Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 80

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNG HÓA

1.1. HÀNG HÓA VÀ THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA

1.2. PHÂN LOẠI HÀNG HÓA TRONG LOGISTICS

1.3. QUẢN LÝ HÀNG HÓA

1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.5. KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA

1.6. BAO BÌ

1.7. NHÃN HÀNG HÓA


1.1. HÀNG HÓA VÀ THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA

1.1.1. Khái niệm về Hàng hóa


1.1. HÀNG HÓA VÀ THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA

1.1.1. Khái niệm về Hàng hóa

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 35/2018/QH14 ngày 20
tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, tại điều 3, mục 2 quy định

Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị
1.1. HÀNG HÓA VÀ THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA

1.1.1. Khái niệm về Hàng hóa

- Sản phẩm, hàng hóa nhóm 1: là Sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn là sản
phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục
đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
- Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2: là sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn là sản phẩm,
hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích,
vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
1.1. HÀNG HÓA VÀ THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA

1.1.1. Khái niệm về Hàng hóa


1.1. HÀNG HÓA VÀ THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA

1.1.1. Khái niệm về Hàng hóa

Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu
trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.1. HÀNG HÓA VÀ THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA

1.1.2. Thuộc tính của Hàng hóa

Hàng hoá có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị

Giá trị sử dụng là tính hữu dụng đối với người dùng

Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động
1.2. PHÂN LOẠI HÀNG HÓA TRONG LOGISTICS

1.2.1. Phân loai theo các tiêu chí giao nhận

 Dựa theo kích thước, hàng hóa có thể phân ra thành các nhóm:
Bưu kiện
Hàng gia dụng
Hàng thông thường
Hàng siêu trường, siêu trọng
 Dựa theo tốc độ giao hàng, hàng hóa bao gồm hàng thông thường và hàng chuyển phát nhanh. Hàng
chuyển phát nhanh thường là những món hàng kích thước nhỏ, giá trị cao và được giao bằng đường
hàng không.
1.2. PHÂN LOẠI HÀNG HÓA TRONG LOGISTICS

1.2.2. Dựa theo tiêu chuẩn hóa khi vận chuyển

 Hàng hóa đóng Container


 Hàng rời
 Hàng lỏng
 Hàng bách hóa
 Hàng RO- RO (Roll on – Roll off)
1.3. QUẢN LÝ HÀNG HÓA

Quản lý hàng hóa là kiểm soát tất cả các hoạt động có liên quan đến hàng hóa trong toàn bộ chuỗi
cung ứng. Hệ thống quản lý hàng hóa là toàn bộ quy trình ghi nhận, thống kê và kiểm tra và báo
cáo tất cả các thông tin liên quan đến hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp cung
cấp các dịch vụ liên quan đến hàng hóa.
1.3. QUẢN LÝ HÀNG HÓA

Một số vấn đề thường gặp trong quản lý hàng hóa :


- Nhân viên thiếu kiến thức về quản lý hàng hóa
- Hàng hóa không được mô tả chính xác hoặc không đúng yêu cầu
- Thông tin hàng hóa mâu thuẫn hoặc không thống nhất
- Thông tin về hàng hóa trên thực tế và trên chứng từ không giống nhau
- Chứng từ không đủ, không đúng hoặc không hợp lệ
- Khai báo xuất / nhập khẩu chưa đầy đủ, không rõ ràng
- Thiếu ghi chú phù hợp
- Thiếu thông tin về bao bì
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.1 Quy cách hàng hoá là gì?

Quy cách hàng hoá là những tiêu phù hợp quy định phải đạt so với từng mặt hàng về chức năng kĩ
thuật, kích thước, kiểu cỡ, mốt thời trang, độ bền, độ bóng, độ mượt, độ ẩm, thuận tiện cho việc
dùng và kèm theo sai số cho phép. Quy cách hàng hóa là căn cứ quan trọng cho công tác kiểm
định hàng hoá.
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.1 Quy cách hàng hoá là gì?

Hàng hóa cần phải đáp ứng các yêu cầu về tính năng kỹ thuật, kích cỡ, màu sắc, đóng gói, vận
chuyển, và các tiêu chí khác phù hợp với từng nhóm hàng.
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.1 Quy cách hàng hoá là gì?

