Chương 3 - Động Lực Học Lưu Chất

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 49

QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CƠ HỌC

(MSMH: CH2019)

Chapter 3
ĐỘNG LỰC HỌC LƯU CHẤT

GIẢNG VIÊN: PHẠM HOÀNG HUY PHƯỚC LỢI


Động lực học của chất lỏng

Động lực học của chất lỏng có nhiệm vụ chủ yếu là


nghiên cứu:
- Các qui luật về chuyển động của chất lỏng
- Các đại lượng đặc trưng cơ bản cho chuyển động của
chất lỏng (vận tốc, áp suất)
- Đưa ra những ứng dụng vào thực tế sản xuất
Các khái niệm cơ bản
Lưu lượng và vận tốc chuyển động của chất lỏng
- Định nghĩa: Lưu lượng của chất lỏng là lượng chất lỏng chảy
qua một tiết diện ngang của ống dẫn trong một đơn vị thời gian
 Thứ nguyên: kg/s hoặc kg/h;
 Nếu tính theo thể tích còn có thể gọi là lưu lượng thể tích, có thứ
nguyên m3/s hoặc l/s hoặc m3/h….
 Lưu lượng chỉ được tính khi dòng chất lỏng đã choán đầy ống dẫn.
 Vận tốc của các phần tử chất lỏng trên tiết diện ngang của ống thì khác
nhau
 Ở tâm ống có vận tốc lớn nhất, càng gần thành ống vận tốc càng nhỏ và
sát thành ống thì vận tốc bằng 0 do ma sát.
 Trong trường hợp dòng chảy không ổn định, vận tốc còn phụ thuộc vào
thời gian: w= f (x,y,z,t)
Các khái niệm cơ bản
Vận tốc trung bình
Vận tốc trung bình là vận tốc của chất lỏng chảy trong ống
được tính bằng lượng thể tích chất lỏng chảy qua một đơn
vị tiết diện trong một đơn vị thời gian:

Trong đó:
v: lưu lượng thể tích của chất lỏng, m3/s
f: tiết diện ống dẫn, m2
Lưu lượng thể tích có thể tính bằng công thức:

m3/s
Lưu lượng khối lượng:
, kg/s
: Khối lượng riêng của của chất lỏng, kg/m3
Nếu biểu thị qua khối lượng. , kg/ m2 s
Các khái niệm cơ bản
Vận tốc giới hạn

Chất lỏng giọt trong ống dẫn < 3m/s

Chất lỏng nhớt 0,5 đến 1m/s

Chất lỏng giọt trong ống đẩy 1,5 đến 3m/s

Khí và hơi ở áp suất thường 8 đến 15 m/s

Khí ở áp suất cao 15 đến 25 m/s

Hơi nước bão hòa 20 đến 40 m/s

Hơi nước quá nhiệt 30 đến 50 m/s


Chế độ chuyển động của chất lỏng
Dòng chảy
xoáy ổn định Chảy dòng

Phân bố vận tốc


Thí nghiệm Reynolds
Bán kính thủy lực

Ống tròn có đường kính d(m) và tiết diện f, có chu vi thấm ướt

Bán kính thủy lực

Đường kính tương đương

Với ống tiết diện hình chữ nhật, có cạnh a, b:


Dòng ổn định và không ổn định
Dòng ổn định Dòng không ổn định

w=f(x,y,z) w=f(x,y,z,t)
p=g(x,y,z) p=g(x,y,z,t)
h=k (x,y,z) h=k (x,y,z,t)

Phương trình dòng liên tục

Nếu chất lỏng không bị nén ép, ở nhiệt độ không đổi, có khối lượng riêng không
đổi:

Với dòng không ổn định

Với dòng ổn định

Với dòng chất lỏng


không bị nén ép
Phương trình vi phân chuyển động của Ơ le
-Thiết lập phương trình cân bằng của chất
lỏng chuyển động dựa vào cân bằng lực tác
dụng lên mặt chiếu của nguyên tố lập
phương dV theo tọa độ x,y,z
- Với chất lỏng lý tưởng, lực ma sát bằng 0
nên khối bình hình chỉ chịu tác dụng của
trọng lực và áp lực theo phương x, y, z

