Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 63

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG................................................................3


Điều 1. Mục đích xây dựng Quy chế Chi tiêu nội bộ..................................................3
Điều 2. Nguyên tắc xây dựng Quy chế Chi tiêu nội bộ...............................................3
Điều 3. Cơ sở pháp lý - Nguyên tắc thu- chi................................................................4
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ..................................................................5
A. Nguồn Tài chính..........................................................................................................5
Điều 4. Nguồn thu từ Ngân sách nhà nước..................................................................5
Điều 5. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp..................................................................5
B. Nội dung chi................................................................................................................6
Điều 6. Đối tượng hưởng tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập.....................6
Điều 7. Phụ cấp thâm niên vượt khung.......................................................................6
Điều 8. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo, đoàn thể................................................................7
Điều 9. Phụ cấp ưu đãi...................................................................................................8
Điều 10. Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo..............................................................8
Điều 11. Phụ cấp trách nhiệm.......................................................................................9
Điều 12. Chế độ bồi dưỡng............................................................................................9
Điều 13. Tiền công, tiền làm thêm giờ..........................................................................9
Điều 14. Thu nhập tăng thêm từ TDM......................................................................10
Điều 15. Chi thu hút và đào tạo nguồn nhân lực......................................................11
Điều 16. Chi cho đào tạo, bồi dưỡng..........................................................................11
1. Bồi dưỡng trong, ngoài nước các khóa ngắn hạn..........................................................11
2. Đào tạo trong, ngoài nước.............................................................................................12
Điều 17. Thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm.........................................................13
Điều 18. Công tác phí, hội nghị...................................................................................13
1. Công tác phí trong nước, hội nghị.................................................................................13
2. Công tác phí ngoài nước................................................................................................14
Điều 19. Điện thoại.......................................................................................................14
Điều 20. Văn phòng phẩm...........................................................................................14
Điều 21. Chi tiếp khách...............................................................................................14
1. Tiếp khách quốc tế.........................................................................................................14
2. Tiếp khách trong nước...................................................................................................14
Điều 22. Chi đoàn ra, đoàn vào...................................................................................14
Điều 23. Chi tiền điện, nước, vệ sinh, internet, thư tín, sách báo............................15
Điều 24. Chi cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ..........................................15
1. Chi trả tiền lương dạy thừa giờ......................................................................................15
2. Chi về nội dung thực tập, thực hành, thực địa thực tế...................................................15
3. Chi về nội dung thi tuyển sinh, tốt nghiệp.....................................................................15
4. Chi về nội dung hoạt động phục vụ giảng dạy, học tập.................................................15
5. Chi về nội dung dịch thuật, tạp chí, trang thông tin điện tử..........................................15
6. Các khoản chi khoán hành chính...................................................................................15
Điều 25. Chi hoạt động nghiên cứu khoa học, đề tài dự án.....................................15
1. Chi về nội dung giảng viên, sinh viên nghiên cứu khoa học.........................................16

1
2. Chi về nội dung viết giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn
học tập, biên soạn tài liệu giảng dạy..................................................................................16
3. Chi về nội dung hội thảo, hội nghị khoa........................................................................16
Điều 26. Chi cho hoạt động đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên)...............16
Điều 27. Chi học bổng, trợ cấp xã hội, khen thưởng cho sinh viên.........................16
Điều 28. Chi hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.................................................................16
Điều 29. Quan hệ tài chính giữa nhà trường và các đơn vị trực thuộc...................16
Điều 30. Trích lập các quỹ...........................................................................................16
Điều 30. Việc sử dụng các quỹ....................................................................................17
Điều 31. Điều khoản thi hành.....................................................................................17
Phụ lục 1. Quy định về cách thức phân phối thu nhập tăng thêm của Trường Đại học
Thủ Dầu Một......................................................................................................................18
Phụ lục 1.1. Cách thức phân phối thu nhập tăng thêm lãnh đạo trường...............18
Phụ lục 1.2. Cách thức phân phối thu nhập tăng thêm khối quản lý......................19
Phụ lục 1.3. Cách thức phân phối thu nhập tăng thêm khối giảng dạy..................21
Phụ lục 1.4. Điểm trách nhiệm chính và kiêm nhiệm...............................................22
Phụ lục 2. Chi khen thưởng, phúc lợi.............................................................................25
2.1. Mức chi khen thưởng.........................................................................................25
2.2. Khen thưởng sinh viên, học viên học tập, nghiên cứu khoa học....................26
2.3. Chi khen thưởng hoạt động phong trào...........................................................26
2.4. Mức chi quà tặng các ngày kỷ niệm.................................................................27
Phụ lục 3. Chi khoán công tác hành chính......................................................................28
3.1. Khoán tiền điện thoại di động..............................................................................28
3.2. Chi tiền phòng nghỉ...............................................................................................28
3.3. Tiền tàu xe đi lại....................................................................................................28
3.4. Phụ cấp lưu trú.....................................................................................................29
3.5. Định mức kinh phí văn phòng phẩm, mực in.....................................................29
3.6. Định mức khoán kinh phí khoa học các đơn vị..................................................30
3.7. Định mức khoán tiêu thụ nhiên liệu ô tô............................................................31
3.8. Chi khoán tiền rửa xe...........................................................................................31
3.9. Khoán chi khác......................................................................................................32
Phụ lục 4. Chi nghiệp vụ chuyên môn............................................................................34
4.1. Định mức kinh phí phát triển chương trình đào tạo, soạn thảo quy chế, quy
trình nghiệp vụ.............................................................................................................34
4.2. Chi thực tập, thực hành, thực địa thực tế...........................................................34
4.3. Hướng dẫn làm báo cáo tốt nghiệp, Hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp.........36
4.4. Chi trả tiền lương dạy thừa giờ cho giảng viên..................................................37
4.5. Chi phục vụ đào tạo thạc sĩ..................................................................................37
4.6. Chi phục vụ đào tạo Tiến sĩ..................................................................................38
4.7. Thi tuyển sinh........................................................................................................39
4.8. Dịch thuật, tạp chí, trang thông tin điện tử........................................................40
Phụ lục 5. Quy định về định mức nghiên cứu khoa học.................................................42
Phụ lục 6. Quy định về việc quản lý các đơn vị có dấu tròn...........................................54

2
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

QUY CHẾ
Chi tiêu nội bộ Trường Đại học Thủ Dầu Một
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHTDM ngày / /2023
của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một)

CHƯƠNG 1: NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích xây dựng Quy chế Chi tiêu nội bộ
1. Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn
vị và quyền chủ động cho cán bộ, viên chức và người lao động trong đơn vị hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
2. Làm căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện
kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, Sở Tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo
quy định.
3. Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.
4. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
5. Tạo sự công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, tăng thu
nhập cho người lao động.
Điều 2. Nguyên tắc xây dựng Quy chế Chi tiêu nội bộ
1. Bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi áp dụng thống
nhất trong toàn Trường. Việc quản lý, sử dụng các nguồn thu, chi được thực hiện theo
quy định của các văn bản Nhà nước hiện hành và theo các quy định của Quy chế này.
2. Được phổ biến công khai trong toàn Trường, có sự thống nhất của tập thể
Trường.
3. Giao dịch tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại Ngân hàng thương mại nơi Trường mở
tài khoản giao dịch.
4. Quy chế Chi tiêu nội bộ (QCCTNB) do Hiệu trưởng ban hành sau khi tổ chức
thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong Trường, có ý kiến thống nhất của Công đoàn
Trường và Hội đồng Trường (nếu có).
5. Các khoản thu nhập được phân phối theo các tiêu chí như: khối lượng công việc,
thâm niên, trình độ chuyên môn và trách nhiệm, đảm bảo tương quan hợp lý, hài hòa lợi
ích giữa CBVC của Trường, giữa các đơn vị trong Trường.
6. Trường là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên nên Hiệu trưởng được
quyết định mức thu - chi và quản lý thu - chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức thu -
chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

3
7. Văn bản hoàn chỉnh của QCCTNB sau khi phê duyệt được gửi báo cáo tới kho
Bạc nhà nước tỉnh Bình Dương, Sở tài Chính tỉnh Bình Dương.
8. Thực hiện công khai tài chính hàng năm tại Hội nghị công chức, viên chức (VC)
của Trường về các nội dung thu - chi và thực hiện QCCTNB.
9. Ban soạn thảo QCCTNB hoặc các cá nhân liên quan có trách nhiệm xem xét và
đề xuất các điều chỉnh QCCTNB cho phù hợp với điều kiện hoạt động cụ thể của
Trường.
10. Trưởng đơn vị chịu trách nhiệm việc phổ biến trong toàn đơn vị do mình quản
lý biết và thực hiện những điều mục của QCCTNB liên quan đến đơn vị mình.
11. Các đơn vị trực thuộc Trường có các khoản thu - chi, có trách nhiệm xây dựng
QCCTNB riêng dưới được sự phê duyệt của Hiệu trưởng.
Điều 3. Cơ sở pháp lý - Nguyên tắc thu- chi
1. Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018.
2. Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Giáo dục đại học.
3. Thông tư 107/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 10/10/2017 về Hướng dẫn Chế độ
kế toán hành chính sự nghiệp;
4. Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27/7/2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo
Quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học.
5. Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021 của Chính Phủ quy định cơ chế tự
chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư 56/TT-BTC ngày 16/9/2022
về hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập,
xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Nghị quyết số ngày tháng năm 2023 của Hội đồng trường về Quy chế Tổ
chức và hoạt động của Trường Đại học Thủ Dầu Một.
7. Quy chế tài chính số /QC-ĐHTDM-HĐT ngày tháng năm 2023 của
Trường Đại học Thủ Dầu Một.
8. Các quy trình nghiệp vụ được ban hành theo quyết định của Hiệu trưởng trường
Đại học Thủ Dầu Một;
9. Tất cả các khoản thu của Đại học Thủ Dầu Một do Hiệu trưởng trường Đại học
Thủ Dầu Một quyết định trên cơ sở phên duyệt của Hội đồng Trường. Nội dung, mức thu
và sử dụng biên lai, hóa đơn của TDM. Các khoản chi đều phải dựa trên cơ sở dự toán
ngân sách hoạt động của năm đã được Hiệu trưởng trường Đại học TDM duyệt. Các
khoản chi ngoài dự toán phải có chủ trương và dự toán được Hiệu trưởng trường Đại học
TDM phê duyệt trước khi bắt đầu thực hiện;

4
10. Thời hạn quyết toán tạm ứng không quá 45 ngày kể từ ngày tạm ứng. Sau thời
gian trên, các khoản tạm ứng sẽ phân loại thành tạm ứng trễ hạn quyết toán.

5
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A. Nguồn Tài chính
Điều 4. Nguồn thu từ Ngân sách nhà nước
Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có), gồm:
a) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các chương trình đào
tạo bồi dưỡng viên chức, các chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đặt hàng giao nhiệm vụ, kinh phí chế độ chính sách cho người
lao động, và người học theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao nếu có;
c) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài
sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
trong phạm vi dự toán được giao hàng năm nếu có;
d) Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm
quyền phê duyệt nếu có;
e) Kinh phí khác nếu có.
Điều 5. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp
a) Học phí của người học thuộc các loại hình giáo dục và đào tạo chính quy và
không chính quy trong phạm vi mức thu do Nhà nước quy định;
b) Lệ phí tuyển sinh theo quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng
dẫn của Nhà nước;
c) Các khoản thu sự nghiệp, các hoạt động dịch vụ đào tạo;
d) Thu từ các dự án liên kết đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước;
e) Thu từ các hoạt động sản xuất, từ các hoạt động cung ứng dịch vụ, khai thác cơ
sở vật chất;
f) Thu từ các hợp đồng khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước;
g) Thu do GV và VC tham gia hoạt động dịch vụ với bên ngoài hoặc theo cơ chế
khoán nộp về Nhà trường;
h) Các khoản thu hợp pháp khác được để lại sử dụng theo quy định của Nhà nước;
i) Thu từ đơn vị trực thuộc: Các đơn vị trực thuộc có thể trích một phần từ nguồn
thu sự nghiệp để hỗ trợ hoạt động chung, tỷ lệ trích do Hiệu trưởng quyết định;
j) Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật;
k) Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng (nếu có)
l) Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo
quy định của pháp luật;
m) Các khoản thu khác theo quy định như, lãi tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và
không kỳ hạn theo quy định.

6
B. Nội dung chi
Điều 6. Đối tượng hưởng tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập
1. Viên chức TDM.
- Lương theo quy định Nhà nước;
- Phụ cấp [theo quy định của Nhà nước và của TDM], gồm:
+ Thâm niên vượt khung;
+ Chức vụ (chính, kiêm nhiệm);
+ Phụ cấp ưu đãi
+ Trách nhiệm;
+ Khác.
- Thu nhập tăng thêm từ TDM.
- Thưởng, phúc lợi [theo quy định của Nhà nước và của TDM];
- Vượt định mức giảng và nghiên cứu [theo quy định của TDM].
2. Người lao động ký hợp đồng lao động trực tiếp với TDM được hưởng tiền lương,
thu nhập và các khoản phụ cấp nếu có tại Khoản 1 Điều này theo thỏa thuận.
3. Người lao động ký hợp đồng lao động trực tiếp với TDM thỏa thuận mức lương
theo giờ thì được thanh toán tiền lương trên cơ sở bảng chấm công.
4. Tiền công, tiền lương và thu nhập khác của lao động trình độ cao là người Việt
Nam, người nước ngoài: Hiệu trưởng sẽ quyết định tiền lương, phụ cấp và các khoản thu
nhập khác của lao động trình độ cao là người Việt Nam, người nước ngoài ký hợp đồng
làm việc tại TDM và thực hiện thông qua hợp đồng lao động.
Điều 7. Phụ cấp thâm niên vượt khung
1. Trường hợp nếu đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hiện giữ, thì được
xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc
lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ
cấp thâm niên vượt khung như sau:
Stt Đối tượng % Phụ cấp

7
Hưởng ngạch lương 5% (Từ đủ 3 năm giữ bậc lương cuối cùng)
có thâm niên 3 năm/bậc + 1%/năm (Mỗi năm tiếp theo)*
1.

Hưởng ngạch lương 5% (Từ đủ 2 năm giữ bậc lương cuối cùng)
có thâm niên 2 năm/bậc + 1%/năm (Mỗi năm tiếp theo)3
2.

2. Tiêu chuẩn: (i) Được đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên và (ii) Không
vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức†.
3. Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên,
gồm:
● Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật
về lao động;
● Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã
hội;
● Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã
hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật
về bảo hiểm xã hội;
● Thời gian được cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong
nước, ở nước ngoài nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
4. Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
● Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

● Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và
ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

8
● Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không
làm việc khác ngoài quy định.
5. Công thức tính: Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng x Tỷ
lệ % phụ cấp thâm niên vượt khung.
Điều 8. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo, đoàn thể
1. Khối lãnh đạo
Stt Chức vụ Hệ số
Chủ tịch Hội đồng trường 1,1

1.

Hiệu trưởng 1,1

2.

Phó Hiệu trưởng 0,9

3.

Phó chủ tịch Hội đồng trường 0,9

4.

Trưởng đơn vị đào tạo, giảng dạy 0,6


(Có từ 40 giảng viên trở lên hoặc có từ 5 chương trình trở lên)
5.

Trưởng đơn vị khối quản lý 0,5

6.

9
Stt Chức vụ Hệ số
Trưởng đơn vị đào tạo, giảng dạy 0,5
(Có dưới 40 giảng viên hoặc có dưới 5 chương trình)
7.

Phó Trưởng đơn vị đào tạo, giảng dạy 0,5


(Có từ 40 giảng viên trở lên hoặc có từ 5 bộ môn trở lên)
8.

Phó Trưởng đơn vị khối quản lý 0,4

9.

Phó Trưởng đơn vị đào tạo, giảng dạy 0,4


(Có dưới 40 giảng viên hoặc có dưới 5 bộ môn)
10.

Giám đốc chương trình 0,4

11.

