Ngô Minh Tiến B1203628

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 73

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN


-----------

NGÔ MINH TIẾN

SO SÁNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC


CỦA MỘT SỐ LOẠI CỎ HÒA THẢO
LÀM THỨC ĂN GIA SÚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH: HÓA HỌC

2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------

NGÔ MINH TIẾN

SO SÁNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC


CỦA MỘT SỐ LOẠI CỎ HÒA THẢO
LÀM THỨC ĂN GIA SÚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH: HÓA HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TS. NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN

2015
Trường Đại học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa học Tự nhiên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bộ môn Hóa học

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1. Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hồng Nhân


2. Đề tài: “So sánh thành phần hóa học của một số loại cỏ Hòa thảo làm
thức ăn gia súc”.
3. Sinh viên thực hiện: Ngô Minh Tiến – MSSV: B1203628
Lớp: Cử nhân Hóa học – Khóa 38
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức của LVTN:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung của LVTN ( Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ
từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện
nếu có):
......................................................................................................................
......................................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị và điểm:
......................................................................................................................
......................................................................................................................

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015


Cán bộ hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Hồng Nhân


Trường Đại học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa học Tự nhiên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bộ môn Hóa học

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN

1. Cán bộ chấm phản biện:


2. Đề tài: “So sánh thành phần hóa học của một số loại cỏ Hòa thảo làm
thức ăn gia súc”.
3. Sinh viên thực hiện: Ngô Minh Tiến – MSSV: B1203628
Lớp: Cử nhân Hóa học – Khóa 38
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức của LVTN:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung của LVTN ( Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ
từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện
nếu có):
......................................................................................................................
......................................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị và điểm:
......................................................................................................................
......................................................................................................................

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015


Cán bộ phản biện
LỜI CẢM ƠN
------------
Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn quý thầy cô thuộc bộ môn Hóa học, khoa Khoa
học Tự nhiên, trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là cô cố vấn Nguyễn Thị Diệp
Chi đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu,
luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi và các bạn trong thời gian theo học tại
trường.
Với sự biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng
Nhân đã tận tình chỉ bảo cũng như truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý
giá, tạo mọi điều kiện để giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn anh Huy, chị Linh, chị Liễu và các bạn lớp Chăn
nuôi K38 của khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã nhiệt tình hỗ trợ và
giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cám ơn tất cả các thành viên lớp Hóa học K38 đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ và
sát cánh bên tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã hết mực quan
tâm, động viên và là chỗ dựa về tinh thần vững chắc giúp cho tôi vượt qua mọi
khó khăn để hoàn thành tốt khóa học và luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày…..tháng ….. năm 2015

Ngô Minh Tiến

i
TÓM TẮT

Đề tài “So sánh thành phần hóa học của một số loại cỏ Hòa thảo làm thức
ăn gia súc” được thực hiện với mục tiêu phân tích và xác định thành phần hóa
học của 5 loại cỏ Hòa thảo dùng làm thức ăn gia súc là cỏ Voi, cỏ Lông tây, cỏ
Mồm, cỏ Sả và cỏ Setaria sphacelata. Qua đó, so sánh thành phần hóa học giữa
những loại cỏ này.
Tiến hành phân tích 5 mẫu cỏ được lấy ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại. Các
chỉ tiêu phân tích: DM, Ash, OM, CP, CF và Oxalat, Canxi, Photpho.
Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thành
phần hóa học của 5 loại cỏ (P<0,05). Trong đó, cỏ Sả có hàm lượng vật chất
khô DM (16,97%) và xơ thô CF (33,89%) cao nhất còn hàm lượng protein thô
CP thì thấp nhất (9,32%). Đặc biệt, hàm lượng độc tố Oxalat trong cỏ Setaria
(7,20%) là cao nhất và chứa ít Ca nhất (0,07%).
Kết quả phân tích cho thấy thành phần hóa học của 5 loại cỏ Hòa thảo khá
tương đồng với các nghiên cứu trước đây, tùy điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng
ở từng địa phương mà có thể lựa chọn loại cỏ phù hợp để trồng làm thức ăn gia
súc. Bên cạnh đó cũng cần chú ý với độc tố Oxalat trong các loại cỏ, đặc biệt là
cỏ Setaria sphacelata.

ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận
văn cùng cấp nào khác.

Ngô Minh Tiến

iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
TÓM TẮT .......................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... ix
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài ........................................................................................1
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
2.1 Thức ăn gia súc .............................................................................................3
Định nghĩa ................................................................................................ 3
Phân loại thức ăn gia súc .......................................................................... 3
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn gia súc ............................................ 5
2.2 Nhóm Thức ăn xanh .....................................................................................5
Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................... 5
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn xanh .............. 6
Những điểm cần chú ý khi sử dụng thức ăn xanh .................................... 6
2.3 Đại cương về cỏ Hoà thảo ............................................................................7
2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hóa học cỏ Hoà thảo...................8
Ảnh hưởng của giống ............................................................................... 8
Đất và phân bón ........................................................................................ 8
Ảnh hưởng của mùa vụ và điều kiện hàng năm ....................................... 9
Kỹ thuật trồng trọt và thu hoạch ............................................................... 9
2.5 Cỏ Sả ...........................................................................................................10
Nguồn gốc và phân bố ............................................................................ 10
Đặc điểm sinh học và sinh thái ............................................................... 10
Một số giống cỏ Sả ................................................................................. 11
Thành phần dinh dưỡng và tính năng sản xuất ....................................... 12
Thu hoạch và sử dụng ............................................................................. 13
2.6 Cỏ Voi .........................................................................................................13
Nguồn gốc và phân bố ............................................................................ 13

iv
Đặc điểm sinh học và sinh thái ............................................................... 14
Một số giống cỏ Voi ............................................................................... 15
Thành phần dinh dưỡng và tính năng sản xuất ....................................... 16
Thu hoạch và sử dụng ............................................................................. 17
2.7 Cỏ Lông tây ................................................................................................18
Nguồn gốc và phân bố ............................................................................ 18
Đặc điểm sinh học và sinh thái ............................................................... 18
Thành phần dinh dưỡng và tính năng sản suất ....................................... 19
Thu hoạch và sử dụng ............................................................................. 20
2.8 Cỏ Mồm ......................................................................................................20
Nguồn gốc và phân bố ............................................................................ 20
Đặc điểm sinh học và sinh thái ............................................................... 21
Thành phần dinh dưỡng .......................................................................... 21
Thu hoạch và sử dụng ............................................................................. 21
2.9 Cỏ Setaria Sphacelata (Cỏ Dẹp) .................................................................22
Nguồn gốc và phân bố ............................................................................ 22
Đặc điểm sinh học và sinh thái ............................................................... 22
Thành phần dinh dưỡng và tính năng sản xuất ....................................... 23
Thu hoạch và sử dụng ............................................................................. 23
2.10 Tổng quan về thành phần Oxalat, Canxi và Photpho ...............................23
Oxalat .................................................................................................... 23
Canxi ..................................................................................................... 25
Photpho ................................................................................................. 26
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 28
3.1 Phương tiện nghiên cứu ..............................................................................28
Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 28
Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 28
Phương tiện nghiên cứu .......................................................................... 28
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................29
Phương pháp lấy mẫu ............................................................................. 29
Phương pháp xác định vật chất khô ........................................................ 30
Phương pháp xác định khoáng tổng số và chất hữu cơ .......................... 32
Phương pháp xác định hàm lượng protein thô ....................................... 32

v
Phương pháp xác định hàm lượng xơ thô ............................................... 34
Phương pháp xác định hàm lượng oxalat ............................................... 35
Phương pháp xác định hàm lượng canxi ................................................ 36
Phương pháp xác định hàm lượng photpho ............................................ 38
3.3 Xử lý số liệu ................................................................................................40
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 41
4.1 Kết quả phân tích hàm lượng DM, Ash, OM, CF, CP của 5 loại cỏ ..........41
So sánh về hàm lượng vật chất khô ........................................................ 41
So sánh về hàm lượng khoáng tổng số và chất hữu cơ ........................... 42
So sánh về hàm lượng xơ thô ................................................................. 44
So sánh về hàm lượng protein thô .......................................................... 45
4.2 Kết quả phân tích hàm lượng oxalat, canxi, photpho của 5 loại cỏ............47
So sánh về hàm lượng oxalat .................................................................. 47
So sánh về hàm lượng canxi ................................................................... 48
So sánh về hàm lượng photpho .............................................................. 49
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 51
5.1 Kết luận .......................................................................................................51
5.2 Kiến nghị ....................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 52
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 55

vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn xanh so với cám ................... 6
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của một số loại cỏ Hòa thảo ...................... 8
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của cỏ Sả (tính theo % cỏ tươi) ..................... 13
Bảng 2.4: Thành phần hóa học của các giống cỏ Voi so với giống cỏ khác ... 17
Bảng 2.5: Thành phần hoá học của cỏ Voi theo độ tuổi, chiều cao ................ 17
Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng của cỏ Lông tây........................................ 19
Bảng 2.7: Sự thay đổi giá trị dinh dưỡng của cỏ Lông tây theo mùa .............. 20
Bảng 2.8: Thành phần hóa học cỏ Mồm .......................................................... 21
Bảng 2.9: Thành phần dinh dưỡng của cỏ Setaria Sphacelata ....................... 23
Bảng 2.10: Hàm lượng Oxalat trong một số loại cỏ Hòa Thảo ....................... 25
Bảng 4.1: Thành phần DM, Ash, OM, CF, CP của 5 loại cỏ .......................... 41
Bảng 4.2: Thành phần Oxalat, Canxi và Photpho của 5 loại cỏ ...................... 47

vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Các thành phần dinh dưỡng chính của thức ăn ................................. 5
Hình 2.2: Cỏ Sả................................................................................................ 10
Hình 2.3: Cỏ Voi.............................................................................................. 13
Hình 2.4: Cỏ Lông tây ..................................................................................... 18
Hình 2.5: Cỏ Mồm ........................................................................................... 20
Hình 2.6: Cỏ Setaria Sphacelata ..................................................................... 22
Hình 2.7: Cấu trúc 2D và 3D của ion oxalat ................................................... 24
Hình 3.1: Tủ sấy và tủ nung ............................................................................ 28
Hình 3.2: Cân điện tử, bộ chưng cất đạm và buret chuẩn độ .......................... 29
Hình 3.3: Máy quang phổ UV-1800 ................................................................ 29
Hình 3.4: Quy trình phân tích phỏng định của mẫu cỏ ................................... 30
Hình 3.5: Dãy chuẩn Photpho .......................................................................... 40
Hình 4.1: Hàm lượng Vật chất khô của 5 loại cỏ ............................................ 42
Hình 4.2: Hàm lượng Khoáng tổng số của 5 loại cỏ ....................................... 43
Hình 4.3: Hàm lượng Xơ thô của 5 loại cỏ ..................................................... 44
Hình 4.4: Hàm lượng Protein thô của 5 loại cỏ ............................................... 45
Hình 4.5: Hàm lượng Oxalat của 5 loại cỏ ...................................................... 48
Hình 4.6: Hàm lượng Canxi trong 5 loại cỏ .................................................... 48
Hình 4.7: Hàm lượng Photpho trong 5 loại cỏ ................................................ 49

viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DM: vật chất khô (VCK)


Ash: tro (khoáng tổng số)
OM: chất hữu cơ
CP: protein thô
CF: xơ thô

ix
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Chương 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề


Kinh tế nước ta là nền kinh tế sản xuất nông nghiệp. Trồng trọt và chăn
nuôi là hai ngành chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Trồng trọt cung cấp thức
ăn cho chăn nuôi, lương thực, thực phẩm cho xã hội. Chăn nuôi cung cấp sức
kéo cho trồng trọt và các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu
thiết yếu cho người tiêu dùng. Sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi luôn tạo
thuận lợi đáng kể cho phát triển kinh tế bền vững, góp phần gìn giữ đa dạng sinh
học.
Khi nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu sản
phẩm chăn nuôi ngày càng gia tăng đòi hỏi ngành chăn nuôi phát triển mạnh.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2012, tỷ trọng chăn nuôi
đạt 30,28% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, ngành trồng trọt
vẫn giữ vai trò chủ đạo bởi lẻ nguồn thức ăn cho chăn nuôi chủ yếu được chế
biến, sử dụng từ các sản phẩm mà ngành trồng trọt mang lại. Trồng trọt luôn
luôn gắn liền với chăn nuôi.
Để chăn nuôi phát triển đạt năng suất cao, ngoài yếu tố con giống, kỹ thuật
chăm sóc thì nguồn dinh dưỡng từ thức ăn chăn nuôi rất quan trọng. Thức ăn
cho gia súc, gia cầm đa số được tận dụng, chế biến từ các phụ, phế phẩm nông
nghiệp, các hỗn hợp thức ăn sản xuất công nghiệp,… Đặc biệt, nguồn thức ăn
xanh từ các đồng cỏ được coi trọng phát triển trước bối cảnh chăn nuôi đại gia
súc hiện nay như bò sữa, trâu, dê mang lại nguồn lợi lớn cho chăn nuôi lẫn trồng
trọt. Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014,
tổng diện tích trồng cỏ thâm canh đạt khoảng 91 nghìn ha, sản lượng khoảng
11,1 triệu tấn/năm, đáp ứng khoảng trên 10% nhu cầu thức ăn xanh cho tổng
đàn gia súc hiện nay của cả nước.
Từ thực trạng đó, thức ăn xanh ngày càng đa dạng được lai tạo, du nhập
nhiều giống, loài khác nhau để phù hợp cho tăng năng suất, chất lượng sản phẩm
của từng đàn gia súc. Với mong muốn giúp cho người chăn nuôi hiểu biết rõ
ràng và sử dụng hợp lý các loại cỏ xanh cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của
đàn gia súc, đề tài “So sánh thành phần hóa học của một số loại cỏ Hòa thảo
làm thức ăn gia súc” được thực hiện.

1.2 Mục tiêu của đề tài


Phân tích và xác định thành phần hóa học của 5 loại cỏ Hòa thảo dùng làm
thức ăn gia súc: cỏ Voi, cỏ Lông tây, cỏ Mồm, cỏ Sả và cỏ Setaria sphacelata.

1
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Các chỉ tiêu phân tích là vật chất khô (DM), khoáng tổng số (Ash), chất
hữu cơ (OM), protein thô (CP), xơ thô (CF) và Oxalat, Canxi, Photpho.
Từ kết quả phân tích, so sánh thành phần hóa học giữa 5 loại cỏ với nhau.
Qua đó, khuyến cáo cho người chăn nuôi sử dụng loại cây thức ăn phù hợp trong
khẩu phần dinh dưỡng của đàn gia súc.

2
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Thức ăn gia súc


Định nghĩa
Tất cả những gì mà con gia súc ăn vào hoặc có thể ăn vào được mà có tác
dụng tích cực đối với quá trình trao đổi chất gọi là thức ăn gia súc (Wohlbien,
1997). Theo Lê Đức Ngoan (2004), thức ăn gia súc là những sản phẩm của thực
vật, động vật, khoáng vật và các chất tổng hợp khác, mà động vật có thể ăn, tiêu
hóa, hấp thu để duy trì sự sống, phát triển và tạo ra sản phẩm.
Phân loại thức ăn gia súc
Có nhiều phương pháp phân loại thức ăn khác nhau, căn cứ vào nguồn gốc,
đặc tính dinh dưỡng, tính chất thức ăn, đương lượng tinh bột,...
Phân loại theo nguồn gốc
Căn cứ vào nguồn gốc thức ăn được chia thành các nhóm sau:
+ Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật: gồm các thức ăn xanh, thức ăn rễ, củ,
quả, thức ăn hạt các sản phẩm phụ của ngành chế biến nông sản: thức ăn xơ,
rơm rạ, dây lang, thân lá lạc, thân cây ngô các loại cám, khô dầu (do các ngành
chế biến dầu) bã bia, rượu, sản phẩm phụ. Nhìn chung, loại thức ăn này là nguồn
năng lượng chủ yếu cho người và gia súc, ngoài ra nó còn cung cấp vitamin,
protein thô, các loại vi khoáng, kháng sinh, hợp chất sinh học.
+ Thức ăn có nguồn gốc từ động vật: gồm tất cả các loại sản phẩm chế
biến từ nguyên liệu động vật như bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhộng tằm và bột
sữa. Hầu hết thức ăn động vật có protein chất lượng cao, có đủ các axit amin
thiết yếu, các nguyên tố khoáng và một số vitamin A, D, E, K, B12.., tỷ lệ tiêu
hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn động vật cao hay thấp phụ
thuộc vào cách chế biến, làm thức ăn bổ sung protein quan trọng trong khẩu
phần của gia súc gia cầm.
+ Thức ăn nguồn gốc từ khoáng chất: gồm các loại bột sò, đá vôi và các
muối khoáng khác nhằm bổ sung các chất khoáng đa và vi lượng.
Phân loại theo thành phần các chất dinh dưỡng
Phương pháp này chủ yếu dựa vào hàm lượng các chất dinh dưỡng chính
trong thức ăn: protein, lipit, gluxit, nước để chia thành các nhóm.
+ Thức ăn giàu protein: Tất cả những loại thức ăn có hàm lượng protein
thô chiếm trên 20% (tính theo vật chất khô) thì được gọi là những loại thức ăn
giàu protein.

