Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề: Nhà văn Ogla Tokarczuk – chủ nhân của giải Nobel Văn chương năm

2018 từng cho rằng: “Văn học làm thay đổi cách nhìn nhận về thế giới của
người đọc, khơi dậy trong họ những ý tưởng mới và trước hết là nó khiến họ
hiểu được người khác tốt hơn”
1. Vấn đề nghị luận của đề bài trên
Khả năng diệu kì của văn học làm “thay đổi cách nhìn nhận về thế giới”, tư
tưởng, làm sống dậy những tình cảm, giúp mình hiểu người hơn của người đọc
(chức năng nhận thức và giáo dục)
2. Luận điểm chính
- Tại sao nói “Văn học thay đổi cách nhìn nhận về thế giới của người đọc”?
Văn chương bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống đa chiều đa sắc, kết tinh từ
những gì “xấu xí” nhất, chân thật nhất, đẹp đẽ nhất mà chất liệu cuộc đời cung
cấp. Chính vì lẽ đó khi đến với các tác phẩm văn học, người đọc sẽ mở ra
những góc nhìn mới, thấu hiểu những góc khuất, thế giới nội tâm của nhân
vật, của số phận...
- Vậy văn học có khả năng thay đổi lăng kính cuộc đời của người như thế nào?
Người nghệ sĩ không phải ngồi một chỗ tự suy diễn tưởng tượng mà anh phải
đi sâu vào từng ngõ ngách cuộc sống, dùng trái tim để cảm thông, đau xót cho
từng số phận người trong cuộc đời. Khi ấy thế giới mà bạn đọc thấy trong từng
trang viết của nhà văn là một thế giới được lột tả rõ nét, sinh động, đậm ý vị...->
mở ra một chân trời mới trong cách nhìn đời, nhìn “thế giới” của mình
- Văn học khơi dậy những ý tưởng mới như thế nào?
Nhà văn cần phải “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa
có...” (Nam Cao) của cuộc đời, đi tìm chất riêng, lạ trong phong cách nghệ
thuật của mình
- Vì sao văn học có thể giúp người đọc hiểu người khác tốt hơn?
Bởi lẽ khi đến một tác phẩm, người đọc có cảm nhận những vần thơ lãng mạn
trong thời kì Thơ mới, thấm thía nỗi đau khôn nguôi của người nông dân trước
Cách mạng, say đắm trước vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của những phận đời
trong truyện ngắn Thạch Lam...
- Văn chương “làm mới” thế giới người đọc mang lại điều gì?
Khơi gợi những tâm tưởng, lòng đồng cảm..., thay đổi và hoàn thiện nhân
cách con người và “hiểu rõ người khác” như thế nào. Từ đó hướng con người
đến cõi chân – thiện – mỹ...=> Phá vỡ đi những giới hạn để trải nghiệm nhiều
hơn, vượt khỏi cái gọi là “tồn tại” để “sống” nhiều hơn
3. Định hướng sử dụng dẫn chứng
- “Chí Phèo” (Nam Cao): chi tiết “Hắn cảm thấy lòng thành trẻ con, hắn muốn
làm nũng với thị như với mẹ”
+ Trong khoảng khắc Chí Phèo ăn bát cháo hành nóng hổi thị nấu, hai tiếng
“làm nũng” được bật ra từ suy nghĩ của Chí nghe sao lạ lùng mà cũng hay hay,
đáng yêu như một đứa trẻ con vui mừng khi thấy mẹ đi chợ về => Chứa đầy
khao khát, ước muốn được yêu thương, vỗ về trong lòng Chí
+ hắn như thể muốn biến thành đứa con nít được mẹ bồng bế bao bọc và
thương yêu. Nhưng hắn có mẹ đâu, có bao giờ được cất tiếng gọi “mẹ” lần nào
đâu? => Chi tiết đắt giá, lột tả trần trụi thế giới nội tâm của Chí
Nếu đứng cùng người dân làng Vũ Đại, ta chỉ thấy Chí Phèo là một thằng lưu
manh côn đồ, “ranh mặt ăn vạ”. Thì giờ đây “văn học làm thay đổi cách nhìn
nhận về thế giới của người đọc” khi ta đặt mình trong chính con người Chí.
Hóa ra trong trái tim của con quỹ dữ làng Vũ Đại ấy vẫn tồn tại một anh Chí
hiền lành rưng rưng dòng lệ khi lần đầu được người đàn bà “xấu ma chê quỷ
hờn” nấu cho bát cháo hành; che đậy một “đứa trẻ” khao khát được yêu, được
thương cháy bổng.
=> Nam Cao phải thấu rõ phân tâm học mới thấu hiểu mọi ngóc ngách trong bề
sâu tâm hồn Chí -> Giúp bạn đọc thấu hiểu, cảm thông cho số phận cùng khổ,
bị xã hội đày đọa đến biến dạng nhân hình, nhân cách
- “Cây cam ngọt của tôi” (Jose Mauro de Vansconcelos): “Ông có thể giết một
người nào đó trong trái tim ông. Không yêu người đó nữa. Và thế là một ngày
nào đó người đó sẽ chết.”
Zezé cất tiếng hát, một bài hát không hợp với đứa trẻ con 5 tuổi chỉ để...làm
cha thấy vui hơn khi ông chả thể tìm được việc làm, phải chứng kiến cảnh vợ
mình vất vả kiếm sống. Nỗi đau buồn, xấu hổ đã hóa cơn thịnh nổ, ông đã
đánh cậu đến chết đi sống lại. Trước trận đòn ấy, cậu bé đã nảy ra một ý tưởng
độc ác, đó chính là giết bố mình “Cha đánh cháu thậm tệ ông Bồ ạ. Nhưng
cũng chẳng sao”, “Cháu sẽ giết ông ấy” -> Cách giết người tàn nhẫn, dù đau
đớn về thể xác nhưng lại đau hơn gấp trăm lần về tinh thần. Dẫu không chết vì
súng đạn nhưng đã chết trong tim ai đó
=> Zezé dường như cũng đã “chết”, không phải chết vì đòn roi mà “chết” vì
thiếu tình thương, thiếu sự quan tâm lo lắng từ chính người thân ruột thịt =>
Khao khát được yêu thương, thấu cảm đến mãnh liệt của một cậu bé lên 5