Phó Giám đốc chương trình 0,3

12.

2.Công thức tính: Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh
đạo
2. Khối đoàn thể (Phòng tổ chức cho ý kiến theo quy định)
Stt Chức vụ Hệ số
Chủ tịch Công đoàn 0,5

1.

10
Stt Chức vụ Hệ số
Bí thư Đoàn trường 0,5

2.

Phó Bí thư Đoàn trường 0,4

3.

Chủ tịch Hội sinh viên 0,4

4.

Phó Chủ tịch Hội Sinh viên 0,3

5.

Bí Thư Đoàn Khoa 0,3

6.

Thư ký hội đồng trường 0,5

7.

Chánh văn phòng khoa 0,4

8.

Điều 9. Phụ cấp ưu đãi


1. Viên chức, người lao động được hưởng phụ cấp ưu đãi theo bảng sau:

11
Stt Đối tượng Mức phụ cấp
Giảng viên dạy môn khoa học Mác - 45%
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.

Giảng viên ngành sư phạm 40%

2.

Viên chức, người lao động khối quản lý 40%


(chi từ quỹ phúc lợi)
3.

2. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi:


a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương
theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và NĐ 117/2016/NĐ-
CP;
b) Thời gian đi công tác, học tập trong nước không tham gia giảng dạy liên tục
trên 3 tháng;
c) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
d) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định.
3. Công thức tính: Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = (Mức lương cơ sở x Hệ số
lương hiện hưởng + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung
thực hiện) x Tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Điều 10. Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
1. Viên chức, người lao động được hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
theo bảng sau:
Stt Đối tượng % Phụ cấp
5% (Từ đủ 5 năm làm việc)
+ 1%/năm (Mỗi năm tiếp theo)
1. Khối giảng dạy

2,5% (Từ đủ 5 năm làm việc)


+ 0,5%/năm (Mỗi năm tiếp theo)
2. Khối quản lý

12
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục hoặc đảm nhiệm công tác quản lý, phục vụ có
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục.
b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở
giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo
dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);
c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác,
gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của
các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự,
kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong
quân đội, công an và cơ yếu (nếu có);
d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự
đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho
công tác điều tra, truy tố, xét xử;
e) Thời gian được cử đi học tập, nghiên cứu, thực tập sinh, chuyên gia ở nước ngoài
4. Công thức tính: Mức phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được hưởng = (Mức
lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Mức phụ cấp
thâm niên vượt khung thực hiện) x Tỷ lệ % phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
Điều 11. Phụ cấp trách nhiệm
1. Viên chức, người lao động giữ chức vụ hoặc thực hiện một số công việc đặc
thù thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo bảng sau:
Stt Chức vụ/Công việc Hệ số

1. Kế toán trưởng 0,2

2. Thủ quỹ 0,1

2. Công thức tính: Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp
3. Thực hiện thanh toán theo kỳ trả lương hiện hành.
Điều 12. Chế độ bồi dưỡng

13
1. Viên chức, người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng theo bảng sau:
Stt Công việc Mức phụ cấp

Giảng viên Trung tâm 1% x Mức lương cơ


1.
Giáo dục thể chất sở/tiết giảng thực hành

Thực hiện thanh toán 6 tháng/lần: Vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.
Điều 13. Tiền công, tiền làm thêm giờ
- Đối với các đối tượng lao động công nhật (kể cả SV); tiền công nhật được tính
như sau:
+ Làm công việc nặng nhọc: 300.000 đồng/ngày;
+ Làm công việc trong văn phòng: 150.000 đồng/ngày.
- Viên chức, người lao động khối hành chính, do nhu cầu công việc đột xuất, hoặc
thời vụ, có thể làm thêm ngoài giờ hành chính (thứ Bảy, Chủ Nhật, ban đêm và các
ngày lễ trong năm). Kế hoạch làm thêm ngoài giờ và bảng chấm công phải đuợc Hiệu
trưởng phê duyệt thì mới được thanh toán. Mức thanh toán:
+ Đối với viên chức làm công tác hành chính: 300.000 đềng/ngày;
Điều 14. Thu nhập tăng thêm từ TDM

1. Được chi trả theo phương án phân phối thu nhập của TDM trong quy định về
cách thức phân phối thu nhập của TDM theo (Phụ lục 1).
2. Thu nhập tăng thêm từ TDM bao gồm:
Tính trên điểm tích lũy của các tiêu chí chức vụ, học vị, chức danh, vai trò công
việc, kế quả đánh giá năm học, điểm trách nhiệm/ kiêm nhiệm (phụ lục 1)
3. Đơn giá 1 điểm phân phối: 110.000 đ/điểm
4. Vào dịp Tết Âm lịch, căn cứ vào tình hình tài chính thực tế trong năm, TDM chi
bổ sung Thu nhập tăng thêm từ TDM cho viên chức và người lao động (kể cả đi học, nghỉ
hưu, nghỉ hết tuổi lao động, tuất trong năm) theo tỉ lệ với thời gian làm việc thực tế trong
năm tại TDM, không áp dụng đối với các trường hợp nghỉ việc, chuyển công tác ra ngoài
TDM. Đối với viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật, mức chi bổ sung thu nhập được
tính trên Thu nhập tăng thêm từ TDM đã bị giảm trừ theo khoản 5 điều này.
5. Thu nhập TDM đối với trường hợp Viên chức, người lao động bị xử lý kỷ luật:
Viên chức, người lao động bị xử lý kỷ luật trong năm học thì Thu nhập tăng thêm từ
TDM được tính như sau:
Thu nhập tăng thêm từ TDM trong thời gian thi hành kỷ luật = (100% - Mức giảm
trừ) x Thu nhập tăng thêm từ TDM tham chiếu. Trong đó:

14
+ Mức giảm trừ: là mức giảm trừ tối đa sau khi đã điều chỉnh các tiêu chí đánh giá
(nếu có)
● Hình thức khiển trách: 20%

● Hình thức cảnh cáo: 30%

● Hình thức cách chức: 40%. Tính trên thu nhập tăng thêm từ TDM tương ứng vị trí
công việc mới
+ Thu nhập tăng thêm từ TDM tham chiếu là thu nhập được tính theo Quy định về
cách thức phân phối thu nhập tại thời điểm thanh toán.
6. Thu nhập tăng thêm từ TDM đối với trường hợp Viên chức, người lao động nghỉ
chữa bệnh nghỉ chữa bệnh dài ngày: hưởng Thu nhập tăng thêm từ TDM từ quỹ phúc lợi
không quá 12 tháng và hưởng theo chế độ như sau:
+) 75% trong 03 tháng đầu tính từ khi bắt đầu nghỉ;
+) 50% cho 03 tháng kế tiếp;
+) 25% cho 06 tháng còn lại.
7. Viên chức nghỉ thai sản đúng chế độ bảo hiểm xã hội quy định, được hưởng Thu
nhập tăng thêm từ TDM từ quỹ phúc lợi theo điểm phân phối trong thời gian nghỉ thai
sản.
8. Viên chức nghỉ chữa bệnh ngoài chế độ bảo hiểm xã hội quy định, nghỉ việc
riêng ngoài phép năm, bị khấu trừ Thu nhập tăng thêm từ TDM theo số ngày nghỉ thực tế.
Điều 15. Chi thu hút và đào tạo nguồn nhân lực
Thực hiện theo Nghị quyết số /2023/NQ/HĐND ngày / /2023 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Bình Dương về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương.
 Chi thu hút tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư.
1. Đối tượng áp dụng: Viên chức, người lao động được tuyển dụng vào vị trí giảng
viên.
2. Tiêu chuẩn áp dụng: Có trình độ tiến sĩ và tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín
trong nước và quốc tế.
3. Điều kiện áp dụng:
a) Hội đồng tuyển dụng TDM xét duyệt chấp thuận tuyển dụng.
b) Viên chức, người lao động có cam kết công tác tại TDM liên tục tối thiểu 09 năm
kể từ thời điểm công nhận hoàn thành tập sự hoặc thời điểm tuyển dụng chính thức (trong
trường hợp theo quy định không phải tập sự)
4. Số tiền thu hút: Theo nghị quyết HĐND tỉnh Bình Dương (triệu đồng,) tại thời
điểm ký kết hợp đồng làm việc (đối với viên chức), hợp đồng lao động (đối với người lao
động).
5. Cơ chế hoàn trả nếu chấm dứt hợp đồng trước hạn

15
a) Thời gian làm việc thực tế tại TDM dưới 12 tháng: Hoàn trả toàn bộ số tiền tài
trợ.
b) Thời gian làm việc thực tế tại TDM từ 12 tháng trở lên: Hoàn trả số tiền thu hút
tương ứng với tỷ lệ thời gian cam kết chưa thực hiện.
Điều 16. Chi cho đào tạo, bồi dưỡng
1. Bồi dưỡng trong, ngoài nước các khóa ngắn hạn
- Thanh toán tiền tài liệu đào tạo, bồi dưỡng (nếu có)
- Thanh toán tiền vé tàu xe (đối với bồi dưỡng ngoài tỉnh Bình Dương)
- Hỗ trợ tiền sinh hoạt phí đi học bồi dưỡng 150.000 đồng/ngày (chỉ thanh toán đối
với trường hợp tham gia bồi dưỡng vào ngày thứ 7, chủ nhật).
- Viên chức đi bồi dưỡng nước ngoài diện cá nhân, phải tự túc vé máy bay, TDM hỗ
trợ 5.000.000 đồng/khóa bồi dưỡng. (phải được chấp nhận của Hiệu trưởng)
- Viên chức đi bồi dưỡng nước ngoài theo quyết định cử đi của Hiêu trưởng. Được
thanh toán theo chế độ theo Điểm B, Điều 17.
- Điều kiện thanh toán: Có giấy cử đi đào tạo, bồi dưỡng của Hiệu trưởng, chứng từ
thanh toán đối với những nội dung trên.
2. Đào tạo trong, ngoài nước
2.1. Đào tạo trong nước
Chế độ hỗ trợ được áp dụng theo phương thức làm việc: Có tham gia hoặc không
tham gia làm việc trong thời gian đào tạo.
2.1.1. Đào tạo trình độ Thạc sĩ (Chỉ áp dụng phương thức có tham gia làm việc
đầy đủ)
- Hỗ trợ học phí: Hỗ trợ 100% học phí (Nếu học tại Đại học Thủ Dầu Một, 50% học
phí nếu học ngoài trường Đại học Thủ Dầu Một)
- Thực hiện 100% định mức thời gian làm việc theo quy định của Trường Đại học
Thủ Dầu Một.
2.1.2. Đào tạo trình độ Tiến sĩ - Phương thức có tham gia làm việc
- Hưởng 100% thu nhập;
- Thu nhập Tết: Theo tỷ lệ thời gian làm việc thực tế trong năm;
- Hưởng các suất phúc lợi;
- Giảm 50% định mức giờ chuẩn, 50% định mức nghiên cứu khoa học;
- Hỗ trợ học phí: Hỗ trợ 100% học phí.
- Hỗ trợ tiền tàu xe đi bảo vệ Luận án
2.1.3. Đào tạo trình độ tiến sĩ - Phương thức không tham gia làm việc
- Hưởng 100% lương và các khoản phụ cấp theo lương (nếu có) theo quy định Nhà
nước.
- Không hưởng thu nhập TDM, phúc lợi và các phụ cấp khác;

16
- Thu nhập Tết: Theo tỷ lệ thời gian làm việc thực tế trong năm;
- Hưởng các suất phúc lợi: Theo tỷ lệ thời gian làm việc thực tế trong năm;
- Miễn định mức giờ chuẩn, định mức nghiên cứu khoa học;
- Hỗ trợ học phí: Hỗ trợ 100% học phí;
- Hỗ trợ tiền tàu xe đi bảo vệ Luận án
2.2. Đào tạo ngoài nước
2.2.1 Đào tạo trình độ tiến sĩ - Phương thức không tham gia làm việc
- Hưởng 40% lương và các khoản phụ cấp theo lương (nếu có) theo quy định Nhà
nước và được chuyển hàng tháng vào tài khoản cá nhân sau khi khấu trừ số tiền viên
chức phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định (mức đóng của người lao động
trên 100% mức lương tháng liền kề trước tháng đi đào tạo ngoài nước). Hết thời gian đi
đào tạo, bồi dưỡng theo quyết định, viên chức phải tự nộp cho TDM số tiền người lao
động phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định để thời gian tham gia BHXH
được liên tục (nếu viên chức có nhu cầu).
- Hỗ trợ học phí: Hỗ trợ 100% học phí;
- Hỗ trợ sinh hoạt phí mỗi tháng theo quy định của nhà nước (không thanh toán
trong trường hợp học online)
- Hỗ trợ vé máy bay 2 lượt nguyên khóa học.
Tất cả trường hợp cử đi đào tạo chỉ thanh toán các chế độ trong thời gian đúng
hạn đào tạo, học đúng chuyên ngành theo quy định của ĐH thủ Dầu Một
Trường hợp gia hạn cá nhân phải chịu mọi chi phí.
Điều kiện thanh toán chế độ đi học:
- Có quyết định cử đi học của Hiệu trưởng;
- Chứng từ hợp lệ. (Giấy báo trúng tuyển, hóa đơn, biên lai đóng học phí…)
- Báo cáo quá trình học tập có xác nhận của đơn vị đào tạo.
Điều 17. Thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm
1. Viên chức và người lao động nghỉ phép về chịu tang người thân (bao gồm cha,
mẹ (cả bên chồng hoặc bên vợ), vợ hoặc chồng, con), được thanh toán như sau:
- Thanh toán theo giá vé máy bay đối với lượt đi.
- Thanh toán theo giá vé ô tô, tàu hỏa đối với lượt về.
- Thanh toán tiền phụ cấp đi lại (lưu trú) cho 3 ngày nghỉ phép.
2. Viên chức và người lao động được nghỉ phép về thăm người thân (bao gồm cha,
mẹ (cả bên chồng hoặc bên vợ), vợ hoặc chồng, con) bị bệnh hiểm nghèo có xác nhận
của cơ quan y tế địa phương, có đơn xin nghỉ phép được Hiệu trưởng phê duyệt sẽ được
thanh toán 1 lần trong năm như sau:
- Thanh toán theo giá vé ô tô, tàu hỏa đối với lượt đi và về.
- Thanh toán tiền phụ cấp đi lại (lưu trú) cho 02 ngày nghỉ phép.

17
3. Quy định về thanh toán.
- Chỉ thanh toán tiền nghỉ phép năm cho những trường hợp như trên. Các trường
hợp khác khuyến khích viên chức, người lao động tự sắp xếp công việc nghỉ phép theo
quy định không làm ảnh hưởng tới công việc được phân công.
- Chỉ thanh toán theo khoản 1 và 2 điều này cho trường hợp ngoài địa bàn tỉnh Bình
Dương.
Điều 18. Công tác phí, hội nghị
1. Công tác phí trong nước, hội nghị

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của
Bộ Tài chính và Nghị Quyết số 03/2018/NQ-HĐND ngày 20/07/2018 của HĐND tỉnh
Bình Dương và theo quy định tại Phụ lục 3 của Quy chế này
Viên chức, người lao động được TDM cử đi công tác được thanh toán các khoản:
1.1. Tiền tàu xe đi lại
Căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn kinh
phí được giao, Hiệu trưởng xem xét duyệt thanh toán tiền vé máy bay, vé tàu, vé xe cho
VC đi công tác bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
Tiền tàu xe đi lại bao gồm cả tiền thuê phương tiện (taxi, xe buýt…) để di chuyển
đến bến đỗ của phương tiện đi công tác và ngược lại (có chứng từ kèm theo).
1.2. Phụ cấp lưu trú
Là khoản tiền do TDM chi trả cho người đi công tác ngoài tỉnh Bình Dương phải
nghỉ lại nơi đến công tác để hỗ trợ tiền ăn và tiêu vặt, được tính từ ngày bắt đầu đi công
tác đến khi trở về (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác)
theo số ngày ghi trên Giấy công lệnh do Văn phòng trường cấp, có xác nhận của nơi đến.
1.3. Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác
Theo hoá đơn thu tiền thực tế nhưng tối đa không quá mức quy định tại Phụ lục 3
quy chế này
1.4. Điều kiện thanh toán công tác phí
- Công văn cử đi công tác hoặc giấy mời được Hiệu trưởng duyệt (có ghi rõ phương
tiện đi lại);
- Giấy đi đường có đóng dấu của nơi đến công tác;
- Chứng từ (bản chính) hợp pháp của phương tiện đi lại.
- Hồ sơ thanh toán nộp cho Phòng Tài chính Kế toán trong thời gian 5 ngày làm việc kể
từ ngày kết thúc chuyến công tác.