3
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

+ Thức ăn giàu lipit: gồm các loại thức ăn mà hàm lượng lipit chiếm trên
20% (tính theo vật chất khô).
+ Thức ăn giàu gluxit: Là loại thức ăn trong đó có hàm lượng gluxit 50%
trở lên, gồm các loại hạt ngũ cốc, ngô, thóc cám, bột khoai, bột sắn. Thức ăn
này chiếm tỷ lệ rất lớn trong khẩu phần thức ăn gia súc dạ dày đơn, nó là nguồn
năng lượng dễ tiêu hóa và hấp thu mà giá thành lại rẻ.
+ Thức ăn nhiều nước: Gồm các loại thức ăn có hàm lượng nước từ 70%
trở lên.
+ Thức ăn nhiều xơ: gồm các loại thức ăn mà hàm lượng xơ thô 18% trở
lên. Loại thức ăn này là sản phẩm chế biến ngành trồng trọt, như rơm rạ, dây
lang, dây lạc.. những loại thức ăn này ít có ý nghĩa với gia súc dạ dày đơn nhưng
chiếm tỷ trọng lớn trong khẩu phần gia súc nhai lại.
+ Thức ăn giàu khoáng: gồm các loại muối khoáng, bột xương, muối ăn,
bột sò...
+ Thức ăn giàu vitamin: gồm những loại vitamin hoặc những loại thức ăn
giàu vitamin như: bột rau xanh, dầu gan cá...
+ Thức ăn bổ sung khác: gồm các loại thức ăn có nguồn gốc đặc biệt như
kháng sinh, các hợp chất chứa nitơ, các chất chống oxy hóa, các chất kích thích
sinh trưởng.
Phân loại theo đương lượng tinh bột
Theo phương pháp này, người ta phân thức ăn thành 2 loại: thức ăn tinh
và thức ăn thô.
+ Thức ăn thô: bao gồm các loại thức ăn có đương lượng tinh bột dưới
45% nghĩa là trong 100 kg thức ăn có không quá 45 kg tinh bột.
+ Thức ăn tinh: bao gồm các loại thức ăn có đương lượng tinh bột trên
45% (trong vật chất khô) như các hạt ngũ cốc, bột củ quả, các hạt khô dầu.
Trong thức ăn tinh còn phân ra thức ăn giàu protein, gluxit, lipit...
Phân loại theo toan tính và kiềm tính
Người ta căn cứ vào độ pH của sản phẩm chuyển hóa cuối cùng để chia
thức ăn thành toan hay kiềm. Thường những thức ăn có chứa nhiều P, Cl, S thì
sản phẩm cuối cùng của sự chuyển hóa mang tính axit.
Những loại thức ăn kiềm tính gồm: thức ăn xanh, củ quả, thức ăn ủ xanh...
Những loại thức ăn này thích hợp cho gia súc sinh sản, tác dụng tốt đối với kích
thích tiết sữa. Những loại thức ăn toan tính như: các hạt họ đậu và một vài loại

4
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

thức ăn giàu protein lại thích hợp với gia súc đực, gia súc đực sinh sản nhất là
trong thời gian lấy tinh.
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn gia súc
Theo Nguyễn Nhựt Xuân Dung (2013), các thành phần các dưỡng chất
chính của thức ăn thực vật và động vật như sau:

Thức ăn

Vật chất khô


Độ ẩm
(DM)

- Carbohydrat
- Lipit
Chất vô cơ Chất hữu cơ - Protein
(tro, Ash) (OM) - Axit Nucleic
- Vitamin
- Axit hữu cơ

Hình 2.1: Các thành phần dinh dưỡng chính của thức ăn

2.2 Nhóm Thức ăn xanh


Thức ăn thô xanh ở nước ta rất đa dạng và phong phú, bao gồm thân lá của
một số cây, cỏ trồng hoặc mọc tự nhiên trên cạn hoặc dưới nước và là nguồn
cung cấp thức ăn quan trọng cho gia súc ở nước ta, nhất là các nông hộ. Loại
thức ăn này chứa hầu hết các chất dinh dưỡng mà vật nuôi cần như protein, các
vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng thiết yếu và các chất có hoạt tính sinh học
cao... (Lê Đức Ngoan và cộng sự, 2004).
Thức ăn xanh là loại thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi ở trạng thái
tươi, chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần của loài nhai lại. Thức ăn xanh có thể chia
thành 2 nhóm chính gồm: cây cỏ tự nhiên và gieo trồng. Nhóm cây Hòa thảo
như: cỏ ở bãi chăn, cỏ trồng, thân, lá cây ngô... Nhóm cây họ Đậu như: cỏ stylô,
cây điền thanh, cây keo dậu... Các loại thức ăn xanh khác như: rau lấp, bèo cái,
bèo Nhật Bản, thân chuối, rau muống....
Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn xanh chứa nhiều nước, nhiều chất xơ, tỷ lệ nước trung bình 80-
90%, tỷ lệ xơ trung bình ở giai đoạn non là 2−3%, trưởng thành 6−8% so với
thức ăn tươi. Do đó, vật nuôi cần lượng lớn thức ăn xanh mới thỏa mãn nhu cầu
nhưng hạn chế dung tích đường tiêu hóa nên con vật không ăn được nhiều.

5
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Thức ăn xanh dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng cao, tỷ lệ tiêu hóa đối với
loài nhai lại là 75−80%, đối với lợn 60−70%, là loại thức ăn dễ trồng và cho
năng suất cao. Ví dụ: 1 ha rau muống cho 50−70 tấn, 1 ha bèo dâu cho 350 tấn,
1 ha cỏ voi cho 150−300 tấn chất xanh...
Thức ăn xanh giàu vitamin: nhiều nhất là caroten, vitamin B đặc biệt là
vitamin B2, và vitamin E có hàm lượng thấp. Cỏ mục túc khô có 0,15 mg B1 và
0,45 mg B2/100 g; cỏ tươi có 0,25 mg B1 và 0,4 mg B2/100g vật chất khô.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh rất thấp vì vậy giá trị
dinh dưỡng thấp (Bảng 2.1), trừ một số loại thân lá cây bộ đậu có hàm lượng
protein khá cao, một số loại cỏ giàu axit amin. Nếu tính theo trạng thái khô một
số loại thức ăn xanh có hàm lượng protein cao hơn cả cám gạo (Lê Đức Ngoan
và cộng sự, 2004).
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn xanh so với cám

Chỉ tiêu % Thức ăn nguyên dạng


Cám loại 1 Cỏ Voi Cỏ Ghi - nê Rau muống
Vật chất khô 87,6 20,0 23,3 10,6
Protein thô 13,0 1,9 2,5 2,1
Xơ thô 7,8 7,2 7,3 1,6
Lipit 12,0 0,4 0,5 0,7
(Lê Đức Ngoan và cộng sự, 2004)
Hàm lượng lipit có trong thức ăn xanh dưới 4% tính theo vật chất khô, chủ
yếu là các axit béo chưa no. Khoáng trong thức ăn xanh thay đổi tùy theo loại
thức ăn, tính chất đất đai, chế độ bón phân và thời gian thu hoạch. Nói chung,
thân lá họ đậu có hàm lượng canxi, magiê và coban cao hơn các loại họ Hòa
Thảo.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn xanh
Giống cây trồng: Theo Lê Đức Ngoan (2004), nhóm cây trên cạn có hàm
lượng vật chất khô (10−30%) lớn hơn nhóm cây thuỷ sinh (1−10%), họ hoà thảo
(2−10% protein thô so với vật chất khô) có hàm lượng protein thô thấp hơn bộ
đậu (10−30%).
Những điểm cần chú ý khi sử dụng thức ăn xanh
Cần thu hoạch cỏ đúng thời vụ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao. Nếu thu
hoạch sớm ít xơ, nhiều nước, hàm lượng vật chất khô thấp. Ngược lại nếu thu
hoạch quá muộn hàm lượng nước giảm, vật chất khô tăng nhưng chủ yếu tăng
chất xơ, còn lipit và protein giảm. Thời gian thích hợp để thu hoạch các loại rau

6
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

xanh nói chung là sau khi trồng 1−1,5 tháng, thân lá cây ngô trước khi trổ cờ,
thân lá họ đậu: thời gian ngậm nụ trước khi ra hoa.

2.3 Đại cương về cỏ Hoà thảo


Họ Hòa thảo hay Hoà bản (Graminae, Paoceae) có khoảng 700 chi, 10000
loài. Theo Camus (1923) có khoảng 124 chi và 400 loài. Đây là họ thực vật bao
gồm những cây lương thực chính của con người như lúa, lúa mì, bắp, lúa miến
và những loại cỏ làm thức ăn nuôi gia súc chủ yếu.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
sinh trưởng phát triển của cỏ Hoà thảo. Hầu hết cỏ đều sinh trưởng nhanh vào
mùa hè, ra hoa kết quả vào vụ thu và gần như dừng sinh trưởng vào mùa đông.
Đến mùa xuân cỏ Hoà thảo lại phát triển nhanh và cho nhiều lá. Cỏ Hoà thảo có
ưu điểm là sinh trưởng nhanh, năng suất cao nhưng nhược điểm cơ bản là nhanh
hoá xơ, giá trị dinh dưỡng theo đó cũng giảm nhanh (Viện Chăn Nuôi Quốc Gia,
2000).
Đặc tính thực vật của cỏ Hòa thảo (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2010): cây cỏ
thân rỗng, tròn hay dẹp, phiến lá mỏng, bẹ lá là phần dưới của lá thường ôm lấy
thân như một cái ống và thường xẻ dọc dài suốt bẹ lá. Mép lá là phần nằm giữa
phiến lá và bẹ lá, có thể là một miếng mỏng bao lấy thân hay một lóng ngắn.
Hoa của cỏ Hòa Thảo đặc sắc là ở phát hoa, đơn vị phát hoa ở đây là một gié
hoa thu ngắn lại gọi là épillets (gié hoa), mỗi gié hoa có hai vẩy ngoài gọi là
đỉnh (glumes), kế đến là hai vẩy khác gọi là trấu (glumelles), trong trấu có nhiều
hoa mọc theo hai hàng. Hoa gồm có hai vẩy gọi là Iodicule, ba tiểu nhụy và
noãn với hai vòi nhụy. Ở nhiều loài Hòa thảo đỉnh hay trấu mang một lông tơ
gọi là lông gai (arete). Trái thường không có vỏ và dính vào trấu đặc biệt gọi là
đỉnh quả. Rễ thuộc loại rễ chùm.
Nhìn chung, giá trị dinh dưỡng của cỏ Hòa thảo thấp hơn cỏ họ đậu. Hàm
lượng protein chiếm khoảng 9-10%, xơ thô 30-32% trên vật chất khô và khoáng
đa lượng, vi lượng ở cỏ đều thấp, đặc biệt là nghèo Ca, P. Tuy nhiên, nếu bón
phân đầy đủ, đúng kỹ thuật và thu hoạch giai đoạn còn non thì protein thô có
thể đạt 14-15%, xơ thô giảm còn 27-28%. Hiện nay, một số giống cỏ Hòa thảo
năng suất cao đang được sử dụng để phát triển chăn nuôi bò thâm canh, đặc biệt
là bò sữa (Lê Đức Ngoan và cộng sự, 2004).
Từ những đặc điểm trên khi sử dụng cỏ Hòa thảo cần chú ý: Cỏ trong vụ
xuân thường nhiều nước giá trị dinh dưỡng cao cần cho ăn kết hợp thức ăn thô
(rơm, cỏ khô). Trong mùa hè, cỏ sinh trưởng nhanh cần thu hoạch đúng lứa,
không để cỏ già nhiều xơ hiệu quả chăn nuôi giảm. Cỏ Hoà thảo thường thiếu

7
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

canxi và photpho, cần cho ăn phối hợp với các loại lá cây, đặc biệt là cây bộ đậu
(Viện Chăn Nuôi Quốc Gia, 2000).

2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hóa học cỏ Hoà thảo
Trong thức ăn chăn nuôi thì thành phần hóa học là yếu tố quyết định tới
chất lượng của cây thức ăn, đồng thời dưỡng chất trong cây chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố như: giống, phân bón, tuổi cỏ, mùa vụ,...
Ảnh hưởng của giống
Đối với cỏ Hòa thảo ngoài tự nhiên thì hàm lượng các chất dinh dưỡng rất
khác nhau. Có loại cỏ có tỉ lệ vật chất khô thấp như cỏ Bấc. Một số loại cỏ có
vật chất khô ở mức trung bình: cỏ Mộc Châu, cỏ Ghinê,... Một số cỏ khác lại có
lượng vật chất khô khá cao (trên 30%) như cỏ Pangola, cỏ Sâu Róm
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của một số loại cỏ Hòa thảo

Chỉ tiêu % Thức ăn nguyên dạng


Cỏ Bấc Cỏ Mộc Châu Cỏ Ghinê Cỏ Pangola
DM 13,10 23,88 21,00 35,60
CP 2,10 2,54 2,7 2,30
CF 3,90 8,67 7,50 11,60
Ash 1,40 2,03 1,70 2,70
(Viện Chăn Nuôi Quốc Gia, 1995; DM: vật chất khô, Ash: khoáng tổng số, CP: protein thô,
CF: xơ thô)
Như vậy, đối với mỗi loại cây thức ăn khác nhau thì có thành phần hóa
học khác nhau. Thành phần hóa học của cây thức ăn phụ thuộc vào từng giống
cây trồng.
Đất và phân bón
Đất mầu mỡ, giàu mùn, N, P, K cỏ sinh trưởng tốt, năng suất cao, còn
nghèo dinh dưỡng thì ngược lại. Độ pH của đất cũng ảnh hưởng lớn tới cỏ, đa
số cỏ hoà thảo ưa đất trung tính và chua nhẹ, ở đất chua hoặc kiềm cỏ sinh
trưởng kém cho năng suất thấp. Ngoài ra pH còn ảnh hưởng tới sự hấp thu các
muối vô cơ của cây như: Bo, Clo, Coban, Đồng... Đất có hàm lượng dinh dưỡng
tốt thì cung cấp đủ các chất khoáng cho cây trồng qua đó cung cấp khoáng cho
gia súc.
Phân bón và vôi là hình thức cung cấp mùn, N, P, K, Ca cho đất và nâng
cao độ pH đất, làm cho đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng trở lại, từ đó tăng khả
năng sinh trưởng và nâng cao năng suất của cỏ. Bón phân sẽ làm thay đổi tỷ lệ

8
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

các chất dinh dưỡng và giá trị dinh dưỡng của cỏ, đặc biệt khi bón phân đạm sẽ
làm tăng tỷ lệ protein trong cỏ là rõ nét nhất.
Theo Từ Trung Kiên (2007), khi sử dụng phân bón P.K và N.P.K làm tăng
năng suất lên tương ứng là 30 và 70%. Phân bón P.K rải 1 lần trong năm có tác
dụng cả năm làm tăng năng suất so với không bón phân. Ngược lại, sự mất Nitơ
chỉ xảy ra ngay sau khi bón phân một thời gian ngắn. Chính vì vậy, người ta sử
dụng đạm một cách hợp lý bằng cách bón rải ra sau các lứa cắt, chu kỳ chăn thả
để làm cân bằng năng suất cỏ trong năm để khắc phục tình trạng năng suất kém
do điều kiện thời tiết gây nên.
Ảnh hưởng của mùa vụ và điều kiện hàng năm
Ảnh hưởng của mùa vụ là ảnh hưởng tổng hợp các nhân tố như ánh sáng,
nhiệt độ, ẩm độ. Mùa vụ tác động khác nhau lên ẩm độ đất và không khí khác
nhau. Mùa mưa thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ, ẩm độ đất và không khí cao
cây sinh trưởng nhanh, sản lượng cỏ trong mùa mưa có thể đạt 75% tổng sản
lượng cả năm. Mùa khô ngược lại thời gian chiếu sáng ngắn, cường độ chiếu
sáng yếu, nhiệt độ, ẩm độ đất và không khí thấp làm cho cỏ sinh trưởng kém.
Điều kiện hàng năm: Các năm có khí hậu thời tiết khác nhau cây cỏ sẽ sinh
trưởng và phát triển khác nhau. Nếu mùa mưa đến muộn thì cây tái sinh muộn,
sinh trưởng chậm và ngược lại. Nếu khí hậu khô hanh và ít mưa thì có thể dẫn
tới giảm sản lượng 2-3 lần, nhưng nếu điều kiện thuận lợi thì có thể tăng 2-4 lần
(Đào Thị Hồng Vân, 2010).
Mùa vụ hay yếu tố khí hậu tác động làm cho khả năng tổng hợp chất dinh
dưỡng của cỏ từ đất cũng thay đổi, từ đó làm ảnh hưởng tới thành phần hóa học
của cỏ. Yếu tố mùa vụ thường làm ảnh hưởng tới thành phần các vật chất dinh
dưỡng trong cỏ và ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa được của cỏ. Khi nhiệt độ
môi trường càng tăng, thì khả năng tiêu hóa được của cỏ càng giảm (Từ Trung
Kiên, 2011).
Kỹ thuật trồng trọt và thu hoạch
Ngoài yếu tố đất đai, khí hậu thì kỹ thuật trồng và thu hoạch cây thức ăn
đúng thời vụ, đúng mật độ, đúng thời gian, lứa cắt là yếu tố cần thiết đảm bảo
năng suất, thành phần các chất dinh dưỡng trong cây.
Theo Từ Trung Kiên (2011), khi cắt cỏ càng non thì tỷ lệ vật chất khô càng
thấp nhưng tỷ lệ protein cao, tỷ lệ xơ ít hơn và cỏ có giá trị dinh dưỡng cao hơn.
Khi khoảng cách cắt cỏ (tuổi cỏ) càng tăng thì tỷ lệ vật chất khô tăng, tuy nhiên,
tỷ lệ xơ lại tăng cao, nên làm giảm giá trị của cỏ, đồng thời tỷ lệ protein trong

9
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

cỏ cũng giảm dần. Vì vậy nên thu hoạch cỏ Hòa thảo lúc sắp ra hoa hoặc đã ra
hoa khoảng 5% tổng số cây trên đồng cỏ.

2.5 Cỏ Sả
Cỏ Sả hay cỏ Ghinê có tên khoa học: Panicum maximum

Hình 2.2: Cỏ Sả
Nguồn gốc và phân bố
Nguồn gốc
Cỏ Sả còn gọi là cỏ Nghệ An, có nguồn gốc ở Châu Phi và phân bố rộng
rãi ở các nước nhiệt đới, á nhiệt đới trên thế giới. Ở nước ta cỏ Sả đã được trồng
đầu tiên vào những năm 1960 ở vùng Phủ Liên (Hải Phòng) để làm cỏ chăn
nuôi, rồi sau đó cỏ lan tràn khắp mọi nơi và trở thành cỏ tự nhiên được trồng ở
nhiều vùng trong cả nước (Nguyễn Thiết, 2012).
Phân bố
Hiện nay, cỏ Sả được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới
như: các nước Nam Mỹ, phía Tây Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Ở nước ta
cỏ Sả được đưa vào Nam Bộ năm 1975, cỏ mọc nhiều ở vùng đất đỏ Badan Tây
Nguyên và phát triển tốt ở vùng Đắk Lắk, Lâm Đồng, ở phía Bắc vùng Nghệ
An, đặc biệt là huyện Nghi Lộc vẫn giữ tập quán trồng cỏ Sả từ bấy lâu và được
nhân giống đi khắp nơi với tên cỏ Nghệ An.
Đặc điểm sinh học và sinh thái
Theo Đào lệ Hằng (2008), cỏ Sả là loại thân bụi cao, trồng lưu niên với
chiều cao từ 60-200 cm, có thân nhánh bò ngắn. Phiến lá rộng 35 mm, dài 12-
40 cm, bẹ lá mọc quanh gốc có màu tím, bẹ và lá có lông nhỏ màu trắng. Những
lá phía trên và bẹ lá dài nên không che nắng những lá dưới. Lá có khả năng xoay
theo chiều nắng nên có thể trồng ghép, trồng dưới tán mà không hề lo cây kém
phát triển. Cụm hoa hình chuông, có lớp lông nhỏ và mịn. Bộ rễ nhiều nhánh và
10
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

phát triển mạnh. Cỏ Sả phát triển tạo thành từng cụm như một hình phễu có thể
hứng nước mưa nên khả năng chịu hạn khá cao, có thể chịu đựng 6-7 tháng khô.
Cỏ Sả có tốc độ phát triển rất nhanh (chỉ đứng sau cỏ Voi), năng suất xanh
đạt 80-250 tấn/ha/năm. Hàm lượng vật chất khô trong 1 kg chất xanh trung bình
từ 22-25%, đạm thô từ 7-9%. Hàm lượng xơ thô từ 28-35%.
Nhìn chung, cỏ Sả có nhiều đặc tính quý như sinh trưởng nhanh, mạnh,
năng suất cao, khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu bóng tối, dễ trồng, sống được
trên nhiều loại đất khác nhau và còn phát triển tốt cả trên đồi núi cao 2500 m.
Song đất tốt nhất cho cỏ Sả là loại đất màu mỡ, phù sa, giàu canxi và pH khảng
5,5-6; nhiệt độ thích hợp là 16-280C. Cỏ có thể trồng bằng cả hạt và thân hom.
Cỏ Sả có bộ rễ khỏe, ăn sâu nên có khả năng chịu hạn tốt hơn cỏ Voi. Cỏ
Sả thích hợp với những vùng có lượng mưa từ khoảng 890 mm trở lên. Giống
như cỏ voi, cỏ Sả có khả năng chịu úng kém vì vậy thích hợp với những vùng
có khả năng thoát nước tốt. Cỏ Sả có khả năng chịu bóng tốt nên có thể trồng
được dưới tán cây to hoặc cây bụi.
Song, cỏ Sả có khả năng thích hợp với nhiều loại đất nhưng cỏ phát triển
tốt nhất ở những vùng đất có độ màu mỡ từ trung bình trở lên. Nhưng có khả
năng thích hợp với nhiều loại đất khác nhau như: những vùng đất dốc, nhiều đá
nhưng không cho năng suất cao, phù hợp với chân ruộng cao, đất pha cát, giàu
dinh dưỡng, từ trung tính đến độ chua nhẹ. Cỏ Sả có khả năng cạnh tranh với
các loại cỏ dại và khả năng chịu giẫm đạp tốt. Nhiều nơi, người ta trồng cỏ Sả
để chăn thả. Nhưng tốt nhất nên chăn thả gia súc khi cỏ cao từ 15-22 cm.
Giá trị dinh dưỡng của cỏ Sả rất cao khi cây cỏ còn non, nhiều lá và sẽ
giảm sút nhanh chóng theo lứa tuổi của cỏ, thu hoạch muộn, thân hóa gỗ, giảm
chất lượng vả giảm ngon miệng đối với gia súc. Thời gian trồng tốt nhất là vào
đầu mùa mưa (bảo đảm tỷ lệ sống cao). Trồng một lần, thu hoạch trong 4–5
năm. Có thể cho vật nuôi ăn tươi hoặc phơi khô, ủ chua.
Một số giống cỏ Sả
Một số giống cỏ Sả phổ biến: P. maximum TD58, P. maximum Common,
P. maximum CIAT673, P. maximum Harmil... Nước ta đang trồng phổ biến
giống TD58 (Đào Lệ Hằng, 2008).
Cỏ Sả TD 58 (Panicum maximum TD 58)
Là một dòng cỏ Sả có lá màu xanh sẫm, thân và gốc màu xanh tím, hạt có
màu xanh tím, được trồng rất nhiều ở Thái Lan, nhất là vùng Đông Bắc. Cỏ có
thể sống sót được ở những vùng có mùa khô kéo dài nhưng phát triển tốt ở
những vùng có mùa khô ngắn hoặc không có mùa khô. Cỏ phát triển tốt ở những

