Đo An 2 1.1m

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Trường điện – điện tử

***

Đồ án II:

THIẾT KẾ MẠCH SẠC ẮC QUY

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Công Phương

Sinh viên thực hiện: Đồng Minh Đức MSSV: 20191755

Hà Nội, 2023
Mục lục
Lời nói đầu ........................................................................................................... 4
Chương 1. Tổng quan về ắc quy.......................................................................... 6
1. Giới thiệu..................................................................................................... 6
2. Cấu tạo của ắc quy ...................................................................................... 6
3. Nguyên lý làm việc của ắc quy ................................................................... 8
4. Phân loại ắc quy .......................................................................................... 8
4.1. Ắc quy axit ............................................................................................ 9
4.2. Ắc quy kiềm .........................................................................................10
5. Các thông số cơ bản của ............................................................................11
5.1. Sức điện động của ắc quy ....................................................................11
5.2. Dung lượng nạp của ắc quy ....................................................................11
5.3. Đặc tính nạp của ắc quy ......................................................................11
6. Một số phương pháp nạp ắc quy ...............................................................12
6.1. Phương pháp nạp với dòng điện .........................................................12
6.2. Phương pháp nạp bằng điện áp ..........................................................14
6.3. Phương pháp nạp dòng áp ..................................................................15
Chương 2. Tính toán mạch công suất ................................................................17
1. Chỉnh lưu cầu 1 pha không điều khiển .....................................................17
2. Tính toán điốt.............................................................................................19
3. Tính chọn máy biến áp ..............................................................................19
Chương 3. Mô phỏng ..........................................................................................21
1. Integrated circuit (IC) LM317 ..................................................................21
2. Các khối trong mạch .................................................................................22
2.1. Biến áp .......................................................................................................22
2.2. Khối phân áp lấy điện áp đầu ra ..............................................................23
Kết luận ...............................................................................................................25
Tài liệu tham khảo ..............................................................................................26

2
Mục lục hình ảnh
Hình 1. Cấu tạo ắc quy ........................................................................................... 6

Hình 2. Đồ thị đặc tính nạp của ắc quy .................................................................11

Hình 3. Phương pháp nạp dòng điện .....................................................................13

Hình 4. Phương pháp nạp điện áp .........................................................................14

Hình 5. Phương pháp nạp dòng áp ........................................................................15

Hình 6. Mạch chỉnh lưu cầu 3 pha không điều khiển.............................................17

Hình 7. a) Tải R b) Tải RL ...............................................................................18

Hình 8. IC LM317 ................................................................................................20

Hình 9. Mạch ổn áp dùng IC LM317 ....................................................................21

Hình 10. Biến áp nguồn và chỉnh lưu ..................... Error! Bookmark not defined.

Hình 11. Khối phân áp ..........................................................................................22

Hình 12. Mạch mô phỏng trên Proteus. .................. Error! Bookmark not defined.

3
Lời nói đầu

Ngày nay năng lượng điện đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng
ngày của chúng ta. Hầu như tất cả các máy móc thiết bị trong công nghiệp cũng
như trong đời sống hàng đều phải sử dụng điện năng , có thể là dùng hoàn toàn
nguồn năng lượng điện năng hoặc một phần năng lượng điện năng kết hợp với
năng lượng khác. Trên thực tế có những lúc rất cần năng lượng điện mà ta không
thể lấy năng lượng điện từ lưới điện được. Do đó ta phải lấy các nguồn điện dự trữ
như ắc quy. Như vậy để có thể sử dụng được các nguồn ắc quy ta phải nạp điện
cho ắc quy.
Từ tầm quan trong của của ắc quy trong thực tế và các kiến thức được học
cũng như tìm hiểu, em đã tiến hành“ Thiết kế mạch nạp ắc quy ”, qua đó hiểu
thêm về ắc quy, nguyên ký hoạt động đồng thời củng cố thêm kĩ năng thiết kế
mạch điện tử. Trong quá trình thực hiện em xin chân thành cảm ơn thầy TS.
Nguyễn Công Phương đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!

