Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Mở bài : Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ đời đầu cả làng thơ hiện đại Việt

Nam trong thời kì


kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thơ của nữ thi sĩ đã để lại những ấn tượng sâu sắc nhất cho độc giả khi
luôn tràn đầy cảm xúc thiết tha, chân thành mang theo tâm hồn của một người phụ nữ có những trăc ẩn
khát khao về hạnh phúc đời thường nhưng không mơ mộng mà được gắn liền với hiện thực xã hội lúc
bất giờ. Cùng với lối hành thơ gần gũi bình dị và đi sâu lòng người, những tác phẩm làm nên tên tuổi của
cô có thể kể đến như: Sóng (1967), Thuyền và Biển, Tiếng gà trưa, Gió Lào cát Trắng,.. Và một số tập thơ
như Hoa dọc chiến hào (1968), Tự hát (1984). Những bài thơ được viết về tình đôi lứa của Xuân Quỳnh
đều mang nét đặc trưng riêng. Ttrong đó tác phẩm “ Hoa cỏ may “ đã thể hiện quy luật nghiệt ngã của
tình yêu và vẻ đẹp trong trẻo, chân thành dằm thắm trong ái tình.

Thân bài:

Phân tích ý tưởng mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình :

Ta có thể thấy chủ đề của tác phẩm gắn liền có những suy tư và cũng rất đỗi trăn trở, băn khoăn, nghi
ngờ, đồng thời có dự cảm, lo âu về sự thuỷ chung trong tình yêu. Qua hình ảnh đó, bạn đọc còn thấy
được vẻ đẹp của tình yêu trong trẻo, chân thành, khát khao hạnh phúc của con người khi yêu. Đó là một
tình yêu chân thành, hồn nhiên và đầy sự nồng nhiệt. Thiên nhiên trong lúc giao mùa là cái nền, cái cớ để
nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi lòng trước cái bao la rộng lớn của thiên nhiên, cái mong manh dễ vỡ của tỉnh
đời. Đặc biệt với nữ thi sĩ thì càng lắm đa đoan. Mặc dù lòng tự dặn lòng nhưng những dự cảm của nhà
thơ về tình yêu, về mối quan hệ giữa con người với nhau lại mang đậm chất triết lí, suy tư.

Bài thơ “Hoa cỏ may” có nắng, có gió, có tất cả không gian khoáng đạt của khung cảnh thiên nhiên lúc
sang mùa. Trong lúc suy tư, nữ thi sĩ đã để cho tất cả vẻ đẹp xao xuyến của đất trời ùa vào trang viết, cho
nên từng từng hình ảnh cứ chập chờn, như thực, như mơ. Có gì mà thi sĩ phải thảng thốt trước sự giao
mùa của đất trời đến thế? Một chiếc lá rơi cho cây ngơ ngẩn, một bờ cát vắng quạnh hiu đợi những
chuyến đò, một dòng sông xanh ắp đầy con nước, và cái giật mình khi tác giả nhận ra “lối cũ” đường xưa
hằng in những dấu chân kỷ niệm. Thế là đã đủ cho sự tiếc nuối, suy tư…

( Hoa cỏ may được sử dụng như là một chất liệu cho các phim truyền hình, bài hát, vv...vv.. )

\Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ

Sự phát triển của hình tượng chính

Ở đây, Hoa cỏ may - là nhan đề của bài thơ được nhắc đến như một hình tượng nghệ thuật độc đáo
chính trong bài thơ, bởi đây chính là nốt trầm của cảm xúc, khoảng lặng của tâm hồn mà nhà thơ muốn
chia sẻ. Hoa cỏ may, một loài hoa của đồng nội, không kiêu kì, không hương sắc, mộc mạc và bền bỉ, kiên
cường đến lạ kì. Chỉ cần có gió thổi là cỏ may có thể đặt chân đến bất cứ đâu. Hoa cỏ may ở đây biểu
trưng cho tình yêu dung dị, cho hạnh phúc đời thường và cho cả khát khao được yêu thương nồng cháy,
thủy chung. Đó cũng chính là tình cảm, cảm xúc của chủ thể chữ tình - Xuân Quỳnh.

