Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Tóm tắt: Thực trạng thị trường hối đoái Việt Nam năm 2021 và 6 tháng đầu năm

2022
1. Giới thiệu
2. Đặt vấn đề
3. Khẳng định
4. Chứng minh khẳng định đó
Ưu tiên: sử dụng các nguồn thông tin uy tín như KBSV, VNEconomy, tạp chí kinh
tế, ... Các nguồn nước ngoài như Reuters, WSJ, Bloomberg, The Newyork Times,

Định nghĩa:
Thị trường hối đoái, hay thị trường ngoại hối, là nơi các đồng tiền quốc gia được
trao đổi và tỷ giá hối đoái giữa chúng được xác định. Đây là một thị trường quan
trọng và cần thiết trong hoạt động thương mại, đầu tư và vay nợ quốc tế. Thị
trường hối đoái cho phép các quốc gia trao đổi đồng tiền của mình để thực hiện các
giao dịch quốc tế và cân nhắc rủi ro hối đoái. Thị trường hối đoái, còn được gọi là
thị trường ngoại hối hoặc thị trường ngoại tệ (foreign exchange market), là nơi mà
các đơn vị tiền tệ từ các quốc gia khác nhau được trao đổi. Đây là thị trường tài
chính lớn nhất và phức tạp nhất trên thế giới, với quy mô giao dịch hàng ngày lên
đến hàng nghìn tỷ đô la.
Đặt vấn đề:
Bài viết này khái quát thị trường hối đoái Việt nam trong năm 2021 và 6 tháng đầu
năm 2022, cũng như đi sâu phân tích các hoạt động điều tiết của Ngân hàng nhà
nước và hoạt động của thị trường kinh tế trong khoảng thời gian này. Trên cơ sở đó
đánh giá những thành công cũng như những hạn chế của Ngân hàng nhà nước
trong việc điều tiết thị trường ngoại tệ trong khoảng thời gian và đưa ra một số
kiến nghị nhằm nâng cao vai trò điều tiết của Ngân hàng Nhà nước đối với sự phát
triển của thị trường ngoại tệ trong thời gian tới.
Giai đoạn năm 2021:
Tâm lý của người Việt Nam từ lâu đã hình thành định kiến rằng trong thị
trường ngoại tệ, VND chỉ có giảm giá so với USD và sẽ không bao giờ tăng giá.
Tuy nhiên thị trường hối đoái năm 2021 đã cho chúng ta thấy rằng định kiến trên
đã không còn đúng khi trong năm này, VND lại bất ngờ lên giá bất chấp sự mạnh
lên của đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế. Trong năm này, hầu hết các động
tiền trong khu vực và trên thế giới đều bị mất giá vì dịch bệnh khó khăn, thì VND
vẫn là một trong số ít đồng tiền lên giá so với đồng tiền có giá trị tham chiếu là
USD. Điều này cho thấy niềm tin vào VNĐ đang ngày được củng cố nhờ sự điều
hành chính sách tiền tệ linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước
Đồng Việt Nam ổn định trước thách thức đại dịch:
Tính đến ngày 30/12/2022, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng được
giao dịch ở mức 22.788 VND/USD, giảm gần 1,3% so với cuối năm 2020. Trong
khi giá mua USD tại các ngân hàng cũng giảm 330 – 400 đồng/USD, tương ứng
giảm 1,5 - 2% và giá bán giảm 250 – 330 đồng/USD, tương đương 0,8 – 1,4%. Ở
phía ngược lại, tỷ giá USD trung tâm chỉ tăng nhẹ 14 đồng so với cuối năm 2020
trong khi giá USD tự do tăng 80 - 100 đồng/USD. Đây đều là mức biến động thấp
nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Ngày 12/11/2021, VND đã chính thức chạm điểm mạnh mất, khi tỷ giá USD/VND
trên thị trường liên ngân hàng giảm về mức 22.655 đồng/USD so với mức 23.085
đồng/USD ghi nhận vào đầu năm. Đồng nghĩa, đến giữa tháng 11, VND đã tăng
giá gần 1,9% so với USD. Như vậy, trong suốt 11 tháng đầu năm, VNĐ đã ghi
nhận xu hướng tăng giá so với USD, nói cách khác, tỷ giá USD/VND đã suy yếu