4
Yêu cầu thiết kế mạch sạc ắc quy cho ắc quy axit:
Điện áp 12V
Dung lương 20Ah
Thời gian nạp từ 12-14h

5
Chương 1. Tổng quan về ắc quy

1. Giới thiệu
Ắc quy là một thiết bị lưu trữ và cung cấp năng lượng điện. Nó chuyển
đổi năng lượng hóa học thành năng lượng điện thông qua phản ứng hóa học
bên trong nó và ngược lại.
Bình ắc quy có khả năng sạc lại được nhiều lần nên giúp tiết kiệm chi
phí hiệu quả so với pin (không sạc lại được) và hạn chế được các tác động tới
môi trường. Các loại ắc quy trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng về điện
áp, dung lượng, được thiết kế chắc chắn và ngày càng được cải tiến về công
nghệ nên vừa có thể đáp ứng được đa dạng các mục đích cung cấp nguồn
điện cho các thiết bị khác nhau, vừa đảm bảo hoạt động bền bỉ dài lâu và an
toàn.
Ắc quy được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống, có thể kể đến như:
cung cấp năng lượng để khởi động các loại máy móc, động cơ; cung cấp
nguồn điện cho các loại xe điện (xe đạp điện, xe máy điện, xe lăn điện...),
thiết bị và máy móc (máy phun thuốc trừ sâu chạy điện, quạt tích điện...); là
bộ phận lưu trữ điện cho bộ lưu điện UPS để dùng cho các thiết bị, hệ thống
điện khi mất điện; là bộ phận lưu trữ điện cho hệ thống điện năng lượng mặt
trời...
2. Cấu tạo của ắc quy

6
Hình 1. Cấu tạo ắc quy
(Nguồn: Internet)
Cấu tạo của ắc quy thường bao gồm ba thành phần chính: cực dương,
cực âm và chất điện phân. Trong một loại pin đơn giản, ba thành phần này
được phân tách bằng một dải phân cách, giúp ngăn cực dương và cực âm
không chạm vào nhau dẫn đến chập.
Cực dương thường được làm bằng kim loại như than chì hoặc lithium. Đó
là nơi xảy ra phản ứng oxy hóa trong ắc quy, giải phóng các electron và tạo ra
dòng điện.
Cực âm thường được làm bằng oxit kim loại hoặc hợp chất chứa ion kim
loại. Trong quá trình xả của ắc quy, các ion di chuyển từ cực dương sang cực
âm, tạo ra dòng điện.
Chất điện phân là môi trường dẫn các ion giữa cực dương và cực âm, cho
phép chúng di chuyển tự do và tạo ra dòng điện. Trong hầu hết các loại pin,
chất điện phân là chất lỏng hoăc gel có chứa các ion trong dung dịch.
Các tấm điện cực âm và dương được lắp xen kẽ với nhau và cách điện với
nhau bởi các tấm ngăn. Để đảm bảo cách điện tốt nhất, các tấm ngăn được làm
7
rộng hơn so với các bản cực. Các tấm ngăn trong ắc quy có tác dụng chống chập
mạch giữa các bản cực âm và dương, đồng thời giữ cho các tấm bản cực không bị
bong rơi ra khi sử dụng ắc quy.
Các tấm ngăn trong ắc quy phải được làm bằng chất liệu cách điện tốt,
bền, dẻo, chịu được axit và có độ xốp thích hợp để ngăn cản chất điện phân
thấm đến các bản cực. Các tấm ngăn này có vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ và tăng tuổi thọ cho ắc quy, giúp nó hoạt động ổn định và đáng tin cậy hơn…
Vỏ bình thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại. Nhiệm vụ của vỏ bình
ắc quy là bảo vệ các tế bào ắc quy khỏi các yếu tố bên ngoài như va đập, ẩm
ướt và bụi bẩn. Nó cũng giữ cho chất lỏng điện giải bên trong ắc quy không
bị rò rỉ ra bên ngoài và đảm bảo sự an toàn khi sử dụng ắc quy.
3. Nguyên lý làm việc của ắc quy
Ắc quy hoạt động bằng cách chuyển đổi năng lượng hóa học được lưu
trữ thành năng lượng điện thông qua một quá trình gọi là phản ứng điện hóa.
Phản ứng này xảy ra giữa hai điện cực (cực dương và cực âm) được ngăn
cách bởi chất điện phân. Cực dương giải phóng các electron và cực âm nhận
chúng, tạo ra một dòng điện. Các electron chảy từ cực dương sang cực âm
thông qua một mạch bên ngoài, cung cấp năng lượng cho bất kỳ thiết bị nào
được kết nối với pin. Pin tiếp tục tạo ra năng lượng điện cho đến khi năng
lượng hóa học được lưu trữ cạn kiệt, lúc đó nó cần được sạc lại hoặc thay thế.
Sạc ắc quy là quá trình làm việc ngược phản ứng hóa học và khôi
phục năng lượng hóa học được lưu trữ. Điều này thường được thực hiện bằng
cách đặt một dòng điện vào pin, buộc các electron chạy theo hướng ngược lại
và bổ sung năng lượng hóa học được lưu trữ trong các điện cực.
4. Phân loại ắc quy