11
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

vùng đất tốt và được bón phân. Cỏ có khả năng tái sinh rất nhanh. Cỏ Sả TD 58
được đưa vào Việt Nam từ năm 1995. Cỏ dễ thích nghi, dễ trồng, cho năng suất
chất xanh cao, chất lượng tốt, gia súc ăn ngon miệng. Đặc biệt thân lá rất mềm,
tỉ lệ lá/thân khoảng 65%, ra bông một lần trong năm vào khoảng tháng 10, dễ
thu hạt và cho năng suất hạt cao, chất lượng hạt tốt. Năng suất chất xanh của cỏ
đạt 170-220 tấn/ha (mùa mưa), thâm canh có thể đạt tới 300–320 tấn/ha/năm,
năng suất hạt đạt 300-350 kg/ha. Cỏ có thể nhân giống bằng hạt và bằng thân
gốc đều tốt.
Cỏ Sả Common và Ciat 673 (P. cv common và P. cv Ciat 673)
Cỏ này lá màu xanh, gốc, thân và hạt màu xanh đậm. Cỏ được đưa vào
nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi Sông Bé từ năm
1993 đến năm 1996 chính thức phát triển 2 dòng cỏ này ra sản xuất. Năng suất
cỏ thu được trung bình trong mùa mưa là 140-170 tấn/ha. Trồng thâm canh có
thể đạt 180-200 tấn/ha. Cỏ Common và Ciat 673 có thân lá mềm, bẹ lá to, tỷ lệ
lá/thân khoảng 60%, có tính ngon miệng cao nên gia súc thích ăn. Cỏ thường ra
bông nhiều lần trong năm nên có thể thu hạt nhiều lần, năng suất hạt cao từ 250-
300kg/ha, hạt chắc nhiều và tỷ lệ nảy mầm cao. Đặc điểm ra bông nhiều lần
trong năm cũng là một hạn chế của giống cỏ này vì khi cỏ ra bông chất lượng
cỏ giảm đi rất nhanh.
Cỏ Sả K280
Là giống cỏ Sả thân thấp lá nhỏ, năng suất thấp hơn các giống kể trên
nhưng có khả năng phát triển ở những vùng đất ít màu mỡ. Đặc điểm nổi bật
của cỏ Sả K280 là khả năng chịu hạn tốt, có bộ rễ ăn sâu, chịu giẫm đạp, có lá,
thân nhỏ và mềm. Cỏ thích hợp với những vùng đất đồi, ít dinh dưỡng và có
mùa khô kéo dài.
Thành phần dinh dưỡng và tính năng sản xuất
Năng suất trung bình trong khoảng từ 150-200 tấn/ha/năm, trồng thăm
canh có thể đạt 280-300 tấn/ha/năm. Lứa đầu thu hoạch khi thảm cỏ trồng được
60 ngày tuổi, các lứa tái sinh thu hoạch sau khi thảm cỏ cao 45-60 cm. Phần gốc
để lại là 10-15cm, có thể cắt 8-9 lứa/năm. Cỏ Sả phát triển nhanh vào mùa mưa
và đây là một trong những loài có thể thay thế cỏ Pangola vì giữ được năng suất
đáng kể dù độ ngon miệng có kém hơn (Nguyễn Thiện, 2002).

12
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Bảng 2.3: Thành phần hóa học của cỏ Sả (tính theo % cỏ tươi)
Chỉ tiêu DM CP CF Ash

Cỏ Sả 23,30 2,47 7,30 2,40


Cỏ Sả 25 ngày 20,03 1,91 6,74 2,28
Cỏ Sả 50 ngày 19,96 2,15 6,85 2,46
Cỏ Sả K-280 23,98 4,27 8,27 1,41
Cỏ Sả K-280 30 ngày 13,20 2,02 4,22 1,03
(Lê Đức Ngoan và cộng sự, 2004)

Thu hoạch và sử dụng


Sau khi trồng khoảng 60-75 ngày thu hoạch lứa đầu và cắt lứa sau cách từ
30-45 ngày, không để già. Thu hoạch bằng cách cắt toàn bộ và cao 10 cm so với
mặt đất (Vũ Duy Giảng, 2008). Cỏ Sả có thể dùng để chăn thả hay thu cắt làm
cỏ xanh hoặc khô hoặc ủ chua. Chu kỳ sử dụng dài tới 6 năm, phụ thuộc vào
chế độ sử dụng. Có thể trồng xen với keo dậu, Stylo để làm tăng giá trị dinh
dưỡng của hỗn hợp cỏ.

2.6 Cỏ Voi
Tên khoa học là: Pennisetum purpuretum

Hình 2.3: Cỏ Voi


Nguồn gốc và phân bố
Cỏ Voi có nguồn gốc từ Nam Phi, phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới
trên thế giới. Cỏ Voi được nhập vào nước ta từ rất lâu và được trồng ở miền Bắc
năm 1908, với tên gọi khác là cỏ Huế. Cỏ Voi có nhiều giống như Bela Vista,
Napier, Mott,…Giống phổ biến nhất và cho năng suất cao là giống lai giữa
P.purpureum và P.glaucum có tên là King, có nơi gọi là King grass, trồng nhiều

13
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

ở Indonesia. Giống cỏ Voi lai cao sản khác nữa là Floria napier trồng nhiều ở
Philippine.
Cỏ Voi là giống cỏ chủ lực được trồng để nuôi trâu bò và là cỏ cao sản đầu
tiên của nước ta. Hiện nay, cỏ Voi được trổng ở nhiều nơi: Ba Vì (Hà Tây), Đức
Trọng (Lâm Đồng), xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh,... Theo Lê Đức
Ngoan (2006), cỏ Voi là một trong những giống cỏ cho năng suất chất xanh cao
nhất trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam.
Đặc điểm sinh học và sinh thái
Cỏ Voi là loại cỏ lâu năm. Thân đứng cao từ 2–4 m, nhiều đốt, những đốt
gần gốc thường ra rễ, hình thành cả thân ngầm phát triển thành búi to, lá hình
dải có mũi nhọn ở đầu, bẹ lá dẹp ngắn và mềm có khi dài tới 30 cm, nhiều lá và
còn giữ được lá xanh khi cây đã cao. Thích hợp cho việc thu cắt làm thức ăn
trực tiếp cho vật nuôi hay ủ chua bảo quản.
Cỏ Voi chịu được khô hạn, giai đoạn sinh trưởng chính trong mùa hè khi
nhiệt độ, độ ẩm cao. Sinh trưởng chậm trong mùa đông. Cỏ Voi thích hợp với
đất giàu dinh dưỡng, ưu đất tốt. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng
mạnh 25–400C, thấp nhất là 150C. Không chịu được bóng râm, ngập úng, hạn
nắng và mùa khô kéo dài.
Năng suất thường từ 100-300 tấn/ha/năm. Ở đất không tưới nước trong 3
năm liền cắt với tuổi 40 ngày không hề giảm năng suất 12,8-16 tấn/ha/lứa cắt
(Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2007). Cỏ voi có thể sinh trưởng ở những vùng cao
tới 2000 m so với mực nước biển. Thích hợp nhất với đất giàu dinh dưỡng có
tầng canh tác sâu, pH khoảng 6-7, khi độ cao tăng lên thì năng suất chất xanh
giảm dần. Ở những vùng ẩm độ cao, lượng mưa khoảng 1500 mm/năm cỏ phát
triển mạnh (Nguyễn Thiện, 2003).
Cỏ Voi sống và phát triển bình thường trong môi trường bùn nạo vét, bị ô
nhiễm các kim loại nặng (Cr, Cu, Zn). Đối với đất pha cát và đất thịt tương đối
khô hay hơi ẩm, cỏ Voi có thể thích ứng nhưng không chịu ngập nước. Phải thu
cắt thường xuyên để duy trì tỷ lệ lá cho gia súc ăn ngon miệng.
Trồng một lần khai thác được nhiều năm. Chất lượng cỏ rất tốt, bò thích
ăn vì cỏ chứa nhiều đường, ngọt. Tuy nhiên, nếu không thu cắt kịp thời thân hóa
gỗ cứng, giảm độ ngon miệng và tỉ lệ tận dụng thấp. Điểm bất lợi nữa của cỏ
Voi là không sử dụng máy cắt cỏ thông thường mà phải chặt bằng tay, khi cho
bò ăn phải băm chặt ngắn.

14
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Một số giống cỏ Voi


Cỏ Voi VA06 (Pennisetum purpureum)
Tên gọi ở một số nước Napier, Herbe, Napier grass, Elephant grass,
Uganda grass, Schumach, Herbe d’elephant,… Theo Nguyễn Thiện (2003) và
Đào lệ Hằng (2008), cỏ Voi thuộc họ Hoà Thảo, là cây lâu năm có các đặc điểm
như: Thân đứng có thể cao từ 4–6 m, nhiều đốt như mía mọc thành bụi, những
đốt gần gốc thường ra rễ và hình thành cả thân ngầm phát triển thành bụi to, rễ
phát triển mạnh, ăn sâu có khi tới 2 m. Lá hình dải có mũi nhọn ở đầu, nhẵn, bẹ
lá dẹt, ngắn và mềm có khi dài đến 30 cm, rộng 2 cm. Hoa chùm hình chuỳ
giống đuôi chó, màu vàng nhạt.
Theo Lê Đức Ngoan và cộng sự (2006), tỷ lệ thân lá trên toàn cây biến
động rất lớn. Phần thân và lá chiếm khoảng 58% các phần ngầm dưới đất chiếm
khoảng 42%. Tỷ lệ lá giảm dần khi tăng tuổi cây (từ 66 đến 30% khi cỏ từ 2 đến
12 tuần tuổi), cỏ tái sinh nhanh lúc 30 ngày tuổi có thể đạt độ cao 120 cm.
Cỏ Voi VA06 đạt năng suất bình quân 500 tấn/ha/năm, khi thâm canh có
thể đạt 1000 tấn/ha/năm, thu hoạch nhanh, sau khi trồng 45 ngày có thể thu
hoạch lứa đầu tiên và 1 năm có thể thu hoạch được 8−10 vụ.
Cỏ Voi VA06 được dùng làm thức ăn chăn nuôi, sản xuất nhiên liệu sinh
học, nguyên liệu cho các ngành thủ công mỹ nghệ (các sản phẩm đan lát); bảo
vệ môi trường và làm đẹp cảnh quan các vùng sinh thái; chống xói mòn đất, giữ
cát, chống cát bay; dùng để nuôi nấm ăn và nấm dược liệu; làm nguyên liệu
trong các ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (sản xuất giấy và
ván nhân tạo,..).
Cỏ Voi tím (Pennisetum purpureum “prince”)
Theo Hanna et al., (2008) thì cỏ Voi tím (cỏ Florida) có 2 giống:
Pennisetum purpureum “prince” còn gọi là cỏ hoàng tử và Pennisetum
purpureum “princess” cỏ công chúa. Là loài thực vật có sức sống mãnh liệt, nó
nhảy 40 chồi trên 1 năm trong điều kiện không ẩm ướt và nếu đất ẩm thì số chồi
nhảy ra gấp đôi.
Cỏ Voi tím thuộc loài pennisetum purpureum “prince”. Chiều cao từ
94−200 cm trong những điều kiện khác nhau, chiều cao trung bình 159 cm. Độ
rộng bụi từ 66–259 cm, trung bình đạt được 157 cm. Tán lá 138−259 cm, trung
bình 186cm. Chiều dài lá 84–86 cm tùy điều kiện môi trường, trung bình 84 cm.
Độ rộng của lá 29–35 cm, trung bình là 31 cm. lúc ban đầu lá cỏ Voi xuất hiện
màu tím ở phần gân lá và phiến lá có xen lẫn giữa màu tím và màu xanh. Sau

15
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

đó xuất hiện màu tím trên cả phiến và gân lá. Phiến lá thì phẳng hẹp nhọn đầu,
không có cuốn. Chỗ tiếp xúc của lá và thân có lông dài 20 mm.
Cỏ Voi ngọt (Sweet Jumbo)
Đây là giống cỏ cao lương ngọt được trồng phổ biến ở Australia, hiện đang
được nhân rộng ở Việt Nam vì dễ trồng, dễ chăm sóc và cho năng suất cao
(35−40 tấn/lần cắt), chất lượng tốt (hàm lượng đạm đạt 20% khi cây cao 1m),
thích hợp cho nhiều loại đại gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa dưới dạng ăn
tươi, phơi khô dự trữ hoặc ủ chua lên men. Cỏ Sweet Jumbo sớm cho thu hoạch
(sau gieo 5 tuần), tái sinh nhanh (25−28 ngày/lứa) nên cho sản lượng rất cao từ
250−400 tấn/ha/năm.
Cỏ có thể được gieo trồng quanh năm trên nhiều loại đất khác nhau có tưới
tiêu chủ động, pH đất thích hợp từ 5,5−7,0. Nên cày bừa kỹ, bón lót phân chuồng
hoai (nếu có) và phân hóa học: 50 kg urê + 50 kg DAP + 3 kg KCl cho mỗi ha.
Gieo theo hàng, các hàng cách nhau 60−80 cm, sâu 2−4cm.
Thời điểm thu hoạch tốt nhất khi cây cao 90−100 cm. Có thể cắt cỏ cho ăn
tươi theo kiểu nhốt chuồng hoặc làm cỏ khô, ủ chua lên men làm thức ăn dự trữ
mùa đông hay chăn thả trên ruộng đều được. Khi thu hoạch, cần chừa lại gốc
cao 15−20 cm và nhặt sạch lá già, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khả
năng tái sinh của cỏ. Sau 5−6 lứa cắt nếu thấy cỏ tái sinh yếu, nên cày phá bỏ
trồng lại giống mới bằng hạt hoặc bằng hom (thân) như trồng mía.
Thành phần dinh dưỡng và tính năng sản xuất
Cỏ Voi thuộc nhóm cây tổng hợp chuỗi 4 carbon (C4) có khả năng thâm
canh cao. Trong điều kiện thuận lợi đạt 25-30 tấn chất khô/hecta/năm với 7-8
lúa cắt. Năng suất có thể đạt cao hơn nếu đáp ứng đủ phân bón và nước. Hàm
lượng protein thô trung bình 100 g/kg chất khô. Khi thu hoạch 30 ngày tuổi,
lượng protein thô đạt 127 g/kg chất khô. Lượng đường ở cỏ Voi trung bình 70-
80 g/kg chất khô (Viện Chăn Nuôi Quốc Gia, 2000).
Theo Nguyễn Thiện (2002), cỏ Voi có thành phần dinh dưỡng cao hơn
nhiều so với các loại cỏ Hòa Thảo khác. Trong 1 kg cỏ tươi có 168 g chất khô,
protein thô 95-110 g/kg chất khô, xơ thô 45 g, canxi 0,6 g, photpho 0,7 g và
năng lượng trao đổi 320 Kcal.

16
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Bảng 2.4: Thành phần hóa học của các giống cỏ Voi so với giống cỏ khác
Tính theo % DM
Chỉ tiêu
Cỏ Voi VA06 Cỏ Voi Cỏ Sả Cỏ Voi Ngọt
CP 12,76 11,97 11,36 14,26
Ash 9,84 10,37 10,21 9,03
Glucose 11,71 10,08 6,98 15,52
ADF 30,83 31,73 37,60 28,22
(Trung Tâm Khuyến Nông Vĩnh Long, 2007)

Trung bình giá trị dinh dưỡng mỗi lần cắt gia tăng khi chiều cao cỏ tăng
cùng mức phân bón. Hàm lượng xơ thô, xơ trung tính (NDF), xơ axit (ADF),
cellulose và calcium chịu ảnh hưởng bởi chiều cao cỏ lúc thu hoạch. Trong khi
tro, protein thô, hemicellulose và photpho chịu ảnh hưởng bởi chiều cao cỏ lẫn
mức độ phân bón.
Bảng 2.5: Thành phần hoá học của cỏ Voi theo độ tuổi, chiều cao
Tính theo % DM
Đặc điểm
DM CP CF Ash
Tươi, độ cao 80 cm (Tanzania) 20,0 9,0 28,6 14,8
Tươi, độ cao 240 cm (Tanzania) 25,0 7,2 36,1 12,4
Tươi, 8 tuần tuổi (Malaysia) 19,5 9,7 33,3 16,4
Tươi 8 tuần tuổi, 135 cm (Thailand) 18,3 8,7 32,8 10,9
Tươi 10 tuần tuổi 150 cm (Thailand) 18,5 6,5 33,0 14,1
(FAO – Thức ăn gia súc nhiệt đới, 1993)

Thu hoạch và sử dụng


Sau khi trồng 28-30 ngày làm thức ăn xanh cho lợn, thỏ; khi sử dụng cho
bò thì thu hoạch ở 40-45 ngày. Khoảng cách giữa những lần cắt tiếp theo là 30-
45 ngày. Mỗi lần thu hoạch cắt gốc ở độ cao 5 cm trên mặt đất và cắt sạch,
không để lại mầm cây, để cho cỏ mọc lại đều. Cứ sau mỗi lần thu hoạch, cỏ ra
lá mới lại tiến hành bón thúc bằng đạm urê.
Ở nước ta thường sử dụng các giống cỏ Voi thân mềm như cỏ Voi Đài
Loan, Selection I, các giống King grass. Có thể dùng cỏ Voi cho gia súc nhai
lại ở dạng tươi hay ủ chua để dự trữ cho những thời điểm khan hiếm thức ăn thô
xanh (Phùng Quốc Quảng, 2002).