Qui cách thuật cà phê nhân xuất khẩu - Robusta chế biến khô, loại 1, sàn 18 và đóng gói
Độ ẩm (Moisture): 12.5% max
Tạp chất (Foreign matters): 0.5% max
Hạt vỡ (Broken beans): 2.0% max
Hạt đen (Black beans): 2.0% max
Tỉ lệ trên sàn (On Screen 18): 90% min
Đóng gói (Packing): jute bag (net 60 kg)
Xuất xứ (Origin): Viet Nam
Đóng cont: 19.2 tấn/ container 20’
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.1 Quy cách hàng hoá là gì?

Không đúng quy cách về sản phẩm và bao bì thì nhà nhập khẩu sẽ không đồng ý nhận hàng
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.2. Các yếu tố quan trọng cần xem xét đối với quy cách hàng hóa

 Tính năng kỹ thuật: nhà sản xuất cần xác định các yêu cầu cụ thể về quy cách hàng hóa dựa trên
những tính năng chính của sản phẩm cần đạt được như khối lượng, công suất, độ chính xác, độ
bền, độ ổn định, v.v.
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.2. Các yếu tố quan trọng cần xem xét đối với quy cách hàng hóa

 Mục tiêu tiêu dùng: hàng hóa được thiết kế theo quy cách phù hợp với người tiêu dùng, ví dụ
khi thiết kế hàng hóa dành cho trẻ em, cần có những quy cách hợp lý để dễ sử dụng và an toàn
như màu sắc, kích thước và chất liệu.
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.2. Các yếu tố quan trọng cần xem xét đối với quy cách hàng hóa

 Tiêu chuẩn và quy định: Nghiên cứu và tuân thủ các quy định, chuẩn mực liên quan đến quy
cách hàng hóa. Ví dụ, hàng hóa thực phẩm cần tuân thủ các quy định vệ sinh, an toàn thực phẩm.
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.2. Các yếu tố quan trọng cần xem xét đối với quy cách hàng hóa

 Đặc điểm thị trường: Xem xét các yếu tố thị trường bao gồm đối thủ cạnh tranh, xu hướng tiêu
thụ, yếu tố văn hóa, văn hoá ẩm thực, thị hiếu khách hàng, v.v nhằm giúp tạo ra quy cách hàng
hóa phù hợp với thị trường và thu hút khách hàng.
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.2. Các yếu tố quan trọng cần xem xét đối với quy cách hàng hóa

 Hiệu suất sản xuất: Đánh giá khả năng sản xuất hàng hóa theo quy cách thiết kế, tiến hành
nghiên cứu các công nghệ, liệu pháp giúp tăng hiệu suất và giảm chi phí sản xuất.
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.2. Các yếu tố quan trọng cần xem xét đối với quy cách hàng hóa

 Bảo vệ môi trường: sản xuất thiết kế quy cách hàng hóa thân thiện với môi trường là vấn đề
được các nhà sản xuất quan tâm hàng đầu, ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất hướng đến sử
dụng nguyên liệu tái chế, giảm thiểu chất thải, v.v.
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.2. Các yếu tố quan trọng cần xem xét đối với quy cách hàng hóa

 Tiện lợi và thẩm mỹ: Quy cách hàng hóa cần được thiết kế sao cho tiện lợi và hấp dẫn đối với
người sử dụng. Tính hấp dẫn của hàng hóa bao gồm các yếu tố như hình dáng, màu sắc, hình ảnh,
v.v. nhằm gây ấn tượng tốt đối với khách hàng.
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.2. Các yếu tố quan trọng cần xem xét đối với quy cách hàng hóa

 Thông tin về quy cách hàng hóa đầy đủ giúp cho người tiêu dùng có quyết định mua hàng nhanh chóng.
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.3.Tại sao quy cách hàng hóa quan trọng trong việc sản xuất và kinh doanh

 Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Việc đảm bảo sản phẩm đạt được các quy cách về tính năng kỹ
thuật, kích cỡ, màu sắc, và các yếu tố khác của sản phẩm sẽ tăng cường chất lượng sản phẩm và
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điều này không chỉ giúp xây dựng lòng tin và đánh giá tốt
trong mắt khách hàng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thị và bán hàng của nhà sản
xuất
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.3.Tại sao quy cách hàng hóa quan trọng trong việc sản xuất và kinh doanh

 Tiêu chuẩn hợp quy: Sản phẩm phải tuân thủ các quy cách an toàn, bảo vệ môi trường và bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng do các cơ quan quản lý và tổ chức tiêu chuẩn đặt ra. Vi phạm quy
cách hàng hóa có thể dẫn đến hậu quả pháp lý và ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của doanh nghiệp.
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.3.Tại sao quy cách hàng hóa quan trọng trong việc sản xuất và kinh doanh

 Tính nhất quán và dễ sử dụng: Quy cách hàng hóa giúp tạo ra sự nhất quán trong sản phẩm và
giao dịch kinh doanh. Khi các sản phẩm cùng loại tuân thủ cùng một quy cách, khách hàng dễ
dàng so sánh và lựa chọn. Đồng thời, quy cách hàng hóa cũng định rõ cách đóng gói, bảo quản và
sử dụng sản phẩm, giúp người tiêu dùng dễ dàng sử dụng sản phẩm một cách thuận tiện.
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.3.Tại sao quy cách hàng hóa quan trọng trong việc sản xuất và kinh doanh

 Cạnh tranh và tiết kiệm chi phí: Quy cách hàng hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo
sự cạnh tranh và tiết kiệm chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quá trình sản xuất
và vận hành dựa trên các quy cách nhất định. Việc tuân thủ các quy cách cũng giảm nguy cơ sản
phẩm bị lỗi, rủi ro và chi phí phát sinh.
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.3.Tại sao quy cách hàng hóa quan trọng trong việc sản xuất và kinh doanh

 Quy cách hàng hóa quan trọng trong việc sản xuất và kinh doanh vì nó đảm bảo chất lượng
sản phẩm, tuân thủ các tiêu chuẩn hợp quy, tạo sự nhất quán và dễ dùng, cũng như tăng cường
cạnh tranh và tiết kiệm chi phí.
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.4 Vai trò của quy cách hàng hóa trong việc xây dựng thương hiệu và tiếp cận khách hàng là gì?

 Tạo sự phân biệt: Quy cách hàng hóa giúp sản phẩm của bạn nổi bật và phân biệt với các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường. Bằng cách tạo ra những tiêu chuẩn đặc biệt như tính năng kỹ thuật,
thiết kế độc đáo, chất lượng cao, quy cách hàng hóa giúp tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng.
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.4 Vai trò của quy cách hàng hóa trong việc xây dựng thương hiệu và tiếp cận khách hàng là gì?

 Xây dựng niềm tin và uy tín: Một quy cách hàng hóa chất lượng và đáng tin cậy giúp tạo dựng và
củng cố uy tín của thương hiệu
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.4 Vai trò của quy cách hàng hóa trong việc xây dựng thương hiệu và tiếp cận khách hàng là gì?

 Tăng giá trị thương hiệu: Quy cách hàng hóa giúp tăng giá trị thương hiệu của bất kỳ nhà sản
xuất nào. Khi sản phẩm đạt được những tiêu chuẩn cao và đáp ứng được mong đợi và nhu cầu của
khách hàng thì giá trị của thương hiệu tăng lên
1.4. QUY CÁCH HÀNG HÓA

1.4.4 Vai trò của quy cách hàng hóa trong việc xây dựng thương hiệu và tiếp cận khách hàng là gì?

 Tiếp cận khách hàng mục tiêu: Bằng cách hiểu và đáp ứng được quy cách hàng hóa mà khách
hàng mong đợi, doanh nghiệp có thể tiếp cận và tiếp thị một cách hiệu quả hơn đến khách hàng
mục tiêu.
1.5. KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA

1.5.1. Kiểm định là gì?

Tại khoản 13, điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa văn bản hợp nhất số 3/VBHN-VPQH ngày
10 tháng 12 năm 2018 có quy định:

“Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù
hợp của sản phẩm, hàng hóa với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.”
1.5. KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA

1.5.1. Kiểm định là gì?

 Kiểm định chất lượng hàng hóa là một việc quan trọng và bắt buộc nhằm đảm bảo quy trình chất
lượng về an toàn thực phẩm cũng như các quy định về sản xuất sản phẩm. Kiểm định chất lượng
sản phẩm bao gồm công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy.
 Kiểm định xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc
thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, đánh giá hiện trạng bằng trực quan.
 Giám định cũng là hoạt động kiểm định nhưng do cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan có thẩm
quyền tổ chức thực hiện hoặc trưng cầu, yêu cầu thực hiện.
1.5. KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA

1.5.2. Đặc điểm của kiểm định

 Kiểm định là một hoạt động kỹ thuật: ứng dụng các kiến thức khoa học và công nghệ vào việc kiểm
định để có thể đánh giá một cách chính xác chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó hoạt động kiểm
định cũng có thể áp dụng đối với các trang thiết bị hiện đại nhằm hỗ trợ cho quá trình kiểm định sản
phẩm cụ thể.
1.5. KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA

1.5.2. Đặc điểm của kiểm định

 Kiểm định là một hoạt động đánh giá và xem xét các sản phẩm dựa trên những cơ sở mà sản
phẩm đang có so với những tiêu chuẩn đã được quy định từ trước để đảm bảo sự an toàn của các
sản phẩm đó khi được sử dụng trên thực tế. Những sản phẩm nào đã được đánh giá đạt chuẩn sẽ
được cơ quan nhà nước dán tem kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn.
1.5. KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA

1.5.2. Đặc điểm của kiểm định

 Kiểm định là một hoạt động nhằm hướng đến sự an toàn: kiểm định nhằm tránh để khách hàng
sử dụng những sản phẩm kém chất lượng hoặc không an toàn do những hao mòn, suy giảm chất
lượng tự nhiên theo thời gian. Chính vì thế hoạt động kiểm định sẽ là thước đo đánh giá giá trị của
các sản phẩm đã đạt chuẩn theo các quy định cụ thể về chất lượng kiểm định của sản phẩm nhằm
phù hợp, đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng sản phẩm ngoài thực tế.
1.5. KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA

1.5.3 Các phương pháp kiểm định

 Kiểm định chất lượng qua tên của hàng hóa, quy cách đóng gói của hàng hóa
Đợn vị thực hiện kiểm định sẽ kiểm định chất lượng dựa trên điều khoản tên của hàng hóa, quy
cách đóng gói của hàng hóa về các đặc điểm mẫu mã, đẳng cấp, thương hiệu
1.5. KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA

1.5.3 Các phương pháp kiểm định

 Kiểm định chất lượng hàng hóa thực tiễn


Phương pháp này là dùng hàng mẫu hoặc sách giới thiệu hoặc mô hình để xác định chất lượng
hàng hóa.
1.5. KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA

1.5.3 Các phương pháp kiểm định

 Kiểm định số lượng hàng hóa


Đơn vị kiểm định sẽ dựa và các thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc hàng hóa trên hơp đồng để đánh giá
1.5. KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA

1.5.4. Lợi ích của việc kiểm định chất lượng sản phẩm

 Việc đăng ký kiểm định và công bố chất lượng sản phẩm giúp cơ quan nhà nước kiểm tra, giám sát hiệu
quả hơn đối với những sản phẩm kém chất lượng hoặc hàng giả.
 Doanh nghiệp đăng ký kiểm định để nâng cao uy tín cũng như chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng
tin tưởng xuất xứ hàng hóa, chất lượng sản phẩm doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh.
 Kiểm tra và xác minh kỹ thuật đối với bất kỳ lô hàng nào trước khi rời nhà máy hoặc cảng để xếp lên tàu,
xe tải hoặc máy bay theo quy định vận chuyển hàng hóa, chính quyền cảng và thương mại quốc tế. Khi
đến nơi, lô hàng được kiểm tra và xác minh kèm theo báo cáo về số lượng và tình trạng sau khi giao đến
kho của người nhận.
1.5. KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA

1.5.4. Lợi ích của việc kiểm định chất lượng sản phẩm

 Kiểm định hàng hóa cũng đảm bảo với khách hàng rằng số lượng hoặc số lượng hàng hóa và trọng lượng
của lô hàng được vận chuyển hoặc nhận là chính xác như được mô tả trong chứng từ vận chuyển tại tất cả
các cảng xếp hàng.
 Kiểm định vận tải và hàng hóa ngăn ngừa rủi ro từ việc mua hàng, hậu cần, gia công, chuỗi cung ứng, vận
chuyển hàng hóa, quá cảnh vận chuyển, bốc xếp, buộc và bảo đảm, nhận và giao hàng, v.v.
 Khi một con tàu có giá hàng nghìn đô la mỗi ngày, kiểm định tính thích hợp đối với tàu, sà lan, tàu hỏa,
v.v giúp bên thuê hoặc sử dụng đảm bảo rằng điều kiện của người vận chuyển phù hợp với việc vận
chuyển hàng hóa của khách hàng trong sự an toàn.
 Kiểm định các trang thiết bị phục vụ trong chuỗi cung ứng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các bên tham
gia trong toàn chuỗi.
1.5. KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA

1.5.4. Lợi ích của việc kiểm định chất lượng sản phẩm

Theo Luật Chất lượng sản phẩm tại Điều 43. Xử lý kết quả kiểm định
1. Hàng hóa sau khi được kiểm định, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì được phép tiếp tục sử dụng
trong thời gian quy định tại quy chuẩn kỹ thuật đó.
2. Hàng hóa sau khi được kiểm định không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì người sở hữu hàng hóa
phải có biện pháp khắc phục; sau khi khắc phục mà kết quả kiểm định vẫn không đạt yêu cầu thì tổ chức kiểm
định không cấp giấy chứng nhận kiểm định và hàng hóa đó không được phép tiếp tục sử dụng.
1.6. BAO BÌ

1.6.1 Bao bì hàng hóa

Bao bì là một sản phẩm đặc biệt dùng để bao gói, chứa đựng các loại sản phẩm khác nhằm
bảo vệ giá trị sử dụng của các sản phẩn đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận
chuyển, xếp dỡ, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo an toàn môi trường.
1.6. BAO BÌ

1.6.1 Bao bì hàng hóa


1.6. BAO BÌ

1.6.2. Chức năng của bao bì hàng hóa

 Bảo vệ
 Chứa đựng
 Thông tin
 Tiện ích sử dụng
 Marketing sản phẩm
1.6. BAO BÌ

1.6.2. Chức năng của bao bì hàng hóa

 Bảo vệ
• Bảo vệ hàng hóa sản phẩm vận chuyển từ nơi này sang nơi khác.
• Bao bì giữ cho hàng hóa khỏi bị hao hụt, mất mát về số lượng, chất lượng trong quá trình bảo quản, phân
phối, lưu thông và cả mất mát do con người gây ra.
• Bao bì bảo vệ cho hàng hóa chống lại các tác động có hại của môi trường và các tác động khác trong thời
gian lưu kho, chuyên chở, bốc xếp, tiêu dùng.
1.6. BAO BÌ

1.6.2. Chức năng của bao bì hàng hóa

 Bảo vệ
• Bao bì chống lại sự tàn phá của thời gian và môi trường đối với các sản phẩm tự nhiên và sản phẩm nhân
tạo.

1. Suy thoái tự nhiên


2. Bảo vệ vật lý
3. An toàn
4. Giảm thiểu chất thải
1.6. BAO BÌ

1.6.2. Chức năng của bao bì hàng hóa

 Chứa đựng
Hàng hóa được vận chuyển an toàn bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau là nhờ bao bì. Có
một số thùng chứa khối lượng lớn hoặc mâm đặc biệt được làm từ tấm tôn chắc chắn hoặc dạng
nhựa hoặc kim loại tùy thuộc vào chủng loại và trọng lượng cũng như nhu cầu bảo vệ hàng hóa
1.6. BAO BÌ

1.6.2. Chức năng của bao bì hàng hóa

 Thông tin

Người tiêu dùng thông qua sự thể hiện bên ngoài của bao bì như hình dáng bao gói, các phương
pháp in ấn, trang trí nhãn hiệu để nhận biết, phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác; sản phẩm
của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác giúp cho khách hàng dễ dàng lựa chọn
đúng sản phẩm mà họ yêu cầu. Bao bì tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm.
1.6. BAO BÌ

