Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tại cảnh đầu tiên:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm


Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
– Lối miêu tả gợi lên bức tranh của cảnh chiều hôm trong con mắt của kẻ nhớ nhà. Khoảng
thời gian “chiều hôm” khiến cho Kiều thấm thía nỗi buồn thân phận của chính mình
Sử dụng hình ảnh ẩn dụ “cánh buồm” giàu giá trị biểu đạt, tác giả đã cùng lúc thể hiện ngoại
cảnh song song với nội tâm nhân vật:
– Giữa của bể, cánh buồm nhỏ nhoi, lặng lẽ, đơn độc trong sự mênh mông, bát ngát của
không gian, một mình lênh đênh dưới ánh sáng le lói cuối cùng của buổi chiều tà
– Con thuyền từ góc nhìn của Kiều cứ mỗi lúc một xa, rồi dần biến mất. Không ai biết khi
nào thì con thuyền đó tìm được bến bờ neo đậu.
– Từ hình ảnh “con thuyền”, ta nhận ra điểm chung với số phận của Kiều. Cuộc đời nàng kể
từ giờ cũng lênh đênh giữa dòng đời biến động, không biết bao giờ mới có cơ hội sum họp,
đoàn tụ với những người thân yêu.
=> Cảnh đầu tiên đã phản chiếu nỗi buồn, nhớ thương quê hương da diết của một kẻ lưu lạc
như Kiều. Trong văn học xưa, không gian buổi chiều thường được gắn với nỗi buồn man
mác. Trong trường hợp của Kiều, nỗi buồn ở đây là khát khao của nàng về một ngày được
sum họp.
Tại cảnh thứ hai:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
– Sử dụng hình ảnh ẩn dụ “hoa trôi”, tác giả đã làm rõ nỗi buồn và thân phận lênh đênh, nổi
chìm của Thúy Kiều.
– Sử dụng câu hỏi tu từ, tác giả như xoáy vào tâm hồn người đọc những trăn trở, xót xa cho
một kiếp người mỏng manh, phiêu bạt. Đồng thời cho thấy sự mất phương hướng, băn
khoăn, thấp thỏm của nhân vật
– Hai tiếng “về đâu” cuối câu thơ tạo nên cảm giác xa vắng, vô định, tương đồng với hoàn
cảnh hiện tại của Kiều. Vốn Kiều tìm đến với thiên nhiên để giải tỏa nỗi chất chứa trong
lòng, thế nhưng càng nhìn cảnh, tâm trạng lại nàng lại càng rối bời thêm
– Hai câu thơ tạo dựng được một bức tranh tương phản với cảnh đầu tiên: Một bên là không
gian cửa bể lúc thủy triều lên, một bên là hình ảnh cánh hoa tàn trôi man mác, lững lờ. Qua
đó, tác giả làm nổi bật sự nhỏ bé, lênh đênh của cả con thuyền và những cánh hoa đã tàn,
gợi nhắc về cuộc sống không chắc chắn của người trong cảnh.
=> Nội dung cảnh thứ hai nhằm ẩn dụ cho số phận bạc bẽo, nổi chìm giữa dòng đời của
Thúy Kiều, tương lai mù mịt, không biết sẽ bị trôi dạt về nơi nào
Tại cảnh thứ ba:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
– Trong cảnh này, người đọc có thể dễ dàng liên tưởng đến thiên nhiên mùa xuân trong tiết
thanh minh, từng xuất hiện trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. Tuy nhiên, thay vì “cỏ non
xanh tận chân trời” đầy sức sống thì sang đến cảnh này, cỏ đã mang hình ảnh “nội cỏ rầu
rầu” với sắc xanh héo úa, thiếu sức sống, trải dài từ mặt đất đến chân mây.