17
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

2.7 Cỏ Lông tây


Tên khoa học là: Brachiaria mutica

Hình 2.4: Cỏ Lông tây


Nguồn gốc và phân bố
Cỏ Lông tây có nguồn gốc ở Nam Mỹ, châu Phi và phân bố nhiều ở các
nước nhiệt đới. Cỏ này được đưa vào Nam bộ năm 1875 và Trung bộ năm 1930
rồi sau đó ra Bắc bộ. Hiện nay được sử dụng ở nhiều nơi và là một trong các
loại cỏ Hòa thảo tốt ở nước ta.
Cỏ Lông tây có tên gọi khác là cỏ Lông para. Ở Ấn Độ người ta gọi cỏ
Lông tây là cỏ nước hay cỏ trâu vì nó ưa nước và sinh trưởng nhanh trong vùng
đầm lầy. Loại cỏ này có mặt ở nước ta từ lâu, có khả năng chịu ngập úng, thích
ứng với vùng mưa nhiều, kênh, rạch và bãi ven sông. Cỏ Lông tây hiện mọc
hoang dã ở nhiều nơi nhất là dọc theo các con sông ngắn ở Trung Bộ và Bắc
Bộ. Thân và lá cỏ Lông tây mềm nên trâu bò rất thích ăn.
Đặc điểm sinh học và sinh thái
Cỏ Lông tây thuộc họ Hòa thảo lâu năm thân bò, mặt trên và dưới lá có
nhiều lông tơ mịn. Cây có thể cao tới 1,5 m, rễ nhiều, tuy nhiên bộ rễ không
phát triển quá độ sâu 75 cm. Thân cứng, to, rỗng ruột, đốt dài 10−15 cm, mắt
hai đầu đốt có màu trắng xanh và có khả năng đâm chồi. Lá dài 10-20 cm, rộng
1-1,5 cm, đầu nhọn như hình tim ở gốc, phẳng và có ít lông ở dưới, mép lá sắc.
Bẹ lá dẹp, có khía rãnh, có lông trắng mềm, lưỡi bẹ ngắn.
Theo Nguyễn Thiện (2002), Cỏ Lông tây thuộc cỏ lâu năm, ưa nhiệt độ
nóng ẩm, nhiệt độ tối thiểu để cỏ có thể sống là 80C, vì vậy cỏ sinh trưởng tốt
trong mùa hè, nhiệt độ sinh trưởng trung bình thích hợp 210C. Cỏ có thể sinh
trưởng ở những vùng cao tới 1000 m so với mực nước biển, thích hợp với những
vùng có lượng mưa cao nhưng có thể tồn tại ở những vùng có lượng mưa thấp

18
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

500 mm/năm. Phát triển mạnh ở những nơi đất bùn lầy, chịu được ngập nước
(tới 60 cm) chứ không chịu được hạn, cỏ thường xuất hiện ở các bờ sông, suối,
cống rãnh. Tại những nơi này cỏ mọc rất khỏe và nhanh chóng lấn át cỏ dại. Cỏ
có thể sinh trưởng ở đất đỏ, đất mặn, đất phèn nhưng ưa đất phù sa, đồng bằng.
Cỏ Lông tây là cây cỏ nửa nước, nửa cạn, và có thể sống được ở những nơi nước
chảy.
Cỏ Lông tây không chịu được giẫm đạp, do vậy nên chỉ trồng để thu cắt
và cho ăn tại chuồng. Đặc biệt, so với một số giống cỏ khác, cỏ Lông tây có khả
năng phát triển tốt vào vụ Đông Xuân nên là cỏ Hòa Thảo chính được trồng
cung cấp thức ăn xanh cho gia súc vào vụ này (Đào Lệ Hằng, 2008).
Thành phần dinh dưỡng và tính năng sản suất
Lá cỏ Lông tây có tính ngon miệng cao nhưng khi cỏ già thì tính ngon
miệng giảm rõ rệt. Giá trị dinh dưỡng của cỏ Lông tây là khá cao (protein thô =
12−16% sinh khối khô). Tuy nhiên, cỏ Lông tây lại có hàm lượng nước cao,
lượng chất khô ăn vào của gia súc có thể giảm và có thể lẫn ấu trùng của các
loài ký sinh trùng. Phương pháp đơn giản nhất để khắc phục là phơi nắng cho
giảm hàm lượng nước và tiêu diệt ấu trùng.
Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng của cỏ Lông tây
Tính theo % DM
Đặc điểm cây
DM CP CF Tro
Tươi, 6 tuần tuổi 29,5 14,2 26,6 12,4
Tươi, 10 tuần tuổi 39,8 13,2 29,4 12,0
Tươi, 14 tuần tuổi 36,3 11,9 28,5 11,3
Khô, 35 ngày - 10,9 30,5 8,7
Khô, 45 ngày - 12,0 27,3 10,7
Khô, 55 ngày - 10,4 27,9 9,9
Tươi, giữa ra hoa 29,0 9,4 30,8 9,9
Tươi, giữa ra hoa 29,0 9,4 30,8 9,9
(Nguyễn Thiện, 2002)
Năng suất cỏ thay đổi theo từng vùng đất khác nhau, trung bình đạt từ
80−200 tấn/ha/năm. Cụ thể ở Brazil, cỏ trồng ở điều kiện thuận lợi năng suất
đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt (Nguyễn Thiện, 2002).

19
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Độ ẩm của đất có ảnh hưởng đến năng suất của cỏ. Ở vùng có độ ẩm từ
20−28%, sản lượng đạt từ 103−207 tấn/ha, còn độ ẩm từ 15−20% thì đạt từ
40−50 tấn/ha (Nguyễn Đăng Khôi và Dương Hữu Thời, 1981).
Bảng 2.7: Sự thay đổi giá trị dinh dưỡng của cỏ Lông tây theo mùa
Mùa 4 tuần 5 tuần 6 tuần
CP CF CP CF CP CF
Mưa 11,69 24,10 11,19 25,70 8,00 25,40
Khô 6,49 23,50 6,48 23,70 5,60 24,40
(Nguyễn Thiện, 2002)
Thu hoạch và sử dụng
Cỏ Lông Tây không chịu được giẫm đạp do vậy chỉ nên trồng để thu cắt
làm thức ăn xanh cho ăn tại chuồng hay ủ chua hoặc dùng để chăn thả gia súc
luân phiên, cắt lứa đầu 45−60 ngày sau khi gieo, các lứa sau cắt cách nhau 30−35
ngày, cắt 5−10 cm cách mặt đất. Cỏ trồng 1 lần có thể sử dụng đến 4−5 năm
(Vũ Duy Giảng, 2008). Cỏ còn là nguồn phân xanh cho kết quả rất tốt trên các
vùng trồng dứa và cạnh tranh rất khỏe với cỏ dại mọc lan trên mặt nước rất dày.

2.8 Cỏ Mồm
Cỏ Mồm có tên khoa học: Hymenachne acutigluma

Hình 2.5: Cỏ Mồm


Nguồn gốc và phân bố
Cỏ Mồm phân bố miền bắc Australia, Papua New Guinea, Assam, Burma,
Malaysia, Polinesia và Việt Nam. Cỏ Mồm phân bố rộng ở vùng nam Á và bắc
Australia. Ở nước ta, Cỏ Mồm mọc tự nhiên trong vùng đất thấp dù bị ngập lụt
theo mùa nên dễ phân bố rộng rãi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với một
số tỉnh: Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng,…

20
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Đặc điểm sinh học và sinh thái


Cỏ Mồm là loại cỏ sống lâu năm, thân bò, ưa thích điều kiện ẩm ướt, cỏ
đứng hay bò ở gốc, cao 0,3−1,5 m, thường phân nhánh ở gốc, thân xốp hơi mềm,
các đốt có rễ, cọng cỏ có thể dài 2 m, chùm hoa hơi hẹp dài 15 cm.
Lá hình mũi mác, đầu nhọn, gốc hình tim, phiếm phồng và cứng, mép bén,
bề lá mảnh, tròn ở gốc, trơn hay có lông mềm, mép lá ngắn hay gần như không
có. Sinh sản bằng hạt và các đoạn thân, phát hoa đứng, bông hình mũi mác,
đứng thẳng dài 3-5 mm.
Cỏ Mồm phát triển quanh năm ở vùng nhiệt đới. Cỏ chịu hạn rất kém so
với các giống cỏ Hòa Thảo khác như cỏ Sả, cỏ Voi, cỏ Lông tây,.. Vì thế cỏ
Mồm chỉ sinh trưởng tốt và đạt năng suất khả quang ở những vùng đất có độ ẩm
cao. Cỏ có thể sống ở vùng ngập lụt tốt, những nơi ngập sâu từ 1-1,5 m và có
dòng chảy tác động mạnh mà khó có loại cỏ nào thích nghi được. Cỏ mồm chỉ
sống được ở vùng nước ngọt.
Thành phần dinh dưỡng
Thành phần hóa học của cỏ Mồm được trình bày trong Bảng 2.8.
Bảng 2.8: Thành phần hóa học cỏ Mồm

Chỉ tiêu DM CP Ash


Cỏ Mồm (1) 15,14 12,55 14,75
Cỏ Mồm (3) 18,24 10,5 -
( (1) Nguyễn Hải Phú, 2004; (2) Trần Văn Ngọt, 2008)

Thu hoạch và sử dụng


Cỏ Mồm được dùng để chăn thả, nhưng không nên chăn thả quá mức sẽ
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tái sinh cỏ. Đặc biệt, cỏ Mồm là loại cỏ chịu
ngập nước tốt và cho năng suất khá cao so với các giống cỏ khác.

21
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

2.9 Cỏ Setaria Sphacelata (Cỏ Dẹp)


Tên khoa học: Setaria Sphacelata.

Hình 2.6: Cỏ Setaria Sphacelata


Nguồn gốc và phân bố
Cỏ Setaria có nguồn gốc từ Châu Phi, thích hợp ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt
đới. Hiện nay được trồng ở một số nước vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Úc và các
vùng nhiệt đới khác, những vùng đầm lầy, ngập nước, hiếm khi mọc hoang. Cỏ
Setaria được nhập vào nước ta từ năm 1990 với 2 loại chính là splendida và
kazulgula. Cỏ Setaria Sphacelata được nhập vào nước ta năm 2004 do các
chuyên gia Autralia tặng.
Đặc điểm sinh học và sinh thái
Cỏ Setaria Sphacelata là giống cỏ Hòa thảo lưu niên, thân bụi, thường
mọc thẳng đứng có thể cao tới 1,8 m. Cỏ gồm nhiều loài và chủng khác nhau.
Cỏ phù hợp với vùng lạnh, đất xấu, ngập úng tạm thời và hơi chua phèn. Lá
mềm, bẹ lá ôm lấy thân, phần gốc bẹ lá có màu tím, cụm hoa hình đuôi chuột,
cỏ ra hoa 1 lần/năm. Thân, lá của cỏ có tỉ lệ nước cao, tỷ lệ xơ thấp. Cỏ có độ
ngon miệng cao ở cả lá và thân nên gia súc rất thích ăn (kể cả lợn).
Cỏ Setaria Sphacelata sinh trưởng tốt trong vụ Hè thu, nhiệt độ thích hợp:
18-220C, nhiệt độ tối thấp cho sinh trưởng là - 40C. Cỏ thích nghi tốt trong điều
kiện không khí lạnh, những khu vực có lượng mưa trên 750 mm/năm. Chịu đựng
khá với khô hanh, sương giá và cả ngập úng trong thời gian ngắn. Ưu đất ướt
và phì nhiêu, tươi xốp, đủ ấm. Chỉ thả gia súc ăn hoặc cắt trong mùa mưa vì ít
phát triển trong mùa khô. Là một trong những giống cỏ hàng đầu có sức phát
triển mạnh khi mùa mưa bắt đầu (Từ Trung Kiên, 2011).

22
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Thành phần dinh dưỡng và tính năng sản xuất


Năng suất khô hàng năm ước tính từ 4-24 tấn /ha, phụ thuộc lớn vào độ
màu mỡ của đất, phân bón, độ ẩm. Giá trị dinh dưỡng của cỏ Setaria Sphacelata:
1,36% N (8,5% CP), 0,33% P, 4,94% K, 0,20% Ca, 0,06% Na, 0,18% Mg ở có
thời gian sinh trưởng 5 tuần.
Hàm lượng độc tố Oxalat trong cỏ Setaria Sphacelata từ 4,5-6,7% trong
chất khô ở cỏ 3 tuần tuổi. Vì hàm lượng Oxalat cao nên có thể là nguyên nhân
dẫn đến bệnh “đầu to” ở ngựa và “sốt sữa” ở bò do giảm canxi huyết trong máu.
Vi sinh vật dạ cỏ có khả năng làm giảm độc tố Oxalat khi cỏ được cho ăn từ từ
(Vũ Duy Giảng, 2008).
Năng suất chất xanh của cỏ có thể đạt tới 120-130 tấn/ha/năm. Giống cỏ
này thân mềm, nhiều lá nên lượng chất xanh sử dụng rất lớn. Cỏ dùng cho trâu
bò ăn tươi hoặc phơi tái, ủ chua dự trữ. Cỏ có hàm lượng đạm chiếm 11-13%
(Nguyễn Huy Chiến, 2009).
Bảng 2.9: Thành phần dinh dưỡng của cỏ Setaria Sphacelata

Đặc điểm Tính theo % DM


DM CP CF Ash
Tươi, trưởng thành, Trinidat 20,7 7,0 34,4 8,0
Tươi, 20 cm, Nam Phi 12,9 16,9 27,8 15,3
Tươi, 30 cm, Nam Phi 14,0 15,3 28,0 15,6
Tươi, 45 cm, Nam Phi 13,9 16,7 29,2 12,9
Tươi, 45 cm, Tandania - 15,3 35,2 14,6
(Bo Gohl, 1993)

Thu hoạch và sử dụng


Sau khi gieo trồng khoảng 6 tuần là có thể thu hoạch, cỏ tái sinh nhanh,
khoảng 30-40 cắt một lần. Cỏ dùng để chăn thả gia súc hoặc thu cắt, cho sản
lượng cao. Nếu chăn thả gia súc thì không nên để cỏ cao quá 20-30 cm vì khi
đó cỏ chứa nhiều axit oxalic (Bo Gohl, 1993).

2.10 Tổng quan về thành phần Oxalat, Canxi và Photpho


Oxalat
Sự hình thành
Axit oxalic là một hợp chất hóa học với công thức tổng quát H2C2O4 và là
một axit dicarboxylic, công thức triển khai HOOC-COOH. Nó là một axit hữu

23
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

cơ tương đối mạnh, gấp khoảng 10.000 lần so với axit acetic. Anion của nó là
một chất khử. Các dianion của axit oxalic được gọi là Oxalat (C2O42-).
Oxalat (danh pháp IUPAC: ethanedioate và phân tử gam: 88,019 g/mol) là
một dianion của axit oxalic có cấu trúc như sau:

Hình 2.7: Cấu trúc 2D và 3D của ion oxalat


Axit oxalic và các muối oxalat của nó là sản phẩm cuối của quá trình trao
đổi chất trong mô của nhiều loài thực vật (Nonan và Savage, 1999). Khi axit
oxalic kết hợp với các ion Na+, K+ và NH4+ tạo thành muối oxalat hòa tan và
khi kết hợp với Ca2+ trong thành phần dinh dưỡng khoáng của đất tạo thành
Oxalat Canxi (CaC2O4), dạng muối oxalat không hòa tan được hình thành trong
mô và tế bào của thực vật.
Nguồn gốc Oxalat trong tự nhiên
Các muối Oxalat dạng hòa tan, không hòa tan hiện diện trong nhiều loài
thực vật, được tổng hợp qua quá trình oxy hóa không hoàn toàn carbohydrate.
Một lượng lớn Canxi Oxalat được tìm thấy trong các thực vật có chất độc
như Vạn Niên Thanh (Dieffenbachia spp.). Nó cũng được tìm thấy trong lá Đại
Hoàng (Rheum spp.), các chủng loại Chua Me Đất (Oxalis spp.), các loài khác
trong họ Ráy (Araceae) như Môn Nước (Colocasia esculenta), trong quả Dương
Đào (Actinidia deliciosa) hay các loài Thùa (Agave) và ở lượng nhỏ trong rau
Bina (Spinacia oleracea). Các tinh thể Canxi Oxalat không hòa tan được tìm
thấy trong thân, lá và rễ cây. Một số loại rau như rau dền, măng tây, đậu trắng,
đậu tương, cũng có chứa Oxalat.
Sự ngộ độc Oxalat ở động vật xảy ra khi ăn một lượng lớn cây thức ăn có
chứa nhiều Oxalat. Thông thường thực vật tích lũy Oxalat ở dạng muối hòa tan
Kali Oxalat (cây có vị rất chua, pH = 2), Natri Oxalat (pH = 4). Gia súc nhai lại
có khả năng chịu đựng Oxalat trong cây thức ăn hơn các động vật khác do dạ
cỏ có chức năng khử độc bằng cách ngăn cản sự hấp thu Oxalat hòa tan. Khi
một lượng lớn muối Oxalat dạng hòa tan được ăn vào làm cho khả năng chuyển
hóa Oxalat của dạ cỏ bị quá tải nên được hấp thu vào trong máu chuyển sang
dạng Canxi Oxalat, Magie Oxalat không hòa tan. Những muối không hòa tan
này kết tủa lại trong thận gây nên sỏi thận. Tùy vào số lượng, tỉ lệ thực vật chứa

24
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Oxalat mà con vật ăn vào mà có thể dẫn đến sự ngộ độc khác nhau. Động vật
nhai lại có khả năng chịu đựng Oxalat vượt hơn mức bình thường 30% hoặc cao
hơn trong vài ngày. Cừu và bò phải sử dụng hiệu quả những thực vật chứa
Oxalat nếu không sẽ dễ bị ngộ độc.
Bảng 2.10: Hàm lượng Oxalat trong một số loại cỏ Hòa Thảo

Tên khoa học Tên thông Oxalat hòa tan Oxalat tổng
thường (g.kg-1 DM) (g.kg-1 DM)
Setaria Sphacelata Cỏ Setaria 29,67 32,12
Pennisetum purpuretum Cỏ Voi 14,13 19,64
Brachiaria mutica Cỏ Lông tây 7,65 13,46
Panicum maximum Cỏ Sả 5,04 12,15
Digitaria decumbens Cỏ Pangola 7,28 13,77
Cenchrus ciliaris Cước lông 12,64 13,18
(Nguồn: M.M. Rahman, M. Ikeue, M. Niimi, R.B. Abdullah, W.E. Wan Khadijah, K. Fukuyama
and O. Kawamura, 2013)

Ảnh hưởng và cơ chế gây độc của Oxalat


Khi gia súc ăn vào thực vật chứa nhiều Oxalat (C2O42-) thì sẽ dễ dàng kết
hợp với ion Ca2+ trong cơ thể tạo thành muối Canxi Oxalat không hòa tan, không
bị phân hủy bởi các men tiêu hóa ở dạ dày, ruột nên gia súc không hấp thu được
Ca do vậy Ca bị thiếu trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng phù chân lợn, “đầu
to” ở ngựa và “sốt sữa” ở bò. Phản ứng như sau:
Ca2+ + C2O42- → CaC2O4↓
Khi cơ thể vật nuôi hấp thu Oxalat dạng hòa tan sẽ kết hợp với Canxi và
Magie của huyết thanh làm cho mức độ Ca, Mg bị giảm đột ngột, giai đoạn ác
tính xảy ra vào lúc này gọi là hạ canxi trong máu, làm suy yếu chức năng bình
thường của màng tế bào, cơ bị yếu và run, dẫn đến suy sụp và có thể chết. Đồng
thời, Oxalat cũng ảnh hưởng đến sự trao đổi năng lượng của tế bào, vật nuôi có
thể chết. Trong trường hợp mãn tính, Canxi Oxalat không hòa tan ảnh hưởng
đến khả năng lọc của thận làm cho thận bị hủy hoại, nếu con vật không chết do
ngộ độc ác tính thì cũng chết do thận hư (Trương Thị Tố Trinh, 2010).
Canxi
Nguồn gốc
Thức ăn lá xanh, dây đậu nhiều Ca. Ca có ít trong ngũ cốc và các loại khoai
củ. Những phế phẩm của thức ăn động vật có chứa xương như bột cá, thịt và bột
thịt có xương giàu Ca nhất. Đây là nguồn cung cấp Ca và P tốt nhất.