- Các phần tử chất lỏng chuyển động với gia


tốc dw/dt
-Cân bằng động được xác lập khi tổng hình
chiếu các lực lên phân tố lập phương theo
hướng x, y, z bằng 0
Phương trình vi phân chuyển động của Ơ le

Thành phần gia tốc trên các


trục tọa độ, đặc trưng cho
sự thay đổi toàn phần của
vận tốc theo thời gian

Nếu dòng chảy ổn định, vận tốc không Động năng của chất lỏng
phụ thuộc thời gian: chuyển động
Phương trình vi phân chuyển động của Ơ le

Phương trình vi phân của chất lỏng lý tưởng chuyển động ổn định
Phương trình Bernoulli

Nhân 2 vế với các cạnh tương ứng dx, dy, dz và cộng lại, được
Phương trình Bernoulli

Trong khi
Phương trình Bernoulli cho chất lỏng lý tưởng,
chuyển động ổn định, không có ma sát

Z Đặc trưng cho thế năng riêng hình học

Đặc trưng cho chiều cao áp suất thủy tĩnh (chiều cao
Pezomet), hay còn gọi là thế năng riêng áp suất

Đặc trưng cho thế năng riêng vận tốc hay thế năng riêng động
lực , biểu thị động năng của chất lỏng chuyển động
Tất cả các đại lượng trên đều có thứ nguyên là m.
Phương trình Bernoulli cho chất lỏng lý tưởng,
chuyển động ổn định, không có ma sát

Khoảng cách giữa Đo bằng ống


Đo bằng điểm đo và mặt Pezomet
ống Pito chuẩn
Năng lượng riêng toàn phần của chất lỏng lý tưởng chuyển động ổn
định bằng tổng của thể năng riêng hình học, thế năng riêng áp suất
và động năng là một đại lượng không đổi

Trong quá trình chuyển động, từng thành phần năng


lượng riêng có thể thay đổi, nhưng tổng của chúng
luôn là hằng số!
Phương trình Bernoulli
Phương trình Bernoulli cho chất lỏng thực

h m được gọi là năng lượng tổn thất hoặc thế năng riêng mất mát

-Với chất lỏng thực:


Đối với một tiết diện bất kỳ của ống dẫn trong đó chất
lỏng thực chảy qua (theo chế độ ổn định) thì tổng thế
năng riêng vận tốc, thế năng riêng áp suất, thế năng
riêng hình học và thế năng riêng mất mát là một đại
lượng không đổi
Ứng dụng phương trình Bernoulli
Phương trình Bernoulli được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. ứng dụng nổi
bật:
-Chế tạo các dụng cụ đo vận tốc, lưu lượng của chất lỏng, chất khí
chảy trong ống
-Tính toán lưu lượng chảy của chất lỏng từ bình chứa ra ngoài hoặc từ
ngoài vào bình chứa
1. Các dụng cụ đo vận tốc và lưu lượng chất lỏng chảy trong ống dẫn

Áp suất của dòng chất lỏng chảy


trong ống dẫn P sẽ bằng tổng củaáp
suất thủy tĩnh và áp suất động

Áp suất thủy Áp suất thủy Áp suất tổng,


tĩnh, Ptt động P
Ứng dụng phương trình Bernoulli
1.1 Áp kế vi phân

Áp suất động lực của điểm đo tính theo công thức

Chiều cao cột chất Khối lượng riêng chất


lỏng trong ống lỏng chứa trong ống
manomet manomet

Hoặc

Khối lượng riêng của chất Khối lượng riêng của môi
lỏng chuyển động trong trường bên trên chất lỏng
ống dẫn trong ống manomet
Ứng dụng phương trình Bernoulli
1.2 Ống Pitopran
ptt
w
w

ptt P

ptt P
Ứng dụng phương trình Bernoulli
1.2 Ống Pitopran

- 2 ống đồng tâm:


