Download as txt, pdf, or txt
Download as txt, pdf, or txt
You are on page 1of 42

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

~~~~~~*~~~~~~

BÁO CÁO
MÔN NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

ĐỀ TÀI: THỦ TỤC HẢI QUAN TRONG THỰC HIỆN

HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU

Mã học phần : TMQT1144(123)_01

Nhóm : 05

GVHD : Ts. Nguyễn Quang Huy

Nhóm sinh viên thực hiện:

Lê Tú Anh : 11217610

Trần Tuấn Minh : 11213958

Vũ Thị Lan Anh : 11217613

Phạm Thị Minh Hồng : 11212396

Nguyễn Thu Trang : 11217648

Hà Nội, 2023

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I. Tổng quan về thủ tục hải quan


1. Khái niệm

1.1. Thủ tục hải quan

Theo từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ xuất bản 2005 giải thích, hải quan nghĩa
là: “việc

kiểm soát và đánh thuế hàng hoá xuất nhập cảnh”. Thủ tục hải quan là các công việc
mà người

khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối
với hàng

hóa, phương tiện vận tải (theo Luật Hải quan 2014). Như vậy, có thể hiểu đơn giản,
thủ tục

hải quan là các thủ tục cần thiết để đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tài được
xuất khẩu

hoặc nhập khẩu qua biên giới.

1.2. Thủ tục hải quan điện tử

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành
Luật

Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thủ tục hải quan điện
tử được định

nghĩa như sau: “Thủ tục hải quan điện tử” là thủ tục hải quan trong đó việc khai,
tiếp nhận, xử

lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật
về thủ tục

hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử hải

quan. Trong đó, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan là hệ thống do Tổng cục Hải
quan

quản lý cho phép cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử, kết nối, trao
đổi thông

tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với các Bộ, ngành có liên quan.

2. Mục đích ra đời

Có hai mục đích chính dẫn đến sự ra đời của thủ tục hải quan ở các quốc gia trên
thế giới. Thứ

nhất, phục vụ cho việc tính và thu thuế hàng hóa. Thứ hai, để quản lý hàng hóa ra
vào quốc

gia, ngăn chặn những tình trạng buôn lậu các mặt hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất
lượng…

ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, văn hóa, thậm chí là an ninh quốc phòng. Ngoài
ra, thủ tục

hải quan còn là công cụ giúp nhà nước kiểm soát được tình hình thương mại quốc tế
của quốc

gia, như tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng…

3. Cơ sở pháp lý

Sau đây là một số văn bản pháp luật có liên quan đến việc thực hiện thủ tục hải
quan:

Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với
hàng

hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh

của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức
và hoạt

động của Hải quan

Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về
thủ tục hải

quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành
quyết

định hành chính trong lĩnh vực hải quan

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 số 107/2016/QH13 quy định về đối tượng
chịu thuế,

người nộp thuế, căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế, biểu thuế, thuế chống bán
phá giá, thuế

chống trợ cấp, thuế tự vệ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế,
giảm

thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định về Các hình thức xử phạt vi
phạm

hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;
thủ tục

xử phạt vi phạm hành chính


Nghị định 87/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải
quan về

thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại

4. Tính chất

Việc thực hiện thủ tục hải quan bao gồm bốn tính chất sau đây. Một là, tính hành
chính bắt

buộc. Thực hiện thủ tục hải quan chính là thực hiện quyền hành pháp trong lĩnh vực
hải quan

và do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, mà cụ thể là cơ quan hải quan. Hai là,
tính trình

tự và liên tục. Thủ tục hải quan phải được thực hiện liên tục không được ngắt quãng
để đảm

bảo thông quan nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Ba là,
tính thống

nhất: thống nhất trong văn bản, quy định, hồ sơ, nghiệp vụ… Bốn là, tính công khai,
minh

bạch, quốc tế hóa: được công khai quy định trong các văn bản pháp luật, công bố
trên phương

tiện truyền thông và niêm yết tại địa điểm làm thủ tục hải quan.

5. Đối tượng

- Hàng hóa bao gồm:

+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh

+ Hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh

+ Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

+ Kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm

+ Các tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt

động hải quan.

- Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng thuộc đường bộ,

đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông.


- Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến hàng hóa, phương tiện vận tải kể
trên.

6. Quy định

6.1. Khai hải quan

6.1.1. Người khai hải quan

Người khai hải quan có thể là một trong các chủ thể sau: chủ hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu;

tổ chức được chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác; người được ủy quyền hợp
pháp;

người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh; đại lý làm thủ tục hải
quan; doanh

nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế. Để tiết kiệm
thời gian,

chi phí đồng thời tối ưu hóa các hoạt động tài chính và giảm thiểu những tác động
về tài chính

trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn
dịch vụ

khai thuê hải quan hoặc dịch vụ đại lý hải quan. Đối với trường hợp sử dụng khai
thuê hải

quan: Người khai thuê dùng giấy giới thiệu của chủ hàng để làm thủ tục hải quan,
không xuất

hiện trên bất kỳ chứng từ nào của bộ hồ sơ hải quan. Đối với trường hợp sử dụng đại
lý làm

thủ tục hải quan: Đại lý hải quan phải đứng tên trên tờ khai, dùng chữ ký và dấu
pháp nhân

của mình để làm tờ khai. Doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các chứng từ và làm giấy
ủy

quyền để đại lý tiến hành làm thủ tục hải quan, giám sát quá trình và giải quyết
các vướng mắc

phát sinh trong quá trình đại lý tiến hành thủ tục hải quan. Doanh nghiệp cũng có
nghĩa vụ

thanh toán phí dịch vụ và các chi phí cho đại lý. Các bên hoạt động dựa trên hợp
đồng ủy
quyền với chủ hàng xuất nhập khẩu và chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền.

6.1.2. Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan

Theo Điều 25 Luật Hải quan, Khoản 8 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC thời hạn khai

nộp tờ khai được quy định như sau:

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện sau khi đã
tập

kết hàng hóa tại địa điểm do người khai hải quan thông báo và chậm nhất 04 giờ
trước

khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ
chuyển

phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện trước ngày
hàng

hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

Trường hợp phương tiện vận tải nhập cảnh khai hải quan điện tử, ngày hàng hóa đến
cửa khẩu

là ngày phương tiện vận tải đến cửa khẩu theo thông báo của hãng vận tải trên Hệ
thống xử lý

dữ liệu điện tử hải quan.

Trường hợp phương tiện vận tải làm thủ tục hải quan nhập cảnh theo phương thức thủ
công,

ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày cơ quan hải quan đóng dấu lên bản khai hàng hóa
nhập

khẩu tại cảng dỡ hàng trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường
hàng

không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc
sổ theo

dõi phương tiện vận tải (đường sông, đường bộ).

6.1.3. Hình thức khai hải quan

Có hai hình thức chính là khai thủ công và khai hải quan điện tử. Với hình thức
khai hải quan

điện tử, doanh nghiệp có thể khai từ xa hoặc thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

6.1.4. Quy định chung về khai hải quan

Việc khai hải quan được thực hiện trên mẫu tờ khai hải quan do Bộ Tài chính ban
hành.
Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hóa, đơn
vị tính,

số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại
thuế suất và các

tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan. Người khai hải quan tự tính để xác
định số thuế,
4

các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật
về các

nội dung đã khai.

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau và/hoặc có thời hạn nộp
thuế

khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo từng loại
hình tương

ứng hoặc từng thời hạn nộp thuế tương ứng. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện
được

giảm mức thuế suất so với quy định thì khai thuế suất so với quy định thì khi khai
thuế suất

phải khai cả mức thuế suất trước khi giảm và tỷ lệ phần trăm giảm.

6.1.5. Đăng ký tờ khai hải quan

a. Địa điểm đăng ký tờ khai

Hàng hoá XK, NK theo một số loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện
theo

từng loại hình tương ứng:

Thứ nhất, đối với hàng hóa xuất khẩu, người khai hải quan thực hiện đăng ký tờ khai
hải quan

tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi
cục Hải

quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng.