18
2. Công tác phí ngoài nước

Thực hiện các mức chi theo quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức
Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do NSNN bảo đảm kinh phí (hiện tại là
thông tư số 102/2012/TT-BTC, ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính)
Điều 19. Điện thoại
1. Cố định: Thanh toán theo hóa đơn thực tế trên tinh thần tiết kiệm.
2. Di động: Theo quy định tại Phụ lục 3 quy chế này
Điều 20. Văn phòng phẩm
- Theo quy định tại Phụ lục 3 quy chế này.
- Các đơn vị căn cứ vào định mức khoán kinh phí VPP để tạm ứng kinh phí, chủ
động mua và trang bị cho đơn vị theo nhu cầu sử dụng và thực hiện quyết toán với phòng
TC-KT. Phần định mức không sử dụng hết trong năm được nhập vào quỹ của đơn vị năm
tiếp theo.
- Văn phòng sẽ tiến hành đặt mua VPP trang bị cho các hoạt động chung của TDM
căn cứ trên đề xuất của các đơn vị đúng theo quy định.
Điều 21. Chi tiếp khách
1. Tiếp khách quốc tế
- Mức chi cho tiếp khách nước ngoài mỗi người không quá 700.000 đồng/người
(bao gồm ăn uống).
- Mức chi cho tiếp khách của các hội thảo quốc tế không quá 500.000 đồng/người
(bao gồm ăn uống).
2. Tiếp khách trong nước
+ Khách VIP: 600.000 đồng/ người (bao gồm ăn uống).
+ Khách thường: 300.000 đồng/ người (bao gồm ăn uống).
+ Các đơn vị được ủy quyền tiếp khách phải được Hiệu trưởng duyệt thành phần
tham dự mới được thanh toán.
+ Hồ sơ thanh toán: Tờ trình phê duyệt của Hiệu trưởng, hóa đơn tài chính.
Điều 22. Chi đoàn ra, đoàn vào
- Theo quy định tại Phụ lục 3 quy chế này.
1. Chi tiền vé máy bay, tàu, xe; Tiền ăn; Tiền ở; Phí, lệ phí liên quan; Các khoản
chi khác cho các đoàn ra (Viên chức của TDM đi nghiên cứu, học tập, làm việc, và tham
quan ở nước ngoài hoặc trong nước), đoàn vào (các đoàn khách nước ngoài và trong
nước thuộc các đơn vị có quan hệ hợp tác với TDM). Các khoản chi trên do Hiệu trưởng
quyết định.

19
2. Thực hiện các mức chi theo quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức
Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do NSNN bảo đảm kinh phí (hiện tại là
thông tư số 102/2012/TT-BTC, ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính).
Điều 23. Chi tiền điện, nước, vệ sinh, internet, thư tín, sách báo
1. Chi tiền điện, nước
- Thanh toán theo hóa đơn, chứng từ trên nguyên tắc tiết kiệm.
2. Chi làm vệ sinh cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập
- Thanh toán theo hợp đồng của đơn vị trúng thầu.
3. Chi cho thông tin tuyên truyền, liên lạc khác như Internet, thư tín; mua sách, báo,
giáo trình, tài liệu tham khảo.
- Những văn bản gửi đi sử dụng dịch vụ thư tín bình thường của Bưu điện hoặc
Email qua mạng máy vi tính, hạn chế sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh, Internet (thanh
toán theo hóa đơn thực tế).
- Thực hiện việc mua sách, báo, giáo trình, sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn học
tập theo đề xuất của Trung tâm Học liệu trên cơ sở đề nghị của các đơn vị và được phê
duyệt của Lãnh đạo trường và thực hiện đúng thủ tục mua sắm theo quy định.
Điều 24. Chi cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
Theo quy định tại Phụ lục 4 quy chế này.
1. Chi trả tiền lương dạy thừa giờ
Thực hiện theo các văn bản sau:
Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27/07/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học;
Quyết định số /QĐ-HĐTr ngày của Hội đồng trường về việc Quy định chi tiết
chế độ làm việc của cán bộ, viên chức và người lao động tại trường Đại học Thủ Dầu
Một.
2. Chi về nội dung thực tập, thực hành, thực địa thực tế
3. Chi về nội dung thi tuyển sinh, tốt nghiệp
4. Chi về nội dung hoạt động phục vụ giảng dạy, học tập
5. Chi về nội dung dịch thuật, tạp chí, trang thông tin điện tử
6. Các khoản chi khoán hành chính
Điều 25. Chi hoạt động nghiên cứu khoa học, đề tài dự án
Theo quy định tại Phụ lục 5 quy chế này.

20
1. Chi về nội dung giảng viên, sinh viên nghiên cứu khoa học
2. Chi về nội dung viết giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, tài liệu hướng
dẫn học tập, biên soạn tài liệu giảng dạy
3. Chi về nội dung hội thảo, hội nghị khoa
Điều 26. Chi cho hoạt động đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên)
1. Điều kiện thanh toán: Kế hoạch hoạt động hàng năm của các đoàn thể được Hiệu
trưởng duyệt.
2. Mức chi: Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế tài chính của Nhà trường, Hiệu
trưởng trường quyết định mức chi cụ thể cho hoạt động của các đoàn thể theo kế hoạch
được Hiệu trưởng phê duyệt căn cứ theo Phụ lục 3 quy chế này
Điều 27. Chi học bổng, trợ cấp xã hội, khen thưởng cho sinh viên
1. Các khoản chi cho sinh viên như học bổng, trợ cấp xã hội, tiền thưởng; chi cho
các hoạt động văn hóa thể dục thể thao của học viên, sinh viên được thực hiện theo quy
định hiện hành của các cơ quan có thẩm quyền và Quyết định phân bổ học bổng hàng
năm do Hội đồng trường ban hành.
2. Riêng tiền thưởng do đạt được thành tích trong học tập, hoạt động phong trào
được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 của Quy chế này.
Điều 28. Chi hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
Thực hiện theo thông tư số 126/2018/TT-BTC ngày 26/12/2018 Bộ Tài chính về
hướng dẫn sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi
nghiệp đến năm 2025.
Mức chi cụ thể do Hiệu trưởng quyết định căn cứ vào tình hình tài chính của nhà
Trường.
Điều 29. Quan hệ tài chính giữa nhà trường và các đơn vị trực thuộc
1. Đối với các trung tâm, viện dịch vụ có dấu tròn; Trưởng đơn vị phải chịu trách
nhiệm về số tiền lỗ và thuế phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị mình.
2. Đối với các trung tâm, viện dịch vụ có dấu tròn thực hiện việc quản lý tài chính
theo quy định của TDM tại Phụ lục 6 của Quy chế này.
Điều 30. Trích lập các quỹ
Hằng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp
ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường
xuyên (nếu có), Nhà trường được sử dụng theo trình tự như sau:
- Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tối thiểu 25% chênh lệch thu chi;
- Trích lập Quỹ thu nhập tăng thêm;
- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: Tối đa 03 tháng lương thu nhập;
- Trích lập Quỹ dự phòng ồn định thu nhập: Tối đa 01 tháng lương thu nhập (nếu
trích đủ bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp);
- Trích lập Quỹ hỗ trợ SV: Lãi suất tiền gửi ngân hàng, các khoản kinh phí Nhà

21
nước cấp (nếu có), kinh phí tài trợ bằng tiền (nếu có) và Quỹ hỗ trợ cho sv (số dư luôn
đảm bảo 8%/nguồn thu học phí chính quy);
- Trích lập Quỹ khoa học công nghệ (số dư luôn đảm bảo 3%/nguồn thu học phí);
- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo
quy định được bồ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Điều 30. Việc sử dụng các quỹ
1. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua
sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp; chi áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho
người lao động trong đơn vị; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước (đối với đơn vị được giao vốn theo quy định) để tổ chức hoạt động dịch vụ
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chi khác (nếu có).
2. Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm
và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn
thu nhập bị giảm.
Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo
nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác và vị trí việc làm. Hệ số thu
nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công tối đa không quá 2 lần hệ
số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của người lao động trong đơn vị.
3. Quỹ khen thưởng: Để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và
ngoài đơn vị (ngoài chế độ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng)
theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng
do Lãnh đạo trường quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường.
4. Quỹ phúc lợi: Để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi cho các hoạt
động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho
người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động
thực hiện tinh giản biên chế, chi hỗ trợ hoạt động xã hội, từ thiện.
5. Quỹ hỗ trợ sinh viên: Để chi học bổng, hỗ trợ sinh viên học tập theo quy định
của Đại học Thủ Dầu Một.
6. Quỹ khoa học công nghệ: Để chi cho hoạt động khoa học công nghệ của nhà
trường theo quy định về hoạt động khoa học công nghệ của trường Đại học Thủ Dầu
Một.
Điều 31. Điều khoản thi hành
1. Phòng Tài chính Kế toán chịu trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn các đơn vị, cá nhân
có liên quan thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình áp dụng, căn cứ vào ý kiến đề xuất của Phòng, ban chức năng và các
đơn vị trong Trường, Hiệu trưởng xem xét đề xuất, điều chỉnh hoặc bổ sung cho phù hợp
với điều kiện thực tế của Nhà trường trình Chủ tịch hội đồng trường xem xét phê duyệt.
3. Các khoản chi không được quy định trong quy chế này, phải được Hội đồng trường
phê duyệt trên nguyên tắc tiết kiệm./.

22
Phụ lục 1. Quy định về cách thức phân phối thu nhập tăng thêm của Trường Đại
học Thủ Dầu Một

Phụ lục 1.1. Cách thức phân phối thu nhập tăng thêm lãnh đạo trường
Thu nhập tăng thêm từ TDM được tính = (Điểm tích lũy + Điểm trách nhiệm
chính/kiêm nhiệm) x Đơn giá1
Điểm tích lũy bằng tổng điểm của Lãnh đạo trường ứng với 4 tiêu chí dưới đây.
Tổng điểm các tiêu chí là 100; cụ thể:
1.1. Chức vụ (35 điểm);
1.2. Học vị (16 điểm);
1.3. Chức danh (19 điểm);
1.4. Kết quả đánh giá năm học (30 điểm).
1. Tiêu chí chức vụ (thang điểm 35)
Điểm của tiêu chí chức vụ được xác định theo bảng sau:
Stt Chức vụ Điểm
1 Chủ tịch Hội đồng trường 35
2 Hiệu trưởng 30
3 Phó Hiệu trưởng, Phó CT HĐT 25
2. Tiêu chí học vị (thang điểm 16)
Điểm của tiêu chí học vị được xác định theo bảng sau:
Stt Học vị Điểm
1 Thạc sĩ 12
2 Tiến sĩ 16
3. Tiêu chí chức danh (thang điểm 19)
Điểm của tiêu chí chức danh được xác định theo bảng sau:
Stt Chức danh Điểm
1 Giảng viên (và tương đương) 7,5
2 Giảng viên chính (và tương đương) 10
3 Giảng viên cao cấp (và tương đương) 15
4 Phó Giáo sư 15
5 Giáo sư 19
4. Tiêu chí kết quả đánh giá năm học (thang điểm 30)
Điểm của tiêu chí kết quả đánh giá năm học được xác định theo xếp loại viên chức
theo bảng sau:
Stt Tiêu chí đánh giá năm học Điểm
1 Loại A: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 30
2 Loại B: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 20
3 Loại C: Hoàn thành nhiệm vụ 10
4 Loại D: Không hoàn thành 0

23
Phụ lục 1.2. Cách thức phân phối thu nhập tăng thêm khối quản lý
Thu nhập tăng thêm từ TDM được tính = (Điểm tích lũy + Điểm trách nhiệm
chính/kiêm nhiệm) x Đơn giá.
Điểm tích lũy bằng tổng điểm của cá nhân viên chức ứng với 5 tiêu chí dưới đây.
Tổng điểm các tiêu chí là 100; cụ thể:
1.1. Chức vụ (20 điểm);
1.2. Học vị (7,5 điểm);
1.3. Chức danh (7,5 điểm);
1.4. Vai trò công việc (40 điểm);
1.5. Kết quả đánh giá năm học (25 điểm).
1. Tiêu chí chức vụ (thang điểm 20)
Điểm của tiêu chí chức vụ được xác định theo bảng sau:
Stt Chức vụ Điểm
1 Trưởng đơn vị 20
2 Phó Trưởng đơn vị 15
2. Tiêu chí học vị (thang điểm 7,5)
Điểm của tiêu chí học vị được xác định theo bảng sau:
Stt Học vị/Trình độ Điểm
1 Sơ cấp 0,5
2 Trung cấp 1,0
3 Cao đẳng 2,0
4 Cử nhân (và tương đương) 3,5
5 Thạc sĩ 5,5
6 Tiến sĩ 7,5
3. Tiêu chí chức danh (thang điểm 7,5)
Điểm của tiêu chí chức danh được xác định theo bảng sau:
Stt Chức danh Điểm
1 Nhân viên (và tương đương) 0,5
2 Cán sự (và tương đương) 1,0
3 Chuyên viên (và tương đương) 1,5
4 Chuyên viên chính (và tương đương) 2,5
5 Chuyên viên cao cấp 6,0
6 Phó Giáo sư 6,0
7 Giáo sư 7,5
4. Tiêu chí vai trò công việc (thang điểm 40)
Điểm của tiêu chí vai trò công việc được xác định theo xếp loại viên chức bảng
sau:
Stt Tiêu chí đánh giá năm học Điểm
1 Loại A: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 40

24
Stt Tiêu chí đánh giá năm học Điểm
2 Loại B: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 25
3 Loại C: Hoàn thành nhiệm vụ 20
4 Loại D: Không hoàn thành 0
5. Tiêu chí kết quả đánh giá năm học (thang điểm 25)
Điểm của tiêu chí kết quả đánh giá năm học được xác định theo xếp loại viên
chức bảng sau:
Stt Tiêu chí đánh giá năm học Điểm
1 Loại A: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 25
2 Loại B: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 15
3 Loại C: Hoàn thành nhiệm vụ 10
4 Loại D: Không hoàn thành 0
(Phòng tổ chức cập nhật việc thay đổi điểm đánh giá theo thời gian làm việc đối
với viên chức, người lao động làm việc từ đủ 06 tháng trở lên tại trường Thủ Dầu Một)

25
Phụ lục 1.3. Cách thức phân phối thu nhập tăng thêm khối giảng dạy
Thu nhập tăng thêm từ TDM được tính = (Điểm tích lũy + Điểm trách nhiệm
chính/kiêm nhiệm) x Đơn giá
Điểm tích lũy bằng tổng điểm của cá nhân viên chức ứng với 4 tiêu chí dưới đây.
Tổng điểm các tiêu chí là 100; cụ thể:
1.1. Chức vụ (15 điểm);
1.2. Học vị (25 điểm);
1.3. Chức danh (25 điểm);
1.4. Kết quả đánh giá năm học (35 điểm).
1. Tiêu chí chức vụ (thang điểm 15)
Điểm của tiêu chí chức vụ được xác định theo bảng sau:
Điểm
Tiêu chí Trưởng Phó Trưởng Giám đốc Phó giám đốc
đơn vị đơn vị chương trình chương trình
Quy mô Đào tạo sinh viên (0.6) 15 10 8 6
Quy mô Đào tạo sinh viên (0.5) 12 8 6 4
2. Tiêu chí học vị (thang điểm 25)
Điểm của tiêu chí học vị được xác định theo bảng sau:
Stt Học vị Điểm
1 Thạc sĩ 20
2 Tiến sĩ 25
3. Tiêu chí chức danh (thang điểm 25)
Điểm của tiêu chí chức danh được xác định theo bảng sau:
Stt Chức danh Điểm
1 Giảng viên 12
2 Giảng viên chính 15
3 Giảng viên cao cấp 20
4 Phó Giáo sư 20
5 Giáo sư 25
4. Tiêu chí kết quả đánh giá năm học (thang điểm 35)
Điểm của tiêu chí kết quả đánh giá năm học được xác định theo xếp loại viên chức
bảng sau:
Stt Tiêu chí đánh giá năm học Điểm
1 Loại A: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 35
2 Loại B: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 20
3 Loại C: Hoàn thành nhiệm vụ 10
4 Loại D: Không hoàn thành 0