bất chấp chỉ số US Dollar Index – thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh - liên tục
leo dốc trên thị trường quốc tế (tăng 6,7%). Với mức tăng này, cho dù trong tháng
cuối cùng của năm 2021, VNĐ đã đảo chiều giảm giá so với USD sau một loạt đợt
điều chỉnh tỷ giá trung tâm của NHNN cùng với nhu cầu mua ngoại tệ từ nhóm
khách hàng doanh nghiệp và hoạt động giao dịch ngân hàng tăng cao, thì vị thế của
VNĐ vẫn được khẳng định trên bản đồ tài chính khu vực. Bên cạnh vai trò điều
hành chính sách tỷ giá linh hoạt của NHNN nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô,
kiểm soát lạm phát, VND trở thành đồng tiền tăng giá mạnh thứ hai khu vực trong
năm nay còn đến từ những yếu tố thị trường và kinh tế vĩ mô như dòng vốn đầu tư
nước ngoài chuyển vào Việt Nam ổn định; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng
hóa cả năm về đích với con số kỷ; kiều hối vẫn giữ đà tăng tích cực, đạt 12,5 tỷ
USD - đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng trong bối cảnh đại dịch COVID-19
bùng phát và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới gần
hai năm qua và khiến dòng kiều hối toàn cầu suy giảm mạnh.
Diễn biến tỷ giá trong năm:
“Đầu tháng 1, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thông báo với một số
ngân hàng trong nước rằng NHNN sẽ ngừng mua đô la Mỹ thông thường trên thị
trường giao ngay, nơi giao dịch sẽ được giải quyết trong vòng vài ngày, theo hai
nhà giao dịch tiền tệ cao cấp và một nhà phân tích, tất cả đều làm việc tại các ngân
hàng địa phương và có sự tham gia trực tiếp vào các giao dịch. NHNN đã đưa ra
cho các ngân hàng địa phương một thỏa thuận hấp dẫn để thay thế vào đó: Họ sẽ
đồng ý mua Dollars với tỷ giá thuận lợi để giao hàng vào tháng 7 và sẽ cho phép
các ngân hàng địa phương hủy bỏ thỏa thuận này trước giữa tháng 6 nếu họ muốn,
(theo ba nguồn và sự xem xét chỉ thị giao dịch do gửi bởi NHNN đối với một giao
dịch bất kỳ - reuters). Cách thức can thiệp mới này, chưa từng được báo cáo trước
đây, đã tạo áp lực giảm giá VND nhưng không có sự trao đổi tiền ngay lập tức,
điều mà các nguồn tin cho biết có thể giúp tránh thu hút sự chú ý của Mỹ đến
thương mại và bất kỳ hậu quả nào nữa đối với quan hệ song phương. Tuy nhiên,
không có gợi ý về bất kỳ hành vi sai trái nào của Việt Nam. Nhiều ngân hàng trung
ương khác can thiệp thường xuyên vào thị trường tiền tệ. Việt Nam luôn khẳng
định chính sách tiền tệ của mình nhằm duy trì sự ổn định và kiểm soát lạm phát
chứ không tìm kiếm lợi thế thương mại. “Chúng tôi không có bất cứ điều gì công
khai để chia sẻ vào thời điểm này”, một quan chức Bộ Tài chính cho biết trong
email trả lời các câu hỏi của hãng tin Reuters về hoạt động ngoại hối của nước ta.
Nước ta chứng kiến sự tăng trưởng đột biến nhờ xuất khẩu nhờ sản xuất đồ điện tử
và các hàng hóa khác, đặc biệt là từ Trung Quốc sau cuộc chiến thương mại với
Washington.”
Xuyên suốt gần 11 tháng đầu năm năm 2021, VND ghi nhận xu hướng tăng giá so
với USD có thể hiểu rằng hối đoái USD/VND đã suy yếu bất chấp chỉ số US
Dollar Index – thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh - liên tục tăng trưởng mạnh ở
thị trường quốc tế (tăng 6,7%).“Theo đó, đồng VND chạm mức mạnh nhất kể từ
tháng 2/2017 vào ngày 12/11/2021 khi tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân
hàng giảm về mức 22.655 đồng/USD so với mức 23.085 đồng/USD ghi nhận vào
đầu năm. Đồng nghĩa, đến giữa tháng 11, VND đã tăng giá gần 1,9% so với USD.
Theo đánh giá của các chuyên gia, xu hướng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự
thay đổi chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhất là sau
khi Việt Nam đạt được thỏa thuận với Bộ Tài chính Hoa Kỳ vào tháng 7 với trọng
tâm Việt Nam sẽ không cố tình làm suy yếu VND nhằm đạt được lợi thế thương
mại. Cụ thể, trong năm 2021, NHNN đã liên tục có những thay đổi liên quan đến
việc mua, bán USD. Từ việc ngừng niêm yết tỷ giá giao ngay tại Sở Giao dịch,
ngưng hoạt động mua ngoại tệ giao ngay từ ngày 4/1, cho tới giảm sâu giá mua
USD. Trong 11 tháng đầu năm, NHNN đã thực hiện ba lần giảm giá mua vào ngoại
tệ, với tổng mức giảm là 475 đồng (giảm 150 đồng vào ngày 8/6, 225 đồng vào
ngày 10/8 và 100 đồng vào ngày 5/11). Bên cạnh đó, NHNN đã không còn tích cực
can thiệp vào thị trường ngoại tệ một chiều thể hiện qua khối lượng mua vào ngoại
tệ giảm mạnh so với các năm trước. Theo KBSV, giá trị mua vào ước tính cho năm
2021 là 13 tỷ USD so với giá trị mua vào các năm 2020, 2019 theo IMF lần lượt là
16 tỷ USD và 23 tỷ USD.” Giới phân tích cho rằng những thay đổi trên cho thấy
NHNN đang điều hành tỷ giá một cách linh hoạt theo quy luật cung cầu của thị
trường ngoại hối hơn. Và điều này cũng được thể hiện khi Bộ Tài chính Mỹ tái
khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ trong kỳ đánh giá cuối cùng trong
năm 2021 và "hài lòng với những gì Việt Nam đã làm được cho đến nay" trong
việc giải quyết các vấn đề tỷ giá hối đoái. Bên cạnh chính sách điều hành phù hợp,
diễn biến tỷ giá trong năm vừa qua qua cũng được hỗ trợ rất lớn từ nguồn cung
ngoại tệ dồi dào khi cán cân thanh toán tổng thể thặng dư nhờ lượng giải ngân FDI
và lượng kiều hối tích cực.“Theo đó, hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) vẫn khá
sôi động trong năm 2021 bất chấp hạn chế của dịch bệnh. Một số thương vụ cụ thể
có thể kể đến như VPBank chính thức bán 49% cổ phần công ty tài chính FE
Credit cho nhà đầu tư Nhật Bản Sumitomo Mitsui, thu về 1,4 tỷ USD. Hoặc SK
Group Hàn Quốc thỏa thuận mua lại cổ phần của The CrownX (TCX - công ty con
của Masan) với giá trị sau hai đợt lần lượt là 410 triệu USD vào tháng 4 và 340
triệu USD vào tháng 11…Đồng thời, kiều hối năm 2021 cũng ghi nhận diễn biến
tích cực với con số ước tính của NHNN vào khoảng 12,5 tỷ USD, tăng 10% so với
2020. Về phía cầu, niềm tin của người dân vào VND được củng cố khi lạm phát
duy trì ở mức thấp dưới 2% đã giúp hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ. Qua đó
góp phần đẩy tỷ giá USD/VND xuống mức thấp nhất hơn 4 năm vào giữa tháng
11. Trong năm 2021, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đồng USD do
NHNN công bố tăng 0.1%, trong khi tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng
giảm khoảng 1.6% so với đầu năm. Trên thị trường tự do, tỷ giá của đồng Việt
Nam so với đồng USD tăng 0.5% do chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới
tiếp tục nới rộng. Diễn biến tỷ giá trung tâm trong năm 2021 biến động khá mạnh
so với năm 2020.”
VND là đồng tiền hiếm hoi trong khu vực tăng giá so với USD.
(Nguồn: SSI Research)
(Nguồn: tradingview.com)