Thứ hai, đối với hàng hóa nhập khẩu, khi thực hiện đăng ký hải quan đối với hàng
hóa nhập

khẩu, người khai hải quan thực hiện việc đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải
quan cửa khẩu

nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận
chuyển

hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa
được

chuyển đến.

Ngoài ra, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình một số loại hình
cụ thể,

địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng quy định tại Nghị
định số

08/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 38/2017/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ tài

chính.

b. Điều kiện và thời điểm đăng ký TKHQ

Việc đăng ký tờ khai được thực hiện ngay sau khi người khai hải quan khai, nộp đủ
hồ sơ hải

quan theo quy định và được cơ quan, bao gồm: Thứ nhất, kiểm tra điều kiện để áp
dụng biện

pháp cưỡng chế, tạm dừng làm thủ tục hải quan. Thứ hai, kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ
của các

thông tin khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Thứ ba, kiểm tra việc
tuân thủ

chế độ, chính sách quản lý và chính sách thuế đối với hàng hoá XK, NK.

6.2. Hồ sơ hải quan

6.2.1. Khái niệm

Hồ sơ hải quan chính là những giấy tờ khai báo hải quan, chứng từ cần phải nộp hoặc
xuất

trình giấy tờ cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật hải quan. Hồ sơ hải quan
là hồ sơ

giấy hoặc hồ sơ điện tử. Hồ sơ hải quan điện tử phải đảm bảo tính toàn vẹn và khuôn
dạng

theo quy định của pháp luật.

6.2.2. Địa điểm làm hồ sơ hải quan

Theo quy định của nhà nước tại điều 22 của luật hải quan 2014 thì địa điểm làm thủ
tục quy

định như sau: Địa điểm làm thủ tục hải quan chính là nơi mà cơ quan sẽ tiếp nhận,
đăng ký và

kiểm tra hồ sơ. Sau đó sẽ tiến hành kiểm tra thực tế phương tiện vận tải và hàng
hóa. Địa điểm

tiếp nhận và xử lý hồ sơ là tại trụ sở cục và trụ sở chi cục hải quan.

6.2.3. Nội dung hồ sơ hải quan

Về cơ bản, hồ sơ hải quan hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm những giấy tờ sau:

- Tờ khai hải quan: 1 bản giấy hoặc điện tử

- Hoá đơn thương mại

- Hợp đồng mua bán hàng hoá

- Giấy phép

- Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật

Chi tiết hơn, sau đây các loại giấy tờ cụ thể cho 2 trường hợp hàng hoá xuất khẩu
hoặc nhập

khẩu

a. Hồ sơ hải quan hàng hoá xuất khẩu

- Tờ khai hải quan: 02 bản chính

- Hoá đơn XK đối với hàng hoá XK có thuế XK: 01 bản chụp

- Bảng kê chi tiết hàng hoá trong trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng

gói không đồng nhất: 01 bản chụp

- Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng xuất khẩu uỷ thác (nếu có) đối với hàng XK có

thuế XK, hàng XK có yêu cầu thanh khoản, hàng hoá có quy định liên quan đến hoạt

động xuất khẩu: 01 bản chụp

Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp cần nộp thêm các loại giấy tờ sau đây:

- Giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp

hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: 01 bản chính nếu
XK một lần, 01 bản sao và 01 bản chính để đối chiếu và phiếu trừ lùi nếu XK nhiều
lần

- Các chứng từ khác: 01 bản chính (nếu có)

b. Hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu

- Tờ khai hải quan: 02 bản chính

- Hợp đồng mua bán hàng hoá: 01 bản sao (trừ hàng XNK qua biên giới; hàng hoá XNK

nhằm mục đích thương mại của tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân; hàng hoá

tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập dự hội chợ, triển lãm)

- Hợp đồng uỷ thác NK (nếu NK uỷ thác): 01 bản sao

- Hoá đơn thương mại: 01 bản chụp

- Vận đơn hoặc chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản sao (trừ hàng
hoá

XNK qua biên giới)

Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp cần nộp thêm các loại giấy tờ sau đây:

- Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết
quả

kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành: 01 bản chính (nếu hàng hoá thuộc diện quản

lý chuyên ngành)

- Bảng kê chi tiết hàng hoá (hàng nhiều chủng loại, không đồng nhất): 01 bản chụp

- Chứng thư giám định đối với hàng hoá thông quan trên cơ sở kết quả giám định: 01

bản chính

- Tờ khai trị giá hàng NK: 02 bản chính

- Giấy phép NK (01 bản chính: nếu NK 1 lần, 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu

phiếu trừ lùi: nếu NK nhiều lần)

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ưu đãi đặc biệt (C/O): 01 bản gốc

- Các chứng từ khác: 01 bản chính (nếu có)

6.3. Kiểm tra hải quan


6.3.1. Khái niệm

Kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm
tra thực tế

hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện.

6.3.2. Nguyên tắc kiểm tra hải quan

Kiểm tra hải quan được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan và sau thông
quan. Thủ

trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ hải quan quyết định hình thức, mức độ
kiểm tra

hải quan.

6.3.3. Địa điểm kiểm tra hải quan

Địa điểm kiểm tra hồ sơ hải quan giống với địa điểm tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải
quan

là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.

Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá bao gồm:

+ Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế,
cảng

hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt

động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập
khẩu

hàng hóa được thành lập trong nội địa;

+ Trụ sở Chi cục Hải quan;

+ Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan;

+ Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;

+ Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng

lẻ;

+ Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại

khu vực cửa khẩu đường bộ;

8
+ Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp

cần thiết.

6.3.4. Nội dung kiểm tra hải quan

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, tiến hành kiểm tra hồ sơ, kiểm
tra thuế,

kiểm tra thực tế hàng hóa. Cụ thể:

Kiểm tra hồ sơ: kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải
quan, đối

chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định; kiểm tra sự phù
hợp giữa

nội dung khai với quy định hiện hành của pháp luật.

Kiểm tra thuế: kiểm tra điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế
theo

quy định; kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế
(thuế

xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt); kiểm tra
các căn cứ để

xác định hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế; kiểm tra các
căn cứ

tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp (dựa trên kết quả kiểm tra tên hàng, mã
số, lượng

hàng hóa, chất lượng hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, kết quản kiểm tra, xác định trị
giá tính thuế

theo quy định và các căn cứ khác có liên quan).

Kiểm tra thực tế hàng hóa: kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, số lượng hàng hóa,
trọng

lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ hàng hóa, đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế
hàng hóa

với hồ sơ hải quan.

6.3.5. Thời hạn công chức làm thủ tục hải quan

Thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa,
phương

tiện vận tải được quy định như sau:

- Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ
quan

hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;


- Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời
điểm

người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn
hóa,

kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên
quan thì

thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết
quả kiểm

tra chuyên ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp
thì Thủ

trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian
kiểm tra

thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày;

Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất
khẩu, nhập

khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và đảm bảo việc kiểm tra, giám sát
hải quan

theo quy định của Luật này.

6.3.6. Hình thức, mức độ kiểm tra hải quan

Với kiểm tra hồ sơ hải quan:

- Kiểm tra sơ bộ đối với hồ sơ của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan và
pháp

luật về thuế theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan, điểm a, khoản 2, Điều 10 NĐ

154/2005/NĐ-CP và QĐ 48/2008/QĐ-BTC. Nội dung kiểm tra sơ bộ: kiểm tra việc

khai các tiêu chí trên tờ khai, kiểm tra sơ bộ nội dung tờ khai của người khai hải
quan,

kiểm tra đếm đủ số lượng, chủng loại các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan. Nếu
phát

hiện có sai phạm thì thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ.