- ống trong có lỗ ở tâm và đo áp suất chung
- ống ngoài có lỗ ở cạnh và đo áp suất thủy tĩnh
- nối với áp kế vi phân cho ta áp suất động lực tại vị trí đặt ống
- n ếu đặt ống pitopran tại tâm ống dẫn, ta đo được vận tốc cực đại, lưu lượng:

d: đường kính ống dẫn


h: thế năng riêng động lực, mức chênh lệch chất lỏng ở áp kế vi phân, m
φ: hệ số tỉ lệ giữa vận tốc trung bình và vận tốc cực đại của dòng.
Đối với chất lỏng chảy dòng: φ=0,5
Đối với chất lỏng chảy xoáy: φ=0,5 – 0,82
ống pitopran dùng để đo áp suất động lực khi vận tốc dòng không quá 5m/s
Ứng dụng phương trình Bernoulli
1.3. Ống Venturi, màng chắn, ống loa

Hoặc

Theo phương trình dòng liên tục:

Nếu ta dùng màng chắn thì có:


Ứng dụng phương trình Bernoulli
1.3. Ống Venturi, màng chắn, ống loa

Suy ra:

Tỉ số: d2/d1 trong thực tế thường gặp là ¼


đến 1/3 , nên (d2/d1)4 thường gần bằng 0, có
thể bỏ qua nên ta có:

Lưu lượng chảy trong ống được tính:

,m3/h
µ: hệ số lưu lượng có tính cả ma sát của lỗ màng chắn và hệ số thắt dòng
khi chất lỏng chảy qua
h: thế năng riêng động lực tính bằng m cột chất lỏng
Ứng dụng phương trình Bernoulli
2. Tính toán lưu lượng chảy của chất lỏng từ bình chứa ra ngoài

1.Vận tốc và lưu lượng của chất lỏng chảy qua lỗ bình khi mực chất lỏng trong bình
không đổi

I-I Viết phương trình Bernoulli cho 2 mặt I-I và II-II


Bình hở, chất lỏng chảy qua lỗ thông với khí quyển:
H
II-II
Vận tốc trung bình trên mặt I-I rất nhỏ so với vận tốc qua lỗ, nên

Toàn bộ thế năng riêng hình học H được tiêu thụ để tạo ra vận tốc w2 của chất lỏng chảy qua
lỗ và thắng trở lực của lỗ. Nêu coi chất lỏng là lý tưởng thì trở lực bằng 0 và:
Ứng dụng phương trình Bernoulli
2. Tính toán lưu lượng chảy của chất lỏng từ bình chứa ra ngoài
1.Vận tốc và lưu lượng của chất lỏng chảy qua lỗ bình khi mực chất lỏng trong bình
không đổi
- Trong thực tế, đối với chất lỏng thực thì có tồn tại trở lực
-Khi chất lỏng chaye qua lỗ ở đáy bình, do lực quán tính mà dòng chảy bị thắt lại, thiết
diện của dòng chảy nhỏ hơn tiết diện của lỗ. Phải tính đến ảnh hưởng của hệ số thắt dòng
Tiết diện
dòng chảy

Tiết diện
lỗ

Trở lực khi chất lỏng chảy qua lỗ

Hệ số trở
lực

Phương trình Bernoulli:


Ứng dụng phương trình Bernoulli
2. Tính toán lưu lượng chảy của chất lỏng từ bình chứa ra ngoài
1.Vận tốc và lưu lượng của chất lỏng chảy qua lỗ bình khi mực chất lỏng trong bình
không đổi

Khi
Hệ số vận
tốc
Lưu lượng dòng qua lỗ

Hệ số lưu lượng
Ứng dụng phương trình Bernoulli
2. Tính toán lưu lượng chảy của chất lỏng từ bình chứa ra ngoài
1.Vận tốc và lưu lượng của chất lỏng chảy qua lỗ bình khi mực chất lỏng trong bình
không đổi
- Đối với dòng chảy qua lỗ ở thành bình: Thế năng riêng thay đối dọc theo tiết diện lỗ,
do dó phương trình lưu lượng chỉ có thể biểu diễn ở dạng vi phân:

I-I

H Nếu lỗ có tiết diện tròn, có bán kính r và tâm lỗ cách mặt


thoáng H, ta có:
II-II

Hệ số thắt dòng, hệ số vận tốc và hệ số lưu lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Tương quan của vị trí lỗ trên thành so với đáy bình
- Chế độ chảy của chất lỏng qua lỗ (Re)
- Khoảng cách từ đáy bình đến thành bình
Phương trình Navier-Stokes
Với chất lỏng không bị nén ép:

Với chất lỏng chịu nén ép


Phương trình Navier-Stokes có thêm số hạng biểu thị lực nén
Phương trình Navier-Stokes
*Tích của khối lượng riêng với gia tốc dw/dτ biểu thị tác động của lực quán
tính xuất hiện khi chất lỏng chuyển động
* ρg đặc trưng cho trọng lực

đặc trưng cho áp suất

* Các thừa số còn lại đặc trưng cho lực ma sát, lực kéo và lực nén

là đao hàm bậc 2 của vận tốc theo các trục tọa độ

là toán tử Laplace của wx

Liên quan đến lực nén và lực kéo phát sinh


* Đạo hàm
khi chất lỏng chảy, nên:
biểu thị độ phân tán của vector vận tốc theo các trục tọa độ
Tích của của đạo hàm này với độ nhớt thể hiện lực kéo và sức nén
của chất lỏng ứng với 1m3 chất lỏng.
Trở lực của chất lỏng trong ống dẫn
Khi chất lỏng thực chảy trong ống, một phần thế năng riêng bị tổn thất do ma
sát gây ra tạo nên trở lực đường ống
Phương trình chung với chất lỏng thực khi chảy trong ống dẫn có dạng

Có hai loại trở lực:


- Trở lực do ma sát của chất lỏng lên thành ống, gọi tắt là trở lực ma sát, ký
hiệu h1
-Trở lực do chất lỏng thay đổi hường chuyển động hoặc thay đổi vận tốc do
sự thay đổi hình dáng, tiết diện của ống: đột thu, đột mở, chỗ cong, ngoặt,…
gọi là trở lực cục bộ, ký hiệu: hcb
hm=h1+hcb

ξ là hệ số trở lực, đặc trưng cho trở lực ma sát và trở lực cục bộ
Trở lực ma sát
- Do có trở lực trên đường ống nên áp suất dọc theo ống giảm một đại lượng bằng Δp
- Sự giảm áp lực Δp là hàm của nhiều yếu tố: Δp=f(w, d, l, ρ, µ, n)
n: độ nhám của ống
- Thiết lập các đại lượng không thứ nguyên theo định luật π:

Đặt f(Re, n/d)=λ


Trở lực ma sát
Hệ số λ gọi là hệ số trở lực ma sát dọc theo chiều dài ống hay hệ số sức cản
thủy lực học, là đại lượng không thứ nguyên.

Nếu thay w bằng lưu lượng thể tích:

Với
Trở lực ma sát
Các đặc trưng của hệ số trở lực ma sát

-Khi λ không đổi, sức cản thuỷ lực do ma sát dọc theo chiều dài ống tỷ lệ
nghịch với lũy thừa bậc 5 của đường kính ống dẫn tức là nếu tăng đường
kính gấp đôi thì trở lực giảm 25 = 32 lần
- Độ nhám của ống dẫn ảnh hưởng nhiều đến λ
- Độ nhám do:
+ Vật liệu
+ Cách chế tạo
+ Tác dụng ăn mòn
+ Đóng cáu của chất lỏng tạo độ sần sùi
- Độ nhám làm tăng mức độ xoáy của dòng nên làm tăng trở lực
-Độ nhám tương đối: /hệ số độ nhám: tỉ lệ chều cao trung bình của gờ nhám
(chiều sâu của rãnh gờ) với bán kính:
Trở lực ma sát
-Độ nhám phụ thuộc vào các điều kiện kỹ thuật và tăng dần theo thời gian sử dụng.
-Khi thiết kế thường lấy các trị số ε như sau:
-Ống thép: ε= 0,065 – 0,1 mm
-Ống gang: ε= 0,25 mm
-Ống thép, gang cũ: ε= 0,5mm
-Ống sành: ε= 0,86 – 1 mm
-Ống thép bị ăn mòn mạnh: ε= 0,86 – 1 mm
Ống bẩn: ε= 1 – 2 mm

