Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Bài 5.

CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC


I. CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
1. Các nguyên tố hoá học trong tế bào.
- Trong số 94 nguyên tố hoá học có trong tự nhiên, chỉ có khoảng 20 – 25 nguyên tố hoá học cần thiết cho sự tồn tại,
sinh trưởng và phát triển của các sinh vật.
- Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố đa lượng, nhóm nguyên tố vi lượng:
+ Từ 0,01% trở lên: nhóm nguyên tố đa lượng, cấu trúc các đại phân tử sinh học.
+ Dưới 0,01% : nhóm nguyên tố vi lượng, là xúc tác, điều tiết các phản ứng sinh hoá.
- Cơ thể người thừa hay thiếu các nguyên tố đa lượng hay vi lượng có thể gây rối loạn chuyển hoá và gây bệnh.
2. Carbon
- Carbon có 4 electron hoá trị lớp ngoài cùng nên có thể đồng thời tạo 4 liên kết với các nguyên
tử nguyên tố khác.
- Các nguyên tử carbon liên kết với nhau tạo thành bộ khung carbon từ đó, carbon liên kết với
các nguyên tố khác tạo nên các đại phân tử sinh học.
- Nguyên tử carbon có thể tạo nên các đại phân tử có cấu trúc và tính chất hoá học khác nhau từ
cùng một công thức hoá học.
II. NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC VỚI SỰ SỐNG
1. Cấu tạo và tính chất của nước
- Phân tử nước được cấu tạo từ hai nguyên tử Hydrogen (H) liên kết với một nguyên tử
Oxygen (O) bằng hai liên kết cộng hoá trị. Do nguyên tử O có độ âm điện cao hơn nguyên tử
H nên đầu O sẽ mang điện tích âm, đầu H mang điện tích dương.
- Khi các phân tử nước tiếp xúc gần với nhau hay với phân tử phân cực khác, lực hút giữa
các phần mang điện tích trái dấu của các phân tử hình nên liên kết hydrogen.
2. Vai trò của nước với sự sống
a. Vai trò của nước với tế bào
- Nước liên kết bảo vệ cấu trúc tế bào.
- Nước là dung môi hoà tan các chất, nguyên liệu tham gia các
phản ứng sinh hoá.
- Vận chuyển các chất.
- Sự phá vỡ/hình thành liên kết hydrogen giữa các phân tử nước
giúp hấp thụ/thải ra lượng nhiệt lớn, từ đó điều hoà nhiệt độ cho
tế bào.
b. Vai trò của nước đối với sự sống
- Các phân tử nước tiếp xúc với không khí tạo nên sức căng bề mặt giúp một
một số loài sinh vật nhỏ có thể đứng và di chuyển trên mặt nước.
- Các phân tử nước liên kết với thành tế bào cellulose tạo nên cột nước liên tục
giúp vận chuyển nước và khoáng trong thân cây.
- Khi nước đóng băng, liên kết hydrogen thẳng góc với trục -OH của phân tử
nước nên kích thước của phân tử nước
tăng lên làm tăng thể tích khối nước,
giảm khối lượng riêng, nỏi lên phía
trên tạo thành lớp cách nhiệt. Nhờ đó,
các loài động vật thuỷ sinh bình
thường ở phía dưới các lớp băng.
- Điều hoà nhiệt độ không khí: nước hấp thụ bớt nhiệt khi nhiệt độ môi
trường cao và thải nhiệt khi nhiệt độ môi trường quá lạnh.
- Điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật thông qua hoạt động thoát mồ hôi.

You might also like