- Kiểm tra chi tiết đối với hồ sơ của chủ hàng khác theo quy định tại Điều 28 Luật
Hải

quan, điểm b, khoản 2, Điều 10 NĐ 154/2005/NĐ-CP và QĐ 48/2008/QĐ-BTC. Nội

dung kiểm tra chi tiết: kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, kiểm tra số

lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ
trong

hồ sơ hải quan, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu,
chính

sách thuế và các quy định khác; kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa; kiểm tra xuất xứ

hàng hóa; kiểm tra trị giá tính thuế, số thuế phải nộp, tham vấn giá trong trường
hợp

cần tham vấn ngay; giải quyết các thủ tục xét miễn thuế, xét giảm thuế (nếu có).

Với kiểm tra thực tế hàng hóa:

- Miễn kiểm tra thực tế đối với hàng hóa quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 30
Luật

Hải quan, điểm a, khoản 2, điều 11 NĐ 154/2005/NĐ-CP và QĐ 48/2008/QĐ-BTC.

- Đối tượng: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải

quan và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau:


10

+ Hàng hóa xuất khẩu, trừ hàng hóa xuất khẩu sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và

hàng hóa xuất khẩu có điều kiện

+ Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, cảng trung chuyển, kho

ngoại quan; hàng hóa quá cảnh; hàng hóa cứu trợ khẩn cấp; hàng hóa chuyên dùng

trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh; hàng hóa viện trợ nhân đạo và hàng hóa tạm

nhập tái xuất có thời hạn

+ Hàng hóa nhập khẩu là máy móc. thiết bị tạo tài sản cố định thuộc diện được miễn

thuế của dự án

+ Hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định

+ Hàng hóa khác không thuộc các trường hợp trên khi kết quả phân tích thông tin cho
thấy không có khả năng vi phạm pháp luật hải quan (trừ hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan)

- Kiểm tra thực tế tế đối với hàng hóa quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều 30 Luật
Hải

quan, điểm b, khoản 2, điều 11 NĐ 154/2005/NĐ-CP và QĐ 48/2008/QĐ-BTC:

+ Mức (1): kiểm tra tỷ lệ (%) (5% hoặc 10%)

+ Mức (2): kiểm tra toàn bộ lô hàng

Đối tượng: hàng hóa có mức độ rủi ro cao trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ rủi ro

của cơ quan hải quan; hàng hóa được chọn ngẫu nhiên để đánh giá mức độ tuân thủ của

chủ hàng.

+ Mức (1): đánh giá việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng

+ Mức (2): hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật

hải quan; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế, nhưng

cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm; hàng hóa xác định có khả năng vi

phạm pháp luật hải quan thông qua kết quả phân tích thông tin.

6.4. Thông quan

6.4.1. Khái niệm

Thông quan là việc cơ quan hải quan quyết định hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu,
phương

tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh.

11

Hàng hóa, phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm xong thủ tục hải quan.

6.4.2. Các trường hợp thông quan hàng hóa

Hàng hóa được thông quan nếu thuộc một trong các trường hợp: hàng hóa đã làm xong
thủ

tục hải quan; thiếu một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; được ân hạn thuế hoặc
được bảo

lãnh nộp thuế; hàng hóa có kết quản kiểm tra chuyên ngành; hàng hóa xuất khẩu không

thuế; hàng nhập khẩu phục vụ an ninh quốc phòng; hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp
phòng

chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng nhập khẩu viện trợ.

6.5. Giải phóng hàng

Các trường hợp được giải phóng hàng: hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng
phải

xác định giá; trưng cầu giám định, phân tích, phân loại để xác định chính xác số
thuế phải nộp.

Điều kiện được giải phóng hàng: đã thực hiện các nghĩa vụ về thuế hoặc được tổ chức
tín dụng

bảo lãnh số tiền thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế.

6.6. Đưa hàng về bảo quản

Các trường hợp đưa hàng về bảo quản: hàng hóa giám định để xác định có được xuất
khẩu,

nhập khẩu hay không; hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành (kiểm tra chất lượng,
kiểm dịch,

kiểm tra an toàn thực phẩm)

II. Thủ tục hải quan điện tử

1. Quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử

1.1. Khai báo thông tin hải quan

Thông qua phần mềm khai báo Hải quan VNACC/VCIS, doanh nghiệp thực hiện khai báo

thông tin tờ khai nhập khẩu, tờ khai xuất khẩu và nộp tờ khai hải quan, kèm các
chứng từ

thuộc bộ hồ sơ hải quan thông qua hệ thống VNACCS.

1.2. Phân luồng tờ khai

12

Người khai hải quan tại bước này thông qua hệ thống VNACCS/VCIS để tiếp nhận phản
hồi

của hệ thống về kết quả phân luồng, có thể thuộc một trong các luồng sau:

Luồng 1 (Luồng xanh): Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan, doanh nghiệp được
chấp
nhận thông quan hàng hóa theo thông tin tờ khai Hải quan.

Luồng 2 (Luồng vàng): Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người
khai

hải quan gửi qua hệ thống VNACCS/VCIS; nộp các chứng từ theo quy định phải nộp bản

chính, hoặc kiểm tra các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc
gia.

Trường hợp hồ sơ không phù hợp hoặc có nghi vấn, cơ quan Hải quan quyết định chuyển
tờ

khai sang luồng 3 và thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa.

Luồng 3 (Luồng đỏ): Kiểm tra thực tế hàng hóa: người khai hải quan thông qua hệ
thống

VNACCS/VCIS để tiếp nhận thông báo, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa do

quan hải quan thông báo qua hệ thống và đăng ký địa điểm, thời gian kiểm tra thực
tế hàng

hóa với cơ quan hải quan. Người khai hải quan có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện
để kiểm

nghiệm thực tế hàng hóa.

1.3. Nộp thuế và phí

- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và xuất

ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.

- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:

+ Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh: Hệ thống tự

động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền
hạn

mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người

khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số
tiền

hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.

+ Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền thông qua Cổng thanh

toán điện tử 24/7): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải
thu”.

Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã

nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông
quan
hàng hóa”.

13

Mức thu phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh được quy định

tại Thông tư 14/2021/TT-BTC như sau:

STT Nội dung thu Mức thu

1 Phí hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương 20.000 đồng/tờ

tiện vận tải quá cảnh khai

2 Phí hải quan kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải 200.000 đồng/01

quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm đơn

phạm quyền sở hữu trí tuệ

3 Phí hải quan cấp sổ ATA 1.000.000 đồng/sổ

Phí hải quan cấp lại sổ ATA 500.000 đồng/sổ

4 Lệ phí đối với hàng hóa quá cảnh 200.000 đồng/tờ

khai

5 Lệ phí đối với phương tiện quá cảnh đường bộ (gồm: ô tô, đầu 200.000

kéo, máy kéo) đồng/phương tiện

6 Lệ phí đối với phương tiện quá cảnh đường thủy (gồm: tàu, ca 500.000

nô, đầu kéo, xà lan) đồng/phương tiện

1.4. Thông quan hàng hóa/Giải phóng hàng/Đưa hàng về bảo quản

Người khai hải quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên cổng
thông tin

điện tử hải quan hoặc hệ thống khai của người khai hải quan và cung cấp cho Chi cục
Hải

quan quản lý khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm để được thông qua hoặc giải phóng
hoặc đưa

hàng về kho bảo quản.


Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung
khai trên

tờ khai hải quan khi hàng hóa đã vào khu vực giám sát hải quan, người khai hải quan
in hoặc

14

đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách container,
danh sách

hàng hóa từ Hệ thống.

Trường hợp giải phóng hàng/đưa hàng về kho bảo quản doanh nghiệp cần hoàn thiện hồ

theo yêu cầu và nộp cho cơ quan hải quan để hoàn tất thủ tục thông quan hàng hóa.

2. Phần mềm thực hiện

2.1. Khái niệm

Phần mềm khai báo hải quan là một ứng dụng trên máy tính hoặc thiết bị di động giúp
doanh

nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện các thủ tục hải quan trực tuyến, nhanh chóng và
chính xác.