Độ nhám của một số vật liệu


Trở lực ma sát
Hệ số ma sát phụ thuộc vào chế độ chảy Re và độ nhám của ống

Chảy xoáy toàn phần

Chảy dòng

Nhẵn
Khu vực quá độ
Trở lực ma sát

Đồ thị Nikuradse
Chảy dòng Chảy xoáy
1 Nhám
III
I II
3

Nhẵn
I II
Trở lực ma sát
Khu vực I:
-Màng chất lỏng chảy dòng, Bề dày của màng δm>ε, nên hoàn toàn phủ kín
gờ nhám. Dòng chất lỏng sẽ trượt dọc theo màng chất lỏng.
- Hệ số ma sát không phụ thuộc vào độ nhám của ống:
lưu lượng

Hoặc:

Re < 2320
Trở lực ma sát

Trong chế độ chảy dòng: trở lực ma sát Δp tỉ lệ bậc 1 với vận tốc chuyển
động của chất lỏng
-hệ số trở lực ma sát không phụ thuộc vào độ nhám của thành ống, chỉ phụ
thuộc vào Re.
-Nếu tiết diện ống không phải là hình tròn, với Re< 2320, số 64 được thay
bằng hệ số A, phụ thuộc vào đường kính ống và hình dạng ống.
Khi tính Re dùng đường kính tương đương
Trở lực ma sát
Khu vực II:

2320< Re< 4000: chế độ quá độ từ chảy dòng sang chảy xoáy

Hệ số ma sát tăng dần.

δm>ε : độ nhám của thành ống chưa ảnh hưởng đến λ

Có nhiều công thức thực nghiệm để tính, ví dụ như công thức


Blasius:
Trở lực ma sát

Khu vực III

Khu vực chảy xoáy được chia làm 3 vùng


nhỏ tùy thuộc quan hệ giữa δ và ε
m

- Vùng 1

Thành ống nhẵn, độ nhám nhỏ δ >ε m

λ vẫn được tính theo công


thức của chế độ chảy dòng
Trở lực ma sát
- Vùng 2:

Trị số Re đủ lớn để chiều dày của màng δm<=ε, độ nhám của ống bắt đầu ảnh
hưởng đến chế độ chuyển động, làm tăng mức độ xoáy của dòng

Hệ số trở lực ma sát phụ thuộc vào trị số Re và độ nhám tương đối

Trở lực ma sát có tỉ lệ bậc m đối với vận tốc và có : 0,75<m<2


Trở lực ma sát
Vùng 3: Chiều dày lớp màng rất bé:

Re> 105
Sức cản do dòng xoáy đạt giá trị không đổi và không phụ thuộc vào Re
mà chỉ phụ thuộc độ nhám tương đối của thành ống:

Trong vùng này, trở lực tỉ lệ với bậc 2 của vận tốc,

Có rất nhiều công thức tính trở lực ma sat, ví dụ: Nikuradze:

Hay
Trở lực ma sát
Nếu hệ số ma sát không đổi, Re có thể được tính theo công thức:

Trong trường hợp ống có độ nhám lớn, có công thức:

Ixaep đưa ra công thức thực nghiệm tính với ống có đường kính khác nhau:
Trở lực cục bộ
- Khi tính tổn thất áp suất, ngoài trở lực ma sát, còn cần tính đến trở lực cục bộ
-Những trở lực này do có hiện tượng đột mở, đột thu trên đường ống, hoặc
qua những bộ phận phụ như khuỷu, van, khóa, 3 ngả,…
-Những bộ phận này gây ra hiện tượng đổi hướng của dòng chảy hoặc làm
thay đổi vận tốc chuyển động , hoặc làm tăng thêm dòng xoáy; làm tăng trở
lực.
-Những trở lực này phụ thuộc vào cấu tạo của từng bộ phận và mang đặc
trưng riêng, nên được gọi là trở lực cục bộ

