ĐỀ THI CHUYÊN VÀO 10 CHUYÊN KHTN 2020

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐỀ THI TUYÊN SINH VÀO LỚP 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHTN THPT CHUYÊN KHTN


NĂM HỌC 2019 – 2020
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: SINH HỌC
(Đề thi 04 trang) Dành cho thí sinh vào lớp chuyên Sinh học
Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1: (1,0 điểm)


Enzim E1 và enzim E2 cùng xúc tác cho một phản ứng xảy ra trong tế bào. Hai enzim này không
chỉ có cùng số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit mà trình tự các axit amin cũng giống nhau ở
hầu hết các đoạn, ngoại trừ một đoạn có trình tự khác biệt (ký hiệu là đoạn Vì ở enzim E1 và V2 ở
enzim E2). Trình tự axit amin và trình tự nuclêôtit trên mạch ADN khuôn tương ứng mã hóa (quy
định cấu trúc) đoạn V1 của enzim E1 được trình bày ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Trình tự axit amin đoạn V1 và nuclêôtit đoạn mạch ADN khuôn tương ứng
Đoạn V1 của enzim E1 Val His Ile Gln Lys Pro Ser Ala
Đoạn mạch AND khuôn tương ứng XAG GTA TAA GTT TTT GGA AGT XGA
a) Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên phân tử mARN mã hóa đoạn V1. Giải thích.
b) Ở enzim E2, đoạn V2 có trình tự axit amin như sau: Val – Leu – Ile – Gln – Asn – Pro – Ser –
Ala. Biết rằng, gen mã hóa enzim E2 được hình thành từ gen mã hóa enzim E1 do xuất hiện hai đột
biên điểm dạng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác; các bộ ba mã hóa một số loại
axit amin được trình bày ở Bảng 1.2. Hãy xác định vị trí xảy ra đột biến và trình tự nuclêôtit có thể
có trên mạch ADN khuôn mã hóa đoạn V2, gạch chân các nuclêôtit bị thay đổi so với trình tự
nuclêôtit trên mạch ADN khuôn mã hóa đoạn V1.
Bảng 1.2: Một số loại axit amin và các bộ ba mã hóa tương ứng có thể có trên phân tử mARN
Axit amin Các bộ ba mã hóa tương ứng Axit amin Các bộ ba mã hóa tương ứng
Ala GUX, GXX, GXA, GXG Lys AAA, AAG
Asn AAU, AAX Pro XXU, XXX, XXA, XXG
His XAU, XAX Val GUU, GUX, GUA, GUG
Ile AUU, AUX, ÂU Gln XAA, XAG
Leu UUA, UUG, XUU Ser UXU, UXX, UXA
XUX, XUA, XUG UXG, AGU, AGX
c) Trong cùng điều kiện phản ứng, các nhà khoa học nhận thấy hiệu quả xúc tác của enzim E2
thấp hơn enzim E1. Giải thích hiện tượng này.
Câu 2: (1,0 điểm).
a) Phân biệt thể đột biến dị bội (lệch bội) và thể đột biến đa bội về cơ chế phát sinh, đặc điểm và
hậu quả.
b) Hai nhà khoa học Dyban A. và Baranov S.V. đã tạo ra
một số con chuột tam nhiễm (2n + 1) về các nhiễm sắc thể
khác nhau. Trong số này, chỉ 2.5 các con chuột chứa ba
nhiễm sắc thể số 19 (NST 19) mới có khả năng phát triển
thành chuột con, còn các thể tam nhiễm khác (NST 1, NST
6, NST 10 ...) đều chết trong quá trình phát triển phôi. Phân
tích mối quan hệ giữa độ dài thời gian phát triển phôi (số
ngày phôi phát triển trước khi chết tính từ thời điểm hợp
tử hình thành) với kích thước của cặp nhiễm sắc thể có
thêm nhiễm sắc thể thứ ba ở một số chuột tam nhiễm này,
hai nhà khoa học thu được kết quả như hình bên. Có thể
rút ra kết luận gì từ kết quả này? Giải thích.
Câu 3: (1,0 điểm)
a) Phân biệt nhiễm sắc thể kép với cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở loài sinh vật lưỡng bội, sinh
sản hữu tính.