2.2. Các phần mềm khai báo hải quan phổ biến

Hiện nay có một số doanh nghiệp được cấp phép cung cấp phần mềm khai báo hải quan
cho

doanh nghiệp như: Thái Sơn, FPT, Softech, G.O.L… trong đó phần mềm của công ty Thái

Sơn và FPT là được sử dụng rộng rãi hơn cả. Sau đây là bảng một số phần mềm phổ
biến và

công ty phát triển

Công ty phát triển phần mềm Tên phần mềm

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ thống thông tin FPS FPT FPT.VNACCS 278

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển công nghệ Thái Sơn ECUS5-VNACCS

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Công CDS live 4.5.0.8

nghệ thông tin G.O.L

Công ty Cổ phần Softech ECS 5.0


Công ty Cổ phần TS24 iHaiQuan 2.0

15

2.3. Các bước khai báo hải quan bằng phần mềm ECUS5-VNACCS

Bước 1: Download phần mềm và các phần mềm hỗ trợ

Bước 2: Chuẩn bị thiết bị chữ ký số, tài khoản khai báo VNACCS.

Bước 3: Vào Tờ khai hải quan => Chọn Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu IDA.

Bước 4: Nhập các thông tin chung và danh sách hàng hóa cho tờ khai theo hướng dẫn
của

phần mềm. Các mục có dấu sao đỏ là bắt buộc điền, các mục tô xám là hệ thống sẽ tự
động

điền vào. Có thể nhập danh sách hàng bằng cách tải từ file excel: Nhấn F6 => Chọn
file excel

muốn tải lên từ thư mục => Chọn Sheet chứa dữ liệu => Thiết lập hàng đầu tiên trên
file excel

có dữ liệu cần đưa vào => Thiết lập cột dữ liệu tương ứng danh sách hàng => Bấm nút
Ghi để

chương trình tải lên.

16

Nhập các thông tin chung và danh sách hàng hóa cho tờ khai theo hướng dẫn của phần

mềm.
Bước 5: Bấm Thêm mới để nhập lần lượt các chỉ tiêu của dòng hàng theo hướng dẫn
nhập

liệu.

Bước 6: Chọn Khai trước thông tin tờ khai IDA. => Đăng nhập chữ ký số. => Sau khi
nhập
thành công hệ thống sẽ trả về số tờ khai.

Đăng nhập chữ ký số.

Bước 7: Hệ thống trả về thông tin tờ khai => Kiểm tra thông tin chính xác hết hay
chưa.

17

Bước 8: Khai báo chứng từ đính kèm cho tờ khai: Nhấn tab Quản lý tờ khai => Tại mục
Quản

lý chứng từ hồ sơ hải quan => Nhấp vào chứng từ cần thêm => Khai báo và đính kèm
file

scan.

Bước 9: Chọn Khai chính thức tờ khai IDC để đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan
hải

quan.

Khai báo tờ khai thành công.

3. So sánh thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống

Tiêu chí Thủ tục HQ truyền thống Thủ tục HQ điện tử

Đăng ký Hồ sơ Hồ sơ giấy Hồ sơ điện tử. Luồng vàng và

tờ khai luồng đỏ: DN nộp, xuất trình

hải quan thêm hồ sơ giấy ngoài hồ sơ

điện tử đã gửi qua hệ thống

Cách thức DN mang bộ hồ sơ giấy đến chi DN tạo thông tin trên máy tính

khai báo cục hải quan cửa khẩu nộp trực và gửi đến cơ quan hải quan

tiếp cho cơ quan hải quan khi thông qua mạng Internet

đăng ký tờ khai

18
Nhập thông Công chức đăng ký tiếp nhận Hệ thống lưu trữ thông tin do

tin vào hệ hồ sơ nhập dữ liệu trực tiếp DN tạo và gửi đến

thống hoặc nhập từ đĩa mềm do DN

cung cấp vào hệ thống, hoặc

khai báo qua mạng

Phân luồng Lãnh đạo đội thủ tục phân luồng Công chức tiếp nhận đề xuất

tờ khai tờ khai và quyết định tỷ lệ kiểm phân luồng và lãnh đạo đội

tra. Công chức tiếp nhận in lệnh thông quan hoặc chi cục duyệt

hình thức, mức độ kiểm tra phân luồng trên hệ thống

từ hệ thống và lãnh đạo chi cục

quyết định hình thức, mức độ,

tỷ lệ kiểm tra

Kiểm tra Trách nhiệm Việc kiểm tra hàng hoá do đội Chi cục hải quan điện tử không

hàng hóa kiểm tra thủ tục tại chi cục hải quan cửa kiểm tra như các chi cục hải

hàng hoá khẩu (nơi có hàng hoá xuất quan cửa khẩu khác

nhập) thực hiện

Ghi kết quả Kết quả kiểm tra được công Kết quả kiểm tra được công

kiểm tra chức kiểm tra ghi trực tiếp vào chức kiểm tra nhập vào hệ

tờ khai thống và in ra từ hệ thống phiếu

ghi kết quả kiểm tra hàng hoá

Duyệt thông Đội trưởng đội thủ tục ký duyệt Sau khi hàng hóa đã được kiểm

quan hàng thông quan trên tờ khai giấy tra và đã qua khâu kiểm tra hồ

hóa sơ sau kiểm hóa, lãnh đạo chi

cục hải quan duyệt thông quan

trên hệ thống

19
Kiểm tra, Kiểm tra, Đội thủ tục hàng hóa thực hiện Đội kiểm tra thông quan thực

xác định xác định giá sau khi hàng hóa đã được kiểm hiện kiểm tra, xác định giá
tính

giá và tra thuế sau khi hàng hóa được

tính thuế thông quan. Theo quy trình xác

định giá mới: hàng luồng vàng,

luồng đỏ thực hiện trước khi

hàng thông quan và luồng xanh

được thực hiện sau khi hàng

hóa được thông quan

Kiểm tra Tờ khai phải qua khâu kiểm tra DN tự khai, tự chịu trách nhiệm

tính thuế tính thuế về thông tin khai báo. Hệ thống

tự kiểm tra tính thuế

Thông báo Công chức hải quan ra thông Thông báo thuế được gửi kèm

thuế báo thuế, quyết định điều chỉnh theo thông tin phản hồi cho

thuế khi DN đăng ký tờ khai, DN khi duyệt phân luồng tờ

tính thuế khai

Nộp Nộp lệ phí Nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển Nộp định kỳ hàng tháng từ

thuế và khoản theo từng tờ khai, nộp tại ngày 5 đến ngày 10 tại kho bạc

các nơi làm thủ tục, trước khi nhà nước theo thông báo lệ phí

khoản thông quan hàng hoá. Công của cơ quan hải quan gửi qua

phải thu chức hải quan phải viết biên lai mạng Internet

khác nộp lệ phí cho từng tờ khai

Nộp thuế và Nộp qua kho bạc hoặc nộp trực Nộp qua kho bạc hoặc bảo lãnh

các khoản tiếp tại chi cục hải quan cửa của ngân hàng trên nguyên tắc

phải thu khẩu, hoặc bảo lãnh của ngân người khai hải quan được tự

khác hàng khai, tự nộp.

20
Phúc Phúc tập Do đội kế toán thuế và phúc tập Do đội kiểm tra sau thông quan

tập, lưu hồ sơ thực hiện sau khi hàng thực hiện sau khi hàng hoá

trữ hồ hoá được thông quan được thông quan


Lưu trữ hồ Bộ hồ sơ (bản sao) khi làm thủ Cơ quan hải quan chỉ lưu bộ hồ

sơ tục xong, cơ quan hải quan lưu sơ kèm theo tờ khai đối với

toàn bộ, chỉ trả lại DN một tờ hàng luồng vàng và luồng

khai, bộ hồ sơ bản chính DN đỏ.Đối với hàng luồng xanh: cơ

giữ. Hồ sơ do đội kế toán thuế quan hải quan chỉ lưu một tờ

và phúc tập hồ sơ lưu khai, DN lưu một tờ khai kèm

bộ hồ sơ và chỉ xuất trình khi

cơ quan hải quan yêu cầu. Hồ

sơ do hải quan sau thông quan

lưu

4. Đánh giá ưu nhược điểm

4.1. Ưu điểm

Thủ tục hải quan điện tử ra đời là bước ngoặt giúp cho quá trình thông quan hàng
hoá diễn ra

được nhanh chóng. Khai báo hải quan điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho chính
quyền và

các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thủ tục hải quan điện tử không chỉ đổi mới cơ bản
phương

thức quản lý hải quan theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ hải quan quốc tế,
mà còn có

ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất nhập
khẩu và

thu hút đầu tư nước ngoài. Việc triển khai thủ tục hải quan điện tử có những ưu
điểm rõ rệt

sau.