26
Phụ lục 1.4. Điểm trách nhiệm chính và kiêm nhiệm

Điểm Điểm
Chức vụ trách nhiệm trách nhiệm
chính kiêm nhiệm
Chức vụ Hội đồng trường
Chủ tịch Hội đồng trường 185
Phó chủ tịch HĐT 140
Thư ký Hội đồng trường, thành viên thường trực 60 30
Thành viên Hội đồng trường (trong trường không chuyên
10
trách)
Trưởng ban chuyên trách 60 30
Phó Trưởng ban chuyên trách 50 25
Thành viên ban chuyên trách 50 25
Chức vụ chính quyền
Hiệu trưởng 180
Phó Hiệu trưởng 140
Trưởng đơn vị khối phòng ban 70
Kế toán trưởng 70 35
Trưởng đơn vị: viện, trung tâm có thu 35
Phó Trưởng đơn vị: viện, trung tâm có thu 20
Trưởng khoa, viện đào tạo
70 35
(Có từ 40 giảng viên trở lên hoặc có từ 5 CT trở lên)
Trưởng khoa, viện đào tạo
60 30
(Có dưới 40 giảng viên hoặc có dưới 5 chương trình)
Phó Trưởng đơn vị khối phòng ban 45 22
Phó Trưởng khoa, viện đào tạo
45 22
(Có từ 40 giảng viên trở lên hoặc có từ 5 CT trở lên)
Phó Trưởng khoa, viện đào tạo
40 20
(Có dưới 40 giảng viên hoặc có dưới 5 chương trình)
Giám đốc chương trình 40 20
Phó Giám đốc chương trình 30 15
Chánh văn phòng khoa (xem lại) 30 15
Đảng, Đoàn thể
Đảng
Bí thư Đảng ủy ĐH TDM 15
Phó Bí thư Đảng ủy ĐH TDM 10
Bí thư chi bộ 5
Phó bí thư chi bộ 2
Công đoàn

27
Điểm Điểm
Chức vụ trách nhiệm trách nhiệm
chính kiêm nhiệm
Chủ tịch công đoàn trường 10 5
Phó chủ tịch công đoàn trường 6 3
Trưởng ban thanh tra nhân dân 4 2
Phó trưởng ban thanh tra nhân dân 2 1
Đoàn Thanh niên- Hội sinh viên
Bí thư đoàn trường 20 10
Phó bí thư đoàn trường 15 7
Bí thư đoàn khoa có 1.000 sinh viên trở lên 6 3
Bí thư đoàn khoa có dưới 1.000 sinh viên 4 2
Chủ tịch Hội sinh viên 6 3
Phó Chủ tịch Hội Sinh viên 4 2

PHÒNG TỔ CHỨC SẼ XÂY DỰNG TIÊU CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ
CHO CÁC TIÊU CHÍ (Vai trò công việc; Kết quả đánh giá năm học, tiêu chí điểm
trách nhiệm.)

Các tiêu chí xác định điểm trách nhiệm THAM KHẢO
1. Trách nhiệm của người đứng đầu công việc của từng bộ phận
2. Trách nhiệm về tính thực thi pháp luật trong công việc
3. Trách nhiệm về quản lý quy mô cán bộ nhân viên của đơn vị
4. Trách nhiệm về quy mô phục vụ sinh viên
5. Trách nhiệm về đóng góp cho sự phát triển của nhà trường.
6. Trách nhiệm về việc đưa ra sáng kiến cải tiến công việc tạo hiệu quả cao.
7. Trách nhiệm về xây dựng kế hoạch, quy trình nghiệp vụ, phục vụ công việc.
8. Trách nhiệm về tính liêm chính, gương mẫu trong công việc
9. Trách nhiệm về sự tạo đoàn kế trong tổ chức
10. Trách nhiệm về việc tạo ra nguồn thu cho nhà trường
11. Trách nhiệm về việc tiết kiệm kinh phí đúng mục đích cho nhà trường.
…………………………..

Quy định:
- Thành viên Hội đồng trường (ngoài TDM): 3.000.000 đồng/tháng (sau thuế TNCN)
- Đối với cá nhân giữ nhiều chức vụ thì sẽ áp dụng mức điểm trách nhiệm chính cao
nhất, đối với các chức vụ còn lại sẽ áp dụng mức điểm trách nhiệm kiêm nhiệm.
- Hàng tháng tạm trả thu nhập tăng thêm chi theo tiêu chí đánh giá năm học bằng mức
điểm hoàn thành nhiệm vụ.
- Riêng khối quản lý điểm Vai trò công việc Hàng tháng tạm chi bằng mức điểm hoàn
thành nhiệm vụ

28
- Cuối năm đánh giá theo kết quả năm học căn cứ vào thực tế số điểm đạt được sẽ chi
bổ sung hoặc thu hồi đối với cá nhân theo tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng cuối
năm (văn bản quy định riêng)
- Khoa/Viện/ hệ số 0,6 = Điều kiện có từ 40 giảng viên trở lên hoặc có từ 5 chương
trình trở lên (Thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 08/12/2005 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở
giáo dục công lập).
- Chi trả thu nhập tăng thêm hàng tháng căn cứ vào số điểm tích lũy tạm tính trong
tháng = Điểm tích lũy X với đơn giá 1điểm.
- Những cá nhân khi kết thúc năm học sau khi tính thừa giờ theo quy định, vẫn thiếu
giờ. Nhà trường căn cứ vào số giờ thiếu x đơn giá 1 giờ nhà trường chi trả, ra số tiền
phải hoàn trả lại nhà trường. hoặc sẽ trừ vào thu nhập tạm tính của tháng tiếp theo.
- Căn cứ vào tình hình thực tế nguồn tài chính Chủ tịch hội đồng trường sẽ điều
chỉnh đơn giá chi trả thu nhập tăng thêm căn cứ trên văn bản đề xuất của Hiệu
trưởng trường Đại học Thủ Dầu Một.

29
Phụ lục 2. Chi khen thưởng, phúc lợi

Thưởng cho cá nhân, tập thể đạt thành tích:


Khen thưởng đột xuất cho viên chức, NLĐ có thành tích đặc biệt đóng góp cho sự
phát triển của Trường: Mức thưởng từ 1.500.000 đồng đến 100.000.000 đồng/người và
do Hiệu trưởng quyết định.
2.1. Mức chi khen thưởng
Nội dung Mức chi (đồng)
Nhà giáo nhân dân 20.000.000 đồng/ người
Nhà giáo ưu tú 15.000.000 đồng/ người
Được bổ nhiệm Giáo sư (lần đầu tiên) 50.000.000 đồng/ người
Được bổ nhiệm Giáo sư (lần đầu tiên) 25.000.000 đồng/ người
VC được Nhà trường cử đi học NCS trong nước,
sau khi tốt nghiệp và nhận được bằng TS sẽ được
50.000.000 đồng/người
Nhà trường thưởng (chỉ thưởng trường hợp đúng
hạn đào tạo)
VC được Nhà trường cử đi học NCS nước ngoài,
sau khi tốt nghiệp và nhận được bằng TS sẽ được
100.000.000 đồng/người
Nhà trường thưởng (chỉ thưởng trường hợp đúng
hạn đào tạo)
Từ 10.000.000 - 20.000.000
Huân chương (các loại) cho cá nhân
đồng/người
Từ 15.000.000 - 30.000.000
Huân chương (các loại) cho tập thể
đồng/tập thể
Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng: 3.000.000
Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng: 2.500.000
Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng: 1.500.000
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ-cá nhân 6.000.000 đồng/người
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ-tập thể 12.000.000 đồng/tập thể
Bằng khen của Bộ trưởng-cá nhân 1.800.000 đồng/người
Bằng khen của Bộ trưởng-tập thể 3.600.000 đồng/tập thể
Chiến sỹ thi đua toàn quốc 8.000.000 đồng/người
Chiến sỹ thi đua cấp Bộ-cá nhân 5.000.000 đồng/người
Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở 2.700.000 đồng/người
Lao động tiên tiến-cá nhân 540.000 đồng/người
40.000/người. Tối thiểu bằng 0.8
Lao động tiên tiến-tập thể
lần mức lương cơ sở.
Phòng Tổ chức đề nghị mức khen -
Khen thưởng đột xuất
Hiệu trưởng duyệt.

30
2.2. Khen thưởng sinh viên, học viên học tập, nghiên cứu khoa học
Định mức khen thưởng
(Cho 01 tập thể hoặc 01 cá nhân)
Nội dung
Đơn vị tính: VNĐ
Cá nhân Tập thể
Đạt thủ khoa kỳ thi tuyển sinh đại học, sau đại học, thủ khoa tốt nghiệp cuối khóa
Thủ khoa tuyển sinh đại học, sau đại học 2.000.000
Thủ khoa tốt nghiệp đại học, sau đại học 2.000.000
Đạt giải tại cuộc thi Olympic các môn học, các cuộc thi học thuật, nghiên cứu
khoa học, cuộc thi khởi nghiệp.
Cấp Quốc gia (Bộ/ngành) hoặc khu vực
Giải nhất 4.000.000 5.000.000
Giải nhì 3.000.000 4.000.000
Giải ba 2.000.000 3.000.000
Giải Khuyến khích 1.500.000 2.000.000
Cấp tỉnh
Giải nhất 2.000.000 3.000.000
Giải nhì 1.800.000 2.500.000
Giải ba 1.500.000 2.000.000
Giải Khuyến khích 1.200.000 1.500.000
Cấp trường
Giải nhất 500.000 600.000
Giải nhì 400.000 500.000
Giải ba 300.000 400.000
Giải Khuyến khích 200.000 300.000
Giảng viên hướng dẫn sinh viên đạt giải: mức thưởng cho giảng viên tương ứng
với mức 50% thưởng của sinh viên, học viên. Trường hợp nhiều giảng hướng dẫn thì giải
thưởng chia đều cho số giảng viên.
2.3. Chi khen thưởng hoạt động phong trào
STT Nội dung Giải Mức chi
Nhất 500.000 đ
Giải tập thể - hoạt động phong Nhì 400.000 đ
1
trào Ba 300.000 đ
Khuyến khích 200.000 đ
Nhất 300.000 đ
Giải cá nhân - hoạt động phong Nhì 250.000 đ
2
trào Ba 200.000 đ
Khuyến khích 150.000 đ

31
2.4. Mức chi quà tặng các ngày kỷ niệm

Đối tượng được hưởng Mức chi


- Ngày Quốc tế phụ nữ 08/03: Nữ viên chức và người lao động 200.000đ/người
- Ngày Tết thiếu nhi 01/06. Trung thu: Con viên chức và người lao 200.000đ/người
động (dưới 15 tuổi)
- Chi quà cho CB, VC nhân ngày 20/11 300.000đ/người

- Chi quà cho CB hưu trí vào dịp Tết nguyên Đán 500.000đ/người

- Chi quà cho cá nhân, tổ chức có đóng góp, hỗ trợ cho sự phát 3.000.000đ/
triển của nhà Trường người, Tổ chức

32
Phụ lục 3. Chi khoán công tác hành chính
3.1. Khoán tiền điện thoại di động
STT Chức vụ Mức hỗ trợ (người/tháng)
1. Hiệu trưởng
500.000
2. Chủ tịch Hội đồng trường
3. Phó chủ tịch Hội đồng trường
400.000
4. Phó Hiệu trưởng
5. Trưởng đơn vị thuộc trường 300.000
6. Phó trưởng đơn vị thuộc trường 150.000

- Việc thanh toán được chi trả hàng tháng.


- Trường hợp đảm nhiệm nhiều chức vụ cũng chỉ được thanh toán ở một định mức
cao nhất
- Ngưng không hỗ trợ cước phí thuê bao điện thoại di động hàng tháng khi cán bộ
thôi giữ chức vụ quy định.
- Các Trung tâm, đơn vị có nguồn thu sẽ không thuộc đối tượng hỗ trợ theo phụ lục
này.
3.2. Chi tiền phòng nghỉ
Trường hợp đi công tác lẻ:
Đối tượng Thành phố thuộc trung ương Các tỉnh, thành khác
Ban Giám hiệu, Chủ tịch
800.000đ/ngày 700.000đ/ngày
HĐTr, Phó CT HĐTr
Lãnh đạo các đơn vị 600.000đ/ngày 500.000đ/ngày
Viên chức và người lao
500.000đ/ngày 400.000đ/ngày
động
Trường hợp đi công tác theo đoàn:
Đối tượng Thành phố thuộc trung Các tỉnh, thành
ương khác
Ban Giám hiệu, Chủ tịch
600.000đ/ngày 500.000đ/ngày
HĐTr, Phó CT HĐTr
Lãnh đạo các đơn vị 450.000đ/ngày 400.000đ/ngày
Viên chức và người lao động 400.000đ/ngày 300.000đ/ngày
Sinh viên cử đi tham gia các
300.000đ/ngày 200.000đ/ngày
cuộc thi

33
3.3. Tiền tàu xe đi lại
Căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn kinh phí
được giao, Hiệu trưởng xem xét duyệt thanh toán tiền vé máy bay, vé tàu, vé xe cho VC
đi công tác bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
Tiền tàu xe đi lại bao gồm cả tiền thuê phương tiện (taxi, xe buýt…) để di chuyển
đến bến đỗ của phương tiện đi công tác và ngược lại (có chứng từ kèm theo).
Trường hợp không có chứng từ kèm theo được khoán theo mức sau:

Nội dung Mức phụ cấp Ghi chú


Đi trong tỉnh ngoài Tp. Thủ Dầu Một 50.000đ/lượt/người Không đi xe trường
Đi từ Đại học TDM đến sân bay Tân
Sơn Nhất và ngược lại. và các ga tại 150.000đ/lượt/người Không đi xe trường
Tp. HCM
Từ sân bay Nội Bài về Trung Tâm Tp 150.000đ/lượt/người
300.000đ/lượt/người
Hà Nội đi theo đoàn
Từ sân bay khác về nơi công tác và 100.000đ/lượt/người
200.000đ/lượt/ người
ngược lại đi theo đoàn
Khoán tiền xe đi công tác trong tỉnh
3.000.000
lãnh đạo trường
đồng/tháng
CT Hội đồng trường, Hiệu trưởng
Phó hiệu trưởng, Phó CT hội đồng 2.000.000
trường đồng/tháng
Khoán tiền xe đi lại giao dịch với Kế toán ngân hàng,
400.000 đồng/tháng
ngân hàng, kho bạc bộ phận Kế toán kho bạc, Thủ Quỹ
3.4. Phụ cấp lưu trú
Đối tượng Mức phụ cấp Ghi chú
Ban Giám hiệu, Chủ tịch HĐT, Phó CT
Thanh toán khi ở lại
HĐT, Lãnh đạo các đơn vị, Viên chức và 200.000đ/ngày
nơi công tác
người lao động.
Ban Giám hiệu, Chủ tịch HĐT, Phó CT Thanh toán trong
HĐT, Lãnh đạo các đơn vị, Viên chức và 100.000đ/ngày trường hợp đi về trong
người lao động. ngày
Trường hợp đi về
Sinh viên viên cử đi tham gia các cuộc thi 100.000đ/ngày trong ngày 50.000đ/
ngày
3.5. Định mức kinh phí văn phòng phẩm, mực in
ST Tên đơn vị Định mức VPP Định mức mực