Qua những câu thơ tha thiết đã toát lên được bức tranh với sự xao xuyến, nhớ nhung khi đi qua những
lối cũ đầy kỉ niệm ùa về khiến cho nhận vật “em” trong đoạn thơ có sự ngẩn ngơ suy tư về một mối tình
cũ đầy dẫy những kỉ niệm đẹp đã qua khiến bao nhớ thương, da diết. Anh đã đi xa, đi cùng với những
ngọn gió bay ngang qua để lại một mình người thương. Từ những hình ảnh rộng lớn, mênh mông của
thiên nhiên, của không gian quanh ta, thì cuối cùng chủ thể trữ tình cũng chỉ muốn nói lên tình yêu của
mình mong manh như một làn sương khói bay ngang qua, mờ ảo và không thể sờ, chạm vào nó. Câu nói
“ai biết lòng anh có đổi thay?” tựa như một lời níu kéo lại cuộc tình dan dở, vừa da diết vừa băn khoăn,
dự cảm, lo âu liệu rằng tình yêu của anh ấy có đủ lớn? Hay là anh đã đổi dạ thay lòng mà em đây lại
không hề hay biết?

Tính độc đáo của phương diện ngôn từ :

Bài thơ mở đầu bằng một bức tranh tương đối tĩnh lặng, hợp với tâm trạng của người đang tìm về kỉ
niệm. Hình ảnh “ Hoa cỏ may” mở ra đầu tiên bằng câu thơ viết về thiên nhiên với “ cát – sông – cây” :

Cát vắng sông đầy, cây ngẩn ngơ

Câu thơ bảy chữ với nhịp 2/2/3 vẽ nên một không gian mênh mang, im lìm. Câu thơ giàu hình ảnh nhưng
lại thiếu âm thanh. Sông đầy nhưng không có tiếng sống gợn, có cây nhưng chẳng nghe thấy tiếng lá xì
xào. Chỉ với một chữ “đầy” cũng đủ để Xuân Quỳnh gợi mở biết bao liên tưởng trong lòng độc giả.

“ Không gian xao xuyến chuyển sang mùa”

Điểm nhìn từ bến sông được mở rộng hơn, xa hơn. Bức tranh thiên nhiên dưới ngòi bút của một “ Thi sĩ
của hạnh phúc đời thường “ đã trở nên sống động hơn khi nhà thơ khoác lên vạn vật sự sống, nghệ
thuật nhân hóa đã được dùng khéo léo với hai từ “ ngẩn ngơ” và “ xao xuyến” . Đất trời bao la đang lắng
nghe tiếng vạn vật chuyển mình trong thời khắc giao mùa.

Dường như trong khoảnh khắc chuyển mùa ấy thời gian trôi qua khẽ khàng hơn, gợi cả những kỉ niệm
ùa về.

"Tên mình ai gọi trong vòm lá

Lối cũ em về nay đã thu."

Có thể thấy nhân vật "em" xuất hiện một cách đầy "tình cờ",cùng với đó còn có thấp thoáng tiếng gọi tên
cất lên sau vòm lá- một tiếng gọi kín kẽ nhẹ nhàng, ẩn khuất. Và "Lối cũ" em về giờ đây rải đầy biết bao
mảnh kỉ niệm của những mùa thu. Hay dường như ´em” đã đi qua một thời say sưa, tươi trẻ để rồi khi
quay về chốn xưa cũ đã thêm phần trưởng thành, cằn cỗi như mùa thu. Tiếng gọi em trong vòm lá còn là
tiếng gọi của thời gian đã qua.

Với lối tả chân thực, màu sắc thường kết hợp từ màu thực - một trong những đặc trưng rất riêng
của thơ Xuân Quỳnh - nữ thi sĩ nhìn thế giới bằng nhãn quan bay bổng, lý tưởng, thể hiện phong cách
phóng khoáng, yêu đời. Nào là màu trắng của mây, màu xanh biếc của trời... Đó là những sắc màu tươi
sáng, rõ ràng của đời thực. Từ nét bút vẽ thiên nhiên " mây trắng bay đi cùng với gió" nhà thơ "vẽ" cả
tâm hồn mình bằng những vần thơ rất đỗi chân thực "lòng như trời biếc lúc nguyên sơ". Phép so sánh
được khéo léo dùng để lấy một hình ảnh trừu tượng là "lòng người" so sánh với hình ảnh cụ thể "trời
biếc". Mỗi một màu sắc có một thứ ngôn ngữ riêng và Xuân Quỳnh đã hiểu được ngôn ngữ của sắc màu
đó bằng chính những rung động của trái tim, của cảm tính. Màu xanh thưởng gợi ngay cho ta đến niềm
tin và hy vọng nhưng trong câu thơ này lại gợi cho người đọc hình dung về tấm lòng thuần khiết của tình
yêu thuở ban đầu.

Tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc bạch, giãi bày tự nhiên cùng đất trời cây cỏ :

“Đắng cay gửi lại bao mùa cũ

Thơ viết đôi dòng theo gió xa”

Qua hai câu thơ trên ta có thể thấy những nỗi niềm xưa trăn trở, khổ đau, mất mát,tất cả được nữ
thi sĩ gói lại trong 2 chữ “đắng cay” với một chút chua xót.”Đắng cay” ấy là một phần của cuộc đời đã đi
qua đã in hằn thành kí ức. Gửi lại đắng cay để ta thôi ngoái nhìn về quá khứ, không ôm ấp những mộng
đẹp đã vỡ tan mà chọn cho mình một tâm thể sống bình yên, thanh thản, tự do gửi vào” thơ viết trôi
dòng theo gió xa”.

Đi dọc theo những dòng thơ dạt dào như dòng tình cảm của tác giả, ta bắt gặp được những câu hát
với thiên nhiên trong khúc giao mùa vừa sang và đây là lúc nhân vật trữ tình hát với lòng mình

“ Khắp nẻo giang đầy hoa cỏ may

Áo em sơ ý cỏ găm đầy

Lời yêu mỏng manh như màu khói

Ai biết lòng anh có đổi thay”

Lướt trên những dòng thơ chất chứa đầy tính nghệ thuật của tác giả, ta thấy được khoảng không phủ
đầy cỏ may đến mức chỉ cần sơ ý là áo có thể vướng đầy bụi cỏ may. Nhân vật trữ tình cất lên một câu
hỏi khẽ khàng, không lời đáp, “Ai biết lòng ai có đổi thay “thơ Xuân Quỳnh ghi lại cảm xúc rất thật của
chính nhà thơ, là nốt vang của từng cung bậc cảm xúc trong tình yêu khao khát hạnh phúc lớn lao chính
tâm hồn người phụ nữ vẫn luôn tồn tại những lo sợ, dự cảm hoang mang

Phân tích đánh giá, nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể
loại

Nhắc đến chủ đề về loài hoa của thôn quê ta thường nghĩ đến các tác phẩm mang màu sắc trong trẻo,
tươi sáng, thanh bình thuần khiết hay kiên cường nghị lực, ẩn dụ đằng sau là khia cạnh của cuộc sống
hiện thực vất vả để trân trọng nét đẹp của người, của tình yêu. Hình ảnh hoa cỏ may được sử dụng như
là một chất liệu tinh tế để bày tỏ cảm xúc qua thi ca. Cùng viết về loài hoa có thôn quê,nhưng Nguyễn
Bính nhấn mạnh đến những rung động xấu xa, trực tiếp, mãnh liệt trong tâm hồn những chàng trai và
phẩm chất nông nổi giếng khơi của họ. Nếu Nguyễn Bính ví tâm hồn mình như hoa cỏ may trong tác
phẩm cùng tên, muốn bám và neo đậu trong trái tim người tình ”Hồn anh như hoa cỏ may/Một chiều cả
gió bám đầy áo em” thì Xuân Quỳnh - một nhà thơ nữ có trái tim đa cảm luôn cống hiến hết mình cho
đam mê nghệ thuật, cho những cuộc kiếm tìm niềm hạnh phúc ngọt ngào. Nhưng cuộc đời bể dâu, dù
yêu mãnh liệt đến nhường nào, trái tim, tâm hồn thi sĩ cũng luôn ám ảnh, sợ hạnh phúc mong manh, khó
thành.
Khác với Nguyễn Bính có sự vồ vập, chân thành, bền chặt, Xuân Quỳnh lại tỏ ra hốt hoảng lo lắng trước
khoảng không rợn ngợp được tạo dựng bởi những bông cỏ may. Những vần thơ không màu mè, hoa mĩ
mà chân thực, nhẹ nhàng nhưng đọng lại bao vấn vương. Chị sợ những lời yêu mỏng manh như phù vân,
những lời nói ngọt ngào có cánh chẳng khác gì những bông may dễ bám vào lại dễ bứt ra. Dường như nữ
thi sĩ không tin tưởng vào thứ tình cảm, tình yêu mang tên cỏ may. Chút sơ ý của người con gái thơ ngây
có khi là sự nhẹ dạ, cả tin, như mối tình đầu đằm thắm, mặn nồng nhưng liệu có bền chặt, dài lâu? Câu
hỏi ấy vẫn cứ vang lên nhưng không có câu trả lời. Xuân Quỳnh tìm đến cỏ may để gửi gắm, chia sẻ
những xúc cảm hồn nhiên, chân thực về một mối tình sẽ bền chặt, khó phai, không như những bông cỏ
may kia dễ bám vào và cũng dễ bay đi.

