Một số giải pháp nâng cao chất lượng địch thuậtcho sinh viên Việt Nam - Copy (1) -1-1

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 19

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

DICH THUẬT CHO SINH VIÊN TIẾNG ANH HIỆN NAY


(Some suggested solutions to the quality improvement of translation for the
Vietnamese students of English nowadays)
PGS.TS. Nguyễn Đăng Sửu
Tóm tắt
Dịch là một kỹ năng tổng hợp, nó đòi hỏi người biên, phiên dịch phải nắm vững và sử
dụng thành thạo cả ngôn ngữ nguồn lẫn ngôn ngữ đích. Ngoài ra, họ còn phải có
những kiến thức văn hóa của cả hai dân tộc. Bài viết này đề cập đến những khó khăn
và những lỗi thường mắc của sinh viên tiếng Anh khi học môn dịch .Chúng tôi cũng
mạnh dạn đề xuất một vài biện pháp nâng cao chất lượng trong quá trinh học môn
dịch của sinh viên tiếng Anh hiện nay.
Từ khóa: dịch; ngôn ngữ; nguồn; đích; văn hóa; chất lượng
Abstract
Translation is a comprehensive skill which requires both translators and interpreters
to grasp and make fluent use of source language and target language. Apart from that
thay are to get the cultural knowledge of the two nations. This article refers to the
dificulties and the common mistakes made by students of English in learning
translation. We strongly suggest some measures to promote the quality of translation
for students in their participation of learning translattion nowadays.
Keywwords: translation; linguistics; source; target; culture; quality

I- Một số lý luận cơ bản trong dịch thuật


1.1 Các quan điểm về dịch thuật
Theo các nhà ngôn ngữ học, dịch là một hiện tượng phức tạp và đa dạng, một
loại hình hoạt động đặc biệt thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Vì lẽ đó có
rất nhiều định nghĩa về dịch thuật được đưa ra dựa trên thực chất của quá trình dịch
là sự chuyễn mã thông tin từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Theo Newmark
(Newmark, Peter) (1977) thì “ Dịch thuật là việc chuyển văn bản này sang một văn
bản khác theo cách tác giả muốn thể hiện khi viết văn bản đó”, còn Nida ( 1975:95)
thì đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn: “ Dịch thuật là sự tái tạo lại trong ngôn ngữ tiếp
nhận sự tương đương tự nhiên và gần sát nghĩa nhất thông điệp của ngôn ngữ gốc,
trước hết là về nghĩa và sau đó là về phong cách”.
Thuật ngữ dịch thuật (translation) có nội hàm rất rộng. Nó có nghĩa là một quá
trình chuyển đổi văn bản ở ngôn ngữ gốc sang văn bản ở ngôn ngữ dịch. Nhưng ở
ngôn cảnh khác nó lại chỉ một sản phẩm của quá trình nói trên. Đôi khi thuật ngữ này
còn được dùng với ý nghĩa bao trùm cả quá trình chuyển dịch văn bản ở dạng nói
được gọi là phiên dịch (interpreting). Nó có thể ám chỉ quá trình dịch thuật của con
1
người nhưng có khi nó cũng bao hàm quá trình dịch của máy (dịch máy). Hiện tại có
rất nhiều định nghĩa về dịch thuật (con số có thể đến hàng trăm), mỗi định nghĩa đều
làm sáng tỏ một vài khía cạnh quan trọng của khái niệm “dịch thuật” song gần như
chưa có một định nghĩa đơn lẻ nào bao hàm được hết đặc điểm phức tạp, đa dạng và
rất khó nắm bắt của khái niệm này. (Điều này giải thích vì sao các nhà lý luận dịch
hiện nay có xu hướng coi nghiên cứu dịch thuật là một khoa học liên ngành hơn là
một phân ngành nghiên cứu độc lập). Vấn đề sẽ rất phức tạp nếu đi sâu vào bàn luận
sự hợp lý hay đúng sai của các định nghĩa khác nhau về dịch thuật và đây cũng
không thật sự là việc làm cần thiết. Tuy vậy để tiện cho việc nhìn nhận một cách
tương đối rành mạch về đối tượng nghiên cứu ta có thể lấy một quan điểm được
nhiều người thừa nhận làm cơ sở. Jakobson (1959/2000) trong chuyên luận nổi tiếng
"On lingistic aspects of translation"(về các bình diện ngôn ngữ học của dịch thuật) đã
chỉ ra ba loại hình dịch thuật:
1) Dịch nội ngôn (Intralingual translation) là kiểu dịch trong cùng một ngôn ngữ
gồm diễn đạt lại hoặc diễn giải ngôn ngữ (rewording and paraphrasing).
2) Dịch liên ngôn (Interlingual translation) là kiểu dịch từ một ngôn ngữ sang ngôn
ngữ khác.
3) Dịch liên ký hiệu (Intersemiotic translation) là sự chuyển dịch ký hiệu ngôn ngữ
sang ký hiệu phi ngôn ngữ như từ văn bản ngôn ngữ sang điện ảnh.
1.2. Bản chất của dịch thuật
Quá trình dịch diễn ra rất phức tạp nhưng có thể nói một cách ngắn gọn là sự
chuyển dịch văn bản ngôn ngữ nguồn sang văn bản ngôn ngữ đích qua các quá trình
xảy ra trong trí nhớ người dịch gồm 2 giai đoạn: 1) Phân tích văn bản thuộc ngôn ngữ
nguồn thành sự biểu hiện ngữ nghĩa mang tính phổ niệm và 2) Tổng hợp sự biểu hiện
ngữ nghĩa đó thành văn bản thuộc ngôn ngữ đích.
Swain (1985) đã phát triển từ định nghĩa của Hymes (1971) về quá trình dịch dựa
trên bản chất của năng lực giao tiếp (communicative competence) gồm 4 thành tố:
a- Năng lực ngữ pháp: kiến thức về quy tắc tổ chức mã ngôn ngữ bao gồm từ vựng
và cấu tạo từ, phát âm hoặc chữ viết và cấu trúc câu.
b- Năng lực ngôn ngữ xã hội học: kiến thức và khả năng tạo ra và hiểu các phát
ngôn phù hợp với ngữ cảnh.
c- Năng lực diễn ngôn: khả năng kết hợp hình thức và ý nghĩa để tạo được ngôn bản
viết hoặc nói ở các thể loại khác nhau một cách mạch lạc cả về hình thức và ý nghĩa.
d- Năng lực chiến lược: khả năng áp dụng các chiến lược giao tiếp để giao tiếp
thành công hoặc đền bù những ngừng trệ giao tiếp một cách hiệu quả.
Bell (1991) đã nghiên cứu quá trình dịch thuật dựa trên lý thuyết thông tin
(information theory) và phát triển mô hình quá trình dịch thuật từ mô hình giao tiếp
đơn ngữ, gồm các bước như sau:

2

Người gửi Kênh Tín hiệu Kênh Người nhận


(chứa thông điệp)

Nội dung
Hình 1: Quá trình giao tiếp đơn ngữ
(Nguồn: Bell, 1991)
9 bước làm thành quá trình giao tiếp đơn ngữ:
1. Người gửi chọn thông điệp và mã
2. Mã hóa thông điệp
3. Chọn kênh
4. Truyền tín hiệu chứa đựng thông điệp
5. Người nhận nhận tín hiệu chứa thông điệp
6. Nhận diện mã
7. Giải mã tín hiệu
8. Tri nhận thông điệp, và
9. Hiểu thông điệp
Quá trình này tiếp diễn liên tục bao gồm các chu trình trong đó người gửi hóan
đổi vai trò với người nhận để làm thành một quá trình giao tiếp liên hoàn.
Tương tự như vậy, quá trình dịch cũng diễn ra gồm 9 bước nhưng phức tạp hơn
do sự tham gia của 2 ngôn ngữ và các thành phần tham gia giao tiếp cũng nhiều và
phức tạp hơn:

Mã 1

Người gửi Kênh Tín hiệu Kênh Người dịch


(chứa thông diệp)

Nội dung 1

Mã 2

3
Người nhận Kênh Tín hiệu Kênh
(chứa thông điệp) 2

Nội dung 2

Hình 2: Quá trình dịch


(Nguồn : Bell, 1991)
9 bước của quá trình dịch là:
1. Người dịch nhận tín hiệu 1 có chứa thông điệp
2. Nhận diện mã 1
3. Giải mã tín hiệu 1
4. Tri nhận thông điệp
5. Hiểu thông điệp
6. Người dịch chọn mã 2
7. Mã hóa thông điệp bằng mã 2
8. Chọn kênh
9. Truyền tín hiệu 2 có chứa thông điệp
Từ quan niệm về quá trình giao tiếp đơn ngữ và giao tiếp đa ngữ (qua dịch thuật)
này, Bell (1991) đã đề xuất một mô hình dịch thuật giữa hai ngôn ngữ như sau:

Trí nhớ
Văn bản
Ngôn ngữ
nguồn Phân tích

Biểu hiện
Ngữ nghĩa
Văn bản
Ngôn ngữ
đích
Tổng hợp

Hình 3: Mô hình quá trình dịch thuật


(Nguồn : Bell, 1991)

Như vậy, người dịch là người thực hiện toàn bộ quá trình giao tiếp đặc biệt này.
Do vậy dịch giả phải có năng lực giao tiếp ở cả hai ngôn ngữ nguồn và đích để thực
hiện thành công quá trình dịch.
1.3. Một số phương pháp dịch chính

4
Lịch sử nghiên cứu dịch thuật cho thấy một cuộc tranh luận triền miên từ thời cổ
đại (từ Cicero và Jerome, 106 BC) tới nay về vấn đề nên dịch thế nào cho đúng, cho
phù hợp. Vấn đề chính ở đây là sự cân bằng giữa hai thái cực: dịch bám sát văn bản
gốc (literal) và dịch thóat khỏi sự ràng buộc của văn bản gốc (free). Hai đường hướng
dịch thuật này thường được gọi là dịch ngữ nghĩa (sematic translation) và dịch thông
báo (commnicative translation).
Theo các nhà nghiên cứu dịch thuật (như Newmark, Nida, House) dịch thông báo
(communicative) là cách dịch nhằm tạo ra cho người đọc bản dịch tiếp nhận một cách
dễ dàng nhất tương tự như người đọc ngôn ngữ nguồn. Dịch ngữ nghĩa (semantic) là
cách dịch nhằm chuyển đổi càng sát càng tốt trong chừng mực ngữ nghĩa và ngữ
pháp cho phép nghĩa văn cảnh của bản gốc sang bản dịch. Sự khác nhau cơ bản của
hai đường hướng dịch này là đối tượng hướng tới của quá trình dịch. Dịch thông báo
hướng tới người tiếp nhận bản dịch với các ưu tiên chính là sự thông hiểu, sự dễ dàng
tiếp nhận thông điệp cần truyền tải cùng tác động của nó đối với người nhận. Dịch
ngữ nghĩa hướng tới việc xây dựng bản dịch sao cho trung thành với bản gốc về nội
dung ngữ nghĩa, kể cả các nét nghĩa thuộc nền văn hóa ngôn ngữ gốc.
Nhìn từ góc độ quan hệ của bản dịch với ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích thì
hai đường hướng dịch là dịch ngữ nghĩa và dịch thông báo khác nhau đáng kể. Dịch
ngữ nghĩa vốn chủ trương trung thành với văn bản gốc gần gũi hơn với ngôn ngữ
nguồn về các đặc điểm cơ bản như từ vựng - ngữ pháp, phong cách, hình thức tổ
chức văn bản và các nét nghĩa văn hóa. Dịch thông báo vốn chủ trương đạt tới sự dễ
hiểu cho người tiếp nhận bản dịch và hiệu quả giao tiếp nên gần gũi hơn với ngôn
ngữ đích về các đặc điểm nói trên. Larson (1984) dựa trên hai tiêu chí là hình thức và
ý nghĩa của văn bản để phân loại dịch. Ông gọi đường hướng thứ nhất là cách dịch
dựa trên hình thức (form-based) và đường hướng thứ hai là dịch dựa trên ý nghĩa
(meaning-based).
Tuy nhiên Newmark cũng lưu ý rằng cách thức hay phương pháp dịch cũng còn
tuỳ thuộc vào kiểu loại văn bản. Thường đối với văn bản thuộc loại biểu cảm thì hay
sử dụng loại dịch ngữ nghĩa. Các văn bản thông báo hoặc kêu gọi thuyết phục thường
hay được dịch bằng phương pháp thông báo. Nhưng có những trường hợp hai đường
hướng dịch tưởng chừng như khá xa nhau này lại trùng hợp ở loại văn bản chuyển tải
thông điệp có tính phổ quát chung chung mà không phải là văn bản chứa thông điệp
mang tính văn hóa đặc thù, khi mà nội dung được biểu đạt cũng quan trọng như cách
thức biểu đạt.
Tương tự như vậy, Newmark (1988) đã đề xuất 8 phương pháp dịch được chia
thành hai nhóm chính là dịch ngữ nghĩa và dịch thông báo. Dưới đây ta sẽ xem xét
các phương pháp thuộc hệ thống mà Newmark đã đề xuất với thực tiễn dịch Anh -
Việt.
5
Newmark (1988) đã đề nghị một hệ thống phương pháp dịch thông thường
và sắp xếp chúng theo sơ đồ hình chữ V như sau:
Ngôn ngữ gốc Ngôn ngữ dịch
Dịch đối từ Phỏng dịch