8
Ắc quy có thể được phân loại dựa trên loại chất điện phân mà chúng sử
dụng.
Một số loại pin phổ biến nhất dựa trên chất điện phân là: ắc quy axit, ắc
quy kiềm, ắc quy pin lithium.
4.1. Ắc quy axit
Ắc quy axit được chia làm 2 loại là ắc quy axit hở khí và ắc quy axit kín khí.
Ắc quy axit hở khí là ắc quy có khí bên trong bình ắc quy có thể thoát ra bên
ngoài được. Ắc quy axit kín khí là ắc quy có khí bên trong bình ắc quy không thể
thoát ra bên ngoài.
a. Quá trình hóa học
Trong quá trình phóng điện, điện cực chì phản ứng với chất điện phân
axit sunfuric, tạo thành chì sunfat và giải phóng các electron. Điện cực chì
điôxít nhận các điện tử này, hoàn thành mạch điện và tạo ra dòng điện. Axit
sunfuric trong chất điện phân có tác dụng ion hóa chì sunfat, giúp các
electron di chuyển giữa các điện cực dễ dàng hơn.
Phản ứng tổng thể có thể được mô tả bằng phương trình sau:
Pb + H2SO4 -> PbSO4 + H2
Trong đó Pb là ch H2SO4 là axit sunfuric, PbSO4 là chì sunfat và H2 là hydro.
Trong quá trình sạc điện, một dòng điện được đặt vào các điện cực,
đảo ngược phản ứng hóa học và khôi phục năng lượng hóa học được lưu trữ
trong các điện cực. Chì sunfat (PbSO4) trên điện cực chì bị khử trở lại thành
chì (Pb) và chì điôxít (PbO2) và axit sunfuric (H2SO4)
Phản ứng tổng thể có thể được mô tả bằng phương trình sau:
2PbSO4 + 2H20 -> Pb +PbO2 + 2H2SO4
b. Ưu nhược điểm của ắc quy axit
Ưu điểm của ắc quy axit là độ bền cao, sử dụng rộng rãi và có nhiều khích

