quỹ đạo của nó.
- Xích đạo: ngày luôn dài bằng đêm = 12 giờ. - Mùa ở hai bán cầu diễn ra trái
- Càng xa Xích đạo, chênh lệch ngày đêm càng lớn. ngược nhau.
- Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày/đêm dài
24 giờ.
- Tại hai điểm cực có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm

5. Nội lực và ngoại lực


Nội lực Ngoại lực

Khái niệm là lực sinh ra từ trong lòng đất là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất

Nguyên nhân chủ yếu do nguồn năng lượng bức liên quan đến nguồn năng lượng bên
xạ mặt trời. trong Trái Đất

Tác động - Theo phương thẳng đứng - Thông qua quá trình phong hóa,
làm lục địa nâng lên hoặc hạ xuống bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
dẫn đến hiện tượng biển tiến hoặc - Các quá trình này nối tiếp nhau
biển thoái. trong việc tạo ra, di chuyển và tích tụ
- Theo phương nằm ngang vật liệu phá hủy
làm vỏ Trái Đất bị nén ép và tách
dãn gây ra hiện tượng uốn nếp và
đứt gãy

Địa hình vùng núi uốn nếp, các dãy núi cao, đồng bằng, bãi bồi, hang động đá vôi,
hình thành núi lửa, hẻm vực, địa lũy địa hào… vịnh biển…

Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng luôn
tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
IV. BÀI TẬP THAM KHẢO
❖ TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Ngày - đêm ở bắc bán cầu có độ dài bằng nhau vào những ngày nào?
A. 21/3 và 22/6. B. 22/6 và 23/9. C. 23.9 và 22/12. D. 21.3 và 23/9.
Câu 2. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do đâu?
A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông.
B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi.
D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục.
Câu 3. Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có
A. Ngày dài hơn đêm. C. Đêm dài hơn ngày.
B. Toàn ngày hoặc đêm. D. Ngày đêm bằng nhau.
Câu 4. Nhận định nào chưa chính xác với thuyết kiến tạo mảng?
A. Các hoạt động động đất, núi lửa không liên quan đến sự dịch chuyển của các mảng kiến
tạo.
B. Các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau, xô vào nhau và hút chờm lên nhau.
C. Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển.
D. Thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng kiến tạo.
Câu 5. Bao gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti được gọi là
A. thạch quyển. C. vỏ lục địa.
B. vỏ Trái Đất. D. vỏ đại dương.
Câu 6. So với lớp vỏ lục địa, lớp vỏ đại dương có điểm khác biệt là
A. cấu tạo chủ yếu là tầng granit.
B. gồm cả 3 tầng trầm tích, granit và badan.
C. gồm cả 3 tầng trầm tích, granit và badan.
D. độ dày lớn hơn.
Câu 7. Trái Đất tự quanh quanh trục sinh ra hệ quả nào dưới đây?
A. Sự luân phiên ngày đêm.
B. Các mùa trong năm.
C. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
D. Chuyển động biểu kiến hằng năm.
Câu 8. Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày
lịch khác nhau, nên phải chọn một đối tượng làm mốc để đổi ngày. Đối tượng đó là
A. kinh tuyến 00 . C. kinh tuyến 900 .
B. kinh tuyến 1800 . D. kinh tuyến 1400 .
Câu 9. Biểu hiện nào sau đây là kết quả của vận động nội lực theo phương thẳng đứng?
A. Các địa luỹ. C. Các địa hào.
B. Lục địa nâng. D. Núi uốn nếp.
Câu 10. Các địa hình nào sau đây do sóng biển tạo nên?
A. Bậc thềm sóng vỗ, cao nguyên băng. B. Khe rãnh xói mòn, hàm ếch sóng vỗ.
C. Hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ. D. Cao nguyên băng, khe rãnh xói mòn.
❖ TỰ LUẬN
Câu 1: Ngày và giờ ở Mê - hi - cô (-6) là bao nhiêu khi Việt Nam (+7) là 6 giờ sáng ngày
1/1/2022?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Tại sao người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam muốn theo dõi trực tiếp các trận bóng của
giải ngoại hạng Anh thường phải thức đêm để xem trong khi các trận bóng bên Anh thường
bắt đầu vào buổi chiều?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Quan sát hình sau và cho biết độ dài ngày đêm ở các vĩ độ vào ngày 22/6 hoặc ngày
22/12

……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 4 (khuyến khích): Chọn một trong hai câu hỏi sau để trả lời
a. Tại sao một số nơi trên Trái Đất thường có núi lửa hoạt động? Đề xuất 2 giải pháp ứng
phó.
b. Các vùng đồng bằng châu thổ của nước ta được hình thành chủ yếu do nội lực hay ngoại
lực, cụ thể là quá trình nào?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………

- HẾT-

You might also like