– Những nét vẽ không gian lần lượt hiện ra qua hình ảnh “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất”,
từ đó gợi một không gian mênh mông, rộng lớn, khiến Kiều phải sống trong sự cô đơn
không lối thoát
– Sử dụng từ láy “rầu rầu”, tác giả vẽ nên cả một vùng cỏ cây tàn héo, và gợi nỗi sầu thương
cô lẻ. Cảnh nơi xứ lạ như tương đồng với tâm trạng của của Kiều, nhuốm một màu tâm tư
của kiếp người phiêu bạt, khiến nỗi “rầu rầu” ấy tràn ngập và lan tỏa khắp không gian
– Sử dụng từ láy “xanh xanh” đã góp phần gợi tả một sắc xanh nhạt nhòa, xa cách, tê tái.
Cũng là xanh nhưng khác với sắc xanh của mùa xuân, màu xanh nơi lầu Ngưng Bích mang
một nỗi buồn da diết.
=> Sự vắng lặng bao trùm cảnh vật làm cho không gian trở nên rợn ngợp, cô liêu, tô đậm
tiếng lòng thổn thức của người trong cảnh. Cảnh vật không gian xung quanh mờ mịt như
tương lai của Kiều, thấm thía sự cô đơn, nhỏ nhoi của thân phận.
Tại cảnh cuối:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
– Bức tranh thiên nhiên được miêu tả qua những hình ảnh dữ dội và đầy biến động: Gió giận
dữ cuốn mặt duềnh; sóng ầm ầm kêu réo thủy triều. Tiếng sóng lớn đến nỗi Kiều còn có
cảm giác những con sóng đang bủa vây ngay sát bên mình. Âm thanh dữ dội của tiếng sóng
như thay cho tiếng gào thét của lòng người khi phải rơi vào cảnh ngộ bẽ bàng, tê tái.
– Hình ảnh thiên nhiên giận dữ là một ẩn dụ, cảnh báo về những biến cố kinh hoàng sắp sửa
ập xuống cuộc đời Kiều. Đó có thể là số phận sắp sửa chôn vùi nàng hoặc một tương lai đầy
sóng gió đang chờ nàng phía trước.
– Việc quan sát cảnh vật từ xa đến gần, miêu tả màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh
đến động đã góp phần diễn tả diễn biến tâm trạng từ buồn man mác, mông lung đến bão táp
với những lo lắng trong nội tâm nhân vật Kiều
=> Giữa chốn xa lạ, Kiều chỉ có thiên nhiên làm bạn để cùng sẻ chia “tấm lòng’’ với nàng.
Đó chính là thời khắc Kiều nhận ra nỗi niềm tự thương thân.
=> Qua cảnh cuối, thiên nhiên được miêu tả vô cùng chân thực, sinh động nhưng cũng
mang đậm góc nhìn chủ quan từ nhân vật chính. Cảnh được thể hiện dựa theo tâm trạng, vận
dụng quy luật: “Cảnh nào cảnh cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Nghệ thuật được sử dụng trong 8 câu cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích
– Điệp ngữ “buồn trông” kết hợp với các hệ thống hình ảnh giàu sức biểu cảm đã diễn tả nỗi
buồn ngày càng tăng với nhiều sắc độ khác nhau. Từ nỗi cô đơn cho đến nỗi buồn vô vọng,
vô tận
– Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, với lối tả “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”, câu
thơ vừa là thực cảnh mà cũng vừa là tâm cảnh. Cảm xúc của Thúy Kiều tác động tới toàn bộ
cảnh vật mà nàng nhìn thấy. Trong đó, cảnh nào cũng buồn, u ám hiu quạnh
– Sử dụng thành công hệ thống từ ngữ tả cảnh: tính từ, từ láy
– Thay đổi nhịp thơ ở 2 câu cuối: từ chậm buồn thành gấp gáp
– Phép đối lập giữa 2 câu cuối và 6 câu trước: âm thanh dữ dội đối lập với khung cảnh ảm
đạm
– Hình ảnh được tả từ xa đến gần theo sự thay đổi điểm nhìn của nhân vật

You might also like