34
(đồng/tháng) in/máy/đồng/nă
T
m
1. Hội đồng trường (đồng/người) 100.000
2. Ban giám hiệu (đồng/người) 100.000
3. Văn phòng trường 800.000
4. Phòng Tài chính Kế toán 800.000
5. Phòng Tổ chức 500.000 300.000
6. Phòng Đào tạo Đại học 600.000
7. Viện đào tạo sau Đại học 500.000
8. Phòng Khoa học 500.000
9. Phòng Công tác sinh viên 500.000
10. Trung tâm Đảm bảo chất lượng 400.000
11. Phòng Thanh tra 150.000
12. Phòng truyển thông 200.000
13. Phòng Cơ sở vật chất 500.000
14. Trung tâm tuyển sinh 300.000
15. Trung tâm học liệu 300.000
16. Phòng tạm chí 100.000
17. Trạm Y tế 50.000
Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc
300.000
18. tế
19. Trung Tâm hợp tác doanh nghiệp 300.000
20. Khoa Kinh tế 1.500.000 700.000
21. Khoa ngoại ngữ 1.100.000 450.000
22. Khoa sư phạm 900.000 450.000
23. Khoa Công nghiệp văn hóa 800.000 450.000
24. Khoa Kiến trúc 500.000 300.000
25. Khoa khoa học quản lý 1.100.000 450.000
26. Khoa Y Dược 200.000 150.000
27. Viện Kỹ thuật Công nghệ 1.200.000 450.000
28. Viện Nghiên cứu Đông Nam Bộ 300.000 300.000
29. Viện phát triển ứng Dụng 500.000 300.000
30. Cơ sở Bến cát 300.000 300.000
- Các đơn vị tổ chức quản lý việc sử dụng các khoản chi khoán văn phòng phẩm,
mực in của đơn vị mình theo mục tiêu đạt hiệu quả công tác cao nhất, trong phạm vi định
mức.
- Cuối năm Phòng Tài chính - Kế toán có nhiệm vụ tổng hợp chứng từ hóa đơn,
đơn vị mua thực tế, xác định chênh lệch so với định mức của từng đơn vị, trình Hiệu
trưởng xem xét, giải quyết theo hướng: trừ vào quỹ đơn vị số vượt định mức, khen
thưởng cho đơn vị số tiết kiệm.

35
- Trường hợp văn phòng phẩm và mực in phục vụ công việc chung đột xuất của
Nhà trường, Trưởng đơn vị có trách nhiệm đề xuất nhu cầu cụ thể phục vụ công việc gửi
văn phòng Trường trình Hiệu trưởng duyệt chi và là đầu mối thực hiện mua theo đề xuất
để cung cấp cho các đơn vị.
3.6. Định mức khoán kinh phí khoa học các đơn vị
ST Định mức
Đơn vị
T (đồng/năm)
1 Khoa Kinh tế 35.000.000
2 Khoa ngoại ngữ 30.000.000
3 Khoa sư phạm 30.000.000
4 Khoa Công nghiệp văn hóa 30.000.000
5 Khoa Kiến trúc 30.000.000
6 Khoa khoa học quản lý 30.000.000
7 Khoa Y Dược 30.000.000
8 Viện Kỹ thuật Công nghệ 30.000.000
9 Viện Nghiên cứu Đông Nam Bộ 30.000.000
10 Viện phát triển ứng Dụng 30.000.000
11 Nhóm nghiên cứu (thành lập theo QĐ của Hiệu trưởng) 20.000.000
Ghi chú:
 Các Khoa đào tạo - Ban chuyên môn, nhóm nghiên cứu tổ chức các hoạt động
khoa học tại đơn vị theo kế hoạch do Phòng Khoa học duyệt, trong phạm vi định mức
kinh phí quy định. Riêng tổ chức hội thảo khoa học quốc tế có chuyên gia nước ngoài và
người nước ngoài tham dự, Khoa/Viện/Nhóm nghiên cứu gửi tờ trình cho Hiệu trưởng
quyết định thông qua ý kiến tư vấn của Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế, xét duyệt
từng trường hợp.
 Định mức chi vận dụng 50% theo phụ lục số 5 về Mức thù lao chi tổ chức các hội
thảo khoa học cấp Khoa.
 Phòng Tài chính - Kế toán tiến hành tạm ứng kinh phí theo kế hoạch, và quyết
toán theo chứng từ thực tế chi phí hội thảo của các Khoa đào tạo - Ban chuyên môn.
3.7. Định mức khoán tiêu thụ nhiên liệu ô tô
Stt Biển số Loại xe Định mức (lít/100 km) Loại nhiên liệu
1 61A-007.19 05 chỗ 12 Xăng

2 61M-000.22 07 chỗ 16 Dầu

3 61M-001.01 16 chỗ 20 Xăng

4 61M-000.14 16 chỗ 20 Xăng

5 61M-000.12 29 chỗ 22 Dầu

36
6 61M-000.13 29 chỗ 22 Dầu

7 61M-001.34 29 chỗ 22 Dầu

3.8. Chi khoán tiền rửa xe


Stt Biển số Loại xe Định mức (đồng/1 tháng) Ghi chú
1 61A - 007.19 05 chỗ 300.000
2 61M - 000.22 07 chỗ 400.000
3 61M - 001.01 16 chỗ 400.000
4 61M - 000.14 16 chỗ 400.000
5 61M - 000.12 29 chỗ 600.000
6 61M - 000.13 29 chỗ 600.000
7 61M - 001.34 29 chỗ 600.000
3.9. Khoán chi khác

Stt Nội dung chi Mức khoán Ghi chú


1 Đội tình nguyện hè
Hỗ trợ tiền ăn, nước
1.1 25.000 đồng/SV/ngày Chi không quá 10 ngày
uống
Theo kế hoạch duyệt của
Tặng quà cho gia đình
1.2 300.000 đồng/gia đình hiệu trưởng
có sinh viên ở (nếu có)

Chi hỗ trợ, băng rôn,


nón, áo phông tình Không quá 150.000 Thanh toán theo hợp
1.3
nguyện, và các chi phí đồng/ SV động, hóa đơn.
khác
Chi hội đồng kiểm kê Tính theo hệ số lương và
2 1 ngày lương
tài sản hệ số PCCV
Quản trị chung:
10.000đ/ văn bằng,
chứng chỉ
Văn phòng 15.000đ/
Chi cho công tác quản văn bằng, chứng chỉ Theo danh sách Hiệu
lý, phục vụ cấp phát, Phòng Đào tạo Đại trưởng duyệt
3
lưu trữ văn bằng chứng học, Viện đào tạo sau (Viện SĐH văn bằng các
chỉ ĐH. 5.000đ /văn bằng, lớp SĐH)
chứng chỉ
Phòng TCKT
10.000đ /văn bằng,
chứng chỉ

37
Stt Nội dung chi Mức khoán Ghi chú
- Chi 3% tiền công cho
Chi công tác quản lý đề các tác phục vụ
5% từ nguồn thu quản
4 tài nghiên cứu khoa - Chi 2% cho văn
lý đề tài
học phòng phẩm, điện
nước…
- Căn cứ số liệu phòng
TCKT thống kê nội
Chi khuyến khích cho dung tăng nguồn thu
các tổ chức, cá nhân (nếu có).
1% trên tổng nguồn thu
5 trong nhà Trường tạo - Danh sách Hiệu
tạo ra
ra nguồn thu của nhà trưởng duyệt căn cứ trên
trường kết quả tạo ra của tổ
chức, cá nhân trong
năm.
Chi mua đồ bảo hộ lao 1.000.000đ/người/năm/
6 Bảo vệ nhà trường
động nhân viên bảo vệ người
Chi mua trang phục 1.000.000đ/người/ Giảng viên giảng dạy thể
7
dạy thể dục, GDTC năm/người dục, GDQP

8 Chi cho đội tuyển tham gia thi đấu TDTT


60.000 đồng/ngày/ Có Quyết định thành lập
8.1 Luyện tập
người và không quá 5 ngày
80.000 đồng/ngày/
8.2 Thi đấu trong tỉnh Danh sách thi đấu
người

100.000 đồng/ngày/
8.3 Thi đấu ngoài tỉnh Danh sách thi đấu
người

8.4 Thuê sân bãi tập luyện 400.000 đồng /ngày Không quá 5 ngày

Chi dụng cụ thể dục thể Thanh toán theo kế


Theo hóa đơn, hợp
8.5 thao phục vụ tập luận hoạch thực tế được Hiệu
đồng
thi đấu trưởng duyệt

9 Chi cho công tác văn nghệ phục vụ hoạt động của nhà Trường
60.000 đồng/ngày/ Có Quyết định thành lập
9.1 Luyện tập
người và không quá 5 ngày
Tiền này chi cho tiền
9.2 Chi biểu diễn đơn ca 500.000 đ /người/ bài
công, tiền trang điểm,

38
Stt Nội dung chi Mức khoán Ghi chú
9.3 Chi biểu diễn tốp ca 300.000 đ /người/ bài tiền thuê trang phục.
Hợp đồng thuê biên đạo
9.4 Chi thuê biên đạo 500.000/ tiết mục
nếu có
Chi theo kế hoạch cụ thể
10 Chi các khoản chi khác Theo nhu cầu thực tế được Hiệu trưởng phê
duyệt.

39
Phụ lục 4. Chi nghiệp vụ chuyên môn
4.1. Định mức kinh phí phát triển chương trình đào tạo, soạn thảo quy chế,
quy trình nghiệp vụ
Bậc đào tạo, Đối tượng nhận
ST
Nội dung Quy chế, Số tiền kinh phí/thực hiện
T
quy trình thanh toán
Xây dựng đề án mở Khoa/Viện/Trung
45.000.000/
1 ngành/ chuyên ngành/ Tiến sĩ tâm đào tạo, giảng
CT
Chương trình đào tạo dạy
Xây dựng đề án mở Khoa/Viện/Trung
35.000.000/
2 ngành/ chuyên ngành/ Thạc sĩ tâm đào tạo, giảng
CT
Chương trình đào tạo dạy
Xây dựng đề án mở Khoa/Viện/Trung
30.000.000/
3 ngành/ chuyên ngành/ Đại học tâm đào tạo, giảng
CT
Chương trình đào tạo dạy
In ấn. hoàn thiện hồ sơ
Các bậc đào Theo thực tế
4 mở ngành/ chuyên Phòng ĐBCL
tạo phát sinh
ngành
Các bậc đào Theo quy chế
5 Hội đồng thẩm định Phòng ĐBCL
tạo chi tiêu nội bộ
Hiệu trưởng duyệt
Tối đa
Khối phòng mức chi căn cứ công
6 Xây dựng quy chế 5.000.000
ban việc thực tế khi quy
đồng/quy chế
chế được duyệt
Hiệu trưởng duyệt
Tối đa
Khối phòng mức chi căn cứ công
7 Xây dựng quy trình 3.000.000
ban việc thực tế khi quy
đồng/quy chế
trình được duyệt
Các đơn vị sẽ nhận kinh phí thực hiện sau khi hoàn tất các nội dung thực hiện và có
xác nhận của phòng ĐBCL đối với nội dung 1,2,3,4,5; Hồ sơ quyết toán và thủ tục nhận
kinh phí sẽ thực hiện trực tiếp tại phòng TCKT.
4.2. Chi thực tập, thực hành, thực địa thực tế
4.2.1. Thực tập sư phạm
STT Nội dung chi Định mức Ghi chú
1. Đối với cán bộ giảng viên của Trường
Giảng viên làm Trưởng đoàn thực tập sư Theo chế độ hướng dẫn
1.1
phạm thực tập ngoài trường

40
Theo chế độ công tác
1.2 Thanh toán công tác phí
phí
2. Ban chỉ đạo thực tập sư phạm cấp Tỉnh và huyện
2.1 Ban chỉ đạo thực tập sư phạm cấp Tỉnh
Trưởng ban 4.000.000 đồng
Phó trưởng ban, Ủy viên thường trực 3.500.000 đồng
Ủy viên 3.000.000 đồng
2.2 Ban chỉ đạo thực tập sư phạm cấp huyện
Trưởng ban 3.000.000 đồng
Phó trưởng ban 3.000.000 đồng
Ủy viên 2.500.000 đồng
3. Đối với đơn vị có sinh viên đến thực tập sư phạm chi theo định mức khoán và
thanh toán theo hợp đồng như sau
3.1 Thực tập sư phạm 1 (2 tuần) Mức chi/01 sinh viên
Giáo dục Mầm non 350.000 đồng
Giáo dục Tiểu học 400.000 đồng
Sư phạm Ngữ Văn, Sư phạm Lịch sử 600.000 đồng
3.2 Thực tập sư phạm 2 (4 tuần) Mức chi/01 sinh viên
Giáo dục Mầm non 700.000 đồng
Giáo dục Tiểu học 800.000 đồng
Sư phạm Ngữ Văn, Sư phạm Lịch sử 1.200.000 đồng
3.3 Thực tập sư phạm 3 (8 tuần) Mức chi/01 sinh viên
Giáo dục Mầm non 1.200.000 đồng
Giáo dục Tiểu học 1.400.000 đồng
Sư phạm Ngữ Văn, Sư phạm Lịch sử 2.0.0 ồng
4.2.2. Thực hành, thực tập khác ngoài sư phạm
STT Hình thức Chế độ cho Giảng viên* Chế độ cơ sở thực tập
và hỗ trợ sinh viên
1 Học phần mang tính chất: 10 giờ chuẩn/nhóm chuẩn x Cơ sở thực tập:
thực tế, tham quan, kiến Số tín chỉ 1.000.000đ/chuyến đi**
tập, học tập trải nghiệm Quy định: 1 nhóm chuẩn chỉ Sinh viên:
1 giảng viên tham gia HD 100.000đ/sinh viên

2 Học phần mang tính chất: 10 giờ chuẩn/nhóm chuẩn x Cơ sở thực tập:
Thực hành, thực tập tại cơ Số tín chỉ x hệ số lớp đông 1.000.000đ/nhóm chuẩn
sở doanh nghiệp có sự Sinh viên:

41
đồng hướng dẫn của Giảng 100.000đ/sinh viên
viên và cơ sở hoặc chỉ có
giảng viên hướng dẫn
3 Thực tập tốt nghiệp 30 giờ chuẩn/nhóm chuẩn x Cơ sở thực tập:
hệ số lớp đông 1.000.000đ/cơ sở
Sinh viên:
500.000đ/sinh viên
4 Đồ án, khóa luận tốt 5 giờ chuẩn/đồ án, khóa
nghiệp luận/GVHD
Một chuyến đi thực tế, tham quan, kiến tập, học tập trải nghiệm thì có thể nhiều cơ
sở, nhưng tổng chi cho 1 chuyến tối đa 1.000.000đ
4.2.3. Các hệ số quy định:
- Quy định nhóm chuẩn: 40 SV/lớp
STT Quy mô SV/lớp Hệ số lớp đông
1 40* 1,0
2 Từ 41 - 60 1,1
3 Từ 61 - 100 1,2
4 Từ 101 - 140 1,4
5 Trên 140 1,5
* Các trường hợp do quy mô lớp tuyển sinh dưới 40 thì vẫn tính là nhóm chuẩn.
- Hệ số học phí học lại:
STT Quy mô SV/lớp Hệ số học phí
1 Từ 1 - 10 1,5
2 Từ 11 - 19 1,3
3 Từ 20 - 39 1,1
4 Từ 40 trở lên 1,0
4.3. Hướng dẫn làm báo cáo tốt nghiệp, Hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp
STT Nội chi Định mức chi Ghi chú
Hướng dẫn sinh viên làm
1.5 Giờ chuẩn/báo cáo
1 báo cáo tốt nghiệp (trừ
ngành kỹ sư, kiến trúc sư) Thanh toán theo chế
Hướng dẫn sinh viên làm độ thừa giờ
2.0 Giờ chuẩn/báo cáo
2 báo cáo tốt nghiệp: Ngành
kỹ sư, kiến trúc sư.
Hội đồng chấm báo cáo tốt Theo quyết định
3 100.000 đồng/báo cáo
nghiệp danh sách chấm
4 Dạy học lại 1 giờ chuẩn/tiết Thanh toán theo chế
5 Chi dạy tiếng việt cho 1 giờ chuẩn/tiết độ thừa giờ