Dịch nguyên văn Dịch tự do

Dịch trung thành Dịch đặc ngữ

Dịch ngữ nghĩa Dịch thông báo

Sơ đồ hình chữ V với hai vế trái và phải biểu hiện mối quan hệ với ngôn ngữ gốc
và ngôn ngữ dịch của các phương pháp. Gần nhất với ngôn ngữ gốc là phương pháp
dịch chữ đối từ, càng xuống dưới các phương pháp thuộc nhánh trái (dịch ngữ nghĩa)
càng xa rời ngôn ngữ gốc và khoảng cách tới ngôn ngữ dịch vì thế cũng gần lại.
Cũng như vậy sát với ngôn ngữ đích nhất là phương pháp dịch phóng tác (adaptation)
và càng xuống dưới các phương pháp thuộc nhóm dịch thông báo càng rời xa ngôn
ngữ đích và gần hơn với ngôn ngữ gốc. Hai phương pháp ở đáy chữ V đồng thời
cũng là đại diện cho hai đường hướng chính là dịch ngữ nghĩa và dịch thông báo có
những điểm trùng nhau, vị trí của mỗi phương pháp trên sơ đồ hình chữ V chỉ
khoảng cách của chúng với ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch, đồng thời cũng phản ảnh
đặc điểm của sản phẩm dịch được tạo bởi phương pháp tương ứng: bản dịch mang
nhiều đặc điểm của ngôn ngữ nguồn hơn hay của ngôn ngữ đích hơn cũng như nó
gần gũi hay xa lạ với người đọc ngôn ngữ đích hơn. Newmark đã trình bày ngắn gọn
các đặc điểm và ứng dụng của từng phương pháp dịch như sau:
1- Phương pháp dịch từ đối từ (Word - for - word translation) là cách dịch trực tiếp
từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích ở đơn vị từ, trật tự từ của ngôn ngữ gốc được
giữ nguyên, từ được dịch bằng nghĩa thông thường nhất của chúng trong từ điển, tách
rời văn cảnh. Bản dịch rất sát với văn bản gốc, về hình thức mang nhiều đặc điểm
của ngôn ngữ gốc và dĩ nhiên xa lạ với ngôn ngữ đích, thậm chí khó hiểu với người
đọc ở ngôn ngữ đích.
2- Dịch nguyên văn (Literal translation), bản dịch rất gần gũi với văn bản ngôn ngữ
nguồn về hình thức. Các cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn được chuyển dịch
sang các cấu trúc gần nhất ở ngôn ngữ đích. Từ vựng vẫn được dịch một cách đơn lẻ,
tách rời khỏi văn cảnh.
3- Dịch trung thành (Faithful translation): Bản dịch tương đối gần gũi với văn bản
ngôn ngữ nguồn về hình thức. Người dịch cố gắng tái tạo ý nghĩa văn cảnh một cách
chính xác trong các ràng buộc và hạn chế của cấu trúc ngữ pháp trong ngôn ngữ đích.
6
Các từ văn hóa được chuyển giao nguyên xi sang văn bản dịch. Bản dịch được tái
tạo chủ yếu bằng hình thức của văn bản ngôn ngữ nguồn từ cấu trúc ngữ pháp tới cấu
trúc văn bản và chứa đựng nhiều cách diễn đạt xa lạ, khác thường với ngôn ngữ đích.
4- Dịch ngữ nghĩa (Semantic translation), bản dịch khá xa rời những ràng buộc của
ngôn ngữ nguồn, do đó gần gũi rất nhiều với ngôn ngữ đích. Bản dịch chứa đựng
đầy đủ các ý nghĩa và nét nghĩa của văn bản gốc, kể cả nét nghĩa tạo ra giá trị thẩm
mĩ (aesthetic value) của văn bản gốc. Người dịch có tính đến người đọc ở ngôn ngữ
đích do vậy bản dịch linh hoạt hơn, ít cứng nhắc và ít bị lệ thuộc vào các quy tắc của
ngôn ngữ nguồn so với các cách dịch đã đề cập ở trên. Bản dịch cũng chấp nhận
những sáng tạo của người dịch.
5- Dịch thông báo (communicative translation) là phương pháp dịch đứng đầu
nhóm thuộc đường hướng "dịch thông báo". Phương pháp này có nhiều đặc điểm
trùng với phương pháp dịch ngữ nghĩa ở mức độ gần gũi với ngôn ngữ nguồn và
ngôn ngữ đích. Tuy nhiên điểm khác biệt cơ bản của phương pháp này so với các
phương pháp thuộc nhóm ngữ nghĩa là nó hướng trọng tâm vào đối tượng người đọc
ở ngôn ngữ đích và mọi nỗ lực của người dịch nhằm tạo ra sự dễ hiểu cho người đọc
bản dịch, tức là đảm bảo cho quá trình "giao tiếp" của dịch thuật thành công. Đặc
điểm chính của phương pháp dịch thông báo là:
- Chuyển dịch chính xác ý nghĩa văn cảnh của văn bản gốc.
- Tạo ra nội dung và hình thức của văn bản dịch dễ dàng được chấp nhận và dễ
hiểu cho người đọc.
6- Dịch đặc ngữ (idiomatic translation) là phương pháp dịch nhằm tái tạo thông
điệp của bản gốc với nhiều sáng tạo ở ngôn ngữ đích. Cách diễn đạt bình thường ở
văn bản gốc được dịch bằng cách diễn đạt đặc ngữ ở văn bản dịch. Bản dịch chứa
đựng nhiều cách nói khẩu ngữ và đặc ngữ vốn không có ở văn bản gốc. Sản phẩm
của phương pháp này là bản dịch rất sinh động, tự nhiên và gần gũi với ngôn ngữ
đích và thân thiện với người đọc.
7- Dịch tự do (Free translation) là cách dịch trong đó người dịch thoát ra khỏi
những ràng buộc về hình thức của văn bản gốc và ngôn ngữ nguồn để diễn đạt lại
thông điệp một cách thoải mái nhất ở ngôn ngữ đích. Người dịch tập trung tái tạo nội
dung được diễn đạt chứ không phải cách thức diễn đạt ở mức độ dễ hiểu nhất cho
người đọc về hình thức. Bản dịch thường dài hơn văn bản gốc vì người dịch thường
phải diễn giải các ý nghĩa của văn bản nguồn bằng ngôn ngữ đích.
8- Dịch phóng tác (Adaptation) là cách dịch tự do nhất trong 8 phương pháp trong
đó người dịch chỉ giữ lại chủ điểm, kịch bản và nhân vật ở bản gốc khi tái tạo lại văn
bản dịch, văn hóa của ngôn ngữ nguồn cũng được chuyển đổi hoàn toàn sang văn hóa
của ngôn ngữ đích. Nói cách khác, đây là hình thức viết lại văn bản nguồn ở ngôn
ngữ đích, chủ yếu được dùng cho việc dịch thơ, bài hát và kịch.