9
thước khác nhau, chi phí thấp,…
Nhược điểm của ắc quy axit là hiện tượng tự phóng lớn, khó tái chế, khả
năng quá tải thấp, hiệu suất giảm ở nhiệt độ khắc nghiệt, không thân thiện với môi
trường,…
4.2. Ắc quy kiềm
Ắc quy là ắc quy có dung dịch điện phân được dùng trong ắc quy là KOH
hay NaOH. Tùy theo cấu tạo bản cực chia ắc quy làm các loại sau là loại ắc
quy Sắt (Fe) – Niken (Ni), ắc quy Cadimi (Cd) – Niken (Ni), ắc quy Bạc (Ag)
– Kẽm (Zn)
a. Quá trình hóa học
Nếu bản cực trong acquy kiềm là sắt và niken thì phản ứng hóa học
xẩy ra trong acquy như sau: Chất điện phân là dung dịch kali hydroxit (KOH)
thì khi sử dụng pin, phản ứng sau xảy ra:
Cực âm:
Fe(OH)2 + KOH = Fe + KOH +2OH -
Cực dương:
Ni(OH)2 + KOH + OH - =Ni(OH)3 + KOH
Những phản ứng này tạo ra một dòng điện tử từ cực dương sang cực
âm, có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho mạch ngoài. Dòng điện
tử được duy trì miễn là cực dương tiếp xúc với chất điện phân và cực âm tiếp
xúc với oxy trong không khí.
b. Ưu nhược điểm
Ưu điểm của ắc quy kiềm là mật độ năng lượng cao, khả năng tự phóng
thấp, tốc dộ phóng điện cao,…
Nhược điểm ắc quy kiềm chi phí cao, cồng kềnh, khó bảo quản trong không
gian nhỏ,…

10
5. Các thông số cơ bản của
5.1. Sức điện động của ắc quy
Sức điện động của ắc quy phụ thuộc vào nồng độ dung dịch nồng độ dung
dịch điện phân. Người ta thường sử dụng công thức kinh nghiệm:
E0 = 0,85 + 𝜌 (1.1)
ở đây E0 là sức điện động tĩnh của ắc quy, 𝜌 là nồng độ dung dịch điện phân
ở 15℃ ( g/cm3 )
Trong quá trình nạp điện thì sức điện động En của ắc quy được tính theo
công thức:
En = Un – In.Raq (1.2)
ở đây En là sức điện động nạp của ắc quy, đơn vị đo là Volt (ký hiệu V). Un
là điện áp đo trên các cực của ắc quy, đơn vị là Volt ( ký hiệu là V), In là cường độ
dòng điện nạp, đơn vị là ampe (ký hiệu là A), Raq là điện trở của ắc quy khi nạp,
đơn vị là Ohm (ký hiệu là 𝛺)
5.2. Dung lượng nạp của ắc quy
Công thức tính dung lượng của ắc quy là:
Cn = In.tn (1.3)
ở đây Cn là điện lượng , đơn vị là Ah. In là cường độ dòng điện nạp, đơn vị là
Ampe (ký hiệu A), tn là thời gian nạp dòng điện, đơn vị là giờ (ký hiệu là h).
5.3. Đặc tính nạp của ắc quy

11
Hình 2. Đồ thị đặc tính nạp của ắc quy
(Nguồn: Internet)
Từ đồ thị đặc tính nạp ta có các nhận xét sau:
Điện áp và dòng điện ban đầu của ắc quy đang ở mức thấp. Khi sạc pin điện
áp bắt đầu tăng dần. Tới thời điểm ts trên bề mặt các bản cực âm xuất hiện các bọt
khí (còn gọi là hiện tượng "sôi"), khi đó điện thế giữa các bản cực của acquy là 2,4
V. Nếu vẫn tiếp tục nạp giá trị này sẽ tăng tới 2,7 V và giữ nguyên. Thời gian này
gọi là thời gian nạp no, trong suốt thời gian đó hiệu điện thế trên các bản cực của
ắc quy và nồng độ dung dịch điện phân nồng độ dung dịch điện phân không thay
đổi .
Như vậy dung lượng thu được khi acquy phóng điện luôn nhỏ hơn dung
lượng để nạp no acquy. Sau khi ngắt mạch nạp, điện áp, sức điện động của acquy,
nồng độ dung dịch điện phân giảm xuống và ổn định. Thời gian này cũng gọi là
khoảng nghỉ của acquy gọi là khoảng nghỉ của acquy sau khi nạp.
6. Một số phương pháp nạp ắc quy
6.1. Phương pháp nạp với dòng điện
a. Nạp với dòng điện không đổi
12
Hình 3. Phương pháp nạp dòng điện
(Nguồn: Internet)
Khi nạp với dòng điện không đổi chúng ta cần thiết lập dòng điện không đổi
sao cho phù hợp với ắc quy. Nạp quá nhanh hoặc quá chậm có thể gây hại
cho ắc quy và làm giảm tuổi thọ của ắc quy. Phương pháp này có thể phù hợp
với mọi ắc quy
Điều kiện để nạp bằng phương pháp dòng điện không đổi là các ắc quy cần
phải mắc nối tiếp với nhau và thỏa mãn:
Un > 2,7.Naq (1.4)
ở đây Naq là số ngăn ắc quy lắp trong mạch nạp. Un là điện áp nạp
Để duy trì dòng nạp không đổi , do trong quá trình nạp suất
điện động của ắc quy thay đổi:
𝑈𝑛 −2𝑁𝑎𝑞
R= (𝛺) (1.5)
𝐼𝑛