Đối với doanh nghiệp, thứ nhất, thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ giúp giảm chi
phí và tiết
kiệm thời gian và nhân lực cho doanh nghiệp, do doanh nghiệp chỉ cần khai thông tin
tờ khai

điện tử và gửi đến cơ quan hải quan, không phải đến cơ quan hải quan cửa khẩu để
làm thủ

tục đăng ký tờ khai hải quan. Nếu hàng hoá thuộc luồng xanh - hàng hoá được miễn
kiểm tra

thực tế, doanh nghiệp chỉ cần hoàn thành thủ tục qua mạng và thông quan hàng hoá
xuất nhập
21

khẩu. Đối với hàng hoá thuộc luồng vàng và đỏ, thủ tục cũng không quá phức tạp.
Việc này

giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại làm thủ tục, qua đó tăng
cường khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng đầu tư nước ngoài. Thứ hai, việc thực hiện
thủ tục hải

quan điện tử còn có ưu điểm về mặt linh hoạt trong thời gian thực hiện. Các doanh
nghiệp có

thể thực hiện khai báo hải quan điện tử 24/7, trong bất cứ thời gian nào mà doanh
nghiệp

muốn. Thứ ba, hệ thống khai báo hải quan điện tử sẽ rà soát và thông báo các lỗi
hoặc thiếu

sót trong quá trình khai báo, vì vậy doanh nghiệp không phải mất thời gian kiểm tra
sai sót và

tính chính xác của thông tin. Thứ tư, nhờ thực hiện thủ tục hải quan hiện đại,
trong thời gian

tới, doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận và thuận lợi hơn trong việc thực
hiện thông

lệ, chuẩn mực quốc tế, đây là một yếu tố rất quan trọng khi doanh nghiệp có quan hệ
hợp tác

làm ăn với nước ngoài và mở rộng thị trường quốc tế. Điều này đặc biệt cần thiết
trong bối

cảnh kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn như hiện nay. Cuối cùng, việc
thực

hiện thủ tục hải quan điện tử còn đáp ứng quan điểm chỉ đạo của Chính phủ và yêu
cầu hội

nhập: từng bước cải cách nghiệp vụ hải quan theo hướng phù hợp với chuẩn mực của
hải quan

hiện đại trong khu vực và trên thế giới; chuyển đổi từ thủ tục hải quan thủ công
sang thủ tục

hải quan điện tử, xây dựng mô hình Hải quan điện tử trong các nước ASEAN, tạo thuận
lợi

cho các hoạt động thương mại, tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin để tăng
cường hơn

nữa công tác kiểm soát, quản lý hải quan.

Đối với cơ quan hải quan và Nhà nước, thứ nhất, quy trình thực hiện khai báo hải
quan điện

tử đơn giản, hài hoà, thống nhất và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Đây là yếu tố
rất quan

trọng góp phần làm giảm thời gian thông quan, chi phí và thủ tục hành chính, giấy
tờ cho

doanh nghiệp, đồng thời tăng sức cạnh tranh và tạo lập môi trường đầu tư thông
thoáng, thống

nhất và hấp dẫn cho doanh nghiệp. Thứ hai, thủ tục hải quan điện tử giúp nâng cao
chất lượng

cán bộ hải quan và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và tinh thần phục vụ doanh
nghiệp văn

minh, lịch sự, có kỷ cương, kỷ luật và trung thực. Việc này sẽ làm giảm phiền hà
đối với doanh

nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Cuối cùng, việc thực hiện thủ
tục hải quan

điện tử còn đáp ứng quan điểm chỉ đạo của Chính phủ và yêu cầu hội nhập: từng bước
cải

cách nghiệp vụ hải quan theo hướng phù hợp với chuẩn mực của hải quan hiện đại
trong khu

vực và trên thế giới; chuyển đổi từ thủ tục hải quan thủ công sang thủ tục hải quan
điện tử,

22

xây dựng mô hình Hải quan điện tử trong các nước ASEAN, tạo thuận lợi cho các hoạt
động

thương mại, tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường hơn nữa công
tác kiểm
soát, quản lý hải quan.

4.2. Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm nêu trên, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử cũng còn một
số nhược

điểm cần khắc phục như sau. Thứ nhất, doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro khi hệ
thống khai

báo bị lỗi, có thể gây ra trì hoãn cho doanh nghiệp. Thứ hai, việc sử dụng phần mềm
khai báo

hải quan đòi hỏi sự học hỏi, rèn luyện của người sử dụng. Thậm chí việc khai báo có
thể dễ

dàng sai sót nếu người khai báo không được đào tạo và thực hành thường xuyên. Thứ
ba, đối

với các doanh nghiệp nhỏ và mới, việc tiếp cận với phần mềm khai báo hải quan điện
tử còn

nhiều thách thức do sự hạn chế về chi phí và khả năng đào tạo nhân lực. Cuối cùng,
Theo Cục

Hải quan Tp.HCM, hiện hệ thống chưa có các chức năng quan trọng như báo cáo, xử lý
tờ

khai sau khi được giám định có điều chỉnh về tên hàng, mã số. Theo các doanh
nghiệp, hệ

thống mạng hải quan điện tử hiện chưa kết nối với các tổ chức thương mại, các cơ
quan quản

lý nhà nước như thuế, kho bạc, ngân hàng,...Vì vậy, nhiều khâu vẫn phải thực hiện
theo

phương pháp thủ công dẫn tới ùn tắc, chậm trễ do khâu chuyển tiếp bàn giao chứng
từ.

23

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN

I. Thực trạng

1. Thực trạng về thực hiện thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam

1.1. Thực trạng áp dụng


Việt Nam lựa chọn áp dụng thủ tục Hải quan điện tử bằng hai bước: Bước thực hiện
thí điểm

trong phạm vi hẹp và bước thực hiện chính thức trong phạm vi cả nước. Bước thực
hiện thí

điểm được tiến hành trong 7 năm với 02 giai đoạn nối tiếp nhau, trong đó, giai đoạn
I (từ tháng

10/2005 đến tháng 11/2009) – thí điểm hẹp được thực hiện tại Cục Hải quan TP. Hồ
Chí Minh

và Cục Hải quan Hải Phòng; giai đoạn II – thí điểm mở rộng bắt đầu thực hiện từ
tháng

12/2009 đến tháng 12/2012 tại 21 Cục hải quan tỉnh và thành phố. Sau khi kết thúc
02 giai

đoạn thí điểm vào cuối năm 2012, thủ tục hải quan điện tử đã được Chính phủ quyết
định thực

hiện chính thức trong phạm vi cả nước từ ngày 1/1/2013 tại Nghị định số 87/2012/NĐ-
CP.

Phát huy kết quả của Bước thí điểm, Hải quan cả nước đã nhanh chóng triển khai Bước
thực

hiện chính thức này, tiếp tục làm phong phú thêm thành tựu và kết quả của việc áp
dụng thủ

tục hải quan điện tử tại Việt Nam từ năm 2005 đến nay.

1.2. Kết quả

1.2.1. Thời gian đầu triển khai

Sau một thời gian ngắn thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên phạm vi cả nước,
tính đến cuối

tháng 5/2013, kết quả bước đầu đạt được trên toàn hệ thống rất đáng ghi nhận:

- Toàn bộ 34/34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã triển khai thực hiện tới 132 Chi
cục

trực thuộc, trong đó 22 Cục triển khai tới 100% Chi cục trực thuộc

- Hầu hết các loại hình xuất nhập khẩu đã áp dụng thủ tục hải quan điện tử.