7
1.4. Những khó khăn trong quá trình học dịch của sinh viên

Nghiên cứu kỹ năng dịch của sinh viên chuyên ngữ tiếng Anh trong một trường đại
học, chúng tôi lấy đối tượng khảo sát là sinh viên năm thứ ba. Đây là những sinh viên
bắt đầu được tiếp cận với kỹ năng thực hành dịch Anh- Việt và Việt- Anh nên còn rất
nhiều bỡ ngỡ để phát hiện ra những khó khăn trong khi dịch. Chúng tôi đã phát phiếu
điều tra khảo sát thực trạng những khó khăn mà sinh viên năm thứ ba gặp phải trong
khi dịch, đồng thời đưa bài tập dịch Việt-Anh và Anh-Việt do sinh viên hoàn thành
trong thời lượng một tiết học. Chúng tôi đã phát phiếu điều tra cho các sinh viên ở 7
lớp gồm 216 sinh viên năm thứ ba khoa Tiếng Anh của một trường đại học. Trong
216 phiếu được phát ra, số lượng phiếu thu về là 212 do có 4 sinh viên vắng mặt .
Kết quả điều tra thu được như sau:
1.4.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dịch:

Yếu tố ảnh hưởng Số sinh viên Quy đổi ra %


chọn

Kiến thức nền 195/212 91,9 %

Kiến thức văn hóa xã hội 192/212 90,6%

Khả năng phân tích cảnh huống 146/212 68,9 %

Khả năng phân tích ngữ pháp 161/212 75,9%

Khả năng phân tích phương tiện liên 178/212 83,9 %


kết

Biểu 1- Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dịch


Từ những kết quả thu được, chúng ta có thể thấy đa số sinh viên nhận thức rằng
những kiến thức văn hóa xã hội và kiến thức nền (với tỷ lệ lựa chọn tương đối lớn,
chiếm 90,6% và 91,9% câu trả lời) có ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình dịch. Với
những câu hỏi liên quan đến vấn đề phân tích văn bản, sinh viên cho rằng việc tìm
phương tiện liên kết gây nhiều khó khăn hơn cả (83,9%) sau đó đến việc phân tích
ngữ pháp (75,9%) và phân tích cảnh huống (68,9 %).
1.4.2. Mắc lỗi sai trong khi dịch:

STT Từ loại Số sinh viên chọn Quy đổi ra %

1 Danh từ 108/212 50,9 %


2 Động từ 104/212 49 %
8
3 Tính từ 91/212 42,9 %
4 Trạng từ 65/212 30.6 %
5 Giới từ 93/212 43.8 %
6 quán từ 62/212 29,2 %
Biểu 2- Khó khăn trong việc chọn từ
Số liệu từ biểu trên cho thấy sinh viên thường khó có thể tránh được việc mắc lỗi
trong quá trình dịch. Số liệu thống kê đã chỉ ra đến 50,9 % số sinh viên được hỏi gặp
khó khăn liên quan đến danh từ, và 49 % gặp khó khăn về động từ. Họ cũng mắc
những lỗi ngữ pháp liên quan đến các lớp từ như tính từ, trạng từ, giới từ và mạo từ.
Cụ thể là có đến 91 và 93 trong tổng số 212 sinh viên cho rằng họ thường sử dụng sai
tính từ và giới từ. Trong khi đó 62 sinh viên (chiếm khoảng 29,2 %) trả lời họ
thường sử dụng sai quán từ, hoặc không sử dụng quán từ khi cần.
Trong quá trình dịch, không chỉ ở cấp độ từ, việc chuyển dịch văn bản gốc ở cấp độ
cụm từ và cấp độ câu cũng là một vấn đề gây không ít khó khăn cho sinh viên.

STT Lỗi liên quan đến Số sinh viên chọn Quy đổi ra %

1 Cụm danh từ 135 63,6 %


2 Cụm động từ 135 63,6 %
3 Cụm tính từ 162 76,4 %
4 Câu đơn 27 12,7 %
5 Câu ghép 96 45,3 %
6 Câu phức 135 63,6 %
7 Câu mơ hồ 201 94,8%