1.6.2. Chức năng của bao bì hàng hóa

 Thông tin

Bao bì truyền tải thông tin cần thiết đến người tiêu dùng. Các thông tin chung mà bao bì cung cấp
bao gồm đặc điểm chung của sản phẩm, thành phần, trọng lượng tịnh của sản phẩm, tên và địa chỉ
nhà sản xuất, giá bán lẻ tối đa (MRP).
1.6. BAO BÌ

1.6.2. Chức năng của bao bì hàng hóa

 Thông tin

Bao bì hàng hoá tạo ta một sự nhận biết nhanh chóng đối với khách hàng.
1.6. BAO BÌ

1.6.2. Chức năng của bao bì hàng hóa

 Thông tin

Bao bì dược phẩm và một số thực phẩm phải cung cấp thông tin về phương pháp chế tạo/ chế biến,
công thức và ý tưởng phục vụ, lợi ích dinh dưỡng, ngày sản xuất, ngày hết hạn, thông điệp cảnh
báo và thông tin cảnh báo.
1.6. BAO BÌ

1.6.2. Chức năng của bao bì hàng hóa

 Tiện ích sử dụng


Bao bì đóng gói sẽ tập trung hàng hoá thành những đơn vị sử dụng, đơn vị buôn bán, đơn vị vận chuyển
hợp lý với từng điều kiện tiêu dùng và phân phối, lưu thông
1.6. BAO BÌ

1.6.2. Chức năng của bao bì hàng hóa

 Marketing sản phẩm


Khi thiết kế bao bì các công ty sử dụng màu sắc, logo, biểu tượng và chú thích được thiết kế rất hấp dẫn,
phù hợp với sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm, điều này đóng vai trò
quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
1.6. BAO BÌ

1.6.3. Phân loại bao bì hàng hóa

 Theo công dụng của bao bì


 Theo số lượng sử dụng của bao bì
 Phân loại theo độ cứng (độ chịu nén)
 Phân loại theo mức độ chuyên môn hoá bao bì
 Theo vật liệu chế tạo
1.6. BAO BÌ

1.6.3. Phân loại bao bì hàng hóa

 Theo công dụng của bao bì


• Bao bì trong: loại bao bì này dùng để đóng gói hàng hoá, nó trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm, thường
được bán cùng sản phẩm. Do đó, giá trị của nó được cộng luôn vào giá trị sản phẩm đem bán.
• Bao bì ngoài (hay bao bì vận chuyển): loại này có tác dụng bảo vệ nguyên vẹn số lượng và chất
lượng sản phẩm, phục vụ cho việc chuyên chở sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
1.6. BAO BÌ

1.6.3. Phân loại bao bì hàng hóa

 Theo công dụng của bao bì


• Bao bì sơ cấp: Bao bì sơ cấp là bao bì tiếp xúc trực tiếp với chính sản phẩm và đôi khi được gọi là đơn
vị tiêu dùng.
1.6. BAO BÌ

1.6.3. Phân loại bao bì hàng hóa

 Theo công dụng của bao bì


• Bao bì thứ cấp: Loại bao bì này được sử dụng bên ngoài bao bì chính để nhóm một số lượng sản
phẩm nhất định nhằm tạo ra đơn vị lưu kho, thường được gọi là SKU (SKU là gì? SKU là từ viết tắt
của Stock Keeping Unit, có nghĩa là đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho bằng cách phân loại hàng hóa
giống nhau về hình dạng, chức năng… dựa trên một chuỗi các kí tự gồm số và/hoặc chữ. Hay đơn giản
là MÃ HÀNG HÓA)
1.6. BAO BÌ

1.6.3. Phân loại bao bì hàng hóa

 Theo công dụng của bao bì


• Bao bì chứa khối lượng lớn: Loại bao bì này được sử dụng để nhóm số lượng SKU lớn hơn để vận
chuyển chúng từ điểm này đến điểm khác
1.6. BAO BÌ