42
người nước ngoài
Chi ôn thi đội tuyển tham
6 1.5 giờ chuẩn/tiết
gia dự thi Olympic
4.4. Chi trả tiền lương dạy thừa giờ cho giảng viên
Stt Đối tượng Mức thanh toán Ghi chú
- Thực hiện theo Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27/7/2020 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở
giáo dục đại học.
1
- Thực hiện theo Quyết định số /QĐ-HĐTr(TC) ngày / /2023 của Hội đồng
trường về việc ban hành Quy định chế độ làm việc của cán bộ, viên chức và
người lao động tại Trường Đại học Thủ Dầu Một.
Giảng viên vượt định mức giờ dạy theo quy định được thanh toán tiền lương dạy
2
thừa giờ theo định mức sau:
a Thạc sỹ 120.000 đồng/giờ chuẩn - Chỉ thanh toán đối
với các trường hợp
b Tiến sỹ (GVC hạng II) 130.000 đồng/giờ chuẩn dạy thừa không quá
300 giờ
c Phó giáo sư (GVCC hạng 1) 140.000 đồng/giờ chuẩn
- Trường hợp vượt
300 giờ phải có tờ
trình được Hiệu
d Giáo sư 150.000 đồng/giờ chuẩn
trưởng duyệt trước
khi thực hiện.
4.5. Chi phục vụ đào tạo thạc sĩ
Stt Nội dung chi Mức chi Ghi chú
- Thanh toán đối với
HĐ thỉnh giảng
- 300.000 đồng/tiết
1 Giảng dạy - Thanh toán thừa
- 2 giờ chuẩn/ 1 tiết dạy
giờ đối với giảng viên
trong trường
- Thanh toán đối với
- 3.000.000 đồng/luận GV hướng dẫn ngoài
văn trường
2 Hướng dẫn làm luận văn
- 20 giờ chuẩn/ luận - Thanh toán thừa
văn giờ đối với giảng viên
trong trường
3 Chấm luận văn tốt nghiệp (theo hội đồng 5 người kể cả phản biện)
Chi theo quyết định
3.1 Chủ tịch 1.000.000
hội đồng
3.2 Ủy viên phản biện 900.000

43
Stt Nội dung chi Mức chi Ghi chú
3.3 Ủy viên 750.000
3.4 Thư ký 750.000
Chi phí khai giảng và tổng Thanh toán bằng hóa
4 Chi theo thực tế
kết phát bằng tốt nghiệp đơn chứng từ hợp lệ
5 Chi Giảng dạy bổ túc kiến thức, ôn thi đầu vào
5.1 Chi giảng dạy các lớp bổ túc kiến thức
120.000 đồng/tiết -Trình độ ThS
Trường hợp dạy trực tiếp
140.000 đồng/tiết -Trình độ TS
trên lớp
160.000 đồng/tiết -Trình độ PGS.TS
Trường hợp dạy theo 60.000 đồng/tiết -Trình độ ThS
phương pháp trực tuyến trực 70.000 đồng/tiết -Trình độ TS
tuyến 80.000 đồng/tiết -Trình độ PGS.TS
5.2 Chi ôn thi tuyển sinh cao học
150.000 đồng/tiết -Trình độ ThS
Trường hợp dạy trực tiếp
170.000 đồng/tiết -Trình độ TS
trên lớp
190.000 đồng/tiết -Trình độ PGS.TS
80.000 đồng/tiết -Trình độ ThS
Trường hợp dạy theo
90.000 đồng/tiết -Trình độ TS
phương pháp trực tuyến
100.000 đồng/tiết -Trình độ PGS.TS
Trường hợp lớp bổ túc kiến thức, lớp ôn thi, số lượng học viên ít (dưới 5 học
5.3 viên), cân đối mức chi trả theo mục 5.1;5.2 để thu học phí đủ chi trả công tác
giảng dạy và 10% mức thu để chi trả công tác quản lý, điện nước…
Vận dụng thông tư
Viết đề cương chi tiết 123/TT-BTC ngày
6 1.000.0000/đề cương
chương trình đào tạo 17/6/2009 Bộ tài
chính
Chi theo quyết định
7 Chi giới thiệu đề thi 1.000.000 đồng/bộ đề
do hiệu trưởng ký
Chi hội đồng thẩm định
8 2117/QĐ-UBND
chương trình đào tạo
Ngày 25/8/2015
8.1 Chủ tịch hội đồng 1.000.000
(Chi theo quyết định
8.2 Ủy viên Phản biện 750.000
hội đồng kèm danh
8.3 Ủy viên 500.000 sách)
8.4 Ủy viên thư ký 500.000
4.6. Chi phục vụ đào tạo Tiến sĩ
TT Nội dung Mức Chi Ghi Chú
1 Hướng dẫn làm luận án 4.000.000 đồng/học viên - Thanh toán tiền đối với
(hướng dẫn 1) GV hướng dẫn ngoài

44
25 giờ chuẩn/ học viên trường
2.000.000 đồng/học viên - Thanh toán thừa giờ
(hướng dẫn 2) đối với giảng viên trong
12,5 giờ chuẩn/học viên trường)
2 Chi Hội đồng xét tuyển sinh đầu vào (HĐ gồm 5 người)
Chủ tịch HĐ 1.000.000đ/người Chi theo quyết định hội
Phản biện 1, 2 900.000đ/người đồng kèm danh sách
Ủy viên và thư ký 750.000đ/người
3 Chi Hội đồng chuyên đề và tổng quan nghiên cứu
Chủ tịch HĐ 800.000đ/người Chi theo quyết định hội
Ủy viên 700.000đ/người đồng kèm danh sách
Thư ký 600.000đ/người
4 Chi Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở (HĐ gồm 7 người)
Chủ tich HĐ 1.000.000đ/người Chi theo quyết định hội
Phản biện 1,2,3 900.000đ/người đồng kèm danh sách
Ủy viên, thư ký 800.000đ/người
5 Chi Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường
Chủ tịch HĐ 1.000.000đ/người Chi theo quyết định hội
Phản biện 1,2,3 900.000đ/người đồng kèm danh sách
Ủy viên, thư ký 800.000đ/người
Chi giảng dạy các 350.000đ/tiết (cả bao gồm - Thanh toán đối với GV
6 chuyên đề trong chấm bài, ra đề thi, tiểu hướng dẫn ngoài trường
chương trình đào tạo luận…) - Thanh toán thừa giờ
tiến sĩ 2.2 giờ chuẩn/ tiết đối với giảng viên trong
trường
7 Chi cho công tác tổ chức các Hội đồng bảo vệ tiến sĩ Theo thực tế
4.7. Thi tuyển sinh
(Vận dụng Thông tư số 69/2021/TT- BTC ngày 11/8/2021 của Bộ Tài chính)
Stt Nội chi Định mức chi Ghi chú
I. Chi công tác làm đề thi tuyển sinh
Theo danh sách Lãnh
1 Chi đề đề xuất đối với câu tự luận 460.000 đồng/đề đạo duyệt (Ít nhất là 3
câu)
Chi đề đề xuất đối với câu trắc
2 300.000 đồng/đề
nghiệm, năng khiếu, vấn đáp
Theo danh sách Lãnh
3 Chi cán bộ làm đề tự luận 500.000 đồng/ngày
đạo duyệt
Chi cán bộ làm đề trắc nghiệm, vấn
4 300.000 đồng/ngày
đáp, năng khiếu
II Chi các ban thi (Hội đồng thi, ban đề, ban coi, ban chấm, ban thư ký, ban Cơ

45
sở vật chất, ban thanh tra, ban phục vụ)
1 Chủ tịch Hội đồng thi 400.000 đồng/ngày
2 Phó Chủ tịch hội đồng thi 350.000 đồng/ngày
3 Trưởng ban 350.000 đồng/ngày
4 Phó ban 300.000 đồng/ngày
5 Thành viên các ban 250.000 đồng/ngày
6 Công an bảo vệ thi 500.000 đồng/ngày
7 Dân phòng bảo vệ thi 200.000 đồng/ngày
8 Bảo vệ, phục vụ 150.000 đồng/ngày
9 Chấm Môn tự luận 15.000 đồng/bài
10 Chấm Môn năng khiếu, vấn đáp 12.000 đồng/bài
11 Chấm bài thi trắc nghiệm 350.000 đồng/ngày
12 Ăn sáng 20.000 đồng/buổi
13 Ăn trưa, chiều 30.000 đồng/buổi
III Định mức chi thi tuyển sinh phục vụ công tác tư vấn trực tuyến
Kế hoạch kèm danh
1 Cá nhân ngoài Trường 500.000 đồng/ buổi sách theo kế hoạch
lãnh đạo duyệt
Thanh toán theo Kế hoạch kèm danh
2 Cá nhân trong Trường chế độ làm thêm sách theo kế hoạch
giờ lãnh đạo duyệt
4.8. Dịch thuật, tạp chí, trang thông tin điện tử
4.8.1. Dịch thuật: Vận dụng Thông tư 71/2018/TT-BTC ngày 10/08/2018 của Bộ
Tài chính.
STT Nội dung chi Định mức chi Ghi chú
1 Biên tập bản dịch Một trang của văn bản
1.1 Sách kinh điển 15.000 đồng/trang đích tương đương khoảng
1.2 Sách giáo trình, tham khảo … 10.000 đồng/trang 450 chữ

2 Hiệu đính bản dịch Một trang của văn bản


2.1 Sách kinh điển 20.000 đồng/trang đích tương đương khoảng
2.2 Sách giáo trình, tham khảo … 15.000 đồng/trang 450 chữ
4.8.2. Tạp chí, đưa tin:
STT Nội dung chi Định mức chi Ghi chú
1 Biên tập nội dung, kỹ thuật 200.000 đ/bài báo
Chi theo hợp đồng, hóa đơn
2 In ấn, thiết kế mỹ thuật
chứng từ thực tế
3 Chi hỗ trợ cá nhân thuộc báo, 200.000 đồng/lần đưa tin Theo danh sách

46
đài đưa tin hoạt động của duyệt của lãnh
trường đạo

4.8.3. Trang thông tin điện tử


Vận dụng theo Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương
ban hành ngày 23/6/2016 về việc ban hành Quy định chế độ nhuận bút, thù lao đối
với Cổng/ Trang thông tin điện tử, Bản tin của các cơ quan, đơn vị và hệ thống Đài
Truyền thanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Đơn vị độ Hệ số giá trị Khung hệ số
STT Thể loại
dài tin, bài tin, bài nhuận bút
1 Tin ngắn < 250 chữ 0,5 0,5 – 1,0
2 Tin tổng hợp > 250 chữ 0,5 0,5 – 1,5
3 Ảnh minh họa 01 ảnh 0,4 0,4 – 1,0
Tranh (cổ động, tuyên truyền,
4 01 tranh 1,0 1,0 – 5,0
minh họa…)
5 Bài phỏng vấn, phóng sự, ký sự > 500 chữ 5,0 5,0 – 15,0

6 Bài chính luận, nghiên cứu > 500 chữ 10,0 10,0 – 30,0

7 Trả lời bạn đọc < 250 chữ 1,0 1,0 – 5,0

8 Đoạn phim số ngắn 01 phút 5,0 5,0 – 10,0


Ghi chú:
- Hệ số định mức chi cho Trang thông tin điện tử của trường ĐH Thủ Dầu Một =
80% khung nhuận bút trên (theo Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND).
- Căn cứ vào khung nhuận bút trên, tùy vào độ dài của từng tin bài, số lượng ảnh
hoặc thời lượng của đoạn phim để tính mức nhuận bút chi trả cho cho người thực hiện:
Nhuận bút = HSNB x Giá trị 1 đơn vị HSNB (= 10% LTT HH) * 80%
Chỉ chi trả thù lao cho Cán bộ, nhân viên, người cộng tác không không thuộc phòng
truyền thông của nhà trường

47
Phụ lục 5. Quy định về định mức nghiên cứu khoa học
Định mức chi viết giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn
học tập, biên soạn tài liệu giảng dạy, hội đồng khoa học, hội nghị hội thảo

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.1. Quy định này quy định các hoạt động nghiên cứu khoa học, định mức nghiên
cứu khoa học trong năm, quy định số giờ nghiên cứu khoa học của từng hoạt động.
1.2. Quy định này áp dụng đối với giảng viên, trợ giảng cơ hữu của Trường Đại học
Thủ Dầu Một và các đối tượng khác theo quy định của Hiệu trưởng.
2. Định mức nghiên cứu khoa học
2.1. Định mức nghiên cứu khoa học cho giảng viên trong một năm học là 586 giờ.
Các trường hợp miễn, giảm định mức nghiên cứu khoa học được quy định cụ thể tại Mục
II quy định này.
2.2. Không quy định định mức nghiên cứu khoa học đối với viên chức không phải
là giảng viên.
3. Các hoạt động nghiên cứu khoa học
3.1. Giảng viên chủ trì và tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Xét theo
cấp chủ quản và nguồn tài trợ cho nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu khoa học có thể
được phân chia như sau:
a) Đề tài cấp Quốc gia: Đề tài thuộc chương trình cấp Nhà nước, đề tài độc lập cấp
Nhà nước.
b) Đề tài cấp Bộ và tương đương:
- Đề tài cấp Bộ: đề tài do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, các
bộ khác quản lý (trong văn bản này, gọi vắn tắt là cấp bộ); các nhiệm vụ, dự án nghiên
cứu - triển khai do các bộ chủ trì;
- Đề tài thuộc Chương trình Khoa học - Công nghệ cấp bộ;
- Đề tài hợp đồng với các địa phương (cấp tỉnh/thành) do ngân sách nhà nước tài
trợ;
c) Đề tài cấp Trường do Hiệu trưởng TDM phê duyệt.
3.2. Công bố kết quả nghiên cứu khoa học theo các hình thức sau đây:
a) Bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và
ngoài nước, bài đăng trên các tạp chí quốc tế và trong nước có ISSN.
b) Bài báo khoa học được đăng trên kỷ yếu của các hội thảo khoa học có ISSN hoặc
ISBN.
c) Sách chuyên khảo trình bày kết quả nghiên cứu chuyên sâu và tương đối toàn
diện về một vấn đề khoa học chuyên ngành của tác giả phù hợp với chuyên ngành giảng
dạy, được TDM thẩm định và đưa vào phục vụ cho việc giảng dạy. Trong trường hợp
sách chuyên khảo được viết từ kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm
thu thì không cần thẩm định.