Biểu 3- Khó khăn trong quá trình dịch


Trong quá trình dịch, sinh viên thường gặp nhiều khó khăn nhất về cấu trúc ngữ pháp
ở các cấp độ cụm từ và câu. Các em cho biết họ thường hay dùng sai cấu trúc câu,
thường thêm những từ không cần thiết, sắp xếp sai trật tự cụm danh từ nhất là các
cụm danh từ có sự xuất hiện của nhiều tính từ (do trật tự sắp xếp các tính từ trong
tiếng Anh khác tiếng Việt và đòi hỏi sinh viên phải nắm vững quy tắc sử dụng) hoặc
sử dụng không đúng dạng sở hữu cách hoặc cấu tạo sai cụm động từ (chiếm 63,6 %).
Đặc biệt đến 76,4 % số sinh viên tham gia điều tra thừa nhận họ gặp khó khăn trong
việc sắp xếp cụm tính từ khi phải dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Việc dịch các
câu ghép và câu phức từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích cũng là thách thức
không nhỏ đối với người dịch. 45,3% số sinh viên cho biết họ gặp khó khăn khi dịch
câu ghép và 63,6% gặp khó khăn với câu phức.
9
Tuy nhiên, sự không rõ nghĩa trong các văn bản gốc do sự xuất hiện của các từ đa
nghĩa hoặc một số yếu tố có liên quan khác khiến đến 94,8% số sinh viên thấy khó
dịch. Hơn nữa, khi dịch một văn bản, chúng ta phải tìm hiểu được văn cảnh của văn
bản đó và đặt văn bản được dịch vào văn cảnh tương đương. Do vậy để có thể giải
quyêt các vấn đề liên quan đến các cụm từ cố định như thành ngữ, các biện pháp tu
từ quả là một bài toán hóc búa đối với mỗi sinh viên. Chúng ta có thể thấy vấn đề rõ
hơn ở biểu sau:
STT Vấn đề gặp khó khăn Số sinh viên chọn Quy đổi ra %
1 Thành ngữ 186 83%
2 Thuật ngữ chuyên ngành 128 68,9%
3 Cụm từ kết hợp đặc biệt 112 64,4%
4 Các biện pháp tu từ 182 85,6%
Biểu 4: Những khó khăn trong quá trình dịch
Từ kết quả thu được chúng tôi thấy 182 trong số 212 sinh viên (chiếm 85,6%) gặp
khó khăn khi giải quyết các biện pháp tu từ trong dịch thật. Điều này tương đối dễ
hiểu vì việc hiểu được các biện pháp tu từ trong văn bản nguồn đã khó và áp dụng để
chuyển dịch sang ngôn ngữ đích như thế nào còn khó hơn nhiều. Với các thành ngữ
cùng vậy, việc ghi nhớ, nắm vững cách sử dụng chúng trong văn cảnh cụ thể là một
vấn đề không hề đơn giản đối với 212 sinh viên trong nhóm được điều tra. Kết quả
cũng chỉ ra 63,6 % số sinh viên tham gia điều tra thường gặp khó khăn với với các
cụm danh từ và động từ, trong khi 64,4% cho rằng họ gặp rắc rối với các cụm từ kết
hợp đặc biệt.
1.4.3. Lỗi trong quá trình dịch bài tập
Để phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc cụ thể và xác thực trong quá trình học
dịch và kỹ năng dịch của sinh viên, chúng tôi đã thiết kế và giao bài tập thực hành
cho sinh viên.
Sinh viên dịch hai bài từ tiếng Việt sang tiếng Anh và từ tiếng Anh sang tiếng Việt có
sự giám sát của giáo viên, các sinh viên phải hoàn thành mỗi phần bài tập trong thời
lượng một tiết học, kết quả là đã phất hiện ra một số lỗi dịch của sinh viên như sau:
Ở bài tập thứ nhất, sinh viên được yêu cầu dịch một văn bản có nội dung về triển
vọng kinh tế của Việt Nam từ tiếng Anh sang tiêng Việt.Văn bản được viết dưới
dạng bình luận phân tích, nội dung tương đối dễ hiểu. Tuy nhiên, trong quá trình dịch
yêu cầu người dịch cần phải chú trọng đến liên kết và cấu trúc của văn bản để có thể
dịch đúng các câu tương đối dài. Nhìn chung, sinh viên gặp khó khăn trong việc dịch
các câu phức ví dụ như câu:
According to the assessment by the World Bank released recently, Vietnam’s
economic performance continues to be robust, with accelerating above 7% in 2021
fueled by surging private investment and strong domestic demand.

10
Trong câu này, các em gặp khó khăn khi xác định các thành phần bổ ngữ cho danh từ
và khó khăn trong việc thuần hóa tiếng Việt câu dịch của mình nên câu dịch đọc lên
nghe xa lạ với người Việt (According to the assessment by the World Bank –Theo
đánh giá bởi Ngân Hàng Thế Giới…).
Đôi khi sinh viên gặp khó khăn khi dịch những kiểu câu có các mệnh đề quan hệ ví
dụ như:
The near-and medium –term forecasts for the economy assume that the
Government will continue to implement market – oriented reforms by, for example,
preserving macroeconomic discipline and further improving the investment
climate, including enforcing the new investment law which is a good signal to FDI.
Những mệnh đề sử dụng ở dạng bị động, cụm danh từ tương đối dài cũng là một
trong những nguyên nhân gây khó khăn cho người dịch.Ví dụ: Progress with
restructuring and recapitulating SOCBs, along with reforms of state enterprises, is
expected to help reduce distortion in credit allocation and to restrain credit growth,
thereby easing inflationary pressures.
Các thuật ngữ và các cụm từ về chủ đề kinh tế, tài chính cũng khiến cho các sinh viên
chuyên ngữ gặp khó khăn vì đây là các thuật ngữ mang tính chuyên ngành và vốn
kiến thức của các em về chủ đề này còn hạn chế ví dụ như các từ ngữ dưới đây:
Current account deficit, inflows, remittance, market-based system, fiscal prudence,
off-budget expenditure, restructuring and recapitalizing, credit allocation...
hay các từ viết tắt như FDI, SOCBs
Một khó khăn nữa cho các em sinh viên khi dịch bài này là các em phải tìm ra các
biện pháp tu từ và thành ngữ được sử dụng và nghĩa biểu đạt của các cách diễn đạt ấy
ví dụ như :
fueled by surging private investment and strong domestic demand
a shot in the arm ; investment climate
strong inflows of remittances and tourism receipts ; underpin reforms
Bài tập thứ hai yêu cầu sinh viên dịch một văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Anh với
nội dung bàn về những cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt nam sau những
năm hội nhập Tổ chức thương mại quốc tế, nội dung này tương đối rõ ràng và dễ
hiểu. Tuy nhiên, sinh viên cũng mắc những lỗi liên quan đến:
- việc lựa chọn từ như:
làm trong sạch: clean hay create transparency?
bền vững: stable? long-term hay sustainable?
thương mại: commerce hay trade?
- những lỗi về phân tích cấu trúc ngữ pháp: xác định và dịch các cấu trúc song song
như ở câu:
Gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội hoàn thiện các chính sách kinh tế; tuân thủ
quy chế WTO với tiêu chí tự do hóa thương mại; xóa bỏ những rào cản bất hợp lý
11
trong thương mại quốc tế, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, nâng cao
hiệu quả thực hiện các chính sách kinh tế của chính phủ nhằm thu hút đầu tư
nước ngoài.
- xác định mệnh đề chính, mệnh đề phụ,các cụm danh từ và các cụm động từ trong
các câu văn dài như:
Bên cạnh những cơ hội thuận lợi chủ yếu nêu trên, Việt Nam đã và đang phải đối
mặt với những thách thức rất lớn là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài
của các doanh nghiệp trong nước, khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp
nhận sự cạnh tranh, đổi mới công nghệ, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đảm
bảo xuất khẩu bền vững; nếu không sẽ bị đào thải khỏi cuộc chơi, mà hậu quả là
số lao động thất nghiệp tăng cao, một gánh nặng cho xã hội và chính phủ.