Kết bài :

Có thể nói, “ Hoa cỏ may “ là một thi phẩm xinh xắn gọn ghẽ với thể thơ thất ngôn. Với kết cấu mạch lạc,
từ hướng ngoại để tìm sự đồng điệu thiên nhiên nơi đất trời lúc sang thu để rồi quay trở về hướng nội
với cái tôi bên trong để giãi bày tâm trạng cảm xúc, Không cầu kì, gia công trong ngôn ngữ và hình ảnh,
bài thơ đã hiện lên đjep đẽ với sự chân thật, mộc mạc và “ cháy “ hết mình với những cảm xúc rất chân
thật, với tình yêu trong sáng, chân thành cùng những dự cảm lo âu, hoài nghi,... điều đó làm nên sức
sống bền bỉ của thơ Xuân Quỳnh nói chung và “ Hoa cỏ may “ nói riêng trong lòng độc giả.

Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nọ có đôi trai gái yêu nhau rất thắm thiết. Nàng xinh đẹp, là con gái
của một gia đình giàu có, một tiểu thư khuê các, còn chàng chỉ là anh đốn củi nghèo, mồ côi sống trong
túp lều tranh xơ xác.

Có không ít những người môn đăng hộ đối muốn cùng nàng “kết tóc xe tơ”, nhưng nàng chẳng cảm mến
ai, vì trọn con tim đã gửi cho chàng trai chăm chỉ, thật thà, tốt bụng.

Mối tình của họ không được chấp thuận, bố mẹ nàng đuổi chàng ra khỏi làng. Vì quá yêu nhau, họ bàn
bạc đi đến một nơi thật xa, nơi không ai biết để cùng làm ăn sinh sống. Chàng sẽ cày cuốc thuê, nàng ở
nhà trồng rau, dệt vải. Họ chấp nhận cơ cực để được sống bên nhau trọn đời.

Nhưng cuộc sống cơ cực đã biến nàng từ một tiểu thư khuê các thành người đàn bà lam lũ. Nhìn người
vợ trẻ rất mực yêu quý phải vất vả đầu tắt mặt tối, chàng không an lòng.

Hàng đêm chàng tự dày vò, trách cứ bản thân đã không đem lại được cuộc sống đầy đủ cho vợ. Nỗi day
dứt khiến chàng quyết chí ra đi làm giàu. Chàng để chút vốn liếng ít ỏi còn lại đỡ đần người vợ trẻ rồi ra
đi, hẹn một năm sau trở về với cuộc sống đầy đủ, khá giả hơn.
Người con gái ở nhà dệt đan, trồng rau, nuôi trong mình niềm tin, niềm hy vọng mãnh liệt chàng sẽ trở
về. Một năm, hai năm, rồi ba năm…thời gian cứ đằng đẵng trôi đi, nàng vẫn không nhận được tin tức của
chồng. Nỗi nhớ nhung cùng niềm mong mỏi làm nàng ngày càng trở nên xơ xác, héo hon. Tình yêu, niềm
tin vào người chồng thật thà, tốt bụng khiến nàng quyết định đi tìm chàng với ước mong về một ngày
mai đoàn tụ.

Nàng ra đi, đi đến đâu cũng hỏi về tung tích người chồng yêu quý. Biển người mênh mông bao nhiêu, đất
trời rộng lớn bao nhiêu cũng không làm người con gái ấy nản lòng. Tình yêu vẫn luôn thường trực và
bùng cháy trong sâu thẳm trái tim, một trái tim khát khao kiếm tìm hạnh phúc.

Thế nhưng tình yêu, niềm tin và hy vọng của nàng cuối cùng chỉ đổi lại bằng những cái lắc đầu, xua tay.
Nàng cứ đi, đi mãi, cho đến một ngày mệt quá xỉu lúc nào không hay. Nàng nằm xuống, trong lòng vẫn
đau đáu nỗi niềm chờ mong, hy vọng.

Cảm kích trước tình yêu son sắt thủy chung của người vợ trẻ, sau khi nàng chết, Ngọc Hoàng đã hóa
phép biến nàng thành một loài hoa cỏ, loài hoa cỏ màu tím bàng bạc, có sức sống mãnh liệt giống như
tình yêu thủy chung của nàng.

Chị gió tốt bụng cảm động trước tấm chân tình của người con gái đã đem loài hoa cỏ ấy đi khắp mọi nơi
trên các nẻo đường gần xa.

Dù cho người con gái ấy không còn nữa, nhưng tình yêu của nàng thì bất diệt cùng tháng năm, để rồi mỗi
lần có khách đi đường ngang qua, nàng vẫn cố gắng níu bám vạt áo họ để hỏi thăm tin tức về chồng.

Hoa cỏ may sắc nhọn, nhức nhối một nỗi niềm đau của tình yêu trong xa cách.

You might also like