25
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Tuy nhiên, Ca trong thực vật dưới dạng oxalat hoặc phytate đây là dạng
không hòa tan khó hấp thu. Nhưng có nhiều thực vật chứa axit citric hoặc tartric
thì tăng hiệu năng sử dụng Ca do tạo citrate, tartrate canxi dễ hòa tan hấp thu
nhanh. Các thức ăn bổ sung Ca: bột vỏ sò, ốc, vỏ trứng, bột xương, đá vôi
nghiền, đá dicalcium phosphate (không có chứa flour).
Vai trò và chức năng
Ca là khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể con vật. Là thành phần
quan trọng nhất của bộ xương và răng. Ca giúp xương tăng trưởng do đó cũng
làm cơ thể tăng trưởng. Ngoài ra, ion Ca2+ cần cho phản ứng đông huyết và đông
sữa trong cơ thể gia súc.
Ca có tác dụng hoạt hóa nhiều enzym như lipase, succinic dehydrogenase
và nhiều enzym proteolytic. Ca tham gia trực tiếp vào quá trình cơ sở và dẫn
truyền luồn thần kinh; làm giảm thẩm tính của màng tế bào. Tác dụng hóa lý
của Ca trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu và cân bằng axit – base không mấy
quan trọng vì nó hiện diện trong các thể dịch với tỷ lệ rất thấp.
Triệu chứng khi thiếu Ca
Thức ăn thiếu Ca ở vật non, Ca không đủ để tạo tổ chức xương đưa đến
bệnh Rickects (còi xương, xương cong vẹo, khớp to, què và cứng đờ). Thiếu Ca
ở vật lớn thì Ca ở xương bị huy động mà không được thay thế tạo nên tình trạng
gọi là Osteomalacia (loãng xương – xương yếu dễ gãy ở gà đẻ, mỏ và xương trở
nên xốp, chân cong, vỏ trứng mỏng và đẻ ít). Hai triệu chứng trên không phải
đặc hiệu do thiếu Ca mà còn do thiếu P hay vitamin D.
Hiện tượng “sốt sữa” (bại hậu sản – parturient paralysis): thường xảy ra ở
bò sữa sinh con (Ca trong máu hạ, nhức bắp thịt do cơ bị co thắt, bại chân và có
khi bất tỉnh). Nguyên nhân hạ Ca kết hợp với sốt sữa vẫn còn chưa rõ, tuy nhiên
người ta cho rằng Ca trong máu hạ thấp là do tuyến phó giáp trạng không đủ
sức tiết ra hormon để thích ứng với lượng sữa ban đầu tiết quá nhiều. Nồng độ
Ca của máu có thể phục hồi bằng cách tiêm gluconat calcium. Tuy nhiên, điều
này cũng không phải luôn có hiệu quả lâu dài. Người ta cho rằng nên tránh cung
cấp cho con vật quá liều Ca trong khi mức độ P ở mức duy trì trong giai đoạn
khô sẽ làm giảm chứng sốt sữa. Cung cấp vitamin D3 trước khi con vật đẻ đã
chứng minh là có lợi.
Photpho
Nguồn gốc
Hạt ngủ cốc, sữa, bột cá và bột thịt có xương là nguồn cung cấp P tốt nhất.
Các loại cỏ xanh, cỏ khô, rơm rạ rất kém P. Đặc biệt, phần lớn P ở hạt ngủ cốc
26
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

và nhất là cám ở dạng phytate, là muối của axit phytic (ester của hexa P của
inositol). Axit phytic kết hợp với Ca và Mg thành muối không tan.
So với phosphate vô cơ như phosphat dicalcium thì mức độ sử dụng phytat
calci là: ở gà con 10%, gà đẻ 50%, heo 30% và nhai lại gần 90%. Bò sử dụng
nhiều phytat nhờ có phytase của vi sinh vật, còn heo gà chỉ sử dụng được một
ít vì chỉ lấy được một ít phytase từ thức ăn thực vật.
Vai trò và chức năng
Photpho là một chất khoáng có nhiều chức năng hơn bất kì cấu tử khoáng
nào khác. Ngoài nhiệm vụ tạo xương, P còn có nhiều nhiệm vụ quan trọng khác
như các liên kết cao năng lượng của ATP, trong các quá trình tổng hợp
phospholipid của màng tế bào, của tổ chức thần kinh, trong RNA và DNA, trong
quá trình tổng hợp protein và di truyền cho RNA và DNA.
Triệu chứng khi thiếu P
Những vùng đất thiếu P rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở những nước
nhiệt đới và bán nhiệt đới. Thiếu P trong đất được xem là phổ biến và có ý nghĩa
kinh tế quan trọng đối với vật nuôi chăn thả.
Cũng như Ca, thiếu P gây bệnh Rickets và Osteomalacia (còi xương và
loãng xương) cho vật nuôi. Hiện tượng “ăn bậy” (Pica) như ăn gỗ giẻ rách,
xương và những vật lạ khác. Tuy nhiên, bệnh Pica không phải là dấu hiệu đặc
biệt của triệu chứng thiếu P mà có thể do các nguyên nhân khác.
Thiếu P ở vật nuôi còn gây triệu chứng kinh niên: khớp xương cứng đờ và
thịt yếu. Giảm sữa, giảm thụ thai, chậm tăng trưởng. Có nhiều chứng minh là
sự bổ sung P làm gia tăng tỉ lệ thụ thai của bò chăn thả. Triệu chứng thiếu P phổ
biến ở cừu non bò vì cừu có thói quen chọn lọc khi ăn, cừu thường chọn những
phần thực vật đang tăng trưởng chứa ít P hơn.

27
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương tiện nghiên cứu


Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 08/2015 đến tháng 11/2015 tại phòng
thí nghiệm Thức ăn gia súc, Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Đối tượng nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trên 5 mẫu cỏ Hòa thảo: Cỏ Voi, Cỏ Sả, Cỏ
Lông tây, Cỏ Mồm, Cỏ Setaria Sphacelata. Các mẫu cỏ được thu cắt ngẫu nhiên
từ những đám cỏ mọc hoang trong khuôn viên trường Đại học Cần Thơ Khu II.
Phương tiện nghiên cứu
Dụng cụ và thiết bị:
Dụng cụ dùng để thu hoạch mẫu: dao, lưỡi hái, thước dây, cân đồng hồ.
Dụng cụ dùng trong phân tích: erlen 100 mL, pipet 10 mL, bình định mức
100 mL, becher 200 mL, buret chuẩn độ sai số ± 0,02 mL, đũa thủy tinh,…
Các thiết bị: máy xay sinh tố, bếp điện, tủ sấy, tủ nung, tủ hút, cân điện tử
với dộ chính xác 0,001 g, máy quang phổ UV-1800, bộ chưng cất đạm,…
Hóa chất:
Sử dụng các hóa chất sẵn có trong phòng thí nghiệm.

Hình 3.1: Tủ sấy và tủ nung

28
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Hình 3.2: Cân điện tử, bộ chưng cất đạm và buret chuẩn độ

Hình 3.3: Máy quang phổ UV-1800

3.2 Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp lấy mẫu
Thí nghiệm được thực hiện trên 5 mẫu cỏ: Cỏ Voi, Cỏ Sả, Cỏ Lông tây,
Cỏ Mồm, Cỏ Setaria sphacelata. Mẫu cỏ được thu cắt từ những đám cỏ mọc
hoang xung quanh khuôn viên trường Đại học Cần Thơ Khu II.
Tiến hành phân tích và xác định thành phần hóa học của 5 mẫu cỏ theo thể
thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại. Phương pháp cho mỗi lần lấy mẫu
như nhau.
Mẫu ban đầu: Cỏ được cắt ngẫu nhiên 1 m2, sau đó chia ra phần ăn được
và phần không ăn được, cân phần cỏ ăn được xác định năng suất. Lấy khoảng 1

29
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

kg phần cỏ ăn được cho vào túi nylon và cột kín miệng, ký hiệu, đem về phòng
thí nghiệm.
Mẫu bình quân: Mẫu cỏ ban đầu sẽ được cắt ngắn thành từng đoạn nhỏ
khoảng 1-2 cm, sau đó trải đều mẫu cỏ vừa cắt lên khay hình chữ nhật, lấy ngẫu
nhiên theo phương pháp đường chéo, lấy hơn 20 g để phân tích Oxalat ở dạng
mẫu tươi và cân đủ 300 g để làm mẫu phân tích.
Mẫu phân tích: đem 300 g mẫu bình quân ở trên sấy ở 65oC đến khi khô
giòn cân trọng lượng mẫu ở trạng thái gần khô, mẫu được nghiền nhuyễn ta
được mẫu phân tích. Mẫu được lưu trữ trong túi nylon, cột kín miệng và đánh
dấu. Tiến hành phân tích các chỉ tiêu hóa học gồm: vật chất khô (DM), khoáng
tổng số (Ash), chất hữu cơ (OM), protein (CP), xơ thô (CF) theo phương pháp
AOAC (1990) và oxalat, canxi, photpho theo các phương pháp khác nhau. Quy
trình phân tích được trình bày như Hình 3.4.

Mẫu cỏ tươi Oxalat

Sấy khô Nước

Nghiền mịn

DM

Ash OM CF CP Ca P

Hình 3.4: Quy trình phân tích phỏng định của mẫu cỏ
Phương pháp xác định vật chất khô
Khái niệm
Hàm lượng vật chất khô trong mẫu thức ăn là phần còn lại khi đã loại bỏ
hoàn toàn nước trong quá trình làm khô mẫu.
Nguyên lý
Dùng sức nóng để làm bay hơi hết hơi nước trong mẫu. Cân trọng lượng
mẫu trước và sau khi sấy khô, từ đó tính ra phần trăm vật chất khô trong mẫu.
Thiết bị và dụng cụ: khay nhôm, cân phân tích, tủ sấy, tủ nung, chén sứ.
Quy trình phân tích
Xác định hàm lượng nước ban đầu

30
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Sấy khay nhôm ở nhiệt độ 90–1000C trong 30 phút, cân chính xác đến 0,01
gam. Tùy thuộc vào hàm lượng nước trong thức ăn mà lấy mẫu, cân khoảng
100–500 gam mẫu cho vào khay nhôm.
Cho mẫu vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 60–650C, sấy trong vòng 6–8 giờ,
thường xuyên kiểm tra và đảo mẫu để nước bốc hơi đều.
Sau khi sấy, lấy khay ra cân. Tiếp tục cho khay đựng mẫu vào tủ sấy và
sấy cho đến lúc khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp không chênh lệch nhau quá
0,5 gam.
Xác định hàm lượng nước ở trạng thái gần khô
 Xác định trọng lượng vật chứa: chén sứ
 Đánh số và tráng cốc bằng nước cất.
 Sấy ở 1050C trong 2 giờ. Đặt chén vào bình hút ẩm và cân có trọng lượng
P1.
 Sấy tiếp 30 phút ở 1050C. Đặt chén sứ vào bình hút ẩm và cân lần hai có
trọng lượng P2. Nếu P1 – P2 ≤ 0,003 gam, ta có trọng lượng chén sứ là P2.
Cân mẫu
 Cân khoảng 1 gam mẫu (W) cho vào chén sứ (đã biết P2).
 Sấy ở 1050C trong 4–5 giờ. Đặt chén vào bình hút ẩm và cân có trọng
lượng P1’.
 Sấy tiếp 30 phút ở 1050C. Đặt chén sứ vào bình hút ẩm và cân lần hai có
trọng lượng P2’. Nếu P1’ – P2’ ≤ 0,003 gam, ta có trọng lượng chén sứ là
P2’ của chén và mẫu ở trạng thái gần khô hoàn toàn.
Tính toán kết quả
Hàm lượng nước ở trạng thái gần khô (sấy 650C):
M2
DM1 (%)=  100
M1

H1= 100 − DM1


Trong đó:
M1: khối lượng mẫu đem sấy (g)
M2: khối lượng mẫu sau khi sấy ở 650C (g)
H1: hàm lượng nước của mẫu khi sấy ở 650C
Hàm lượng nước còn lại (%)
W  ( P2'  P2 )
H2 = 100
W
Trong đó: W là khối lượng mẫu (g).
P2’ : khối lượng mẫu và chén sứ sau khi sấy (g).
P2: khối lượng chén sứ (g).
H2: Hàm lượng nước của mẫu khi sấy ở 105oC.
31
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Hàm lượng vật chất khô toàn phần (%):


H  (100  H 1 )
H = H1 + 2
100
DM = 100 – H
DM: Hàm lượng vật chất khô toàn phần.
H: Hàm lượng nước toàn phần (%)
Phương pháp xác định khoáng tổng số và chất hữu cơ
Khái niệm
Tro (khoáng tổng số) là phần còn lại của mẫu thức ăn sau khi thiêu cháy ở
nhiệt độ cao 550 – 600oC chất hữu cơ sẽ bị hủy hết.
Chất hữu cơ là phần còn lại của thức ăn sau khi loại bỏ hoàn toàn nước và
chất khoáng.
Thiết bị và dụng cụ: cân phân tích, tủ sấy, tủ nung, chén nung.
Hóa chất: dung dịch FeCl3.
Quy trình phân tích
Xác định trọng lượng chén nung
 Đánh số chén nung bằng dung dịch FeCl3 và tráng bằng nước cất.
 Sấy ít nhất khoảng 2 giờ trong tủ sấy ở 100-1050C.
 Cân có trọng lượng P1.
Nung mẫu
Cân khoảng 1 gam mẫu ở trạng thái khô không khí (W) cho vào chén nung
đã biết trước trọng lượng.
Nung mẫu ở 550–6000C trong 2 giờ. Để nguội trong lò cho đến khi nhiệt
độ chỉ ít hơn 2000C. Đem đặt vào bình hút ẩm nhẹ nhàng tránh trường hợp tro
của mẫu có thể bị bốc bay.
Tính toán kết quả
P2  P1
% Khoáng tổng số =  100
W
% Chất hữu cơ = 100 - % Khoáng tổng số
Trong đó: P1: khối lượng chén (g).
P2: khối lượng chén sau nung (g).
W: khối lượng mẫu đem nung (g).
Phương pháp xác định hàm lượng protein thô
Khái niệm
Protein thô được xem là giá trị nitơ tổng số nhân với hệ số protein (hàm
lượng nitơ có trong protein). Với hầu hết các loại thức ăn thì hệ số protein là
6,25 (16% N). Vì vậy xác định hàm lượng protein thô là xác định N tổng số.

32
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Phương pháp Kjeldahl là phương pháp tiêu chuẩn dùng để xác định hàm
lượng Nitrogen được phát triển từ thế kỷ 18.
Phương pháp xác định gồm 3 bước :
Bước 1: Mẫu được vô cơ hóa bằng axit sulphuric đun nóng với sự có mặt
của chất xúc tác nitrogen trong protein bị phân giải thành NH3.
Bước 2: NH3 lập tức biến thành (NH4)2SO4.
NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
Bước 3: Tác dụng với bazơ mạnh, NH3 lại được giải phóng ra khỏi dung
dịch axit. Căn cứ vào lượng axit đã tiêu hao để trung hòa NH3, ta sẽ tính được
lượng NH3, từ đó tính được lượng nitrogen tổng số và suy ra hàm lượng protein
thô. Phản ứng như sau:
(NH4)2SO4 + 2NaOH → 2NH3 + Na2SO4 + 2H2O
NH3 + H3BO3 → NH4H2BO3
NH4H2BO3 + H2SO4 → H3BO3 + NH4HSO4
Protein thô (CP) = N tổng số  6,25
Thiết bị và dụng cụ: bình Kjeldahl 500 mL, 50 mL; bình tam giác 50 mL;
hệ thống chưng cất đạm; bộ chuẩn độ H2SO4.
Hóa chất: H2SO4 đậm đặc 95–98%; NaOH 33%; chất xúc tác Na2SO4
khan, CuSO4 và Se trộn theo tỷ lệ 91:7:2; thuốc thử Tashiro; H2SO4 chuẩn 0.1N.
Quy trình phân tích
Cân mẫu
Cân khoảng 0,1 gam mẫu (W) cho vào ống nghiệm, chuyển vào bình
Kjeldhl 50 mL hoặc bình tam giác. Cho vào lần lượt 0,3 gam hỗn hợp chất xúc
tác, 0,7 mL H2O2 để yên 3–4 phút. Cho tiếp 5–7 mL H2SO4 đậm đặc, nếu mẫu
chứa nhiều béo thêm 1 mL cồn tuyệt đối để tránh sối trào.
Công phá
Đặt bình Kjeldahl lên lò công phá có bộ điều nhiệt, điều chỉnh ở nhiệt độ
trung bình. Khi đun thấy có khói trắng bay lên, mẫu chuyển sang màu đen và
sôi đều thì tăng nhiệt độ đến sôi mẫu. Đun đến khi mẫu trắng ra (45 phút đến 2
giờ tùy mẫu). Việc công phá tiến hành trong tủ hút khí độc.
Chưng cất
 Hút 10 mL axit boric 2% (có thuốc thử Tashiro) vào bình tam giác 50 mL.
Đặt bình vào hệ thống chưng cất sao cho đầu mút của ống ngưng tụ ngập trong
axit boric.
 Chuyển mẫu từ bình công phá vào bình Kjeldahl. Rửa vài lần bằng nước
cất vào bình Kjeldhl.
 Cho từ từ dung dich NaOH 33% vào bình chưng cất. Chưng cất khoảng
10 phút kể từ khi axit boric chuyển màu.