- phân tích liên kết giữa các mệnh đề, các câu và đoạn.
- thuật ngữ: nhiều thuật ngữ kinh tế và các khái niệm mà nhiều sinh viên lần đầu mới
được biết ví dụ như: quy chế tối huệ quốc, chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, tự do
hóa thương mại...
- cụm từ kết hợp đặc biệt: như hưởng quy chế tối huệ quốc, hưởng chế độ ưu đãi
thuế quan phổ cập, giải quyết tranh chấp, xóa bỏ rào cản...
Dưới đây là một số ví dụ về những cụm từ và cách diễn đạt mà sinh viên gặp khó
khăn trong quá trình dịch:
Vietnamese English
hưởng quy chế tối huệ quốc enjoy MFN ( Most Favoured Nation)
hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ enjoy GSP (General System of
cập Preferences)
nâng cao vị thế improve the stature
tự do hóa thương mại trade liberalization
xóa bỏ rào cản lift barrier
nâng cao sức cạnh tranh enhance competitiveness
giải quyết những tranh chấp trong settle disputes in international business
kinh doanh thương mại quốc tế. and trade

Biểu5: Những cụm từ khó dịch và gợi ý cách dịch

II. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch thuật cho sinh viên tiếng
Anh
2.1. Biện pháp đối với người học
2.1.1. Trang bị vốn kiến thức về ngôn ngữ và năng lực sử dụng ngôn ngữ
Muốn học tốt môn dịch, người học phải nắm vững các kiến thức và kỹ năng về ngoại
ngữ mà mình đang theo học. Đây được coi là yêu cầu cơ bản nhất và mang tính bắt

12
buộc để có bước chuẩn bị tốt cho việc có thể chuyển đổi văn bản từ ngôn ngữ này
sang ngôn ngữ khác cụ thể ở đây là từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại.
2.1.2. Vượt qua những rào cản về văn hóa
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các sinh viên đều gặp vấn đề liên quan đến những hiểu
biết về văn hóa. Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau:
“Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn,
vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó
chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ
thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Như vậy, văn hóa là một phạm trù hết sức
rộng lớn và để hiểu một nền văn hóa kể cả văn hóa của chính đất nước mình là một
việc không phải một sớm một chiều có thể làm được. Nhưng những kiến thức cơ bản
về văn hóa là những kiến thức rất cần thiết đối với những người học dịch và làm
công tác dịch thuật. Để có một sản phẩm dịch tốt, người dịch phải nắm vững cả ngôn
ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Tuy nhiên điều này dường như chưa đủ để tạo nên sự
thành công của người dịch. Điều quan trọng là người dịch phải đặt mình vào được
trong văn cảnh của văn bản cần dịch và phải cảm nhận được sắc thái văn hóa ẩn chứa
trong đó.

2.1.3. Nắm chắc và thực hiện thành thạo các thao tác phân tích ngôn cảnh trong
quá trình dịch

Như chúng ta đã biết, dịch là một quá trình phức tạp. Nó được các học giả khác nhau
khái luận hóa khác nhau.Để hiểu được thế nào là quá trình dịch người ta phải xem xét
các yếu tố và các mối quan hệ phức tạp giữa chúng. Bắt đầu từ ngôn bản ngữ nguồn
đến người dịch và đến văn bản ngôn ngữ đích. Văn bản ngữ nguồn phải có người tạo
ra nó và nó phải được tạo ra trong một môi trường văn hóa nhất định, trong một
không gian và thời gian nhất định. Nó mang đậm dấu ấn không những của nền văn
hóa mà còn cả của cá nhân người viết. Những ý nghĩa ngôn ngữ, nghĩa ngữ dụng,
nghĩa đen và nghĩa bóng mà họ muốn chuyển tới người đọc thông qua việc sử dụng
các cấu trúc từ ngữ ở ngôn ngữ nguồn. Người dịch là người có nhiệm vụ phải chuyển
các ý nghĩa mà họ hiểu từ văn bản ngôn ngữ nguồn để chuyển sang ngôn ngữ đích và
phải sử dụng các cấu trúc từ ngữ ở ngôn ngữ đích sao cho những ý nghĩa mà người
muốn diễn đạt trong ngôn ngữ nguồn được thể hiện trung thực trong văn bản ngôn
ngữ đích và được độc giả ở văn bản ngôn ngữ đích chấp nhận.