b) Mỗi chữ cái ở hình bên mô tả một giai đoạn trong quá
trình phân bào bình thường của một tế bào thuộc một cơ thể
sinh vật lưỡng bội.
- Hình bên mô tả quá trình nguyên phân hay giảm phân?
Hãy nêu 2 bằng chứng cụ thể để chứng minh.
- Hãy sắp xếp các chữ cái ở hình bên theo trình tự các giai
đoạn trong quá trình phân bào của tế bào đó.
Câu 4: (1,0 điểm)
Từ các cơ quan/bộ phận của một số cây lưỡng bội cùng loài, trình bày bốn phương pháp khác nhau
nhằm thu được thể tứ bội.
Câu 5: (1,0 điểm).
a) Hội chứng CFNS (Craniofrontonasal syndrome) là một dạng dị tật bẩm sinh ở người với phần
đâu, mặt và mũi của người bệnh có hình dạng không bình thường. Tiến hành nghiên cứu một số gia
đình có con bị hội chứng CFNS, các nhà khoa học đã thu được kết quả như sau:
Bố mẹ Con
Gia Bố Mẹ Nam Nữ Nam bị Nữ bị
đình Bình thường Bình thường CFNS CFNS
1 Bình thường CFNS 1 0 2 1
2 Bình thường CFNS 0 2 1 2
3 CFNS Bình thường 1 0 0 2
4 Bình thường CFNS 0 0 1 2
5 Bình thường CFNS 1 1 1 0
6 CFNS CFNS 2 0 0 2
7 CFNS Bình thường 3 0 0 2
8 Bình thường CFNS 1 1 2 0
9 CFNS Bình thường 2 0 0 1
10 Bình thường CFNS 0 1 2 1
11 CFNS Bình thường 0 0 0 2
Phân tích kết quả ở bảng trên và cho biết quy luật di truyền nào có khả năng nhất chi phối hội
chứng CFNS? Giải thích.
b) Một nhà khoa học tiến hành nghiên cứu mức độ tương đồng kiểu hình giữa các cặp sinh đôi
cùng trứng và các cặp sinh đôi khác trứng về một số đặc điểm như: chứng đau nửa đầu, màu mặt và
khả năng mắc bệnh sởi. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng dưới đây:
Đặc điểm Mức độ tương đồng về kiểu hình (%)
Sinh đôi cùng trứng Sinh đôi khác trứng
Chứng đau nửa đầu 60 30
Màu mắt 100 40
Mắc bệnh sởi 90 90
Với mỗi đặc điểm, hãy cho biết mức độ tương đồng về kiểu hình giữa các cặp sinh đôi này được quyết
định bởi yếu tố môi trường hay yếu tố di truyền hay cả hai yếu tố? Giải thích. Biết rằng, mỗi cặp sinh
đôi được nuôi dưỡng trong cùng một gia đình.
Câu 6: (1,0 điểm)
a) Thực hiện phép lai giữa các dòng ruồi giấm thuần chủng: ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng,
F1 thu được 100% ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên, F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu
hình là 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng, trong đó mắt trắng chỉ xuất hiện ở ruồi đực. Xác định
quy luật di truyền chi phối tình trạng màu mắt ruồi giấm. Cho rằng, tỉ lệ đực cái là 1: 1.
b) Trong một thí nghiệm khác, thực hiện các phép lai giữa các dòng ruồi giấm thuần chủng: ruồi
đực mặt đỏ (Pr) với ruồi cái mắt trắng (Pw), thu được hàng nghìn con F1. Trong đó, tất cả ruột cái
F1 có mắt đỏ, hầu hết ruồi đực F1 có mắt trắng, ngoại trừ 2 cá thể ruồi đực F1 (kí hiệu là ruồi I và
ruồi II) có mắt đỏ. Để xác định kiểu gen của 2 ruồi đực mắt đỏ F1 này, người ta lân lượt cho ruồi I
và ruồi II lai phân tích. Kết quả thu được như sau: –
– Phép lai với ruồi I: F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng.
– Phép lai với ruồi II: F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 ruồi cái mắt trắng: 1 ruồi đực mắt đỏ.
Xác định kiểu gen của ruồi I, ruồi II và giải thích cơ chế có khả năng nhất làm xuất hiện mỗi cá thể
ruồi này.
Cho rằng, số lượng cá thể F2 đủ lớn, quá trình giảm phân xảy ra bình thường ở cả ruồi I, ruồi II