1.6.3. Phân loại bao bì hàng hóa

 Theo số lượng sử dụng của bao bì


Bao bì sử dụng một lần: chỉ phục vụ cho một lần luân chuyển của sản phẩm, giá trị của nó được tính
hết vào giá trị của sản phẩm.
Bao bì sử dụng nhiều lần: có khả năng sử dụng lại, thường được sản xuất từ những vật liệu bền vững
(kim loại, chất dẻo tổng hợp,..). Giá trị của chúng được tính từng phần vào giá trị của sản phẩm tiêu thụ.
1.6. BAO BÌ

1.6.3. Phân loại bao bì hàng hóa

 Phân loại theo độ cứng (độ chịu nén)


Bao bì cứng: có khả năng chịu được các tác động cơ học từ bên ngoài, tải trọng của sản phẩm bên trong,
giữ nguyên hình dạng khi thực hiện việc chứa đựng, vận chuyển, xếp dỡ.
Bao bì nửa cứng: loại này có đầy đủ tính vững chắc khi thực hiện chứa đựng sản phẩm và vận chuyển;
tuy nhiên bị giới hạn ở mức độ nhất định.
Bao bì mềm: dễ bị biến dạng khi chịu tác động của trọng tải hàng hoá và tác động cơ học từ bên ngoài,
dễ thay đổi hình dạng.
1.6. BAO BÌ

1.6.3. Phân loại bao bì hàng hóa

 Phân loại theo mức độ chuyên môn hoá bao bì


Bao bì thông dụng; loại bao bì này có thể dùng để chứa đựng nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Bao bì chuyên dùng: chỉ được dùng bao gói, chứa đựng một loại sản phẩm nhất định, thường là các sản
phẩm có tính chất lý, hoá học, trạng thái đặc biệt. Ví dụ: các chất khí, hoá chất độc hại, dễ cháy nổ…
1.6. BAO BÌ

1.6.3. Phân loại bao bì hàng hóa

 Theo vật liệu chế tạo


Các vật liệu thường dùng để chế tạo: Bao bì gỗ, bao bì kim loại, bao bì hàng dệt, bao bì giấy, carton, bao
bì bằng các loại vật liệu nhân tạo, tổng hợp, bao bì thủy tinh, bao bì bằng tre nứa
1.6. BAO BÌ

1.6.3. Phân loại bao bì hàng hóa

 Theo vật liệu chế tạo


Container là một loại bao bì đặc biệt
1.6. BAO BÌ

1.6.3. Phân loại bao bì hàng hóa

 Theo vật liệu chế tạo


Container có những ưu điểm nổi bật sau đây:
Với chủ hàng: giúp bảo vệ tốt hàng hóa, tiết kiệm chi phí bao bì, giảm thời gian xếp dỡ hàng và có thể
đưa hàng từ cửa đến cửa.
Với người gửi hàng: giúp tàu quay vòng nhanh hơn, tận dụng được dung tích tàu do giảm được những
khoảng trống. giảm trách nhiệm khiếu nại cho shipper do tổn thất hàng hóa.
Với đại lý: Có điều kiện sử dụng container để làm công việc thu gom, chia lẻ hàng hóa và thực hiện vận
tải đa phương thức đưa hàng từ cửa đến cửa.
Với xã hội: giảm được chi phí vận tải trong xã hội, hiện đại hóa cơ sở vật chất của hệ thống vận tải, tăng
năng suất lao động.
1.6. BAO BÌ

1.6.4. Các hình thức đóng gói hàng hóa

Đóng gói đơn vị: cách đóng gói này tương ứng với các đơn vị mua của người tiêu dùng cuối cùng. Bao
bì đóng gói phải phù hợp với hàng hóa, được sử dụng trong 1 thời gian dài và có mã vạch đi kèm phục
vụ cho việc thanh toán.
Đóng gói theo nhóm: tương ứng với đơn vị mua bởi 1 nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối. Hàng hóa thường
được đóng gói vào thùng giấy, rồi chất lên mâm.
1.6. BAO BÌ