33
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

 Hạ bình tam giác hứng tiếp tục bằng cách dùng nước cất rửa sạch đầu ống.
Chờ nước ở ống bắt khí vừa xuống hết, lấy bình Kjeldahl chứa mẫu ra.
 Định phân: Dùng H2SO4 0,1N để chuẩn độ, chuẩn độ đến khi màu xanh
vừa chuyển sang hồng thì dừng lại.
Tính toán kết quả
Hàm lượng Nitơ tổng số:
(V − V ′ ) × n × 0,014
%N = × 100
W
Trong đó:
%N: là tỷ lệ % nitơ có trong mẫu.
V: thể tích H2SO4 dùng để định phân (mL).
V’: thể tích H2SO4 dùng để định phân mẫu trắng (mL).
n: độ nguyên chuẩn của H2SO4 dùng để định phân (n = 0,1N).
W: khối lượng mẫu (g).
0,014: hệ số tính ra Nitơ.
Hàm lượng protein thô (CP): CP (%) = %N × 6,25
6,25 là hệ số protein đối với thức ăn xanh.
Phương pháp xác định hàm lượng xơ thô
Khái niệm:
Xơ thô là thành phần còn lại sau khi thủy phân mẫu liên tục với axit và
bazơ mạnh. Nguồn gốc ban đầu xác định xơ thô là nhằm xác định thành phần
không tiêu hóa được nhưng thật ra gia súc có thể tiêu hóa được xơ thô.
Nguyên tắc:
Mẫu thức ăn nghiền nhỏ được xử lý lần lượt bằng H2SO4 và NaOH loãng
đun nóng. Sau đó rửa bằng cồn và ether.
H2SO4 thủy phân các chất hòa tan trong axit như carbohydrat, biến nó
thành đường đơn, ngoài ra một phần protein cũng bị hòa tan.
NaOH thủy phân chất béo biến thành xà phòng và glycerin, hòa tan toàn
bộ protein.
Axit và bazơ có thể hòa tan được một phần khoáng.
Ether và cồn dùng để hòa tan chất béo còn lại.
Sau khi xử lý đem sấy và đem nung, khối lượng phần đã mất là xơ thô.
Thiết bị và dụng cụ: thiết bị lọc, cốc lọc, tủ sấy, tủ nung, bếp điện, bình
tam giác có mỏ 300 mL, cốc 250 mL.
Hóa chất: H2SO4 0,765N, NaOH 0,363N, acetone.
Quy trình phân tích:

34
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

 Cân 1 gam mẫu (W) cho vào bình tam giác có mỏ 300 mL hoặc cốc 250
mL. Cho vào 100 mL H2SO4 0,765N. Đun sôi nhẹ trên bếp điện trong 10 phút.
Sau đó lọc bằng cốc lọc.
 Rửa phần cắn với 100 mL NaOH 0,363N. Sau đó đun nhẹ trong 10 phút,
lọc trở lại với cốc lọc đã sử dụng.
 Rửa nhiều lần bằng nước cất cho hết NaOH, rửa lại bằng acetone. Kiềm
tra hết NaOH chưa bằng cách tiếp xúc với giọt nước đọng ở đáy phễu không
còn nhờn là được.
 Sấy mẫu ở 1050C trong 5 giờ. Cân có trọng lượng P2.
 Nung mẫu ở nhiệt độ 5000C trong 3 giờ. Để nguội trong lò đến khi nhiệt
độ khoảng dưới 2000C, cho cốc vào bình hút ẩm. Cân có trọng lượng P1.
Tính toán kết quả:
P2  P1
% Xơ thô (CF) = 100
W
Trong đó:
P2: khối lượng mẫu sau khi sấy (g).
P1: khối lượng mẫu sau khi nung (g).
W: khối lượng mẫu (g).
Phương pháp xác định hàm lượng oxalat
Nguyên tắc:
Tách axit oxalic bằng kết tủa dưới dạng Canxi Oxalat. Định lượng Canxi
Oxalat hình thành bằng KMnO4 ở môi trường H2SO4.
Phản ứng xảy ra như sau:
Ca2+ + C2O42- → CaC2O4
CaC2O4 + H2SO4 → CaSO4 + H2C2O4
5H2C2O4 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 10CO2 + 8H2O
Hóa chất: các dung dịch H2SO4 20%, CaCl2 5%, NH4OH đậm đặc, AgNO3
1%, KMnO4 0,1N.
Quy trình phân tích:
 Cân 10 gam mẫu (W) cho vào bình tam giác 250 mL. Cho vào 10 mL
H2SO4 20% và một ít nước, sau đó định mức lên 250 mL. Lắc đều hỗn hợp, để
qua đêm rồi lọc lấy dung dịch.
 Lấy 50 mL dung dịch lọc cho vào cốc thủy tinh, trung hòa với NH4OH
cho đến khi phản ứng kiềm với giấy quỳ. Thêm vào 10 mL CaCl2 5%.
 Để yên 48 giờ ở nhiệt độ không quá 70C, lọc qua giấy lọc không tàn và
rửa tủa bằng nước cất nóng cho đến hết ion Cl- (dùng dung dịch AgNO3 1% thử,
nhỏ vào nước rửa, nếu thấy không xuất hiện tủa nghĩa là đã hết ion Cl-).
 Hòa tan tủa với 30 mL H2SO4 20%, sau đó định mức đến 100 mL.

35
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

 Hút 25 mL dung dịch gia nhiệt đến 800C và chuẩn độ với KMnO4 0,1N
cho đến màu hồng bền trong 30 giây.
Tính toán kết quả:
1 100
% Oxalat = C × V ′ × × 0,001 × 20 × 88 ×
2 W
Trong đó: V’ là thể tích KMnO4 0,1N chuẩn độ, mL với C = 0,1N.
W là khối lượng mẫu đem phân tích.
Hệ số đương lượng của H2C2O4 là 2.
0,001 là hệ số quy đổi mL và hệ số pha loãng là 20.
88 là khối lượng mol của ion C2O42-.
Yêu cầu kỹ thuật:
- Mẫu cần chuyển từ dạng tươi về dạng khô để phân tích do đó khi phơi cẩn
thận tránh mất mẫu.
- Nhiệt độ cần cho quá trình kết tủa Canxi Oxalat không quá 70C, do khi để
ở nhiệt độ thường mẫu có hiện tượng lên men chua, kết quả phân tích bị sai lệch.
Hơn nữa, ở nhiệt độ thấp quá trình kết tinh muối diễn ra nhanh hơn, tránh sự
oxy hóa một số thành phần khác của mẫu làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
- Khi lọc phải sử dụng giấy lọc không tàn để không bị ảnh hưởng khi hòa
tan. Phải rửa tủa bằng nước cất nóng cho thật kỹ để loại bỏ hết ion Cl -, do ion
này là tác nhân khử sẽ phản ứng với tác nhân chuẩn làm kết quả cao hơn với
thực tế. Để kiểm tra hết ion Cl- dùng dung dịch AgNO3 1% nhỏ vào nước rửa
khi không thấy xuất hiện tủa là được.
- Điểm tương đương khó nhận biết do phản ứng chuẩn độ giữa KMnO4 và
axit oxalic xảy ra chậm. Vì vậy, trước khi chuẩn độ với thuốc tím cần đun nóng
dung dịch lên 800C để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Phương pháp xác định hàm lượng canxi
Nguyên tắc:
Thức ăn sau khi vô cơ hóa, kết tủa canxi dưới dạng canxi oxalat bằng muối
ammonium oxalat. Lọc, rửa kết tủa và định lượng bằng KMnO4 ở môi trường
H2SO4.
Phản ứng xảy ra như sau:
Ca2+ + C2O42- → CaC2O4
CaC2O4 + H2SO4 → CaSO4 + H2C2O4
5H2C2O4 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 10CO2 + 8H2O
Hóa chất: các dung dịch H2SO4 1% và 10%, (NH4)2C2O4 4%, axit acetic
10%, NH4OH đậm đặc, AgNO3 1% và 3% trong HNO3, KMnO4 0,01N.

36
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Thuốc thử metyl red 0,1%.


Quy trình phân tích:
Chuẩn bị dung dịch số 1: Sau khi quá trình vô cơ hóa ướt mẫu bằng hỗn
hợp H2SO4+H2O2 diễn ra hoàn tất, tráng ống Kjeldahl có chứa mẫu bằng nước
cất. Chuyển dung dịch đã công phá qua phểu vào bình định mức 50 mL. Tráng
ống Kjeldahl vài lần, sau cùng chán phểu vài lần bằng nước cất, tất cả cho vào
bịnh định mức. Thêm nước cất cho đến vạch. Đậy nút và lắc trộn. Như vậy dung
dịch số 1 đã được chuẩn bị xong để xác định hàm lượng các nguyên tố P, Ca,
Mg, K, Na, Mg,..
 Đong 20 mL dung dịch số 1 vào bình tam giác 250mL.
 Thêm lần lượt:
a) 100-150 mL nước cất.
b) 20 mL dung dịch oxalat ammonium.
c) 10 mL dung dịch axit acetic.
 Đun cho đến lúc bắt đầu sôi, thêm 3 giọt metyl red. Trung hòa dung dịch
bằng NH4OH cho đến khi chuyển từ hồng sang vàng. Đun tiếp sôi trong 2 phút
và sau đó để yên ít nhất 2 giờ.
 Lọc và rửa kết tủa. Đầu tiên rửa bằng nước cất có chứa một ít oxalat
ammonium để ngăn ngừa việc hòa tan kết tủa (vì trong 1 lít nước ở 200C có
5,7.10-3 canxi oxalat bị hòa tan). Thôi rửa bằng nước oxalat khi nào dịch lọc
không cho kết tủa khi nhỏ vào dung dịch AgNO3 trong HNO3. Sau đó tiếp tục
rửa bằng nước cất cho đến khi nào dung dịch lọc vẫn trong suốt khi thêm vào
1-2 giọt dung dịch AgNO3 1%.
 Hòa tan kết tủa bằng dung dịch H2SO4 1% hứng trong bình tam giác 400-
500 mL. Sau đó thêm vào 20 mL H2SO4 10%, thêm 100-150 mL nước cất.
 Đun nóng 800C và đem định phân bằng dung dịch KMnO4 0,01N tương
ứng với 2 mg canxi.
Tính kết quả:
Hàm lượng Ca trong mẫu được tính theo công thức sau:
a × 0,002 × V × 10
Ca (%) =
W×b
Trong đó: a là thể tích KMnO4 0,01N tiêu hao trong định phân, mL.
V là thể tích tổng cộng của dung dịch số 1, mL.
b là thể tích dung dịch số 1 dùng trong phan tích, mL.
W là trọng lượng mẫu đêm vô cơ hóa, g.
0,002 hệ số qui đổi ra hàm lượng Ca tương ứng với 1 mL
KMnO4 tiêu hao trong định phân.
Yêu cầu kỹ thuật:

37
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

- Nếu thực phẩm chứa nhiều canxi, dùng KMnO4 0.1N. Nếu thực phẩm
chứa ít canxi, dùng KMnO4 0.05N hay 0.02N.
- Nếu ít kết tủa có thể rửa kết tủa theo cách ly tâm (ly tâm, gạn nước trong
ở phía trên, cho nước vào rửa cặn rồi lại ly tâm).
- Nếu có nhiều kết tủa có thể cho thêm một ít axit pecloric loãng để hòa tan
trước khi chuẩn độ.
- Nên tránh đổ thẳng H2SO4 20% lên giấy lọc vì CaSO4 hình thành sẽ mau
chóng làm màng bao bọc kết tủa, kết tủa phía trong không hoà tan được và định
lượng sẽ sai số.
Phương pháp xác định hàm lượng photpho
Nguyên tắc:
Trong môi trường axit, molybdate và orthophosphate sẽ tạo thành phức
phosphomolybdate màu vàng theo phương trình phản ứng:
H3PO4 + 3NH4+ + 12MoO42- + 21H+ → (NH4)3[P(Mo3O10)4] + 12H2O
Với sự hiện diện của chất khử, ion Mo6+ của phức này sẽ bị khử thành
Mo5+ hoặc Mo3+ làm cho dung dịch có màu xanh blue. Mẫu được đo trên máy
so màu có bước sóng 880nm hoặc 720nm.
Một bất lợi của phương pháp khử bằng axit ascorbic là trong giai đoạn
phát triển màu, một số lân hữu cơ có thể bị thủy phân. Để khắc phục trở ngại
này, Murphy và Riley (1962) đã đề nghị hỗn hợp có chứa axit sulfuric,
ammonium molybdate, axit ascorbic, antimonyl ammonium tartrate. Chất này
cho chuyển màu xanh blue trong 10 phút và màu xanh này bền trong 24 giờ mà
nó không bị ảnh hưởng do lân hữu cơ.
Trong môi trường axit vừa phải, nồng độ molybdate dư thừa, lượng chất
khử cố định, nồng độ P nhỏ ở phạm vi nhất định thì mật độ quang học của màu
xanh tỷ lệ thuận với hàm lượng P theo đúng quy luật Lambert- Beer.
I0
D = Log = εlC
It
Trong đó:
D: Mật độ quang học.
I0: Cường độ ánh sáng đơn sắc trước khi đi qua dung dịch màu.
It: Cường độ ánh sáng đơn sắc sau khi đi qua dung dịch màu.
𝜀: Hằng số hấp thu phụ thuộc vào bản chất hấp thu và độ dài sóng
của ánh sáng.
C: Nồng độ dung dịch màu.
l: bề dày dung dịch màu ánh sáng đi qua.
Hóa chất: Phenolphtalein 0,1%, NaOH 5%, H2SO4 2%.

38
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Dung dịch A:
- Cân 12 g Ammonium Molybdate (NH4)6Mo7O24.4H2O trong khoảng 1
lít nước cất, có thể đun nóng nhẹ cho tan, để nguội.
- Hòa tan 140 mL H2SO4 đậm đặc trong một lít nước cất. Cân 0,2908 g
potassium antimonyl tartrate (KSbOC4H4O6), hòa tan trong dung dịch H2SO4
vừa pha.
- Chuyển 2 dung dịch pha ở trên vào bình định mức 2 lít, thêm nước cất
cho đến vạch, lắc đều và bảo quản dung dịch trong chai màu tối.
Dung dịch B: Cân 1,056 g axit L-ascorbic, hòa tan trong 200 mL dung dịch
A, lắc đều. Chỉ chuẩn bị dung dịch trước khi sử dụng và chỉ sử dụng trong 24h.
Dung dịch chuẩn P2O5 1000 ppm:
- Cân 0,96 g KH2PO4 tinh khiết phân tích, khô cho vào bình định mức 500
mL. Hòa tan, nhỏ vào dung dịch 5 mL thymol để chống nhiễm khuẩn và mọc
rong, lên thể tích đến vạch 500 mL, lắc đều. Bảo quản trong chai màu tối.
- Hút 5 mL dung dịch cái cho vào bình định mức 100 mL, thêm nước cho
đến vạch, lắc đều. Dung dịch này chứa P2O5 nồng độ 50 ppm. Sử dụng dung
dịch này trong vòng một tháng.
Quy trình phân tích:
 Cân 0,1g mẫu thực vật đã sấy khô và nghiền mịn vào ống Kjeldahl, cho
tiếp 5mL dung dịch H2SO4 đậm đặc với 1 mL HClO4. Tiến hành vô cơ hóa cho
đến khi mẫu trắng hoàn toàn.
 Chuyển dung dịch đã vô cơ hóa xong sang bình định mức 50-100 mL.
Tráng sạch bình ống Kjeldahl bằng nước cất, tất cả cho vào bình định mức. Để
bình cho cân bằng nhiệt độ, thêm nước cất cho đến vạch, lắc đều. Gọi đây là
dung dịch số 1.
 Hút 5 mL dung dịch số 1 vào bình 50 mL  thêm nước cất đến ½ bình,
lắc đều  trung hòa axit bằng dung dịch NaOH 5% với chất chỉ thị
phenolphtalein đến khi dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt  thêm tiếp
H2SO4 2% cho đến khi một giọt dư làm mất màu dung dịch.
 Hiện màu theo Murphy- Riley: cho vào mỗi bình 8 mL dung dịch B, lắc
đều. Màu xanh Molypden sẽ hiện lên đậm nhạt tùy vào lượng P có trong mẫu.
Nếu mẫu có màu quá nhạt hoặc quá đậm vượt hơn đường chuẩn thì phải tiến
hành lại với lượng mẫu nhiều hơn hoặc ít hơn tương ứng. Màu đạt yêu cầu phải
nằm trong đường chuẩn. Sau 10-15 phút có thể so màu được. Mẫu bền trong 24
giờ nhưng đo tốt nhất không chậm qua 6 giờ sau khi hiện màu.
 Chuẩn bị dãy chuẩn: chuẩn bị 8 bình định mức 50 mL, hút lần lượt 0; 0,2;
0,4; 0,6; 0,8; 1; 1,5; 2 mL dung dịch lân chuẩn chứa 50 ppm P2O5. Thêm nước

39
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

cất đến ½ bình và cho vào mỗi bình 8 mL dung dịch B, lắc đều và thêm nước
cất cho đến vạch. Lắc đều. Dãy đường chuẩn có nồng độ lần lượt là 0; 0,2; 0,4;
0,6; 0,8; 1; 1,5; 2 ppm P2O5 như Hình 3.5.

Hình 3.5: Dãy chuẩn Photpho


 So màu đường chuẩn và mẫu trên máy so màu. Đọc độ hấp thu ở bước
sóng 880 nm. Nhớ đo mẫu trắng trước khi đo mẫu thật.
Tính kết quả:
Hàm lượng P tổng số trong mẫu được tính theo công thức:
a × V1 × V2 × 0,001 × 100
%P2 O5 =
M × V3 × 1000
Trong đó:
a: Hàm lượng P2O5 tính từ đường chuẩn sau khi đã trừ mẫu trắng (ppm).
V1: Thể tích bình định mức chứa mẫu khi đo (mL).
V2: Thể tích bình định mức chứa dung dịch mẫu sau khi vô cơ hóa (mL).
V3: Thể tích dung dịch vô cơ hóa được hút để phân tích (g).
M: Trọng lượng mẫu được cân để phân tích (g).
10-3: Hệ số đổi mg ra g và 100: Hệ số đổi ra %.

3.3 Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được tính giá trị trung bình các lần lặp lại, độ lệch chuẩn.
Xử lý số liệu bằng chương trình Minitab Release 16.2 để so sánh các giá trị
trung bình giữa các mẫu với nhau.

40
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả phân tích hàm lượng DM, Ash, OM, CF, CP của 5 loại cỏ
Thành phần vật chất khô (DM), khoáng tổng số (Ash), chất hữu cơ (OM),
xơ thô (CF), protein thô (CP) của 5 loại cỏ được phân tích và kết quả đều khác
biệt có ý nghĩa thông kê (P<0,05) giữa 5 loại cỏ. Kết quả phân tích là giá trị
trung bình 4 lần lặp lại của từng mẫu cỏ được thống kê trong Bảng 4.1.
Thành phần chính của cây thức ăn ban đầu bao gồm ẩm độ (nước toàn
phần) và vật chất khô (phần còn lại khi sấy khô loại bỏ nước). Biết đươc ẩm độ
là điều quan trọng để xác định giá trị dinh dưỡng và chất lượng của thức ăn. Cây
thức ăn nếu muốn so sánh thành phần hóa học thì dựa vào trạng thái khô hoàn
toàn vì ẩm độ rất thay đổi ảnh hưởng đến việc xác định các chất dinh dưỡng.
Ẩm độ càng cao nghĩa là vật chất khô ít thì các chất dinh dưỡng càng thấp
(Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 2013).
Bảng 4.1: Thành phần DM, Ash, OM, CF, CP của 5 loại cỏ
Tính theo % DM
Chỉ tiêu SEM P
Cỏ Cỏ
Cỏ Mồm Cỏ Sả Cỏ Voi
Lông tây Setaria
DM 15,46a 15,17a 16,97a 9,49b 16,36a 0,89 0,001
Ash 13,76ab 9,57c 16,75a 16,86a 12,66bc 0,73 0,001
OM 86,24bc 90,43 a 83,25c 83,14c 87,34ab 0,73 0,001
CF 30,05b 29,83b 33,89a 28,68b 33,39a 0,61 0,001
CP 12,54ab 13,88a 9,32b 13,92a 11,19ab 1,03 0,030
Ghi chú: a,b,c các giá trị ở cùng một hàng mang ít nhất một chữ ký hiệu chung thì không sai
khác ở P≤0,05.
So sánh về hàm lượng vật chất khô
Hàm lượng vật chất khô ở cỏ Sả (16,97%) cao hơn cỏ Voi (16,36%), cỏ
Lông tây (15,46%), cỏ Mồm (15,17%), giữa các loại cỏ này hàm lượng vật chất
khô không khác biệt nhưng cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với cỏ
Setaria có % DM chỉ đạt 9,49% (Hình 4.1).