- “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)


Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
+ Hình ảnh nàng Kiều “xăm xăm băng lối” giữa đêm khuya đến nhà người yêu –
Kim Trọng -> bước chân nhanh nhẹn, thanh thoát gợi nên cảm xúc khó tả lạ
lùng, “không thuộc thời kì đó”
=> những bước chân được Nguyễn Du miêu tả ấy như đạp đổ thứ xiềng xích
của xã hội phong kiến trói buộc người phụ nữ xưa
Trong thời đại phong khi thân phận người phụ nữ được xem là nhỏ mọn, bị
trói chặt trong những định kiến, phong tục cổ hũ khắt khe. Thì Thúy Kiều đã
dũng cảm vượt qua những ràng buộc ấy với một tình yêu trong sáng ngây dại
của tuổi trẻ. Nàng tự chộp lấy cơ hội chủ động, tự do thề nguyền đôi lứa trong
đêm tối mà không có mặt mẹ cha – một điều đáng lẽ người con trai phải làm.
=> Thể hiện khao khát tự do trong tình yêu, muốn được làm chủ trái tim mình
của Thúy Kiều
=> Nguyễn Du đã xây dựng hình ảnh nhân vật Thúy Kiều táo bạo “đi trước” cả
thời đại phong kiến, là tình cảm lớn nhất mà đại thi hào dành cho Kiều-> một
bước đột phá mới mà chính thi sĩ cũng vượt qua thứ gông cùn mà phong kiến
đặt ra

You might also like