1.6.4. Các hình thức đóng gói hàng hóa

Đóng gói theo nhóm: các kiện hàng trên mâm sẽ được gắn thẻ SSCC (Serial Shipping Container Code –
số seri hàng hóa vận chuyển bằng container) để xác định số lượng thùng/hộp carton của toàn bộ lô hàng,
hạn sử dụng và số lô.
Đóng gói hàng trong kho: Các sản phẩm được lưu trữ trên hệ thống kệ/giá đỡ. Kích thước bao bì phải
phù hợp với kích thước của từng vị trí.
1.6. BAO BÌ

1.6.4. Các hình thức đóng gói hàng hóa

Đóng gói bao bì vận chuyển: được xác định dựa trên tuyến đường vận chuyển. thời gian vận tải, các
phương tiện xếp dỡ, nâng hạ hàng hóa, khí hậu và môi trường của khu vực có liên quan.
1.7. NHÃN HÀNG HÓA

1.7.1. Nhãn hàng hóa là gì?

NĐ 43/2017 NĐ- CP là văn bản về nhãn hàng hóa tại điều 3 quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính,
đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác
được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
2. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu
dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng
bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;
1.7. NHÃN HÀNG HÓA

1.7.1. Nhãn hàng hóa là gì?

NĐ 43/2017 NĐ- CP là văn bản về nhãn hàng hóa tại điều 3 quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3. Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng
hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
4. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng
nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp
luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu;
1.7. NHÃN HÀNG HÓA

1.7.2. Phân loại nhãn hàng hóa

 Nhãn hiệu chữ


 Nhãn hiệu hình
 Nhãn hiệu kết hợp
1.7. NHÃN HÀNG HÓA

1.7.2. Phân loại nhãn hàng hóa

Điều 6. Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa (Luật sản phẩm)
Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối
với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của
nhãn hàng hóa.
– Việc ghi nhãn hàng hóa chỉ được thực hiện bởi nhà sản xuất hàng hóa hoặc nhà nhập khẩu hàng hóa.
– Nhãn hàng hóa được thể hiện bằng cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp trên bao bì sản phẩm
hàng hóa.
Thông thường, các nội dung về nhãn hàng hóa được ghi trực tiếp hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa.
1.7. NHÃN HÀNG HÓA

1.7.3. Chức năng của nhãn hàng hóa

 Cung cấp các thông tin cơ bản về hàng hóa đến người tiêu dùng, đảm bảo người tiêu dùng khai thác hiệu
năng và bảo quản hàng hóa hiệu quả nhất.
 Phân biệt hàng hóa của nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác, là công cụ để quảng cáo thương hiệu, hạn
chế hàng giả mạo, kém chất lượng.
 Quảng cáo cho thương hiệu, sản phẩm của mình.
1.7. NHÃN HÀNG HÓA

1.7.4. Phân loại nhãn hàng hóa

 Căn cứ mặt hàng được gắn nhãn hàng hóa: nhãn hàng hóa đối với sản phẩm thuốc; nhãn hàng hóa
đối với sản phẩm giày; nhãn hàng hóa đối với sản phẩm đồng hồ, máy tính,…
 Căn cứ vào phương thức biểu hiện nhãn hàng hóa trên bao bì: nhãn hàng hóa trực tiếp và nhãn hàng
hóa gián tiếp.
1.7. NHÃN HÀNG HÓA

1.7.4. Phân loại nhãn hàng hóa

 Căn cứ vào thứ tự ghi nhãn trên sản phẩm hàng hóa: nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần
đầu trên hàng hóa; nhãn phụ là nhãn dịch từ nội dung của nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài ra ngôn
ngữ nước sở tại.
 Căn cứ và ngôn ngữ thể hiện trên nhãn hàng hóa: nhãn hàng hóa bằng tiếng nước ngoài, nhãn hàng
hóa bằng tiếng nước sở tại, nhãn hàng hóa song ngữ (bao gồm tiếng nước ngoài và tiếng nước sở
tại).
1.7. NHÃN HÀNG HÓA

1.7.5. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa

a) Tên hàng hóa;


b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa;
d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và
văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
1.7. NHÃN HÀNG HÓA

1.7.6. Phân biệt giữa nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hàng hóa
1.7. NHÃN HÀNG HÓA

1.7.6. Phân biệt giữa nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hàng hóa

You might also like