ở đây In là dòng điện nạp, đơn vị là Ampe (ký hiệu A). R là điện trở của ắc
quy, đơn vị là Ohm (ký hiệu 𝛺)
Ưu điểm của phương pháp nạp bằng dòng điện không đổi là vì dòng

13
điện đi nạp không đổi nên tốc độ nạp có thể thay đổi bằng cách thay đổi dòng
điện, có thể tính toán được thời gian cần thiết để nạp đầy tụ, có thể kiểm soát
được dòng điện tránh quá tải giúp tăng tuổi thọ của ắc quy,…
Nhược điểm của phương pháp này là ắc quy không được nạp no
b. Nạp với dòng điện nhiều nấc
Phương pháp này chia quá trình nạp thành các giai đoạn khác nhau, mỗi giai
đoạn có thời gian và quá trình nạp khác nhau. Phương pháp này giúp cải thiện thời
gian nạp ắc quy so với nạp bằng dòng điện không đổi.
6.2. Phương pháp nạp bằng điện áp

Hình 4. Phương pháp nạp điện áp


(Nguồn: Internet)
Khi nạp với điện áp không đổi chúng ta cần thiết lập điện áp không đổi trong
suốt quá trình nạp.
Điều kiện của quá trình này là các ắc quy đơn cần được mắc song song với
nhau, hiệu điện thế mỗi ngăn không đổi từ 2,3-2,5V. Khi bắt đầu nạp, dòng
điện nạp sẽ giảm dần theo thời gian và dần về 0.

14
Dòng điện nạp thỏa mãn:
𝑈𝑛 −𝐸𝑛
In = (A) (1.6)
𝑅𝑎𝑞

ở đây
Ưu điểm của phương pháp này là ắc quy được nạp no, dòng điện giảm dần
theo thời gian nên thường được sử dụng để nạp bổ sung cho ắc quy.
Nhược điểm của phương pháp này là thời gian nạp lâu.
6.3. Phương pháp nạp dòng áp

Hình 5. Phương pháp nạp dòng áp


(Nguồn: Internet)
Phương pháp này điều khiển quá trình sạc bằng các sử dụng dòng điện
không đổi và điện áp không đổi.
Trong giai đoạn đầu của quá trình nạp, một dòng điện không đổi được cấp
vào ắc quy cho đến khi điện điện áp của ắc quy đạt giá trị định trước, khi này
ắc quy sẽ được sạc từ 70-80% dung lượng của ắc quy. Khi đó, quá trình nạp
sẽ chuyển sang sạc bằng điện áp không đổi và dòng điện sẽ giảm dần đến khi
ắc quy đạt mức tối đa.

15
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi vì hiệu suất của nó và an toàn hơn
các phương pháp khác. Nó cho phép ắc quy nạp no, nhanh mà không bị quá
mức hoặc quá nóng giúp tăng hiệu suất và tuổi thọ của pin.

16
Chương 2. Tính toán mạch công suất

1. Chỉnh lưu cầu 1 pha không điều khiển

Hình 6. Mạch chỉnh lưu cầu 3 pha không khiển


(Nguồn: Slide bài giảng Điện tử công suất – PGS. Trần Trọng Minh)
Trong nửa chu kì đầu từ 0 – π, Vin > 0, điốt D1, D2 dẫn, điốt D3, D4 bị
phân cực ngược dòng điện cực dương đi qua điốt D1 qua tải và qua điốt
D2 rồi trở về cực âm.
Trong nửa chu kì đầu từ π – 2π, Vin < 0, điốt D3, D4 dẫn, điốt D1,D2
bị phân cực ngược dòng điện cực dương đi qua điốt D3 qua tải và qua điốt
D4 rồi trở về cực âm.