48
4. Thời điểm tính giờ nghiên cứu khoa học và bảo lưu số giờ nghiên cứu khoa
học
4.1. Thời điểm tính giờ nghiên cứu khoa học: hoạt động nghiên cứu khoa học được
tính giờ nghiên cứu khoa học trong năm hoàn thành (nghiệm thu/công bố kết quả nghiên
cứu/thanh lý hợp đồng).
Đối với đề tài nghiên cứu khoa học không hoàn thành, giờ nghiên cứu khoa học
được tính theo tỉ lệ thực hiện căn cứ vào thuyết minh đề cương, hợp đồng nghiên cứu và
biên bản nghiệm thu. Tỷ lệ này do hội đồng nghiệm thu đánh giá và xác định.
4.2. Bảo lưu số giờ nghiên cứu khoa học vượt định mức: Số giờ hoạt động nghiên
cứu khoa học vượt định mức được bảo lưu tối đa ba (03) năm tiếp theo năm hoàn thành,
cụ thể như sau:
03 năm đối với công bố quốc tế hoặc đề tài cấp quốc gia;
02 năm đối với: đề tài cấp bộ/tương đương, xuất bản sách chuyên khảo;
01 năm đối với các trường hợp:
- Đề tài cấp Trường;
- Bài đăng trên tạp chí trong nước (tạp chí được HĐCDGSNN chấp nhận);
- Bài đăng trên kỷ yếu hội thảo khoa học được xuất bản, bài được công bố toàn văn
trên website của đơn vị tổ chức hội thảo có ISBN;
Các hoạt động khoa học khác hoàn thành năm nào tính được tính giờ nghiên cứu
khoa học cho năm đó, không bảo lưu cho các năm sau.
5. Quy đổi định mức giờ giảng và giờ nghiên cứu khoa học
1. Cách thức quy đổi giữa giờ giảng và giờ nghiên cứu khoa học được thực hiện
theo quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành.
2. Tỷ lệ quy đổi: 1 giờ nghiên cứu khoa học = 1 giờ chuẩn giảng dạy.
Số giờ nghiên cứu khoa học vượt định mức trong năm đã được quy đổi thành số giờ
chuẩn giảng dạy không được bảo lưu sang các năm sau.
II. QUY ĐỊNH VỀ SỐ GIỜ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Các trường hợp miễn, giảm định mức nghiên cứu khoa học
Giảng viên thuộc các đối tượng sau đây được miễn, giảm số giờ định mức nghiên
cứu khoa học. Định mức cho mỗi đối tượng cụ thể như sau:
Stt Giảng viên Định mức
1 Giảng viên tập sự 25% x 586 giờ = 147 giờ
2 Giảng viên được TDM cử đi học sau đại học:

Thuộc diện học tập trung (không tham gia làm việc) 0 giờ

Thuộc diện học không tập trung 50% x 586 giờ = 293 giờ

Trong thời gian học quá hạn (căn cứ theo Quyết


định của Hiệu trưởng) không được miễn, giảm định 586 giờ
mức nghiên cứu khoa học

49
Stt Giảng viên Định mức
Giảng viên nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng
tuổi được giảm định mức nghiên cứu khoa học tương
ứng với thời gian làm việc được giảm theo Bộ Luật
3 586 giờ - 73 giờ = 513
Lao động hiện hành (60 phút mỗi ngày làm việc). Định
giờ
mức nghiên cứu khoa học được giảm là 73 giờ (=
1giờ/ngày x 5 ngày/tuần x 44 tuần x 1/3)
Giảng viên đang đảm nhận công tác quản lý
- Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa và tương đương
 Trưởng khoa/Phó trưởng Khoa phụ trách 70% x 586 giờ = 410 giờ

4  Phó Trưởng khoa 75% x 586 giờ = 440 giờ


- Giám đốc, Phó giám đốc chương trình
¨ Giám đốc chương trình 80% x 586 giờ = 469 giờ

¨ Phó giám đốc chương trình 85% x 586 giờ = 498 giờ
Giảng viên Giáo dục thể chất 33% x 586 giờ = 193 giờ
- Giảng viên Giáo dục thể chất thuộc các trường hợp 1. 2. 3. 4. của mục này: áp
dụng định mức 193 giờ với tỉ lệ miễn, giảm tương ứng.
- Các hình thức nghiên cứu khoa học: huấn luyện và hướng dẫn sinh viên, vận
5
động viên TDM thi đấu đạt giải các cấp. Quy đổi: 1 giờ huấn luyện = 2 giờ nghiên
cứu khoa học. Kết quả sẽ được nhân hệ số tùy theo cấp độ của giải (cấp ngành: 1;
cấp tỉnh/thành phố: 1.5; cấp nhà nước: 2).
Giảng viên trong thời gian nghỉ thai sản, chữa bệnh dài ngày được miễn, giảm
6 định mức nghiên cứu khoa học theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ hưởng trợ
cấp bảo hiểm xã hội (căn cứ Quyết định có liên quan của Hiệu trưởng).
Các trường hợp miễn, giảm khác căn cứ theo Quyết định có liên quan của Hiệu
7
trưởng.
Giảng viên đề xuất chuyển đổi thời gian dành cho giảng dạy sang tập trung vào
8 nghiên cứu khoa học, căn cứ theo Quyết định của Hiệu trưởng. Quy đổi: 1 giờ
giảng dạy = 1 giờ nghiên cứu khoa học.

2. Quy định số giờ nghiên cứu khoa học đối với các hoạt động nghiên cứu khoa
học của giảng viên, người học và minh chứng kê khai nghiên cứu khoa học
Số giờ nghiên cứu khoa học cho mỗi hoạt động nghiên cứu khoa học và yêu cầu
minh chứng cụ thể như sau:
Các hoạt động nghiên Tương đương
Stt Số giờ Minh chứng
cứu khoa học mức thưởng
1 Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

50
Các hoạt động nghiên Tương đương
Stt Số giờ Minh chứng
cứu khoa học mức thưởng
Hoàn thành đề tài cấp - Hợp đồng
1.1 5.000 giờ/đề tài
Nhà nước - Báo cáo khoa
Hoàn thành đề tài cấp bộ học của đề tài /
1.2 1.500 giờ/đề tài
và tương đương tình huống
Hoàn thành đề tài cấp được dùng cho
1.3 1.000 giờ/đề tài
Tỉnh giảng dạy
- Biên bản
nghiệm thu: đề
Hoàn thành đề tài cấp tài đạt từ trung
1.4 600 giờ/đề tài
Trường bình trở lên
- Bản thanh lý
hợp đồng
Đề xuất tên đề tài cấp
Quốc gia, cấp bộ và - 100 giờ/đề
- Bản đề xuất của
tương đương (trong danh xuất cấp Quốc
cá nhân
mục đề xuất của Trường, gia
1.5 - Danh mục đề
đề xuất này được đơn vị - 50 giờ/đề xuất
tài của đơn vị
chủ quản đưa vào danh cấp Bộ và tương
chủ quản
mục tuyển chọn chủ trì đương
đề tài)
Thuyết minh đề tài cấp - 300 giờ/đề tài - Thuyết minh
Quốc gia, cấp bộ (được cấp Quốc gia tham gia tuyển
1.6
Trường gửi tham gia - 150 giờ/đề tài chọn chủ trì đề
tuyển chọn chủ trì đề tài) cấp Bộ tài
Đề tài nghiên cứu khoa - Quyết định của
1.7 học của giảng viên đạt 100 giờ/đề tài Ban tổ chức
giải thưởng giải thưởng
Hướng dẫn nghiên cứu
- Xác nhận đề tài
1.8 khoa học sinh viên đạt 50 giờ/đề tài
đạt giải của Ban
giải cấp trường
tổ chức giải
Hướng dẫn nghiên cứu
thưởng
1.9 khoa học sinh viên đạt 100 giờ/đề tài
giải cấp Tỉnh/Bộ
Đề tài nghiên cứu khoa
1.10
học của sinh viên
Kinh phí hỗ trợ sinh viên 2 giờ chuẩn/đề
4.000.000
thực hiện đề tài nghiên tài/ giảng viên
đồng/đề tài
cứu khoa học hướng dẫn
2 Công bố kết quả nghiên cứu

51
Các hoạt động nghiên Tương đương
Stt Số giờ Minh chứng
cứu khoa học mức thưởng
Tạp chí thuộc danh mục - Bài đăng trên
ISI (trong tập hợp SCIE, Tạp chí (online
100.000.000
2.1 SSCI, AH&CI của Web 834 giờ/ bài hoặc bản in)
đồng/bài
of Science) – nhóm Q1 -Bìa & Mục lục
(theo Scimago) Kỷ yếu Hội thảo
- Tạp chí thuộc danh mục hoặc địa chỉ
ISI (trong tập hợp SCIE, website công bố
SSCI, AH&CI của Web bài tham luận
of Science) – nhóm Q2 95.000.000
2.2 790 giờ/ bài
(theo Scimago); đồng/bài
- Tạp chí thuộc danh mục
Scopus – nhóm Q1 (theo
Scimago)
- Tạp chí thuộc danh mục
ISI (trong tập hợp SCIE,
SSCI, AH&CI của Web
of Science) – nhóm Q3 90.000.000
2.3 750 giờ/ bài
(theo Scimago); đồng/bài
- Tạp chí thuộc danh mục
Scopus – nhóm Q2 (theo
Scimago)
- Tạp chí thuộc danh mục
ISI (trong tập hợp SCIE,
SSCI, AH&CI của Web
of Science) – nhóm Q4 85.000.000
2.4 710 giờ/ bài
(theo Scimago); đồng/bài
- Tạp chí thuộc danh mục
Scopus – nhóm Q3 (theo
Scimago)
Tạp chí thuộc danh mục
80.000.000
2.5 Scopus – nhóm Q4 (theo 665 giờ/ bài
đồng/bài
Scimago)
- Tạp chí thuộc danh mục
ISI (trong tập hợp SCIE,
70.000.000
2.6 SSCI, AH&CI của Web 585 giờ/ bài
đồng/bài
of Science) chưa được
xếp Q (theo Scimago)
2.7 - Tạp chí thuộc danh mục 500 giờ/ bài 60.000.000
ISI (ESCI); đồng/bài

52
Các hoạt động nghiên Tương đương
Stt Số giờ Minh chứng
cứu khoa học mức thưởng
- Tạp chí thuộc danh mục
Scopus chưa được xếp Q
(theo Scimago)
Tạp chi thuộc danh mục
35.000.000
2.8 ASEAN Ciation Index 290 giờ/ bài
đồng/bài
(ACI)
Tạp chí quốc tế có phản 20.000.000
2.9 165 giờ/ bài
biện, xuất bản trực tuyến đồng/bài
Tạp chí thuộc danh mục
10.000.000
2.10 được tính 1,0 điểm của 85 giờ/ bài
đồng/bài
Hội đồng Giáo sư
Tạp chí thuộc danh mục
7.500.000
2.11 được tính 0,75 điểm của 63 giờ/ bài
đồng/bài
Hội đồng Giáo sư
Tạp chí thuộc danh mục
5.000.000
2.12 được tính 0,5 điểm của 42 giờ/ bài
đồng/bài
Hội đồng Giáo sư
Tạp chí thuộc danh mục
2.500.000
2.13 được tính 0,25 điểm của 21 giờ/ bài
đồng/bài
Hội đồng Giáo sư
Kỷ yếu có mã số chuẩn
10.000.000
2.14 quốc tế ISBN của hội thảo 85 giờ/ bài
đồng/bài
khoa học quốc tế
Kỷ yếu có mã số chuẩn
quốc tế ISBN của hội thảo 5.000.000
2.15 42 giờ/ bài
khoa học cấp Quốc gia, đồng/bài
liên trường
- Xác nhận của
Bài hội thảo khoa học của Trưởng Khoa
2.16 giảng viên tại Hội thảo 20 giờ/ bài Tập Kỷ yếu hội
khoa học cấp Khoa thảo cấp Khoa
hàng năm
Bài báo cáo tham luận
2.17 trong các chuỗi Seminar 10 giờ/bài
của Khoa/Viện
Biên soạn tài liệu theo đặt hàng, giao nhiệm vụ, sản phẩm khoa học của Nhà
3
trường
3.1 Sách biên soạn từ kết Số giờ Tương đương Quy mô tối
quả nghiên cứu của mức tiền thiểu 200 trang

53
Các hoạt động nghiên Tương đương
Stt Số giờ Minh chứng
cứu khoa học mức thưởng
chính tác giả và tự lo
kinh phí
Tối đa 3.330 và được Lãnh
giờ/đầu sách, đạo Trường phê
- Sách chuyên khảo 400 triệu đồng
chia theo tỷ lệ duyệt chủ
số lượng tác giả trương.
Tối đa 2.915 - Văn bản đăng
giờ/đầu sách, ký yêu cầu
- Giáo trình 350 triệu đồng
chia theo tỷ lệ thẩm định
số lượng tác giả - Sản phẩm. ấn
Tối đa 2.500 phẩm
giờ/đầu sách, Biên bản
- Sách tham khảo 300 triệu đồng
chia theo tỷ lệ nghiệm thu của
số lượng tác giả Hội đồng thẩm
Tối đa 830 định do TDM
giờ/đầu sách, thành lập
- Sách hướng dẫn học tập 100 triệu đồng
chia theo tỷ lệ
số lượng tác giả
Sách biên soạn từ tài Tương đương
liệu có sẵn (người biên mức tiền
3.2 soạn phải thực hiện đúng Số giờ
quy định về bản quyền,
quyền tác giả)
Tối đa 250
giờ/đầu sách,
- Sách chuyên khảo 30 triệu đồng
chia theo tỷ lệ
số lượng tác giả Chi hội đồng
Tối đa 200 nghiệm thu,
giờ/đầu sách, thẩm định bản
- Giáo trình 25 triệu đồng
chia theo tỷ lệ thảo như đề tài
số lượng tác giả nghiên cứu
Tối đa 160 khoa học
- Sách tham khảo, chuyên giờ/đầu sách,
20 triệu đồng
đề chia theo tỷ lệ
số lượng tác giả
4 Biên soạn tài liệu theo đăng ký của cá nhân
Biên soạn từ
Sản phẩm Biên soạn mới các báo cáo
khoa học

54
Các hoạt động nghiên Tương đương
Stt Số giờ Minh chứng
cứu khoa học mức thưởng
180.000
4.1 Sách biên dịch
đồng/trang
150.000 75.000
4.2 Sách chuyên khảo
đồng/trang đồng/trang
120.000 60.000 Chi cho chủ biên,
4.3 Giáo trình
đồng/trang đồng/trang tác giả
Sách tham khảo, chuyên 100.000 50.000
4.4
đề đồng/trang đồng/trang
80.000
4.5 Sách hướng dẫn học tập
đồng/trang
5 Thưởng kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ
Bằng độc quyền sáng chế Thưởng cho tác
5.1 40 triệu đồng
(thời gian bảo hộ 20 năm) giả đã đăng ký và
Bằng độc quyền giải pháp được cấp giấy
5.2 hữu ích (thời gian bảo hộ 30 triệu đồng chứng nhận sở
10 năm) hữu trí tuệ, văn
Bằng độc quyền kiểu bằng bảo hộ, sáng
5.3 dáng công nghiệp (thời 20 triệu đồng kiến. Nhà trường
gian bảo hộ 05 năm) là chủ sở hữu các
Giấy chứng nhận đăng ký giấy chứng nhận
thiết kế bố trí mạch tích sở hữu trí tuệ,
5.4 20 triệu đồng
hợp bán dẫn (thời gian văn bằng bảo hộ,
bảo hộ 10 năm) sáng kiến này./.
Giấy chứng nhận đăng ký
5.5 nhãn hiệu (thời gian bảo 20 triệu đồng
hộ 10 năm)
Giấy chứng nhận sáng
5.6 5 triệu đồng
kiến
6 Hỗ trợ chi phí xác lập quyền cho các đối tượng sở hữu trí tuệ
- Nhãn hiệu Hỗ trợ toàn bộ Theo thực tế
- Kiểu dáng công nghiệp chi phí đăng ký hồ sơ đã chi trả
- Sáng chế/ giải pháp hữu
ích
- Bản quyền tác giả
- Chỉ dẫn địa lý, Nhãn
hiệu tập thể, Nhãn hiệu
chứng nhận