41
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

%
18 16,97 16,36
16 15,46 15,17
14
12
10 9,49

8
6
4
2
0
Cỏ Lông tây Cỏ Mồm Cỏ Sả Cỏ Setaria Cỏ Voi
Hình 4.1: Hàm lượng Vật chất khô của 5 loại cỏ
Kết quả hàm lượng vật chất khô của cỏ Sả (16,97%) cao hơn kết quả của
Nguyễn Tường Cát (2005) là 15,47% ở 45 ngày tuổi nhưng thấp hơn thí nghiệm
của Huỳnh Văn Khánh (2008) là 20,03% và gần với nghiên cứu của Lê Hòa
Bình (2002) với 16,53%.
Cỏ Setaria có hàm lượng vật chất khô thấp hơn so với kết quả của Nguyễn
Xuân Trạch (2015) là 13,71% và của Bùi Quang Tuấn (2010) là 16,4%. Vật chất
khô của cỏ Voi (16,36%), cỏ Lông tây (15,46%) đều thấp hơn so với kết quả
của Nguyễn Sơn (2013) là 18,4% và 18,0%, nhưng cỏ Voi cao hơn so với báo
cáo của Nguyễn Văn Đạt (2014) là 14,43% và gần với ghi chép của Viện Chăn
Nuôi (2001) là 15,8%. Còn hàm lượng vật chất khô của cỏ Lông tây vẫn thấp
hơn báo cáo của Nguyễn Huy Chiến (2009) là 16,49%. Cỏ Mồm có % DM
(15,17%) ít chênh lệch so với Huỳnh Thị Hiệp (2007) là 15,7%; lớn hơn Nguyễn
Thị Hồng Nhân (2010) với kết quả 13,35% ở 45 ngày.
Sự khác biệt về hàm lượng vật chất khô giữa các loại cỏ có thể là do ảnh
hưởng của điện kiện trồng, đất đai, độ tuổi. Tùy vào hàm lượng nước trong thực
vật khác nhau liên quan đến giai đoạn tăng trưởng, cây còn non chứa nhiều
nước, ít vật chất khô hơn cây trưởng thành (Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 2013).
So sánh về hàm lượng khoáng tổng số và chất hữu cơ
Khoáng tổng số Ash và lượng chất hữu cơ OM giữa 5 loại cỏ thì khác biệt
có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Hàm lượng khoáng trong cỏ Setaria (16,86%)
không khác biệt so với cỏ Sả (16,75%). Hàm lượng khoáng của cỏ Lông tây
(13,76%) và cỏ Voi (12,66%) không khác biệt nhau và cỏ Mồm (9,57%) có hàm
lượng khoáng thấp nhất. Ngược lại, hàm lượng chất hữu cơ của cỏ Mồm
(90,43%) không khác biệt so với cỏ Voi (87,34%), nhưng cao hơn có ý nghĩa
42
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

thống kê so với cỏ Lông tây (86,24%). Còn hàm lượng chất hữu cơ của cỏ Sả
(83,25%), cỏ Setaria (83,14%) ở mức thấp nhất (Hình 4.2). Hàm lượng khoáng
trong cỏ cao thì chất hữu cơ thấp và ngược lại. Hàm lượng khoáng tổng số và
chất hữu cơ tỷ lệ nghịch với nhau trong hàm lượng vật chất khô của thức ăn.
Kết quả phân tích hàm lượng khoáng của cỏ Setaria (16,68%), cỏ Lông
tây (13,76%), cỏ Voi (12,66%) đều cao hơn kết quả của Nguyễn Văn Đạt (2014)
lần lượt là: 11,03%; 11,42%; 13,42%, nhưng % Ash của cỏ Voi tương đương
với giá trị 12,80% của Nguyễn Sơn (2013). Hàm lượng khoáng tổng số trong cỏ
Setaria vẫn thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Bả (2010) là 12%,
và hàm lượng chất hữu cơ cũng thấp hơn kết quả của Nguyễn Xuân Trạch (2015)
là 90,87%.
Cỏ Lông tây có hàm lượng khoáng là 13,76% và chất hữu cơ là 86,24%
tương đồng với kết quả của Nguyễn Văn Hiền (2010) là 13,3% và 86,7%. Về
hàm lượng chất hữu cơ của cỏ Voi (87,34%) phù hợp với kết quả phân tích của
Nguyễn Văn Thu và Danh Mô (2009) là 87,9%.
%
18 16,75 16,86
16
13,76
14 12,66
12
9,57
10
8
6
4
2
0
Cỏ Lông tây Cỏ Mồm Cỏ Sả Cỏ Setaria Cỏ Voi

Hình 4.2: Hàm lượng Khoáng tổng số của 5 loại cỏ


Cỏ Sả có Ash (16,75%) lớn hơn kết quả 10,10% và OM (83,25%) nhỏ hơn
80,90% của Nguyễn Nhựt Xuân Dung (2007) nhưng Ash gần bằng với phân
tích của Huỳnh Văn Khánh (2008) là 16,68%. Hàm lượng khoáng, chất hữu cơ
của cỏ Mồm: 9,57% và 90,43% ít chênh lệch so với ghi nhận của Huỳnh Thị
Hiệp (2007): 9,32% và 90,7%.
Vật chất khô trong cây thức ăn gồm 2 thành phần khoáng và chất hữu cơ.
Hàm lượng khoáng hay chất vô cơ và chất hữu cơ trong các loại cỏ khác nhau
tùy vào đặc tính vốn có của từng giống cỏ. Nhưng ảnh hưởng chủ yếu là các yếu

43
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

tố bên ngoài khi trồng trọt. Hàm lượng nước trong cây và sự hấp thu lượng chất
dinh dưỡng của cây khác nhau ở môi trường sống, đất đai, phân bón khác nhau.
So sánh về hàm lượng xơ thô
Nguồn gốc của ý định để xác định xơ thô trong cây thức ăn là phần không
tiêu hóa được nhưng thật ra gia súc có thể tiêu hóa được và mức độ tiêu hóa tùy
loài gia súc (Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 2013). Thức ăn xơ rất quan trọng đối
với gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê, cừu, ngựa,...) và chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần.
Tương tự như hàm lượng vật chất khô, nhận thấy hàm lượng xơ thô của 5
mẫu cỏ sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) và tỷ lệ với % DM. Mẫu có %
DM cao thì % CF cao. Hàm lượng xơ của cỏ Sả (33,89%) và cỏ Voi (33,39%)
là cao nhất và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với cỏ Lông tây (30,05%), cỏ
Mồm (29,83%) và cỏ Setaria (28,68%). Trong 5 loại cỏ Hòa Thảo, cỏ Sả có hàm
lượng DM và CF cao ngược lại cỏ Setaria thì thấp (Hình 4.3).
%
40
35 33,89 33,39
30,05 29,83
30 28,68

25
20
15
10
5
0
Cỏ Lông tây Cỏ Mồm Cỏ Sả Cỏ Setaria Cỏ Voi

Hình 4.3: Hàm lượng Xơ thô của 5 loại cỏ


So với kết quả của Nguyễn Thiết (2012), hàm lượng xơ thô của cỏ Sả
(40,24%), cỏ Voi (36,76%), cỏ Lông tây (35,21%) đều cao hơn kết quả phân
tích được. Riêng CF của cỏ Sả là 33,89% khá tương đồng so với kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Xuân Bả (2010) là 33,2% và của Nguyễn Tường Cát (2005) là
31,95%.
Cỏ Voi có hàm lượng CF (33.39%) cao hơn của Nguyễn Văn Đạt (2014)
là 28,89%; Nguyễn Văn Thu và Danh Mô (2008) là 30,3%. Xơ thô của cỏ Lông
tây (30,05%) tương đương với ghi nhận của Lưu Hữu Mãnh (1999) là 30,4%
nhưng thấp hơn so với số liệu của Nguyễn Kim Hiền (2008) là 31,29%. Về hàm
lượng xơ thô của cỏ Mồm 29,83% thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn

44
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Thu và Danh Mô (2009) là 30,9%. Còn hàm lượng CF cỏ Setaria (28,68%) nhỏ
hơn phân tích của Nguyễn Xuân Bả (2010) là 33,0% nhưng ít khác biệt với kết
quả của Nguyễn Văn Đạt (2014) là 28,87%.
Thức ăn giàu xơ không những cung cấp dinh dưỡng cho bản thân vật nuôi
mà cả vi sinh vật trong đường tiêu hóa của vật chủ. Chất xơ giúp đảm bảo hoạt
động sinh lý bình thường cho quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, hạn chế của chất xơ
chủ yếu vẫn do tỷ lệ tiêu hóa thấp nên có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của
thức ăn (Lê Đức Ngoan, 2014).
Sự khác biệt về hàm lượng xơ thô trong các loại cỏ có thể giải thích theo
kết luận của Nguyễn Thiết (2012) là cỏ Sả dễ bị xơ hóa do ảnh hưởng của thời
tiết nên hàm lượng CF của cỏ Sả cao hơn cỏ Voi và cỏ Lông tây. Cũng theo ghi
nhận của Nguyễn Nhựt Xuân Dung (2007) thì cây thức ăn càng trưởng thành
thì hàm lượng chất xơ càng gia tăng.
So sánh về hàm lượng protein thô
Protein thô trong cỏ có thể chịu ảnh hưởng bởi lượng nitơ có sẵn trong đất
trồng từ đó dẫn đến có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng protein
thô giữa 5 loại cỏ (P<0,05). Cỏ Setaria (13,92%) và cỏ Mồm (13,88%) có hàm
lượng protein thô cao nhất, nhưng không khác biệt so với cỏ Lông tây (12,54%)
và cỏ Voi (11,19%). Cỏ Sả có hàm lượng CP thấp nhất đạt 9,32% (Hình 4.4).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thiết (2012): % CP cỏ Lông
tây (11,53%) cao hơn cỏ Voi (8,33%) và thấp là cỏ Sả (8,26%).
%
16
13,88 13,92
14 12,54
12 11,19
10 9,32

8
6
4
2
0
Cỏ Lông tây Cỏ Mồm Cỏ Sả Cỏ Setaria Cỏ Voi

Hình 4.4: Hàm lượng Protein thô của 5 loại cỏ


Kết quả phân tích hàm lượng protein thô của cỏ Setaria và cỏ Voi thấp hơn
so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Đạt (2014) là 15,29% và 11,44%. Hàm

45
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

lượng CP của cỏ Setaria là 13,92% thấp hơn theo báo cáo Nguyễn Xuân Trạch
(2015) là 15,90%. Cỏ Mồm có % CP đạt 12,54% tương đương với kết quả của
Huỳnh Thị Hiệp (2007) là 12,4% nhưng lớn hơn kết quả 11,8% của Nguyễn
Văn Thu và Danh Mô (2009).
Hàm lượng protein của cỏ Lông tây (12,54%) phù hợp với ghi nhận của
Ngô Tiến Dũng (2009) trong khoảng 12-16%; nhưng lớn hơn kết quả 11,26%
của Nguyễn Văn Đạt (2014). Protein thô của cỏ Lông tây, cỏ Voi (11,19%)
không khác nhiều so với kết quả 12,4% và 11,5% của Nguyễn Sơn (2013). Đối
với kết quả protein thô cỏ Voi là 11,19%, cỏ Sả là 9,32% đều cao hơn số liệu
trong báo cáo của Nguyễn Nhựt Xuân Dung (2007) lần lượt là 8,52%; 7,71%.
Hàm lượng CP của cỏ Sả cũng lớn hơn ghi nhận của Lê Đức Ngoan (2014) là
6,9%.
Theo báo cáo của Bùi Quang Tuấn (2010), mức bón phân đạm có ảnh
hưởng rõ rệt đến năng suất chất xanh của cỏ Setaria. Cụ thể, protein thô tăng
đáng kể theo mứa bón phân đạm 0; 50; 100 kg/ha/lứa lần lượt là 11,42%;
12,55%; 13,87%. Việc tăng mức bón phân đạm sẽ cải thiện được hàm lượng
chất dinh dưỡng, nâng cao tỷ lệ protein thô trong cây thức ăn nhưng không nên
bón nhiều quá bởi khi đó hàm lượng nitrat tăng trong cây sẽ rất độc khi gia súc
ăn vào.
Như vậy, thành phần protein thô trong các loại cỏ khác nhau có ý nghĩa
thống kê có thể là do ảnh hưởng của hàm lượng nitơ từ thổ nhưỡng hay phân
bón mà cây đã hấp thu, hơn nữa còn do giai đoạn sinh trưởng, yếu tố mùa vụ
của cây. Protein của cỏ nhanh chóng giảm xuống khi cây bắt đầu ra hoa và nhất
là mùa khô protein có thể xuống thấp hơn 7%, ở mức độ này gia súc bắt đầu hạn
chế ăn (Blaxter & Wilson, 1963; Elliott & Topps, 1963).
Từ kết quả trên, thành phần dinh dưỡng trong các cây cỏ khác nhau ý nghĩa
có khả năng một phần là do ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường sinh trưởng
bên ngoài và còn tùy vào giá trị dinh dưỡng, tính năng vốn có trong từng loại
cỏ. Theo kết luận của Lưu Hữu Mãnh (2005) thì thành phần hóa học của cây
thức ăn rất biến động phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn sinh trưởng phát triển, nơi
trồng hay phân bón.
Nhìn chung, thành phần dinh dưỡng vật chất khô, xơ thô trong cỏ Sả tương
đối cao hơn cỏ Voi, cỏ Lông tây, cỏ Mồm, cỏ Setaria nên giá trị năng suất, khả
năng phát triển phù hợp và ưu thế hơn cho sự sinh trưởng, tăng sản lượng của
vật nuôi. Cũng như theo ghi nhận của Ngô Tiến Dũng (2009), cỏ Sả có chất
lượng hơn cỏ Voi. Hơn nữa, cỏ Sả có tính ngon miệng và giá trị dinh dưỡng
cao, không bị giảm chất lượng nhanh như cỏ Voi (Vũ Duy Giảng, 2008). Hay

46
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

nghiên cứu của Nguyễn Thiết (2012) cũng kết luận là cỏ Sả có khả năng sinh
trưởng, phát triển và năng suất cao hơn cỏ Voi và cỏ Lông tây. Tuy hàm lượng
protein thô của cỏ Sả thấp nhưng có thể cải thiện bằng kỹ thuật chăm sóc, các
loại phân bón trong quá trình thâm canh.

4.2 Kết quả phân tích hàm lượng oxalat, canxi, photpho của 5 loại cỏ
Kết quả phân tích thành phần Oxalat, Canxi và Photpho của 5 loại cỏ được
trình bày trong Bảng 4.2.
Bảng 4.2: Thành phần Oxalat, Canxi và Photpho của 5 loại cỏ
Tính theo % DM
Chỉ tiêu Cỏ Cỏ SEM P
Cỏ Mồm Cỏ Sả Cỏ Voi
Lông tây Setaria
Oxalat 2,93b 2,57b 2,85b 7,20a 2,40b 0,47 0,001
Ca 0,13b 0,14ab 0,13ab 0,07c 0,17a 0,01 0,001
P 0,82ab 0,56b 0,74ab 0,97a 0,72ab 0,09 0,008
Ghi chú: a,b,c các giá trị ở cùng một hàng mang ít nhất một chữ ký hiệu chung thì không sai
khác ở P≤0,05.
Qua kết quả phân tích, thành phần Oxalat, Canxi và Photpho trong các loại
cỏ khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Tùy vào giai đoạn sinh
trưởng và phát triển của cây trồng mà mối quan hệ giữa hàm lượng Oxalat và
các khoáng chất sẽ khác nhau giữa các loại cỏ (Rahman et al., 2014).
So sánh về hàm lượng oxalat
Hàm lượng Oxalat không có sự khác biệt giữa cỏ Lông tây, cỏ Mồm, cỏ
Sả và cỏ Voi. Hàm lượng Oxalat trong cỏ Setaria là 7,20% cao hơn có ý nghĩa
thống kê (P<0,05) so với các loại cỏ còn lại (Hình 4.5).
Kết quả phân tích hàm lượng Oxalat của cỏ Setaria cao hơn so với ghi
nhận 4,5-6,7% của Vũ Duy Giảng (2008). Độc tố Oxalat tồn tại nhiều trong cỏ
gây cản trở quá trình sinh trưởng, thậm chí gây bệnh cho vật nuôi nếu không có
biện pháp chăm sóc thích hợp.