2.1.4. Nắm chắc, phân tích rõ và cụ thể các hiện tượng ngữ pháp gặp phải trong
quá trình dịch.
Nắm chắc ngữ pháp là một công cụ cũng như là một lợi thế cho người dịch. Sinh
viên cần nắm vững ngữ pháp để hạn chế những lỗi sai liên quan đến cách sử dụng từ,
ngữ, câu,cách sử dụng thì, thể...Nếu chúng ta tiến hành một cuộc điều tra đơn giản
13
bằng cách hỏi một số người, kể cả những người ít quan tâm đến dịch về một bản dịch
chuẩn, câu trả lời phổ biến sẽ là một bản dịch phải truyền tải được nghĩa của ngôn
bản ngữ nguồn một cách sát nhất sang ngôn bản đích. Để làm được điều này, người
dịch, ngoài việc nắm được các yếu tố tình huống của ngôn bản ngữ nguồn, ý định của
tác giả, kiểu hay thể loại ngôn bản, những đặc điểm khu biệt ngữ pháp chức năng sẽ
giúp người dịch không bị thất bại trong ngôn bản ngữ đích.
*Nhận thức được vai trò của phân tích liên kết ngôn bản trong dịch
Liên kết là một trong những đặc điểm rất quan trọng của ngôn bản. Nhiệm vụ của
người dịch là phải hiểu, phân tích và xác định đuơc các phương tiện liên kết trong
ngôn bản ngữ nguồn để sử dụng các phương tiện liên kết tương đương phù hợp trong
ngôn bản ngữ đích. Người dịch cần chú ý đến một số liên kết như liên kết quy chiếu,
liên kết từ vựng, liên kết liên từ, phương thức liên kết tỉnh lược hay thay thế...Điều
này sẽ tạo ra sự logic trong ngôn bản ngữ nguồn.
2.1.5. Nắm vững các thủ thuật để giải quyết được những khó khăn trong việc dịch
thành ngữ - tục ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.
Ngoài các yêu cầu chung đối với công việc dạy và học dịch thuật, việc dịch thành
ngữ - tục ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, cụ thể là từ tiếng Anh sang tiếng
Việt và ngược lại còn có những yêu cầu riêng, ở đây chúng tôi chỉ nêu một vài yêu
cầu cơ bản nhất từ góc độ dạy và học tiếng Anh. Ở góc độ ngôn ngữ học, chắc chắn
còn nhiều yêu cầu cao hơn và chặt chẽ hơn nhưng để phù hợp với đối tượng truyền
đạt đó là sinh viên học tiếng chúng tôi chỉ nêu ra những yêu cầu dịch mang tính giáo
dục pháp.
Trước hết, người dịch phải biết nhận diện thành ngữ - tục ngữ, tức là phải biết được
trong trường hợp này mình đang phải xử lý một cụm từ tự do, một câu dịch tự do hay
một cụm từ cố định (thành ngữ) hoặc một câu cố định ( tục ngữ). Muốn thế người
học dịch trước hết phải có vốn thành ngữ,tục ngữ. Hiểu biết rộng trong lĩnh vực này
sẽ giúp người dịch dễ dàng tìm được một thành ngữ, tục ngữ tương đương và có cách
dịch thỏa đáng. Thứ hai, người học dịch phải xác định kiểu loại nghĩa, nghĩa đen hay
nghĩa bóng. Trên cơ sở lĩnh hội nghĩa đen và nghĩa bóng của thành ngữ, tục ngữ và
quan hệ giữa hai lớp nghĩa, người dich sẽ tiến hành lựa chọn chất liệu, cấu trúc
chuyển dịch tương đương để hoàn nguyên, tái thiết thành ngữ , tục ngữ bằng ngôn
ngữ thứ hai, sao cho vừa truyền đạt trung thực thông báo, vừa giữ được sắc thái biểu
cảm của tình huống. Thao tác trên đây sẽ giúp người dịch tránh được tình trạng nhầm
lẫn nghĩa đen và nghĩa bóng, khiến cho câu dịch trở nên ngây ngô, khó hiểu. Xu
hướng cần tránh trong khi dịch thành ngữ, tục ngữ là xu hướng bỏ qua việc cắt nghĩa,
giải thích lớp nghĩa đen, hướng ngay tới lớp nghĩa bóng để diễn đạt khái niệm logic
phù hợp với văn cảnh và ngữ cảnh. Xu hướng này thuận lợi đơn giản với người dịch
nhưng lại làm họ bỏ lỡ cơ hội tiếp xúc với bản sắc văn hóa riêng của dân tộc đã tạo ra
thành ngữ, tục ngữ đó. Nếu không có thành ngữ hoặc tục ngữ tương đương trong
14
ngôn ngữ đích thì phải sử dụng “ diễn dịch” hoặc giữ nguyên thành ngữ, tục ngữ đó ở
ngôn ngữ nguồn và đưa vào trong ngoặc kép sau đó giải thích bằng ngôn ngữ đích.
Nhìn chung, một câu có thành ngữ, tục ngữ được sử dụng đúng sẽ tạo ra một hiệu
quả rất tích cực, làm cho ý tưởng thêm sinh động, tinh tế và đầy thuyết phục.
2.1.6. Nắm chắc và giải quyết thỏa đáng các phép tu từ trong ngôn ngữ nguồn
sang ngôn ngữ đích trong quá trình dịch.
Trước hết, người dịch cần nghiên cứu kỹ phần ngôn ngữ nguồn để tìm ra những biện
pháp tu từ đã được sử dụng. Đối với phép ẩn dụ, người dịch cần phân tích kỹ để tìm
ra nghĩa đen, nghĩa bóng của từ, hoặc nghĩa bao hàm trong một ngữ cảnh cụ thể. Xác
định rõ đối tượng hoặc sự vật được so sánh ngầm và ẩn ý trong câu dịch để tìm ra
cách dịch thích hợp tránh dịch một cách cứng nhắc và rơi vào bãy dịch từng từ.Người
dịch cũng có thể sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa để làm cho câu dịch thêm sinh
động và tránh nhàm chán do lặp từ. Sử dụng từ vay mượn để chuyển dịch, hoặc thay
đổi, thêm, bớt từ để câu dịch dễ hiểu hơn.
2.1.7. Luôn luôn tự nâng cao, tích lũy vốn kiến thức, vốn từ vựng liên quan đến
các chủ đề về kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội, thể thao, văn học,
nghệ thuật... sao cho những khối kiến thức này gần tương đương nhau ở cả 2
ngôn ngữ, ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, tạo điều kiện cho quá trình dịch
thực hiện được thuận lợi hơn.
2.2. Giải pháp đối với người dạy
2.2.1. Giảng viên nên hướng dẫn giới thiệu cho sinh viên các cách dịch cơ bản
phù hợp với nội dung, trường và văn cảnh ngôn bản cũng như yêu cầu dịch.
Trên đây, chúng tôi đã đã giới thiệu những cách dịch cơ bản tương đối phù hợp với
yêu cầu đặt ra cho việc giảng dạy môn dịch, đây có thể xem như cơ sở cho người dạy
hướng dẫn sinh viên để có chiến lược khai thác bài tập dịch một cách hợp lý.
2.2.2. Dựa trên chiến lược dịch với các bước cụ thể nhằm giúp sinh viên rèn luyện
kỹ năng dịch và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch.
Chiến lược dịch gồm các bước sau:
2.2.2.1- Đọc văn bản
Người dịch trước hết phải là người đọc, nhưng không phải chỉ là người đọc bình
thường. Ít nhất người dịch đóng hai vai trò khác nhau khi đọc văn bản: là người đọc
bình thường và người đọc - dịch văn bản. Như vậy khi đọc văn bản người dịch có ít
nhất hai mục đích chính:
- Đọc để hiểu nội dung văn bản (người đọc bình thường)
- Đọc để phân tích văn bản từ cách nhìn của phiên dịch ( người đọc-dịch).
Với tư cách là người đọc - dịch văn bản, người dịch phải tìm hiểu ý đồ của văn
bản, cách văn bản được thể hiện qua phương tiện ngôn ngữ từ đó quyết định phương

15
pháp dịch phù hợp và nhận diện được các vấn đề cụ thể phải giải quyết trong quá
trình dịch.
2.2.2.2- Tìm hiểu ý đồ của văn bản
ý đồ (intention) của văn bản biểu hiện thái độ của người viết đối với điều được
nói tới trong văn bản. ý đồ là xuất phát điểm để người đọc - dịch hiểu đúng được văn
bản. Về mặt ngôn ngữ, ý đồ được thể hiện qua sự lựa chọn các phương tiện diễn đạt
như cấu trúc cú pháp, từ ngữ của người viết. Ví dụ như hai văn bản cùng nói về một
sự vật, hiện tượng nhưng văn bản có ý đồ tích cực có thể dùng các cách diễn đạt, từ
ngữ 'tích cực' (như hopefully - hy vọng rằng, luckily - thật may mắn).
Trong khi đó văn bản có ý đồ ngược lại thường dùng cách diễn đạt 'tiêu cực' (như
unfortunately - thật không may, it is a pity that ... thật tiếc là ...vv). Nhiệm vụ đầu
tiên và rất quan trọng đối với người dịch khi đọc văn bản là phải tìm hiểu được ý đồ
của văn bản - cũng là ý đồ của người viết văn bản gốc. Điều này tưởng chừng đơn
giản nhưng đôi lúc người dịch có thể không tìm ra được ý đồ hoặc không quan tâm
đến yếu tố rất quan trọng này- và chắc chắn bản dịch khó có thể được tái tạo thành
công.
Thông thường ý đồ người viết trùng với ý đồ người dịch - hay ngược lại ý đồ
người dịch về nguyên tắc phải trùng hợp với ý đồ người viết (nếu không người dịch
sẽ được coi là 'phản bội' người viết). Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt người
dịch có ý đồ riêng được gọi là ý đồ của người dịch. Đó là khi người dịch phải điều
chỉnh bản dịch để phù hợp với người đọc mới (như đối tượng đọc là trẻ em trong khi
bản gốc lại viết cho người lớn, người đọc bản dịch là người đọc bình thường trong
khi bản gốc viết cho người đọc có chuyên môn v.v.).
2.2.2.3- Phong cách văn bản
Tìm hiểu phong cách văn bản cũng là một bước quan trọng trong quá trình phân
tích văn bản trong dịch thuật. Người dịch cần nắm được phong cách văn bản khi
phân tích bản gốc và tái tạo bản dịch.
i) Tường thuật: là văn bản tường thuật lại một câu chuyện gồm một loạt các sự kiện
động. Mỗi sự kiện lại gồm một loại các hành động và mỗi hành động được biểu hiện
bằng ít nhất một động từ. Do vậy đặc điểm quan trọng của văn bản này là động từ - là
tâm điểm của việc phân tích và tái tạo văn bản.
ii) Miêu tả: là văn bản miêu tả mang tính chất 'tĩnh' với trọng tâm là các động từ nối
kết, tính từ, danh từ hoặc danh từ ở vị trí tính từ.
iii) Bàn luận: là văn bản xử lý các ý niệm với sự nhấn mạnh vào các danh từ trừu
tượng (khái niệm), các động từ thuộc quá trình tư duy và các hoạt động tinh thần
(như ' xem xét', 'lập luận' v.v.) các lập luận lôgic và các từ nối.
2.2.2.4- Người đọc đích

