Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo Đề cương KT giữa HKI – Sinh học 10

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – MÔN SINH


KHỐI 10 (CTST) – NĂM HỌC 2023 – 2024

A. NỘI DUNG:
I. Bài 4: Khái quát về tế bào:
1. Nêu được khái quát học thuyết tế bào.
2. Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
II. Bài 5: Các nguyên tố hoá học và nước:
1. Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P).
2. Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.
3. Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể
liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau).
4. Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học
của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.
III. Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào:
1. Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
2. Trình bày được thành phán cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các
phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
3. Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
4. Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.
5. Vận dụng được kiến thức về thành phấn hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và
ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein
nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy
tìm tội phạm,...).
(Xem kĩ các hình: 4.2; 4.3 - 5.1; 5.2; 5.3 - 6.1… đến … 6.13 – SGK)
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 70% Trắc nghiệm (Biết + Hiểu) & 30% Tự luận (Vận dụng).
C. TRẮC NGHIỆM:
I. Bài 4: Khái quát về tế bào (8):
Câu 1: Năm 1665, Robert Hooke đã sử dụng kính hiển vi quang học do ông tự phát minh để
quan sát các lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi và ông đã thấy vỏ bần được cấu tạo bởi các khoang
rỗng nhỏ, các khoang rỗng nhỏ đó được gọi là gì?
A. Phân tử. B. Bào quan.
C. Mô. D. Tế bào.

Nhóm Sinh học Trang 1


Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo Đề cương KT giữa HKI – Sinh học 10
Câu 2: Ai là người đưa ra học thuyết tế bào với nội dung “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo
từ tế bào và các sản phẩm của tế bào”?
A. Robert Hooke và Theodor Schwann.
B. Matthias Schleiden và Theodor Schwann.
C. Theodor Schwann và Robert Hooke .
D. Antonie van Leeuwenhoek và Robert Hooke .
Câu 3: Khi nói về học thuyết tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.
C. Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.
D. Các tế bào có thành phần hóa học giống hệt nhau, có vật chất di truyền là DNA.
Câu 4: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nội dung cơ bản của học thuyết tế bào?
(I) Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
(II) Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.
(III) Không phải tế bào nào cũng được sinh ra từ các tế bào trước đó.
(IV) Các tế bào có thành phần hoá học tương tự nhau, có vật chất di truyền là DNA.
(V) Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trong tế bào.
A. (I), (II), (III), (IV). B. (I), (III), (IV), (V).
C. (II), (III), (IV), (V). D. (I), (II), (IV), (V).
Câu 5: Tế bào được xem là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống vì:
A. Tế bào thực hiện đầy đủ các chức năng trao đổi chất và năng lượng trong cơ thể.
B. Tế bào thực hiện các chức năng: sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và tự điều chỉnh.
C. Tế bào thực hiện các chức năng: sinh sản, sinh trưởng, tự điều chỉnh và di truyền.
D. Mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất của cơ thể sống.
Câu 6: Điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào là:
A. Tế bào trong cơ thể đa bào là một bộ phận của mô và đôi khi không hoàn chỉnh.
B. Tế bào trong cơ thể đa bào là một bộ phận của mô,cơ quan và nó đã hoàn chỉnh.
C. Tế bào trong cơ thể đơn bào là một bộ phận của mô và đôi khi không hoàn chỉnh.
D. Tế bào trong cơ thể đơn bào có lối sống tự do và các cơ thể có sự liên kết với nhau.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tế bào?
A. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống.
B. Là đơn vị chức năng của tế bào sống.
C. Được cấu tạo từ các mô và các bào quan.
Nhóm Sinh học Trang 2
Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo Đề cương KT giữa HKI – Sinh học 10
D. Được cấu tạo từ các phân tử và các đại phân tử.
Câu 8: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì
A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực
hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và các hoạt động sống của cơ thể đều được thực
hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
C. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh trưởng, phát triển, sinh
sản, trao đổi chất, cảm ứng và vận đông.
D. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của tế bào đều được
thực hiện nhờ sự hoạt động mô và cơ quan.
II. Bài 5: Các nguyên tố hoá học và nước (12):
Câu 9: Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn
trong cơ thể sống (khoảng 96%) là:
A. Fe, C, H, O. B. C, N, P, Cl. C. C, N, H, O. D. K, S, Mg, Cu.
Câu 10: Cơ thể chỉ cần các nguyên tố vi lượng với một lượng rất nhỏ là vì:
A. Phần lớn các nguyên tố vi lượng đã có trong các hợp chất tế bào.
B. Chức năng chính của nguyên tố vi lượng là hoạt hoá các enzyme.
C. Nguyên tố vi lượng đóng vai trò thứ yếu đối với cơ thể sinh vật.
D. Nguyên tố vi lượng chỉ cần cho một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định.
Câu 11: Loại liên kết hóa học giữa các phân tử nước là