- Tất cả 34 Cục đều triển khai Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử phiên bản mới (phiên
bản

4.0).

- Đã có gần 37 nghìn doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử. So với tổng số

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cả nước, số tham gia này đạt

93,8%.
24

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tham gia trên đây đạt 84 tỷ
USD,

chiếm tỷ trọng 94,9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

- Thực hiện phân luồng tờ khai thủ tục hải quan điện tử: Luồng Xanh 62,9%, Luồng

Vàng 26,7%, Luồng Đỏ 10,3%.

1.2.2. Tính đến hiện tại

Năm 2019, Tổng cục Hải quan đã tiếp tục nâng cấp 2 dịch vụ công trực tuyến từ mức
độ 1 lên

mức độ 4. Qua đó, đưa tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 lên đến 172/193
thủ tục

hành chính (chiếm 89%), trong số đó có 163 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Các
thủ tục

hành chính cốt lõi như thông quan hàng hóa, thu thuế xuất nhập khẩu đã được cung
cấp dịch

vụ công trực tuyến mức độ 4, mức độ cao nhất, cho phép tiếp nhận, xử lý hồ sơ,
thanh toán

thuế, phí, lệ phí và trả kết quả hoàn toàn thông qua mạng internet. Cũng trong năm
này, ngành

Hải quan đã tiếp nhận và xử lý 13,24/13,33 triệu tờ khai hải quan điện tử (chiếm tỷ
lệ 99,34%);

tỷ lệ kim ngạch cũng đạt tới 99,94%. Cùng với đó, số tiền thuế, phí thu bằng phương
thức điện

tử chiếm tỷ lệ 96,8% số thu của Tổng cục Hải quan. Thực hiện Kế hoạch phát triển,
vận hành

hệ thống Cổng thông tin điện tử ngành Hải quan giai đoạn 2016-2020, từ ngày
10/10/2019,

Tổng cục Hải quan đã triển khai phiên bản mới của Cổng Thông tin điện tử Tổng cục
Hải

quan và triển khai cổng Thông tin điện tử cho 4 Cục Hải quan: Điện Biên, Cao Bằng,
Hà Nam

Ninh và Khánh Hòa (những đơn vị chưa có cổng Thông tin điện tử). Tính đến tháng 7
năm

2022, Tổng cục Hải quan cho biết, đến nay, 100% thủ tục hải quan cơ bản đã được tự
động

hóa, 100% Cục Hải quan, Chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử với
99,65%

doanh nghiệp tham gia. Theo đó, việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin và ra
quyết định

thông quan được thực hiện với mức độ tự động hóa rất cao; thời gian xử lý bộ hồ sơ
hải quan

chỉ từ 1 - 3 giây. Đến nay, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành mục tiêu 5E (E-
Declaration; E-

payment; E-C/O; E-Permit và E-Manifest) về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý nhà

nước về hải quan, xây dựng được một hệ thống công nghệ thông tin tập trung cấp Tổng
cục

phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan, hoạt động ổn định, thống suốt, bao
phủ và hỗ

trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan. Khối lượng công việc của
Tổng cục

Hải quan đã tăng lên một cách nhanh chóng, cụ thể: kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK)
trung

bình mỗi năm tăng 23%, số thuế XNK thu được trung bình mỗi năm tăng 9,2%; số lượng
tờ
25

khai XNK trung bình mỗi năm tăng 22% trong khi đó, số lượng cán bộ, công chức hải
quan

giảm. Ngành hải quan tiếp tục nâng cao chất lượng và số lượng dịch vụ công trực
tuyến phục

vụ người dân, doanh nghiệp: Trong những năm gần đây, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo
tăng

cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp và đã đạt
được

những kết quả mang tính đột phá. Đến nay, Tổng cục Hải quan đã cung cấp 215/237
dịch vụ

công trực tuyến mức độ 3, 4 (khoảng 91% tổng số thủ tục hành chính do cơ quan hải
quan

thực hiện), trong đó có 209 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực
tuyến ở mức
độ 4 (đạt tỷ lệ 88%), cho phép người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả
trực tuyến

thông qua mạng Internet. Về tích hợp cung cấp dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch
vụ

công quốc gia: tính đến nay, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành tích hợp 98 dịch vụ
công trực

tuyến mức độ 4 lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. - Tính đến ngày 15/6/2022, Cơ chế
một

cửa quốc gia đã có 249 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối, với trên 4,92
triệu bộ hồ

sơ của hơn 54,8 nghìn doanh nghiệp. Về Cơ chế một cửa ASEAN, đến nay, Việt Nam đã
thực

hiện trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D bản điện tử (e-C/O form D) với 9
nước

ASEAN: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Myanmar, Lào,

Philippine…

2. Hạn chế thực hiện thủ tục hải quan

2.1. Đối với thủ tục hải quan điện tử

Việc áp dụng thủ tục hải quan Điện tử đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
như

quá trình xử lý thông tin diễn ra nhanh hơn so với thủ tục truyền thống,giúp thời
gian thông

quan các lô hàng giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó thủ tục hải quan điện tử cũng giảm
đáng kể số

lượng giấy tờ phải nộp cho cán bộ Hải quan. Tuy nhiên việc áp dụng hệ thống khai
báo hải

quan vẫn còn tồn tại những khó khăn và hạn chế. Đầu tiên, hình thức khai báo điện
tử vẫn có

thể bị lợi dụng cho những gian lận trong khai báo, xuất hiện một số doanh nghiệp sử
dụng thủ

đoạn tinh vi, giả mạo chứng từ hồ sơ hải quan bao gồm hợp đồng, giấy phép chuyên
ngành,

con dấu, chữ ký công chức hải quan. Ngoài ra, với chương trình thông quan điện tử
hiện nay

thì doanh nghiệp có thể biết trước thông tin phân luồng cho lô hàng xuất khẩu, nhập
khẩu của

mình. Lợi dụng việc này, đã có doanh nghiệp xuất khẩu khi nhận được thông tin phân
luồng
26

xanh đưa những conts hàng hóa không đúng khai báo để xuất đi, doanh nghiệp nhập
khẩu thì

dùng thủ đoạn cố tình khai sai để trường hợp được phân luồng xanh thì hàng đi trót
lọt, đối

với trường hợp bị vào luồng đỏ thì doanh nghiệp đối phó bằng cách khai nhầm, xin
khai lại

hoặc khai bổ sung cho phù hợp với chứng từ thật nếu không thì hủy bỏ, hủy tờ khai
đó, sau

khai tờ khai khác. Thứ hai, khó khăn khi tham gia vào hệ thống này là sự lúng túng
của các

doanh nghiệp do trước kia đã quen khai báo thủ tục hải quan thủ công; kỹ năng khai
báo thủ

tục của doanh nghiệp còn hạn chế do cán bộ khai báo chưa được đào tạo cơ bản, mới
chỉ được

thực hành qua sự hướng dẫn của cán bộ hải quan. Nếu không có đầy đủ kiến thức và kỹ
năng

này, doanh nghiệp có thể gặp một số khó khăn khi khai báo hải quan điện tử và dẫn
đến những

nhầm lẫn, hiểu sai về 1 số thủ tục, giấy tờ gây ra những sai sót, chân trễ hạn chế
trong hoạt

động xuất nhập khẩu. Thứ ba, hệ thống khai báo hải quan VNACCS/VCIS không ổn định
vẫn

thường xuyên gặp trục trặc, tắc nghẽn do vấn đề kỹ thuật kéo dài, ảnh hưởng trực
tiếp đến thời

gian và tiến độ làm thủ tục khai thông quan cho hàng hóa. Không chỉ hệ thống thông
quan

điện tử VNACCS/VCIS mà ngay cả cổng thông tin 1 cửa quốc gia cũng có những hiện
tượng

bị lỗi trục trặc khiến các nhân viên không thể vào khai thác được. Thứ tư, theo các
doanh

nghiệp, hệ thống mạng hải quan điện tử hiện chưa kết nối với các tổ chức thương
mại, các cơ

quan quản lý nhà nước như thuế, kho bạc, ngân hàng… Vì vậy, nhiều khâu vẫn phải
thực hiện
theo phương pháp thủ công dẫn tới ùn tắc, chậm trễ thời gian giấy tờ do khâu chuyển
tiếp bàn

giao chứng từ

2.2. Đối với thủ tục hải quan

Trong những năm gần đây, thủ tục hải quan đã có những cải cách tích cực, năm sau

thuận lợi hơn năm trước, nhưng chưa thể hài lòng. Doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó
khăn, bức

xúc. Theo kết quả khảo sát năm 2020 về mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thực
hiện thủ

tục hành chính xuất nhập khẩu, các thủ tục khai hải quan hay nộp thuế được đánh giá
là thuận

lợi hơn khi tuân thủ. Trong khi đó, ở bước kiểm tra hồ sơ, hoàn thuế/ không thu
thuế và kiểm

tra thực tế hàng hóa là ba nhóm thủ tục doanh nghiệp thường gặp khó khăn nhất. Tỷ
lệ doanh

nghiệp gặp khó khăn với các thủ tục này lần lượt là 40.1%, 23.8%, và 21.1%. Các thủ
tục còn

lại như “Kiểm tra sau thông quan tại cơ quan Hải quan”, Kiểm tra sau thông quan tại
trụ sở

27

đơn vị hải quan, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm hành chính được đa số doanh
nghiệp đánh

giá việc tuân thủ ở mức bình thường.