Tại mỗi đỉnh sóng tương ứng với sự kiện giá USD trên thị trường thế giới tăng
mạnh khi công tác tiêm chủng vắc-xin Covid-19 và gói kích thích kinh tế khổng lồ
của Mỹ hỗ trợ kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của nước này sau đại dịch.

(Nguồn: SBV)
Tuy nhiên, với việc duy trì lãi suất ở mức thấp để kích thích nền kinh tế Mỹ còn
gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch, giá Dollars trên thị trường thế giới nhanh chóng
suy yếu sau mỗi lần chạm đỉnh. Tác động của chính sách tỷ giá đến xuất nhập
khẩu. Đồng USD tăng giá sẽ có ảnh hưởng nhất định tới các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu (thủy sản, dệt
may...) sẽ được hưởng lợi dù có sự phân hóa trong ngành. Ngành hàng xuất khẩu
chủ yếu dùng nguyên vật liệu trong nước sẽ được hưởng lợi ích tuyệt đối; trái lại,
các ngành có tỷ lệ nội địa hóa thấp sẽ không được hưởng lợi đáng kể. Nếu doanh
nghiệp xuất khẩu thuần tuý nguyên vật liệu trong nước thì sẽ được hưởng lợi từ
việc đồng USD tăng giá và nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp này cũng sẽ được
hưởng lợi. Ngược lại, các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên vật liệu, máy móc
thiết bị nhập khẩu (dệt, sợi, thức ăn chăn nuôi, nhựa, vận tải biển, săm lốp, dược
phẩm, xi măng...) và các doanh nghiệp vay nợ bằng đồng USD lớn sẽ chịu ảnh
hưởng tiêu cực do chi phí sử dụng vốn tăng. Đối với những hàng hóa được định giá
quốc tế bằng đồng USD, khi đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác, những
hàng hóa này trở lên đắt hơn, làm cho nhu cầu ở các thị trường mới nổi giảm. Sự
gắn kết giữa đồng USD và VND ngày càng mạnh nên xuất khẩu của Việt Nam
sang các nước khác (trừ Hoa Kỳ) và có đồng nội tệ giảm giá cũng sẽ gặp khó khăn
hơn, do người mua hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu mức giá cao hơn khi
thanh toán bằng nội tệ của họ. Do đó, các nước nhập khẩu sẽ buộc phải giảm hoặc
tạm ngừng mua hàng, hoặc nếu có thì sẽ yêu cầu giảm giá.
Trong 8 tháng đầu năm 2021, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa
Kỳ với kim ngạch đạt 62,2 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2020 và Hoa
Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam với kim ngạch đạt 10,4 tỷ USD,
tăng 12,3% so với cùng kỳ năn 2020. Trong 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất
siêu sang Hoa Kỳ đạt 51,8 tỷ USD, tăng 37,47% so với cùng kỳ năm 2020 và vẫn
được hưởng lợi từ việc USD tăng giá.“Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt
Nam, xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 8 tháng đầu năm có xu hướng tăng (tăng
0,37% từ 8,18 tỷ USD trong tháng 1 lên 8,21 tỷ USD trong tháng 8) một phần nhờ
ảnh hưởng của đồng USD tăng giá. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang một số thị trường
khác có đồng nội tệ giảm so với đồng USD đã có xu hướng giảm: xuất khẩu sang
Liên minh châu Âu (EU) giảm 9,37% (từ 3,63 tỷ USD trong tháng 1 xuống 3,29 tỷ
USD trong tháng 8); sang Hàn Quốc cũng có xu hướng giảm từ 1,84 tỷ USD xuống
1,72 tỷ USD; sang Trung Quốc giảm 12,26% (từ 4,65 tỷ xuống 4,08 tỷ)”