A. liên kết cộng hóa trị. B. liên kết hydrogen.


C. liên kết ion. D. liên kết photphodieste.
Câu 12: Để giải thích vai trò đặc biệt quan trọng của nguyên tố carbon, lí do nào sau đây là
không đúng?
A. Carbon là nguyên tố đa lượng chứa rất nhiều năng lượng nên liên quan đến nhiều chức
năng của tế bào.
B. Nguyên tử carbon có bốn electron ở lớp ngoài cùng nên có thể cho đi hoặc thu về bốn
electron để có đủ tám electron ở lớp ngoài cùng.
Nhóm Sinh học Trang 3
Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo Đề cương KT giữa HKI – Sinh học 10

C. Bộ khung carbon liên kết với các nguyên tử hydrogen tạo khung hydrocarbon đa dạng,
chúng liên kết với các nhóm chức khác nhau tạo nên các hợp chất hữu cơ chủ yếu của tế bào.
D. Nguyên tử carbon linh hoạt có thể tạo nên các phân tử có cấu trúc và tính chất hoá học
khác nhau từ cùng một số lượng nguyên tử.
Câu 13: Các nguyên tố hoá học chính trong tế bào gồm:
A. C, H, O, Si, Ca, S. B. C, H, O, N, P, S.
C. C, H, O, N, S, Mg. D. C, O, N, I, P, Na.
Câu 14: Trong tế bào, các nguyên tố C, H, O, N chiếm khoảng bao nhiêu % khối lượng chất
khô của tế bào?
A. 69,3%. B. 96,3%.
C. 93,6%. D. 96,9%.
Câu 15: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố Iod?
A. Bệnh bướu cổ. B. Bệnh còi xương.
C. Bệnh cận thị. D. Bệnh tự kỉ.
Câu 16: Các nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe. B. Zn, Cl, B, K, Cu, S.
C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe.
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm của các nguyên tố vi lượng?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất khô của cơ thể.
B. Chỉ cần thiết ở giai đoạn phát triển cơ thể.
C. Cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ.
D. Là những nguyên tố không có trong tự nhiên.
Câu 18: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết
A. cộng hóa trị. B. hydrogen. C. ion. D. phosphodieste.
Câu 19: Khi nói về vai trò của nước đối với tế bào. Phát biểu nào sau đây là đúng?
(I). Là thành phần chính cấu tạo nên tế bào.
(II). Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết.
(III). Là môi trường cho nhiều phản ứng sinh hoá.
(IV). Đảm bảo sự cân bằng và ốn định nhiệt độ của tế bào.
(V). Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
A. (I), (II), (III), (IV). B. (I), (II), (III), (V).
C. (I), (III), (IV), (V). D. (II), (III), (IV), (V).
Nhóm Sinh học Trang 4
Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo Đề cương KT giữa HKI – Sinh học 10
Câu 20: Khi nói về cấu tạo và tính chất của nước, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(I). Một phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygene liên kết với hai nguyên tử
hydrogene.
(II). Trong phân tử nước, oxygene có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp electron
dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygene.
(III). Trong tế bào, nước tồn tại ở ba dạng: nước ion, nước tự do và nước liên kết.
(IV) Nhờ có tính phân cực nên oxygen và hydrogen mang cả điện tích dương và âm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
III. Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào (30):
Câu 21: Khi nói về các phân tử sinh học trong tế bào, thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật
ngữ còn lại?
A. Đường đơn. B. Đường đa. C. Đường đôi. D. Carbohydrate.
Câu 22: Glucose là đơn phân cấu tạo nên bao nhiêu loại đường sau đây?
(I) Saccharose. (II) Maltose. (III) Lactose.
(IV) Tinh bột. (V) Cellulose. (VI) Glycogen.
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 23: Dựa vào tiêu chí nào sau đây mà carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi
và đường đa?
A. Số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó.
B. Số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân.
C. Số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó.
D. Số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó.
Câu 24: Khi nói về các loại đường glucose, fructose, galactose, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đều là các loại đường đơn. B. Có công thức phân tử khác nhau.
C. Khác nhau về cấu hình không gian. D. Đều có 6 nguyên tử carbon trong phân tử.
Câu 25: Cấu tạo các loại đường đơn trong Hình sau đây có đặc điểm gì giống nhau?