ξ: hệ số trở lực cục bộ, là đại lượng không thứ nguyên và được tính theo đặc
trưng cấu tạo của bộ phận gây ra trở lực và mức độ xoáy của dòng chảy
ξ: được xác định trong các trường hợp sau:
- Cửa vào và của ra của ống dẫn
- Đột mở. đột thu và màng chắn
- Khuỷu và đoạn ống vòng
- Van, khóa
Chọn đường kính ống dẫn

• Phương hướng chung để giảm trở lực đường ống:


• Chọn đường ống ngắn nhất, giảm chiều dài ống, bớt trở lực cục
bộ không cần thiết bằng cách sử dụng đúng chỗ các khuỷu,
van, khóa,v..v,
• Chọn đường kính ống dẫn: dựa vào chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật vì
trở lực mà sát tỉ lệ nghịch với d5 . Tuy nhiên nếu tăng d, giá
thành xây dựng cũng tăng theo -> phải chọn d thích hợp
• Hệ số trở lực tỉ lệ thuận với độ nhớt -> muốn giảm trở lực, phải
tăng nhiệt độ của chất lỏng giọt. nhưng khi tăng nhiệt độ quá
cao sẽ xuất hiện bọt trong chất lỏng, gây va đập thủy lực, làm
tăng trở lực.
• Hệ số trở lực λ phụ thuộc nhiều vào độ nhám của thành ống, do
đó cần tìm cách làm giảm độ nhám của ống.
Chọn đường kính ống dẫn

•Tăng đường kính ống sẽ làm giảm trở lực, công suất bơm quạt
giảm theo, giảm được vốn đầu tư khi xây dựng và chi phí khi vận
hành trạm bơm
• Tăng đường kính là tốn nhiều sắt thép. Chi phí lắp ráp lựa chọn
đường kính ống theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, bằng cách so
sánh tổng chi phí xây dựng, vận hành đối với một loạt các
trường hợp đường kính ống khác nhau
Các bước Chọn đường kính ống dẫn
1. Tính vỗn đầu tư xây dựng (Sống ) với một loạt các đường kính d
khác nhau.
2. Tính tổn thất thế năng riêng cho trở lực đườn ống gây ra để xác
định công suất cần thiết của bơm, vốn đầu tư xây dựng trạm bơm
(Sbơm ) ,… đối với mỗi giá trị d

3. Tính tổng vốn đầu tư xây dựng đối với từng giá trị d
4. Tính chi phí vận hành hàng năm với ống dẫn và trạm bơm, tổng chi
phí vận hành
5. Định thời hạn khấu hao, xác định được tổng chi p hí xây dựng và
vận hành

6. Xác định đường kính ống thích hợp tương ứng với giá trị cực tiểu
của tổng chi phí đầu tư A
Chọn đường kính ống dẫn
Chi phí

S/t

d
Tính trở lực trong các đường ống phức tạp
• Ống dẫn phức tạp: 3 loại
– Ống dẫn có tiết diện thay đổi đặt nối tiếp nhau
– Ống dẫn có nhánh song song
– Ống dẫn có rẽ nhánh
• Tính trở lực cho ống dẫn phức tạp phải dựa vào trường hợp đối
với các ống đơn giản
• Trong thực tế, việc tính toán ống dẫn thường nhằm giải quyết
ba nhiệm vụ:
– Xác định độ giảm áp suất (P)dọc theo ống khi đã biết
đường kính ống, chiều dài, chiều cao hình học (vị trí đặt
ống) giữa đầu và cuối ống, lưu lượng và tính chất vật lý của
chất lỏng chuyển động
– Xác định lưu lượng, Q
– Tính đường kính ống dẫn khi biết Q và P

You might also like