55
Những Quy định cụ thể:
- Nội dung của các công trình khoa học phải phù hợp với ngành, chuyên ngành
khoa học được đào tạo hoặc nhiệm vụ công tác được phân công của GV, NCV.
- Việc khen thưởng các bài báo quốc tế, bài báo trong nước, báo cáo khoa học
được tính khen thưởng sau khi đã trừ đi các nghĩa vụ đối với Nhà trường (về nghiên cứu
khoa học, giảng dạy, công tác khác trong năm) theo quy định hiện hành.
- Việc tính thưởng các công trình khoa học phải có tác giả chính thuộc Trường Đại
học Thủ Dầu Một. Thành viên tham gia viết bài chỉ được thưởng khi tác giả chính là
thuộc Trường.
- Tác giả chính là tác giả đầu (tên đầu tiên trong danh sách tác giả + địa chỉ, email
của Trường Đại học Thủ Dầu Một) hoặc tác giả gửi bài (người gửi bài đến tạp chí + địa
chỉ, email của Trường Đại học Thủ Dầu Một).
- Tác giả chính được hưởng 1/3 số tiền thưởng theo quy định (trường hợp có nhiều
người được xem là tác giả chính, 1/3 số tiền thưởng của công trình sẽ được chia đều cho
các tác giả chính); số tiền thưởng còn lại của công trình được chia đều cho tất cả các
đồng tác giả (kể cả tác giả chính).
- Chỉ chi thưởng cho các tác giả thuộc Trường Đại học Thủ Dầu Một. Trường
hợp tác giả chính/ đồng tác giả có thêm địa chỉ công tác khác ngoài Trường Đại học
Thủ Dầu Một, thì mức tiền thưởng được nhận của tác giả chính/ đồng tác giả được
tính như sau:
Số lượng địa Thứ tự ghi các đơn
chỉ công tác vị trong công bố Mức tiền thưởng được nhận
TT
của tác khoa học của tác (trước thuế)
giả/đồng tác giả giả/đồng tác giả
100% định mức thưởng tương ứng
Một địa chỉ Trường Đại học Thủ
1 với loại tạp chí theo quy định của
công tác Dầu Một
Trường
80% định mức thưởng tương ứng
Trường Đại học Thủ
với loại tạp chí theo quy định của
Dầu Một, Đơn vị A
Hai địa chỉ công Trường
2
tác Đơn vị A, Trường 60% định mức thưởng tương ứng
Đại học Thủ Dầu với loại tạp chí theo quy định của
Một Trường
Trường Đại học Thủ 70% định mức thưởng tương ứng
Dầu Một, Đơn vị A, với loại tạp chí theo quy định của
Đơn vị B Trường
Ba địa chỉ công Đơn vị A, Trường 50% định mức thưởng tương ứng
3 Đại học Thủ Dầu với loại tạp chí theo quy định của
tác
Một, Đơn vị B Trường
Đơn vị A, Đơn vị B, 40% định mức thưởng tương ứng
Trường Đại học Thủ với loại tạp chí theo quy định của

56
Số lượng địa Thứ tự ghi các đơn
chỉ công tác vị trong công bố Mức tiền thưởng được nhận
TT
của tác khoa học của tác (trước thuế)
giả/đồng tác giả giả/đồng tác giả
Dầu Một Trường
- Trường hợp tác giả chính/ đồng tác giả là cán bộ, giảng viên cơ hữu của Trường
có công bố khoa học trong thời gian học tập (cao học, nghiên cứu sinh) có thể để hơn một
(01) đơn vị công tác trong kết quả công bố của mình và được hưởng 100% định mức
thưởng tương ứng với loại tạp chí theo quy định của Trường.
- Chủ biên đăng ký sách chuyên khảo, giáo trình, sách tham khảo phải có trình độ
từ tiến sĩ trở lên; chủ biên sách hướng dẫn học tập phải có trình độ từ thạc sĩ trở lên. Các
trường hợp còn lại đăng ký chủ biên do Hiệu trưởng quyết định.
- Giảng viên nghiên cứu khoa học vượt định mức được hưởng chế độ làm việc
vượt định mức theo các quy định hiện hành.
- Giảng viên được hưởng nhiều mức miễn, giảm định mức giờ nghiên cứu khoa học
thì áp dụng mức miễn, giảm nhiều nhất.
- Sau khi quy đổi giờ giảng vượt định mức thành giờ nghiên cứu khoa học mà giảng
viên vẫn không hoàn thành định mức giờ nghiên cứu khoa học thì sẽ chịu chế tài theo các
quy định hiện hành.
- Giảng viên kê khai trực tuyến trên hệ thống Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học ngay sau khi hoạt động nghiên cứu khoa học được hoàn thành/chấp nhận.
- Nhà trường tổng kết số giờ hoạt động hàng năm vào ngày 15 tháng 11. Những
hoạt động kê khai sau ngày 15/11 được tính giờ nghiên cứu khoa học cho năm tiếp theo.
- Trong trường hợp tác giả đã nhận thưởng nhưng bài báo bị rút đăng bài
(Retracted) hoặc bị phát hiện vi phạm các quy tắc liêm chính học thuật theo kết luận của
Hội đồng liêm chính học thuật thì tác giả phải hoàn lại toàn bộ mức thưởng đã nhận của
bài báo.
- Đề tài cấp Trường:
 Đề tài cấp Trường hoàn thành và có công bố kết quả nghiên cứu theo hợp đồng
được cấp đủ 100% kinh phí đã phê duyệt
 Đề tài hoàn thành trong thời gian phê duyệt, sau 12 tháng tính từ ngày nghiệm
thu vẫn không công bố được sản phẩm (không đăng bài trên tạp chí chuyên
ngành hoặc kỷ yếu hội thảo khoa học từ cấp trường trở lên): thu hồi 20% kinh
phí phê duyệt.
 Đề tài hoàn thành quá thời hạn:
 Quá hạn trong 3 tháng: thu hồi 30% kinh phí phê duyệt;
 Quá hạn trong 6 tháng: thu hồi 50% kinh phí phê duyệt;
 Quá hạn trên 6 tháng: thu hồi 100% kinh phí phê duyệt
III. ĐỊNH MỨC CHI THÙ LAO CHO HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, HỘI THẢO
KHOA HỌC
STT Nội dung chi Định mức chi Ghi chú

57
Chi họp Hội đồng Khoa học (Hội đồng tư vấn, thẩm định) cấp ngành và cấp
I
Trường
Chủ tịch Hội đồng 800.000 đồng/người/HĐ
Thành viên Hội đồng 500.000 đồng/người/HĐ
Thư ký khoa học 240.000 đồng/người/HĐ
II Chi hội thảo khoa học
1 Hội thảo cấp Quốc gia trở lên
Người chủ trì 2.000.000 đồng/người/ngày
Thư ký hội thảo 240.000 đồng/người/ngày
Báo cáo viên trình bày (tham luận)
2.000.000 đồng/báo cáo
tại hội thảo
Báo cáo khoa học (tham luận) được
Ban tổ chức hội thảo cho đăng trong 1.000.000 đồng/báo cáo
kỷ yếu (không trình bày tại hội thảo)
Thành viên các ban 200.000 đồng/người/ngày
Thù lao đọc phản biện các báo cáo 200.000 đồng/báo cáo Tối đa 02
gửi cho hội thảo phản biện/báo
cáo
2 Hội thảo cấp Trường
Người chủ trì 600.000 đồng/người/ngày
Thư ký hội thảo 240.000 đồng/người/ngày

Báo cáo viên trình bày (tham luận) 400.000 đồng/báo cáo
tại hội thảo
Thành viên các ban 150.000 đồng/người/ngày
Thù lao đọc phản biện các báo cáo 200.000 đồng/báo cáo Tối đa 02
gửi cho hội thảo phản biện/báo
cáo
III Định mức chi HĐ thẩm định (viết giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham
khảo, tài liệu hướng dẫn học tập)
1 Chi hội đồng xét duyệt đề cương
Chủ tịch Hội đồng 500.000 đồng/người/Hội
đồng
Thành viên hội đồng 400.000 đồng/người/Hội
đồng
Ủy viên kiêm Thư ký khoa học 300.000 đồng/người/Hội
đồng
2 Chi hội đồng thẩm định bản thảo
Chủ tịch Hội đồng 600.000 đồng/người/Hội
đồng

58
Thành viên Hội đồng 500.000 đồng/người/Hội
đồng
Ủy viên kiêm Thư ký khoa học 400.000 đồng/người/Hội
đồng
IV Định mức chi thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường (cấp Cơ sở),
đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
1 Chi hội đồng xét duyệt đề cương đề tài giảng viên
Chủ tịch Hội đồng 500.000 đồng/người/Hội
đồng
Thành viên hội đồng 400.000 đồng/người/Hội
đồng
Ủy viên kiêm Thư ký khoa học 300.000 đồng/người/Hội
đồng
2 Chi tổ thẩm định kinh phí thực hiện đề tài
Tổ trưởng 500.000 đồng/người/đề tài
Tổ viên 400.000 đồng/người/đề tài
3 Chi hội đồng nghiệm thu đề tài giảng viên
Chủ tịch Hội đồng 600.000 đồng/ người/ Hội
đồng
Thành viên Hội đồng 500.000 đồng/người/ người/
Hội đồng
Ủy viên kiêm Thư ký khoa học 400.000 đồng/người/ người/
Hội đồng
4 Chi hội đồng xét duyệt đề cương đề tài sinh viên
Chủ tịch Hội đồng 3 giờ chuẩn/người/Hội đồng
Thành viên hội đồng 2 giờ chuẩn/người/Hội đồng
Ủy viên kiêm Thư ký khoa học 1.5 giờ chuẩn/người/Hội
đồng
5 Chi tổ thẩm định kinh phí thực hiện đề tài
Tổ trưởng 150.000 đồng/người/đề tài
Tổ viên 100.000 đồng/người/đề tài
6 - Chi hội đồng nghiệm thu đề tài sinh viên,
- Chi Hội đồng xét Giải thưởng về KH&CN Đại học Thủ Dầu Một
Chủ tịch Hội đồng 4 giờ chuẩn/người/Hội đồng
Thành viên Hội đồng 3 giờ chuẩn/người/Hội đồng
Ủy viên kiêm Thư ký khoa học 2 giờ chuẩn/người/Hội đồng
5% Chi quản lý (công tác
8 Quản lý đề tài, biên soạn tài liệu phục vụ, văn phòng phẩm,
điện nước…)

59
- Hội thảo khoa học cấp khoa vận dung chi bằng 50% cấp trường.

60
Phụ lục 6. Quy định về việc quản lý các đơn vị có dấu tròn

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM DỊCH VỤ - CÓ DẤU TRÒN
A. Nguyên tắc chung:
Trường quản lý thống nhất các trung tâm, đơn vị sản xuất kinh doanh-dịch vụ-
nghiên cứu có dấu tròn trực thuộc Trường là đơn vị hạch toán độc lập (sau đây gọi tắt là
Đơn vị) (phụ lục 6.1).
Các Đơn vị phải xây dựng quy chế tài chính. quy chế thu chi nội bộ, trên cơ sở
hướng dẫn số TDM và trình duyệt theo quy định
Các Đơn vị phải hoạt động trên nguyên tắc có hiệu quả, tự cân đối, lấy thu bù chi.
Cán bộ viên chức được Trường bổ nhiệm phụ trách Đơn vị phải hoàn toàn chịu
trách nhiệm về hoạt động, hiệu quả và hậu quả hoạt động của đơn vị mình trước pháp luật
của Nhà nước, và quy định của Trường.
B. Quy định về thực hiện công tác kế toán:
1. Chế độ kế toán:
Đối với các đơn vị chỉ có hoạt động sự nghiệp có thu: Thực hiện chế độ kế toán
theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc Hướng
dẫn Chế độ Kế toán Hành chính Sự nghiệp.
2. Chứng từ kế toán:
 Đơn vị sử dụng và quyết toán ấn chỉ thuế (hoá đơn) với cơ quan thuế.
 Mọi khoản thu-chi đều phải lập chứng từ kế toán đúng mẫu, đủ yếu tố, làm căn
cứ ghi sổ kế toán, chứng từ phải được lưu trữ đầy đủ cùng với sổ kế toán theo hướng dẫn
của chế độ kế toán.
3. Báo cáo kế toán: Các đơn vị phải thực hiện theo đúng yêu cầu lập và cung cấp
báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán hiện hành và các cơ quan quản lý.
Ngoài ra, các đơn vị phải thực hiện việc báo cáo kế toán, tài chính đối với trường (thông
quan Phòng Tài chính-Kế toán) như sau:
 Hàng năm, các đơn vị phải lập dự toán tài chính của đơn vị, dự toán ngân sách
hoạt động hàng năm được lập theo của quy chế.
 Hàng quý, sau khi thực hiện kê khai thuế với cơ quan thuế, các đơn vị gửi 1
bảng photo hồ sơ khai thuế (có xác nhận “Đã nhận” của cơ quan thuế) về Phòng Tài
chính – Kế toán.
 Hàng quý lập báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu, báo cáo thu nhập cá
nhân nộp về Phòng Tài chính-Kế toán chậm nhất là 5 ngày sau khi kết thúc quý.
 Cuối năm dương lịch lập báo cáo năm, nộp về Phòng Tài chính-Kế toán chậm
nhất là 10 ngày sau khi kết thúc năm.
4. Kiểm tra kế toán. kiểm toán
 Hàng quý: do Phòng Tài chính - Kế toán tiến hành, kiểm tra báo cáo quyết toán
quý.

61
 Hàng năm: do Phòng Tài chính - Kế toán tiến hành, kiểm tra báo cáo quyết
toán theo năm dương lịch.
 Đầu năm tài chính, các đơn vị phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ (đối đơn
vị sự nghiệp) để trình Hiệu trưởng TDM duyệt, thông qua hàng năm (trình thông qua
P.TC-KT)
 Các đơn vị có dấu tròn phải thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính năm
và gửi BCTC đã được kiểm toán độc lập về trường trong năm tiếp theo.
C. Quy định về quản lý và nghĩa vụ tài chính:
 Đơn vị phải mở tài khoản tại Ngân hàng để phản ảnh các khoản thu, chi của
hoạt động của đơn vị.
 Đơn vị có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế theo quy định của cơ quan thuế.
 Nộp nghĩa vụ cho Trường theo định kỳ hàng quý về Phòng Tài chính-Kế toán,
theo tỉ lệ quy định (phụ lục 6.1). Trường sẽ thực hiện kiểm tra các khoản thu thông qua
việc kiểm tra biên lai thu học phí do các Đơn vị cấp cho học viên và tờ khai thuế đối nộp
cho cơ quan thuế.
D. Trích quỹ và sử dụng các quỹ sau chênh lệch thu chi
1. Xử lý chênh lệch thu chi
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác
theo quy định; phần chênh lệch thu lớn hơn chi (thu, chi hoạt động thường xuyên), đơn vị
được sử dụng theo trình tự như sau:
 Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triển hoạt động
sự nghiệp;
 Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
đã được Hiệu trưởng TDM duyệt theo quy định;
 Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ bổ sung thu nhập. Mức trích lập
quỹ do trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của đơn vị đã
được Hiệu trưởng TDM duyệt theo quy định.
2. Sử dụng các quỹ
Việc sử dụng các quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, phúc lợi, bổ
sung thu nhập căn cứ vào Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đã được Hiệu trưởng TDM
duyệt theo quy định.
E. Tổ chức thực hiện:
 Phòng Tài chính-Kế toán có trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn và kiểm tra việc
thực hiện công tác kế toán, quản lý tài chính, tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của
các Đơn vị theo quy định này. Hàng quý, năm tổng hợp số liệu từ báo cáo của Đơn vị để
báo cáo Hiệu trưởng TDM.
 Hiệu trưởng TDM yêu cầu các Trưởng Đơn vị thực hiện nghiêm túc quy định
này, và chịu trách nhiệm trước nhà trường và pháp luật về những sai phạm do không tuân
thủ các văn bản pháp quy.
 Các trung tâm, viện dịch vụ có dấu tròn & nghĩa vụ nộp trường theo bảng sau:

62
Stt Tên trung tâm Tỉ lệ nộp
1 Trung tâm Công nghệ Thông Tin 45% doanh thu

2 Trung tâm Đào tạo Kỹ Năng XH 45% doanh thu

3 Trung tâm Ngoại ngữ 45% doanh thu

4 Trung tâm Đào tạo theo nhu cầu xã hội 45% doanh thu

5 Trung tâm Kiểm định và tư vấn xây dựng 70% trên lợi nhuận

6 Viện Phát triển Ứng dụng 70% trên lợi nhuận

63

You might also like