Nhóm Sinh học Trang 5


Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo Đề cương KT giữa HKI – Sinh học 10
A. Chúng đều có tính khử và tính oxy hoá rất mạnh.
B. Chúng đều được cấu tạo gồm một đơn phân là đường 6C.
C. Chúng đều có vị ngọt, khó tan trong nước và dung môi hữu cơ.
D. Chúng có trong cơ thể người, động vật và các lại quả chưa chín.
Câu 26: Khi nói về đặc điểm cấu tạo và tính chất của các loại đường đôi, phát biểu nào sau
đây không đúng?
A. Đường đôi do hai phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic.
B. Trong tế bào có ba loại đường đôi phổ biến là saccharose, maltose và lactose.
C. Ba loại đường đôi saccharose, maltose và lactose đều tan trong nước và có vị ngọt.
D. Saccharose và lactose có nhiều trong mía, mầm lúa mạch, củ cải đường và sữa bò.
Câu 27: Vai trò chính của lipid là
A. nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
B. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
C. thành phần cấu tạo nên một số loại hormone.
D. thành phần cấu tạo nên các bào quan.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về lipid?
A. Dầu chứa nhiều acid béo chưa no còn mỡ chứa nhiều acid béo no.
B. Dựa vào cấu trúc phân tử, người ta chia thành lipid đơn giản và lipid phức tạp.
C. Các loại lipid đều không tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ.
D. Tham gia cấu tạo tế bào và nhiều quá trình sinh lí của cơ thể.
Câu 29: Trong điều kiện bình thường, dầu thực vật tồn tại ở trạng thái lỏng là vì dầu thực vật
A. được cấu tạo từ các acid béo no. B. được cấu tạo từ các acid béo không no.
C. có thành phần chủ yếu là glycerol. D. có liên kết đơn trong cấu tạo phân tử.
Câu 30: Khi nói về các loại lipid, chất nào dưới đây thuộc lipid phức tạp?
A. Sáp ở mặt trên của lớp biểu bì lá. B. Phospholipid và mỡ động vật.
C. Phospholipid và dầu thực vật. D. Phospholipid và steroid.
Câu 31: Khi nói về sự giống nhau giữa carbohydrate và lipid, phát biểu nào sau đây không
đúng? A. Đều được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.
B. Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
C. Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
D. Đều là thành phần tham gia cấu tạo nên tế bào.

