Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CÂU HỎI AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NỤ CƯỜI NGÀY MAI

DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, hành động nào sau
đây của người điều khiển phương tiện giao thông là đúng quy tắc?
A. Vẫn giữ tốc độ và nhường đường cho người đi bộ.
B. Dừng lại, dắt xe qua vạch kẻ đường.
C. Quan sát, giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ.
D. Giảm tốc độ, cẩn thận vượt qua phía trước người đi bộ.
Câu 2.Trên đoạn đường hẹp chỉ đủ cho một xe di chuyển và có chỗ tránh xe, một xe
ô tô 4 chỗ và một ô tô 16 chỗ cùng di chuyển ngược chiều nhau. Trong trường hợp
này xe nào phải vào vị trí tránh và nhường đường cho xe kia?
A. Xe gần vị trí tránh
B. Xe xa vị trí tránh
C. Xe 4 chỗ
D. Xe 16 chỗ
Câu 3. Hành động nào dưới đây không đúng quy tắc giao thông khi điều khiển ô tô
vào đường cao tốc?
A. Bật tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường.
B. Điều khiển xe hướng sang làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường.
C. Quan sát thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài.
D. Điều khiển chạy trên làn đường tăng tốc (nếu có) trước khi vào các làn đường của
đường cao tốc.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với tiêu chí văn hóa giao thông đối với
người tham gia giao thông?
A. Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông.
B. Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp.
C. Nhanh nhạy, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và tai nạn giao thông.
D. Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự,
an toàn giao thông.
Câu 5. Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, người điều khiển xe ô tô vi
phạm quy tắc giao thông nào dưới đây sẽ chịu mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến
200.000 đồng?
A. Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn
của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.
B. Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp
điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng
mức).
C. Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải
phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định.
D. Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điểu kiện an toàn; không nhường
đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường
giao nhau.
Câu 6. Chọn và điền các từ còn thiếu vào chỗ ….. trong nội dung sau đây:
Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với
đường sắt, (1)………… được quyền ưu tiên đi trước. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng
mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã
bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải (2)
………… và giữ khoảng cách tối thiểu (3)………… tính từ ray (4)…………; khi đèn tín
hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua
A. (1) phương tiện giao thông đường sắt – (2) dừng ngay lại – (3) 5 mét – (4) gần nhất
B. (1) người tham gia giao thông đường bộ – (2) đi chậm – (3) 6 mét – (4) xa nhất.
C. (1) phương tiện giao thông đường sắt – (2) dừng lại – (3) 4 mét – (4) xa nhất.
D. (1) người tham gia giao thông đường bộ – (2) quan sát – (3) 3 mét – (4) gần nhất
Câu 7. Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, người điều khiển xe mô
tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương
tự xe gắn chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h bị phạt bao nhiêu tiền?
A. Từ 300.000 đồng đến 600.000 đồng
B. Từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng
C. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
D. Từ 1.000.000 đồng đến 1.200.000 đồng
Câu 8. Trường hợp nào sau đây xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua
vạch kẻ đường khi lưu thông trên đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên, không có giải
phân cách ở giữa?
A. Vạch đơn, liền nét, màu vàng, bề rộng vạch 15 cm
B. Vạch đơn, liền nét, màu trắng, bề rộng vạch 15 cm
C. Vạch đôi song song, liền nét, màu vàng, bề rộng vạch 15 cm.
D. Vạch đơn, đứt nét, màu vàng, bề rộng vạch 15 cm.
Câu 9. Biển báo nào dưới đây báo hiệu sắp giao với đường ưu tiên?
A. Biển 1
B. Biển 2
C. Biển 3
D. Biển 4

Câu 10. Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
Thông tin thêm: Ở ngã tư này có đặt biển báo phân biệt đường ưu tiên và không ưu tiên.
Do đó, thứ tự các xe đi theo hướng mũi tên, như sau: 1 - Xe tải. 2 - Môtô. 3 - Xe lam. 4 -
Xe con.