Sóng nổi về cuối năm:


Mặc dù đồng Việt Nam tăng giá so với USD trong phần lớn thời gian năm 2021,
Tuy nhiên, trong cuối tháng 11 và đầu tháng 12, VND đã đảo chiều giảm giá so với
USD sau một loạt các đợt điều chỉnh tỷ giá trung tâm của NHNN cùng với nhu cầu
mua ngoại tệ từ nhóm khách hàng doanh nghiệp và hoạt động giao dịch ngân hàng
tăng cao. Theo đó, liên tục trong thời gian trên, tỷ giá USD/VND tại các ngân đã
biến động rất mạnh, với những bước tăng 200 - 300 đồng/USD chỉ trong một
phiên. Đến ngày 7/12, giá USD tại một loạt ngân hàng đã chạm ngưỡng gần 23.000
đồng/USD ở chiều mua và 23.250 đồng ở chiều bán. Trong khi tỷ giá liên ngân
hàng vào ngày 6/12 cũng vọt lên mức 23.100 đồng/USD, cao hơn mức đóng cửa
năm 2020 dù trước đó 1 tháng vẫn thấp hơn gần 2%. Mức tăng mạnh và bất thường
trên đã xóa sạch thành quả có được trong hơn 11 tháng đầu năm. Trong khi đó, giá
USD tự do lại không có nhiều thay đổi khi vẫn duy trì mua – bán USD ở mức
23.450 – 23.550 VND/USD.

(Nguồn: BVSC)

Hành động của Sở giao dịch NHNN trước vấn đề “thao túng tiền tệ”:
Đứng trước nghi vấn “thao túng tiền tệ” được đặt ra hồi đầu tháng 2/2021. Bắt đầu
từ ngày 11/8/2021, giá mua vào USD trên Sở Giao dịch NHNN và giá thực hiện
cho hợp đồng USD giao ngay (ngừng mua ngoại tệ kỳ hạn) là 22.750 VND/USD,
giảm 225 đồng/USD so với trước đó (22 VND/USD). Trước đó, vào đầu tháng
6/2021, NHNN cũng đã tiến hành điều chỉnh giảm giá mua ngoại tệ xuống còn
22.975 VND/USD (giảm 50 đồng so với phiên hôm trước). Như vậy, chỉ trong
vòng hơn 2 tháng, nhà điều hành đã 2 lần giảm giá mua vào ngoại tệ với các bước
giảm rất mạnh như trên. Ngay sau quyết định điều chỉnh của NHNN, diễn biến tỷ
giá trên thị trường vẫn duy trì sự ổn định. Thống kê cho thấy, tỷ giá USD/VND
trên thị trường liên ngân hàng giữ nguyên trong ngày 11/8 ở mức 22.949
VND/USD. Tỷ giá USD/VND niêm yết của các NHTM điều chỉnh giảm 100
đồng/USD ở cả 2 chiều mua bán so với phiên trước, xuống mức 22.670/22.900
VND/USD. Tỷ giá trên thị trường tự do không thay đổi ở mức 23.900
VND/USD.Diễn biến tỷ giá tuần qua cho thấy, quyết định hạ giá mua vào USD
trên Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và thay đổi phương thức mua kỳ
hạn sang giao ngay là sự điều chỉnh hợp lý, ngay sau khi Việt Nam và Mỹ đã đạt
được những bước tiến tích cực trong vấn đề “thao túng tiền tệ”
Ngày 03/12/2021, Bộ Tài chính Mỹ đã trình lên Quốc hội báo cáo bán thường niên
"Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ"
trong kỳ đánh giá 4 quý tính đến hết tháng 6/2021.“Cụ thể, Bộ Tài Chính Mỹ cho
rằng Việt Nam và Đài Loan đã vượt qua 3 ngưỡng tiêu chí đánh giá thao túng tiền
tệ là thặng dư thương mại, tài khoản vãng lai và can thiệp tỷ giá hối đoái, tuy nhiên
bộ vẫn không xem Việt Nam là nước thao túng tiền tệ và hiện nay hài lòng với các
tiến triển của Việt Nam”(bảng dưới)