Mức độ thuận lợi khi thực hiện một số TTHC hải quan
Ở các khâu thủ tục kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa; hoàn thuế và nộp
thuế, các

doanh nghiệp nhận xét quy định hay thay đổi là khó khăn lớn nhất cho doanh nghiệp
khi thực

hiện. Bên cạnh đó, còn có các khó khăn khác như sự phối hợp chưa đồng bộ giữa cơ
quan hải

quan với các cơ quan khác, bị yêu cầu cung cấp giấy tờ ngoài quy định, cán bộ hải
quan không
hướng dẫn đủ tận tình, không công khai thông tin và quy trình xử lý.

Sau đây là các khó khăn chính khi tuân thủ thủ tục kiểm tra hồ sơ của nhóm thủ tục
thông

quan:

28

Đối với thủ tục kiểm tra hồ sơ

Đối với thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa

Đối với thủ tục nộp thuế

29

Đối với thủ tục hoàn thuế

Doanh nghiệp cũng đã chỉ ra một số khó khăn thực tế của doanh nghiệp khi chuẩn bị

hồ sơ và tuân thủ thủ tục kiểm tra hồ sơ hải quan. Đầu tiên là tình trạng vừa phải
nộp hồ sơ

hải quan bản in và vừa phải nộp các tệp điện tử (bản mềm). Doanh nghiệp cho rằng áp
dụng

công nghệ thông tin đã được đẩy mạnh trong những năm gần đây nhưng việc “số hóa”
không

hoàn toàn vẫn gây mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp khi họ vẫn phải trực tiếp
đến cơ quan

Hải quan để nộp hồ sơ như hình thực truyền thống. Các doanh nghiệp cũng phản ánh
việc

kiểm tra hồ sơ hải qua vẫn tương đối chậm. Doanh nghiệp hầu như cũng không biết
tình trạng

hồ sơ, chứng từ đã gửi cho cơ quan Hải quan và không biết cán bộ nào đang tiếp nhận
hồ sơ

của họ. Một số doanh nghiệp cho rằng tồn tại tình trạng không minh bạch trong sắp
xếp thứ

tự giải quyết các bộ hồ sơ.

Bên cạnh đó, một số khó khăn thực tế của doanh nghiệp khi tuân thủ các thủ tục về

quản lý thuế như trường hợp doanh nghiệp cho rằng việc nộp các loại tờ khai còn bất
cập khi

họ thường xuyên phải cập nhật giấy tờ với Kho bạc Nhà nước. Đồng thời, khi thực
hiện thủ

tục này, doanh nghiệp thi thoảng gặp tình trạng hệ thống bị lỗi không xử lý được.
Ngoài ra,

thời gian xác nhận nộp tiền thuế vào tài khoản Kho bạc Nhà nước để thông quan hàng
hóa còn

tương đối chậm chạp. Một doanh nghiệp làm thủ tục xin miễn giảm thuế cho hàng phục
vụ an

ninh quốc phỏng phản ánh việc giải quyết này chậm hơn đáng kể so với quy định khiến
những

lô hàng hóa tiếp theo của doanh nghiệp bị dừng làm thủ tục do hệ thống vẫn đang lưu
thông

tin doanh nghiệp nợ thuế quá hạn. Còn về vấn đề doanh nghiệp cho rằng chính sách
thuế quan

thay đổi liên tục gây khó khăn trong nghiệp vụ hạch toán sổ sách. Trong chính sách
về thuế

suất, một số doanh nghiệp cũng thắc mắc về cách tính thuế. Ví dụ như việc tính thuế
dựa trên

hình dáng sản phẩm thì có phù hợp không? Chẳng hạn, một vài doanh nghiệp cảm thấy
chưa
30

thuyết phục với việc sản phẩm của họ có dạng hình thỏi thì bị áp dụng mức thuế 15%,
cao hơn

so với các sản phẩm hình dạng khác (thường có thuế suất 5%). Các doanh nghiệp cũng
cho

rằng thủ tục hoàn thuế nhập khẩu còn khá rắc rối khi yêu cầu nhiều chứng từ.
Các thủ tục liên quan đến kiểm tra, xác định mã HS cũng đem đến không ít khó khăn

cho doanh nghiệp. Khó khăn trong tuân thủ thủ tục kiểm tra xác định mã HS của doanh
nghiệp

đại đa số tập trung ở giai đoạn trước khi khai báo hải quan, đặc biệt là giai đoạn
xác định mã

HS.

Có thể nói, đối với thủ tục kiểm tra, xác định mã HS, khó khăn lớn nhất các doanh

nghiệp thường gặp phải là 2 vấn đề chính: xác định sai mã HS và khó khăn khi xác
định mã

HS cho sản phẩm hàng hóa mới. Theo khảo sát năm 2020 của VCCI cho thấy, có tới
76,2%

số doanh nghiệp cho rằng, họ gặp khó khăn trong việc xác định mã HS, tăng đáng kể
so với

tỷ lệ 66,3% vào năm 2018.

Đồng thời, do cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật nên

một số cán bộ hải quan bị phản ánh là đôi khi hướng dẫn áp dụng mã HS không thống
nhất,

thậm chí áp mã sai đối với hàng hóa. Tình trạng mã HS không áp dụng thống nhất đôi
khi

cũng xảy ra giữa các chi cục hải quan và giữa doanh nghiệp với cơ quan Hải quan.
Đây là một

khó khăn khá lớn đối với đại đa số doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Trong khi đó, đối với thủ tục tham vấn xác định trị giá hải quan, giai đoạn khai
hải

quan và trong thông quan lại thường phát sinh khó khăn đối với doanh nghiệp.

31

Giai đoạn khai hải quan và trong thông quan thường phát sinh khó khăn

cho doanh nghiệp


Cụ thể, có thể thấy gần 50% doanh nghiệp cảm thấy khó khăn trong tham vấn xác định

giá hải quan khi khai báo hải quan và hơn 40% doanh nghiệp thấy khó khăn trong quá
trình

thông quan. Nguyên nhân chính cho vấn đề này là sự thiếu cơ sở trong quá trình kiểm
tra,

tham vấn về giá hải quan và sự “chểnh mảng” trong thực hiện quy trình tham vấn theo
hướng

dẫn của pháp luật. Cụ thể, một vài cán bộ hải quan tìm kiếm trên Google về sản phẩm
và dùng

giá bán lẻ trên các trang thương mại điện tử ở nước ngoài để áp giá trị cho sản
phẩm mặc dù

doanh nghiệp không hề mua hàng từ các trang thương mại điện tử.

Ngoài các thủ tục nêu trên, thủ tục kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia
công

sản xuất và thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu qua máy soi container
được

doanh nghiệp đánh giá là khả năng thực hiện khá bình thường, dễ dàng. Đối với thủ
tục kiểm

tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia công sản xuất, chủ yếu các doanh nghiệp
sản xuất

xuất khẩu gặp khó khăn do phải làm báo cáo quyết toán xuất - nhập - tồn kho nguyên
liệu.