A. Xe tải, xe lam, xe con, xe mô tô


B. Xe tải, mô tô, xe lam, xe con
C. Xe lam, xe tải, xe con, mô tô
D. Mô tô, xe lam, xe tải, xe con

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Theo Thầy/Cô để tổ chức thực hiện giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường đạt hiệu
quả cao cần thực hiện những nguyên tắc nào? Tại trường đang công tác, Thầy/Cô đã có
những sáng kiến nào nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi triển khai chương trình giáo
dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp trung học phổ thông?
Gợi ý trả lời:
Một số sáng kiến giáo dục an toàn giao thông
- Giải pháp 1:
+ Đối với phụ huynh học sinh:
Ngoài các phương tiện giao thông như ô tô, xe bus... thì xe đạp, xe máy là phương tiện
giao thông rất phổ biến, xe đạp, xe máy là phương tiện giao thông dễ đi nên ở lứa tuổi học
sinh THPT rất nhiều em đã tự đi xe máy, xe đạp đến trường. Tuy vậy, một số em được
cha mẹ cho đi xe máy đến trường là xe có phân khối lớn, không phù hợp với lứa tuổi của
các em như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì độ tuổi của các em chưa đủ kinh nghiệm để xử lý
các tình huống bất ngờ xảy ra.
Qua trao đổi nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng vì hoàn cảnh gia đình nên các em vẫn có
thể đi xe được của người lớn như các em vẫn thường đi đến trường. Vấn đề này được đặt
ra tôi đã giải thích để phụ huynh hiểu được nếu các em đi xe như vậy thì thật không an
toàn vì xe máy có phân khối lớn mà độ tuổi của các em thì hay manh động, thiếu kinh
nghiệm nên rất dễ xảy ra tai nạn và tôi có đề nghị như sau để phụ huynh tự khắc phục:
Vì hiện nay ở hầu khắp các tuyến đường trên địa bàn huyện đều đã có các tuyến xe bus
đưa đón học sinh, nên phụ huynh hãy cho các em tham gia phương tiện công cộng rẽ mà
an toàn này. Nếu nhà ở gần trường nên cho các em đi bộ đến trường.
Nếu nhà hơi xa nên cho các em đi xe đạp, có thể là xe đạp điện.
Nếu cho các em đi xe máy thì chỉ cho sử dụng xe máy dưới 50cc, và phải có đầy đủ các
loại giấy tờ lưu thông cần thiết. Với yêu cầu này được đa số phụ huynh tán thành nhất trí
nhất là với những gia đình phụ huynh còn khó khăn vì đảm bảo an toàn tính mạng cho các
em là quan trọng nhất. Vấn đề này tôi còn trực tiếp nhờ ban chấp hành Hội cha mẹ học
sinh nhà trường tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh giáo dục,
tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các em học sinh khi tham gia giao thông.
+ Đối với học sinh:
Các em hiểu được sự nguy hiểm khi tham gia giao thông không đúng quy định nên các
em nên chọn cho mình phương tiện tốt hiệu quả mà an toàn nhất khi đến trường. Làm
được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an
toàn cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.
- Giải pháp 2:
+ Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông.
Ngoài việc giáo dục các em lựa chọn phương tiện giao thông phù hợp, còn phải giáo dục
các em nắm được những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó các em có ý
thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham
gia giao thông đường bộ.
Giải pháp này các em đã được học trong những buổi sinh hoạt tập thể. Tôi thường nhấn
mạnh những vấn đề sau:
 Đi bên tay phải, đi sát lề đường, biết nhường đường.
 Đi đúng hướng đường, phần đường của mình.
 Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải quan sát trước sau, xin đường.
 Khi đi từ đường ngõ , trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan
 sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường
chính phải đi chậm, quan sát kỹ.
 Khi đi trên xe đạp điện, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn…
 Khi đi trên xe bus phải thực hiện theo hiệu lệnh của chủ phương tiện, không chen
lấn, xô đẩy, thể hiện nét thanh lịch, nét văn hóa trên xe bus…
+ Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau:
 Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường.
 Không chở quá 02 người trên một xe (cả xe đạp và xe gắn máy).
 Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật.
 Dừng xe giữa đường nói chuyện.
 Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều.
 Rẽ đột ngột qua đầu xe.
 Không nô nghịch, chạy nhảy trên đường.
 Không được vượt đèn đỏ, không chạy xe quá tốc độ quy định, không được sử dụng
các chất kích thích (rượi, bia, thuốc lá, xì ke, ma túy…), tham gia giao thông có
văn hóa…
Tôi thường cho các em theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn còn phạm vào những
điều cấm trên vào những buổi sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, nhắc nhở
các em thường xuyên, nhấn mạnh những tác hại của việc không tuân thủ luật giao thông
đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với người tham gia
giao thông, từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt, đúng khi tham gia giao thông.
Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà cả về sau này.
- Giải pháp 3:
Là một nội dung được đưa vào giáo dục trong nhà trường còn mới nên tài liệu còn ít,
nhưng bản thân tôi nhận thức rất rõ mục đích của việc giáo dục an toàn giao thông cho
học sinh. Hiện nay trên tất cả các phương tiện nghe nhìn thì vấn đề an toàn giao thông
được mọi người quan tâm và chú ý nhất. Mỗi một phương tiện nghe nhìn đều có một mục
để nói về an toàn giao thông. Vậy không có lí do gì để mỗi giáo viên chúng ta không nhiệt
tình khi giáo dục an toàn giao thông, chúng ta phải bắt đầu xây dựng một thế hệ tương lai
có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông. Để làm được điều này bản thân tôi không
ngừng nghiên cứu, thu thập các thông tin ở các tài liệu nghe, đọc được đăng tải thường
xuyên trên các báo, đài, mạng Internet ... để nắm được các nguyên nhân xảy ra tai nạn và
cách thức tuyên truyền để học sinh nắm được luật giao thông nhất là với học sinh. Từ đó
tôi đã áp dụng được cách thức tuyên truyền an toàn giao thông cho phụ huynh trong
trường , đồng thời áp dụng phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh
để làm sao đạt hiệu quả nhất. Thường thì nếu chúng ta chỉ có đọc cho các em nghe về các
điều luật không thôi thì nội dung rất khô khan, đơn điệu, dễ gây nhàm chán, vì vậy cần có
nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em nhớ lâu. Tránh
giáo dục áp đặt bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học sinh nhớ, rồi thực hiện cho
đúng. Cũng như những môn học khác khi giáo dục an toàn giao thông để cho sinh động
tôi thường sử dụng phương pháp giáo dục tích cực trong các buổi sinh hoạt tập thể hoặc
trong các tiết dạy lồng ghép, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp là cho phép học sinh chủ
động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân, học sinh luôn làm trọng tâm dưới sự
chỉ dẫn của giáo viên cụ thể:
Phương pháp thảo luận nhóm:
Khi dạy các em lựa chọn phương tiện giao thông an toàn trước khi đi ra đường. Học sinh
các nhóm cùng trao đổi, nhận xét, phát hiện, bày tỏ ý kiến của mình về an toàn giao
thông, cách tham gia giao thông thế nào là đúng và an toàn, phù hợp với mình, sau đó
giáo viên mới chốt lại những ý đúng, từ đó các em nhớ rất lâu những điều đã được trao
đổi.
Phương pháp hồi tưởng:
Khi thực hiện tiết giáo dục lồng ghép: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi ngoài
đường. Cho học sinh kể lại những hành vi ngoài đường mà em cho là không an toàn (tức
là vi phạm những điều cấm). Sau đó học sinh trình bày những điều mà mình nhìn thấy.
Giáo viên có nhiệm vụ liệt kê trên bảng, giáo viên nhắc lại những điều cấm để học sinh
khắc sâu và thực hiện cho đúng, nhất là những em nào còn vi phạm thì sửa ngay.
Phương pháp thực hành:
Cho các em thực hành ngay trên sân trường tôi giáo dục lồng ghép trong các buổi sinh
hoạt tập thể. Đường đi là từ sân trường ra tới cổng, hướng dẫn các em cần phải đi cho
đúng theo lề phải, khi sang đường, khi rẽ phải, rẽ trái phải quan sát, xin đường sau đó cho
học sinh nhận xét, và cuối cùng là đánh giá của giáo viên. Từ đó các em được nhắc lại
những quy định đối với những người tham gia giao thông.
Phương pháp trò chơi:
Tôi hay áp dụng lồng ghép trong những buổi sinh hoạt như trò chơi đi xe đạp an toàn, đi
bộ an toàn, đi xe bus an toàn... cho các em giải thích các vạch kẻ đường, chỉ về những
cách tham gia giao thông khác nhau trong những tình huống khác nhau trên mô hình như:
 Khi vượt xe đỗ bên đường.
 Khi đi từ trong ngõ, cổng trường ra.
 Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường
 nào trên sơ đồ là đúng.
 Khi lên xuống xe bus…
Phương pháp trắc nghiệm:
Cũng như những môn học khác trong một giờ học phải tạo cho các em hứng thú học tập,
nên các hoạt động giáo dục về an toàn giao thông cũng phải phong phú đa dạng, theo
hướng từ đơn giản đến phức tạp, các em có kỹ năng an toàn phải hình thành từ thụ động
đến chủ động, hướng dẫn các em từ từ không nên ép buộc các em phải nhớ ngay mà các
em sẽ có kỹ năng dần theo những giờ thực hành, trò chơi hay từ những tình huống thật mà
các em đã gặp phải. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức giáo dục nào tôi đều phải chú ý: Từ
ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp, có quy tắc chơi rõ ràng, hình ảnh đưa
ra phải sát với thực tế.
Tổ chức và triển khai thực hiện.
- Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể CBGV - CNV - học sinh và phụ
huynh.
- Lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa phê duyệt với BGH nhà trường.
- Tổ chức tốt các chương trình ngoại khóa ATGT bằng nhiều hình thức
phong phú đa dạng như trò chơi – tiểu phẩm - đố vui – kể chuyện sắm vai – đàm thoại
giữa HS với HS, kết hợp bài giảng Power point tạo hứng thú thu hút các em tham gia.
- Tổ chức thi tìm hiểu luật ATGT cho HS.

You might also like