47
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

%
8 7,20
7
6
5
4
2,93 2,85
3 2,57 2,40
2
1
0
Cỏ Lông tây Cỏ Mồm Cỏ Sả Cỏ Setaria Cỏ Voi
Hình 4.5: Hàm lượng Oxalat của 5 loại cỏ
Hàm lượng Oxalat trong cây thức ăn khác nhau có thể giải thích theo
nghiên cứu của Middleton và Barry (1978) cho rằng: Nồng độ oxalat của Setaria
giảm nhanh khi tuổi cây tăng lên. Và Rahman et al., 2009 cũng cho kết luận:
Nồng độ oxalate giảm đáng kể khi khoảng thời gian thu hoạch cỏ tăng.
So sánh về hàm lượng canxi
Ngược với độc tố Oxalat, hàm lượng Canxi tăng theo chiều giảm hàm
lượng Oxalat. Cỏ Setaria chứa 0,07% canxi thấp hơn có ý nghĩa thống kê
(P<0,05) so với các loại cỏ còn lại. Cỏ Voi có hàm lượng Canxi đạt 0,17% cao
hơn có ý nghĩa thống kê so với cỏ Lông tây (0,13%) nhưng không khác biệt so
với cỏ Mồm (0,14%) và cỏ Sả (0,13%) (Hình 4.6).
%
0,20
0,18 0,17
0,16
0,14 0,13
0,14 0,13
0,12
0,10
0,08 0,07
0,06
0,04
0,02
0,00
Cỏ Lông tây Cỏ Mồm Cỏ Sả Cỏ Setaria Cỏ Voi
Hình 4.6: Hàm lượng Canxi trong 5 loại cỏ

48
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Hàm lượng Ca trong cỏ Setaria và cỏ Lông tây đều thấp hơn kết quả của
Nguyễn Huy Chiến (2009) là 0,91% và 0,72%; cỏ Setaria còn thấp hơn số liệu
của Vũ Duy Giảng (2008) là 0,20% và ghi chép của Minson (1997) là 0,24%.
Hàm lượng Ca trong cỏ Sả (0,13%) và cỏ Voi (0,17%) đều nhỏ hơn so với ghi
chép của Lê Đức Ngoan (2004) lần lượt là 0,6% và 0,5%.
Hàm lượng Canxi khác nhau có thể do ảnh hưởng cúa các yếu tố trồng trọt
bên ngoài nhưng chủ yếu là tùy loài thực vật. Đối với cỏ Hòa thảo thì khoáng
đa lượng, vi lượng đều thấp, đặc biệt nghèo Ca và P nhưng ngược lại cây bộ đậu
thì giàu Ca (Viện Chăn Nuôi, 2000).
So sánh về hàm lượng photpho
Khoáng chất Photpho trong 5 loại cỏ khác nhau có ý nghĩa về mặt thống
kê (P<0,05). Trong đó, hàm lượng Photpho ở cỏ Setaria đạt 0,97%, không khác
biệt so với cỏ Lông tây (0,82%), cỏ Sả (0,74%), và cỏ Voi (0,72%) nhưng cao
hơn có ý nghĩa thống kê so với cỏ Mồm (0,56%) (Hình 4.7).
%
1,20
0,97
1,00
0,82
0,80 0,74 0,72

0,60 0,56

0,40

0,20

0,00
Cỏ Lông tây Cỏ Mồm Cỏ Sả Cỏ Setaria Cỏ Voi
Hình 4.7: Hàm lượng Photpho trong 5 loại cỏ
Kết quả hàm lượng Photpho trong cỏ Setaria, cỏ Lông tây cao hơn kết quả
của Nguyễn Huy Chiến (2009) đều là 0,23% và cỏ Setaria (0,97%) còn cao hơn
kết quả 0,21% của Bùi Quang Tuấn (2011) hay Minson (1971) với 0,19%.
Về cỏ Sả và cỏ Voi có hàm lượng P đều lớn hơn ghi nhận của Lê Đức
Ngoan (2004) với 0,1% và 0,3%. Riêng, % P trong cỏ Sả nhỏ hơn số liệu của
Nguyễn Thị Hồng Nhân (2010) là 1,86%.
Sự khác biệt về hàm lượng Photpho có thể do mẫu lấy ở các điểm khác
nhau chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thâm canh, đất đai hay khả năng hấp thu
khoáng chất của từng loại cỏ không giống nhau. Hàm lượng Photpho trong thức

49
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

ăn góp phần tạo xương và vai trò trong các liên kết năng lượng ATP, tổng hợp
photpholipid của màng tế bào trong cơ thể động vật.
Như vậy, hàm lượng Oxalat, Canxi và Photpho giữa các loại cỏ khác nhau
có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Hàm lượng Oxalat đáng chú ý ở cỏ Setaria khá
cao trong khi % Ca thì thấp. Tương tự, các loại cỏ còn lại hàm lượng Oxalat cao
hơn thì hàm lượng Ca thấp hơn. Sự tương quan nghịch này là phù hợp với kết
luận của Rahman et al. (2014): Nồng độ Oxalat hòa tan có mối tương quan với
nồng độ K, Na trong khi Oxalat không hòa tan tỷ lệ nghịch với nồng độ Ca trong
thực vật.
Hàm lượng Oxalat nhiều, càng hấp thu Ca trong cây tạo muối dạng không
hòa tan Ca2C2O4 đồng thời làm giảm sự cung cấp Ca từ cỏ cho cơ thể vật nuôi,
muối không hòa tan này còn dẫn đến các triệu chứng bệnh làm suy yếu sự sinh
trưởng của gia súc, gia cầm. Độc tố Oxalat hiện diên trong cây có thể hạn chế
bằng phương pháp chế biến ủ chua, lên men cây thức ăn. Theo Trương Thị Tố
Trinh (2010), nghiên cứu việc ủ chua Dã Quỳ kèm Môn nước có thể làm giảm
lượng Oxalat trong Môn nước. Ngoài ra, hàm lượng Canxi và Photpho trong cỏ
Hòa thảo thường thấp nên có thể cho ăn phối hợp với các loại lá cây, nhất là cây
bộ Đậu (Viện Chăn Nuôi, 2000).

50
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận


Kết quả phân tích cho thấy: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thành
phần hóa học giữa 5 loại cỏ Hòa thảo.
Trong 5 loại cỏ phân tích, cỏ Sả có hàm lượng vật chất khô, xơ thô cao
hơn so với 4 loại cỏ còn lại nhưng hàm lượng protein thô của cỏ Sả thì thấp
nhất. Ngược lại, cỏ Setaria Sphacelata có hàm lượng vật chất khô, xơ thô thấp
nhất và protein thô thì cao nhất trong 5 loại cỏ.
Về hàm lượng độc tố oxalat ở các loại cỏ không khác biệt nhiều về ý nghĩa
thống kê, ngoại trừ cỏ Setaria Sphacelata nên đặc biệt chú ý khi sử dụng làm
cây thức ăn, tránh gây bệnh đến gia súc, vì trong cỏ chứa rất nhiều oxalat và cao
hơn so với 4 loại cỏ Hòa thảo còn lại.

5.2 Kiến nghị


Phân tích thêm một số chỉ tiêu về thành phần hóa học khác như: xơ không
tan trong axit, xơ trung tính,…
Khảo sát thêm về thành phần hóa học trên một số loại cỏ Hòa thảo khác.

51
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Xuân Bả, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ
Chí Cương và Nguyễn Hữu Văn (2008). Dinh dưỡng và thức ăn cho bò. Hà
Nội: NXB Nông Nghiệp.
2. Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Bả và Nguyễn Hữu Văn (2006). Thức ăn cho
gia súc nhai lại trong nông hộ miền Trung. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp.
3. Nguyễn Thị Hồng Nhân (2010). Giáo trình thức ăn gia súc. Khoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng dụng – trường Đại học Cần Thơ.
4. Nguyễn Thiện (2002). Trồng cỏ nuôi dê. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp.
5. Phùng Quốc Quảng (2002). Biện pháp giải quyết thức ăn cho gia súc nhai
lại. Hà Nội. NXB Nông nghiệp.
6. Viện Chăn Nuôi Quốc Gia (2000). Thành phần và giá trị dinh duỡng thức ăn
gia súc gia cầm Việt Nam. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp.
7. Đào Thị Hồng Vân (2010). Nghiên cứu năng suất, thành phần hoá học của
một số giống cỏ Hoà thảo và ảnh hưởng của các mức phân bón đạm đến cỏ
Mulato II tại Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ – Đại học Thái Nguyên.
8. Đào Lệ Hằng (2008). Phương pháp chủ động thức ăn xanh ngoài cỏ cho gia
súc. Hà Nội: NXB Hà Nội.
9. Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung và Võ Văn Sơn (2013). Giáo
trình dinh dưỡng gia súc. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng – trường
Đại học Cần Thơ.
10. Ngô Tiến Dũng, Phạm Kim Cương (2009). Dinh dưỡng và thức ăn trong
chăn nuôi bò sữa. Hà Nội: Dự án bò sữa Việt Bỉ.
11. Từ Trung Kiên (2011). Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử
dụng một số cỏ Hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt. Luận văn tiến sĩ
– Đại học Thái Nguyên.
12. Nguyễn Huy Chiến (2009). Khảo sát một số nguồn thức ăn thô và tuyển chọn
một số cây thức ăn xanh cho trâu bò trong vụ Đông xuân ở huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sĩ – Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
13. Nguyễn Tường Cát (2005), Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản
xuất của cỏ Sả, cỏ Voi và cỏ Paspalum. Luận văn tốt nghiệp - Đại học Cần
Thơ.
14. Nguyễn Thiết (2012), Đánh giá khả năng thích nghi bộ giống cỏ Hòa thảo
và họ Đậu tại vùng đất phèn Hòa An, Đề tài khoa học và công nghệ cấp
trường – Đại học Cần Thơ.
15. Trương Thị Tố Trinh (2010). Xác định hàm lượng Canxi Oxalat, Axit Lactic,
Axit Aceic và độ pH trong cây Môn nước ở dạng tươi và ủ chua tại Thành
phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp - Đại học Cần Thơ.

52
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

16. Đỗ Thị Ngọc Trinh (2014). Khảo sát hình thái và định lượng Oxalat Canxi
ở cây Môn nước. Luận văn tốt nghiệp - Đại học Cần Thơ.
17. Nguyễn Văn Đạt, Trần Hiệp, Nguyễn Xuân Trạch (2014). Ảnh hưởng của
mật độ năng lượng, protein và xơ trong khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu
quả chuyển hóa thức ăn của thỏ New Zealand. Tạp chí Khoa học và Phát
triển 2014, tập 12, số 4: 558-566.
18. Huỳnh Văn Khánh (2008). Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản
xuất của cỏ Sả với các mức độ phân bón khác nhau. Luận văn tốt nghiệp –
Đại học Cần Thơ.
19. Nguyễn Hải Phú (2004). Khảo sát đặc tính sinh trưởng và giá trị dinh dưỡng
của cỏ Mồm và cỏ Lông tây trồng ở Nông Trường Sông Hậu. Luận văn tốt
nghiệp – Đại học Cần Thơ.
20. Nguyễn Tường Cát (2005), Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản
xuất của cỏ Sả (panicum maximum), cỏ Voi (penisetum purpureum) và cỏ
Paspalum (Paspalum atratum). Luận văn tốt nghiệp - Đại học Cần Thơ.
21. Nguyễn Văn Huyền (2010). Ảnh hưởng của sự thay thế cỏ Lông tây bằng lá
Bông cải trong khẩu phần lên tăng trọng và tiêu hóa dưỡng chất của thỏ lai.
Luận văn tốt nghiệp - Đại học Cần Thơ.
22. Nguyễn Sơn (2013). Ảnh hưởng của sự thay thế cỏ Voi trong khẩu phần cỏ
Lông tây tăng lên năng suất sinh sản của thỏ New Zealand. Luận văn tốt
nghiệp - Đại học Cần Thơ.
23. Hoàng Thị Lảng, Lê Hòa Bình (2004). Nghiên cứu khả năng sản xuất chất
xanh của các giống cây thức ăn để chọn lọc giống có năng suất cao, chất
lượng tốt dùng cho chăn nuôi khu vực, Báo cáo khoa học, Chăn nuôi - Thú
y, tr. 116.
24. Huỳnh Thị Hiệp (2007). Sử dụng rau Lang, rau Muống, cỏ Mồm và cỏ Cúc
trên khả năng sản xuất thịt của thỏ lai. Luận văn tốt nghiệp - Đại học Cần
Thơ.
25. Nguyễn Thị Hồng Nhân (2010). Phát triển của cỏ Mồm (Hymenachne
Acutigluna) và cỏ Paspalum Atratum trồng thuần hoặc xen kẻ với Điên điển
(Sesbania sesban) trên ruộng ngập nước. Tạp chí KHKT Chăn Nuôi số 9-
2010, trường Đại học Cần Thơ.
26. Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Thị Mộng Nhi (2007).
Thành phân hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số giống cây thức ăn gia
súc họ Hòa Thảo và họ Đậu trồng tại Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học
2007: 7 183-192, trường Đại học Cần Thơ.
27. Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Thị Dương Huyền, Bùi Thị Bích (2010). Ảnh
hưởng của khoảng cách trồng và mức bón phân đạm đến năng suất, chất

53
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

lượng cỏ Setaria. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011: Tập 9, số 2: 251-
257, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
28. Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Thị Dương Huyền, Nguyễn
Ngọc Bằng (2015). Ảnh hưởng của tỷ lệ cỏ Setaria sphacelata và Rau lang
trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn và năng suất thịt của thỏ New
Zealand Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015: Tập 13, số 3: 388-393, trường
Đại học Cần Thơ.
29. Nguyen Van Thu and Danh Mo, 2009.A study of nutritive values of forages
as rabbit feed resources by using in vitro digestibility and gas production
techniques. In proceeding of International Rabbit Workshop on Organic
farming based on Forages at Cantho University, Vietnam. 25-27 Nov, 2008.
30. FAO (1993).Tropical feeds, feed information summaries and nutritive
values. Food and Agriculture Arganization of the United Nation Rome.
31. AOAC (1990). Offical Method Of Analysis. Asociation of official
Analytical chemist, 15th edition (K helrick editor), Arlingtonp.
32. M.M. Rahman, M. Ikeue, M. Niimi, R.B. Abdullah, W.E. Wan Khadijah, K.
Fukuyama and O. Kawamura, 2013. Case Study for Oxalate and its Related
Mineral Contents in Selected Fodder Plants in Subtropical and Tropical
Regions. Asian Journal of Animal and Veterinary Advances, 8: 535-541.
33. Rahman, M.M., Y. Ishii, M. Niimi and O. Kawamura, 2009. Effect of
clipping interval and nitrogen fertilisation on oxalate content in pot-grown
napier grass (Pennisetum purpureum). Trop. Grassl., 43: 73-78.
34. M.M. Rahman, M. Tateyama, M. Niimi, R.B. Abdullah, W.E. Wan Khadijah
and O. Kawamura, 2014. Changes in Oxalate and Some Mineral
Concentrations of Setaria sphacelata Under Cutting and Uncutting
Conditions. Pakistan Journal of Biological Sciences, 17: 586-589.
35. Middleton, C.H. and G.A. Barry, 1978. A study of oxalate concentration in
five grasses in the wet tropics of Queensland. Trop. Grassl., 12: 28-35.
36. Blaxter, K,L, & Wilson, R,S, 1963. The assessment of crop husbandry
techniques in terms of animal production, Animal Production 5: 27–42.
37. Elliott, R,C, & Topps, J,H. 1963. Studies of protein requirements for
maintenance, 3, Nitrogen balance trials on blackhead Persian sheep given
diets of different energy & protein contents, British Journal of Nutrition 18:
245–252.

54
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

PHỤ LỤC
Đường chuẩn Photpho

C (ppm) 0,0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,5 2,0


A 0,001 0,051 0,108 0,177 0,236 0,295 0,434 0,582
Đồ thị:

0,7
y = 0,2927x - 0,0024
0,6 R² = 0,9995
0,5

0,4

0,3

0,2

0,1

0 C (ppm)
0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5

Số liệu và thống kê
General Linear Model: VCK (%). Ash (%). ... versus Tên cỏ

Factor Type Levels Values


Tên cỏ fixed 5 Sa. Voi. LT. Mom. Seta

Analysis of Variance for VCK (%), using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Tên cỏ 4 143,357 143,357 35,839 11,20 0,000
Error 15 47,985 47,985 3,199
Total 19 191,342

S = 1,78857 R-Sq = 74,92% R-Sq(adj) = 68,23%

Analysis of Variance for Ash (%), using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Tên cỏ 4 148,657 148,657 37,164 17,33 0,000

55
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Error 15 32,166 32,166 2,144


Total 19 180,823

S = 1,46438 R-Sq = 82,21% R-Sq(adj) = 77,47%

Analysis of Variance for OM (%), using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Tên cỏ 4 148,657 148,657 37,164 17,33 0,000
Error 15 32,166 32,166 2,144
Total 19 180,823

S = 1,46438 R-Sq = 82,21% R-Sq(adj) = 77,47%

Analysis of Variance for Xơ thô (%), using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Tên cỏ 4 86,216 86,216 21,554 14,70 0,000
Error 15 21,996 21,996 1,466
Total 19 108,212

S = 1,21096 R-Sq = 79,67% R-Sq(adj) = 74,25%

Analysis of Variance for CP (%), using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Tên cỏ 4 60,731 60,731 15,183 3,59 0,030
Error 15 63,467 63,467 4,231
Total 19 124,198

S = 2,05697 R-Sq = 48,90% R-Sq(adj) = 35,27%

56
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Analysis of Variance for Oxalat (%), using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Tên cỏ 4 65,805 65,805 16,451 18,93 0,000
Error 15 13,037 13,037 0,869
Total 19 78,843

S = 0,932282 R-Sq = 83,46% R-Sq(adj) = 79,05%

Analysis of Variance for Photpho (%), using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Tên cỏ 4 0,35995 0,35995 0,08999 2,58 0,008
Error 15 0,52243 0,52243 0,03483
Total 19 0,88238

S = 0,186624 R-Sq = 40,79% R-Sq(adj) = 25,00%

Analysis of Variance for Canxi (%), using Adjusted SS for Tests

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P


Tên cỏ 4 0,0229912 0,0229912 0,0057478 13,39 0,000
Error 15 0,0064376 0,0064376 0,0004292
Total 19 0,0294289

S = 0,0207166 R-Sq = 78,12% R-Sq(adj) = 72,29%

Least Squares Means

----VCK (%)--- ----Ash (%)-- ----OM (%)--- --Xơ thô (%)--


Tên cỏ Mean SE Mean Mean SE Mean Mean SE Mean Mean SE Mean
Sa 16,9738 0,89428 16,7494 0,73219 83,2506 0,73219 33,8885 0,60548
Voi 16,3562 0,89428 12,6606 0,73219 87,3394 0,73219 33,3889 0,60548
LT 15,4569 0,89428 13,7635 0,73219 86,2365 0,73219 30,0530 0,60548
Mom 15,1656 0,89428 9,5731 0,73219 90,4269 0,73219 29,8339 0,60548
Seta 9,4906 0,89428 16,8616 0,73219 83,1384 0,73219 28,6786 0,60548

57
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

---CP (%)--- --Oxalat (%)-- --Photpho (%)-- --Canxi (%)--


Tên cỏ Mean SE Mean Mean SE Mean Mean SE Mean Mean SE Mean
Sa 9,3227 1,02848 2,8520 0,46614 0,7437 0,09331 0,1321 0,01036
Voi 11,1884 1,02848 2,3962 0,46614 0,7178 0,09331 0,1735 0,01036
LT 12,5379 1,02848 2,9343 0,46614 0,8203 0,09331 0,1264 0,01036
Mom 13,8805 1,02848 2,5744 0,46614 0,5637 0,09331 0,1353 0,01036
Seta 13,9166 1,02848 7,1983 0,46614 0,9741 0,09331 0,0679 0,01036

Grouping Information Using Tukey Method and 95,0% Confidence for VCK
(%)

Tên cỏ N Mean Grouping


Sa 4 16,9738 A
Voi 4 16,3562 A
LT 4 15,4569 A
Mom 4 15,1656 A
Seta 4 9,4906 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95,0% Confidence for Ash
(%)

Tên cỏ N Mean Grouping


Seta 4 16,8616 A
Sa 4 16,7494 A
LT 4 13,7635 A B
Voi 4 12,6606 B C
Mom 4 9,5731 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95,0% Confidence for OM


(%)

Tên cỏ N Mean Grouping


Mom 4 90,4269 A

58
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Voi 4 87,3394 A B
LT 4 86,2365 B C
Sa 4 83,2506 C
Seta 4 83,1384 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95,0% Confidence for Xơ


thô (%)

Tên cỏ N Mean Grouping


Sa 4 33,8885 A
Voi 4 33,3889 A
LT 4 30,0530 B
Mom 4 29,8339 B
Seta 4 28,6786 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95,0% Confidence for CP


(%)

Tên cỏ N Mean Grouping


Seta 4 13,9166 A
Mom 4 13,8805 A
LT 4 12,5379 A B
Voi 4 11,1884 A B
Sa 4 9,3227 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95,0% Confidence for


Oxalat (%)

Tên cỏ N Mean Grouping


Seta 4 7,1983 A
LT 4 2,9343 B
Sa 4 2,8520 B

59
Luận văn tốt nghiệp - Hóa học K38

Mom 4 2,5744 B
Voi 4 2,3962 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95,0% Confidence for


Photpho (%)

Tên cỏ N Mean Grouping


Seta 4 0,9741 A
LT 4 0,8203 A B
Sa 4 0,7437 A B
Voi 4 0,7178 A B
Mom 4 0,5637 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Grouping Information Using Tukey Method and 95,0% Confidence for


Canxi (%)

Tên cỏ N Mean Grouping


Voi 4 0,1735 A
Mom 4 0,1353 A B
Sa 4 0,1321 A B
LT 4 0,1264 B
Seta 4 0,0679 C

Means that do not share a letter are significantly different.

60

You might also like