và ruồi cái tham gia các phép lai phân tích.
Câu 7: (1,0 điểm)
Kiến và rầy là hai loài côn trùng thường sống trên cùng một loài cây. Rầy hút nhựa cây có đường và
bài tiết lượng đường dư thừa làm thức ăn cho kiển.
Nhằm nghiên cứu vai trò của kiến đối với sự sống
sót của rầy non trên cây, một nhà khoa học đã thiết
kế hai lô cây thí nghiệm:
– Lô 1: có kiến và rầy cùng sống trên cây.
– Lô 2: không có kiến, chỉ có rầy sống trên cây.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong hình bên.
a) Phân tích vai trò của kiến đối với sự sống sót
của rầy non.
b) Rẩy và cây có mối quan hệ gì? Tại sao? Nêu
đặc điểm chung của mối quan hệ này.
Câu 8: (1,0 điểm)
Hai loài vi khuẩn G và H được nuôi cấy trong hai loại đĩa petri có đường kính 7 cm và 10 cm. Mỗi
đĩa petri chứa 20 mL dung dịch dinh dưỡng thích hợp, được đặt trong cùng một điều kiện và thời gian
nuôi cấy. Kết quả nghiên cứu được
trình bày ở hình bên. Trong đó, đường
(2) và (3) biểu thị sự tăng trưởng kích
thước mỗi quần thể trong đĩa petri có
đường kính 7 cm, 5 đường (1) và (4)
biểu thị sự tăng trưởng kích thước
mỗi quần thể trong đĩa petri có đường
kính 10 cm.
a) Tại sao có sự khác biệt về tăng
trưởng kích thước quần thể trong
khoảng thời gian từ 6 – 16 giờ so với
khoảng thời gian từ 16 – 36 giờ ở cả
loài G và loài H?
b) Trong khoảng thời gian từ 16 – 36 giờ, nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt về kích thước của
hai quần thể loại G ở hai đĩa petri, còn loài H hầu như không có sự khác biệt này?
Câu 9: (1,0 điểm)
a) Nêu và giải thích điểm khác nhau cơ bản giữa chuỗi
thức ăn trên cạn với chuỗi thức ăn dưới nước.
b) Hình bên mô tả một lưới thức ăn, trong đó mỗi ô số
biểu thị một loài sinh vật và các mũi tên chỉ ra con
đường vận chuyển năng lượng trong hệ sinh thái. Loài
số 6 thuộc các bậc dinh dưỡng nào? Với mỗi bậc dinh
dưỡng của loài này hãy nêu một chuỗi thức ăn tương
ứng.
Câu 10: (1,0 điểm)
Ở một công viên quốc gia, một loài sư tử được nuôi với tỉ lệ thích hợp 1 đực : 4 cái. Để bảo tồn loài
sư tử này, người ta chuyển 05 con sư tử trưởng thành gồm 01 đực và 04 cái đến một khu rừng (trước
đó không có sự tử). Số sư tử con được sinh ra từ 04 con sư tử cái (A, B, C, D) trong 3 năm kể từ khi
chuyển đến khu rừng được trình bày trong bảng dưới đây:
Thời Sư tử cái Số sư tử con được sinh ra Số sư tử con tử vong
gian Con cái Con cái Con cái Con cái
Năm A 0 0 0 0
thứ B 1 0 1 0
nhất C 0 0 0 0
D 0 1 0 1
Năm A 1 1 1 0
thứ B 1 2 1 0
hai C 0 1 0 0
D 1 1 1 0
Năm A 1 2 0 0
thứ B 2 2 2 2
ba C 1 0 0 0
D 1 2 0 1
a) Tính tổng số sư tử và tỉ lệ giới tính của đàn sư tử vào cuối năm thứ ba.
b) Cuối năm thứ tư, người ta chuyển thêm 02 con sư tử cái trưởng thành vào khu rừng trên. Hãy
cho biết, nguồn thức ăn trong khu rừng ở thời điểm này có đủ cung cấp cho cả đàn sư tử không? Tại
sao?
Biết rằng, từ năm thứ nhất ở khu rừng này có khoảng 734 động vật ăn cỏ với tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử
vong trung bình hàng năm lần lượt là 12% và 3%; mỗi con sư tử tiêu thụ trung bình 74 con động vật
ăn cỏ/năm và không có con sư tử nào bị chết từ cuối năm thứ ba.

----Hết----
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

You might also like