Nhóm Sinh học Trang 6


Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo Đề cương KT giữa HKI – Sinh học 10
Câu 32: Khi nói về cấu tạo, lipid là nhóm chất
A. được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O và được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị,
có tính kỵ nước.
B. được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, N và được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị,
có tính kỵ nước.
C. được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O và được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị,
không có tính kỵ nước.
D. được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, N và được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị,
không có tính kỵ nước.
Câu 33: Đơn phân của phân tử protein là
A. glucose. B. amino acid. C. nucleotide. D. acid béo.
Câu 34: Chuỗi polypeptide xoắn lại thành lò xo α hoặc gấp nếp tạo phiến gấp β là đặc điểm
thuộc cấu trúc bậc mấy của protein?
A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4.
Câu 35: Protein không có chức năng nào sau đây?
A. Tiếp nhận thông tin. B. Xúc tác quá trình trao đổi chất.
C. Điều hoà quá trình trao đổi chất. D. Truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 36: Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bổ sung.
B. Protein được cấu tạo từ một hoặc nhiều chuỗi polypeptide.
C. Protein mang thông tin quy định tính trạng trên cơ thể sinh vật.
D. Protein là phân tử sinh học có chức năng ít đa dạng nhất trong tế bào.
Câu 37: Khi nói về cấu trúc của protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một amino acid.
B. Mọi phân tử protein đều có cấu trúc không gian 4 bậc.
C. Cấu trúc không gian được duy trì bằng các liên kết yếu.
D. Mỗi protein được cấu tạo từ một hoặc nhiều chuỗi polipeptide.
Câu 38: Tại sao hàng ngày ta phải ăn nhiều loại thực phẩm giàu protein khác nhau?
A. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin khác nhau.
B. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại đường khác nhau.
C. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid béo khác nhau.
D. Để đảm bảo cung cấp đủ các nucleotide tự do khác nhau.
Câu 39: DNA có chức năng nào sau đây?
Nhóm Sinh học Trang 7
Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo Đề cương KT giữa HKI – Sinh học 10
A. Mang thông tin di truyền. B. Bảo quản thông tin di truyền
C. Truyền đạt thông tin di truyền. D. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 40: Đặc trưng trong cấu trúc của nucleic acid là:
A. Cấu tạo từ 2 chuỗi polynucleotide song song ngược chiều.
B. Cấu tạo từ 1 chuỗi polynucleotide theo 1 chiều xác định.
C. Cấu tạo từ 2 chuỗi polynucleotide song song cùng chiều.
D. Cấu tạo từ 1 chuỗi polynucleotide ngẫu nhiên, không xác định.
Câu 41: Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên nucleic acid?
A. C, H, O, N, P. B. C, H, O, P, K.
C. C, H, O, S, Na. D. C, H, O, P, Ca.
Câu 42: Nucleic acid bao gồm những loại (phân tử) nào sau đây?
A. DNA và RNA. B. RNA và protein.
C. Protein và DNA. D. DNA và lipid.
Câu 43: Khi nói về nucleic acid, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nucleic acid được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N.
B. Nucleic acid được tách chiết từ tế bào chất của tế bào động vật và người.
C. Nucleic acid được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung.
D. Có 2 loại nucleic acid: deoxyribonucleic acid (DNA) và ribonucleic acid (RNA).
Câu 44: Phát biểu nào sau đây không đúng về phân tử RNA?
A. Hầu hết các phân tử RNA đều có mạch đơn, dạng thẳng hoặc xoắn kép cục bộ.
B. Tất cả các loại RNA đều được sử dụng để làm khuôn để tổng hợp nên protein.
C. Dựa vào chức năng, người ta chia RNA thành 3 loại chính: mRNA, tRNA, rRNA.
D. Đa số các phân tử RNA chỉ được cấu tạo từ một chuỗi pôlinucleotide.
Câu 45: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của phân tử RNA?
(I) mRNA được sử dụng làm mạch khuôn để tổng hợp protein.
(II) rRNA có chức năng vận chuyển đặc hiệu các acid amin tới ribosome cung cấp cho quá
trình tổng hợp RNA.
(III) tRNA tham gia cấu tạo ribosome – nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein.
(IV) rRNA tham gia cấu tạo ribosome – nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein.
(V) mRNA có dạng mạch thẳng, không xoắn nên không tạo liên kết bổ sung.
(VI) Không phải tất cả các loại RNA đều được sử dụng làm khuôn tổng hợp protein.
A. (I), (II), (V), (VI). B. (I), (III), (VI).
C. (I), (IV), (V), (VI). D. (I), (III), (V).
Nhóm Sinh học Trang 8
Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo Đề cương KT giữa HKI – Sinh học 10
Câu 46: Phân tích thành phần hóa học của một nucleic acid cho thấy tỉ lệ các loại nucleotide
như sau: A = 25%; G = 30%; T = 25%, C = 20%. Nucleic acid này là:
A. DNA có cấu trúc mạch đơn. B. RNA có cấu trúc mạch đơn.
C. DNA có cấu trúc mạch kép. D. RNA có cấu trúc mạch kép.
Câu 47: Một gene có nucleotide loại A = 600 và có 3900 liên kết hydrogen. Gene đó có số
nucleotide là
A. 1800. B. 2400. C. 3000. D. 2040.
Câu 48: Một phân tử DNA ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + C) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ
nucleotide loại A của phân tử này là
A. 25%. B. 10%. C. 20%. D. 40%.
Câu 49: Một gene có tổng số nucleotide là 1680 , hiệu số giữa nucleotide loại A với một loại
nucleotide khác của gene bằng 20%. Số liên kết hydrogen của gene nói trên là:
A. 2268. B. 1932. C. 2184. D. 2016.
Câu 50: Một phân tử DNA có số nucleotide loại A = 30%. Trên một mạch của DNA đó có số
G bằng 240 và bằng 2 lần số nucleotide loại C của mạch đó. Số nucleotide mỗi loại của phân
tử DNA nói trên là:
A. A = T = 360; G = C = 540. B. A = T = 540; G = C = 360.
C. A = T = 180; G = C = 270. D. A = T = 270; G = C = 180.
--------------------------------------------------
D. TỰ LUẬN (MỘT SỐ CÂU HỎI MINH HỌA ĐỂ THAM KHẢO)
1. Hãy đưa ra các dẫn chứng để chứng minh tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng
cơ bản của sự sống?
2. Điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể đa bào?
3. Tại sao nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào
và cơ thể? Cho ví dụ?
4. Khi cơ thể con người bị thiếu sắt, iod và calcium thì có tác hại như thế nào đế sức khỏe?
5. Quan sát hình 6.3a và cho biết các phân tử cellulose liên kết với nhau như thế nào để hình
thành vi sợi cellulose?
6. Trong khẩu phần ăn cho người béo phì, chúng ta có nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid
không? Tại sao?
7. Phân biệt cấu tạo, chức năng của DNA và RNA? (lập bảng).
----------------------- Hết --------------------------

Nhóm Sinh học Trang 9

You might also like