17
Hình 7. a) Tải R b) Tải RL
(Nguồn: Slide bài giảng Điện tử công suất – PGS. Trần Trọng Minh)
Điện áp chỉnh lưu:
2√2
Ud = U2 ≈ 0,9U2 (1.8)
𝜋

Dòng điện I2:


𝜋
I2 = Id (1.9)
2√2

Dòng I1:
1 1 𝜋
I1= I2 = Id (1.10)
𝑘𝑏𝑎 𝑘𝑏𝑎 2√2

Công suất MBA:


𝜋 𝜋 𝜋2
Sba = S1 = S2 = U2.I2 = ud . Id = Pd ≈ 1,23Pd (1.11)
2√2 2√2 4

Điện áp trên van:

Ung = √2.U2 (1.12)

18
2. Tính toán điốt
Mong muốn: Ud = 30V
Điện áp hiệu dụng sau chỉnh lưu:
𝑈𝑑 .2√2 40.2√2
U2 = = ≈ 33,3(V)
𝜋 𝜋

Điện áp ngược đặt lên van:

Ung = √2.U2 = √2.28 ≈ 33,3(V)


Để van hoạt động tốt chúng ta cần chọn van có độ dự trữ về điện áp: ku = 1,6
Van chịu được điện áp ngược là
Ung = 33.1,6= 53,28(V)
3. Tính chọn máy biến áp
Chọn dòng điện sau chỉnh lưu là 1,5A
Giá trị hiệu dụng điện áp thứ cấp máy biến áp:
U2 = 33,3 (V)
I2 = 1,5.1,11 = 1.65 (A)
Công suất biểu kiến máy biến áp:
S2 = U2.I2 = 55 (VA)
Chọn mạch từ 3 trụ thì tiết diện được tính theo công thức:
𝑆2
Q = k√
𝐶.𝑓

ở đây S2 là công suất biểu kiến máy biến, k = 5 ÷ 6. C là số trụ mạch từ.
f là tần số nguồn, đơn vị là Hertz (ký hiệu Hz)
55
Ta có Q = 5. √ ≈3,75 (cm2)
5.50

Đường kính của trụ là:


4𝑄
d=√ ≈ 2,19 (cm)
𝜋

19
Từ cảm: Trong các trụ chọ1n Bm= 1,1 T
Số vòng dây của MBA:
𝑈1 220
Sơ cấp: n1 = = = 2643 (vòng)
4,44.𝑓.𝑄.𝐵𝑚 4,44.50.1,1.3,75.10−4
𝑈2 33,3
Thứ cấp: n2 = = =364 (vòng)
4,44.𝑓.𝑄.𝐵𝑚 4,44.50.1,1.3,75.10−4 .

Chọn mật độ dòng điện: J1 = J2 = 2,75 A/mm2


Dòng điện sơ cấp máy biến áp:
𝑈2 .𝐼2 33,3.1,5
I1 = = = 0,23 (A)
𝑈1 220

Đường kính dây phía sơ cấp:


4.𝑆1 4.𝐼1 4.0,23
d1 = √ =√ =√ = 0,33 (mm)
𝜋 𝜋.𝐽1 𝜋.2,75

Đường kính dây phía thứ cấp:


4.𝑆2 4.𝐼2 4.1,5
d2 = √ =√ =√ = 0,83 (mm)
𝜋 𝜋.𝐽2 𝜋.2,75

20
Chương 3. Mô phỏng

1. Integrated circuit (IC) LM317

Hình 8. IC LM317
(Nguồn: Internet)
ở đây Adjust là chân điều khiển, Output là điện áp đầu ra, Input là điện áp đầu
vào
Thông số của IC LM317: Điện áp đầu vào 3 - 40V. Nhiệt độ vận hành từ 0
125V. Công suất tiêu thụ lớn nhất 20W. Điện áp đầu ra 1,5 – 37V
IC LM317 có các chức năng là hạn chế dòng điện, bảo vệ quá nhiệt, bảo vệ
vùng vận hành an toàn. Có thể điều chỉnh điện áp đầu ra bằng cách mắc
các điện trở ở mạch ngoài