16
Trong dịch thuật, người dịch rất cần xác định được ai là người đọc mà văn bản
hướng tới gọi là người đọc đích (Readership). Người đọc đích của văn bản thường
hẹp hơn người đọc bình thường. Đó là nhóm người mà khi viết tác giả luôn lấy làm
đối tượng giao tiếp để quyết định lựa chọn phương tiện ngôn ngữ xây dựng văn bản.
Có hai loại người đọc đích trong dịch thuật là người đọc đích của bản dịch. Người
dịch với tư cách là người đọc nguyên bản cần hình dung và xác định được về cơ bản
các đặc điểm chính của người đọc đích của nguyên bản như trình độ học vấn, giai
tầng xã hội, tuổi tác, giới tính v.v. mà văn bản cung cấp. Sau đó với tư cách là người
xây dựng văn bản dịch người dịch cũng phải xác định được chân dung của người đọc
đích văn bản dịch để có những quyết định phù hợp. Theo Newmark (1988) người
dịch thường có xu hướng xây dựng bản dịch cho người đọc có trình độ học vấn,
thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội với phong cách trung tính ít mang tính chất
khẩu ngữ.
2.2.2.5- Cấp độ phong cách học
Người dịch cũng cần nhận diện được tính chất của văn bản theo cấp độ phong
cách học để hiểu và xây dựng văn bản phù hợp. Ví dụ như dựa trên mức độ trang
trọng (formality) có thể chia văn bản ra nhiều cấp độ khác nhau từ ngôn ngữ nghi lễ,
trang trọng, trung tính tới ngôn ngữ huý kỵ (taboo). Một thang bậc phong cách học
khác dựa trên mức độ từ thông thường tới độ khó khăn của văn bản như: văn bản
giản đơn, đại chúng, trung tính, bác học, kỹ thuật và kỹ thuật chuyên sâu. Có loại cấp
độ phân loại văn bản dựa trên mức độ xúc cảm như: căng thẳng, thân mật, lạnh lùng,
hạ ngôn v.v.
2.2.2.6- Đọc văn bản lần cuối
Thường người dịch tiến hành đọc lại văn bản lần cuối trước khi dịch để xác định khía
cạnh văn hóa của văn bản gốc, ghi chú các từ mới, ẩn dụ, từ văn hóa và thuật ngữ đặc
thù của ngôn ngữ gốc, tên riêng, từ kỹ thuật và các từ 'bất khả dịch'. Đây có thể coi là
bước phân tích văn bản cuối cùng của cả quá trình phân tích văn bản trong dịch thuật.
III.Kết luận
Trên đây là bài nghiên cứu của chúng tôi có liên quan đến chất lượng môn dịch của
sinh viên tiếng Anh hiện nay. Chúng tôi xin phép được không nêu cụ thể trên trường
có sinh viên chúng tôi tiến hành khảo sát. Chúng tôi đã trình bày cụ thể những khó
khăn và những lỗi sinh viên thường mắc khi học dịch, đồng thời cũng đề xuất những
biện pháp để nâng cao chất lượng trong quá trình giảng dạy cho sinh viên tiếng Anh.
Chắc chắn rằng còn có nhiều thiếu sót và nhiều vấn đề cần phải thảo luận mà chúng
tôi không thể trình bày hết trong khuôn khổ bài viết này. Chúng tôi mong nhận được
nhiều ý kiến đống góp của đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện hợn

SÁCH THAM KHẢO


17
1. Bell, J. (1999). Doing your Research Project. Open University Press.

2. Catford, J.C (1965). A Linguistic Theory of Translation. Oxford: OUP

3. Duff, A & Maley, A. (1989). Translation. Oxford: Oxford University Press

4. Hatim, B &I. Mason. (1990). Discourse and the Translator. London/Newyork:


Longman

5. Larson, ML. (1998). Meaning-Based Translation. University Press of America

6. Lê Hùng Tiến. (1993). “Một số vấn đề về phương pháp đào tạo biên-phiên dịch
tiếng Anh tại các trường đại học chuyên ngữ”. Những vấn đề về ngôn ngữ và dịch
thuật.Hội Ngôn ngữ học Việt nam và ĐHSP Ngoại ngữ Hà nội, Hà nội.

7. Markee, N.P.P (1997). Managing Cirricular Innovation. NewYork: Cambridge


University Press.

8. Newmark, P.P.1982. Approach to Translation. Pergamon Press.

9. Newmark, P.P. 1988. A textbook of Translation. Prentice Hall.

10. Nguyen Thượng Hùng. (2005). Dịch thuật: từ lý thuyết đến thực hành. Thành phố
Hồ Chí Minh : Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn.

11. Nida, E & C. Taber. (1974). The Theory and Practice of Translation. California
Stanford University Press.

12. Nida, E. (1964). Towards a Science of Translating with Special Reference to


Principles and Procedures Involved in Bible Translation. Brill: Leiden.

13. Nord, C.(1992). Text Analysis in Translation Training. In Teaching Translation


and Interpreting: Training Talent and Experience. Amsterdam/ Philadelphia :
John Benjamins

14. White, R.V. (1998). The ELT Curriculum: Design, Innovation and Management,
Oxford: Basil Blackwell.

18
19

You might also like