Còn đối với thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu qua máy soi
container, doanh

nghiệp vẫn đánh giá là dễ thực hiện tuy nhiên do vấn đề về chi phí vận chuyển, bốc
dỡ hàng

hóa từ cảng đến máy soi rồi trở lại cảng nên đại đa số doanh nghiệp chịu không quá
1 lượt

kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu qua máy soi container mỗi tháng.

32

II. Kiến nghị và giải pháp

1. Về thực trạng thực hiện hải quan điện tử tại Việt Nam

1.1. Đối với Cơ quan quản lý Nhà nước

Thứ nhất, cơ quan quản lý Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến việc hướng dẫn doanh nghiệp về các quy trình, thủ tục
hải quan

điện tử, kiểm tra sau thông quan, chữ ký số… một cách dễ hiểu và cụ thể hơn, phù
hợp với

tiêu chuẩn quốc tế. Thứ hai, cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, tiên
tiến. Về xây

dựng phần cứng: để tạo thuận lợi cho thủ tục hải quan điện tử diễn ra suôn sẻ, cần
trang bị các

thiết bị hiện đại, nâng cấp đường truyền mạng, lắp đặt hệ thống dự phòng để đảm bảo
hệ thống

vận hành ổn định. Về đảm bảo an ninh mạng: hoàn thiện cơ chế vận hành, bảo trì, bảo
dưỡng

toàn bộ hệ thống, nâng cấp hệ thống an ninh để đảm bảo sự an toàn của việc khai báo
hải quan

điện tử cũng như các thông tin, dữ liệu của các chương trình, phần mềm được sử
dụng. Thứ

ba, cần hoàn thiện kỹ thuật nghiệp vụ hải quan, trình độ ngoại ngữ của các cán bộ;
cần có

những chính sách đào tạo nguồn nhân lực phù hợp. Thứ tư, cần tăng cường thực hiện
việc trao

đổi, kết nối và chuyển đổi số đối với các dữ liệu, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan từ
Hệ thống

Một cửa quốc gia và hệ thống quản lý chuyên môn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của
các
33

bộ, ngành với Hệ thống xử lý dữ liệu của ngành Hải quan. Thứ năm, cần đẩy nhanh
tiến độ

triển khai Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa ASEAN; tự động kết nối, trao
đổi dữ

liệu giữa Hệ thống Cơ chế một cửa ASEAN với hệ thống CNTT của ngành Hải quan. Thứ

sáu, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định
liên quan

đến thủ tục hải quan điện tử. Thứ bảy, cần nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng hệ
thống máy

soi, camera, seal điện tử và các trang thiết bị phục vụ kiểm tra, giám sát hải
quan. Trao đổi,

kết nối kết quả kiểm tra, soi chiếu với Hệ thống xử lý dữ liệu trong quá trình làm
thủ tục hải

quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

1.2. Đối với Doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần chủ động trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại để làm thủ tục
hải

quan điện tử. Cùng với đó là nâng cao ý thức, hiểu biết, kỹ năng về thủ tục hải
quan điện tử,

tinh thần chấp hành pháp luật hải quan.

2. Đối với những khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hải quan

Từ những số liệu phân tích ở trên, ta có thể thấy hiện tại doanh nghiệp vẫn đang có

nhiều vướng mắc, khó khăn khi thực hiện thủ tục hải quan. Do đó, chính các doanh
nghiệp

cũng đã có những đề xuất nhất định đối với cơ quan hải quan để góp phần đơn giản
hóa quy

trình thực hiện thủ tục hải quan. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể không kể đến
các sai sót

đến từ phía doanh nghiệp. Vậy nên, để giải quyết các khó khăn mà doanh nghiệp gặp
phải khi

thực hiện thủ tục hải quan, nhóm chúng em đã đưa ra một số đề xuất như sau:

2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

34

Một số lĩnh vực cơ quan quản lý Nhà nước cần cải thiện

Đầu tiên, bên phía cơ quan hải quan cần tiếp tục thực hiện đơn giản hóa quy trình,
các

loại chứng từ, giấy phép hải quan cho phép ghép nhiều loại hình tờ khai, nhiều loại
chứng

nhận xuất xứ trên cùng một bộ hồ sơ xin hoàn thuế, đồng thời không giới hạn số tiền
thuế

được hoàn trên một bộ hồ sơ


Thứ hai, tập huấn, tổ chức các đơn vị chuyên trách có nghiệp vụ chuyên môn hỗ trợ
hỗ

trợ, hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng và quản lý hải quan điện tử. Cùng với đó là tổ
chức các

chuyên đề đào tạo, nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về hải quan điện tử và quy
trình, các

lưu ý khi khai báo hải quan điện tử.

Thứ ba,lên kế hoạch chuyển đổi số triệt để trong quy trình khai báo hải quan, sử
dụng

các chứng từ bản mềm thay vì nộp cả bàn cứng và mềm. Đồng thời, nâng cấp hệ thống
cơ sở

hạ tầng phục vụ cho hải quan điện tử, quản lý hồ sơ điện tử, liên kết, đồng bộ hệ
thống hải

quan điện tử với các tổ chức thương mại, cơ quan quản lý nhà nước để giúp cho quy
trình này

được thực hiện trơn tru, nhanh chóng, minh bạch, công khai.

Thứ tư, đối với những khó khăn về mã HS và tham vấn trị giá hàng hóa, hải quan cần

thực hiện các điều chỉnh mã HS một cách đồng bộ để doanh nghiệp dễ tra cứu và giảm
thiểu

những bất đồng giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan về xác định mã số HS. Hơn thế,
cũng

cần đưa ra cơ sở định giá đồng nhất, rõ ràng, tuân theo đúng quy định của pháp luật
để tránh

những xích mích, bất đồng giữa hải quan và doanh nghiệp.

35

Thứ năm, hải quan cần có các phương án cải thiện cơ sở vật chất phục vụ cho quá
trình

kiểm tra thực tế hàng hóa tránh đề doanh nghiệp phải mất quá nhiều chi phí khi thực
hiện kiểm

tra thực tế hàng hóa qua máy soi container.

2.2. Đối với bản thân doanh nghiệp

Không chỉ bên phía hải quan, để dễ dàng hơn cho việc thực hiện thủ tục hải quan,
các
doanh nghiệp cũng cần phải:

Thứ nhất, chủ động tiếp cận, tìm hiểu tri thức, nâng cao năng lực nghiệp vụ của
nhân

viên về khai báo hải quan điện tử và các chứng từ thủ tục liên quan.

Thứ hai, thực hiện đồng bộ các hồ sơ, dữ liệu, quản lý một cách khoa học, minh
bạch,

công khai đặc biệt là các hồ sơ liên quan đến quyết toán xuất nhập khẩu.

Thứ ba, tăng cường mối quan hệ doanh nghiệp - hải quan, thẳng thắn trao đổi các vấn

đề còn vướng mắc, khó khăn khi thực hiện thủ tục hải quan để cùng nhau xây dựng
giải pháp

tối ưu nhất về cả phía doanh nghiệp lẫn cơ quan nhà nước.

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-Hai-quan-2014-238637.aspx

https://www.youtube.com/watch?v=Fg0y_7LhgF0&t=656s

https://dlib.neu.edu.vn/handle/NEU/24063

https://www.slideshare.net/vietxnk/tng-quan-v-th-tc-hi-

quan?fbclid=IwAR2QIUpeqHzWjvkrwn6gfZHSCADh4lyYJqKC48ctScFRob8zBEHckmA

TU0w

https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/kinh-doanh-quoc-

te/nhom-5-thu-tuc-hai-quan-trong-sxxk/61207701?origin=home-recent-1

https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/kinh-doanh-quoc-

te/nhom-5-thu-tuc-hai-quan-trong-sxxk/61207701?origin=home-recent-1

https://vibonline.com.vn/wp-content/uploads/2021/07/HAI-QUAN-VN_final_20210709-

1.pdf
HẾT

You might also like