21
Hình 9. Mạch ổn áp dùng IC LM317
(Nguồn: Internet)
Để tính điện áp đầu ra, có thể sử dụng công thức sau:
𝑅2
Vo = Vref.(1 + ) + Iadj. 𝑅2 (1.13)
𝑅1

Trong đó Vo là điện áp đầu ra, đơn vị là Volt (ký hiệu V). Vref là điện áp tham
chiếu của LM317, thường bằng 1,25 V. R1 là điện trở nối giữa chân Adjust và
Output. R2 là điện trở nối giữa chân Adjust và chân đất. Iadj là dòng pin điều chỉnh,
thường là 50 µA
2. Các khối trong mạch
2.1. Biến áp

Hình 10. Biến áp nguồn và chỉnh lưu

22
Máy biến áp để giảm điện xoay chiều xuống điện áp mong muốn. Mạch
chỉnh lưu cầu một pha không điều khiển giúp biến dòng xoay chuyền đi ra khỏi
máy biến áp thành dòng một chiều cung cấp cho mạch. Tụ hóa C1 giúp loại bỏ gợn
song của điện áp sau chỉnh lưu.
2.2. Khối phân áp lấy điện áp đầu ra

Hình 11. Khối phân áp


Điện trở R1 và R2 có nhiệm vụ để đặt giá trị điện áp đầu ra.
Vì điện áp nạp cho ắc quy là 12V, sử dụng IC LM317 có Vref = 1,25 và Iadj
quá nhỏ có thể bỏ qua nên ta có:
𝑅2
Vref.(1 + ) =12
𝑅1
𝑅2
Từ đó ta có: = 8,6
𝑅1

Tụ điện C3 được khuyến nghị để cải thiện khả năng loại bỏ gợn sóng. Nó
ngăn chặn sự khuếch đại của gợn khi điện áp đầu ra được điều chỉnh cao hơn. Tụ
C0 cải thiện phản ứng nhất thời, nhưng không cần thiết cho sự ổn định. Sử dụng

23
diode bảo vệ D6 để cung cấp một đường phóng điện có trở kháng thấp tới ngăn
không cho tụ C3 phóng điện vào đầu ra IC. Sử dụng diode bảo vệ D7 để cung cấp
một đường phóng điện có trở kháng thấp tới ngăn không cho tụ C2 phóng điện vào
đầu ra của IC. Sử dụng diode D5 để cho điện từ ắc quy không phóng về mạch.

Mạch mô phỏng trên Proteus

Hình 12. Mạch mô phỏng trên Proteus

24
Kết luận

Thông qua đồ án “Thiết kế mạch nạp ắc quy” đã giúp em có thể áp dụng


những kiến thức đã học vào thực tế đồng thời nâng cao khả năng tự tìm hiểu, có
kiến thức về ắc quy, mạch chỉnh lưu, máy biến áp, biết cách thiết kế mach điện tử
công suất.
Trong quá trình làm em vẫn còn mắc phải nhiều thiếu sót. Em rất mong
được sự thông cảm và góp ý của thầy cô.
Nhờ sự giúp đỡ của thầy TS. Nguyễn Công Phương, em đã hoàn thành đề
tài này.

25
Tài liệu tham khảo

1. Máy điện – Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
2. Điện tử công suất – Nguyễn Bính
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
3. Kỹ thuật điện tử - Đỗ Văn Thụ
Nhà xuất bản giáo dục
4. Hướng dẫn thiết kế mạch điện tử công suất – Phạm quốc Hải
Nhà xuất bản giáo dục
5. Datasheet IC LM317
6. Slide bài giảng Điện tử công suất – PGS. Trần Trọng Minh

26

You might also like