Trong năm 2021, NHNN đã không còn tích cực can thiệp vào thị trường ngoại tệ
một chiều (thể hiện qua khối lượng mua vào ngoại tệ giảm mạnh so với các năm
trước, giá trị mua vào ước tính cho năm 2021 là 13 tỷ USD so với giá trị mua vào
các năm 2020, 2019 theo IMF lần lượt là 16 tỷ USD và 23 tỷ USD), và đã tôn
trọng tính chất cung – cầu của thị trường ngoại hối hơn, thể hiện qua 3 lần NHNN
hạ tỷ giá chào mua USD. Theo đó, tính đến ngày 30/11, REER của Việt Nam đã
tăng 4.44% YTD, (tương đồng với việc VND tăng giá so với rổ tiền tệ các đối tác
thương mại), do nguồn ngoại tệ dồi dào khiến VND tăng giá so với USD (vốn cũng
là đồng tiền tăng mạnh từ đầu năm khi kinh tế Mỹ phục hồi tốt, lạm phát cao thúc
đẩy FED phát đi tín hiệu đẩy nhanh quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ).
(nguồn: KBSV)
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2022:

Nguồn tham khảo:


Tỷ giá hối đoái (9/6/2021) – KBSV:
https://www.kbsec.com.vn/pic/Service/KBSV_Tygia_08062021.pdf
NHNN điều chỉnh giảm tỷ giá USD/VND mua giao ngay (11/8/2021) – KBSV:
https://www.kbsec.com.vn/pic/Service/KBSV_Tygia_08012021.pdf
Đánh giá thao túng tiền tệ của Việt Nam (7/12/2021) – KBSV:
https://www.kbsec.com.vn/pic/Service/KBSV_FTM_THAOTUNGTIENTE_0712
2021.pdf
Điều gì có thể tạo khác biệt trong bức tranh thị trường ngoại hối 2021? – CafeF:
https://cafef.vn/dieu-gi-co-the-tao-khac-biet-trong-buc-tranh-thi-truong-ngoai-hoi-
2021-20210102091410231.chn
Nhìn lại diễn biến tỷ giá năm 2021 – Fili: https://fili.vn/2022/01/nhinlai-dien-bien-
ty-gia-nam-2021-757-921901.htm
Exclusive: Vietnam intervened in currency markets weeks after U.S. censure –
Reuters: https://www.reuters.com/article/us-vietnam-forex-intervention-exclusive-
idUSKBN2AB1I4
Thị trường ngoại tệ năm 2021: Vượt ''sóng dữ'', VND là đồng tiền hiếm hoi lên giá
so với USD – CafeF: https://cafef.vn/thi-truong-ngoai-te-nam-2021-vuot-song-du-
vnd-la-dong-tien-hiem-hoi-len-gia-so-voi-usd-20211231135625583.chn

You might also like